“CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM” CỦA … NGÔ ĐÌNH NHU?
Ông Tôn Thất Thiện: Từ lừa
người đến bị người lừa !
Lê Xuân
Nhuận
PHẦN I
Năm 2009, nhằm ngày lịch-sử mồng 1
tháng 11, Giáo-Sư Tiến-Sĩ Tôn Thất Thiện đã cho phổ-biến trên báo Người Việt
Boston (Massachusetts, USA) một bài viết, nhan đề:
CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM:
MỘT VIÊN NGỌC QUÝ TRONG KHO TÀNG TƯ TƯỞNG,
MỘT ĐÓNG GÓP LỚN VỀ SOI SÁNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN
MỘT ĐÓNG GÓP LỚN VỀ SOI SÁNG VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN
Nguồn: http://hon-viet.co.uk/TonThatThien_MotVienNgocQuyTrongKhoTang%20TuTuong.htm
A- “Chính Đề Việt Nam” Là Gì?
Qua bài viết của Ông Tôn Thất Thiện,
độc-giả biết rằng “Chính Đề Việt Nam” là một tập “tài-liệu học tập
nội bộ của những người thuộc Đệ Nhất Cộng Hoà” mà nội-dung là “kết tụ
những nghiên cứu và phân tích dựa trên kinh nghiệm lịch sử của cố vấn Ngô Đình Nhu cùng một số phụ tá thân cận
nhằm giúp những cán bộ quốc gia nắm vững con đường phát triển dân tộc”,
trong đó “một phần những đề tài này đã được thảo luận trong hàng ngũ cán bộ
lãnh đạo dưới thời Đệ Nhất Cộng Hoà”, và vai trò của nó hiện nay là “phổ
biến rộng rãi một công trình đóng góp rất lớn của những người lãnh đạo Đệ I
Cọng Hoà Việt Nam vào sự soi sáng vấn đề phát triển Việt Nam, để những ai cứu
xét vấn đề có thêm dữ kiện để suy ngẫm”.
Về
thời-điểm ra đời của tài-liệu này thì Ông Thiện cho biết là: “Lúc soạn tài
liệu này, vào khoảng những năm 1957-1960. Những nhận xét trên đây được đưa ra
vào khoảng năm 1960. Điều nhận xét nay được đưa ra năm 1960” (có nơi Ông
Thiện viết là năm 1962).
Nói
chung, mục-đích của công trình này là để phác-hoạ “con đường phát triển dân
tộc”, đưa Việt Nam ra khỏi “tình-trạng chậm tiến”.
Tuy
thế, Ông Tôn Thất Thiện còn đánh giá nó cao hơn: “Chính Đề Việt Nam là một
tài liệu được soạn đặc biệt như là một tài liệu học tập để huấn luyện cán bộ
cao cấp của chế độ về nghệ thuật trở thành những người ‘lãnh đạo xứng danh’.
Tuy nhiên, như ta đã thấy, tài liệu này có một tầm quan trọng vượt xa không
những chế độ Cọng Hoà I, mà ngay cả Việt Nam: nó có giá trị một tài liệu học
tập quý báu cho cán bộ các nước chậm tiến muốn hiện đại hoá”.
B-
Ông Tôn Thất Thiện Là Ai?
1/
Trên mạng lưới thông-tin toàn-cầu, tỷ như “Wikipedia” (từ-điển bách-khoa mở:
http://en. wikipedia. org/wiki/Ton_That_Thien), Ông Tôn Thất Thiện được tả là
một nhân-sĩ quốc-gia, lìa bỏ chính-phủ Hồ Chí Minh vì là cộng-sản trá-hình,
đứng ngoài chính-phủ Bảo Đại vì là phụ-thuộc thực-dân, và chỉ tùng-phục Ông Ngô Đình Diệm
là một “lãnh-tụ quốc-gia chân-chính”. Ông Thiện tri-ngộ Ông Diệm tại Pháp từ
năm 1953, và đã trở thành Giám Đốc Báo Chí kiêm Thông-Dịch-Viên riêng
của Thủ-Tướng Ngô Đình Diệm từ những ngày đầu-tiên và của Tổng-Thống Ngô Đình
Diệm vào chính ngày cuối-cùng của nền Đệ-Nhất Cộng-Hoà.
2/
Ngay trong bài viết nói trên, Ông Tôn Thất Thiện đã tự giới-thiệu như sau: “Từ
lúc tôi bắt đầu suy tư về tình trạng Việt Nam, vào những năm cuối giai đoạn
Trung học, 1942-44, rồi qua những năm học hỏi, sưu tầm, giảng dạy ở Đai học, từ
năm 1947 cho đến nay, 2009, đã 85 tuổi, hưu trí được liệt vào hạng bô lão, tôi
không ngớt suy tư, sưu tầm, nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề canh tân, cải tiến
Việt Nam để đưa dân tộc ra khỏi tình trạng chậm tiến, khổ cực được dàn ra hàng
ngày trước mặt mọi người. ... vấn đề căn bản của rất nhiều nước... trong đó có
Việt Nam, là những nước ở tình trạng chậm tiến. ‘Chậm tiến’ là dẫm chân, thua
xa về đời sống yên ổn, sung túc so với dân các nước Tây Phương, và so với tình
trạng khoa học kỹ thuật của nhân loại trong giai đoạn hiện đại... . Tôi đã được
học hỏi ở những Đại học có tiếng là đứng hàng đầu thế giới về các môn Chính
trị, Kinh tế, Xã hội học, tôi đã đọc rất nhiều sách, báo, về vấn đề phát triển;
tôi đã dành rất nhiều thì giờ quan sát, suy tư về vấn đề, và cũng đạt được một
số nhận xét có thể coi là chính xác, nhưng tôi không mãn nguyện, trí tôi vẫn
không yên, vì tôi chưa thấy thật rõ ràng và toàn bộ giải pháp dẫn đến sự phát
triển mà tôi mong muốn. Điều này cũng có nghĩa là tôi chưa tìm ra được một cách
tiếp cận hiệu nghiệm để thấy con đường đó...” và “(tôi) là một học giả
đã để nhiều thì giờ, nhiều công và tâm trí vào việc tìm hiểu vấn đề”.
C-
Thắc-Mắc khi đọc “Chính Đề Việt Nam”:
1) Ông Tôn Thất Thiện viết: “Mãi đến
năm 2004 (tức là hơn 40 năm sau khi chấm dứt Đệ Nhất Cộng Hoà)
tôi mới được cái may mắn này... . Năm 2004 là năm tôi được nghe nói đến, rồi
được đọc, tác phẩm Chính Đề Việt Nam...”
Thắc-Mắc: Ông Tôn
Thất Thiện theo phò Thủ-Tướng rồi Tổng-Thống Ngô Đình
Diệm với
một tấm lòng tín-nghĩa, và sau Ngày Định-Mệnh 1-11-1963 thì vẫn giữ vững một
niềm kiên-trung đối với cố lãnh-tụ họ Ngô. Đương-nhiên Ông Thiện cũng thân-cận
không ít với Cố-Vấn Ngô Đình Nhu (Ông Thiện cũng là thông-dịch-viên tín-cẩn của
Ông Nhu tỷ như trong cuộc họp báo với ký giả ngoại quốc vào cuối tháng 9 năm
1963, về những tin đồn rằng Ông Ngô Đình Nhu liên-lạc với cộng-sản). Cương-vị,
trách-vụ, năng-khiếu và sở-trường của Ông Thiện gắn liền với chữ-nghĩa,
tư-tưởng, chủ-thuyết và... chính-đề ‒ Thế mà tập tài-liệu (“Chính Đề”) này, dù
đã “kết-tụ những nghiên cứu và phân tích dựa trên kinh nghiệm lịch sử của cố
vấn Ngô Đình Nhu cùng một số phụ tá thân cận” và “một phần đã được
thảo-luận trong hàng-ngũ cán-bộ lãnh-đạo dưới thời Đệ Nhất Cộng-Hoà”, rồi
sau chính-biến 1963 còn được “xuất-bản năm 1964 ở Việt Nam, được tái bản tại
Hoa Kỳ năm 1988”, với một nội-dung hệ-trọng và cấp-thiết như thế, thế mà nó
vẫn tàng-hình như một hồn ma, và phải đợi mãi đến năm 2004 ông Thiện mới có
được “cái may-mắn được nghe nói đến, rồi được đọc, tác phẩm Chính Đề
Việt Nam”. Tôi không tin rằng một tập tài-liệu, chỉ là giấy mực, có thể chơi
trò cút+bắt (trốn+tìm) với Ông Thiện; nhưng tôi thắc-mắc tại sao các bạn
đồng-tâm đồng-chí của Ông Thiện, hẳn là vẫn còn (và vẫn còn trung-thành chứ),
nhất là “một nhóm thân hữu đã cùng sát cánh bên nhau trong nhiều năm”
lại không có lòng, không có tình, báo tin hay bắn tin cho ông Thiện biết về
sự có mặt của tập tài-liệu “quý-giá vô-song” này, khiến ông phải mất hơn 40
năm mới biết đến nó. Phải chăng trong hơn 40 năm ấy Ông Tôn Thất Thiện không
còn liên-lạc với các “cán bộ lãnh đạo dưới thời Đệ Nhất Cộng Hoà” hay là
chính họ (“một số chiến-hữu trung kiên”) không còn liên-hệ với ông (vì
lý-do nào, ông có thể cho biết không)?
2) Ông Tôn Thất Thiện viết: “Vấn đề
được bàn đến trong Chính Đề Việt Nam là vấn đề phát triển” và “Sau khi
đọc xong Chính Đề Việt Nam, phản ứng đầu tiên của tôi (Tôn Thất Thiện)”
là: “Trời! Sao mình không được biết đến tài liệu này sớm hơn! Tất cả những gì
mình tìm kiếm đều có trong đó. Mình đã mất gần 50 năm... tìm kiếm những gì mà
đã có người Việt Nam đã viết lên rồi.”
Thắc-Mắc: “Tổng-Thống Ngô Đình Diệm và
Cố-Vấn Ngô Đình Nhu, từ thập-niên 1940, nhất là trong suốt thời-gian 9 năm cầm
quyền từ 1954 cho đến 1963, cũng đã đem hết tim óc ra để, không những tìm cách
tiếp-cận, mà còn cố gắng thực-hiện con đường “đưa dân tộc ra khỏi tình-trạng
chậm tiến” (Phát Triển Cộng Đồng, Cộng Đồng Đồng Tiến), qua chủ-nghĩa Nhân Vị,
thể-hiện bằng Đảng Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng và quốc-sách Ấp Chiến Lược
‒ và chính Ông Tôn Thất Thiện trên cương-vị Giám Đốc Báo Chí và Thông-Dịch-Viên
riêng của Tổng-Thống Ngô Đình Diệm rồi Tổng Giám Đốc Việt Tấn Xã của Đệ Nhất
Cộng Hoà, cũng đã tích-cực tham-dự vào quá-trình ấy, trong chế-độ ấy. Thế mà nay
Ông Tôn Thất Thiện mới tìm ra được cái may mắn đọc tác phẩm Chính Đề Việt Nam,
là “tài-liệu học-tập” về “con đường phát triển dân tộc” và Ông Thiện đã vội kêu
lên “Trời! Sao mình không được biết đến tài liệu này sớm hơn!” Điều này
đưa đến hai giả-thuyết:
a- Hoặc là “Chủ Nghĩa Nhân Vị” và “Chính Đề (Phát Triển:
Tây-Phương-Hoá tức Hiện-Đại-Hoá)” của Đệ-Nhất Cộng-Hoà, “tuy hai mà một”
(“Nhân Vị” thuộc về tư-tưởng: chủ-đạo thượng-tầng kiến-trúc; “Phát Triển”,
riêng về khoa-học kỹ-thuật, thuộc về hành-động: cải-tiến hạ-tầng cơ-sở); nhưng
Ông Thiện thì trước kia chỉ biết “Chủ Nghĩa Nhân Vị” đến nay mới biết “Chính Đề
(Phát Triển)”, trong lúc nó là “một tác phẩm hết sức độc đáo, một đóng góp
lớn, một viên ngọc quý trong kho tàng tư tưởng của nhân loại” và ông Thiện
thì tự xưng là “một học giả chuyên nghiên cứu về vấn đề phát triển các quốc
gia châm tiến”? Thế thì vì lý-do gì Ông Tôn Thất Thiện thông-thái đến
thế mà lại không nhận ra?
b-
Hoặc là “Chủ Nghĩa Nhân Vị” khác với “Chính Đề (cũng là tư-tưởng) về
Phát Triển”; nhưng Ông Tôn Thất Thiện không biết đến, hoặc đúng hơn là không
được “những người lãnh đạo Đệ I Cọng Hoà Việt Nam” cho biết về Chính Đề
Phát Triển. Thế thì chỗ đứng của ông Thiện trong lòng chế-độ thời đó là ở
chỗ nào?
c- Trong cả hai trường-hợp, Ông Tôn
Thất Thiện viết: “Từ (khi phục-vụ dưới quyền Ông Ngô Đình Diệm cho đến sau
khi chấm dứt Đệ-Nhất Cộng-Hoà), tôi không ngớt suy tư, sưu tầm, nghiên cứu, tìm
hiểu về vấn đề canh tân, cải tiến Việt Nam để đưa dân tộc ra khỏi tình trạng
chậm tiến (tức là con đường phát triển dân tộc)” mà mãi đến “bây giờ (năm 2004)
mới thấy thật rõ ràng và toàn bộ giải pháp dẫn đến sự phát triển mà mình mong
muốn, tất cả những gì mình tìm kiếm gần 50 năm, trong tác phẩm Chính Đề Việt
Nam” này, là “tài liệu xuất sắc nhứt... trong suốt thời gian gần 70 (1942―2009=67) năm qua ” ― tức là Ông Tôn Thất Thiện chính-thức
và công-khai phủ-nhận giá-trị của Chủ-Nghĩa Nhân Vị (với cả tư-tưởng chủ-đạo trong
Hiến Pháp Đệ-Nhất Cộng-Hòa, trong Cần Lao
Nhân Vị Cách Mạng Đảng và trong “quốc-sách Ấp Chiến Lược”)
cũng như hành-động thực-thi trong chương-trình Phát Triển Cộng Đồng, chủ-trương
Cộng Đồng Đồng Tiến, v.v... của nhị vị Diệm+Nhu qua biết bao nhiêu là sách-sử;
báo-chí; tài-liệu tuyên-truyền, giảng-dạy, học-tập), vì mãi đến nay Ông
Thiện mới biết, tức là hồi đó (Đệ-Nhất Cộng-Hòa=1954―1963) Ông Thiên không hề (cần, thèm) biết đến những thứ đó.
3)
Ông Tôn Thất Thiện viết: “ai là tác giả của tác phẩm (‘Chính Đề Việt Nam’)
cũng không quan trọng. Điều quan trọng là phổ biến rộng rãi một công trình đóng
góp rất lớn của những người lãnh đạo Đệ I Cọng Hoà Việt Nam vào sự soi sáng vấn
đề phát triển Việt Nam”, rồi viết thêm: “dù gặp muôn vàn khó khăn, nhóm chủ
trương quyết định ấn hành tài liệu này”.
Thắc-Mắc: Trong bài viết này, Ông Tôn
Thất Thiện đã khiến độc-giả ngỡ-ngàng khi đọc đến tên của một nhân-vật lạ-hoắc
đối với đa-số đồng-bào Việt-Nam (mặc dù có thể là một bí-danh trong Đảng Cần
Lao?), đó là Tùng Phong, tác-giả của tập tài-liệu “Chính Đề Việt Nam”, “viên
ngọc quý trong kho tàng tư tưởng”. Từ đầu đến sát cuối, cái gì cũng Tùng
Phong. Nào là Tùng Phong giải-thích, Tùng Phong soi sáng, Tùng Phong cảnh-báo,
Tùng Phong dự-đoán, v.v... cứ lặp đi lặp lại mãi cái tên Tùng Phong. Cho đến cuối
bài Ông Tôn Thất Thiện mới chịu chêm chú rằng Tùng Phong chính là cố Cố-Vấn Ngô Đình Nhu.
Là một ngạc-nhiên thú-vị, nhưng điều thắc-mắc của tôi lại càng gia-tăng. Ông
Thiện viết: “Lúc đó (2004), vấn đề gặp một số trở ngại về danh tánh của tác
giả.” Theo tôi, Ông Ngô Đình Nhu,
dù có kẻ tôn lên là “kiến-trúc-sư” của nền Đệ-Nhất Cộng-Hoà, là “đầu não” của Chủ Nghĩa
Nhân Vị, là “cha đẻ” của Quốc Sách Ấp Chiến Lược,
v.v... nhưng có người đã phản-biện, bác-bỏ; tuy nhiên, dù sao Ông Nhu cũng đã
là Tổng Bí Thư của Đảng Cần Lao, Cố Vấn của Tổng Thống Ngô Đình Diệm,
một nhân-vật lịch-sử, thì tại sao lại không chịu đề tên thật của tác-giả tập
tài-liệu ngay từ đầu là Ngô Đình Nhu,
nhất là sau khi ngay cả Đệ-Nhị Cộng-Hoà cũng đã không còn, và Ông Thiện cùng
các “chiến hữu trung kiên” thì cũng đã được sống trong Thế-Giới Tự-Do từ ngót
30 năm nay rồi? Phải chăng cái tên Ngô Đình Nhu vẫn còn có thể gây dị-ứng gì
trong lòng độc-giả quần-chúng? Hơn nữa, mãi đến năm 2004 mà Ông Thiện còn
viết là việc xuất-bản tập tài-liệu ấy vẫn “gặp
muôn vàn khó khăn”: Phải chăng “Nhóm chủ trương” yếu-kém đến nỗi bị người
ngoài cấm/cản? hoặc “Nhóm chủ trương” không có ai đủ khả-năng tự mình xuất ra, hoặc kêu-gọi người khác quyên góp, chỉ
một/vài nghìn đô-la để thuê in?
4) Ông Tôn Thất Thiện viết: “Những kết
luận của Tùng Phong (Ông Ngô Đình Nhu) đưa ra lúc soạn tài liệu này, vào
khoảng những năm 1957-1960, ngày nay, 2009, có thể nói là tiên tri. Những điều
trên đây, từ điểm quan sát 2009 nhìn lui, tôi thấy rõ, vì đó là những điều tôi
đã được nghe, đọc, thấy, suy ngẫm, từ những năm 1949-1952, lúc tôi học ở
Trường L.S.E. (London School of Economics)”
Thắc-Mắc:
Qua đoạn văn này, Ông Tôn Thất Thiện
đã tự mâu-thuẫn:
a/
Trọng-tâm của “Chính Đề (Phát Triển) Việt Nam” là “Một cuộc Tây phương hoá,
đến mức độ cao (Tây phương hoá đến khi nào chúng ta chế ngự được khả năng sáng
tạo khoa học của Tây phương) chỉ thực hiện được khi nào sự hấp thụ kỹ thuật Tây
phương được thành tựu đến mức độ người hấp thụ chế ngự kỹ thuật đó, để đến
phiên mình sáng tạo. Và muốn chế ngự được kỹ thuật đó, trước tiên phải thấu
triệt được những nguyên lý của khả năng sáng tạo và luyện được cách sử dụng khả
năng đó” ‒ một cách diễn-đạt tư-tưởng mà Ông Thiện cho (và tự-hào) là “lối
hành văn lập luận trừu tượng” ‒ cũng trừu-tượng như lối nói của cố Cố Vấn
Ngô Đình Nhu về “Ấp Chiến Lược” năm 1963: “Hiện nay cái học thuyết Nhân Vị
mà tôi cổ võ là một nền dân chủ đấu tranh trong đó tự do không phải là món quà
của Ông Già Noel, nhưng mà là kết quả của một cuộc chinh phục bền bỉ và sáng
suốt trong đời sống thực tế, không phải trong một khung cảnh lý tưởng mà trong
những điều kiện địa lý chính trị đã được định sẵn. Chính cái quan niệm về tự do
nầy đã khai mào cho toàn bộ chương trình ACL. Hệ thống Ấp Chiến Lược nầy sẽ làm
thay đổi cơ cấu chính trị thượng tầng của chính phủ hiện tại.” Đồng-thời,
Đệ-Nhất Cộng-Hoà cũng đã tìm cách “soi sáng vấn đề phát triển Việt Nam”
(không những cho Miền Nam mà cho cả toàn-quốc [kể cả Miền Bắc] và các nước chậm
tiến nữa), bằng cách thực-hiện cuộc “Cách Mạng Quốc Gia” với Hiến Pháp Nhân Vị
và các nỗ-lực khác." ― Vậy
thì các vị lãnh-đạo Đệ-Nhất Cộng-Hoà có biết trước là triều-đại Ngô Đình sắp
sụp đổ vào năm 1963 hay không, mà Ông Thiện bảo là “tiên tri”?
b/ Vả lại, nếu như mọi sự đều đã diễn
ra y như tác-giả Tùng Phong (Ông Ngô Đình Nhu) dự-đoán, thì “những điều trên
đây, từ điểm quan sát 2009 nhìn lui, (Ông Tôn Thất Thiện) thấy rõ, đó là
những điều (Ông Thiện) đã được nghe, đọc, thấy, suy ngẫm, từ những năm
1949-1952, lúc (Ông Thiện) học ở Trường L.S.E.” ― Vậy thì Ông Nhu chỉ nói ra những
gì mà Trường L.S.E. đã dạy cho Ông Thiện từ trước Đệ-Nhất Cộng-Hòa rồi, chứ đâu
phải là “tất cả những gì (Ông Thiện) đã mất gần 50 năm để tìm kiếm”: có gì
là “tiên tri” đâu?
D-
Nghi-Vấn
1. Ông Tôn Thất Thiện có viết ở một đoạn: “kết tụ những
nghiên cứu và phân tích dựa trên kinh nghiệm lịch sử của cố vấn Ngô Đình Nhu
cùng một số phụ tá thân cận”, và ở một đoạn khác: “vấn đề được các tác
giả bàn đến”, rồi ở một đoạn khác: “tưởng nên nhắc đến những người đóng
góp lớn nhứt vào công trình này”. Ông Thiện có nhắc đến tên của các ông “Cao
Xuân Vỹ, Lê Văn Đồng, Phan Xứng, Đỗ La Lam, và một số thân hữu khác” (không
nhắc đến tên của các Ông Lâm Lễ Trinh, Nguyễn Văn
Chức, Quách Tòng Đức...!)
Như thế, phải chăng tập “Chính Đề
Việt Nam” này là tuyển-tập những bài viết của những người đóng góp lớn nhứt
vào công trình này (“nhóm thân hữu của ông Ngô Đình Nhu”) chứ không
thực-sự là bài viết của Ông Ngô Đình Nhu và các “phụ tá thân cận”, mà họ
muốn cho độc-giả tưởng là của Ông Nhu, nên họ cùng nhau gán hết cho Tùng Phong
là tác-giả, rồi cuối-cùng để cho Ông Thiện chêm một cái chú trong hai dấu ngoặc
rằng Tùng Phong là Ngô Đình Nhu để lừa-phỉnh độc-giả?
2. Ông Tôn Thất Thiện đã viết rất nhiều về tình-hình Trung
Cộng xâm-lấn Việt-Nam hiện nay, và đặc-biệt là đã viết ở trong hai dấu ngoặc
kép, tức là trích lời của chính Ông Ngô Đình Nhu như sau: “Tùng Phong
(Ông Ngô Đình Nhu) nhận xét rằng: miền Bắc vẫn còn đang ca tụng như những
chân lý những giá trị tiêu chuẩn và giai đoạn mà Nga Sô đã bỏ”.
Ông Thiện đã giới-thiệu rằng
“Tùng Phong (Ông Ngô Đình Nhu) soạn tài liệu này vào khoảng những năm
1957-1960” (có nơi Ông Thiện lại viết: “ta nên nhớ rằng tác phẩm này
được hoàn tất vào năm 1962”), mà dù cho đến ngày 2-11-1963 là ngày
ông Nhu mất, thì Nga Xô cũng vẫn còn bình chân như vại, nếu không muốn nói
là đang đe-doạ cả thế-giới, thì làm sao mà có mấy chữ “Nga Sô đã bỏ”
(Nga Xô mãi đến năm 1991 mới bỏ chủ nghĩa cộng sản mà)? Phải chăng
tập “Chính Đề Việt Nam” này mới được viết ra không chỉ sau ngày chấm dứt Đệ
Nhất Cộng Hoà (1963), mà còn vào đầu thế-kỷ 21 này?
3. Ông Tôn Thất Thiện mới được đọc “Chính Đề Việt Nam” sau
khi tập tài-liệu này đã thành-hình rồi, tức là Ông Thiện chỉ viết bài
giới-thiệu (“Phụ Giải”), mà bài giới-thiệu này thì tóm-tắt hầu hết nội-dung
toàn tập, ca-tụng nó là “một tác phẩm hết sức độc đáo, một đóng góp lớn” và
đánh giá nó là “môt viên ngọc quý trong kho tàng tư tưởng của nhân loại.”
Như thế tức là nhờ có Ông Thiện mà tập tài-liệu này mới được “ra đời”
công-khai, chính-thức, và “sáng giá” đến thế.
Phải chăng Ông Tôn Thất Thiện không
chỉ tô son hình-ảnh của cố Cố-Vấn Ngô Đình Nhu để phục-hồi vang-bóng một thời
của chế-độ Ngô Đình Diệm (“Với sự phổ biến rộng rãi của tác phẩm Chính Đề
Việt Nam... uy tín của chế độ Đệ Nhứt Cọng Hòa... sẽ được công nhận” và “nhằm
khởi động sức phấn đấu của dân tộc trong giai đoạn cấp bách hiện nay”) mà
Ông Thiện còn muốn tự giới-thiệu mình như một nhân vật của thời-thế:
- vừa là “phụ-tá tín-cẩn và kiên-trung của cố Tổng-Thống
Diệm”= để quy tụ và lãnh đạo “những người còn lại của Đệ Nhất Cộng Hòa”
(“nhóm thân hữu” không nhờ người khác, mà lại nhờ Ông Thiện viết bài “Phụ
Giải”);
- vừa được Đệ-Nhị
Cộng-Hòa trọng-dụng (không bị sa-thải sau cuộc Cách Mạng 1-11-1963 mà còn được
mời làm Tổng-Trưởng Bộ Thông-Tin, một chức-vụ cao hơn)= để được sự ủng-hộ
của các giới bài-Ngô;
- vừa không bị kỳ-thị mà còn được mời khai-lập và đảm-trách
Khoa-Trưởng Khoa Xã-Hội tại Viện Đại-Học “Vạn Hạnh”= để chiếm được lòng của
đồng-bào Phật-Giáo-Đồ;
- vừa sống theo truyền-thống của Đạo Nho bên nội và chịu
ảnh-hưởng của Cửa Thiền bên ngoại= để phù-hợp với đời sống tâm-linh của
đại-đa-số người Việt mình;
- vừa áp-dụng chủ-trương của nhà cách-mạng Phan Chu Trinh,
là văn-hóa & kinh-tế đi trước chính-trị (ưu-tiên cho dân-trí mở-mang & dân-sinh
tiến-bộ, trước cả dân-quyền độc-lâp: hãy cải-tiến giáo-dục, nới rộng tự-do và
nâng cao mức sống của người dân, rồi hãy thay-đổi chính-quyền sau)= để trấn-an
phần nào các nhà cầm quyền trong nước hiện nay;
- vùa đi sát với lộ-trình “diễn biến hòa bình” của Hoa Kỳ
(như trên), trong lúc Ông Tôn Thất Thiện đã đươc Mỹ, qua Đại-Sứ Ellsworth
Bunker, khẳng-định rằng Ông Thiện (tuy thuộc Lực Lượng Thứ Ba, chống cả
chủ-nghĩa thực-dân lẫn chủ-nghĩa cộng-sản) là “một trong những người chỉ-trích
Hoa-Kỳ và chính-phủ VNCH một cách sáng-suốt và hùng-hồn nhất, nhưng vẫn là một
nhân-vật có khả-năng, nghị-lực, và tinh-thần ái-quốc, và dĩ-nhiên là không
chống Mỹ”= để tỏ ra là sẽ không gặp khó-khăn gì với Chú Sam;
- vừa quen biết
với hầu hết các khuôn mặt chính-trị, quân-sự, kinh-tế, tình-báo, truyền-thông
của Thế-Giới Tự-Do liên-quan đến Việt Nam từ cuối thế-kỷ trước= để tỏ là đã
có sẵn tư-thế dễ-dàng giao-tiếp với ngoại-bang;
- vừa đã tự
mình thực-thi (chứ không phải là chỉ hô-hào hay hứa-hẹn suông) chính-sách Tự-Do
(bãi bỏ chế-độ kiểm-duyệt, tạo hoàn-cảnh cho người dân được tự-do (có Nhân
Quyền) để chỉ-trích, kể cả truy-cố, thậm-chí chửi-bới Tổng-Thống Nguyễn Văn
Thiệu, mà thành-tích ấy được vinh-danh bằng giải thưởng Magsaysay)= để đáp
ứng nhu-cầu cấp-thiết và là mục-tiêu tiên-quyết của cuộc tranh-đấu chung
cho Việt Nam ngày nay?
E- Kết Luận
1- Đây là phản-hồi của tôi về bài-viết của Ông Tôn Thất
Thiện về tập tài-liệu “Chính Đề Việt Nam” , sau khi một số phần-tử hoài-Ngô
định mở chiến-dịch gây quỹ để dựng một bức tượng của cố Tổng-Thống Ngô
Đình Diệm, rồi báo Newsweek của Mỹ đăng bài tố-cáo TT Diệm là công-cụ của
cộng-sản nên Mỹ phải lật đổ, rồi Giáo-Hoàng John Paul II qua đời tạo dịp
cho một số người cho rằng “giáo-dân Ky-Tô-Giáo có thể lật đổ CSVN theo kiểu Ba
Lan (?)”, rồi Tiến-Sĩ Nguyễn Ngọc Tấn
viết Chương “Chủ Nghĩa Nhân Vị ‒ Con Đường Mới, Con Đường của Tiến
Bộ” và gán cho cố Cố-Vấn Ngô Đình Nhu để phục-hồi tên tuổi cho Nhà Ngô, rồi
vụ xây tượng tưởng-niệm cố TT Diệm được một vài người nhắc lại, v.v... (Riêng
với nghi-vấn về ý-đồ/tham-vọng của Ông Tôn Thất Thiện, nếu sai thì tôi xin
sẵn-sàng xin lỗi và nhận là mình sai.)
2- Song le, dưới đây là một số kết-luận
của Ông Tôn Thất Thiện và “nhóm thân hữu của ông Ngô Đình Nhu”, viết rõ trong
bài “Chính Đề Việt Nam” (trích đoạn ở trong ngoặc kép, chứ không phải là của
tôi):
a)
“Về phần miền Nam thì Tùng Phong (Ông Ngô Đình Nhu) quả quyết: nếu bây
giờ (1957-1962) chúng ta chưa có ý thức rõ rệt chính thể ấy phải thế nào, thì
ngay bây giờ chúng ta có thể quan niệm được rằng ‘chính thể đó không thể là một
chính thể chuyên chế hay độc tài được’.” ―
Tức là mãi đến năm 1962 (sau 8 năm cầm quyền) mà Nhà Ngô vẫn “chưa có ý thức
rõ rệt là chính-thể ấy (Đệ Nhất Cộng Hòa) phải thế nào”, tuy cũng đã nhận
thức rằng “chính thể đó không thể là một chính thể chuyên chế hay độc tài
được”.
b)
“Về vấn đề lãnh đạo, chúng ta đã lâm vào một sự gián đoạn lãnh đạo ‘đến một
trình độ trầm trọng nhứt’. Sự chuyển quyền không thực hiện được giữa lớp
người trước và lớp người sau. Các bí mật [bí quyết] Quốc gia và bí mật [bí
quyết] lãnh đạo đều mất. Thuật lãnh đạo không truyền lại được. Người lãnh đạo
không có đủ, di sản dĩ vãng không bảo tồn được, văn khố thất lạc và bị cướp
bóc... Đặc biệt là sự thiếu hụt lãnh đạo này có môt ảnh hưởng tai hại: sự điều
hoà giữa thiểu số lãnh đạo và đa số chịu lãnh đạo để bảo đảm một trạng thái
thăng bằng cần thiết cho sự ổn định và tiến lên của xã hội không còn nữa... Tái
lập sự thăng bằng này là nhiệm vụ chính trong công cuộc phát triển, và nó được
Tùng Phong cứu xét rất tường tận.” ― Tức
là mãi đến năm 1962 (khi sắp sụp đổ vào năm 1963) Nhà Ngô mới chịu “cứu xét”
“vấn đề lãnh đạo” (nhưng đã quá trễ rồi).
c) “Công cuộc xây dựng tầng lớp
lãnh đạo có đủ khả năng gánh vác trọng trách trong giai đọan mới cần nhiều thời
gian chuẩn bị, nên lược đồ xây dựng cho tương lai dân tộc bị gián đoạn từ đó
(1957-1962).” Tức là đến năm 1962 (một năm trước ngày vãn tuồng), thì “lược đồ
xây dựng cho tương lai dân tộc” tức là nội dung của “Chính Đề Việt Nam” đã “bị
gián đoạn”. ― Thế thì làm sao mà
Ông Tôn Thất Thiện lại có thể viết là “Với sự phổ biến rộng rãi của tác phẩm
Chính Đề Việt Nam, những tư tưởng, suy luận trong đó, và nhứt là phương pháp
tiếp cận đưa đến những giải pháp rất hay được trình bày trong đó (đã bị gián
đoạn từ 1962 rồi, mà) uy tín của chế độ Đệ Nhứt Cọng Hoà và sự đóng góp của
những nhà lãnh đạo của chế độ ấy sẽ được công nhận”?
d)
“Những tư tưởng chứa đựng trong Chính Đề Việt Nam chưa được phổ biến và áp
dụng, thì chế độ Cọng Hoà I (đã) bị lật đổ (1963).” ― Vậy thì làm sao mà bảo là “uy tín của chế độ Đệ Nhứt Cọng
Hòa và sự đóng góp của những nhà lãnh đạo của chế độ (ấy) sẽ được (ai) công
nhận.” Gán những ý-nghĩ tốt cho người-xấu đã chết, mà lại khẳng-định rằng
những ý-nghĩ tốt ấy chưa hề được thể-hiện thành việc-làm tốt trong lúc người ấy
còn sống, rồi hô-hào thiên-hạ công-nhận người đã chết ấy là tốt?
e)
“Chỉ cần một điều kiện căn bản hơn cả, mà Tùng Phong đưa ra trong phần kết thúc
tác phẩm. Đó là: 'Trong tình hình chính trị thế giới hiện nay, và trong trình
độ tiến hoá của nhân loại hiện nay, các vấn đề Dân Tộc Việt Nam, trong thời kỳ
này, chỉ có thể tìm ra được một giải đáp nếu chúng ta trụ vào vị trí Dân Tộc'.”
― Tức là Đệ Nhất Cộng Hòa đã
không (hoặc chưa) “trụ vào vị trí Dân Tộc” (nên mới sụp đổ).
f)
“Nay, chỉ còn tôi (Tôn Thất Thiện) là người nhân chứng duy nhứt... Tôi làm nhân
chứng những điều sau đây do chính ông Nhu đã tiết lộ trong một cuộc họp báo với
ký giả ngoại quốc vào cuối tháng 9, năm 1963. Tôi là thông dịch viên trong buổi
họp báo đó, và tôi đã nghe và thông dịch hai điều sau đây: ông (Ngô Đình Nhu)
đã tiếp Trần Độ ngay ‘trong phòng này’, văn phòng của ông (Nhu), nơi mà ông
đang tiếp các ký giả (ngoại quốc), Trần Độ có hỏi ông (Ngô Đình Nhu), vân vân...” ― Tức là rốt cuộc, Ông Tôn Thất Thiện
đã kết-luận rằng “Ông Nhu quả thật đã có tiếp xúc với phía Cộng Sản.” Thế thì
một số phần-tử hoài-Ngô lâu nay ngoan-cố không chịu tin vào chuyện đó, nay
đã hết đường chối-cãi.
PHẦN II
ÔNG
TÔN THẤT THIỆN LỪA NGƯỜI
Năm 2009, để tưởng-nhớ cố Tổng-Thống Ngô Đình
Diệm và cố Cố-Vấn Ngô Đình Nhu, Ông Tôn Thất Thiện đã phổ-biến một tài-liệu
nhan đề là “Chính Đề Việt Nam” (mời xem).
Về “Giá-Trị” của tài-liệu ấy, Ông Tôn Thất
Thiện ca-tụng như sau:
“Chính Đề Việt Nam là một tài liệu được
soạn đặc biệt như là một tài liệu học tập để huấn luyện cán bộ cao cấp của chế
độ về nghệ thuật trở thành những người ‘lãnh đạo xứng danh’. Tài liệu này có một
tầm quan trọng vượt xa không những chế độ Cọng Hoà I, mà ngay cả Việt Nam: nó
có giá trị một tài liệu học tập quý báu cho cán bộ các nước chậm tiến muốn hiện
đại hoá”, “một tác phẩm hết sức độc đáo, một đóng góp lớn, một viên ngọc
quý trong kho tàng tư tưởng của nhân loại.”[sic]
Về
“Ý” và “Từ” của tài-liệu ấy, Ông Thiện cho biết:
“Ý”
thì là “kinh-nghiệm lịch-sử của cố vấn Ngô Đình Nhu cùng một số phụ tá thân
cận”;
Còn
“Từ” thì là của “các tác giả bàn đến kinh-nghiệm nói trên” tức là “những
người đóng góp lớn nhứt vào công trình này” mà Ông Thiện có kể tên, như các
ông “Cao Xuân Vỹ, Lê Văn Đồng, Phan Xứng, Đỗ La Lam, và một số thân hữu
khác”.
Về
“Tác-Giả” của tài-liệu ấy, Ông Thiện nói rõ là các tác-giả đã “dựa trên kinh
nghiệm lịch sử của cố vấn Ngô Đình Nhu cùng một số phụ tá thân cận”, để
“bàn đến”. Cái việc “bàn đến” tức là “suy-diễn” hay là “tán rộng” (nôm-na là
“Mao Tôn Cương”) của các tác-giả này được Ông Thiện long-trọng gọi là “những
nghiên cứu và phân tích” để “kết tụ” nên tài-liệu này. Vậy là nhờ có
“những nghiên cứu và phân tích” của “các tác giả bàn đến kinh-nghiệm
lịch-sử của cố vấn Ngô Đình Nhu cùng một số phụ tá thân cận” nên mới có
tài-liệu này, chứ bản-thân “kinh-nghiệm lịch-sử của cố vấn Ngô Đình Nhu”
thì chẳng có gì nhiều, mà phần lớn lại đã là của “một số phụ tá thân cận”
của ông ấy rồi.
Nhưng
“kinh-nghiệm lịch-sử” ấy là gì? Ở đây là kết-quả áp-dụng của tư-tưởng và
hành-động của hai nhà lãnh-đạo tối-cao của nền Đệ-Nhất Cộng-Hòa (Ngô Đình Diệm
và Ngô Đình Nhu), mà phần chủ-quan là của chính các vị ấy, và phần khách-quan
là của các cấp chấp-hành. Nhưng về phần chủ-quan (ở đây là của Ông Ngô Đình
Nhu) thì không thấy Ông Tôn Thất Thiện dẫn-chứng một tài-liệu nào xác-nhận
là bút-tích hay nguyên-văn lời phát-biểu của chính Ông Nhu. Vậy thì “kinh-nghiệm
lịch-sử ” ấy thuộc về phần khách-quan, tức là của các cấp chấp-hành, “một
số phụ tá thân cận”, “các tác giả bàn đến ”, “những người đóng
góp lớn nhứt vào công trình này” ― tức
là không phải của Ông Nhu.
Thế
mà Ông Thiện lại mập-mờ đem gán tất cả “những nghiên cứu và phân tích”,
tức là “kinh-nghiệm lịch-sử ” ấy, cho một người có bút-danh Tùng Phong,
rồi đến đoạn cuối mới chêm trong dấu ngoặc, rằng Tùng Phong là Ngô Đình Nhu.
Việc-làm
lừa người của Ông Tôn Thất Thiện đã được chúng tôi cụ-thể- và chi-tiết-hóa
trong một bài-viết trước đây (mời xem
Phần I ở trên).
Hậu-quả
của việc lừa người là Ông Tôn Thất Thiện đã bị người lừa.
PHẦN III
ÔNG TÔN THẤT THIỆN BỊ NGƯỜI LỪA
Câu
chuyện về “Chính Đề Việt Nam” tưởng như đã ngưng ở chỗ:
1.
Ông Tôn Thất Thiện vừa tán-dương tài-liệu này như đệ-nhất danh-thư (là
“tài liệu xuất sắc nhứt... trong suốt thời gian gần 70 năm qua”,
là “một tác phẩm hết sức độc đáo, một đóng góp lớn, một viên ngọc
quý trong kho tàng tư tưởng của nhân loại”);
2.
Ông Tôn Thất Thiện vừa tự đề-cao mình như đệ-nhất học-giả (“Tôi đã
được học hỏi ở những Đại học có tiếng là đứng hàng đầu thế giới về các
môn Chính trị, Kinh tế, Xã hội học, tôi đã đọc rất
nhiều sách, báo, về vấn đề phát triển; tôi đã dành rất nhiều thì giờ quan
sát, suy tư về vấn đề, và cũng đạt được một số nhận xét có thể coi là chính
xác...” và “(tôi) là một học giả đã để nhiều thì giờ,
nhiều công và tâm trí vào việc tìm hiểu vấn đề.”);
3.
Ông Tôn Thất Thiện vừa tôn-vinh Ông Ngô Đình Nhu như đệ-nhất tổ-sư (“Chính
Đề Việt Nam là một tài liệu được soạn đặc biệt như là một tài liệu học tập để
huấn luyện cán bộ cao cấp của chế độ về nghệ thuật trở thành những
người ‘lãnh đạo xứng danh’; Tất cả những gì mình tìm kiếm
đều có trong đó. Mình đã mất gần 50 năm... tìm kiếm những gì mà
đã có người Việt Nam [Ông Ngô Đình Nhu] đã viết lên rồi”; “Những kết
luận của Tùng Phong [Ông Ngô Đình Nhu] đưa ra lúc soạn tài liệu này, có thể nói
là tiên tri”; “Tuy nhiên, như ta đã thấy, tài liệu này có một tầm
quan trọng vượt xa không những chế độ Cọng Hoà I, mà ngay cả [toàn-quốc]
Việt Nam: nó có giá trị một tài liệu học tập quý báu cho cán bộ các
nước chậm tiến [trên khắp thế-giới, nhất là Á Đông] muốn hiện đại hoá”);
4.
Ông Tôn Thất Thiện lại vừa đồng-thời hạ-bệ Ông Ngô Đình Nhu một cách thẳng
thừng (“Những điều trên đây―trong
Chính Đề Việt Nam―từ điểm
quan sát 2009 nhìn lui, tôi thấy rõ, đó là những điều tôi đã được
nghe, đọc, thấy, suy ngẫm, từ những năm 1949-1952,
lúc tôi học ở Trường L.S.E. (London School of Economics)”―rất lâu trước 1952, ít nhất là 2 năm trước
khi Nhà Ngô lên ngôi. Tức là nếu quả tài-liệu ấy do chính Ông Ngô Đình Nhu
viết, thì chỉ là “những điều [Ông Thiện] đã nghe, đọc, thấy, suy
ngẫm, rất lâu trước 1952” rồi.
5.
Ông Tôn Thất Thiện cũng vừa đồng-thời tự bôi lem tên-tuổi của chính mình
(“Những điều trên đây―trong
Chính Đề Việt Nam” chỉ là “những điều tôi đã được nghe, đọc,
thấy, suy ngẫm, từ những năm 1949-1952, lúc tôi học ở
Trường L.S.E. (London School of Economics)” rồi, thế nhưng “Mãi
đến năm 2004 (tức là hơn 40 năm sau khi chấm dứt Đệ Nhất Cộng
Hoà) tôi mới được cái may mắn này. Năm 2004 là năm tôi được nghe nói
đến, rồi được đọc, tác phẩm Chính Đề Việt Nam”; “Trời! Sao
mình không được biết đến tài liệu này sớm hơn!”
* *
*
Đùng một cái, ba năm sau, năm 2007,
có Ông Trương Phú
Thứ, đăng lên trên diễn-đàn liên-mạng “Văn Tuyển” một
bài-viết nhan đề “Đây là Sự Thật” nói về “Tuyệt phẩm chánh trị của ông
Ngô Đình Nhu: Đó là cuốn CHÍNH ĐỀ VIỆT NAM.”
Theo Ông Trương Phú Thứ, thì:
“Cuốn Chính Đề Việt Nam” do “Ông [Ngô
Đình] Nhu viết bằng tiếng Pháp và được ông Lê Văn Đồng, một vị
cựu bộ trưởng thời Đệ Nhất Cộng Hòa dịch sang tiếng Việt (?). Cách đây có đến
ba chục năm, cuốn sách này đã được in lại khỏang một trăm bản ở miền nam Cali
nhưng đến nay kể như đã tuyệt bản. Tôi có hỏi cụ Cao Xuân Vỹ
thì được trả lời rằng: ‘có một bản mà không biết chừ ở mô’. Tất nhiên không
ai biết bản chính bằng tiếng Pháp với chữ viết tay của ông Nhu bây
giờ thất lạc nơi đâu.”
Vậy thì “Chính Đề Việt Nam” là một cuốn sách
chứa-đựng tư-tưởng cao-siêu vượt không-gian và thời-gian, của cố Cố-Vấn Ngô
Đình Nhu, “một học giả uyên bác và cũng là một chính trị gia thượng thặng”,
người khai-sáng ra nền Đệ-Nhất Cộng-Hòa, lại chỉ có một bản chính, viết
tay, bằng tiếng Pháp―quý-giá
đến ngần nào! Thế nhưng, cả một triều-đại, tách ra một cõi, rộ lên một
thời―cả một chính-thể, với
biết bao nhiêu cao-nhân thức-giả tận-tụy trung-thành với anh+em Nhà Ngô, trong
đó hiện nay chỉ còn mấy vị đếm được trên đầu ngón tay, song không có ai
có tâm, có trí, có chí, cất giữ bảo-toàn cái gia-tài vô-giá ấy của lãnh-tụ
yêu-quý của mình!
Ông
Trương Phú Thứ tường-thuật:
“Ba
năm trước đây một người cư ngụ ở Seattle, tạm gọi là ông X, còn may mắn có được
cuốn sách này [bản dịch tiếng Việt]. Tôi đã mượn và nghiền ngẫm mấy ngày đêm...
Ông X cho tôi coi một bản thỏa thuận của bà quả phụ Lê Văn Đồng, mà ông Đồng
là người đã dịch cuốn sách này sang tiếng Việt với bút hiệu Tùng Phong,
cho phép được hòan tòan xử dụng cuốn sách, nghĩa là có thể sửa chữa và sau đó
phát hành rộng rãi... Một buổi sáng, ông X đến nhà tôi đòi lại cuốn sách và nói
rằng bà quả phụ Lê Văn Đồng ‘ra lệnh’ không được sửa chữa gì dù một dấu phẩy và
rằng đó là công trình tim óc của ông Lê Văn Đồng chứ ông Ngô Đình Nhu
không có dính dáng gì đến cuốn sách này cả.”
Té ra Tùng Phong là bút hiệu
của Ông Lê Văn Đồng, chứ không phải là của Ông Ngô Đình Nhu như Ông Tôn
Thất Thiện đã viết.
* *
*
Chưa
hết !
Ngày
14 tháng 5 năm 2011 vừa rồi, trang
mạng “YourVietBooks” có đăng một bài nhan đề “Chính Đề Việt Nam -
Political Solution for Vietnam”.
Phần
mở đầu, bằng tiếng Anh, được viết như sau:
Original
Title [nhan đề nguyên bản]: Chính Đề Việt Nam
Proposed English Title (nhan đề tiếng Anh được đề-nghị là): Political Solution for Vietnam.
Author [tác giả]: Le Van Dong alias [biệt hiệu] Tung Phong
Publishers [nhà xuất-bản]: Hung Vuong, 2009 (First edition in 1964 [ấn-hành lần đầu năm 1964])
About the book [về sách này]:
The original version was published in 1964 [ấn-bản gốc được phát-hành năm 1964]
About the Author [về tác giả]:
Certain sources mentioned that the book was written by Ngô Dinh Nhu, but recently this information has been rectified by the Author's daughter as per email below [Một số nguồn tin ghi rằng sách này là do Ông Ngô Đình Nhu viết ra, nhưng tin-tức này gần đây đã được ái-nữ của tác-giả phủ-chính, theo vi-thư dưới đây]:
Proposed English Title (nhan đề tiếng Anh được đề-nghị là): Political Solution for Vietnam.
Author [tác giả]: Le Van Dong alias [biệt hiệu] Tung Phong
Publishers [nhà xuất-bản]: Hung Vuong, 2009 (First edition in 1964 [ấn-hành lần đầu năm 1964])
About the book [về sách này]:
The original version was published in 1964 [ấn-bản gốc được phát-hành năm 1964]
About the Author [về tác giả]:
Certain sources mentioned that the book was written by Ngô Dinh Nhu, but recently this information has been rectified by the Author's daughter as per email below [Một số nguồn tin ghi rằng sách này là do Ông Ngô Đình Nhu viết ra, nhưng tin-tức này gần đây đã được ái-nữ của tác-giả phủ-chính, theo vi-thư dưới đây]:
My name is Le Tuyet Anh. I am the daughter and heir of the author of the book Chinh De Viet Nam. His name is Le Van Dong, alias Tung Phong. Recently some web pages (vantuyen.net) and publisher (Hung Vuong) posted the book author as Ngo Dinh Nhu, and I would like to set the record straight [Tôi tên là Lê Tuyết Anh. Tôi là con gái và là người thừa-kế của tác-giả của cuốn sách Chính Đề Việt Nam. Tác-giả tên là Lê Văn Đồng, biệt-hiệu Tùng Phong. Gần đây có mấy trang mạng (VănTuyển.net) và nhà xuất-bản (Hùng Vương) đã đăng tên tác-giả của cuốn sách này là Ngô Đình Nhu, nay tôi xin đính-chính (chỉnh lại hồ-sơ cho đúng)].
My father's intention was to propagate the book for everybody to read [Mục-đích của cha tôi là quảng-bá cuốn sách này cho mọi người đọc]. However, it was not his intention for someone else to steal his lifetime work [Tuy nhiên, ý-định của cha tôi không phải là để cho kẻ khác ăn cắp công trình tim óc/tác-phẩm của cả cuộc đời của mình]. The US Central Intelligence Agency (CIA) posted evidence on line that showed that my father, former Senator of the Republic of VietNam, is Tung Phong [Cơ-quan Tình-Báo Trung-Ương Hoa-Kỳ đã đưa lên mạng bằng-chứng cho thấy cha tôi, cựu Thượng-Nghị-Sĩ VNCH, là Tùng Phong]. He also had several other publications [Cha tôi cũng đã có nhiều ấn-phẩm khác nữa]...
Tóm lại, câu chuyện kể trên chứng-tỏ
rằng Ông Tôn Thất Thiện, tưởng rằng đã trót lọt lừa người,
hóa ra lại cũng đã bị người lừa.
Còn
về Ông Trương Phú
Thứ, với những bài-viết của ông ấy mà chúng tôi cũng như một số
người khác đã thắc-mắc nhiều, thì là đề-tài của một bài-viết khác.
Lời
bàn thêm của người giới thiệu bài viết nầy:
·
Trước
hết, cuốn “Chính đề Việt Nam” dứt
khoát không phải do ông Ngô Đình Nhu viết mà tác giả thật sự là ông Lê Văn Đồng,
một Đổng lý Văn phòng thời Đệ Nhất Cọng hòa.
·
Sự
kiện cuốn sách được xuất bản vào năm 1965, chỉ hơn một năm sau khi chế độ Diệm
bị lật đổ vào cuối năm 1963, trong không khí phấn kích của phong trào bài trừ Cần
Lao “hậu cách mạng”, khiến ta có lý do để tin rằng nội dung tác phẩm cũng như bản
thân tác giả chắc là không dính líu gì chặt chẻ với chế độ cũ. Thậm chí tác giả
có thể đã từng bất mãn với chế độ cũ như nhiều viên chức hoặc tướng lãnh khác,
nay muốn “tái khẳng định” bằng một công trình trí thức cho vận hội mới, thì mới
được phép xuất bản.
·
Thật
vậy, tác giả thật là “ông Lê Văn Đồng du
học luật tại Pháp, quen biết ông Ngô Đình Nhu tại Paris. Khi ông Ngô Đình Diệm
về cầm quyền ông Nhu biết ông Đồng là người có bản lĩnh chính trị nên mời ông Đồng
làm Đổng lý văn phòng bộ trưởng Canh Nông và tham gia bộ tham mưu chính trị của
ông Diệm do ông Nhu câm đầu. Chẳng bao lâu hai ông Lê Văn Đồng và Ngô Đình Nhu
bất đồng ý kiến (ông Đồng là một người dân chủ, ông Nhu chủ trương độc tài?),
ông Đồng từ chức năm 1957.” (Theo http://vnthoisu.bplaced.net/?p=509
)
·
Có
lẽ một (hay vài) thành phần tàn dư hoài-Ngô vớ được phó bản của cuốn nầy, và lợi
dụng tình trạng nhập nhằng về thông tin tại hải ngoại, vội vã cho phổ biến để đề
cao lãnh tụ Ngô Đình Nhu trong ý đồ đánh bóng cho một chế độ đã bị đào thải. Vả
lại, ông Nhu mang danh là “lý thuyết gia” của chế độ, là “cha đẻ” thuyết Nhân Vị
mà không để lại được một tác phẩm có tính học thuyết nào thì … kỳ quá !
·
Việc
làm gian trá nầy đã lừa được vô số độc giả thiếu nhận thức và lười nghiên cứu.
Một số “nạn nhân” (hay cũng có thể là chánh phạm hoặc đồng lỏa) là các ông Nguyễn
Văn Lục, Phạm Văn Lưu, Huỳnh Văn Lang, Cao Xuân Vỹ, Trương Phú Thứ, nhóm Thông
Luận, nhưng tệ hại nhất là ông Tôn Thất Thiện.
·
Thật
vậy, đọc bài “Chính đề Việt nam: Một viên
ngọc quý trong Kho tàng Tư tưởng, …” của ông Tôn Thất Thiện, ta không thấy
gì ngoài chuyện ông thậm xưng những lời tâng bốc lố bịch. Tâng bốc chủ nhân, và
tâng bốc chính mình. Mà tâng bốc vì tưởng tác phẩm là của ông Ngô Đình Nhu! Tôi
tự hỏi nếu biết tác giả là ông Lê văn Đồng thì ông Tôn Thất Thiện, giáo-sư-tiến-sĩ-học-giả-tốt-nghiệp-LSE-nhưng-chỉ-làm-thông-ngôn,
có còn tấu khúc “cung văn” như thế không?
·
Hai
kết luận là (1) Vì tự thân chế độ không có gì tốt đẹp nên mới phải xảo trá xài “đồ
giả” để tô son trét phấn cho chế độ; và (2) Không bao giờ tin được thành phần
hoài-Ngô !
Lê Xuân Nhuận
Trả lờiXóaTôi chưa biết Lê Xuân Nhuận là ai học tới đâu nhưng qua bút luc này ông chưa phải là 1 người trí thức với cách bôi bác một cách thiển cận những gì ông mới thoáng biết chứng tỏ ông không có chiều sâu của một người trí thức cần có,cho nên tôi tạm ket luận ông chỉ là người có đến trường nhưng học không đàng hoàng,nên thương hạ bút một cách vội vàng.