BÁT CƠM BẢO HỘ CỦA NGÔ ĐÌNH KHÔI
Vũ Ngự Chiêu
Sử gia Vũ Ngự Chiêu đã
tìm được trong văn khố Pháp một tài liệu quan
trọng giúp chúng ta biết được thái độ “chống Pháp” của người
trong gia đình Ngô Đình Diệm:
Sau khi Đệ Nhị Thế Chiến bùng
nổ, anh em ông Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm đã nương vào thế lực của đoàn quân
viễn chinh Nhật tại Việt Nam để hoạt động chống Pháp. Mùa hè năm 1944, tổ chức
Đại Việt Phục Hưng Hội của họ Ngô bị Mật Thám Pháp khám phá và hơn 50 thành
viên của hội bị bắt giam. Ngô Đình Diệm may mắn được người Nhật giúp thoát khỏi
bàn tay người Pháp, nhưng Ngô Đình Khôi thì lại phải đối diện với cơ quan an
ninh của chế độ Bảo Hộ.
Ông Khôi đã nhờ Ngô Đình Nhu
nói với Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Paul Arnoux ông ta xin thề ông không bao giờ xúi
ai chống Pháp và chỉ mong được nhận bát cơm từ tay nước Pháp mà thôi. Sau
đây là nguyên văn trong bức điện tín
mà Arnoux đã gửi cho Toàn Quyền Jean Decoux để báo cáo thượng cấp về vụ này:
“NGO DINH DIEM est toujours en Indochine. NGO DINH NHU reconnaît
son agitation coupable et aveuglément ardente; il aurait reçu hier
après-midi sur crucifix de son aîné KHOI – que ce dernier n’a jamais incité
quiconque contre la France à laquelle il ne demande plus que ‘ son bol de riz’ ajoutant ‘ il ne nourrit aucun mauvais
sentiment contre gouverneur général qu’il considère comme animé droiture
parfaite malgré erreurs dues ses collaborateurs’.”
[NGÔ ĐÌNH DIỆM thì vẫn luôn luôn ở
Đông Dương. (Còn) NGÔ ĐÌNH NHU thì thú nhận tội sách động và nhiệt tình mù
quáng; chiều hôm qua, Nhu thề trước thập giá là người anh trưởng (Ngô Đình)
Khôi không bao giờ xúi dục ai chống lại nước Pháp là quốc gia mà Khôi không đòi
hỏi gì hơn là “bát cơm”, và thêm rằng
Khôi không nuôi trong lòng một tình cảm
xấu xa nào đối với quan Toàn quyền mà Khôi cho là biểu hiện sự ngay thẳng tuyệt
hảo dù những cọng sự viên của quan có lầm lỗi’ – Ban Chủ biên dịch]
Thái độ của Ngô Đình Khôi thật
khác thái độ của những vị chí sĩ đấu tranh chống Pháp như Nguyễn An Ninh hay
Nguyễn Thế Truyền rất xa. Ninh chết trong tù ngoài Côn Đảo còn Truyền bị đày
sang Madagascar.
Bản phóng ảnh của bức điện tín
nói trên đã được in lại trong: Vũ Ngự Chiêu, Các Vua Cuối
Nhà Nguyễn, Tập 3, Văn Hóa, 2000, tr. 856.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét