Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2017





NGUYÊN NHÂN
NÊN ĐỆ NHÂT VIỆT NAM CỘNG HÒA
BỊ SỤP Đ

Trần Văn Thưởng



Từ ngày 5-8-1963 đến ngày 18-8-1963 chính phủ Việt Nam Cộng Hòa không có thiện chí để giải quyết 5 nguyện vọng của Phật giáo, bất chấp những tham vấn từ Hoa Kỳ và bạn bè thân hữu của Tổng Thống Diệm. Lại còn âm mưu phá hoại bản Thông Cáo chung của vợ chồng Ngô Đình Nhu. Ông Bộ Trưởng bộ Ngoại Giao Vũ Văn Mẫu cho biết :  "... , dưới sự điều động của vợ chồng Ngô đình Nhu, nhà cầm quyền đã tổ chức một Tổng hội Phật giáo Cổ sơn môn để chống lại phong trào đấu tranh của Phật tử, dùng đoàn thể Thương phế binh giả và Thanh niên Cộng hòa để yêu cầu duyệt lại bản Thông cáo chung cũng như kế hoạch tiêu diệt Phật giáo đến tận gốc của Ngô đình Nhu” [41(Kế hoạch tiêu diệt Phật giáo tên là Nước Lũ, phối hợp với kế hoạch đảo chánh giả Bravo 2 để vừa tiêu diệt Phật giáo và các tướng lãnh đang âm mưu lật đổ chế độ, đồng thời cũng để chuyển quyền từ ông Nhu qua thay thế ông Diệm).

Tác giả  Nguyễn Thái nguyên là  Chủ tịch Hội Sinh Viên Công Giáo Việt Nam tại Mỹ. Sau hiệp định Genève 1954, vì là một tín đồ Công giáo, tác giả  được ông Diệm mời về  nước và cử làm Tổng giám đốc Việt Nam Thông Tấn Xã, 1955-1961. Năm 1961, tác giả bất mãn vì chế độ độc tài của chính phủ Diệm nên rời khỏi nước và qua Phi Luật Tân, tại đấy, ông viết tác phẩm Is South Vietnam Viable? (Manila, 1962) để phản đối chế độ và cảnh báo với chính quyền Mỹ. Phần trích dưới đây là “Lời Mở Đầu” của tác phẩm Is South Vietnam Viable? (Nam Việt Nam có tồn tại được không ?). Sau đây là những điểm bất đồng và nhận định của ông Nguyễn Thái [46] :
(1) Tuy nhiên tôi cũng phải nói lên cho công luận biết, vì có thể đó là bước đầu để mở một lối thoát cho sự bế tắc hiện nay tại Việt Nam. Ví thử ước nguyện này không bao giờ thực hiện được để hàng triệu người Việt phải nhận lãnh cái hậu quả thảm hại của một chính sách “tự vận” hiện nay thì ít nhất tôi cũng đạt được một niềm an ủi đáng buồn là tôi đã cố gắng phơi bày những điều mà tôi tin là sự thật.
(2) Sau nhiều tháng suy nghĩ, tôi cũng đã cố ý quyết định phơi bày trong cuốn sách này những điều mà hầu hết người Việt đang ưu tư nhưng không có khả năng để diễn đạt vì sự áp bức tại miền Nam Việt Nam ngày nay. Làm điều này, một số người có thể coi tôi như là một “kẻ phản bội” và cuốn sách chỉ là phản ứng của một kẻ bất mãn; một số người khác có thể coi tôi như một kẻ vô ơn nay trở lại cắn vào bàn tay đã nuôi mình ăn. Nhưng tôi chỉ quan tâm đến chuyện mà tôi nghĩ cần phải làm, hơn là lo lắng đến chuyện đưa ra một hình ảnh tốt về mình hay là chuyện ném bùn vào những kẻ mà có thời tôi đã tin tưởng và ủng hộ.
(3) Sau khi đọc hết cuốn sách, nếu quý vị đồng ý với tôi rằng, miền Nam Việt Nam do chế độ Ngô Đình Diệm quản trị sẽ không chống lại lâu dài được mối đe dọa do Cộng Sản khuynh đảo thì lời tôi chỉ trích chế độ này đã không phải là điều vô ích.
(4) Như quý vị sẽ thấy, sau khi đọc chi tiết cuốn sách này, tôi không cổ súy việc thiết lập ngay một nền dân chủ lý tưởng tại miền Nam Việt Nam. Như hầu hết những người Việt không Cộng Sản khác, tôi sẽ mãn nguyện nếu miền Nam Việt Nam có được một chế độ dù không lý tưởng nhưng ngay thẳng, liêm chính và hữu hiệu, ít nhất là ở mức độ mà quần chúng có thể chấp nhận được. Bất hạnh thay, chế độ Ngô Đình Diệm, như ta thấy, đã không đáp ứng được cả điều mong ước tối thiểu này. Hình như tất cả những gì chế độ này chỉ có thể làm được là phung phí hết những trợ giúp rộng rãi nhất mà Việt Nam đã được hưởng và bằng mọi giá nắm giữ độc quyền quyền lực của gia đình nhà Ngô tại miền Nam Việt Nam.
(5) Vì từng làm việc mật thiết với chế độ này trong suốt 7 năm, nên tôi đã có thể thấy được rằng chế độ này không có khả năng thu phục được sự ủng hộ của nhân dân. Ngay cả những người lúc đầu ủng hộ chế độ cũng không còn chịu đựng được tình trạng tham nhũng giả dối và vô hiệu năng do những phe nhóm gồm toàn những kẻ ăn bám và nịnh hót tạo ra để nhũng lạm chế độ trước khi chế độ này sụp đổ. Ngoài những tên nịnh hót vô tích sự và các bà con trong gia đình họ Ngô, không còn ai tận tâm ủng hộ chế độ nữa.
(6) Trái lại, giới lãnh đạo này đã nỗ lực tối đa để dấu diếm sự thật về tình hình miền Nam Việt Nam, xuyên tạc sự thật đến độ ngay cả người Mỹ cũng tin rằng không có một giải pháp chính trị nào khác ngoài tình trạng hiện hữu.
(7) Đặt hết trọng tâm vào việc tiêu diệt hết những người quốc gia đối lập, chế độ cố gắng thay sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam bằng sự trợ giúp của người Mỹ. Ngô Đình Diệm cố tạo cho mình hình ảnh của một lãnh tụ chống Cộng “bất khả thay thế”, và ngày nào mà người Mỹ còn tin rằng ông Diệm là “bất khả thay thế” thì ngày đó ông Diệm không cần sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam, vì ông ta có thể dựa vào sự ủng hộ vô điều kiện và vô giới hạn của người Mỹ.
(8) Không thể nào thoát ra được cái vòng luẩn quẩn do mối liên hệ Việt-Mỹ ấy tạo ra nếu không đặt một hướng đi mới cho chính sách của Mỹ, một hướng đi dẫn đến sự xuất hiện của một giới lãnh đạo chính trị khác, không Cộng Sản, tại miền Nam Việt Nam.
Cuối cùng ông Nguyễn Thái nhận định:  
Nói cách khác, những bạn hữu của Việt Nam tự do phải biết rằng chế độ hiện nay tại miền Nam Việt Nam không thể tồn tại được, rằng chế độ ấy không có khả năng xây dựng Việt Nam thành một quốc gia tân tiến, và không thể đánh bại được Cộng Sản.
Cambrige, tháng 11 năm 1962- Nguyễn Thái

Câu hỏi lịch sử, tại sao Tổng Thống Diệm và ông Ngô Đình Nhu không chịu đồng tâm với những đề nghị hữu ích cho chiến lược chống Cộng, mà hai ông lại chủ tâm chống Mỹ hay đuổi Mỹ tại thời điểm đó?  Phải chăng lịch sử có câu  câu trả căn cứ vào các sự kiện lịch sử sau đây :
(1)  Đường lối chính sách của ông Cố Vân  Ngô Đình Nhu, Quân Ủy Cần Lao Cách Mạng Đảng :    
a.-  Hạn chế các cuộc hành quân của Mỹ, và nếu cần phải để Mỹ thất bại lãnh đạo các cuộc hành quân nầy.
b.-  Mở đường cho Việt Cộng thoát khỏi các cuộc bao vây của Mỹ. Các “thỏa hiệp” nầy chuẩn bị cho một cuộc thương lượng vào năm 1963 nầy giữa một số nhân vật cao cấp của Cộng Sản, trong đó có cả Phạm Hùng........"  [21, tr. 265].
Kết quả chiến trường của trận Ấp Bắc cho thấy Việt Cộng chỉ bỏ lại lại 18 xác, bị thương 39 người, trong khi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa số thương vong đến bốn lần lớn hơn, tổng cộng cả tử trận gần 100 và bị thương gần 120 [21, 28]. Ngoài ra còn phải kể 3 cố Vấn Mỹ tử trận, 5 trực thăng Mỹ bị bắn rơi và một số xe Thiết Vận Xa bị bắn cháy.  
Đô đóc Felt đã tuyên bố với một thông tấn viên như sau: "Việt Cộng không chỉ đánh bại Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ở trận Ấp Bắc, mà quan trọng hơn đã giựt được cái màn che đậy láo khoét về những tiến bộ của nổ lực giải quyết chiến tranh!!!".
Tướng Đính cũng có nhận định: "Nói cách khác, Sài Gòn đã đi vào trong con đường do Hà Nội dẫn dắt chỉ vì ông Ngô Đình Nhu không còn muốn có sự hiện diện của Mỹ ở Việt Nam !  Nhưng Mỹ đã góp công xây dựng vai trò lãnh đạo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, thì lẽ nào Mỹ lại chịu thua trước giặc chính trị và ngoại giao tối mật nầy?"  [21, tr. 270].

(2) Bốn viên chức cao cầp của chế độ Diệm là các ông Tôn Thất Thiện, Cao Xuân Vỹ và các tướng Tôn Thất ĐínhTrần Văn Đôn đã khẳng định rằng ông Ngô Đình Nhu đã tiếp xúc với Cộng sản Việt Nam nhiều lần. Ngoài ra, ông Mieczyslaw Maneli, một nhà ngoại giao của Ba Lan và cũng là một uỷ viên trong Uỷ Hội Quốc Tế, một nhân chứng lịch sử mắt thấy tai nghe, và không thuộc thành phần nội bộ của chính phủ,  sau nầy, trong Hồi ký “War of the Vanquished” cho biết ngày 14-8-1963, đã gởi một báo cáo về chuyến đi Hà Nội đầu tháng 8-63 như sau:  "Tôi xin nhắc lại lời tuyên bố của cả Hồ Chí Minh lẫn Phạm văn Đồng: "Mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng của chúng tôi là đuổi Mỹ. Rồi sau đó sẽ tính"... “Rõ ràng đã có một sự đồng thuận tối mật (supersecret understanding) giữa Diệm-Nhu và Hànội. Nếu chưa có một thoả hiệp chính thức thì ít nhất đã có một khế ước xã hội (contrat social):  lúc nào Diệm-Nhu còn chống Mỹ thì Hànội còn cho sống.[22, 47].
          
Cuộc đánh phá chùa chiền đêm 20-8-1963 rạng sáng 21-8-1963

1.-  Mục đích:
Cuộc đánh chùa đêm 20-8-1963 rạng sáng 21-8-63, theo sự hiểu biết thâm cung bí sử của tướng Tôn Thất Đính thì như sau:
1.1.-  Dẹp một mối loạn nội bộ càng ngày càng lan rộng mà theo ông Nhu không có tổ chức, không có lãnh đạo vững vàng, có thể trở thành một lực lượng đối lập trong tương lai nếu có kẻ lợi dụng để đứng ra đối đầu với chế độ ;
1.2.- Dẹp bàn tay can thiệp của Mỹ, theo ông Nhu, vì Mỹ hành sự để áp lực chính phủ Việt Nam Cộng Hòa theo đường lối của Hoa kỳ ;
1.3.- Mở đường đối thoại với Hà Nội một cách công khai, đã được chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm chấp thuận tư cuối năm 1962, và chính ông Nhu đã bàn bạc với Tổng Thống để gởi Trần Văn Đĩnh sang Ấn Độ ngày 30-31/10/1963 để bàn luận với Bộ Ngoại Giao Ấn Độ trong tư cách Ủy Hội Quốc Tế để nhắn với Hà Nội chính Tổng Thống đã chấp thuận trên nguyên tắc một cuộc đối thoại thật sự "không liên kết" để đặt các liên hệ gia đình, kinh tế giữa hai miền, chấm dứt cuộc chiến tranh, để Nga, Tàu , Mỹ, can thiệp vào Việt Nam. Hồ Chí Minh đã "lợi dụng" sự hưởng ứng nầy của hai ông Nhu và Diệm để mở đường ngoại giao trực tiếp với Sàigòn qua Ủy Hội Quốc Tế.
Nhưng thảm kịch của ông Ngô Đình Nhu là tình báo Mỹ đã nắm trọn tất cả mục đích đó của ông, và chỉ CHỜ sự hành động của ông Nhu ..."  [21].

2.-  Thiết kế:
Bản dự thảo về bản nhật lệnh của Tổng Thống do Quân Ủy Cần Lao Ngô Đình Nhu soạn thảo trong ngày N giờ G đã được chính tướng Đính đọc [21, tr. 366] :
"2.1.- Ban hành Thiết Quân luật trên toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.
 2.2.-  Xử dụng Quân Lực Việt Nam trong tất cả mọi phạm vi hoạt động để bảo vệ lãnh thổ chống lại sự xâm nhập dưới mọi hình thức của Cộng Sản Chủ Nghĩa từ Bắc Việt vào hay từ bất cứ nơi đâu xâm nhập đến.
2.3.- Nếu cần :
- Thiết lập thêm các Toà Án Quân Sự Mặt Trận...
-  Thành lập một chính phủ quân sự dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Ngô Đình Diệm để đối phó với một cuộc nội chiến nếu xẩy ra.
- Ngưng thi hành Hiến Pháp nếu thấy cần thiết.
- Cô lập ngoại giao khi mở cuộc "giải toả" các chùa chiền để không một tội phạm nào có thể tẩu thoát vào xin tỵ nạn tại các toà Đại Sứ. .......".
Chiều 20-8-1963, ông Nhu đã triệu tập nhiều đợt các tướng lãnh trong Bộ Tổng Tham Mưu như tướng Trần Văn Đôn, Trần Thiện Khiêm và Tôn Thất Đính để nghe ông Nhu ra lệnh: "Tối nay sẽ bắt các sư sãi Cộng Sản." [20, 21].
Khoảng chiều tối, ông Nhu triệu tập các Tư Lệnh Quân Khu gồm có Tướng Huỳnh Văn Cao, Đỗ Cao Trí, Nguyễn Khánh để nhân lệnh và thi hành [20, 21], các cấp chỉ huy Cảnh Sát Dã Chiến, Mật vụ.... Với tư cách quyền Tổng Tham Mưu Trưởng tướng Đôn biết rằng cuộc tấn công chùa chiền là do Lê Quang Tung cùng thuộc cấp , Nguyễn Văn YTrần Văn Tư chỉ huy [20, 21]. Ngoài ra còn thêm lực lượng Cảnh sát Đặc Biệt của Dương Văn Hiếu theo lời tướng Đính, Đôn và Quốc Tuệ [5, 21, 37]. 

3.- Thi hành:
Đêm 20-8-63 và rạng sáng ngày 21-8-63, các Vùng Chiến Thuật đồng loạt thi hành lệnh đánh chùa và bắt giam các sư sãi. Tướng Đính cũng ra lệnh cho Đại Tá Lê Quang Tung, cấm dùng quân phục để đánh phá chùa chiền nên ông Tung cho lệnh phải nguỵ trang bằng y phục Cảnh sát [21].
"3.1.- Không biết sự chỉ huy của Đại Tá Lê Quang Tung có vượt qua các kế hoạch của ông Ngô Đình Nhu hay không, mà số người bị bắt đêm 20-8 1963 rạng 21-8-1963 lên đến mức độ kinh hoàng, đến nổi không có chỗ dự liệu trước "nhốt" họ, phải tập trung về tất cả chỗ "trống" trong mọi Thị Xã, mọi Vùng Chiến Thuật, phải xử dụng đến các sân vận động, ngay cả các nơi có sân hay trạm, các bãi đậu xe... để tập trung các tín đồ Phật giáo....... Ngay cả đến những gia đình quân nhân, Cảnh Sát ở địa phương cũng bị bắt nữa ....
"3.2.- Đem các tài liệu của Cộng sản, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, các vũ khí thô sơ từ giáo mác, lựu đạn, súng lục cũ, bỏ vào các chùa chiền, đặc biệt là ở Chùa Xá Lợi rồi hô hoán lên là bắt được tài liệu Cộng Sản.
"3.3.- Ghép một số hình các Tăng Sĩ Phật Giáo vào các nhân vật tình báo Hoa Kỳ để "kết án" là các Tăng sĩ nầy làm tay sai cho Mỹ, các tài liệu và hồ sơ nầy tiếp tục nguỵ tạo sau đó một cách qui mô, gởi ra các Nha, Ty Cảnh Sát ở địa phương......" [21].
Thảm kịch đỗ máu các Tăng Sĩ và Phật tử là một biến cố đau thương của Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa, tuy nhiên tôi sẽ giới hạn những mô tả chi tiết đánh phá chùa chiền vì hai lý do :  Thứ nhất, chủ đích của bài viết có tính cách lịch sử nầy muốn trình bày một sự thật nguyên nhân sụp đỗ Nên Đệ Nhật Việt Nam Cộng Hòa về phương diện phương thức lãnh đạo và chiến lược chống Cộng, để Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại đừng để hiện tượng lịch sử lập lại, bằng cách tránh xa các lỗi lầm quá khư khi tìm một chủ thuyết và hành động chống Cộng Sản Việt Nam ngày nay;  thứ hai, những chi tiết hành hung bạo lực có thể gây sự phẩn nộ vô ý thức của các tín đồ tôn giáo.
Căn cứ vào Quốc Tuệ [37], và [5, 20, 21, 22] Đại Tá Tung chỉ huy tổng quát tại Đô Thành, có sự xuất hiện của bà Ngô Đình Nhu trong bộ quân phục "rằn ri". Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết bị đánh đập và bị bắt và đưa qua cơ quan tình báo của Nguyễn văn Y. Sau đó Hòa Thượng phải nằm bệnh viện quân sự Cộng Hòa.

4.-  Phản ứng của ba phe:
Ngày 21-5-1963, lúc 5 giờ sáng Tổng Thống Diệm tập họp Nội các chánh phủ để trình bày sự việc. Ngay trong phiên họp nầy Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao Vũ Văn Mẫu đã có ý định từ chức [20, 41]. Ông Mẫu tiết lộ [41]
“… Đúng 11 giờ sáng ngày 22/8/63, tại Dinh Gia Long đã diễn ra lễ trình Ủy nhiệm thư của Đại sứ Anh. Tôi đứng cạnh Tổng thống Diệm trong buổi lễ một cách điềm nhiên, không một ai có thể đoán được sau buổi lễ này, trưa hôm ấy, tôi sẽ cạo đầu và từ chức vào buổi chiều. Tôi đã nhận thấy cần phải từ chức vào ngay chiều ngày 22/8/63, trước khi tân Đại sứ Hoa kỳ Cabot Lodge tới, anh em ông Diệm sẽ xuyên tạc sự thật và tuyên truyền rằng tôi chỉ là một con bài của Mỹ và sự từ chức của tôi là do Mỹ xúi, có tính cách hoàn toàn chính trị chứ không phải vì vấn đề bảo về Đạo pháp." 
"… May thay, ngọn lửa thiêng của Đạo Pháp soi sáng tâm trí của tôi trong giờ phút nghiêm trọng và gấp rút này, để nhìn thấy ngay hình thức từ chức tốt nhất :  Chỉ có cách cạo đầu từ chức, đi hành hương tại Ấn Độ để nguyện cầu cho Đạo Pháp, cho tự do tín ngưỡng và dân tộc đoàn kết.  Ba giờ rưỡi chiều, tôi đến tiệm hớt tóc để cạo đầu. Sau khi ở tiệm hớt tóc về Bộ, tôi đã thảo đơn từ chức gửi đến Tổng thống Ngô đình Diệm.”.
"… Sáng thứ bảy ngày 24/8, sinh viên hội họp tại trường Luật để tiếp đón tác giả. Vào lúc 9 giờ, Giáo sư Vũ văn Mẫu vừa bước xuống xe hơi là được sinh viên công kênh lên vai. Trong sân trường đại học, sinh viên ngồi xúm xít dưới đất để nghe Ông nói: “Tôi đến đây với các anh em không nhân danh là Bộ trưởng Ngoại giao vì chức vụ đó tôi đã chấm dứt bằng cái cạo trọc đầu của tôi rồi. Tôi đến đây nhân danh là một người bạn để cùng với các anh em khơi nguồn lửa thiêng chiến đấu, bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất của con người...”.  
Ngay trưa hôm đó, tác giả đã bị giam lỏng tại nhà và ông Ngô đình Nhu gọi điện thoại với giọng hằn học và doạ nạt, khuyên nên ở nhà, không được ra trường Luật nữa.  
Chiều ngày 26/8, tác giả đã bị chận lại không cho ra phi trường để lấy máy bay sang Ấn Độ hành hương. Sau này tác giả mới biết được lý do như sau [41, tr. 420-421]
“Mãi đến năm 1964, khi tôi làm Đại sứ Việt Nam tại Anh quốc, tôi có dịp được tiếp Tổng Giám mục Asta – vào năm 1963 giữ chức Khâm Mạng đại diện Tòa thánh Vatican tại Sàigòn - Tổng Giám mục mới cho biết những việc đã xãy ra chiều ngày 26/8/63. Nguyên ngày hôm nay đó, biết được tin tôi lên đường, ngoại giao đoàn đã tới đông đủ tại phi cảng Tân sơn nhất để tiễn tôi đi hành hương sang Ấn Độ, nhưng chờ mãi đến giờ phi cơ cất cánh mà cũng vẫn không thấy tôi tới, đột nhiên, có một phóng viên ngoại quốc từ Sài gòn đến phi cảng và cho biết tin tôi bị bắt đưa đi đâu không biết. Ngoại giao đoàn khi đó rất xúc động và đồng ý cử niên trưởng là ông Vương Tử Kiện (Yuen Tse Kien), Đại sứ của Trung Hoa Dân Quốc, đến gặp Tổng thống Diệm để thỉnh cầu trả lại tự do cho tôi. Khi ấy, Tổng giám mục Asta đã lanh lẹ đề nghị nhận trách nhiệm tế nhị này thay cho ông Niên trưởng Viên Tử Kiên. Ngoại giao đoàn đồng ý vì Tổng giám mục Asta là đại diện của Giáo hoàng, lời thỉnh cầu chắc chắn có hiệu quả hơn đối với một người ngoan đạo như Tổng thống Diệm. Tổng giám mục Asta đã trở về Dinh Gia Long và gặp ngay Tổng thống Diệm. Và chính nhờ cuộc gặp gỡ với Tổng giám mục Asta, tôi mới hiểu rõ tại sao tôi được trả tự do nhanh chóng như vậy”. 
Sau đó tác giả được loan báo là có thể khởi hành cùng với gia đình sang Ấn Độ bằng chuyến máy bay Air France chiều ngày 29/8. Trước khi rời đất nước, tác giả đã đến cáo biệt Tổng thống Diệm và Cố vấn Ngô đình Nhu :  
Gặp Ngô đình Nhu, tôi vẫn giữ vẻ thản nhiên, chỉ chào từ biệt mà không nhắc gì đến việc cảnh sát đã bắt đưa tôi về trại Lê văn Duyệt hôm 26/8, nhưng Ngô đình Nhu đã không dấu được sự ngượng ngập, và chính Nhu đã nói đến vấn đề này, như xin lỗi một cách gián tiếp :  ‘Câu chuyện xẩy ra hôm 26/8 là do một sự hiểu lầm. Người ta đã báo cáo lên Tổng thống rằng anh xuất ngoại mà không có chiếu khán xuất cảnh’… Trong cuộc yết kiến Tổng thống Diệm, ông Diệm không dấu được sự xúc động, lấy tày áo quẹt mắt rớm lệ và nói:  ‘Xin đừng quên nhau’. Rồi tôi đến chào Phó Tổng thống Nguyễn ngọc Thơ. Ông Thơ lắc đầu nói, xin đừng quên nhau, ông Già nói chi mà gở vậy !  Anh nhớ hôm lễ Song Thất 7/7/63, lễ kỷ niệm ngày ông Diệm về chấp chánh, ông Già cũng nói những câu gở không?  Tôi cũng chợt nhớ lại câu ông Diệm nói hôm đó làm hai chúng tôi rất ngạc nhiên:  ‘Chẳng lẽ công trình xây dựng trong bao lâu, bổng chốc biến thành mây khói!’  Tôi bắt tay ông Thơ ra về, cả hai ngậm ngùi. Kẻ ở người đi, chưa biết khi nào sẽ có dịp tái ngộ.”  
          "Ngày 29/8/63, Giáo sư Vũ văn Mẫu đáp chuyến bay Air France tại Tân sơn Nhất để đi hành hương. Cùng đi chuyến bay này có Giáo sư Bửu Hội, được nhân viên chính phủ tiễn đưa sang Mỹ để bênh vực trước Liên Hiệp Quốc về lập trường của chính phủ Ngô đình Diệm trong vấn đề đàn áp Phật giáo. Một chuyến tàu, hai con đường khác… Tại Ấn Độ, Giáo sư Vũ văn Mẫu đã được tiếp đón trọng thể và nồng hậu, có các cuộc hội kiến với Tổng thống Ấn Độ Radhakrishnan, Thủ tướng Nehru và Bộ trưởng Ngoại giao bà Lakshmi Menon. Sau đó một chương trình hành hương các thánh địa Phật giáo đã được hoạch định như Bénarès, Sarnath, Bodhigaya, Sanchi, Ajanta, Ellora… " [41, Minh Nguyện].
"… Ngày chủ nhật 15/9/63, sau khi hoàn tất cuộc hành hương, tác giả rời Ấn Độ sang Pháp. Trước khi rời Ấn Độ, tác giả đã gửi thư về cho Tổng thống Diệm xác định dứt khoát quyết tâm từ chức. Nội dung bức thư như sau :  

New Delhi, ngày 15 tháng 9 năm 1963.
Vũ văn Mẫu, Bộ trưởng Ngoại giao hiện nghỉ phép.
Kính đệ Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, Sàigòn.
Kính thưa Tổng thống,
Sau khi đi hành hương chiêm bái các nơi Phật tích ở Ấn Độ và thấu hiểu thêm được đạo lý, chúng tôi trân trọng xin Tổng thống chấp thuận cho chúng tôi từ nay được từ chức. Chúng tôi lúc nào cũng cầu nguyện cho toàn dân được hòa bình và nhất trí đoàn kết. Chúng tôi xin Tổng thống nhận nơi đây lòng thành kính của chúng tôi.
Ký tên :  Vũ văn Mẫu” "  [41, Minh Nguyện].

Tiếp theo ông Trần Văn Chương đang là Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Mỹ, bà Chương là Quan sát viên cho Việt Nam Cộng Hòa tại Liên Hiệp Quốc, nhân thấy anh em ông Diệm đàn áp Phật giáo, con gái mình tiếp tay phát ngôn hỗn xược mà mình không ngăn cản được nên cả hai ông bà đều từ chức ngày 21-8-1963 [20].
Cùng ngày, Hoa Kỳ tiết lộ 30 Phật tử bị thương, 1400 bị bắt giữ, vi phạm những gì Tổng Thống Diệm đã cam đoan với Hoa Kỳ, đỗ lỗi cho Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa :  
Under the cover of the military martial law, shortly after midnight, forces loyal to Nhu and under his orders attack pagodas throughout Vietnam, arresting monks and sacking the sacred buildings. Over 30 Buddhists are injured and over 1400 arrested. The attack is a shattering repudiation of Diem's promises to Nolting. The Embassy is taken by surprise. Lodge confers with Nolting and Hilsman. First news of the attacks reaches Lodge in Honolulu where he is conferring with Nolting and Assistant Secretary of State Hilsman. He is dispatched immediately to Vietnam.
At 9:30 a.m. a stiff statement is released by State deploring the raids as a direct violation of Diem's assurances to the U.S. But first intelligence places the blame for them on the Army, not Nhu [1]

Ngày 22-8-63, Lodge trở lại Sài Gòn:
After a brief stop in Tokyo, Lodge arrives in Saigon at 9:30 p.m. The situation still remains confused [1].
Ngày 22-8-63, Tướng Đôn đính chính, trách nhiệm vụ tấn công chùa là Lực Lượng Đặc Biệt của ông Nhu. Cùng ngày xẩy ra cuộc biểu tình của sinh viên Đại Học Saigon; phản ứng chế độ là bắt giữ người biểu tình rất nhiều:  
General Don, armed forces commander under the martial law decree, has contacted a CAS officer and asked why the U.S. was broadcasting the erroneous story that the Army had conducted the pagoda raids. Nhu's special forces were responsible. The U.S. should make its position known. A separate contact by another general with a member of the mission had brought another inquiry as to the U.S. position. The query is clear. Would we support the Army if it acted against Nhu and/or Diem ?  [1, 20]
Large student protest demonstrations on behalf of the imprisoned Buddhists take place at the faculties of medicine and pharmacy at the University of Saigon. They are a dramatic break with the tradition of student apathy to politics in Vietnam. The regime reacts with massive arrests [1].
Cùng ngày 22-8-2011, Ông Nhu tức giận về việc cãi chính của Tướng Đôn, nên ra lệnh cho tương Đôn phải đọc nhật lệnh. Tướng Đôn phải tuân lời [20]  "... tôi kêu gọi toàn thể hãy cùng tôi siết chặc hàng ngũ sau lưng Ngô Tổng Thống..."  [20]. Cùng ngày tướng Đôn đến thăm Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, được nghe câu hỏi của Hòa Thượng :  "Tại sao lại đánh chúng tôi"  [20]            

Ngày 24-8-63, Công điện 243 Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho Lodge, Hoa Kỳ nhận rõ trách nhiệm ông Nhu về vụ đánh chùa và Hoa Kỳ không thể dung thứ sự tiếp diễn quyền lực của ông Nhu. Nếu Tổng Thống Diệm không loại bỏ ông Nhu, Hoa Kỳ sẳng sàng chấm dứt kinh và quân viện:
Subsequently known as the "Aug 24 cable," this controversial message acknowledges Nhu's responsibility for the raids and says that U.S. can no longer tolerate his continuation in power. If Diem is unable or unwilling to remove him, the generals are to be told that the U.S. will be prepared to discontinue economic and military support, accept the obvious implication and will promise assistance to them in any period of interim breakdown of the GVN. Lodge's permission is requested for a VOA broadcast exonerating the Army of responsibility for the Aug 21 raids.

Ngày 25-8-63, Đại Sứ, Chỉ huy trưởng MACV và CIA đồng thuận giải pháp cắt viện trợ của tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa -Minh, Đôn- nếu Tổng Thống Diệm không loại bỏ ông Nhu:
Lodge approves the proposed course of action but sees no reason to approach Diem first. Diem will not remove the Nhus and it would merely tip off the palace to the impending military action.
Lodge, Harkins, and Richardson meet and agree on an approach to the generals with the information in State's 243.
Cùng ngày 25-9-63, Quách Thị Trang đã có mặt trong số hơn 5.000 sinh viên học sinh biểu tình, trước công viên Diên Hồng.  Cuộc biểu tình này do Ủy ban chỉ đạo Học sinh liên trường chỉ đạo, nhằm chống lại qui định “thiết quân luật” chính phủ. Được lệnh cấp trên, đông đảo những cảnh sát dã chiến đã dàn quân và dùng loa yêu cầu đoàn biểu tình giải tán. Bất chấp những lời kêu gọi, tốp nữ học sinh đi đầu vẫn xông tới. Đến lúc này, cảnh sát nổ súng thẳng vào đoàn biểu tình làm nhiều người chết và bị thương. Trong số người chết, có Quách Thị Trang khi ấy mới 15 tuổi.Sau khi bị bắn chết, cảnh sát đã đem thi hài chị và đem về chôn trong nghĩa trang Tổng tham mưu vì muốn giấu kín cái chết này. Tuy nhiên, danh tính của chị được xác nhận và các sinh viên học sinh và đông đảo người dân ở Sài Gòn đã tổ chức một đám tang lớn cho chị nhằm phản đối hành động này của chính quyền. Ngày 26-8-63. Hội Thanh niên Thế giới, trụ sở tại Brussel đã đánh điện để phản đối việc chính phủ Ngô Ðình Diệm đã tước bỏ quyền tự do dân chủ của thanh niên, sinh viên học sinh Việt Nam với nội dung :
Kính gởi Tổng thống Việt Nam Cộng hòa tại Sài Gòn :  Hội Thanh niên Thế giới phản đối sự kỳ thị đáng ghét đối với đồng bào Phật giáo của ông và việc đóng cửa các trường đại học cùng đàn áp hung bạo đối với thanh niên, sinh viên cũng như bắt bớ và gạy tang tóc cho bao người. Chúng tôi đòi hỏi ông phải trả lại quyền lợi cho mọi người công dân và tôn trọng tự do dân chủ"
Trong khoảng thời gian nầy tướng Dương Văn Minh đã đề nghị ông Nhu làm chủ tọa các cuộc học tập của các tướng lãnh Bộ Tổng Tham Mưu để học tập và rút ưu khuyết điểm của lệnh Thiết Quân Luật; ông Nhu bằng lòng [20,21].

Ngày 26-8-63, Đài VOA quy trách nhiệm vụ đánh chùa cho ông Nhu...:  
Early on this Monday morning, VOA in South Vietnam broadcasts the press stories placing blame for the Aug 21 raids on Nhu and absolving the Army. It also broadcast press speculation that the U.S. is contemplating an aid suspension [1].
Cùng ngày:
The Aug 24 cable of instructions had been drafted, cleared and sent on a weekend with McNamara, McCone, Rusk and the President all out of town. The NSC meeting on Monday morning reveals that these top advisors have reservations about proceeding hastily with a coup when we lack so much basic information about its leadership and chances. Lodge is asked for more details.

Ngày 27-8-63, Hội Đồng An Ninh Hoa Kỳ (National Security Council-NSC) :  Có hai khuynh hướng dị biệt của Hoa Kỳ, Bộ NGoại Giao Hoa Kỳ và Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ ; Bộ Ngoại Giao ủng hộ đảo chánh lật đỗ chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trong khi Bộ Quốc Phòng lại thích hơn, cố gắng mộ lần nữa với Tổng Thống Diệm :
At the now daily NSC meeting in Washington, the State Department participants generally favor going ahead with the coup, while the Defense Department, both civilian and military, prefers another try with Diem.
Khoảng thời gian nầy, ông Nhu đã "bí mật" ra lệnh cho Tướng Đính phải tổ chức cuộc họp báo để "thị uy" chính trị, quân sự và ngoại giao với bất cứ thế lực nào muốn khuynh đảo chính phủ [21]. Bản chất của cuộc họp báo như sau [21]:
          (1)  Xác định với tư cách Tổng Trấn Đô Thành:  Không có đàn áp tôn giáo, vụ đánh phá chùa chiền vì có Cộng Sản xâm nhập, các cuộc thanh lọc hàng ngũ Phật Giáo đã được thực hiện xong ;  bằng chứng là Tổng Thống đã được các vị trụ trì chùa tiếp đón trong các cuộc thăm viếng.
          (2) Nguyên nhân các vụ lộn xộn từ mấy tháng qua là do bàn tay ngoại quốc. Các tổ chức ngoại quốc giật dây thêm cho cuộc đấu tranh là tổ chức của Mỹ, của các tên phiêu lưu chính trị.
          (3) Xác nhận Quân Lực Việt Nma Cộng Hòa tuyệt đối hậu thuẩn chính phủ Việt Nam Cộng Hòa do Ngô Tổng Thống lãnh đạo.
          
Ngày 28-8-1963:  
28 Aug 1963 MACV message 1557 Harkins goes on record with doubts about the line-up of forces for the coup and sees no reason for our "rush approval.
"State message 269, President to Lodge; and JCS message 3385, Taylor to Harkins Concerned by the differing views of Lodge and Harkins, as well as the division of opinion in Washington,the President asks the Ambassador and MACV for their separate appraisals.

Ngày 29-8-63, cơ quan nguỵ trang CIA, CAS (Covert Action Staff ) gặp tướng Minh.  Tướng Minh vẫn không muốn tiết lộ chi tiết của kế hoạch đảo chính, muốn biết bằng chứng Hoa Kỳ không phản bội đem nộp cho ông Nhu, trình bày với đặc vụ CAS :   bằng chứng Hoa Kỳ không phản bội là Hoa Kỳ nên đình chỉ viện trợ kinh tế cho chế độ.  Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ không có quyết định dứt khoát nên cứ để cho ông Lodge thiết kế chính sách :
29 Aug 1963  CAS agents meet Minh. At this meeting, arranged by Minh, he asks for clear evidence that the U.S. will not betray them to Nhu. He is unwilling to discuss the details of his plan. When asked what would constitute a sign of U.S. support, he replies that the U.S. should suspend economic aid to the regime.
Embassy Saigon message 375 Lodge replies to the Presidential query that the U.S. is irrevocably committed to the generals. He recommends showing the CAS messages to them to establish our good faith and if that is insufficient, he recommends a suspension of economic aid as they requested. 
MACV message 1566 Harkins reply to Taylor suggests that one last effort be made with Diem in the form of an ultimatum demanding Nhu's removal. Such a move he feels will strengthen the hand of the generals, not imperil them.
NSC meeting Another inconclusive meeting is held with the division of opinion on a U.S. course of action still strong. The result is to leave policy making in Lodge's hands.
State message 272 Lodge is authorized to have Harkins show the CAS messages to the generals in exchange for a look at their detailed plans. He is further authorized to suspend U.S. aid at his discretion [1].
          
Ngày 31-8-63, tướng Khiêm nói với tướng Harkins: Tướng Minh đã hoãn lại cuộc đảo chánh, tuy nhiên không loại bỏ nổ lực đảo chánh trong tương lai [1] :   
31 Aug 1963 MACV message 1583; Embassy Saigon message 391; and CAS Saigon message 0499. Harkins meets with Khiem who tells him that Minh has called off the coup. Military was unable to achieve a favorable balance of forces in the Saigon area and doubts about whether the U.S. had leaked their plans to Nhu were the deciding factors. A future attempt is not ruled out.

Cuộc phỏng vấn Tổng Thống Kennedy-Cronckite ngày 2-9-63 [1]:
- Kennedy bày tỏ thất vọng về việc giải quyết vụ khủng hoảng Phật Giáo của Tổng Thống Diệm.
- Kennedy quan tâm vào việc chính phủ Việt Nam Cộng Hòa nên chú tâm vào  nổ lực lớn chiến thắng dân chúng ủng hộ;điều nầy có thể làm được bằng cách thay đổi chính sách và nhân sự theo cảm nghĩ của Tổng Thống Kennedy.
2 Sep 1963 Kennedy TV interview.The President, in a TV interview with CBS News' Walter Cronkite, expresses his disappointment with Diem's handling of the Buddhist crisis and concern that a greater effort is needed by the GVN to win popular support. This can be done, he feels, "with change in policy and perhaps with personnel . . .
Cùng ngày ông Nhu tuyên bỏ định nghĩ việc làm với chính phủ khi hội kiến với Lodge: 
Lodge meets with Nhu: Avoiding any contact with Diem, Lodge nonetheless meets with Nhu who announces his intention to quit the Government as a sign of the progress of the campaign against the Vietcong. Mme Nhu and Archbishop Thuc, another of Diem's brothers, are to leave the country on extended trips shortly.
Cũng tại thời điểm nầy, ông Nhu xúi tướng Đính và một số các tướng lãnh thỉnh nguyện lên Tổng Thống, thành lập một chính phủ quân nhân do Tổng Thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo.

Ngày 5-9-63, các tướng Đôn và Đại Tá Nguyễn văn Y trình bản kiến nghị.
Tổng Thống Diệm nói : "Tôi nhận kiến nghị nầy vì nghĩ rằng các anh là cán bộ quốc gia. Tôi sẽ xét lại và cho biết ý kiến sau" [20]. Ông Nhu đọc rồi phê bình: "Kiến nghị nầy quá nhẹ! Phải xin nhiều hơn !"  [20]. "Một tháng sau tôi và tướng Đính đến gặp Tổng Thống Diệm để biết ý kiến của Tổng Thống về kiến nghị trên. Trước mặt chúng tôi ông Diệm không đáp ứng kiến nghị, không trả lời dứt khoát, lại còn khinh rẽ chúng tôi, nói với những người làm việc cạnh ông :  " - Các tướng lãnh nầy tham vọng, đòi có địa vị như U Nu bên Miến Điện..." [20].
Tại khoảng thời điểm nầy, Ông Nhu đe doạ các tướng lãnh trong buổi học tập tại Bộ Tổng Tham Mưu: "Nếu có Tướng nào muốn đảo chính thiệt, thì quân đội phải chống lại, phải bắt người đó treo cổ trên đường Công Lý!"  [20, 21]

Ngày 6-9-63 :  
6 Sep 1963 NSC meeting. The NSC decides to instruct Lodge to reopen "tough" negotiations with Diem and to start by clarifying to him the U.S. position. Robert Kennedy speculates that if the war can be won neither with Diem nor in the event of a disruptive coup, we should perhaps be considering a U.S. disengagement. Secretary McNamara proposes a fact-finding trip by General Krulak, and State suggests including Joseph Mendenhall, a senior FSO with Vietnam experience. They leave later the same day.

5.-  Phân tích :
(1) Biến cố đánh chùa chiền của chính phủ đêm 20-8-63 rạng sáng 21-8-63 là một sự kiện đau thương cho chế độ dân chủ tự do và chống cộng của miền Nam. Xử dụng bạo lực, bắt bớ quá nhiều đối tượng không có bằng chứng Việt Cộng nằm vùng là vi phạm chế độ dân chủ tự do của miền Nam.
(2) Thủ đoạn đem các tài liệu của Cộng sản, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, các vũ khí thô sơ từ giáo mác, lựu đạn, súng lục cũ, bỏ vào các chùa chiền, rồi hô hoán lên là bắt được tài liệu Cộng sản hay ghép một số hình các Tăng Sĩ Phật Giáo vào các nhân vật tình báo Hoa Kỳ để “kết án” là các Tăng sĩ nầy làm tay sai cho Mỹ chỉ làm mất thế quang minh chính đại của Nền Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa mà thôi. Bằng chứng của thủ đoạn bẩn thỉu nầy là từ ngày 21-8-1963 cho đến ngày 1-11-1963 không có một tòa án nào xử tội các thành phần sư sãi hay Phật tử liên hệ trong vụ đánh chùa hay biểu tình.
(3) Từ ngày 5-8-63  đến 6-9-63 không có tài liệu nào chứng tỏ có phản ứng và đề nghị của Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa, cũng như Nội các, ngoại trừ có việc thành lập Uỷ Ban Liên Bộ trên nguyên tắc. Trong thực tế không có bằng chứng lịch sử nào chứng tỏ Uỷ Ban Liên Bộ tham gia tích cực đề nghị hay giải quyết vụ Phật giáo. Phải chăng Quốc Hội và Nội các chỉ là bù nhìn?  Phải chăng đây là bằng chứng phi nguyên tắc dân chủ hay độc tài?
(4) Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa có cơ hội để trường tồn nếu Tổng Thống Ngô Đình Diệm biết thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại cho đến ngày 6-9-63;  trong thực tế cho đến những ngày cuối cùng của cuộc Cách mạng 1-11-1963.
Tại thời điểm đó, Hoa Kỳ chỉ quy trách nhiệm đánh chùa cho ông Ngô Đình Nhu mà thôi, tại sao Tổng Thống Diệm không để ông Nhu nghĩ việc một thời gian, để có lợi cho việc giải quyết vụ Phật Giáo, rồi sẽ tính sau về việc đem ông Nhu trở lại vai trò cố vấn sau khi tình hình đã yên ổn?  Tại sao Tổng Thống Diệm lại quá lệ thuộc và giao phó quá nhiều quyền lực cho ông Nhu, trong khi ông Nhu chỉ là một Cố vấn;  trên nguyên tắc Cố vấn không có quyền chỉ huy hay ra lệnh vì chỉ có Tổng Thống là có quyền ra lệnh cho Quân Cán miền Nam mà thôi; ông Nhu đã vi phạm Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa.
Tại sao trong buổi họp Nội các lúc 5 giờ sáng ngày 21-8-10963, Tổng thống Diệm đã không tìm hiểu xem nếu mình không ra lệnh thì ai là người ra lệnh đánh phá chùa chiền?.  Dĩ nhiên Tổng Thống sẽ có câu trả lời:  Ông Nhu ra lệnh cho các Tư Lệnh Vùng, Cảnh Sát, Mật Vụ, Đại Tá Tung.... nếu Tổng Thống hỏi. Thế thì tại sao Tổng Thống không có biện pháp luật pháp đối với ông Nhu nếu Tổng Thống không ủy quyền ra lệnh đánh chùa cho ông Nhu, ngoại trừ Tổng Thống Diệm đã có văn thư bổ nhiệm bằng giấy trắng mực đen quyền hạn của ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu?  Văn thư ở đâu?  Giả thử có văn thư thì câu hỏi:  Văn thư có hợp hiến hay không?  Phải chăng Tổng Thống hoàn toàn chịu trách nhiệm trước toàn dân nếu Tổng Thống có ban hành nghị định hay văn thư ủy thác quyền Tổng Tư lệnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cho ông Nhu?  Phải chăng không có biện pháp trừng phạt ông Nhu vì tội lạm quyền và vi phạm Hiến Pháp, có nghĩa là chính Tổng Thống là kẻ ra lệnh cho ông Nhu để ông Nhu truyền lại cho những kẻ đánh phá chùa chiền? ….

Phải chăng một ít dữ kiện lịch sử sau đây để trả lời hiện tượng “tuy hai là một” giữa Tổng Thống Diệm và ông Nhu ? :
Thứ nhất, sau hai tháng du hành ở Âu và Mỹ Châu Linh mục Luận đã kết luận kết quả với tướng Đính :  "Tôi đã trình lên Tổng Thống tất cả thư từ ở ngoại quốc, các bạn hữu của ông ở Âu Châu, Mỹ Châu gởi về cho ông về tình hình quốc nội, ngoại giao của Việt Nam Cộng Hòa. Tôi không hiểu rõ nội dung, nhưng xem xong thì Tổng Thống có vẽ bực tức, giận dữ[21].  Cuối cùng Tổng Thống Diệm chỉ nói là  "... để chú Nhu đọc, coi ra mần răng ..." [21].
Thứ hai, vụ cho lệnh đánh chùa chiền đêm 20-8-63 đã được phân tích ở đoạn trước.
Thứ ba, theo Linh mục Cao Văn Luận, một công thần của Tổng Thống Diệm, tiết lộ, Ngô Đình Nhu cũng cũng đòi duyệt lại bản Thông cáo chung [22, 42]. Phải chăng đó là lý do Tổng Thống Diệm không chịu thoả mãn 5 nguyện của Phật Giáo trên thực tế?
Thứ tư, ông Vũ Văn Mẫu, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết (trang 278-279) :  “1 giờ 30 sáng ngày 16/6/63, sau khi bản Thông cáo chung được ký kết, vì đã lấy chữ ký của Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam, Phó Tổng thống Nguyễn ngọc Thơ đem ngay vào dinh Gia Long để lấy chữ ký của Tổng thống Ngô đình Diệm thì một khó khăn bất ngờ khiến ông Nguyễn ngọc Thơ phải thất vọng. Đọc đi đọc lại bản Thông cáo mà chính ông trước đây đã chấp thuận từng điểm trong mỗi giai đoạn thương thuyết, ông Diệm, chẳng hiểu chuyện gì đã xãy ra trong thâm tâm, bổng không chịu ký nữa. Đến 5 giờ sáng, ông Diệm nói với ông Nguyễn ngọc Thơ cứ để hồ sơ lại rồi về nhà nghỉ. Sau khi ông Thơ ra về, trong dinh Gia Long đã có một “Hội đồng Gia đình” bàn về vấn đề này gồm có ông Diệm và hai vợ chồng ông Nhu. Cuối cùng, sau khi cả gia đình suy tính kỹ, bà Nhu đã khuyên ông Tổng thống:  “Không ký ngang hàng với Hòa thượng Thích Tịnh Khiết mà ký ngay ở trên góc trái, ngay trang đầu của bản Thông cáo chung và thêm vào một câu trên chữ ký: “Những điều được ghi trong Thông Cáo CVhung nầythì đã được tôi chấp thuận nguyên tắc ngay từ đầu”. Ông Diệm đã nghe theo lời khuyên này và ký ở trang đầu của bản Thông cáo với câu ghi trên. Tại sao bà Ngô đình Nhu lại có quyết định như vậy?  Theo ý kiến của bà Nhu, ký ở trên đầu trang là tỏ rằng Tổng thống Diệm ở trên hết. Còn câu ghi trên đây có hai ý nghĩa: Theo nghĩa đen, câu đó tỏ rằng các nguyện vọng vủa Phật giáo không có chủ đích vì đều đã được Tổng thống chấp thuận nguyên tắc ngay từ đầu; nhưng theo nghĩa bóng thì bản Thông Cáo chung sẽ không được thực thi vì Tổng thống chỉ chấp nhận nguyên tắc mà thôi. Hậu ý phá hoại bản Thông Cáo chung ngày 16/6/1963 đã nẫy ra trong thâm tâm vợ chồng Ngô Đình Nhu ngay từ lúc chữ ký của Tổng thống Diệm trên bản Thông Cáo chung còn chưa ráo mực [5,41].
(6) Chính sách Hoa Kỳ có nhiều sai lầm như chỉ nhìn Tổng Thống Diệm là người duy nhất có đủ khả năng chống Cộng mà thôi, trong khi Tổng Thống Kennedy đã có ít nhất một nhận định chiến lược đúng về vụ Phật Giáo: quần chúng ủng hộ là một yếu tố chủ yếu. Trong chuyến viếng thăm miền Nam, Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Johnson ca ngợi Tổng Thống Diệm: “Tổng thống Diệm là một Churchill của thập niên nầy” nhưng lại tuyên bố với ký giả (Stanley Karnow) trong chuyến bay : "Shit !  Diệm's only boy we've got out there" [22, 48].
Tuy nhiên dù đã thấy chính sách sai lầm của chính phủ miền Nam, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục đặt kỳ vọng vào một mình Tổng Thống Diệm, thay vì thắp đuốc đi tìm nhân tài người Việt Nam;  thời nào lại không có anh hùng hào kiệt. Chẳng qua là Hoa Kỳ không cần quan tâm đến binh thư về tổ chức một cuộc cách mạng:  Cần phải tìm nhà lãnh đạo chính tri có kinh nghiệm và uy tín để thay thế Tổng Thống Diệm trước khi nghĩ đến đảo chánh, vì các tướng lãnh chỉ là kẻ chuyên nghiệp quân sự mà thôi, không thể lãnh đạo quốc gia; lịch sử chứng minh rằng Hoa Kỳ đã không làm như thế.
(7) Âm mưu bất chính của ông Nhu về việc xử dụng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong việc đánh phá chùa chiền và sư sãi là không quang minh chính đại của một thể chế dân chủ khi cuộc tranh đấu của Phật Giáo là ôn hòa không bạo động, nhất là chính phủ và tình báo CIA không có bằng chứng cụ thể nào là Cọng sản Việt nam đã xâm nhập vào hang ngũ Phật giáo tại thời điểm đó cho đến nay.  Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không phải là sở hữu chủ của Tổng Thống, để Tổng Thống có thể xử dụng bất hợp pháp. Dĩ nhiên Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phải vâng lệnh Tổng Thống trong tư cách Tổng Tư lệnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa khi Tổng Thống ra lệnh vì sự tồn vong của Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa mà thôi;  không có một bằng chứng tình báo nào nói rằng vụ Phật Giáo có liên hệ đến sư tồn vong của miền Nam. Do đó ông Nhu đã lạm dụng xử dụng kế hoạch Thiết Quân Luật  thay vì có thể áp dụng giới nghiêm mà thôi; chỉ có áp dụng Thiết Quân Luật khi có bằng chứng cụ thể Cộng Sản Việt Nam đang xâm nhập vào Đô Thành.
(8) Âm mưu của ông Nhu đánh chùa chiền vì mở đường đối thoại với Hànội một cách công khai, đã được chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm chấp thuận từ cuối 1962 là ấu trỉ và phản bội lý tưởng chống Cộng của Quân Cán miền Nam. Lịch sử đã chứng minh chính sách bành trướng chủ nghĩa cộng sản quốc tế, Hồ Chí Minh là một công cụ của Nga Sô và Trung Cộng. Vì thế Hồ Chí Minh, Nga Sô và Trung Cộng bao giờ chịu để  miền Nam trung lập nếu có sự thỏa hiệp trung lập. Lịch sử cũng đã chứng minh Cộng Sản Việt Nam đã tiêu diệt các đảng phái quốc gia và các nhà yêu nước mặc dù họ đã hợp tác với Hồ Chí Minh để chống thực dân Pháp. Vì vậy nếu Mỹ từ bỏ chủ nghĩa “ngăn chặn” (containment) thì miền Nam phải bị nhuộm đỏ nếu không có cuộc Cách Mạng 1-11-63 ngăn chận một cuộc an hem Diệm - Nhu “đầu hang” Hà Nội từ năm 1963 đó. Thử hỏi, máu của Quân Cán miền Nam có đỗ máu nhiều hơn không khi so sánh với những đỗ máu của Quân Cán sau năm 1975?  Thử hỏi còn có một số Quân Cán miền Nam  có cơ hội để hưởng không khí tự do dân chủ ở Hải Ngoại hiện nay hay không nếu không có cuộc Cách mạng 1-11-1963 ?  Thử hỏi con cháu của một số may mắn trên có được cơ hội thành đạt trên đất tạm dung ở Hải Ngoại hay không nếu không có cuộc Cách mạng 1-11-1963 ?...
(9) Hành vi ra lệnh cho tướng Đính họp báo để tuyên bố:Không có đàn áp tôn giáo, vụ đánh phá chùa chiền vì có Cộng sản xâm nhập chứng tỏ không có sự quang minh chính đại của chính phủ vì chính phủ không có bằng chứng nêu ra trong cuộc họp báo, nhất là chính phủ không thể tổ chức toà án Quận Sự nào từ ngày 20-8-63 đến ngày 1-11-63.
(10) Phải chăng hành vi dọa nạt “Nếu có Tướng nào muốn đảo chánh thiệt thì quân đội phải chống lại, phải bắt người đó treo cổ trên đường Công Lý” đã nung chí các tướng lãnh phải tiếp tục kế hoạch đảo chánh thật cẩn thận?   Phải chăng hành vi dọa nạt đó là một trong các nguyên nhân dẫn đến cái chết bi thảm của ông Nhu và Tổng Thống Diệm trong ngày 2-11-63 ?
(11) Chính sách đuổi Mỹ của ông Nhu là sai lầm: không có quân viện thì làm sao Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa có đủ đạn dược, quân trang, quân cụ,...để chống Cộng trong khi Cộng Sản Việt Nam có sự yểm trợ tích cực của Nga Sô và Trung Cộng để chiếm trọn miền Nam. Không có kinh viện thì làm sao chính phủ có tiền để chi phí như trả lương cho cán bộ, phát triển công ăn việc làm cho dân chúng.... Lịch sử đã chứng minh điều đó trong năm 1975 khi Mỹ chỉ giảm quân viện mà thôi.
(12) Trong khi ông Nhu ấu trỉ chống Mỹ thì chính sách của các Tướng lãnh phe cách mạng lại quan tâm về sự đồng tâm của Mỹ vì họ biết Việt Nam Cộng Hòa cần có  quân và kinh tế viện của Hoa Kỳ để chống Cộng nếu họ muốn đảo chánh. Phải chăng đó là lý do họ thăm dò phản ứng của Hoa Kỳ ?  Tài liệu [1] sẽ có câu trả lời khi tướng Minh đã đòi hỏi Hoa Kỳ phải giữ mức độ viện trợ 1.5 triệu dollars hằng ngày cho Việt Nam nếu họ đảo chánh.
(13) Âm mưu đảo chánh do các Tướng lãnh Việt Nam chủ động, không bao giờ thông báo chi tiết, ngày giờ cuộc đảo chánh mặc dù Hoa Kỳ tìm cách hỏi thăm. Tài liệu [1] đã hé lộ và sẽ chứng minh trong các giai đoạn sau.
         
Trần Văn Thưởng  
31/1/2011  
       

Cước Chú các tài liệu dẫn chứng:
[1] Pentagon Papers  gồm 47 bộ, khoảng 3000 trang, được soạn thảo năm 1968 bởi các chiến lược Ủy ban nghiên cứu hoàn toàn vô tư về chính trị đảng phái, chỉ chú trọng vào nghiên cứu sự thật để tự học hỏi về sự thất bại của chính sách Hoa Kỳ đối với Đông Nam Á. Kết quả họ đã thấy rõ các sự kiện của chính sách Hoa Kỳ như không hiểu rõ phong tục, tôn giáo, bản tính kiêu ngạo của các vị lãnh đạo Hoa KỲ,  cũng như che dấu số lượng thậ sự quân lực Hoa Kỳ tham chiếu ở Việt Nam đối với dân chúng Hoa Kỳ. Đây là một tài liệu khả tín cao nhưng tối mật. Tuy nhiên tài liệu nầy đã bị tiết lộ bởi một nhân viên cao cấp trong nội bộ Pentagon. Hậu quả là một vụ kiện của chính phủ Hoa Kỳ để ngăn cấm báo chí Hoa Kỳ tung tin. Cuối cùng tòa án Tối Cao Pháp Viện đã quyết định phần thắng về phe báo chí.
[2] Đảng Cần Lao do Chu Bằng Lĩnh viết, được xuất bản năm 1971 bởi nhà xuất bản Đồng Nai. Cuốn sách đánh đúng sự thật về đảng Cần Lao, nên chính tác giả bị đe doạ và mua chuộc không phổ biến rộng rãi nữa và đình bản cuốn sách.
[3] Tài liệu ngày thành lập đảng Cần Lao của sử gia Vũ Ngự Chiêu có mức độ khả tín 100%
[4] Chuẩn úy Bùi Thương, Chuyện Kể Người Lính Việt Nam Cộng Hòa, 2006,
[5] Chín Năm Máu Lửa do Nguyệt Đạm & Thần Phong viết, xuất bản ngày 2-3-1964. Văn Phòng Trung Tướng Uỷ Viên An Ninh cung cấp tài liệu và các tài liệu của tòa án xét xử các tội phạm của các đảng viên Cần Lao. Sách có mức độ khả tín cao.
[6] Bài Nói Chuyện Của Bà Quả Phụ Trịnh Minh Thế do Báo Sài Gòn Nhỏ xuất bản trong số 437, trang 48, tháng 1/2007.
[7] Cuộc Đọ Sức Thần Kỳ của Thiếu Tướng Cộng Sản Lê Quốc Sản
[8] 50 Năm Tranh Đấu Kiên Cường  của Đảng Bộ Nhân Dân Thành Phố
[9] Nguyễn Trân, Công Và Tội, Xuân Thu, 1992. Ông Nguyễn Trân là một Thiên chúa giáo tương đối chân chính và cũng là một nhân chứng lịch sử khả tín.
[10] Nguyễn Chánh Thi, Việt Nam: Một Trời Tâm Sự, Xuân Thu, 1987
[11] Tài liệu Phật giáo Hòa Hảo và Chương trình Nghiên cứu Lịch sử và Giáo lý.
[12] Vụ Án Phan Quang Đông, "https://mail.google.com/mail/images/cleardot"
[13] Chính Đề Việt Nam  Tôn  Thất Thiện, tháng 11 năm 2009,
[14] Thắc Mắc Của Ông Lê Xuân Nhuận về bài Chính Đề Việt Nam của GSTôn Thất Thiện, 26-11-2010, TTVN  26-11-2010.
[16] Trịnh Quốc Thiên, Vụ tuyên  án ông Giuse Phan Quang Đông sau ngày 01-11-1963
[20] Việt Nam Nhân Chứng, Trần Văn Đôn, Xuân Thu 1989. Trung Tướng Trần Văn Đôn là một nhân chứng lịch sử có khả tín.
[21] 20 Năm Binh Nghiệp, Tôn Thất Đính, Chánh Đạo 1998. Trung Tướng Tôn Thất Đính là một nhân chứng lịch sử có khả tín.
[22] Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi, Đỗ Mậu, Quê Hương 1986. Thiếu Tướng Đỗ Mậu là một nhân chứng lịch sử có khả tín.
[23] Bài Học Chiến Tranh Viet Nam Nhìn Từ Hậu Trường Chính Trị Hoa Kỳ, Lương Minh Sơn, Báo "Người Việt" 9-11-1996
[24] VietNam Why Did We Go , Avro Manhattan
[25] The American Pope, John Cooney
[26] Cablegram from Elbridge Durbrow, United States Ambassador in Saigon, to Secretary of State Christian A. Herter, Sept. 16, 1960, "Pentagon Papers"
[27] Lê Xuân Nhuận, Quốc Sách Ấp Chiến Lược, diendancongluan, 23-10-2010
[28] Lê Kinh Lịch, Trận Đánh Ba Mươi Năm, Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, Hà Nội, 1995
[29] Báo Cáo Của Phủ Tổng Uỷ Dinh Điền, Thành Tích Sáu Năm Hoạt Động Của Chính Phủ VNCH, 1960
[31] Francis Fitzgerald, Fire in the Lake
[37] Quốc Tuệ, Phật Giáo Việt Nam, 1964
[38] Đoàn Thêm, Hai Mươi Năm Qua: Việc Từng Ngày (1945-1964), Sài Gòn, Xuân Thu
[39] Trần Gia Phụng, Lý Do Cuộc Cách Mạng Ngày 1-11-1963
[41] Vũ Văn Mẫu, Sáu Tháng Pháp Nạn 1963, 1984
[42] Linh mục Cao Văn Luận, Bên giòng lịch sử Việt Nam, 1940-1975, Sacramento :  TANTU Research, 1983, tr. 224, tr. 229. Cần chú ý các điểm:  Cao Văn Luận là người đồng đạo với Ngô Đình Thục và Ngô Đình Diệm. Lúc đó Linh mục Cao Văn Luận đang làm viện trưởng Viện Đại học Huế. Vì là linh mục và là viện trưởng Viện Đại học, nên Linh mục Cao Văn Luận có điều kiện để tiếp cận các viên chức hành chánh và biết rõ các tin tức về biến cố nầy.
[43] Georg W. Alsheimer. Vorw. v. Wolfgang Fritz H, Vietnamesische Lehrjahre. Bericht e. Arztes aus Vietnam 1961-1967, Suhrkamp (-Taschenbuch-Verl. in (Frankfurt a.M.), 1972. Georg W. Alsheimer là bút hiệu của Bác sĩ người Ðức, Erich Wulff, đã dạy tại trường Ðại học Y khoa Huế 1961-1967 và cũng là chứng nhân mắt thấy tai nghe đêm 8-5-1963 tài Đài Phát thanh Huế. 
[44] David Halberstam, The Making of a Quagmire McGraw-Hill/Social Sciences/Languages ; 1 edition (October 1, 1987].
[45] Church Committee Report on Diem Coup
[46] Nguyễn Thái, Is South Vietnam viable, Manila: Carmelo and Bauermann,. 1962
[47] Mieczlaw Maneli, War Of The Vanquished, 1971,Harper & Row edition, in English - 1st ed.
[48] Stanley Karnow, Vietnam:  A History, Penguin, ISBN-10: 0670746045,

Trích từ:  http://vietnamsolutions.blogspot.com       

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét