Thứ Bảy, 8 tháng 4, 2017


LINH MỤC TRẦN TAM TỈNH
NÓI GÌ VẾ CÁC KHU TỰ TRỊ CÔNG GIÁO
(Thập Giá Và Lưỡi Gươm, Chương II, Mục 5: Cuộc Thánh Chiến)
LGT - Theo dõi sự cố môi trường Formosa tại Hà Tĩnh và phong trào giáo dân do các chức sắc Công giáo Việt Nam khuynh loát để biến thành những cuộc bạo động chính trị, và đọc lại “Thập Giá và Lưỡi Gươm” của Linh mục Trần Tam Tỉnh viết về vai trò của Công giáo Việt Nam cách đây hơn 70 năm dưới thời Pháp thuộc, ta thấy có ba điểm đáng ghi nhận về sự hình thành của các “Khu Tự Trị mới” ở các Giáo xứ tại hai tỉnh Nghệ An và Hà Tỉnh:
1-      Thứ nhất: Tự nhận là Dân Chúa và chỉ công nhận Nước Chúa, người Công giáo Việt Nam, trong tâm thức cũng như qua hành động, đúng là kẻ lạ mặt trên quê hương! Từ đó, “quyền lợi Tổ quốc”, “lợi ích Dân tộc” chỉ là những chiêu bài truyền để cho giai tầng lãnh đạo Cha Cố đánh tráo khái niệm hầu đóng trọn vai trò làm tay sai cho Vatican. Vị Tổng Tư lệnh Quân đội Công giáo Hoàng Quỳnh được nhắc đến trong bài nầy là Linh mục Hoàng Quỳnh, người mà năm 1964 tại miền Nam đã vận động Giáo dân Sài Gòn xuống đường chống chính quyền đương nhiệm bằng khẩu hiệu đi vào lịch sử “Thà Mất Nước Không Thà Mất Chúa”.
2-      Thứ nhì: Bắt nguồn từ một nền Thần học lấy sự ngu muội và cuồng tín làm phương châm truyền đạo và sống đạo, nhóm giáo dân tại hai tỉnh Bắc Trung bộ chỉ là một bọn khuyển ưng sắt máu, sai đâu đánh đó. Thủ phạm gây rối chính, đứng đàng sau điều động, là đám Cha Cố nhà thờ, thực hiện Tông Huấn Giáo Hội Tại Á Châu (Ecclesia In Asia, Gioan Phaolồ 2, 1999) nhằm thủ tiêu Văn hóa bản địa để thay bằng một nền văn hóa Thiên Chúa giáo độc thần, biến con chiên thành “tôi tớ hèn mọn”. Để thực hiện ước nguyện của Giáo hoàng, bước đầu tiên mà Công giáo Việt Nam phải tiến hành là thủ tiêu chính quyền hiện hữu để thiết lập một chế độ chính trị do Giáo quyền của Nhà thờ thống trị.
3-      Và thứ ba: Hậu quả của tình trạng bạo động, xem thường pháp luật và tạo ra tình trạng khủng hoảng kinh tế - chính trị hiện nay, mặt khác, là do chính sách tôn giáo sai lầm của chính phủ Việt Nam ngay từ đầu và còn kéo dài cho đến ngày nay. Sai lầm tích hợp nầy bắt nguồn từ (1) Nhận định và đánh giá sai lầm về bản chất tay sai ngoại bang bất biến của Công giáo Việt Nam; và (2) Phát triển kinh tế là thống soái, hội nhập toàn cầu hóa là bất khả phản hồi, bất chấp tất cả mọi đe dọa nội an và ngoại thuộc. Từ hai sai lầm chiến lược nầy, xã hội VN trở thành một phiên chợ hổn loạn, để mặc cho lực lượng Công giáo đứng lên phất cờ, làm đầu nậu hung hăng bao thầu mọi hành động phá hoại phản quốc cả ở trong lẫn ngoài nước.
Trong tác phẩm “Thập giá và Lưỡi gươm”, Linh mục Trần Tam Tỉnh đã thấp thoáng thấy cái “Tội Tổ Tông” của Công giáo Việt Nam nầy đối với dân tộc mình.
Tưởng chỉ xãy ra trong quá khứ, không ngờ lại đang xãy ra 70 năm sau …
[Kevin Trần sưu tầm và nhấn mạnh].   

         
Dưới sức ép của Đơ Lát và của đức cha Đulay (Dooley) người Ái Nhĩ Lan được chỉ định làm Khâm mạng năm 1950, các giám mục Việt Nam họp tại Hà Nội đã đưa ra những lời tuyên bố sấm sét trong Thư chung Mục vụ ngày 9 tháng 11 năm 1951 như sau:
Chúng tôi thấy mính có bổn phận nhắc nhở anh chị em đề cao cảnh giác chống lại nguy cơ hết sức to lớn của chủ nghĩa cộng sản vô thần là một mối đe dọa lớn lao nhất hiện nay. Chẳng những cấm anh chị em không được vào Đảng cộng sản, mà anh chị em cũng không được hợp tác với họ, hay là làm bất cứ việc gì có thể góp phần cách nào cho Đảng Cộng sản lên năm chính quyền. Mối nguy hiểm nghiêm trọng và các hậu quả của nó kinh khủng đến nổi chúng ta cảm thấy có bổn phận nhắc nhở anh chị em đề phòng cả đối với những kiểu lươn lẹo và mưu chước người cộng sản dùng để đánh lừa dân chúng, những mưu chước chỉ phục vụ cho các mục tiêu của người cộng sản mà thôi”.
Bản kết án đó mang 12 chữ ký, trong đó có 5 chữ ký Việt Nam, tỏ rõ cho dân chúng thấy Giáo hội chính thức của Việt Nam đứng về phía nào. Nó hoàn tất sự cắt đứt quan hệ (trừ những người Công giáo yêu nước, chỉ với danh nghĩa yêu nước mà bị vạ tuyệt thông và bị giáo hội ruồng bỏ) giữa Công giáo và Kháng chiến. Nó xô đẩy người Công giáo coi mình là quân binh của lực lượng Thực dân bởi vì từ nay, việc họ sung vào hàng ngũ quân đội Pháp được giáo quyền thánh chiến rồi.
Từ năm 1950, nhiều làng Công giáo vùng đồng bằng được vũ trang, nhận súng của Pháp, dưới quyền chỉ huy của giám mục Lê Hữu Từ, còn Bùi Chu thì do giám mục Phạm Ngọc Chi điều khiển. Vai trò của đội quân tự vệ vượt xa tư cách gọi là chỉ để tự vệ khi bị cộng sản tấn công, bởi vì nó được tung ra các hoạt động chủ yếu là hành quân càn quét, có khi bao trùm cả vùng, có lúc chỉ ở địa phương nhỏ. Chẳng hạn trong trận Ký Con ở Nam Định, một bộ tham mưu liên quân gồm có trung tá Căngđu (Canduo) ở Nam Định, trung đoàn trưởng Mô-la (Mollat) đồn Phát Diệm và linh mục Hoàng Quỳnh, tổng tư lệnh đội quân Công giáo, đã thành công loại khỏi vòng chiến cả tiểu đoàn Việt minh ở đây. Lính công giáo cũng có lúc tham dự các cuộc hành quân gồm nhiều tiểu đoàn của Pháp.
Nhưng ở cấp địa phương, quân lính Công giáo mới là đội quân hung hăng nhất. Nhằm lo cho các xứ đạo được bảo vệ hữu hiệu hơn, bọn chúng tổ chức ruồng bố liên tục các làng Lương chung quanh, bắt giam hoặc giết chết, khỏi cần tòa án, tất cả chiến sĩ du kích và những ai bị tình nghi là Việt minh. Theo gương lính Pháp, chúng cướp bóc các làng, lấy trộm, tàn sát, thiêu rụi tất cả những gì bị coi là ổ kháng chiến. Nực cười hết cỡ, có những linh mục - đại úy nghĩ rằng thời điểm đem cả nước theo Kitô đã tới: họ ra lệnh cho lính đi cướp phá các chùa Phật giáo, mang hết các tượng Phật về làm cũi chụm, rồi cắm thánh giá lên chùa hay là đặt tượng Đức Mẹ vào trong đó. Thật phải rùng mình, khi nhắc lại tên tuổi của một số linh mục như Khâm, Tôn, Luật...
Các bản tin về những vụ cộng sản tàn sát Công giáo, do báo chí Pháp hoặc hãng thông tấn Fides đưa ra, phải được đặt vào trong bối cảnh lịch sử nói trên. Chẳng hạn, Beena Phan, trích dẫn tờ nhật báo tiếng Pháp Viễn Đông xuất bản tại Sài Gòn, đã viết: «Người ta kể lại rằng tại Cao Mai, 180 người Công giáo, gồm nam nữ và trẻ con bị thiêu sống trong nhà thờ làng, theo sau vụ một đồn lính Pháp bên cạnh đó không chịu đầu hàng».
Sự thật lịch sử hoàn toàn khác thế, Cao Mai là một làng thuộc huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, ở 5km cách sông Hồng, nơi chia đôi Thái Bình với Nam Định, và cũng là ranh giới giữa hai địa phận Thái Bình và Bùi Chu. Cao Mai có hai thôn, một Công giáo và một thôn Phật giáo. Đang mùa xuân 1960, giáo dân Bùi Chu lúc đó đã được vũ trang, còn tại Thái Bình thì quân Pháp chỉ đóng ở thành phố và những vùng lân cận.
Một hôm cha Luật, chính xứ Cao Mai, tiếp một cha bạn người Bùi Chu sang thăm, có mấy tiểu đội mang vũ khí tháp tùng. Bọn lính này đi lùng sục các làng chung quanh, bắt các du kích quân và cán bộ Việt minh bất ngờ gặp được và giết chết mấy người. Được báo động, du kích toàn vùng đó kéo về hướng Cao Mai. Bọn lính Công giáo vừa đánh vừa rút, có chừng 50 thanh niên Cao Mai và các linh mục tham gia. Khi thấy quân du kích kéo tới, giáo dân Cao Mai hoảng sợ, chạy vào nhà thờ đóng cửa lại chờ cha xứ trờ về mang theo tiếp viện. Du kích tổ chức bao vây, đòi phải thả các đồng chí bị bắt ra. Đám người bị bao vây cứ cầm cự. Khi đêm về, nhà thờ bốc cháy. Nhiều người bị nhốt trong đó chết thiêu. Người ta không rõ vụ hỏa hoạn đó là do nhóm bao vây gây ra, hay chỉ là một chuyện rủi ro. Sau đó, cha Luật và quân lính ông trờ về, ông chỉ còn biết khóc trước đống tro tàn của nhà thờ và cái tang của dân chúng. Ông quyết định trả thù cho giáo dân. Cuộc báo thù hết sức kinh khủng. Các du kích quân bị lính cha bắt đều bị chôn sống trước nhà thờ. Từ đó, Cao Mai trở nên một nơi kinh khủng cho cả vùng.
Cao Mai là một trường hợp điển hình trong thảm kịch Việt Nam hồi đó. Máu đổi máu, những cuộc thanh toán tiếp theo những vụ trả thù. Vì không biết nghệ thuật quân sự và chiến lược của Kháng chiến - do chính phủ Hồ Chí Minh vạch ra từ 1940 - quá tự tin vào những thắng lợi lúc đầu, người Công giáo cứ đi bổ ráp tại các làng không công giáo, vốn thường đâu có chống cự lại họ.
Vào thời gian này, Kháng chiến chỉ ở bước đầu của «chiến lược phòng thủ» thôi. Quân đội chính qui rút vào núi, sau khi áp dụng chiến thuật «tiêu thổ» tại các thành thị. Từ 1947, các ngôi nhà lớn đều bị triệt hạ, trừ những kiến trúc thuộc về Giáo hội, nghĩa là các chủng viện, trường Công giáo, tòa giám mục, nhà thờ. Sự tôn trọng của cải Giáo hội như thế tỏ cho thấy rõ chính phủ Hồ Chí Minh đã thận trọng chừng nào, để tránh đụng chạm đến tình cảm tôn giáo của người Công giáo, kể cà trường hợp họ biết trước rằng các kiến trúc đó rồi đây sẽ bị quân Pháp sử dụng. Những biến cố xảy ra sau này, đã xác lập sự tiên đoán trên là đúng. Thật vậy, năm 1949 và 1950, phần lớn các tòa nhà Công giáo đã là nơi đặt bộ tham mưu của các toán quân viễn chinh.
Năm 1950, tất cả địa phận, từ Thanh Hóa và Vinh (không hề bị chiếm đóng) được quân Pháp «giải phóng». Nhằm chiến thắng cộng sản, người Công giáo miền Bắc tổ chức các cuộc rước hết sức to lớn, đem tượng Đức Mẹ Fatima rảo khắp nơi, tượng này đã do giám mục Gomez, Hải Phòng, làm phép tại Fatima rồi rước về. Tượng Đức Mẹ viếng thăm lần lượt Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội, Nam Định, Thái Bình; Phát Diệm, Bùi Chu. Việc tăng cường sùng mộ Đức Mẹ Fatima một cách đột ngột như thế, mang tính chất nổi bật của cuộc thánh chiến. Theo các vị cổ vũ việc sùng kính này, thì Đức Mẹ Fatima đã hứa sẽ đập tan bọn Cộng sản Nga sô. Tiếng hô triệu tập dân Công giáo lúc đó là: Trái tim Mẹ sẽ thắng! Việc nhắm mắt tin vào chiến thắng của Đức Mẹ Fatima một cách mù quáng đã gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng, như chúng ta sẽ thấy.
Sau sự thất bại của Đơ Lát đơ Tátxigny và cái chết của ông tướng này, lực lượng nhân dân chuyển sang gia đoạn hai của cuộc chiến, «chiến lược cân bằng lực lượng». Họ không còn để cho quân Pháp và lính Công giáo nắm quyền chủ động về hành quân nữa. Năm 1952, nhiều giáo xứ-đồn bót các địa phận Thái Bình và Hải Phòng bị chiếm, hoặc đầu hàng. Năm 1953, các vùng đất quân Pháp kiểm soát bị thu hẹp lại ở các thành phố và các xứ đạo nông thôn của địa phận Phát Diệm và Bùi Chu. Chính quyền Pháp gọi tình hình đó là «sự mục rã vùng Đồng Bằng»: hai phần ba đất đã về lại quyền kiểm soát của Cụ Hồ Chí Minh. Còn lại một phần ba kia, ngoại trừ các trung tâm thành thị và Bùi Chu, Phát Diệm, thì quân Pháp kiểm soát ban ngày, Việt minh làm chủ ban đêm.
Cuộc tổng phản công nổ ra với việc tiến đánh Điện Biên Phủ. Ngày 7 tháng 5 năm 1954, lá cờ trắng được kéo lên tại căn cứ nổi tiếng của quân lính Pháp. 15.000 quân tinh nhuệ của đoàn quân viễn chinh bị bắt làm tù binh. Hai tháng sau đó, nước Pháp buộc phải ký vào Hiệp định Giơnevơ. Bản Hiệp định ngày 21 tháng 7 năm 1954 gồm các khoản quân sự và chính trị.
Về mặt quân sự, quân đội Pháp sẽ tập trung xuống dưới vĩ tuyến 17, còn lực lượng Việt Nam thì tập trung trên vĩ tuyến ấy.
Về mặt chính trị, hiệp định công nhận nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất Việt Nam, vĩ tuyến 17 chỉ là một đường ranh quân sự tạm thời, chứ không phải một biên giới chính trị. Các cuộc tổng tuyển cử tự do, bỏ phiếu kín, phải được tổ chức vào tháng 7 năm 1956 là trể nhất, hầu lập lại thống nhất đất nước. Các hiệp ước trên cũng tiên liệu về quyền tự do cho người dân chọn lựa khu vực mình muốn cư ngụ.




1 nhận xét:

  1. Đúng vậy ,mấy năm gần đây, bọn quạ đen luôn kích động giáo gian làm loạn gây biết bao căm phẫn trong nhận dân

    Trả lờiXóa