Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

VÀI BỨC ẢNH ĐỂ ĐỜI: 
NGÔ ĐÌNH DIỆM & BẢO ĐẠI 
 Lý Nguyên Diệu

Ngày 18/6/1954, dưới sức ép của cả Mỹ lẫn Pháp, Vua Bảo Đại ký Sắc lệnh 38QT ủy nhiệm toàn quyền Dân sự và Quân sự cho ông Diệm.

Một tuần sau đó, ông Diệm từ Pháp bay về Sài Gòn và ngày 7/7/1954, chính thức lên làm Thủ tướng.




 Hình trên: Vua Bảo Đại hồi loan và ở lại Việt Nam cho đến năm 1953.
Hình dưới: Tháng 6-1954, ông Diệm về nước trên máy bay Air France của Tây sau “bao năm  từng lê gót nơi quê người

Bốn tháng sau đó, theo khuyến cáo của Mỹ, ngày 10/11/1954, ông Diệm viết lá thư dưới đây bày tỏ lòng trung thành và tình vua tôi để yêu cầu “Hoàng Thượng” Bảo Đại trì hoản ngày về nước, nhưng thật ra là để Mỹ có thì giờ giúp ông Diệm tiến hành âm mưu lật đổ ông Bảo Đại, chính thức mở đầu quá trình thay con cờ Pháp bằng con cờ Mỹ tại Việt Nam.  [Có thể đọc thêm Giải phẩu một cuộc cướp ngai vàng của Chánh Đạo]

Cho nên gần một năm sau lá thư đầy tình nghĩa vua-tôi trung quân ái quốc đó, ngày 23/10/1955, trong một cuộc Trưng cầu Dân ý, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đánh bại Quốc trưởng Bảo Đại với tỷ số  98.2% (5,721,735 phiếu trên tổng số 5,828,857) nhưng cuộc trưng cầu dân ý xét ra có những sắp xếp gian lận.

Như vậy, rõ ràngnhà nho” Ngô Đình Diệm, từ rất sớm, đã lộ nguyên hình là kẻ phản thần với một cuộc Trưng cầu Dân ý gian trá bằng cách lạm dụng phương tiện của chính quyền và gian lận bầu cữ để thắng một đối thủ không được phép có mặt tại Việt Nam.

 Sau đây là Bản dịch nguyên văn lá thư ông Ngô Đình Diệm gởi Quốc trưởng Bảo Đại [Nguyên bản bằng Pháp ngữ]:

Kính gởi Hoàng thượng Bảo Đại
Quốc trưởng Việt Nam

Kính thưa Ngài,

Tôi thật vô cùng cảm kích trước những lời tin cậy và khích lệ đầy thương mến mà Ngài đã chỉ thị cho bào đệ Ngô đình Luyện truyền lại cho tôi.

Ngài đã biết rõ sự bất vụ lợi và lòng trung thành của dòng họ chúng tôi, trong quá khứ, đã phục vụ Tổ quốc và Hoàng triều như thế nào. Xin Ngài hãy tin tưởng rằng đến lượt tôi, tôi sẽ cố gắng tiếp tục phục vụ với tất cả sức lực và tâm hồn để xứng đáng với lòng tin cậy thân yêu mà Ngài đã dành cho.
Trong lúc có những giải thích đầy xuyên tạc của dư luận về sự mở rộng thành phần Nội các đã gây cho tôi quá nhiều phiền muộn, tôi muốn nói lên đây lòng tri ân của tôi về sự tín nhiệm của Ngài vẫn dành cho tôi.

Thật ra hoài bảo thân thiết nhất của tôi là nhận được sự chấp thuận của Quốc trưởng trong các đại sự của Quốc gia, về Binh bị, Ngoại giao, Xã hội, Tài chánh hay Hành chánh.
Chỉ có sự chỉ đạo khôn khéo và chỗ dựa vững chắc ở Quốc trưởng, tôi mới có thể thực thi được những quyền lực đầy đủ để giải quyết tất cả vấn đề có tầm vóc liên quan đến sự sống còn và tương lai của đất nước.

Những cải cách về Hiến pháp và Dân chủ phải được nhanh chóng thực thi theo đúng những lời tuyên bố của Ngài khi Ngài trở về sau chuyến lưu vong.
Nhưng quyền lực của Hoàng triều phải thật sự cứng rắn để bảo đảm trật tự và công bằng xã hội, kỷ luật quân đội, tôn trọng quyền lợi và tự do của dân.

Trình Ngài, chính trong tinh thần nầy mà tôi đã nhờ bào đệ Luyện thỉnh cầu Ngài hồi loan càng sớm càng tốt, miễn là không trở ngại đến việc chữa bệnh của Ngài ở Pháp.
Tiếc thay khi được tin nầy thì những xáo trộn những âm mưu chính trị không tránh được khi đất nước bị chia cắt, đã tăng lên gấp bội, vì những tham vọng và quyền lợi riêng tư đó đã lo sợ sự hiện diện của Hoàng thượng và sự củng cố chánh quyền của Ngài.

Là người chủ xướng sự hồi loan nhanh chóng của Ngài, thế mà tôi phải đau lòng thỉnh cầu ngài dời hoãn ngày về nước để cho tôi có đủ thời gian cần thiết để san bằng những trở ngại khó khăn và đánh tan một vài thái độ mâu thuẫn.
Sự mong đợi chuyến về của Hoàng thượng càng lớn khi tôi cần dựa vào sự minh triết của Hoàng thượng để giúp tôi, ngoài những việc khác, tái tổ chức và phát triển Hoàng Triều Cương Thổ mà Hoàng thượng đã tức thời quyết định cho sát nhập về với Việt Nam. Việc nầy đã được sự tán thành của toàn dân.
Tôi nghỉ rằng, thật ra các miền Cao nguyên đó, từ lâu đã được sự chăm lo ưu ái của Hoàng thượng, rồi đây sẽ được hưởng những lợi ích to lớn về một tổ chức xã hội, kinh tế và quân sự mà các ngành Hành chánh cao cấp sẽ được chính phủ bổ nhiệm sau khi được sự chấp thuận của Ngài.

Để kết thúc, tôi xin đươc phép nhắc lại sự cảm tạ của tôi về sự tiếp tục tín nhiệm mà Ngài đã dành cho.

Tình trạng đất nước, bị xâu xé và tàn phá bởi cuộc chiến lâu ngày nầy đã gây quá nhiều lo âu cho tôi, vì vậy những bằng chứng về lòng tin tưởng thương yêu của Hoàng thượng sẽ là một niềm khích lệ vô giá đối với tôi.
Xin được phép nhắc Ngài rằng khi nhận chức Thủ tướng chính phủ, tôi đã có xin Ngài hứa cho là trong trường hợp chính sách của tôi, nếu xét có bằng chứng có thể phương hại cho Tổ quốc, thì Hoàng thượng sẽ không để những tình cảm tốt đẹp dành cho tôi chi phối, mà sẽ cương quyết chối từ chính sách đó để cứu quốc dân.

Xin phép Ngài cho tôi được tin vào lời hứa đó, vì tôi phải có một chính sách cứng rắn và dũng cảm để đối phó với các sự xáo trộn chính trị và các liên hệ chằng chịt quá phức tạp của những quyền lợi lớn của cá nhân hay ngoại quốc gây ra.

Tôi sẽ làm chuyện nầy với lương tâm thanh thản vì tôi biết trước, nếu trường hợp gặp thất bại, Ngài sẽ sẵn sàng điều chỉnh tay lái khi cần.

Tôi trao thư nầy cho bào đệ Luyện để đệ trình lên Ngài với lòng trung thành tôn kính và thâm sâu của tôi.

Sài gòn, ngày 10 tháng 11 năm 1954
Ngô Đình Diệm”

Thượng thư Ngô Đình Diệm, bầy tôi trung thành của Hoàng Đế Bảo Đại
Nhờ xử dụng toàn bộ bộ máy công quyền để tiến hành chiến dịch bôi nhọ cá nhân vua Bảo Đại, ông Ngô Đình Diệm đã thắng … 98.2% số phiếu vào ngày 23-10-1955. (Thua suýt soát 99.3% của Saddam Hussein !)
Chưa lên làm Tổng thống mà đã gian lận phi dân chủ như thế, cho nên sau nầy khi có toàn quyền sanh sát trong tay, ông Diệm mới siết chặt nên độc tài Công giáo trị và Gia đình trị của mình. Thật thê thảm cho nền … Đệ nhất Cọng hòa !

Ông Diệm chểm chệ ngồi trên thuyền, để cho sĩ quan Quân lực VNCH bì bỏm lội nước đẩy thuyền.
Thế mà sau nầy, tại hải ngoại, đám tàn dư Cần Lao ác ôn nhà Ngô tạc tượng ông tay cầm gậy batoong, tay giơ cao mũ phớt không khác gì anh hề Charlot !
(“Tượng đài” ông Diệm trong vườn nhà netter có tên là “Ts Hồng Lĩnh Hồ Nam Trân” tại Thụy Sĩ)

1 nhận xét:

  1. 1954 ö. Bảo Đại sao khg về nước, bình định miền nam cho dân nhờ ?

    Trả lờiXóa