Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

  
ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM 
TỪ CÁI NHÌN CỦA GIỚI NGHIÊN CỨU MỸ



Từ sau Đệ nhị thế chiến và chạy dài trong nhiều thập niên, chíến lược đối ngoại của Mỹ tại Á châu đòi hỏi lãnh đạo ba nuớc bị qua phân trên tuyến đầu Cọng sản – Tư Bản ở Tây Thái Bình dương  là Đài Loan, Nam Hàn và Nam Việt Nam, một điều kiện quan trọng trong “khế ước làm đồng minh” với Mỹ: Đó là chống và/hoặc chặn (confront and/or contain) Cọng sản một cách hữu hiệu. Hoàn tất được điều kiện đó, muốn gì Mỹ cũng cho, tồi tệ mấy Mỹ cũng chịu.
Do đó mà cũng như thái độ như đối với các nhà độc tài (nhưng đồng minh) ở Trung Đông và Nam Mỹ, chính quyền Mỹ không quan tâm đến, thậm chí nhiều lúc còn cổ vũ cho, hành động độc tài và thái độ cứng đầu của Park Chung Hee, tệ trạng tham nhũng và hệ thống đảng trị của Chiang Kai Shek, cơ chế  gia đình trị và chính sách Công giáo trị của Ngô Đình Diệm. Mỹ chỉ muốn và cần họ chống Cọng cho hữu hiệu, không hữu hiệu thì “đi chổ khác chơi”. 

Vì vậy mà ông Park thì làm Tổng thống được đến 18 năm (1961-1979), ông Chiang được đến 20 năm (1928-1948). Còn ông Ngô, mất lòng dân miền Nam, lại đặc biệt phản bội quân miền Nam bằng âm mưu thỏa hiệp với Hà Nội, là không những đạp lên Hiến pháp Đệ nhất Cọng hòa mà còn vi phạm trắng trợn điều khoản số một là “chống Cọng hữu hiệu” của khế ước với Mỹ, nên chỉ làm Tổng thống được 8 năm (1955-1963). Đó là lý do tiên quyết nhất và căn bản nhất vì sao Mỹ, tác nhân và nhà đầu tư duy nhất trong việc khai sinh và nuôi dưỡng chế độ Đệ Nhất Cọng hòa, cuối cùng đã phải đồng ý và ủng hộ quân dân miền Nam lật đổ ông Diệm, với giả định rằng lãnh đạo của một miền Nam không-Diệm sẽ chống Cọng hữu hiệu hơn. Đó là về phía Mỹ, còn từ quan điểm của quần chúng miền Nam sau nhiều năm là nạn nhân của chế độ, nhà văn Doãn Quốc Sỹ đã tóm tắt trong một câu rất ngắn mà thật tuyệt đối đúng: “Bảo là người Mỹ đã giết Diệm. Không! Diệm đã chết trong lòng dân tộc từ lâu. Mỹ chỉ đến lượm xác sống của y.”  [Trích từ Người Việt Đáng Yêu, (Lời Mở Đầu) Nhà xuất bản Sáng Tạo, Sài Gòn 1965]


 Ông Park (1917-1979)              
Ông Chiang (1887-1975)
    
 Ông Ngô (1901-1963), với Mỹ và Vatican
Khi nghiên cứu về ông Ngô Đình Diệm và chế độ của ông, một mảng tài liệu rất lớn không thể bỏ qua là số lượng đồ sộ của các tác gia Mỹ.  Google cụm từ “ngo dinh diem American author”, ta có đến 88,900 đường nối (tính đến 19-1-2013). Lý do đơn giản là vì ông Diệm, cũng như chế độ của ông, là xuất sinh từ Mỹ, được Mỹ ủng hộ triệt để và toàn diện, và Mỹ lại đóng một vai trò tuy gián tiếp nhưng quan trọng trong quá trình tan rã của chế độ nầy. Vòng quay “sinh ra - lớn lên - chết đi”, ba giai đoạn của một “đời” chế độ, đều có vai trò áp đảo của Mỹ!
 
Trong mảng tài liệu to lớn đó, chúng ta đặc biệt quan tâm đến những nghiên cứu của các học giả độc lập. Tư cách người trí thức Mỹ, kỹ năng nghiên cứu chuyên nghiệp, và không gian học thuật Mỹ đã cho phép những công trình của họ có độ tin cậy cao (khác hẳn với tuyệt đại đa số những bài viết “nghiên cứu” chỉ ở mức độ tuyên truyền xã ấp của người Mỹ gốc Việt ở hải ngoại, nhất là khi tác giả những “nghiên cứu” nầy lại có gốc gác đồng chí đồng đạo với chế độ cũ). Những tên tuổi lẫy lừng trong lãnh vực nghiên cứu về chủ đề Việt Nam nói chung, Ngô Đình Diệm nói riêng, như Malcolm Browne, Joseph Buttinger, Bernard Fall, Frances Fitzgerald, Cabot Lodge, Wayne Cole, David Halberstam, Stanley Karnow, Edward Lansdale, William Lederer, Michael MacClear, Avro Manhattan, Jerrold Schecter, Robert Scigliano, Robert Shaplen, Neil Sheehan, Denis Warner, … đã cống hiến những tác phẩm mà nay đã  trở thành kinh viện, và hầu hết được đưa vào danh sách tham chiếu của các chương trình giáo dục đại học tại Mỹ.
*     *
*
Chúng tôi xin chọn 20 tài liệu dưới đây, như một mẫu tiêu biểu, để qua đó xem giới học giả Mỹ (và 3 đồng nghiệp người Anh) đã mô  tả    đánh giá ông Diệm, và chế độ của ông, như thế nào.  Đồng thời, cũng để xem họ lý giải một số hiện tượng văn hóa, chính trị, quân sự … đã làm nền cho sự sụp đổ tất yếu của chế độ Diệm ra sao.
1-    "Vietnam: Crisis of Conscience" của Robert McAfee Brown, Abraham J. Heschel & Michael Novak, Associated Press, New York 1967, trang 30. Ông  Robert McAfee Brown là Tiến sĩ Tôn giáo ở Columbia University, giáo sư Stanford University, Mục sư Tin Lành.








Ký giả người Úc Denis Warner viết “Trong nhiều năm, cái chế độ bạo ngược chuyên chế mà Tây phương đồng minh với ở Saigon (chế độ Ngô Đình Diệm) thì còn tệ hơn là cái chế độ mà Tây phương đang chiến đấu để chống (chế độ CS)”.  Ông Diệm và gia đình ông ta đã giết hoặc lưu đày tất cả những khả th đối lập.  Ông Diệm đã “mất đi sự tin cậy và trung thành của dân chúng” như Bộ Trưởng McNamara đã nhận định ngày 26 tháng 3, 1964.
(The Australian writer Denis Warner wrote that "the tyranny the West allied with in Saigon was in many years worse than the tyranny it was fighting  against."  Diem and his family had murdered or exiled all potential  opposition. Diem had "lost the confidence and loyalty of his people," as Secretary McNamara put it on March 26, 1964.).
2-    "Fire In The Lake" của Frances Fitzgerald, Vintage Books, New York 1985, trang 134-139. Bà Frances FitzGerald là nhà báo (The New Yorker, Foreign Policy, …), nhà nghiên cứu, khôi nguyên hai giải thưởng báo chí Pulitzer và U.S. National Book Award in Contemporary Affairs. Bà từng là Phó Chủ tịch của tổ chức Văn bút Quốc tế PEN International.
Cái chất công giáo của ông Diệm, không hề mở mắt ông ta đến với những ý tưởng mới, mà chỉ thuyết phục ông ta là cai trị bằng nghi lễ và huấn thị đạo đức là có thể thành công, mà nó có vẻ như vậy trong các làng mạc ở miền Bắc và Trung sống trong cái vỏ bằng sắt và điều khiển bởi các linh mục.
Cái mà ông ta không ý thức được là cái kiểu cai trị thiển cận như vậy của các giáo xứ có thể thực hiện chỉ vì người Pháp đã bảo vệ họ và tổ chức nền hành chánh quốc gia.  Do đó, tham vọng của ông ta nhằm phục hồi xã hội cổ xưa giống như là của những tên thực dân Pháp, coi mình như cha người ta, đã chống những chương trình cải cách của những giới chức hành chánh nơi thành thị – sự khác biệt là trong khi người Pháp giữ lãnh vực hiện đại cho riêng họ thì ông Diệm không nhận ra được sự quan trọng của vấn đề hiện đại hóa.  Đối với ông ta, thế giới hiện đại là Sài-Gòn, cái thị trấn ký sinh trùng đó đã trở nên béo mập bởi máu của thôn quê và lợi lộc của Tây phương...
Những ký giả như Robert Shaplen đã chỉ trích ông Diệm, như làm cho những nông dân xa lánh vì những biện pháp đàn áp của ông ta.
Một số đông những giới chức và ký giả, kể cả những người có nhiều kinh nghiệm và có khuynh hướng chính trị khác nhau như Douglas Pike, Chester Bowles, và chuyên gia chống nổi loạn  người Anh, Robert Thompson, đều coi ông Diệm như là kẻ thù của chương trình chống Cộng.
Trong tất cả những năm cầm quyền, Ngô Đình Diệm chỉ có một đồng minh ở thôn quê, đó là những người Công giáo, đặc biệt nhất là những người di cư từ ngoài Bắc vào.  Ngay từ đầu, ông Diệm dùng trong bộ máy hành chánh phần lớn là những người Công giáo, và thiên vị các làng Công giáo đối với phần còn lại của quốc gia.  Những giới chức của ông Diệm, làm việc chặt chẽ với các linh mục, đem phần lớn viện trợ Mỹ cho các làng Công giáo, và phần lớn những nông sản.  Họ cho những người Công giáo quyền khai thác lâm sản và độc quyền sản xuất loại hàng hóa nông sản mới do các kỹ thuật gia Mỹ đưa vào giúp.  “Theo đạo có gạo mà ăn” là một câu tục ngữ khi xưa của người Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Dưới thời ông Diệm, người dân Việt đã phải theo cái lệnh này.  Đặc biệt ở miền Trung, hàng ngàn người, trong vài trường hợp hầu như toàn thể khu định cư, theo đạo để tránh những dịch vụ cỏ vê của chính phủ, hoặc để tránh biện pháp tái định cư trong vài vùng rừng rú hay sình lầy gian khổ – để giúp những người Công giáo lân cận. Nuôi người Công giáo trong sự tổn hại của phần còn lại của dân chúng, lẽ dĩ nhiên, là một chính sách thiển cận, nhưng ông Diệm không thấy một đường lối nào khác, và Mỹ cũng không đề nghị cho ông Diệm một đường lối nào khác.
 (Diem's Catholicism, far from opening him up to new ideas, only persuaded him that government by ritual and moral instruction could work, as indeed it seemed to in the ironclad, priest-ridden villages of the north and center.
 What he did not realize was that such parochial governments could operate merely because the French protected them and organized the administration of the country.  His ambition to restore the old society therefore resembled that of the paternalistic French colons who had opposed the reformist programs of the metropolitan administrators - the difference being that while the French wished to keep the modern sector for themselves, Diem did not recognize its importance.  For him, the modern world was Saigon, that parasite city that fattened from the blood of the countryside and the lucre of the West.
... Journalists, such as Robert Shaplen, criticized Diem for alienating the peasants by his oppressive measures.
 … A host of officials and journalists, including such experienced and politically diverse men as Douglas Pike, Chester Bowles, and the British counterinsurgency expert, Sir Robert Thompson saw Diem as the enemy of the anti-Communist project.
... In all the years of his reign Ngo Dinh Diem found only one ally in the countryside, and that was the Catholics, most particularly the northern refugees.  From the beginning he staffed his administration heavily with Catholics and favored the Catholic villages over all the rest.  The Diemist officials, working closely with the priests, saw to it that the Catholic villages took the bulk of US relief aid, the bulk of agricultural credit.
They gave the Catholics the right to take lumber from the national reserves and monopoly rights over the production of the new cash crops introduced by the American aid technicians.  "Turn Catholic and have rice to eat", went the old Vietnamese saying under the French regime.  Under Diem the South Vietnamese continued to follow the injunction.  In Central Vietnam particularly, thousands of people, in some cases virtually whole settlements, turned Catholics so as to escape the government corvés or to avoid resettlement - for the benefit of their Catholic neighbors - into some hardship zone of jungle and swamp.  To feed the Catholics at the expense of the rest of the population was, of course, a shortsighted policy, but Diem saw no alternative, and the Americans offered him none.).
3-    "Background to Vietnam" của Bernard Newman.  Signet Books, New York 1965, trang 117. Ông Bernard Newman là Sử gia người Anh, tác giả của hơn 100 công trình nghiên cứu và sáng tác.
Bất kể hiến pháp viết như thế nào, ông Diệm cai trị như là một nhà độc tài.  Triết lý chính trị của ông ta dẫn xuất từ một nhóm Công giáo Pháp, những người đã đặt ra thuyết Nhân Vị. Thuyết này nhấn mạnh đến nhân cách để chống với quan niệm đưa quần chúng vào kỷ luật của Cộng Sản. Chi tiết về thuyết này phức tạp, khó hiểu đối với mọi người trừ một triết gia.  Một chuyên gia Mỹ được mời đến để cố vấn cho hệ thống thuế má địa phương mô tả thuyết Nhân Vị như là “một pha trộn lộn xộn của những sắc lệnh của giáo hoàng và kinh tế mẫu giáo, tổ hợp với một sự nghi ngờ những tư nhân thương gia, một sự e ngại đầu tư ngoại quốc, và một quan niệm là không thể thành đạt được gì nhiều  ở Việt Nam nếu không có sự kiểm soát của chính phủ.”
Trên thực tế chính phủ đây là chính phủ Diệm.
... Ngày tháng qua, cách cai trị của ông Diệm càng ngày càng trở nên không thể chịu được, và tới năm 1963 ông ta là một nhà độc tài hoàn toàn, chỉ nghe những thân nhân trong gia đình.  Ông ta hoàn toàn xa lạ với quần chúng.  Người ta phàn nàn là ông ta đã trao những chức vụ tốt nhất cho người Công giáo: nhưng những người Công giáo là “người ngoại quốc” – những người di cư từ ngoài Bắc vào.  Sự bất mãn đưa đến phong trào chính trị của Phật Giáo.”
(Whatever the constitution might say, Diem ruled as a virtual dictator. His political philosophy was derived from a group of French Catholics, who formulated a doctrine known as Personalism.  It emphasises human dignity as opposed to the Communist concept of disiplined masses.  Its detail is complicated, and difficult of comprehension to all but a philosopher.  An American expert who was called in to advise on the local system of taxation described Personalism as "a confused mélange of papal encyclicals and kindergarten economics, combined with a suspicion of private businessmen, a fear of foreign capital, and an attitude that little could be accomplished in Vietnam without direct government control."
In practice, it meant government by Diem.
... With the passing months Diem's attitude became more intolerable, and by 1963 he was the complete dictator, seeking advice only from his immediate relatives.  He was completely aloof from the common people.  It was complained that he gave all the best posts and showed all the favor to Catholics: but the Catholics were "foreigners" - refugees from the North Vietnam. The resentment brought about the rise of a Buddhist political movement.).
4- "Backfire: Vietnam - The Myths That Made Us Fight, the Illusions That  Help Us Lose, The Legacy That Haunts Us Today" của Loren Baritz, Ballantine Books, New York 1985, trang 83-85.  Ông  Loren Baritz là Giáo sư, Viện trưởng Đại học Massachussett ở  Amherst, chuyên nghiên cứu về nguồn gốc văn hóa của chiến tranh Việt Nam.
Công giáo Việt Nam phát triển do chính sách  kỳ thị Phật Giáo một cách có hệ thống của ông Ngô Đình Diệm.  Người Công giáo được dùng trong các dịch vụ dân sự, trong khi những người Công giáo sống trong những làng mạc thường không bắt buộc phải làm những công việc nặng nhọc làm đường xá và những việc công cộng.  Không giống như những Chùa Phật Giáo, nhà thờ Công giáo được đặc quyền sở hữu tài sản đất đai, cũng như trong thời Pháp thuộc. Với thời gian, sự kỳ thị đối với tuyệt đại đa số dân chúng này đưa đến những phản đối chính trị  chống ông Diệm của những nhà sư Phật Giáo.
... Diệm làm cho người Mỹ khó chịu không chỉ vì đường lối cai trị của ông ta.  Ông ta thích thú trong việc đàn áp những đối lập chính trị mà ông ta đã bắt giữ lên tới 40,000 người.  Đầu năm 1959, ông Diệm hợp thức hóa sự tàn bạo của mình bằng sự thiết lập những tòa án quân sự để xử những đối lập chính trị và xử tử hình trong vòng ba ngày.  Những tòa án này bắt giữ, điều tra, và tuyên án những kẻ phạm tội.
Ông Diệm hăng say đóng cửa những nhà báo không ủng hộ ông ta.  Tệ hơn cả, ông ta dẹp bỏ cấp lãnh đạo trong các làng mạc và thay thế họ bằng những người của Diệm.  Ông ta đã trở thành một nhà độc tài.
(The Catholic Vietnamese thrived under Diem's systematic discrimination against the Buddhists.  The Catholics were preferred in the civil service, while those who lived in the villages were not always required to do the hard labor of building roads and other public works.  The Catholic Church, unlike the Buddhist Pagodas, had special rights to acquire and own property, as had been the case under the French.  In time, this discrimination against the vast majority of the country would lead to politically lethal protests against Diem by the Buddhist bonzes.
... Diem annoyed Americans not only because his personal way of doing things. He was an enthusiast when it came to repressing his political opponents, of whom he arrested upwards of 40,000.  In early 1959, Diem legalized his brutality by creating special military courts to try political opponents and to pass sentences of death in no more than three days.  These courts made the arrests, conducted the inquiries, and sentenced the guilty.
... Diem closed newspapers that did not support him with the requisite fervor. Worst of all, he destroyed the leadership in the villages and replaced it with his own appointees.  He had become a dictator.)
5.  "A Bright Shining Lie" của Neil Sheehan, Vintage Books, New York 1989, trang 143. Ông Neil Sheehan tốt nghiệp Harvard, Trưởng phòng Thông tấn xã UPI tại Việt Nam. Ông cũng là thông tín viên của The New York Times, khôi nguyên giải báo chí Putlizer và National Book Award.  
Lansdale để cho những tiên kiến của mình đưa tới những giả định sai lầm... Lansdale nghĩ rằng những người Công giáo di cư từ miền Bắc là những người yêu nước đã “chiến đấu giành lại sự tự do của đất nước từ người Pháp”.  Ông ta không nhìn thấy sự sai lầm nào trong vấn đề  Mỹ chỉ tin cậy vào sự trợ giúp đặc biệt của người Công Giáo.  Ông ta không nhìn thấy vấn đề có một người Công Giáo làm tổng thống của cái mà ông ta quan niệm là “Việt Nam Tự Do” là không thích hợp.
Công giáo Rô Ma là một thiểu số có nhiều tỳ vết ở Việt Nam.  Lansdale lo việc phân biệt giữa người Mỹ và những tên “thực dân” Pháp.  Điều ông ta làm là đưa ra sự phân biệt tuy chẳng có gì khác nhau.. Chỉ dựa vào người Công giáo giúp đỡ, và bằng cách đặt một người Công Giáo lên cầm quyền ở Saigon, ông ta đã chứng tỏ là Mỹ đã nhảy vào thay thế người Pháp.  Những người Việt Nam theo đạo Công giáo đã được người Pháp sử dụng như là một đạo quân thứ 5 để xâm nhập Việt Nam trước thời thuộc địa và những người Công Giáo đã được Pháp tưởng thưởng cho sự hợp tác của họ với những tên thực dân Pháp.  Người Công Giáo thường bị coi như là thuộc một tôn giáo”ngoại lai”, “không phải là Việt Nam”.  Với sự ra đi của người Pháp, hiển nhiên là người Công Giáo phải tìm một một ngoại bang khác để bảo vệ họ.  Họ nói với Lansdale những gì mà họ cho rằng Landale muốn nghe...
… Trong sự hướng dẫn ông Diệm của Lansdale đến thành công bằng cách diệt các giáo phái dựa trên lý thuyết Diệm là Magsaysay để lập một chính phủ tập trung quyền lực mới, không bao giờ Lansdale lại nghĩ rằng ông Diệm bắt đầu chính sách cai trị của mình bằng cách loại bỏ những người chống Cộng hữu hiệu nhất ở miền Nam.
Dòng họ Ngô Đình tiến tới sự áp đặt trên miền Nam Việt Nam cái tôn giáo Công giáo ngoại lai của họ, đảng Công giáo bảo thủ từ ngoài Bắc vào và từ vùng quê hương của họ ở miền Trung.  Ông Diệm và gia đình bổ nhiệm những sĩ quan chỉ huy đơn vị, những nhân viên hành chánh và cảnh sát bằng những người Công giáo, từ miền Bắc và từ miền Trung, quê hương của ông Diệm. Ông Diệm và gia đình bổ nhiệm những người Công giáo vào cấp chỉ huy quân đoàn, hành chánh và cảnh sát.  Nông dân ở miền đồng bằng sông Cửu Long thấy mình bị cai trị bởi những tỉnh trưởng, hạt trưởng, bởi những viên chức hành chánh ngoại lai và thường là cao ngạo và tham nhũng...
(Lansdale let his preconceptions lead him to false assumptions...Lansdale thought the Catholic refugees from the North were Vietnamese patriots who had "fought for their country's freedom from the French". He saw nothing wrong with the US singling out these Catholics for special assistance. He saw nothing inappropriate about having a Catholic as president of what he perceived to be a "Free Vietnam"
Roman Catholics were a tainted minority in Vietnam.  Lansdale was anxious to draw a distinction between Americans and French "colonialists."  What he did was to make the distinction one without a difference...By singling out the Catholics for help, and by putting a Catholic in office in Saigon, he announced that the US was stepping in to replace the French.  Vietnamese converts to Catholicism had been used by the French as a fifth column to penetrate precolonial Vietnam and then had been rewarded by the colonizer for their collaboration.  They were popularly regarded as a foreign-inspired, "un-Vietnamese" religious sect.  With the French leaving, the Catholics were naturally seeking another foreign protector.  They told Lansdale what they sensed he wanted to hear.
...  As Lansdale guided Diem to success in crushing the sects on the theory that Diem was the Magsaysay to form a new and central government, it would never have occured to Lansdale that Diem was beginning his rule by eliminating the most effective OPPONENTS of the Communists in the South.
...  The Ngo Dinhs proceeded to impose on South Vietnam what amounted to their own alien sect of Catholics, Northern Tories, and Central Vietnamese from their home region.  Diem and his family filled the officer corps of the army and the civil administration and the police with Catholics, Northerners, and Central Vietnamese they trusted.  The peasants of the Mekong delta found themselves being governed by province and district chiefs, and by civil servants on the province and district administrative staffs, who were outsiders and usually haughty and corrupt men.)
6.  "America in Vietnam" của John Guilmartin, United Press International/Bettmann, England 1991, trang 69. Ông John Guilmartin là Tiến sĩ Đại học Princeton, Giáo sư Lịch sử Quân sự tại Đại học Tiểu bang Ohio. Ông cũng là Trung tá Không quân tại chiến trường Việt Nam.

Những ảnh hưởng đối nghịch của sự thiếu khả năng và tính toán sai lầm của ông Diệm không chỉ chấm dứt ở sự thất bại về quân sự chống Việt Cộng.  Nghi ngờ tất cả những người không có cùng đức tin Công giáo của mình, và hoan hỉ với sự thành công trong việc dẹp bỏ các giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo, họ khởi sự chiến dịch chống Phật Giáo.
 (The adverse effects of the Diem's ineptitude and miscalculation did not end with military failure against the Viet Cong.  Suspicious of all who did not share their Catholic faith, and having enjoyed success in suppressing the Hoa Hao and Cao Dai, they embarked on an anti-Buddhist campaign.)
7.  "Vietnam: The Valor and the Sorrow" của Thomas D. Boettcher, Little Brown & Company, Boston 1985, trang 150. Ông Thomas D. Boettcher là chuyên gia nghiên cứu về Quân sử Mỹ. Hai tác phẩm best seller của ông là “Vietnam: The Valor and the Sorrow” và “First Call: The making of the Modern US Military”.
“Trong 10 đô la viện trợ thì 8 được dùng cho nội an chứ không dùng cho công tác chiến đấu chống du kích Cộng sản hay cải cách ruộng đất.  Ông Diệm lo lắng về những cuộc đảo chánh hơn là Cộng sản.
...Như là hậu quả của những biện pháp đàn áp càng ngày càng gia tăng, sự bất mãn của quần chúng đối với ông Diệm cũng càng ngày càng tăng, bất kể là toan tính của ông Diệm nhằm dập tắt sự bất mãn này trong mọi cơ hội.  Hàng triệu nông dân ở những vùng quê trở thành xa lạ đối với ông Diệm.  Không lạ gì, hoạt động của Cộng sản gia tăng cùng với sự bất mãn của quần chúng.  Và những biện pháp đàn áp của ông Diệm cũng gia tăng theo cùng nhịp độ.  Nhiều ngàn người bị nhốt vào tù.
Cho tới năm 1960, điều khác biệt duy nhất giữa hai chính quyền Ngô Đình Diệm và Hồ Chí Minh là ở những lá cờ của họ.”
(Eight of ten American aid dollars went for internal security, not to fight Communist guerrillas or implement reforms such as land redistribution.  Diem was more worried about coups than Communists.
… As a consequence of his increasingly repressive internal measures, popular discontent with Diem gradually intensified, despite his attempt to squelch it at every opportunity.  The millions of peasants in the countryside became estranged from him..  Not surprisingly, Communist activity intensified as discontent increased.  And Diem's repressive measures increased accordingly. Thousands were put in jail..
By 1960, the only difference between the governments of Ngo Dinh Diem and Ho Chi Minh was their flags.)
8.  "The Indochine Story" của The Committee of Concerned Asian Scholars, A Bantam Book, New York 1970, trang 32 & 34. Committee of Concerned Asian Scholars (Ủy ban những học giả về Châu Á đang quan tâm) là một tập hợp các Giáo sư trẻ và sinh viên các Đại học có dạy “Á châu học” (Asian Studies) gồm Harvard, Stanford, University of Michigan, UC Berkeley, và Columbia University.
“Một nhân vật Mỹ ủng hộ ông Diệm lúc đầu kết luận:  Lạm dụng quyền lực, độc tài, tham nhũng, coi thường cấp dưới, và không đếm xỉa gì đến nhu cầu của dân chúng một cách ác độc, đó là tấm gương mà gia đình họ Ngô để cho những bộ trưởng, nhà lập pháp, tướng lãnh, tỉnh trưởng, trưởng làng mà họ Ngô dùng như những quân cờ noi theo.
Đàng sau gia đình nhà Ngô là Mỹ.  Ở dưới gia đình này chẳng có gì mấy.  Gia đình này đã trải cái bóng của họ trên xã hội Việt Nam; tuy nhiên cái rễ của họ thật sự chỉ cắm nông vào đất Việt.  Điều này định trước những phương pháp ông Diệm dùng để kiểm soát đất nước...  Chỉ có một đường lối:  đàn áp và củng cố quyền lực trong tay những anh em và thuộc hạ của ông ta.  Săn lùng toàn diện những người bất mãn được tổ chức ở thôn quê năm 1956, và tăng gia cường độ khi tình hình suy kém.
75 ,000 người hay hơn nữa bị giết trong chiến dịch này.  Còn nhiều người hơn nữa bị tống giam bởi  sắc lệnh số 6 của tổng thống, ký trong tháng 1, 1956.  Sắc lệnh nói: “Những cá nhân coi là nguy hiểm cho quốc phòng và an ninh chung có thể bị bắt giam trong những trại tập trung do lệnh của cơ quan hành pháp.  Tình trạng trong những trại tập trung của ông Diệm, chỉ bị phanh phui sau khi ông Diệm đổ, thật sự nhơ nhớp.  Cố ý để cho chết đói, cố ý làm cho mù, cố ý hành hạ..., danh sách này thật là dài.”
(An early American supporter of Diem concluded: Abuse of power, nepotism, corruption, contempt for inferiors, and cruel disregard of the needs of the people were the example set    by the Ngo's "Family" for the ministers, legislators, generals, province chiefs, and village commissioners whom they used as pawns.
Behind the family stood the US.  Below it stood very little at all.  It threw its shadow over all Vietnamese society; yet its roots penetrated shallowly indeed into Vietnamese soil.  This predetermined the methods by which Diem could extend his control over the country...Only one way was open: repression and further consolidation of power in the hands of his brothers and their followers...Full scale manhunts against dissidents were organized on the rural areas in 1956, and increased in later years as the situation deteriorated.
75,000 or more people were killed in this campaign.  As many or more were incarcerated under Presidential Ordinance No. 6, signed in January 1956 "Individuals considered dangerous to national defense and commun security," it said, could be confined by executive order in a "concentration camp." Conditions in Diem's "reeducation centers," brought to light only after his overthrow in 1963, were sordid indeed.  Deliberate starvation, deliberate blinding, deliberate maiming.  The list is long.")
9.  "The Story of Vietnam" của Hal Dareff, An Avon Camelot Book, New York 1966, trang 108. Ông  Hal Dareff  là một tác giả Mỹ độc lập. Ông viết nhiều đề tài và hai tác phẩm nỗi tiếng của ông là “The Story of Vietnam: A Background Book on the War in Southeast Asia” và “From Vietnam to Cambodia: A Background Book about the Struggle in Southeast Asia”.
“Nay ông Diệm đã thắng mọi kẻ thù, anh em nhà Diệm muốn chắc rằng không ai có thể bứng họ đi.  Ở ngoài mặt, Nam Việt Nam là một thể chế Cộng Hòa với một hiến pháp mới toanh hứa hẹn tự do và dân chủ cho quần chúng.  Tuy nhiên, thực tế thì lại trái ngược hẳn... Ông Nhu là cánh tay phải của ông Diệm. Ông ta tổ chức gian lận bầu cử, đưa vào quốc hội những tay sai của ông ta, và sai bọn Cần Lao đi rình mò khắp nước để kiếm những người chống đối ông ta.  
Chế độ Diệm bắt đầu thoái trào vào đầu năm 1963.  Tổng thống cai trị dân trong dinh thự của mình như là một thể chế quân chủ, cắt lìa khỏi quần chúng.  Sự thù ghét ông Diệm và gia đình ông ta gia tăng đến độ người ta có thể cảm thấy đầy trong bầu không khí ở Saigon.  Tin đồn về đảo chánh loan truyền trong thành phố hầu như hàng ngày.  Trong những hoàn cảnh như vậy, ông Diệm chỉ lo bám chặt vào quyền lực.  Cuộc chiến (chống Cộng) trở thành thứ yếu.  Sĩ quan được thăng cấp nếu giữ được mức tổn thất thấp.  Chỉ có một cách chắc chắn giữ được như vậy – không tác chiến.  Không tác chiến đã trở thành một cách sống đối với một số cấp chỉ huy và là cách duy trì địa vị.
 ... Cuộc tranh chấp giữa ông Diệm và các Phật tử đã được tích lũy kể từ ngày ông Diệm lên làm thủ tướng năm 1954.  Ông Diệm, một tín đồ Công giáo, đương nhiên là cảm thấy thoải mái hơn đối với những tín đồ Công giáo khác.  Nhiều chức vụ chỉ huy trong chính quyền và quân đội được trao cho những người Công giáo, những người này được đặc quyền đặc lợi  làm tiền trong những thương vụ của chế độ. Trong số 15 triệu dân ở miền Nam Việt Nam, hơn 1 triệu một chút là người Công giáo.  Phần còn lại, phần lớn là Phật tử, phẫn nộ vì chính sách thiên vị người Công giáo.  Sự đối xử khác biệt này còn trắng trợn hơn ở các tỉnh lỵ, nơi đây các linh mục địa phương và các giới chức chính quyền, hầu hết là Công giáo, có toàn quyền.  Khi các ấp chiến lược được dựng lên, những người Công giáo được miễn làm việc và những người phi-Công giáo bị đưa vào chỗ thay thế họ để làm những công việc lao dịch.  Những vùng đất mới được mở mang và phát triển, người Công giáo được chọn những miền đất phì nhiêu ở những miền duyên hải có an ninh.  Những đất đai dành cho Phật tử ở sâu trong nội địa, ở đây họ phải lao động dưới sự đe dọa của Việt cộng.   Nhiều Phật tử theo đạo để được sống dễ dàng hơn.”
 (Now that Diem had won out over all his foes, the brothers wished to make sur that no one else would unseat them.  On the surface, South Vietnam was a republic with a brand-new constitution promising freedom and democracy to its people.  In practice, however, the very opposite was true...Nhu was Diem's right arm...He fixed elections, packed the National Assembly with his henchmen and hirelings, and sent his Can Lao prowling the country in search for dissidents..
Twilight had begun to settle over the regime of Ngo Dinh Diem as the year 1963 began.  The president ruled in his palace like a monarch cut off from his people.  Hatred of him and his family mounted until the air of Saigon seethed with it.  Runors of plots and coups swirled through the city almost daily.  In these circumstances, Diem sought only to hold on to his power.  The war became secondary.  Officers were promoted when they kept the casualty lists down.  There was only one sure way to do that - not to fight.  Not fighting became a way of life with some commanders and a way of keeping their jobs.
... A showdown between Diem and the Buddhists had been building ever since he became premier in 1954.  Diem, a Catholic, naturally felt more at home with other Catholics.  Many of the leading posts in the government and army were held by Catholics, who were also privileged when it came to making money out of business deals engineered by the regime.
Of the 15 million people of South VN, a little more than a million were Catholic.  The rest, mainly Buddhist, resented the favoritism shown Catholics. The difference in treatment was even more blatant in the provinces where the local priests and government officials, mostly Catholic, too, were all-powerful.  When strategic hamlets were built, the Catholic inhabitants were exempted from working and non-Catholics were brought in to labor in their places.  When new land was opened for development, Catholics got the pick of the land in the safe coastal regions.  The land given to Buddhists was inland, where they would have to work under the menacing shadow of the Viet Cong.  Many Buddhists, seeing where the grass was greener, tried to become Catholics.)
10.  The Two Viet-Nams" của Bernard B. Fall, Frederik A. Praeger Publisher, New York 1967. Ông Bernard B. Fall là Sử gia, Chuyên gia chính trị học, tốt nghiệp Đại học John Hopkins, Giáo sư Đại học Howard. Ông cũng là Phóng viên chiến trường và là chuyên gia về Đông Dương trong hai cuộc chiến Pháp-Việt và Mỹ-Việt tại đấy.
 Trang 236: Tính hiếu chiến của ông Ngô Đình Diệm thuộc loại như thế này: Đức tin của ông ta ít có tính chất từ ái của các tông đồ hơn là tính hiếu chiến tàn nhẫn của  một  Đại Phán Quan Tây Ban Nha của Tòa Án Dị Giáo (Torquemada); và  Quan điểm của ông ta về chính quyền thì ít có tính chất của một tổng thống theo hiến định của một nước cộng hòa hơn là một bạo chúa theo truyền thống quan lại phong kiến . Một người Pháp theo Công Giáo khi nói chuyện với ông ta muốn nhấn mạnh về ảnh hưởng văn hóa Pháp đối với ông Diệm đã nhấn mạnh những từ như "tín ngưỡng của chúng ta",  thì ông Diệm thản nhiên trả lời rằng: "Ông biết mà, tôi tự coi tôi như là một người Công Giáo Tây Ban Nha",  có nghĩa là,  ông ta là một đứa con tinh thần (của Giáo Hội La Mã) của một đức tin hung hăng, hiếu chiến hơn là một tín đồ dễ dãi và khoan dung giống như người Pháp theo hệ phái Công Giáo Gallican." 
(Ngo Dinh Diem's militancy is of that kind: His faith is made less of the kindness of the apostles, than of the ruthless militancy of the Grand Inquisitor; and his view of government is made less of the constitutional strength of a President of the republic than of the petty tyranny of a tradition-bound mandarin. To a French Catholic interlocutor who wanted to emphazise Diem's bond with French culture by stressing "our common faith," Diem was reported to have answered calmly: "You know, I consider myself rather as a Spanish Catholic," i.e., a spiritual son of a fiercely aggressive and militant faith rather than of the easygoing and tolerant approach of Gallican Catholicism.)
Trang 250:   “Trong số những người lên cầm quyền cùng với ông Diệm năm 1954-55, KHÔNG MỘT NGƯỜI NÀO còn giữ chức vụ bộ trưởng khi Diệm bị giết năm 1963.  Một vài người bị lưu đày ở Pháp hoặc Mỹ, và một vài người rút lui với thái độ trông chờ ở Saigon.  Một sự dập theo những phương pháp toàn trị của Cộng sản là Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng của Ngô Đình Nhu.  Đảng này trở thành một hệ thống quyền lực hoàn toàn giống như của Cộng sản, với những thành viên mật và chỉ biết nhau trong những tổ 5 người, và những “nhóm hành động” có nhiệm vụ dẹp bỏ mau chóng và kín đáo những người đối lập...  Như vậy, chế độ Diệm sai lầm trong hai phương diện:  Quân đội không bao giờ thực sự hữu hiệu, và các sĩ quan ở quân đoàn thì không trung thành với những ông chủ dân sự  và nhắm mắt làm ngơ trước sự thất bại của chế độ.
Trong sự mô tả đảng Cần Lao, John C. Donnell định nghĩa Cần Lao như là “một đảng chính trị mạnh gồm những thành viên thường tin rằng mình thuộc những đảng chính trị khác và ngự trị những đảng này.”  Nói cách khác, những hoạt động trong hệ thống nội bộ của họ y hệt như của đảng Cộng sản: dò thám bạn bè, xâm nhập đồng minh, và hoạt động như “một quốc gia trong một quốc gia” trong chính guồng máy chính quyền của mình.  Nếu không còn cái gì khác, những điều trên có thể làm cho chế độ Nam Việt Nam mang nhãn hiệu một loại “dân chủ của quần chúng” chống-Cộng mà sự khác biệt lớn nhất đối với người anh em song sinh Cộng sản Bắc Việt Nam là thái độ hành trì Công giáo và là sở hữu chủ của những đồn điền cao su.”
(Of the men who came to power with Diem in 1954-55, NOT ONE still held a cabinet portfolio when he was murdered in 1963.  Some were sent into exile in France or the US, and a few simply retired and maintained a "wait-and-see" attitude in Saigon.  Another imitation of Communist totalitarian methods was Ngo Dinh Nhu's Can-Lao Nhan-Vi Cach Mang Dang, which became the perfect hierarchie paralle’le, with its secret membership and five-men cells whose members knew only each other, and "action groups" that could swiftly and quietly do away with bothersome oppositionists...As it was, the Diem regime erred on both counts: Its army never became really proficient, and its officer corps remained disloyal to its civilian masters and connived in their demise.
In his description of the Can Lao, John C. Donnell defined the Can-Lao as a "powerful elite political party whose members are commonly believed to belong to other political parties also and to dominate them."  In other words, it did within its own system exactly what a Communist Party would do: It spied on its own friends, infiltrated its own allies, and acted as a "state within a state" in its own government's machinery.  If nothing else, this would brand the South Vietnamese regime as a sort of anti-Communist "people's democracy" whose major difference from its Communist North Vietnam TWIN was its attitude toward the practice of Catholicism and the ownership of rubber plantations.)
11.  "An Eye For The Dragon" của Dennis Bloodworth; Farrar, Straus & Giroux, New York 1970, trang 209. Ông Dennis Bloodworth là Thông tín viên Viễn Đông của tạp chí Anh The Observer, ông là một chuyên gia về châu Á trong nhiều thập kỷ (1930-1970). Từ 1954 đến 1973, ông đặc biệt theo dõi tình hình Đông Dương, và cho ra đời tác phẩm An Eye for the Dragon: South-East Asia.

Cho tới năm 1963 mật vụ của ông Diệm đã bắt giữ hoặc đẩy vào tay những kẻ thù hầu như mọi người quốc gia có tên tuổi đã chiến đấu cho tự do của đất nước trong 20 năm trước.  Ông ta và gia đình đã đàn áp mọi đối lập, chất đầy nhà tù, bịt miệng báo chí, gian lận bầu cử, và bám vào quyền lực.” 
(... By 1963 Diem's secret police had picked up or pushed into the arms of his enemies nearly every prominent nationalist who had fought for the freedom of his country during the previous 20 years.  He and his familly suppressed all opposition, filled the jails, muzzled the press, rigged the elections, and clung to all power…)
12.  " Intervention and Revolution" của Richard J. Barnet, A Meridian Book, New York 1972, trang 233-235. Ông Richard J. Barnet là một Học giả, tốt nghiệp luật sư   Harvard Law School. Sáng lập viên Viện Nghiên cứu Institute for Policy Studies, đã từng là nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ và là thành viên của Council on Foreign Relations.
“Khuyến cáo rằng “nếu bầu cử được tổ chức ngày nay (1956) thì tuyệt đại đa số dân Việt sẽ bầu cho Cộng sản,” Cherne tuyên bố rằng uy tín của Mỹ ở Á Châu tùy thuộc vào sự ngăn chận cuộc bầu cử này.  Phương pháp giải quyết là củng cố lớp người Công giáo ở miền Nam Việt Nam, chỉ có những người này mới có lý do thuộc về lý tưởng chống Cộng.  Nhà văn Công giáo người Anh, Graham Greene, đã mô tả việc Mỹ sử dụng giáo hội Công giáo trong cuộc chiến tranh lạnh ở Việt Nam như sau:
Chính cái ý hệ Công giáo đã  làm cho chế độ của ông Diệm sụp đổ, vì sự sùng tín của ông ta đã bị các cố vấn Hoa Kỳ khai thác cho đến khi giáo hội Công giáo ở Việt Nam ở trong cơ nguy cùng chung số phận bất thiện cảm của người dân Việt đối với Mỹ...Những khoản tiền to lớn được dùng để tổ chức những cuộc đón tiếp quan khách ngoại quốc và tạo nên ý niệm giáo hội Công giáo là của Tây phương và là đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh.  Trong những trường hợp hiếm hoi mà ông Diệm đi kinh lý những vùng trước đây bị Việt Minh chiếm, bao giờ cũng có một linh mục ở bên cạnh, và thường là một linh mục Mỹ...
 Điều quan tâm chính của chính quyền Diệm là sự an toàn của chính quyền.  Chính quyền Diệm sợ rằng cuộc bầu cử dự định tổ chức vào tháng 7, 1956 đưa đến sự thắng lợi của Hồ Chí Minh và chấm dứt quyền lực của những chính trị gia không Cộng sản..
Những ước tính của cơ quan tình báo quốc gia CIA, soạn trong tháng 2, 1957, mô tả chế độ Diệm như sau:
Chế độ Diệm phản ánh ý nghĩ của ông Diệm.  Một bộ mặt chính quyền đại diện cho dân được duy trì, nhưng thực chất chính quyền là độc tài.  Quyền lập pháp của quốc hội  bị hạn chế gắt gao; quyền tư pháp chưa phát triển và tùy thuộc quyền hành pháp; và những nhân viên trong ngành hành pháp không gì hơn là những tay sai của ông Diệm.  Không có một tổ chức đối lập nào, dù trung thành hay không, được phép thành lập, và mọi chỉ trích chính quyền đều bị đàn áp...Quyền lực và trách nhiệm tập trung nơi ông Diệm và một nhóm nhỏ gồm có những thân nhân của ông Diệm, những người quan trọng nhất là ông Nhu và ông Cẩn.”
Chế độ độc tài của ông Diệm, dựa trên một mạng lưới mật vụ, tòa án quân sự, và công chức tham nhũng, tuyên bố không những chiến đấu chống Cộng mà cho tới năm 1957 Cộng sản vẫn chưa có hoạt động gì, mà còn chống bất cứ nhóm nào không chắc là trung thành với ông Diệm.  Thật vậy, nhiều người không-Cộng-sản vào tù hơn là người Cộng sản.
 ... Sự chuyên chế của ông Diệm, sự thiên vị trơ trẽn của hắn đối với những người  Công giáo tị nạn từ ngoài Bắc vào so với phần còn lại của dân chúng, và sự bạo hành của hắn đối với mọi người không đồng quan niệm chính trị với hắn đã tạo nên một sự liên kết chống hắn mà hắn rất sợ.”
 (Warning that "if the elections were held today the overwhelming majority of Vietnamese would vote Communist," Cherne declared that American prestige in Asia was dependent upon preventing that result.  The answer was to strengthen the Catholic faction in South Vietnam, who alone among Vietnamese had ideological reasons to be against the communists.  The British Catholic writer Graham Greene has described the American use of the Catholic Church
in fighting the Cold War in Vietnam:
 It is a Catholicism which has helped to ruin the government of Mr. Diem, for his genuine piety...has been exploited by his American advisors until the Church is in danger of sharing     the unpopularity of the US...Great sums are spent on organized demonstration for the visitors, and an impression is given that the Catholic Church is occidental and an ally of the US in the     cold war.  On the rare occasions when Mr. Diem has visited the areas formerly held by the Viet Minh, there has been a priest at his side, and usually an American one.
... The major interest of the Diem government was its own security.  It feared that the elections scheduled for July, 1956, would spell a victory for Ho Chi Minh and the end of power for noncommunist politicians....
The CIA national intelligence estimates prepared in February, 1957, described the Diem regime in these words:
Diem's regime reflects his idea.  A facade of representative government is maintained, but the government is in fact essentially authoritarian.  The legislative powers of the National Assembly are strictly circumscribed; the judiciary is underdeveloped and subordinate to the executive; and the members of the executive branch are little more than the personal agents of Diem.  No organized opposition, loyal or otherwise, is tolerated, and critics of the regime are often repressed...The exercice of power and responsibility is limited to Diem and a very small circle mainly composed of his relatives, the most important being Nhu and Can.
... Diem's dictatorship, supported with a network of informers, military tribunals, and corrupt functionaries, declared war not only on the communists, who until 1957 were quiescent, but also against any group whose personal loyalty was not assured.  Indeed, more non-communists than communists ended up in Diem's jails.
... Diem's despotism, his shameless favoring of Catholic refugees from the North over the rest of the population, and his persecution of all political dissidents produced the coalition against him that he dreaded.)
13.  "Vietnam Revisited" của David Dellinger, trang 35. Ông David Dellinger tốt nghiệp Yale (Mỹ) và Oxford (Anh), ông cũng theo học tại Chủng viện Thần học Union Theological Seminary (New York). Là một Luật sư thuộc đảng Cọng hòa, ông còn là bạn của Tổng thống Calvin Coolidge. Ông là khôi nguyên giải thưởng Peace Abbey Courage of Conscience.

Ngay từ lúc đầu ông Diệm đã có khuynh hướng toàn trị và gia đình trị mà 8 năm sau dư luận quần chúng lên án chính quyền của ông ta. “Khuynh hướng toàn trị” của ông Diệm đã đưa đến việc thành lập một đảng chính trị riêng tư, đảng cần Lao, một đảng duy nhất. 
Đảng Cần Lao cũng phục vụ hắn như là mật vụ, dập theo khuôn mẫu của Nhật Bản trong Thế Chiến II – mà ông Diệm đã nghiên cứu kỹ chi tiết.
Như chúng ta đã thấy, đảng này đã giết hại 90,000 người và cầm tù 800,000 trong đó có nhiều người bị tra tấn.
 … Khi ông Diệm về Việt Nam năm 1954, một người Công giáo theo lệnh của một thế lực ngoại quốc về cai trị một nước mà 80% là Phật tử, CIA đã thuê vài trăm người để hoan hô hắn tại bến tàu.  
Nhưng cả CIA lẫn những giới chức Mỹ ủng hộ ông Diệm đều không làm sao làm ngược được sự kiện là ông Diệm không có sự ủng hộ của quần chúng, chính sách đàn áp đẫm máu của ông Diệm đối với từ các nhà sư Phật giáo và các tín đồ Hòa Hảo, Cao Đài cho tới những nông dân yêu nước, giới tư sản tôn trọng luật pháp, trật tự và một chút công lý, và những tướng lãnh đối thủ – “kéo theo (và đã xảy ra) tất cả những khó khăn vì một con người với nhân cách như vậy.”
(From the very beginning Diem displayed that tendency toward autocracy and family rule for which the mass media would belatedly condemn his administration 8 years later.
Diem's "tendency toward autocracy" led to the formation of a private political party, the Can Lao, which was the only party.
The Can Lao also served as a secret police, modeled after the system the Japanese used in Vietnam during WWII - which Diem had studied in detail.
It also produced, as we have seen, the death of 90,000 opponents and the imprisonment of another 800,000, with many of them tortured...
... When Diem first arrived in Vietnam in 1954, a Catholic coming to rule at the behest of a foreign power in a country whose population was 80% Buddhists, the CIA had hired a crowd of several hundred "welcomers" to greet him at the dock.
But not even the CIA and Diem's more respectable US backers could permanently counteract his lack of an indigenous base, his bloody suppression of all opposition, from Buddhist monks and members of the Hoa Hao and Cao Dai indigenous religions to peasant patriots, bourgeois devotees of law, order and a modicum of justice, and rival generals - "all the difficulties the presence of such a personality would [and did] entail.")
14.  "Vietnam: Why Did We Go?" của Avro Manhattan, Chick Publication, California 1984, trang 56 & 89. Ông Avro Manhattan là một Triết gia và cũng là tác gia người Anh. Tốt nghiệp Đại học Sorbonne (Pháp) và London School of Economics (Anh), từng được Hoàng gia Anh phong tước Hiệp sĩ Knight of Malta. Ông là tác giả của hơn 20 cuốn sách, chủ yếu về Tòa thánh Vatican, trong  đó có 4 cuốn có liên hệ đến Việt Nam, mà cuốn được tham chiếu nhiều nhất là “Vietnam – Why Did We Go ?
Tổng thống Ngô Đình Diệm của Nam Việt Nam là một ngưòi theo đạo Công giáo cai trị Nam Việt Nam bằng một bàn tay sắt.  Ông ta thật tình tin rằng Cộng sản là ác và giáo hội Công giáo là duy nhất.  Ông ta đã được hồng y Spellman và giáo hoàng Pius XII  trồng vào cái ghế tổng thống.  Ông ta đã biến cải ngôi vị tổng thống thành một nhà độc tài Công giáo, tàn nhẫn nghiền nát những đối lập chính trị và tôn giáo.
Nhiều nhà sư Phật giáo tự thiêu để phản đối những sự bạo hành tôn giáo của ông ta.  Sự bạo hành kỳ thị đối với người phi-Công giáo, đặc biệt là các Phật tử, đã gây nên sự rối loạn trong chính phủ và trong quân đội thì quân nhân đào ngũ hàng loạt.  Điều này đưa đến sự can thiệp quân sự của Mỹ.
Trong chính sách khủng bố này ông ta được sự phụ giúp của hai người anh em Công giáo, người đứng đầu mật vụ (Ngô đình Nhu) và tổng giám mục ở Huế (Ngô đình Thục).
Người ta ghi nhận rằng, và những con số sau đây tuy không được chính quyền chính thức khẳng định nhưng có thể coi là đáng tin cậy, là trong thời gian kinh hoàng từ 1955 đến 1960 – ít nhất là có 24,000 người bị thương, 80,000 bị hành quyết hay bị ám sát, 275,000 người bị cầm tù, thẩm vấn hoặc với tra tấn hoặc không, và khoảng 500,000 bị đưa đi các trại tập trung.  Đây chỉ là những con số ước tính bảo thủ, khiêm nhường.Đặt quyền lợi quốc gia ra đàng sau để đẩy mạnh quyền lợi tôn giáo của hắn, kết quả là tên độc tài Diệm đã đưa đất nước xuống vực thẳm.”
(President Ngo Dinh Diem of South Vietnam was a practicing Catholic who ruled South Vietnam with an iron fist.  He was a genuine believer in the evil of Communism and the uniqueness of the Catholic Church.  He had originally been "planted" into the presidency by Cardinal Spellman and Pope Pius XII.  He transformed the presidency into a virtual Catholic dictatorship, ruthlessly crushing his religious and political opponents.  Buddhist monks committed suicida by fire, burning themselves alive in protest against his religious persecutions.  His discriminatory persecution of non-Catholics, PARTICULARLY BUDDHISTS, caused the disruption of the government and mass desertions in the army.  This eventually led to US intervention in South Vietnam.
In this terrorization he was aided by his two Catholic brothers, the Chief of the Secret Police and the Archbishop of Hue.
... It has been reckoned, and the figures although lacking any official confirmation are considered to be concretly reliable, that during this period of terror - that is from 1955 to 1960 - at least 24,000 were wounded, 80,000 people were executed or otherwise murdered, 275,000 had been detained, interrogated with or without torture, and about 500,000 were sent to concentration or detention camps.  This is a conservative estimate.
... With the result that by relegating the interest of his country to the background, so as to further the interests of his religion, dictator Diem finally brought his land into the abyss.)
15. "Nobody Wanted War" của Ralph K. White, A Doubleday Anchor Book, New York 1970, trang 91. Ông Ralph K. White là Tiến sĩ Tâm lý học từ Stanford, giáo sư đại học Stanford, Cornell và Ohio State. Ông đã từng là chuyên gia phân tích của CIA, USIA, và  Bộ Ngoại giao Mỹ, và là tác giả của gần 10 tác phẩm về tác động tâm thần trong và sau chiến tranh.

“Ông Diệm, người em dở điên và vợ của y (Nhu và vợ), đã làm cho mọi nhóm quan trọng trong nước, kể cả nhóm chống Cộng thực tế nhất, nhóm này đã thấy rõ gia đình Diệm đã hạ thấp và làm yếu đi cuộc tranh đấu chống Cộng, và sau cùng cả những sĩ quan cao cấp trong quân đội, những người mà mọi tên độc tài không được lòng người phải trông cậy vào họ để sống còn, xa lìa.
Theo Malcolm Browne, chế độ Diệm đã bị cả nước oán ghét.  Nếu nhà Ngô còn cầm quyền cho đến ngày nay (1965) thì chắc chắn là Việt Nam sẽ hoàn toàn là Cộng sản.”
 
(Diem, his half-mad brother Nhu and his brother's wife had alineated one by one every important group in the country, including most of the realistic anti-Communists who saw how the Ngo family was debassing and weakening the anti-Communist struggle, and at last including the upper echelon of the armed forces, on which every unpopular dictator must rely for survival.
According to Malcolm Browne, there was a "sweeping hatred" of the regime throughout the country.  If the Ngo family had remained in charge there is little doubt that Vietnam would be entirely Communist today. (1965).)
16. "The Political Economy of Human Rights. Vol I" của Noam Chomsky and Edward S. Herman, Black Rose Books, Canada 1979, trang 30, 302-303. Ông Noam Chomsky là Tiến sĩ Ngôn ngữ học ở Đại học Pensylvania, giáo sư ở Viện Công nghệ MIT. Ông là cha đẻ một số lý thuyết triết học trong ngôn ngữ học và chính trị học, được mời giảng thuyết và nhận bằng tiến sĩ danh dự ở 37 Đại học, trong đó có 22 Đại học ngoại quốc trên 4 lục địa.

Joseph Buttinger, một cố vấn của ông Diệm lúc đầu và là người  đã bày tỏ sự ủng hộ ông Diệm nồng nhiệt nhất trong thập niên 1950, khẳng định rằng gọi ông Diệm là phát xít thì không thích hợp vì, tuy chế độ Diệm có tất cả những sự xấu xa của chế độ phát xít, ông Diệm thiếu cơ sở quần chúng mà Hitler và Mussolini đã có thể tập hợp được.
… Theo Jeffrey Race, một cựu cố vấn quân sự Mỹ cho Nam Việt Nam có rất nhiều tài liệu về lịch sử Việt Nam cận đại, chính quyền Diệm đã khủng bố người dân nhiều hơn là phong trào cách mạng nhiều – thí dụ, thủ tiêu các cựu kháng chiến quân Việt Minh, bắn pháo binh vào những “làng cộng sản” và bắt bớ những người “có thiện cảm với cộng sản”.  Cũng chính vì những chiến thuật đó mà lực lượng của phong trào cách mạng càng ngày càng gia tằng ở Long An từ 1960 đến 1963.
… Sử gia của Ngũ Giác Đài  viết về “bệnh gần như hoang tưởng của ông Diệm lo lắng về vấn đề an ninh,” đưa đến những chính sách “khủng bố toàn diện nông dân Việt Nam, và làm suy giảm trầm trọng sự ủng hộ chế độ của quần chúng.”
Sự dùng bạo lực quá mức và trả thù những người cựu kháng chiến của Diệm là sự vi phạm trắng trợn Hiệp Định Genève (Khoản 14c), cũng như là sự từ chối không thi hành điều khoản tổng tuyển cử trên toàn quốc (vào tháng 7, 1956) của Diệm.  Lý do chính mà Diệm từ chối không thi hành điều khoản này vào những năm 1955-56 (tổ chức và tổng tuyển cử trên toàn quốc) thật là hiển nhiên: viên quan lại ly hương nhập cảng từ Mỹ vào chỉ có một sự ủng hộ tối thiểu của quần chúng và ít có hi vọng thắng trong một cuộc tổng tuyển cử ... Ông Diệm là mẫu người điển hình của một tên bạo chúa phát xít, dùng khủng bố để bù đắp cho sự thiếu hụt sự ủng hộ của quần chúng ...”
(Joseph Buttinger, an early advisor to Diem and one of his most outspoken advocates in the 1950s, contends that the designation "fascist" is innapropriate for Diem because, although his regime had most of the vicious characteristics of fascisme, he lacked the mass base that a Hitler or Mussolini could muster.
... According to Jeffrey Race, a former US Army advisor in South Vietnam who had access to extensive documentation on recent Vietnamese history, ..the government terrorized far more than did the revolutionary movement - for example, by liquidations of former Vietminh, by     artillery and ground attacks on "communist villages" and by roundups of "communist sympathizers".  Yet it was just these tactics that  led to the constantly increasing strength of the revolutionary movement in Long An from 1960 to 1963.
... The Pentagon historian refers to "Diem's nearly paranoid preoccupation with security," which led to policies that "thoroughly terrified the Vietnames peasants, and detracted significantly from the regime's popularity."
... Diem's extensive use of violence and reprisals against former Resistance fighters was in direct violation of the Geneva Accords (Article 14c), as was his refusal to abide by the election proviso.  The main reason for Diem's refuse to abide by this mode of settlement in 1955-56 was quite evident: the expatriate mandarin imported from the US had minimal popular support and little hope for winning in a free election...Diem was a typical subfascist tyrant, compensating for lack of indigenous support with extra doses of terror...)
17.  "The American Pope" của John Cooney, A Dell Book, New York 1984, trang 309-312. Ông John Cooney là một Phóng viên báo Wall Street Journal, cũng là một trong 4 người đã từng trách nhiệm viết Tự truyện cho Hồng y Mỹ Francis Spellman, vị giáo chức Công giáo La Mã đở đầu cho ông Ngô Đình Diệm thâm nhập vào chính giới Mỹ và sau đó là Tổng Tuyên úy của Quân đội Mỹ tại Nam Việt Nam.

“Lập trường của (hồng y) Spellman về Việt Nam phù hợp với những mong ước của giáo hoàng.  Malachi Martin, một cựu tu sĩ dòng tên phục vụ tại Vatican trong những năm Mỹ leo thang chiến tranh ở Việt Nam, nói rằng giáo hoàng muốn Mỹ ủng hộ ông Diệm vì giáo hoàng đã bị người anh của ông Diệm, Tổng giám mục Thục, ảnh hưởng.  “Giáo hoàng quan tâm đến sự càng ngày càng thắng lợi của Cộng sản do đó làm suy yếu giáo hội,” Malachi xác nhận rằng: “Giáo hoàng ra lệnh cho Spellman khuyến khích Mỹ tham chiến ở Việt Nam.”
Do đó Spellman xếp đặt một chiến dịch hòa điệu kỹ càng để dựng lên chế độ Diệm.  Qua báo chí và vận động trong hậu trường ở Washington, vấn đề đối đầu chống Cộng ở Đông Dương được phổ biến rộng rãi ở Mỹ.
Spellman và Kennedy cũng còn giúp lập lên một nhóm vận động hậu trường Washington.  Chủ trương của sự đồng minh này là chống Cộng và phát huy ý hệ Công giáo.
... Do đó, rất nhiều người Mỹ tin rằng Việt Nam là một quốc gia phần lớn là Công giáo.  Một phần của cái ấn tượng sai lầm này là kết quả của việc Diệm lên cầm quyền.  Với sự giúp đỡ của CIA tổ chức cuộc bầu cử gian lận năm 1955, ông Diệm hủy bỏ chế độ quân chủ và Bảo Đại bị cưỡng bức phải sống trong cảnh lưu đầy.  Cái màu sắc Công giáo đậm đà trong cuộc vận động hậu trường Việt Nam cũng góp phần tạo nên quan niệm sai lầm trên.  Còn một yếu tố khác là sự đặt mình vào trong đường lối trên của Spellman.
... Sự tuyên truyền của Spellman về bản chất Công giáo của chính quyền Diệm đã làm rõ rệt thêm hình ảnh không đẹp về vị thế của giáo hội ở Việt Nam.  Cái bản chất tôn giáo của chính quyền Diệm và những vấn đề chính quyền đó tạo ra đã được ghi nhận bởi Graham Greene, một tín đồ Ca Tô, trong một bài viết từ Saigon, in trong tờ London Sunday Times ngày 24 tháng 4, 1955:
“Một cuộc viếng thăm không thích hợp của Hồng y Spellman đã được tiếp nối bởi những cuộc viếng thăm của Hồng y Gillroy và Tổng Giám mục ở Canberra.  Những số tiền lớn lao đã được dùng để tổ chức những cuộc biểu tình đón tiếp những vị khách này, đưa ra một ấn tượng là giáo hội Ca Tô là của Tây phương và là đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh.
... Nam Việt Nam, thay vì đối đầu với chế độ toàn trị của miền Bắc bằng những bằng chứng về tự do, lại rơi vào một chế độ độc tài bất hiệu lực: dẹp bỏ báo chí, kiểm duyệt chặt chẽ, lưu đầy bằng lệnh của chính quyền thay vì phải được xét xử ở tòa án.  Thật là bất hạnh khi một chính quyền như vậy lại đồng nhất hóa với một đức tin.  Ông Diệm rất có thể đã để lại trên đất nước có tinh thần khoan nhượng này một di sản chống-CaTô.”
 (Spellman's Vietnam stance was in accordance with the wishes of the Pope.  Malachi Martin, a former Jesuit who worked at the Vatican during the years of the escalating US committment to VN, said the Pope wanted the US to back Diem because the Pope had been influenced by Diem's brother, Archbishop Thuc. 
"The Pope was concerned about Communism making more gains at the expense of the Church," Martin averred. "He turned to Spellman to encourage American committment to Vietnam."
Thus Spellman embarked on a carefully orchestrated campaign to pop up the Diem regime.  Through the press and a Washington lobby, the problem of confronting anti-Communism in Indochina became widely known in America.
Spellman and Kennedy also helped form a pro-Diem lobby in Washington.  The rallying cries were anti_Communism and Catholicism.
... To a large extent, many Americans came to believe that Vietnam was a preponderantly Catholic Nation.  This misimpression resulted partly from Diem's emergence as ruler.  With the help of CIA-rigged election in 1955, Diem abolished the monarchy and Bao Dai was forced to live in exile.  The heavily Catholic hue to the Vietnam lobby also accounted for much of the widespread belief.  Still another factor was Spellman's identification with the cause.
 ... Spellman's propagandizing of the Catholic nature of Diem's regime reinforced a negative image of the Church's position in Vietnam.  The sectarian nature of Diem's government and the problems of that government were noted by the writer Graham Greene, himself a Catholic, in a dispatch from Saigon printed in the London Sunday Times on April 24, 1955:
An unfortunate visit by Cardinal Spellman has been followed by those of Cardinal Gillroy and the Archbishop of Canberra.  Great sums are spent on organizing demonstrations for the visitors, and an impression is given that the Catholic Church is occidental and an ally of the US in the cold war.
...The South, instead of confronting the totalitarian North with the evidence of freedom, has slipped into an inefficient dictatorship: newspapers suppressed, strict censorship, men exiled by administrative order and not by judgement of the courts.  It is unfortunate that a government of this kind should be identified with one faith.  Mr. Diem may well leave his tolerant country a legacy of anti-Catholicism.)
18.The Final Superstition” của Joseph L. Daleiden, Prometheus Books, New York, 1994, trang 62). Ông Joseph L. Daleiden là một Kinh tế gia Mỹ, chuyên gia phân tích các chính sách công cọng. Ông viết sách về nhiều lãnh vực, kể cả thần học, triết học và xã hội học. Hai tác phẩm khẳng định tên tuổi của ông trong giới học thuật là The Final SuperstitionThe Science of Ethics.
"Spelllman là người chủ chốt của giáo hoàng làm cho Mỹ tham chiến  sâu đậm ở Việt Nam.  Theo một bức thư chính thức của Vatican, giáo hoàng "dùng Spellman để khuyến khích Mỹ tham chiến ở Việt Nam."
Mọi  viện trợ  nhân đạo  cho miền Nam đều đi qua các cơ sở của giáo hội Công Giáo và chỉ có những người Công Giáo là được ông Diệm  bổ nhiệm vào trong chính phủ.  Tuy rằng những chính sách như vậy đưa đến việc cải đạo hàng loạt, số tín đồ Công Giáo chỉ chiếm vào khoảng từ 12 tới 13 phần trăm của dân số miền Nam.  Không lạ lùng gì mà khối đa số Phật Giáo bất bình đưa đến việc công khai chống đối chính sách của ông Diệm.  Tình trạng ngày càng suy kém, ông Diệm đã dùng đến biện pháp bắt giữ hàng loạt, đàn áp Phật tử, đóng cửa chùa chiền và tu viện.  Qua kinh nghiệm quá khứ, Giáo hội chắc hẳn đã biết rằng sự đàn áp chỉ làm cho lý tưởng mạnh hơn.  Trước sự quan sát kinh hoàng của thế giới, giới Phật tử đã phải dùng tới hành động chống đối tiêu cực rốt ráo và nhiều tăng sĩ đã tự thiêu.  Trong những khoảng thời gian đáng sợ đó, tôi, một tín đồ Công Giáo, không nhớ có một lời chỉ trích chính sách của ông Diệm từ một linh mục hay giám mục Công Giáo  nào.  Tuy nhiên, sự việc đã lên quá mức đối với Tổng Thống John Kennedy, ông ta thôi không ủng hộ ông Diệm nữa.  Ít lâu sau đó ông Diệm bị hành quyết trong một cuộc lật đổ chính quyền.  Qua cái diễn tiến kinh khủng này vai trò của giáo hội đã theo đúng cái tiến trình lịch sử nhơ nhớp của giáo hội."
(Spellman was the papal point man to lead America into  deeper  involvement  in  Vietnam.  According  to  a Vatican official letter, the pope "turned to Spellman to encourage American commitment to Vietnam."
All US relief to the South was funneled through the Catholic Church's agencies and only Catholics were appointed to  government  positions by Diem.  Although these policies resulted in a wave of conversions, Catholics still made up only about 12 to 13 percent of the South Vietnamese population.  Not surprisingly, the resentment among the Buddhist majority soon resulted in their open resistance to Diem's policies.  As the situation deteriorated, Diem resorted to mass arrests and suppression of the Buddhists, closing shrines and monateries.  As the Church should have known from its own early experience, persecution can only strengthen a cause.  As a horrified world watched, the Buddhists resorted to the ultimate act of passive resistance and several monks set themselves ablaze.  During these terrible times, when I, too, was a Catholic, I don't recall one word of criticism of Diem's policies from a Catholic priest or bishop.  However, it finally became too much for President John Kennedy, who withdrew US support for Diem.  Diem was soon executed in a coup.  Throughout this dreadful ordeal the role of the Church followed true to the course of its sordid history.)
19.  "America's Longest War" của George C. Herring, John Wiley & Sons,  New York 1979, trang 62-65. Ông George C. Herring là Tiến sĩ Sử học tại University of Virginia. Ông là Giáo sư Danh dự về Lịch sử tại đại học University of Kentucky và giáo sư thỉnh giảng tại Trường Võ bị West Point. Là một chuyên gia về lịch sử bang giao quốc tế của Mỹ, ông chủ yếu đặt trọng tâm các nghiên cứu vào chủ đế Việt Nam. Ông được giải thưởng Robert Ferrell 2008 của “Hội các nhà Sử học về Bang giao Quốc tế của Hoa Kỳ” (SHAFR).
“Để làm vui lòng các cố vấn Mỹ, thỉnh thoảng ông Diệm cũng nói trên đầu môi chót lưỡi về dân chủ, nhưng trong thực hành hắn nắm lấy những quyền lực tuyệt đối.  Đích thân hắn ngự trị ngành hành pháp của chính phủ, dành cho ông ta và anh em mà ông ta đã đưa ba người vào nắm ba chức trong nội các có sáu bộ, mọi quyền quyết định.  
Sự tấn công dữ dội của ông Diệm vào những đối lập chính trị đã gây nên sự bất mãn trong các thành phố cũng như ở thôn quê.  Báo chí chỉ trích chính phủ bị đóng cửa ngay.. Dùng quyền hành trong các sắc lệnh của tổng thống, chính quyền Diệm đã lùa vào những “ trại cải huấn” nhiều ngàn người Việt Nam, cộng sản cũng như không cộng sản, những người bị coi như là đe dọa cho trật tự công cộng.  Chương trình cải huấn lúc đầu nhắm vào các thành phần kháng chiến Việt Minh ở lại miền Nam, nhưng rồi với thời gian chương trình này được áp dụng cho bất cứ ai dám chống đối chính quyền.
...”Chính quyền có khuynh hướng cai trị dân với lòng nghi ngờ và cưỡng bức”, một phúc trình tình báo của Mỹ kết luận năm 1960, và “đã được đáp ứng bởi thái độ bất thiện cảm và bất mãn của người dân”.   
(To please his American advisors, Diem occasionally paid lip-service to democracy, but in actual practice he assumed absolute powers.  He personally dominated the executive branch of government, reserving to himself and his brothers, three of whom were appointed to a cabinet of six, all power of decision-making.
... Diem's vigorous assault against political opponents spawned rising discontent in the cities as well as the countryside.  Newspapers which criticized the government were promptly shut down...Using authority handed down in various presidential ordinances, the government herded into "reeducation centers" thousands of Vietnamese, Communists and non-Communists alike, who were alleged to be threats to public order.  The reeducation program was originally aimed at the Viet Minh "stay-behinds," but in time it was extended to anyone who dared speak out against the government.
... The government "has tended to threat the population with suspicion or coerce it," an American intelligence report concluded in 1960, "and has been rewarded with an attitude of apathy or resentment.”)
20.  "Unwinding the Vietnam War: From War Into Peace" của Reese Williams, The Real Comet Press, Seattle 1987, trang 431. Ông Reese Williams là tác giả của một số sách nhưng ông được biết đến nhiều hơn cả qua vai trò Tổng biên tập của Tuyển tập Unwinding the Vietnam War: From War Into Peace của 25 học giả, nghệ sĩ, nhà báo, cựu chiến binh, người tị nạn…
Sau khi Pháp bị đánh bại và có vẻ như nền độc lập (của Việt Nam) sẽ tới, theo hiệp định Genève.  Nhưng thay vào đó Mỹ đã nhảy vào, quyết định là Hồ (Chí Minh) không được thống nhất đất nước đang tạm thời chia cắt, và những nông dân lại cảnh giác khi chúng ta ủng hộ một trong những tên độc tài đồi bại nhất của thời hiện đại – Thủ tướng Diệm, người chúng ta chọn.  Người nông dân cảnh giác  và co rúm người lại khi ông Diệm tàn nhẫn dẹp mọi đối lập, hỗ trợ những tên địa chủ bóc lột họ, và từ chối thảo luận với Bắc Việt về sự thống nhất của đất nước
 (After the French were defeated it looked as if independence would come again through the Geneva Agreements.  But instead there came the US, determined that Ho should not unify the temporarily divided nation, and the peasants watched again as we supported one of the most vicious modern dictators - our chosen man, Premier Diem.  The peasants watched and cringed as Diem ruthlessly routed out all opposition, supported their extortionist lanlords, and refused even to discuss reunification with the North.)
(From an address delivered by Dr. Martin Luther King in New York City on  April 4, 1967).
*      *
*
Trên đây chỉ là 20 lời phê phán điển hình về con người lãnh đạo Ngô Đình Diệm và chế độ Đệ Nhất Cọng hòa của một số trí thức Mỹ, trong số hàng trăm lời phê phán tương tự khác.  Chúng ta cũng nên để ý là hơn phân nửa số tài liệu trích dẫn ở trên được viết sau năm 1975.  
Nếu độc giả muốn đọc những lời phê phán của chính người Việt sống tại miền Nam Việt Nam từ sau 1954, xin tìm đọc Hồi ký chính trị Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi (California, 1993) của cố Thiếu Tướng Đỗ Mậu, trong đó, ở phần cuối, có 100 lời phê phán của các nhân sĩ, chính trị gia, tướng lãnh, giáo sư đại học, nhà báo v.v... về ông Diệm và chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa.  Họ là những người có thẩm quyền để phê phán vì họ đã sống và quan sát trong thời kỳ đó, thậm chí họ còn là những người tham dự, trong hay ngoài, vào chế độ Diệm. Cuốn hồi ký chính trị này, viết bởi một người trong cuộc và một ký ức trải dài hơn 20 năm, với rất nhiều chi tiết lịch sử, vẫn là cuốn sách có giá trị nhất trong những cuốn viết về chế độ Ngô Đình Diệm. 

Tác giả cuốn khảo luận nỗi tiếng Viet Cong là Sử gia Douglas Pike, nguyên Giám đốc hai trung tâm  Indochina Archive Indochina Chronology  của Đại học  UC Berkeley, đã đánh giá hồi ký chính trị nầy là một tác phẩm lớn, mô tả chi tiết lịch sử nền Đệ Nhất Cọng hòa, với nhiều hồi tưởng và phân tích các biến cố lịch sử  (“A big book, this 1286-page autobiography of the well-known former ARVN general and GVN minister and vice-premier is also a detailed history of the Vietnamese first republic. There is a great deal of historical analysis here in addition to recounting of events” – Indochina Chronology, 1986).
Qua 20 lời phê phán của các tác giả ngoại quốc ở trên, chúng ta thấy nỗi bật hai điểm chính, phù hợp với những nghiên cứu khác và được chứng thực bởi thực tế lịch sử sau nầy:
■ Về cá nhân, ông Ngô Đình Diệm là người vô tài (giỏi xăm xoi chuyện nhỏ cụ thể nhưng lại lúng túng trước những chính sách vĩ mô lý thuyết), vô đức (thủ tiêu mạng sống của các nhà đối lập chính trị), nhu nhược (để cho anh em, gia đình và người đồng đạo khuynh loát chế độ và quốc gia). Được Hồng Y Spellman, với sự phụ giúp của ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles cùng một vài chính khách Công giáo Mỹ khác, theo lệnh của Vatican (Xem thêm Sắc lệnh năm 1949thông điệp Evengeli Praecones năm 1951 của Giáo hoàng Pius XII) đưa về cầm quyền ở Nam Việt Nam. 
Nhưng khi đã nắm được hoàn toàn quyền bính, thì chính cái bản chất Công giáo cuồng tín của ông Diệm đã quật ngược lại, làm hại đến bản thân ông, gia đình ông, tôn giáo ông và chế độ của ông.  Sách lược Công giáo hóa miền Nam (mà trước hết là Công giáo hóa bộ  máy công quyền) bằng thủ đoạn kỳ thị và tiêu  diệt các giáo phái khác của ông Diệm trong một nước mà Công giáo chỉ chiếm có 7% là một sách lược dại dột, một tự tử chính trị và một ô nhục văn hóa, dẫn đến sự oán ghét của tuyệt đại đa số người dân Việt Nam (trong 7 năm làm tổng thống,1956-1963, ông bị 7 lần chống đối từ ôn hòa đến vũ lực, từ đảng phái đến quân đội, từ trí thức đến tôn giáo). 
Thế nước, Lòng dân: 1960 và 1963























■ Về chế độ Ngô Đình Diệm thì đó là một chế độ bạo ngược, chuyên chế, dùng bạo lực chính trị (của đảng Cần Lao) và công an mật vụ (7 cơ quan chìm nỗi và 2 nhà tù biệt giam P42 và 9-Hầm không nằm trong hệ thống tư pháp) để khống chế đời sống chính trị quốc gia, do đó không có sự hậu thuẫn của quần chúng.  Đó là một chế độ độc tài, Công giáo trị và gia đình trị, quyết liệt không chấp nhận sự hiện diện của đối lập chính trị, dù cùng mục tiêu chống Cọng. Xử dụng Lập pháp và Tư pháp như  công cụ, và xem nhân viên chính phủ và quân đội như gia nô trong nhà. Những thành quả  trong 4 năm đầu tiên (1955-1959) chủ yếu là nhờ kinh viện và quân viện dồi dào của Mỹ, nhưng càng về sau, chế độ Diệm càng thất bại trong quốc sách chống Cọng mà ông Diệm đã cam kết với Mỹ. Vì vậy mà đến tháng 10/1961, chỉ  mới hơn một năm sau khi “Mặt trận Giải phóng miền Nam” thành lập, tình hình an ninh quốc gia đã suy sụp tồi tệ đến nỗi ông Diệm phài tuyên bố “Tình trạng khẩn cấp trên toàn lãnh thổ” (sắc lệnh 209/TTP); và qua tháng 3/1962, ông Diệm đã phải gửi thông điệp cầu cứu với 92 quốc gia trên thế giới xin giúp Việt Nam Cọng hòa chống Cọng sản xâm lăng [“Những ngày Chưa quên” (Đại Nam, 1969) của Đoàn Thêm và “Vietnam History, Documents and Opinions” của Marvin E, Gettleman].
Nguyễn Kha
1/2013 [Có dùng data từ Internet]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét