Thứ Hai, 11 tháng 2, 2013



LỊCH SỬ VIỆT NAM ĐÃ THAY ĐỔI TRONG NGÀY NÀY

Gordon M. Goldstein

LGT - Luận điệu quen thuộc của thành phần gọi là “hoài-Ngô” tại hải ngoại  để lý giải tại sao chế độ Ngô Đình Diệm bị sụp đổ năm 1963 là vì Tổng thống Kennedy muốn đưa quân vào miền Nam Việt Nam, nhưng ông Diệm chống lại quyết định nầy nên bị ông Kennedy ra lệnh lật đổ.

Đây là một luận điệu cực kỳ giản lược (oversimplification) để vừa đánh bóng lãnh tụ vừa giải thích một chuổi biến cố lịch sử phức tạp mà không lý đến những yếu tố khác, nhất là yếu tố nội bộ của miền Nam Việt Nam.

Bảy cuộc chống đối chế độ của nhân dân miền Nam trong 8 năm cai trị (1955-1963), đàn áp và khống chế đối lập chính trị và kỳ thị tôn giáo, và cuối cùng là phản bội Hiến pháp khi thỏa hiệp với miền Bắc sau khi thảm bại trong công cuộc chống Cọng, ... đã không được thành phần “hoài Ngô” nầy nhắc đến. Xin đan cử 3 ông hoài-Ngô:

-          Các tài liệu phát hiện gần đây cho thấy Hoa Kỳ đã hoạch định cuộc đảo chánh lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm kể từ năm 1961, khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm từ chối không cho Hoa Kỳ đổ quân vào Việt Nam để mở rộng chiến tranh, và biến cố Phật Giáo vào tháng 5 năm 1963 được coi là một cơ hội tốt nhất để Hoa Kỳ thi hành quyết định của mình. (“Những Giờ Định Mệnh” - Tú Gàn, Sàigòn Nhỏ http://ngothelinh.tripod.com/NhungGioDinhMenh.html).

Tài liệu hoạch định nào? Của một Bộ (Ngoại giao?, Quốc phòng? CIA?) hay hoạch định cao cấp nhất của Tòa Bạch ốc ? Tại sao lại coi cuộc đấu tranh của Phật giáo, do chính ông Diệm chủ động phát khởi qua lệnh cấm treo cờ chứ không ai khác, lại là cơ hội cho “Mỹ đổ quân vào Việt Nam” ?

-          Tôi tán đồng lập trường của TT Ngô Đinh Diệm không chấp nhận cho quân đội Hoa Kỳ chiến đấu tại Việt Nam. Từ 1961, TT Diệm từ chối yêu sách của Hoa Kỳ (luật sư Joseph A. Amter, một tác giả phản chiến HK đã xác nhận trong cuốn "Vietnam Verdict A Citizen's History")". (Phỏng vấn ông Võ Như Nguyện , một cán bộ tâm phúc của ông Diệm thời chưa chấp chánh, của Từ Nguyên - Văn Nghệ Tiền Phong số 312).

Sách của Joseph Amter xác nhận như vậy vì đã được viết năm 1982. Ngược lại, hai cuốn sách “Lessons in Disaster” của Gordon M. Goldstein; và cuốn “Virtual JFK” cũa Giáo sư James Blight dựa trên những tài liệu được giải mật năm 2009 cho thấy 1 cách chính xác TT Kennedy không bao giờ muốn gửi quân tác chiến qua Việt Nam. Đây là lý do vì sao năm 1982, tác giả Amter đã viết mà không thể giải thích được ý kiến của McNamara và Tướng Taylor: “Again Kennedy dispatched McNamara and Taylor to Saigon (in 1963) to help him determine what to do next. Strangely enough, they brought back an optimistic report to the effect that the war was being won, and that if they could just get rid of Diem, a truly popular government could be organized around which all the South Vietnamese would rally. They predicted that if Diem was scuttled, the United States could begin withdrawing its troups almost immediately and that by 1965 a popular government would defeat the Communists and end the war.”]

-          “Thật vậy, năm 1963 Đại sứ Cabot Lodge ra mặt ủng hộ Phật giáo vì TT Diệm chống việc Mỹ hóa chiến tranh.” (Trích từ bài phỏng vấn cựu Đại tướng Cao Văn Viên của cựu Bộ trưởng Nội vụ thời Ngô Đình Diệm là ông Lâm Lễ Trinh ngày 27-1-2006 http://www.quocgiahanhchanh.com/mandamvoicuudaituong.htm ). Nếu hiểu “Mỹ hoá” là gửi lính Mỹ tác chiến vào VN thì ông cựu Đại tướng nầy hoàn toàn sai. Trước hết, trong tương quan Mỹ-Việt lúc bấy giờ, 16,000 ông Cố Vấn trong một quân đội “tân lập” từ kiểu-Pháp qua kiểu-Mỹ chính là những “bà Mụ” nắn nót hình hài của Quân đội rồi ! Thứ đến, cái quân đội của ông Cao Văn Viên tuy chưa được Mỹ hóa, nhưng đã “hồn Trương Ba, da hàng thịt” từ lâu rồi: Từ viên đạn đến lít xăng, từ lớp huấn luyện sĩ quan tham mưu cao cấp tại Mỹ đến bản đồ hành quân trên chiến trường, … đều được Made In USA.

Không những thành phần hoài-Ngô nầy giản lược hóa một biến cố lịch sử phức tạp như chính biến 1-11-1963 mà ngay chính luận điểm “chống Mỹ” họ đưa ra cũng dựa trên những thông tin thiếu sót và thậm chí sai sự thật.

Sự thật là trong năm 1963, trước sự lớn mạnh của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (ra đời 12/1960 ) và tình hình an ninh suy thoái đến độ chính phủ Diệm phải ban hành tình trạng khẩn cấp toàn quốc (10/1961 - Sắc lệnh 209/TTP) và kêu gọi 92 quốc gia trên thế giới giúp đở (3/1962), thì tuy có sự bất đồng trong quan điểm tiến hành chiến tranh tại Nam Việt Nam trong số những phụ tá của Tổng thống Kennedy, nhưng những tài liệu được phát hiện và giải mã mới đây nhất đều khẳng định rằng bản thân vị lãnh đạo tối cao và chung quyết của nước Mỹ đã không có ý định đưa quân vào Việt Nam trong năm 1963 đó. Ngược lại là khác, Tổng thống Kennedy còn cho chuẩn bị kế hoạch rút hết quân Mỹ, để cho Việt Nam tự chiến đấu một mình, không còn cả những “cố vấn”.

Như vậy thì ông Diệm “chống” ông Kennedy đưa quân Mỹ nào vào Việt Nam ?    

Bài viết dưới đây của Tiến sĩ Gordon Goldstein, Cố vấn về  những vấn đề An ninh cho Văn phòng Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc và cũng là Diễn giả thỉnh giảng tại Brown University (Rhode Island), đã xác định điều nầy. Và chiến tranh Việt Nam, như sau nầy chúng ta biết, chỉ được Mỹ hóa từ thời ông Johnson, rồi được Việt Nam hóa dưới thời ông Nixon. Cho nên, giá ông Kennedy mà không bị ám sát thì ông đã rút quân, và người Mỹ có lẽ đã không có một cuộc chiến mà họ gọi là  Vietnam War !  

  

     LỊCH SỬ VIỆT NAM ĐÃ THAY ĐỔI TRONG NGÀY NÀY
      Vụ ám sát Tổng thống Kennedy 45 năm trước đây đã Mỹ hóa chiến tranh Việt Nam


Gordon M. Goldstein

Los Angeles Times, 22-11-2008.


Vụ ám sát Tổng thống John F. Kennedy cách đây đúng 45 năm đã chấm dứt một cách đột ngột một thời kỳ mà những người ái mộ gọi là Camelot, một nhiệm kỳ Tổng thống đầy vẻ quyến rũ, thông minh, trí tuệ và cơ hội. Nhưng vụ ám sát cũng mang một hậu qủa sâu đậm: Ngày 22 tháng 11 năm 1963 là ngày có ý nghĩa sâu sắc nhất trong lịch sử của cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.

Không ai có thể biết được chắc chắn là nếu Tổng thống Kennedy còn sống thì ông sẽ giải quyết cuộc khủng hoảng ở Việt Nam như thế nào. Nhưng rõ ràng là ông đã quyết tâm ngăn ngừa Việt Nam trở thành một cuộc chiến tranh của Mỹ và ông sẽ rút toàn quân Mỹ ra khỏi Việt Nam trong nhiệm kỳ thứ hai.

Vào thời điểm Kennedy nhận chức Tổng thống năm 1961, mức độ can thiệp của Mỹ ở Đông Nam Á được giới hạn trong viện trợ vũ khí và một số ít cố vấn quân sự. Nhưng chế độ Ngô Đình Diệm lúc ấy ở Nam Việt Nam đang phải trực diện với một lực lượng nổi dậy ngày càng gia tăng của Cọng sản và tại Mỹ, áp lực gửi quân qua Việt Nam càng lúc càng nặng.

Trong một năm, các cố vấn Tổng thống đã trình cho ông sáu đề nghị để Mỹ hóa cuộc chiến đó. Trong một phúc trình, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara, Ngoại trưởng Dean Rusk, và Tướng Tổng tham mưu Liên quân đã nhận định là sẽ rất khó mà ngăn chận được chuyện “mất miền Nam nếu áp dụng một biện pháp nào khác hơn là  đem vào Việt Nam một số lượng quân Mỹ đáng kể.

Các cố vấn của Tổng thống Kennedy đã nói với ông là phải cần hơn 200,000 quân tác chiến mới đủ để bảo vệ chế độ miền Nam. Cố vấn An ninh Quốc gia, McGeorge Bundy, tin chuyện gửi quân Mỹ qua Việt Nam là quan yếu. Ông giải thích cho người Tổng thống đầy hoài nghi này về một quốc gia Đông Nam Á khác mà Kennedy đã không muốn can thiệp: “Sau 1954, vương quốc Lào không còn thực sự là đồng minh của ta nữa, trong khi Việt Nam là đồng minh của ta theo ý muốn của họ.”

Nhưng Tổng thống Kennedy đã không tiếp nhận những ý kiến này. Từ rất lâu trước khi trở thành Tổng thống, ông đã tỏ rõ tại Quốc hội lập trường chống đối lại kinh nghiệm thảm khốc của thực dân Pháp tại Việt Nam và coi đó như một bài học để nước Mỹ không bao giờ nên tham chiến trên lãnh địa này. Trong mùa Hè 1961, Tổng thống Kennedy tuyên bố là ông đồng ý với kết luận của Tướng Douglas MacArthur khuyến cáo nước Mỹ không nên tham dự vào một cuộc địa chiến ở Á châu. Ông nhấn mạnh là ngay cả một triệu bộ binh Mỹ cũng không đủ để thắng trận ở đấy. Ông chỉ muốn viện trợ quân sự và huấn luyện và sẽ không ra lệnh gửi quân bộ binh qua đó.

Trong ba năm làm Tổng thống, đôi khi Kennedy cũng có vài tuyên bố hiếu chiến về Việt Nam. Ông cũng tăng số cố vấn quân sự và huấn luyện lên khoảng 16,000. Nhưng cả hai ông McNamara và Bundy đều tin là Tổng thống Kennedy sẽ không Mỹ hoá cuộc chiến ở Việt Nam – ngay cả với cái giá phải trả là miền Nam Việt Nam sẽ bị Cọng sản hóa.

Tổng thống Kennedy hiểu là khi nước Mỹ không thể ngăn chận được đường mòn Hồ Chí Minh – con đường xâm nhập và tiếp tế từ Bắc Việt - thì nước Mỹ không thể nào thắng được quân nổi dậy Cọng sản. Muà Xuân 1962, Tổng thống Kennedy đã nói với một phụ tá: “Con đường mòn Hồ Chí Minh đó vừa là lý do có sẵn để chúng ta leo thang chiến tranh vừa là lý do có sẵn để giúp chúng ta bào chữa khi bại trận.”  Tổng thống Kennedy nghi ngại đến nổi ông đã nói với Michael Forrestal, một phụ tá ở tòa Bạch Ốc, cơ may để thắng Việt Cộng chỉ là 1 trên 100.

Đầu năm 1963, Tổng thống Kennedy nói với Lãnh tụ phe Đa số ở Quốc hội, Thượng Nghị sĩ Mike Mansfield, người chống leo thang chiến tranh ở Việt Nam, là ông sẽ bắt đầu rút giảm số cố vấn quân sự ở Việt Nam năm 1965, khi ông khởi đầu nhiệm kỳ hai. Ông cũng đã tiết lộ chương trình rút quân này với Roswell Gilpatric, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Nhưng tấn thảm kịch cuối tháng 11 năm 1963 ở Dallas đã thay đổi tất cả. 

Ai cũng biết chuyện gì đã xảy ra sau cái chết của Tổng thống Kennedy. Lyndon B. Johnson ứng cử Tổng thống năm 1964 và tháng 8 năm đó, ông dùng một sự cố mơ hồ ở Vịnh Bắc Việt để được Quốc hội chấp thuận một nghị quyết không giới hạn cho phép tấn công Bắc Việt Nam. Ngày 8 tháng 3 năm 1965, Johnson gửi một toán 3,500 Thủy quân Lục chiến đầu tiên đến Việt Nam. Trong vài tháng sau đó, ông gửi thêm 175,000 quân chiến đấu.

Nếu Tổng thống Kennedy đã không bị ám sát, ông sẽ đi vào năm 1965 với vị thế mạnh. Trong nhiệm kỳ hai này, ông sẽ không còn lo lắng phải lấy lòng cử tri để kiếm phiếu. Ông cũng không có một chính sách tự do Xã Hội Vĩ Đại như Johnson để phải nịnh các dân biểu hầu được Quốc hội chấp thuận. Ông đã lập một thói quen bác bỏ ý kiến của các cố vấn khi cần thiết. Và trong 4 năm chót làm Tổng thống này, ông sẽ hành xử như một anh hùng đại thắng Nga Sô Viết trong cuộc khủng hoảng hỏa tiễn ở Cuba. Một thành công về mặt an ninh quốc gia giúp cho uy tín của ông gia tăng gấp bội.

Ông Bundy đã suy tưởng về qúa khứ: “Vì vậy Tổng thống Kennedy không cần phải chứng tỏ điều gì cả. Dù cho ông quyết định không gửi quân Mỹ qua Việt Nam để biến nó thành một cuộc chiến tranh của Mỹ, ông có thể chấp nhận mất Việt Nam mà không có hại gì.”

Sự kiện Tổng thống Kennedy, với tư cách là một Tổng Tư lệnh quân đội, đã không có được cơ hội để quyết định vai trò của nước Mỹ ở Việt Nam, đã làm cho thảm kịch của cái chết của ông trở nên bi thảm hơn và điều này cũng tô đậm di sản lớn lao của ông mà 45 năm sau, người ta vẫn còn thấy rất đáng kể. Khả năng phán xét của một Tổng chỉ huy quân lực, một trách nhiệm mà ông Barrack Obama sắp gánh vác, là yếu tố cơ bản để đem đến chiến tranh hay hòa bình.

Gordon M. Goldstein là tác giả cuốn sách vừa được Times Books xuất bản: « Bài Học Của Một Thảm Họa: McGeorge Bundy Và Con Đường Đến Chiến Tranh ở Việt Nam (Lessons in Disaster: McGeorge Bundy and the Path to War in Vietnam)


THE DAY VIETNAM CHANGED

Kennedy’s assassination 45 years ago today made it an American war.


The assassination of John F. Kennedy 45 years ago today brought an abrupt end to what his admirers called Camelot, a presidential era of glamour, intelligence, wit and possibility. But the murder had an even more profound consequence: Nov. 22, 1963, was the single most significant day in the history of the Vietnam War.

It’s not possible to know for certain how Kennedy would have managed the crisis in Vietnam had he lived. But it’s clear that he was determined to prevent Vietnam from becoming an American war and that he expected to withdraw fully during a second term.

At the point Kennedy assumed office in 1961, American military involvement in Southeast Asia was limited to arms shipments and a small number of advisors. But the South Vietnamese regime of Ngo Dinh Diem was facing an increasingly potent communist insurgency and, in the U.S., pressure was building to send in ground troops.

Over the course of the year, Kennedy’s advisors presented him with half a dozen or more proposals to Americanize the war. In one, Secretary of Defense Robert McNamara, Secretary of State Dean Rusk and the Joint Chiefs of Staff argued that it would be difficult to prevent “the fall of South Vietnam by any measures short of the introduction of U.S. forces on a substantial scale.”

Kennedy’s advisors told him that to defend the Saigon regime might take more than 200,000 combat troops. McGeorge Bundy, national security advisor, believed that committing American troops was vital. “Laos was never really ours after 1954,” Bundy explained to the skeptical president, invoking another Southeast Asian nation where Kennedy had resisted intervention. “Vietnam is and wants to be.”

Kennedy was not receptive. Long before becoming president, he had spoken out in Congress against the disastrous French experience in Vietnam, citing it as a reason the U.S. should never fight a ground war there. In the summer of 1961, he said he had accepted the conclusion of Gen. Douglas MacArthur, who counseled against a land war in Asia, insisting that even a million American infantry soldiers would not be sufficient to prevail. He would offer military aid and training to Saigon, but he would not authorize the dispatch of ground forces.

Over the three years of his presidency, Kennedy sometimes invoked hawkish rhetoric about Vietnam. He also increased the military advisors and training personnel there to roughly 16,000. But McNamara and Bundy both came to believe that Kennedy would not have Americanized the war – even if the price was communism in South Vietnam.

Kennedy realized that the inability of the United States to shut down the Ho Chi Minh Trail – the lines of infiltration and resupply from North Vietnam – would make it impossible to defeat the insurgency. “Those trails are a built-in excuse for failure,” Kennedy told an aide in the spring of 1962, “and a built-in argument for escalation.” Kennedy was so dubious he declared to White House aide Michael Forrestal that the odds against defeating the Viet Cong were 100 to 1.

In early 1963, Kennedy told Senate Majority Leader Mike Mansfield, who opposed increased U.S. involvement in Vietnam, that he would begin withdrawing advisors from South Vietnam at the beginning of his second term in 1965. Kennedy disclosed the same plan to Roswell Gilpatric, his deputy secretary of Defense. But the tragedy in Dallas in November 1963 changed everything.

What happened after Kennedy’s death is a familiar story. Lyndon B. Johnson ran for president in 1964, and in August of that year he used an ambiguous incident in the Gulf of Tonkin to extract an open-ended congressional authorization for military action against North Vietnam. On March 8, 1965, Johnson sent the first 3,500 Marines to Vietnam. Within months he had approved deploying 175,000 combat troops.

If Kennedy had lived, he would have enjoyed enormous advantages in 1965. In a second term, Kennedy would have been invulnerable to the electorate. He would not have had Johnson’s grand liberal agenda of Great Society legislation to ram through Congress. He had established a firm practice of overruling his advisors when necessary. And he would have entered his final four years as the champion of the Cuban missile crisis, a national security accomplishment that would have dramatically strengthened his hand.

 So he does not have to prove himself in Vietnam,” Bundy retrospectively argued. “He can cut the country’s losses then. He can do it by refusing to make it an American war.”

That Kennedy as commander in chief was not provided the opportunity to determine a different fate for the United States in Vietnam deepens the tragedy of his loss and also underscores his profound legacy, still richly relevant 45 years later: The judgment of the commander in chief, soon to be resting on the shoulders of President-elect Barack Obama, ultimately determines the difference between war and peace.

Gordon M. Goldstein is the author of “Lessons in Disaster: McGeorge Bundy and the Path to War in Vietnam,” recently published by Times Books.








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét