Thứ Hai, 15 tháng 10, 2018



MANG TÊN NGÔ ĐÌNH DIỆM
XẢO TRÁ HAY NGU DỐT? – TRẢ LỜI: CẢ HAI!

Lê Xuân Nhuận
(hoangnamgiao lay-out lại bài viết)

LGT – Trong nỗ lực phục hồi hình ảnh tồi tệ của ông Ngô Đình Diệm trong lịch sử nước ta, những người thân cận của gia đình ông Diệm và những “sử gia” Công giáo hoài-Ngô cố gắng đưa ra một số chi tiết “lịch sử” để biện minh cho các sai lầm và tội lỗi của ông Diệm và chế độ Đệ Nhất Cọng hòa. Một trong những biện minh đó là ông Diệm không kỳ thị tôn giáo; ngược lại là khác, theo “nghiên cứu” và “phát hiện” của họ, ông còn thân thiện và giúp đở các quốc gia Phật giáo (như Tây Tạng) hoặc Hồi giáo (như Bangladesh).

Một ví dụ điển hình được tìm thấy trên Internet trong cuối tháng Tám năm 2018 vừa qua. Đó là hai ông “luuvu44” và “albertvu” đã phổ biến một email với chủ đề “Có thể bạn chưa biết ở Bangladesh”, trong đó họ khẳng định rằng Ở Bangladesh có một con đường mang tên Ngô Đình Diệm”. Rồi họ lý giải rằng sở dĩ có tên đường đó là vì “ … năm 1960 , Bangladesh bị nạn đói hoành hành , thậm chí xảy ra cả việc ăn thịt người , VNCH đã viện trợ cho chính phủ nước BẮC Á này 200.000 tấn gạo và 5 triệu usd hỗ trợ và các gói cứu trợ không hoàn lại khác.” Cho nên “Khi NGÔ TỔNG THỐNG mất, nhân dân đã để quốc tang 7 ngày và khóc không ngừng nghỉ”.

Nhưng bài viết dưới đây của tác giả Lê Xuân Nhuận đã bóc trần sự gian dối và ngu xuẫn của họ, chứng minh một cách đầy thuyết phục rằng sự cố đó là bịa đặt, không đúng sự thật ! Và từ đó, tác giả rút ra một kết luận: “Ông Diệm là người gian+dối”
Riêng chúng tôi thì rút ra được một điều: Đọc các tài liệu và/hay “hồi ký” của dư đảng Công giáo hoài- Ngô thì phải cẩn thận. Họ chỉ ngụy tạo thông tin để tô son điểm phấn cho khuôn mặt của một tội đồ dân tộc đã bị Dân tộc quẳng vào Hố rác Lịch sử. Dứt khoát hhông tin họ được ! [hoangnamgiao]

Không “có một con đường mang tên Ngô Đình Diệm” nào cả nhưng lại có một bức tượng toàn thân của ông Diệm, do một ông Công giáo Diệmist cuồng tín hạng nặng là “Tiến sĩ Hồng Lĩnh” xây và đặt sau vườn nhà ông ta ở Thụy Sĩ từ năm 2012. Nhưng tượng xấu quá, chất lượng xi-măng rẽ tiền, khuôn mặt lại không giống, trang phục và điệu bộ (với mũ “Phớt” và “Gậy Ba-toong”) thì gần giống như Hề Charlot (diễn viên điện ảnh thời kỳ phim câm đen-trằng của những năm 1930’s) trông rất quái đản, chỉ làm trò cười cho thiên hạ, nên bị chính nhiều tàn dư Ngô triều phản đối và tẩy chay! 




TỔNG-THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
ĐÃ VIỆN-TRỢ CHO BANGLADESH
200,000 TẤN GẠO & US$5,000,000.00

Lê Xuân Nhuận

Gần cuối Tháng 9 năm nay (2018), có người đã tung lên Mạng một bài “nhắc chuyện” lịch-sử, tự nó mở màn cho cuộc tranh-luận đã thành thông-lệ từ đầu Tháng 10 dương-lịch, thời-điểm đưa đến biến-cố lật đổ chế-độ Ngô Đình Diệm vào ngày 1/11/1963. Nguyên-văn như sau:

From: luu vu luuvu44@yahoo.com [BTGVQHVN-2] <BTGVQHVN-2@yahoogroups.com>
To: Thai Pham <thai999@gmail.com>; Albert Vu LAST_NAME <albertvu@comcast.net>
Cc:  …… (hide)
Sent: Friday, August 24, 2018, 12:52:06 PM CDT
Subject: [BTGVQHVN-2] Re: Fwd: Có thể bạn chưa biết ở Bangladesh. [2 Attachments]
On Thursday, August 23, 2018, 9:43:00 PM PDT, Albert Vu LAST_NAME <albertvu@comcast.net> wrote:
Date: August 23, 2018 at 5:24 AM

Subject: [Quán Cà Phê HỒNG] Fwd: Có thể bạn chưa biết ở Bangladesh.
Có thể bạn chưa biết : ở Bangladesh  có một con đường tên Ngô Đình Diệm , có bước tượng tổng thống đang vẫy chào nhân dân Bangladesh , hai bên là hoa sen , quốc hoa của VN , để tưởng nhớ tổng thống.

Nguyên nhân là năm 1960 , Bangladesh bị nạn đói hoành hành , thậm chí xảy ra cả việc ăn thịt người , VNCH đã viện trợ cho chính phủ nước BẮC Á này 200.000 tấn gạo và 5 triệu usd hỗ trợ và các gói cứu trợ không hoàn lại khác . Khi NGÔ TỔNG THỐNG mất, nhân dân đã để quốc tang 7 ngày và khóc không ngừng nghỉ .


Tôi không thể nào bỏ qua một chuyện quan-trọng như thế, nên đã tìm hiểu Sự Thật thế nào.

Và đây là những chi-tiết liên-quan:
IHoa Sen là quốc-hoa của Đệ-Nhất Việt-Nam Cộng-Hòa?
Từ đầu thập-niên 2010 đến nay, trong nước rộ lên nhu-cầu chọn một loại hoa để làm quốc-hoa cho Việt-Nam. Chỉ cần nhìn vào một số websites thì thấy:
● Hoa sen sẽ là quốc hoa của Việt Nam?
QĐCT - Thứ Hai, 24/07/2010, 21:45 (GMT+7)

● HOA SEN – BIỂU TƯỜNG VĂN HÓA VIỆT NAM

Hình tượng hoa sen trong văn hóa của người Việt Nam
10/02/2013 09:23 GMT+7

Hoa Sen - Biểu tượng Văn hóa Việt

Ý nghĩa hoa sen - quốc hoa của Việt Nam 
Oct 3, 2017

Hoa Sen - Ý nghĩa và Biểu tượng quốc hoa Việt Nam

Hoa sen trắng, hồng, xanh đẹp và ý nghịa 

Ý nghĩa của hoa sen loài hoa của sư tinh khôi giản dị thuần khiết
02/01/2018

Ý nghĩa hình tượng hoa Sen trong văn hóa Việt Nam 
Apr 24, 2018


● Ý nghĩa hoa sen và bí mật của quốc hoa Việt Nam 
lúc 15:38 05/06/2018

Như thế nghĩa là mãi đến thập-niên 20 của thế-kỉ 21 quốc gia Việt-Nam vẫn chưa có một quốc-hoa (mặc dù đã có quốc-hiệu, quốc-kì, quốc-ca, quốc-huy…).
Thế mà quý vị AlbertVu (và LuuVu) lại khẳng-định rằng Bangladesh đã sử-dụng hoa sen – “quốc-hoa củaViệt-Nam” – để trang-trí hai bên bức tượng của Tổng-Thống Ngô Đình Diệm đang vẫy tay chào nhân-dân Bangladesh, được xây-dựng từ thập-niên 60 của thế-kỉ 20 (cả nửa thế-kỉ trước kia).

IINăm 1960, Tổng-Thống Ngô Đình Điệm đã tặng gạo cho nước nào? Bao nhiêu tấn?
Tài-liệu trích-dẫn (email cuả Luuvu44) ghi rõ:Nguyên nhân là năm 1960 , Bangladesh bị nạn đói hoành hành , thậm chí xảy ra cả việc ăn thịt người , VNCH đã viện trợ cho chính phủ nước BẮC Á này 200.000 tấn gạo 5 triệu usd hỗ trợ và các gói cứu trợ không hoàn lại khác”.
II.a/ Việc Tổng-Thống Ngô Đình Diệm viện-trợ gạo cho di-dân Tây-Tạng đã được cộng-đồng Mạng thảo-luận vào năm 2013 (tham-chiếu:http://lexuannhuan.tripod.com/GaoTayTang.html ) Tóm-tắt là theo một tài-liệu tư-nhân ở Ấn-Độ thì Thủ-Tướng kiêm Bộ-Trưởng Ngoại-Giao Ấn-Độ, Ông Shri Jawaharlal Nehru, đã trả lời một câu phỏng-vấn tại Thượng-Nghị-Viện Ấn-Độ vào ngày 19/12/1960, rằng: “Chính-Phủ Việt-Nam Cộng-Hòa đã tặng 1,300 tấn gạo (cho việc cứu-trợ và phục-hoạt các người Tây-Tạng tị-nạn).”

II.b/ Nay, theo “tài liệu” của quý vị hoài Ngô nêu trên, cộng với tài-liệu vừa dẫn, thì trong năm 1960 Tổng-Thống Ngô Đình Diệm đã tặng gạo cho hai (2) dân-tộc/quốc-gia như sau:
1)  Tây Tạng (qua Ấn Độ):      1,300 tấn gạo
2)  Bangladesh                  :  200,000 tấn gạo
                   Tổng-cộng: 201,300 tấn gạo

III – [Thế nhưng] Năm 1960, Việt-Nam Cộng-Hòa xuất-cảng bao nhiêu tấn gạo?
Theo tài-liệu chính-thức của Đệ-Nhất Việt-Nam Cộng-Hòa, là cuốn “Thành-Tích Sáu Năm Hoạt-Động của Chánh-Phủ” (trang 525, đoạn dưới), thì: Trong năm 1960Việt-Nam Cộng-Hòa đã xuất-cảng được: Ngũ-Cốc (6 tháng đầu năm): 196,584 tấn (1,000 K)

    
Cứ theo đầu-óc kinh-tế thông-thường của các nhà cầm quyền thì ngũ-cốc (trong đó có lúa, gạo) thu-hoạch được, sau khi tiêu-thụ trong nước, số còn lại đưa ra xuất-cảng. Đương-nhiên phải có một số dự-trữ (đề-phòng bão, lụt, hạn-hán, mất mùa; nhưng không thấy báo-cáo số gạo tồn-kho ấy).  Song, với số lượng xuất-cảng là 196,584 tấn trong nửa năm đầu, cho đi là cũng chừng đó trong nửa năm sau, tức là 196,584 nhân 2, ta có 393,168 tấn cho cả năm 1960.
Ở trang 626 có nói rõ rằng ngũ-cốc là gạo và phó-sản, tức là số-lượng gạo ít hơn số-lượng ngũ-cốc. Xuất-cảng 393,168 tấn ngũ-cốc (nếu tính riêng gạo thì số-lượng gạo ít hơn, vì ngũ-cốc là gồm cả mè, gạo nếp, gạo tẻ, kê, ngô, các loại đậu,…), mà đem cho không (có ai bắt buộc?) đến 201,300 tấn gạo!

 IV - Tại sao mãi đến hôm nay mới nhắc đến vụ này?
 Tổng-Thống Ngô Đình Diệm viện-trợ gạo (và 5 triệu Mĩ-kim, v.v…) cho Bangladesh vào năm 1960. Tại sao các tài-liệu văn-khố và tư-liệu ngoại-sử như “Những Ngày Chưa Quên” của Đoàn Thêm, Việt Nam Niên Biểu” của Chính Đạo, “Những Biến Cố Lớn trong 30 Năm Chiến Tranh tại Việt Nam…” của Nguyễn Đình Tuyến… đều không đề-cập; và tại sao từ đó đến nay, đã (2018-1960=) 58 năm qua, mà không có ai khác hơn nhắc đến vụ nầy, nhất là vào năm 2014 trên Mạng đã có bàn nhiều về vụ Việt-Nam Cộng-Hòa tặng gạo cho di-dân Tây Tạng cũng vào năm 1960? (Nguồn: http://lexuannhuan.tripod.com/GaoTayTang.html )
Hơn nữa, dân Bangladesh đối với Việt-Nam có gì quan-trọng hơn dân tị-nạn Tây-Tạng, mà đối với Tây-Tạng, Tổng-Thống Ngô Đình Diệm chỉ tặng có 1,300 tấn gạo, trong khi tặng cho Bangladeshđến “200,000 tấn gạo và 5 triệu usd (đô-la Mĩ) cùng các gói cứu trợ không hoàn lại khác”?
Đem gạo tặng người tị-nạn hoặc lâm-nạn trong cảnh túng-thiếu, là một việc tốt; nhưng nếu không ám-muội, bất-chính, thì sao lại phải giấu kín, để đến hôm nay mới có người khui ra?

V - Tổng-Thống Ngô Đình Diệm viện-trợ gạo cho Bangladesh là dân/nước nào?
Trong cuốn “Thành-Tích Sáu Năm Hoạt-Động của Chánh-Phủ” (07-07-1954 – 26-10-1960), ở phần “Mối Bang-Giao của Việt-Nam với các Quốc-Gia trên Thế-Giới Tự-Do”, các trang 433-42, Việt-Nam Cộng-Hòa đã lập bang-giao với:  (I.- Á-Châu) 1.- Nhật-Bản, 2.- Đại-Hàn Dân-Quốc, 3.- Trung-Hoa Dân-Quốc, 4.- Phi-Luật-Tân, 5.- Thái-Lan, 6.- Liên-Bang Mã-Lai, 7.- Ai-Lao, 8.- Cao-Miên; (và ở tiểu-mục “Việt-Nam và các quốc-gia Á-Châu khác” có ghi:) Việt-Nam đều có mối bang-giao thân-hữu:  Ấn-Độ, Nam-Dương, Miến-Điện, Hương-Cảng và Tân-Gia-Ba.
Việt-Nam Cộng-Hòa không có bang-giao với một nước nào mang tên Bangladesh cả.
Để tìm hiểu Bangladesh là dân-tộc/quốc-gia nào, tôi dò trên Mạng thì thấy: https://vi.wikipedia.org/wiki/Bangladesh
Đại-í:  Sắc dân Bangal, vốn sinh-tồn giữa Ấn-Độ và Hồi-Quốc, nguyên gồm hai nhóm Bangal Đông-Hồi và Tây-Hồi, nằm dưới quyền đô-hộ của Anh cho đến năm 1947.  Dân-chúng tập-hợp đòi quyền tự-trị khỏi Hồi-Quốc (Pakistan) trong thập-niên 1960; và sau một cuộc chiến-tranh đẫm máu, nhờ Ấn-Độ giúp, sắc dân Bangal đã tuyên-bố độc-lập, và nước Cộng-Hòa Nhân-Dân Bangladesh ra đời năm 1971, chọn thành-phố Dhaka làm thủ-đô.

Tức là trong năm 1960 Tổng-Thống Ngô Đình Diệm đã “viện-trợ 200,000 tấn gạo và 5 triệu usd và các gói cứu trợ không hoàn lại khác” cho một quốc-gia ma [vì đến 11 năm sau mới ra đời], và cái quốc-gia ma đó cũng đã “đặt tên một con đường là đường Ngô Đình Diệm và dựng tượng Ngô Đình Diệm đang vẫy chào nhân dân Bangladesh, hai bên là hoa sen, quốc hoa của VN, để tưởng nhớ tổng thống”, trong thời-gian [1960] mà trên thực-tế thì các nhóm sắc dân Bangal đang lặn-lội đánh du-kích-chiến trong rừng núi trên lãnh-thổ của các nước khác, chưa có riêng cho mình một quốc-thổ, một quốc-hiệu, một thủ-đô, một đại-lộ, (cho đến năm 1971, 11 năm sau đó mới có)!
Tức là Tổng-Thống Ngô Đình Diệm chơi với ma.

VI - Tác-Giả Mẩu Tin Liên-Hệ Muốn Gì?
Chưa hết, người ta lại còn kể thêm là “Khi Ngô Tổng Thống mất [1963], nhân dân [Bangladesh] đã để quốc tang 7 ngàykhóc không ngưng nghỉ.”
VI.a/ Sau khi Chủ Tịch Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh chết vào ngày 2/9/1969, đã có cảnh-tượng người dân khóc thương:

VI.b/ Sau khi Chủ Tịch Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa Mao Trạch Đông chết vào ngày 9/9/1976, cũng đã có cảnh-tượng người dân khóc thương:

VI.c/ Sau khi Chủ Tịch Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên Kim Nhật Thành chết vào ngày 8/7/1994, lại cũng đã có cảnh-tượng người dân khóc thương:

VI.d/ Và rồi, sau khi Chủ Tịch kế-tiếp của Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên Kim Chánh Nhật chết vào ngày 17/12/2011, lệnh đảng bắt-buộc dân-chúng người nào cũng phải khóc thương khi lãnh-tụ chết đã trở thành thông-lệ tại các nước cộng-sản, người dân đương-nhiên tiếp-tục diễn cảnh khóc thương:

VI.e/ Những người khóc thương khi lãnh-tụ chết mà ta đã thấy trong các đoạn video nêu trên:
(1)        là dân của nước nào thì thương tiếc lãnh tụ của nước đó;
(2)        chỉ trình-diễn cảnh khóc gào trong các buổi lễ, cuộc họp, trước mắt người lạ, và trước ống kính;
(3)        không bị ấn-định là phải than khóc suốt bao nhiêu ngày, và đâu có phải là trong suốt số ngày đó phải “khóc không ngừng nghỉ”.

VI.f/ Khi các nhóm sắc dân Bangal chính-thức ra mắt thế-giới với lãnh-thổ riêng và nền độc-lập vừa đạt được, họ đặt tên cho nước mình là Bangladesh (Đất Nước Bangal), với chính-thể Cộng Hòa Nhân Dân, với chính-sách đối-ngoại không liên-kết, có quan-hệ hữu-nghị và hợp-tác chặt-chẽ với Ấn-Độ,Liên-Xô và các nước xã-hội chủ-nghĩa… nói chung là ở phía cộng-sản.

Thế mà các vị hoài Ngô albertvu@comcast.net cùng với luuvu44@yahoo.com, đã viết “Khi NGÔ TỒNG THỐNG mất, nhân dân [Bangladesh] đã để quốc tang 7 ngày và khóc không ngừng nghỉ.”  

(a)        Quý vị Hoài Ngô muốn đi ngược dòng lịch-sử – bắt dân Bangladesh phải khóc thương Tổng-Thống Ngô Đình Diệm, người đã qua đời từ (1971-1963=) hơn 8 năm về trước, trước khi Bangladesh thành-hình trên mặt địa-cầu?
(b)        Hay quý vị Hoài Ngô muốn đi trước cả lịch-sử – xem như âm-mưu về với Cộng-Sản Bắc Việt đã thành-công – sau mấy năm làm Phó thì leo lên làm Chủ-Tịch mấy hồi – nên khi lãnh-tụ chết thì bắt-buộc mọi người dân, dù không thân thương, cũng phải “khóc không ngừng nghỉ” suốt 7 ngày?  [tham chiếu: http://lexuannhuan.tripod.com/PhoChuTich.html ]
(c)        Hoặc-giả quý vị Hoài Ngô muốn làm cách-mạng lịch-sử – phịa sử (chữ của Tú Gàn), xem như vở tuồng khóc thương lãnh-tụ của các nước cộng-sản anh+em, qua 4 lần, từ Hồ Chí Minh năm 1969 đến Kim Chánh Nhật năm 2011, đều là phó sảnxái nhì – trong lúc chính cái chết của Tổng-Thống Ngô Đình Diệm, vào năm 1963, sáu năm trước cả Hồ Chí Minh, mới thật là … chính-bản, có tính sáng-tạo, ưu-việt, nêu gương cho toàn thế-giới cộng-sản, để mỗi lần lãnh-tụ chết là toàn-dân, không phải chỉ riêng của nước mình, mà là của cả nước mà mình có viện-trợ, phải để quốc tang và khóc không ngừng nghỉ suốt 7 ngày?


Chưa hết !
Kế dưới email động người của quý vị hoài Ngô kể trên, còn có một đoạn nhắc chuyện Ngô Tổng-Thống, sau khi tái-đắc-cử vào năm 1962 (xem) đã đi cám ơn các tu-sĩ Phật-Giáo đã bỏ phiếu cho mình, cùng kể chuyện mình được trao giải lãnh-tụ xuất-sắc của Á Châu và đã tặng lại số tiền của giải ấy cho Đức Đạt Lai Lạt Ma (!)
1/ Về thời-điểm bầu-cử Tổng-Thống đệ-nhất VNCH  lần thứ 2 (không phải vào năm 1962), mời quý vị xem chi-tiết tại đây. ( http://lexuannhuan.tripod.com/NhiemKy.html )

2/ Về Giải Magsaysay và việc gọi-là-tặng-lại Đức Đạt-Lai Lạt-Ma, mời quý vị xem sự thật tại đây. ( http://lexuannhuan.tripod.com/Magsaysay.html ), hay tại http://hoangnamgiao.blogspot.com/2013/03/su-that-vegiai-thuong-magsaysay-tong.html , hay tại

3/ Về lời kể chuyện, khi thì thế này, khi thì thế nọ, của cựu Tùy Viên Lê Châu Lộc, cũng như đặc-tính của nhân-vật nầy, mời quý vị xem chi-tiết tại đây. (http://lexuannhuan.tripod.com/LeChauLoc.html )

4/ [Do hoangnamgiao thêm vào một bài viết khác của cùng tác giả Lê Xuân Nhuận]
CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM” CỦA … NGÔ ĐÌNH NHU? - Ông Tôn Thất Thiện: Từ lừa người đến bị người lừa ! http://hoangnamgiao.blogspot.com/2013/02/chinh-e-viet-nam-c-ua-ngo-inh-nhu-ong.html






Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2018


LỬA THIÊNG SOI TOÀN THẾ GIỚI
TRONG ĐOẢN KHÚC “VIỆT NAM VIỆT NAM”
CỦA PHẠM DUY LÀ LỬA GÌ?

Phạm Duy và Thích Nhất Hạnh
(Sưu tầm của NG)



Hồi Ký Phạm Duy (Tập 2) viết về chế độ Ngô Đình Diệm

“1958: Định chế hoá tất cả các cơ chế xã hội xong rồi, với chính sách độc tài, diệt trừ đối lập.
1959: Dân chúng bắt đầu bất mãn, khởi sự chống lại; một nhóm trí thức họp tại Hôtel Caravelle ra tuyên ngôn đòi cải cách.
1960: Chính phủ đe doạ bằng luật số 10; Nguyễn Chánh Thi, Vương Văn Đông đảo chánh hụt.
1961: Chính phủ khủng bố; đàn áp lần thứ nhất.
1962: Phạm Phú Quốc, Nguyễn Văn Cử ném bom Dinh Độc Lập. Chính phủ đàn áp lần thứ hai.
1963: Vụ Phật Giáo xẩy ra; 70 ngày sau, nhà Ngô sụp đổ.”

“... tôi nhận thấy những việc làm của chính quyền miền Nam hồi đó, tuy nhiều thiện chí nhưng chỉ có tính cách bề ngoài. Thấy ông Diệm hay ông Nhu ngồi bảnh choẹ trên thuyền để đi thăm ấp chiến lược trong vùng không có đường cho xe chạy, với dăm ba người dân quê lội nước đẩy thuyền đi, tôi không tin các vị ấy được lòng dân...”

“... Sau những hành động vụng về khác như bắt dân chúng đứng dậy chào quốc ca và suy tôn Tổng Thống tại rạp hát hay chiếu bóng, dựng tượng Hai Bà Trưng có dáng dấp bà Nhu, gian lận trong cuộc bầu cử Tổng Thống nhiệm kỳ hai, cộng với thêm nhiều lầm lỗi khác...”

“...vụ Phật Giáo đấu tranh với chính quyền nhà Ngô làm tôi vừa mừng vừa lo. Mừng vì thấy một chính quyền độc tài có thể bị đánh đổ. Lo vì biết rằng vụ này có thể làm lợi cho chính quyền miền Bắc. Và cũng như mọi người dân trên thế giới, tôi bị rúng động trước cảnh tự thiêu của Thượng Toạ Thích Quảng Đức. Thấy cái chết đó đẹp quá nhưng vì tài hèn sức mọn nên không đưa được vào tác phẩm lớn như bài thơ LỬA TỪ BI của anh Vũ Hoàng Chương. Tuy nhiên ngọn lửa thiêng này cũng được tôi ghi lại trong đoản khúc VIÊT NAM VIÊT NAM.

Là một nghệ sĩ, tôi còn phản ứng mạnh hơn khi thấy bạn đồng nghiệp bị dính líu vào biến cố chính trị này. Ngày 7 tháng 7, phản đối việc chế độ đưa ông ra xét xử về tội phản nghịch, nhà văn mà tôi rất kính phục là Nhất Linh, tự tử. Anh bạn rất thân Nguyễn Đức Quỳnh, dù đã từng giúp việc cho Công Dân Vụ và Lý Đại Nguyên, người cả gan ra tranh cử Tổng Thống với ông Diệm, cả hai đều bị bắt trong một ngày tháng 8 năm 63...”

Dưới đây là ca từ và phần trình diễn đoản khúc “Việt Nam! Việt Nam”, trong đó, với câu thơ “Lửa thiêng soi toàn thế giới”, Phạm Duy đã vinh danh ngọn lửa tử đạo cao cả và bi hùng của HT Thích Quảng Đức đã soi sáng lương tâm nhân loại trên toàn thế giới.

Việt Nam Việt Nam nghe từ vào đời

Việt Nam hai câu nói trên vành môi
Việt Nam nước tôị
[ Lyrics from: http://www.lyricenter.com ]
Việt Nam Việt Nam tên gọi là người
Việt Nam hai câu nói sau cùng khi lìa đời
Việt Nam đây miền xanh tươi
Việt Nam đem vào sông núi
Tự do công bình bác ái muôn đời

Việt Nam không đòi xương máu
Việt Nam kêu gọi thương nhau
Việt Nam đi xây đắp yên vui dài lâu
Việt Nam trên đường tương lai,
Lửa thiêng soi toàn thế giới
Việt Nam ta nguyện tranh đấu cho đời

Tình yêu đây là khí giới,
Tình thương đem về muôn nơi
Việt Nam đây tiếng nói đi xây tình người
Việt Nam Việt Nam
Việt Nam quê hương đất nước sáng ngời
Việt Nam Việt Nam muôn đời


Có thể nghe hợp ca đoản khúc “Việt Nam! Việt Nam!” tại những links sau đây:

 Thiền Sư Nhất Hạnh

Trích từ bài: Sư Ông Bình Thơ Đêm Giao Thừa 2013
“Cuộc vận động của đạo Bụt đã khôi phục lại quyền làm người trong những năm 1963-1964 và đã gây cảm hứng rất lớn cho nhiều văn nghệ sĩ. Ngọn lửa tự thiêu của Hoà Thượng (HT) Quảng Đức đã đi vào trong Trường Ca Mẹ Việt Nam. Trong bài Chung Khúc của Trường Ca Mẹ Việt Nam. Chúng ta hát như thế này:

Việt Nam, Việt Nam, nghe từ vào đời
Việt Nam hai câu nói
Bên vành nôi : Việt Nam nước tôi.
Việt Nam, Việt Nam, tên gọi là người
Việt Nam, hai câu nói
Sau cùng khi lìa đời
Đây là những câu chứng tỏ là Phạm Duy muốn đi, Phạm Duy muốn đất nước đi trên con đường của tình thương hơn là con đường của gươm giáo và hận thù.

Việt Nam không đòi xương máu
Việt Nam kêu gọi thương nhau
Việt Nam đi xây đắp yên vui dài lâu
Tức là hoà giải với nhau. Bỏ gươm xuống để tới với nhau.

Việt Nam trên đường tương lai
Lửa thiêng soi toàn thế giới
Phạm Duy có nói rất rõ. Lửa thiêng đây là ngọn lửa của HT. Quảng Đức đem từ bi xoá bỏ hận thù. Trên con đường xây dựng tương lai thì Việt Nam đóng góp cho thế giới bằng ngọn lửa thiêng đó. Không có làm khổ người. Lấy thân làm đuốc. Lấy từ bi để làm khí giới.
Lửa thiêng soi toàn thế giới
Ngọn lửa của HT. Quảng Đức không chỉ soi sáng cho đất nước Việt Nam, cho con người Việt Nam mà là cho tất cả thế giới.

Việt Nam ta nguyện tranh đấu cho đời
Tức là không chỉ tranh đấu cho đất nước riêng của mình mà là tranh đấu cho cả nhân loại. Và con đường tranh đấu là con đường bất bạo động, con đường tình thương. Chứ không phải là con đường gươm giáo.

Tình yêu đây là khí giới.
Tình thương đem về muôn nơi
Rất là rõ ràng. Khí giới của mình là tình thương và mình muốn khắp nơi trên thế giới đều được thừa hưởng tình thương đó.

Việt Nam đây tiếng nói đi xây tình người.
Tức là tình người, tình anh chị em là mục đích, là chí hướng của Việt Nam. Việt Nam không phải chỉ để cho Việt Nam mà thôi. Việt Nam phải phụng sự thế giới, phụng sự theo con đường bất bạo động, tâm linh và tình thương.

Có rất nhiều người ở Việt Nam muốn dùng bài này để làm Quốc Ca nhưng mà chuyện đó chắc phải chờ đợi. Bài Quốc Ca cũ thì có xương, có máu quá nhiều. Bài này thì không đòi xương máu mà chỉ kêu gọi thương yêu mà thôi. Nếu mà tuổi trẻ muốn thì nội trong vòng 30 năm thì có thể có bài này được.

Sưu tầm của NG
Tháng 10 năm 2018.