GIỚI
THIỆU HAI CUỐN SÁCH / TÀI LIỆU MỚI:
❶ HỒ SƠ MẬT 1963
- TỪ CÁC NGUỒN TÀI LIỆU CỦA CHÍNH PHỦ MỸ.
●
Thực hiện: Tâm Diệu, Trí Tánh, Nguyên Giác và Nguyễn Minh Tiến
●
Nhà Xuất bản: Liên Phật Hội (United Buddhist Publisher), phát hành 13-4-2017.
Link
của Amazon để mua sách:
Tập sách này gồm nhiều bản văn được chuyển dịch
và trình bày kèm theo nguyên tác Anh ngữ, là các tài liệu trước đây vốn thuộc
loại hồ sơ mật hoặc tối mật, nghĩa là chỉ dành riêng cho những người có trách
nhiệm mà hoàn toàn không được phổ biến đến công chúng. Phần lớn các tài
liệu đó là của chính phủ Mỹ, như các Công điện, Bản Ghi nhớ, Điện tín, Phúc
trình... Tài liệu có nguồn từ Bộ Ngoại Giao Mỹ được lấy từ FRUS; ngoài ra còn
có các tài liệu từ Tòa Bạch Ốc (Hội đồng An Ninh Quốc Gia NSA), Bộ Quốc Phòng
(Pentagon Papers), CIA (tại Sài Gòn và tại Langley), và từ Thượng Viện (Select
Committee to Study Governmental Operations).
Một vài tài liệu không trực tiếp lấy nguồn từ
chính phủ Mỹ là: Một bài viết của tác giả Nguyễn Minh Tiến phân tích Phúc trình
A/5630 của Phái đoàn Điều tra Liên Hiệp Quốc; một số đoạn trong Death of A Generation của Howard Jones vốn
là một tác phẩm cũng sử dụng rất nhiều nguồn tài liệu của chính phủ Mỹ, và một
bài Dẫn nhập của tác giả Tâm Diệu, tổng hợp về Phật giáo và cuộc Chính biến
1-11-1963 thông qua các tài liệu của chính phủ Mỹ.
❷
PHÚC TRÌNH A/5630 CỦA PHÁI ĐOÀN ĐIỀU TRA LIÊN HIỆP QUỐC VỀ ĐÀN ÁP PHẬT GIÁO TẠI
MIỀN NAM VIỆT NAM VÀO NĂM 1963.
●
Tác giả: Nguyễn Minh Tiến
●
Nhà Xuất bản: Liên Phật Hội (United Buddhist Publisher), phát hành 11-4-2017.
Link
của Amazon để mua sách:
Phúc trình mang số hiệu A/5630 là Báo cáo của Phái đoàn
Điều tra Liên Hiệp Quốc tại Nam Việt Nam (Report
of the United Nations Fact-Finding Mission to South Viet-Nam) được soạn
thảo bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha, là kết quả của một cuộc
điều tra khách quan do Liên Hiệp Quốc tiến hành thông qua việc chỉ định các đại
diện từ 7 quốc gia thành viên cùng một số nhân viên chuyên môn để hỗ trợ hoạt
động điều tra. Phái đoàn điều tra này đã đến Nam Việt Nam ngày 24-10-1963 và
đến sáng ngày 1-11 thì họ dự kiến sẽ hoàn tất công việc vào cuối ngày 3-11.
Tuy nhiên, cuộc chính biến diễn ra trong ngày 1-11 đã làm
thay đổi phần cuối kế hoạch, cũng như có thể là nguyên nhân khiến cho Phái đoàn
không nhận được những tài liệu quan trọng mà Chính phủ ông Diệm đã hứa sẽ cung
cấp. Ngoài ra, để chuẩn bị các phương thức và chương trình hành động sao cho
khách quan và hiệu quả, trước đó phái đoàn cũng đã có 4 phiên họp trong thời
gian từ ngày 14-10 đến 21-10-1963 tại New York.
Bản Phúc trình A/5630, chỉ riêng phần Anh ngữ, dài 93
trang khổ lớn, gồm 4 Chương với 191 phân đoạn (paragraphs) và 16 Phụ lục
(Annexes), được phái đoàn trình lên Kỳ họp thường niên lần thứ 18 của Đại Hội
Đồng Liên Hiệp Quốc, là tài liệu quan trọng để Đại Hội Đồng thảo luận và xem
xét trong phạm vi Đề mục 77 (Item 77)
theo Nghị trình Kỳ họp (Agenda) đã
được Đại Hội Đồng thông qua trước đó, với tiêu đề chính là “Vi phạm nhân quyền
ở Nam Việt Nam” (The violation of human
rights in South Viet-Nam).
Trong thực tế, Đại Hội Đồng đã không tiến hành việc thảo
luận Đề mục 77 như trong Nghị trình đã định. Lý do đơn giản là vì đối tượng bị
cáo buộc vi phạm nhân quyền, tức Chính phủ Ngô Đình Diệm, đã sụp đổ sau cuộc
đảo chính của Quân đội ngày 1-11-1963. Mặc dù vậy, Phúc trình này đã được chính
thức công bố và có thể xem là một văn kiện lịch sử quan trọng, bởi đây là sự
ghi nhận khách quan và khoa học của một tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh về
những gì Chính phủ Ngô Đình Diệm đã làm tại miền Nam Việt Nam, trong phạm vi
liên quan đến cuộc vận động đòi bình đẳng tôn giáo năm 1963 của Phật giáo Việt
Nam. Một số luận điệu bóp méo và nhào nặn lịch sử với ý đồ xuyên tạc sẽ bị vạch
trần thông qua chính những ghi nhận trung thực từ Phúc trình này.
❸ Bạn đọc ở Việt Nam có thể mua sách trên Amazon thông qua một trong 4 Công ty sau đây. Xin độc giả trực tiếp liên lạc và tìm hiểu quy trình cũng như giá cả trước khi tự mình quyết định có xử dụng dịch vụ nầy hay không. Thông tin nầy chỉ có tính cách tham chiếu mà thôi:
3- VietAir
Cargo: https://vietaircargo.com/tin-deal/mua-ho-sach-tren-amazon-gia-re-va-van-chuyen-ve-viet-nam/
Nguyễn
Kha
4/2017
Bạn đọc cũng có thể tham khảo thê ở đây : http://bit.ly/2CPtLN4
Trả lờiXóa