Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016


BÊN BÁT PHỞ

Trần Thu Dung


Một lần anh bạn Việt kiều Mỹ qua Paris chơi, rủ nhau đi ăn tiệm. Tôi hỏi anh thích nếm hương vị quê hương hay hương vị Pháp. Anh bạn đề nghị ăn đồ Tây với lý do đến đâu phải nếm đặc sản nước đó, đặc sản Việt Nam: nem, phở, bún, bánh cuốn… bên Mỹ bán đầy khắp. Hóa ra đặc sản Việt Nam bây giờ du lịch khắp thế giới, đặc biệt là ở Pháp và Mỹ – hai nước có lịch sử liên quan đến Việt Nam. Nhiều người nước ngoài biết đến nem, phở. Điều ngạc nhiên phở là món ăn quốc hồn quốc túy của Việt Nam không nằm trên mâm cơm thờ cúng tổ tiên. Tết Việt Nam gắn liền với bánh chưng, nem, măng hầm, bóng xào chứ không phải phở.

Phở là món đặc sản truyền thống của Việt Nam. Truyền thống, theo từ điển Pháp định nghĩa là những vật thể và phi vật thể được truyền từ thế kỷ này sang thế kỷ khác. Bánh chưng, nem là những món ăn truyền thống đã có từ nhiều thế kỷ. Phở cũng là món ăn truyền thống, vì nó đã được nhắc đến trong tùy bút, văn của một số nhà văn thời tiền chiến, như Nguyễn Công Hoan nhắc đến phở từ 1913. Nếu tính đến năm nay Phở Việt Nam đã có trên 100 năm, truyền từ đầu thế kỷ 20 sang đến thế kỷ 21. Những món ăn có ghi vào trong từ điển là những món ăn đã nổi tiếng và quen thuộc với dân tộc đó. Phở đã có mặt trong từ điển. Bàn về phở người ta thường nói đến phở bò Bắc Kỳ. Tên gọi chứng minh thịt bò là nguyên liệu chính.


Trâu bò thường xuyên gắn với đời sống nông nghiệp ở Việt Nam. Người nông dân thường tính gia sản không phải bằng tiền vàng, mà số lượng trâu bò tậu được. Khác với trâu, bò hầu như vắng bóng trong văn hóa Việt Nam. Trâu được nhắc rất nhiều trong đời sống văn hóa Việt xưa. Hình ảnh chú bé chăn trâu đã quen thuộc với người Việt Nam. Đồng tiền Đông Dương do Pháp ấn hành có hình trâu cày.

Tranh dân gian hay ca dao, tục ngữ thường chỉ nhắc đến con trâu: con trâu là đầu cơ nghiệp, ruộng sâu trâu nái, con trâu đi trước cái cày đi sau. Con bò vắng bóng trong ca dao, tục ngữ Việt Nam, và tranh dân gian. Lễ hội chọi trâu, đâm trâu là truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam còn tồn tại đến ngày nay. Chu kỳ 12 năm trong lịch âm, có năm trâu, không có năm bò, dù bò cũng gắn liền với nghề nông. Truyện cổ tích dân gian kể về sự liên quan mật thiết giữa người và trâu. Cuội đi chăn trâu lừa phú ông. Trí khôn của ta đây ca ngợi sự thông minh của người nông dân điều khiển được trâu cày và lừa được hổ. Sự tích trầu cau để giải thích tục lệ ăn trầu.

Nhiều món dân tộc đã đi vào thành ngữ ca dao tục ngữ: “Ông ăn chả bà ăn nem ”, “Tay cầm bầu rượu nắm nem… mải vui quên hết lời em dặn dò”; “Ra đi anh nhớ quê nhà, nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”… Nhiều làng đã gắn với tên tuổi của sản phẩm như bánh cuốn Thanh Trì, bánh đúc làng Kẻ, tương Cự Đà, cốm làng Vòng, bánh chưng bánh dầy từ thời Văn Lang… Ca dao truyền khẩu dạy chế biến các món dân gian: “con gà cục tác lá chanh, con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi, con chó khóc đứng khóc ngồi, mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng”, “Khế xanh nấu với ốc nhồi, Tuy nước nó xám, nhưng mùi nó ngon”.

Điểm qua văn chương cổ không thấy tả vua chúa ăn phở bò, hay tả về món phở bò. Phở chỉ xuất hiện trong văn thơ thời Pháp thuộc, Tú Mỡ, Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan… Bò, và phở gần như vắng hoàn toàn trong văn hóa dân gian Việt.

Điều này chứng tỏ bò và phở xa lạ với người Việt Nam trước thế kỷ 20. Các sản phẩm từ sữa bò quen thuộc với người châu Âu, xa lạ với người Việt thời đó: sữa tươi, bơ, phô-ma, sữa chua. Chăn nuôi bò là một ngành phát triển mạnh ở Pháp. Pháp nổi tiếng có hơn 100 loại phô-ma khác nhau, hầu như đều là sản phẩm từ sữa bò. Khi người Pháp chiếm Đông Dương, nhu cầu về sữa bò, và phô-ma bơ, thịt bò là nhu cầu thiết yếu của họ. Cà phê sữa, uống sữa là thói quen của người Pháp.


Người Việt Nam chỉ uống trà. Quan niệm xưa chung của dân châu Á, ai uống sữa động vật nào là sẽ biến thành con vật đó. Chỉ có tầng lớp nhỏ trung lưu làm việc với Pháp mới biết khẩu vị “Tối rượu sâm-panh, sáng sữa bò”.Trong cuốn “Địa lý về sữa”, in năm 1940, P. Veyrey đã nhận định sữa ở Annam chỉ phục vụ cho một số tầng lớp khá giả. Bò và sản phẩm từ bò không quen thuộc đối với người Đông Dương. Trẻ con ở đây bú mẹ đến 3, 5 tuổi. Dân các nước Đông Nam Á không dùng sữa, bơ. “Dân bơ sữa” là thành ngữ mới, chỉ đám con nhà giàu sang. Việt Nam chỉ nuôi trâu. Trâu khỏe giúp cho cày ruộng. Chỉ khi nào trâu chết, hay già, ốm yếu mới được ăn thịt. Thời trước chỉ có món xáo trâu. Không có món ăn nào của Việt Nam liên quan đến thịt bò được nhắc đến trước thế kỷ 20. Chứng tỏ bò hầu như không có mặt ở Việt Nam.


Bò châu Á là giống bé nhỏ, có bướu và rất ít do không đem nhiều lợi ích trong cuộc sống như trâu. Trâu to và khỏe, sức chịu đựng dẻo dai. Người nông dân Việt trước kia nuôi trâu. Người Pháp khi đến Đông Dương chê bò có bướu châu Á còi cọc, ốm yếu, gầy giơ xương, túi hai bên sườn rỗng, không có thịt. Người Pháp đã quyết định nhập bò sữa từ Normandie, và một số từ Ấn Độ, bò Thụy Sỹ, bò Bretagne và cho lai tạo với hy vọng tạo ra một giống bò mới, to khỏe chịu đựng được khí hậu nhiệt đới, và cho nhiều sữa, thịt.


Bác sĩ Yersin đã đệ thư xin chính phủ bảo hộ cho nhập bò, gà Thụy Sỹ. Năm 1898, Pháp đã bắt đầu nhập bò vào Việt Nam. Chuyên gia nuôi bò ở Limousin được gửi sang Đông Dương để hướng dẫn cách nuôi. Do chặng đường vận chuyển bằng tàu thủy từ Marseille đến Đông Dương và khí hậu thay đổi hoàn toàn khác, nhiều con đã chết hay kiệt sức trên đường đi. Một số bò được thử thả nuôi, chết vì hổ, voi rừng. Sau đó bò được giao cho nông dân nuôi (có lẽ từ đó người nông dân Việt Nam mới nuôi bò). Người Pháp dạy cho nông dân bản xứ cách nuôi bò, vắt sữa.


Sữa và thịt bò chỉ bán trong các thành phố lớn và chỉ có người Pháp tiêu thụ vì giá thành quá cao. Một cân thịt bò 30 cents. Cũng vì vậy công nghệ làm bơ, phô-ma không thể làm tại địa phương, phải nhập từ mẫu quốc do số lượng người dùng ít. Việc nuôi bò thịt và sữa không đem lại lợi nhuận so với khai thác cà phê, cao xu, mỏ… Chăn nuôi bò gần như không thành công tại Đông Dương.


Như vậy công nghệ chăn nuôi bò lấy thịt và sữa là do người Pháp đem vào. Điều đó khẳng định phở bò chỉ có đầu thế kỷ 20 vì chuyến bò nhập đầu tiên là năm 1898.


Bò rất hiếm, đương nhiên quý nên đắt tiền. Mổ bò là ngày hội lớn của làng, phải đem ra bàn bạc ở đình làng vì vậy mới có thành ngữ ồn ào (cãi nhau) như mổ bò là thành ngữ mới. Một vài thành ngữ mới xuất hiện đầu thế kỷ 20: Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết; Ngu như bò, cùng với trò chơi đấu bò, thi cưỡi bò ở miền Tây. Thời nay phở trở nên món ăn hấp dẫn quen thuộc nên được ví như bồ.


Cuốn từ điển của Alexandre de Rhodes năm 1651 không có từ phở. Trong bài khảo luận về dân Bắc Kỳ, Tạp chí Đông Dương (15/9/1907), Georges Dumoutier nói về những món ăn phổ biến ở Bắc Kỳ, không điểm danh phở. Khảo sát việc nhập bò, chăn nuôi bò thời Đông Dương chứng minh phở chỉ xuất hiện đầu thế kỷ 20. Phở sớm được ưa thích, nên phở xuất hiện trong văn thơ thời Pháp thuộc, và chỉ hơn chục năm sau, phở có trong từ điển. Từ điển của Gustave Hue (Dictionnaire Annamite – Chinois – Français) xuất bản năm 1937 định nghĩa: “Cháo phở : pot-au-feu”.

Người Pháp dịch món PHỞ là pot au feu (pô-tô-phơ). Pot au feu – món súp hầm thịt bò là món ăn truyền thống của Pháp. Phở chính là sự sáng tạo của người Việt khi giao lưu với văn hóa ẩm thực Pháp. Xét về nguyên liệu thì nồi nước súp cổ truyền của người Pháp gần giống nồi nước dùng nấu phở trừ rau củ. Thịt bò toàn những thứ cứng và dai : đuôi, gân, sườn, đùi thăn, dạ dày, bạc nhạc. Tất cả hầm chung với hành củ và quế, hoa hồi, hạt tiêu. Nước dùng được lọc 1 lần cho trong, khi thịt gân mềm cho rau, củ (cà rốt, cần tây, khoai tây). Phở có dùng hành tây nướng, bóc vỏ bỏ vào nước dùng cho thơm. Hành Tây củ chỉ có khi Pháp vào Việt Nam, nên gọi là hành Tây. Anis (hoa hồi) cũng không phải là hương vị quen thuộc của người Việt.

Người Pháp sống ở Đông dương với nỗi nhớ quê hương và các món ăn dân tộc họ. Họ đã bày cho những người đầu bếp Việt Nam nấu món này. Thấy món ăn hấp dẫn dễ ăn, người Việt đã Việt Nam hóa một cách sáng tạo món súp bò của Pháp bằng cách dùng thêm hương liệu Việt Nam có sẵn như gừng nướng, quế và thay thế khoai tây bằng bánh đa tươi thái sợi. Bánh đa, bánh cuốn là bánh có từ lâu đời của người Việt Nam. Nước dùng nấu như pot au feu nhưng không cho rau củ. Người Pháp khi ăn súp này thì vớt thịt miếng to cho vào đĩa sâu, ai ăn thì tự lấy cắt nhỏ ra, rưới thêm nước súp và rau khoai, ăn với bánh mỳ.


Người Việt không dùng dao nĩa như người Pháp, mà dùng đũa, nên thịt thái nhỏ theo phong tục thói quen người Việt. Hơn nữa, thời đó xã hội Việt Nam còn nghèo, miếng thịt to như thế là một thứ xa xỉ phẩm. Nhiều chuyện kể, bố và bạn ngồi nhấm rượu với thịt, vợ con ngồi chờ dưới bếp thập thò hy vọng còn thừa để ăn. Thái thịt chín mỏng là tài nghệ của người đầu bếp. Thịt chín, thịt gân thái mỏng giơ lên thấy cả ánh sáng mặt trời, nhưng không được rách vỡ, miếng gân, ngầu trong vắt, khi rưới nước phở lên, nước dùng thấm xuyên qua miếng thịt, ăn miếng thịt mới cảm thấy đậm đà. Thịt hầm không nát. Gân phải mềm.


Người Pháp ăn món súp bò thả hành và rắc rau mùi tây lên trên. Việt Nam, phở bò nguyên gốc Hà Nội cũng chỉ rắc hành và mùi và thịt chín. Thịt bò nạc mềm đắt, nên chỉ dùng nguyên liệu rẻ tiền nhất trong thịt bò. Theo Clotilde Chivas-Baron, Marie-Paule Ha kể các Sơ đầu tiên đến Đông Dương nhận quà tặng là một con bò sữa khi mới thành lập “La Sainte Enfance” ở Sài gòn. Lúc đó ban truyền giáo nghèo, nhà lợp lá, 20/05/1860. Trại có chuồng nuôi gà và một con dê,…”. Bò là món quà tặng quý hiếm lúc đó. Nên mặc dù nguyên liệu nấu phở bò là thứ rẻ tiền nhất, phở thời đó chưa phải là món bình dân như thời nay. Giá một bát phở từ 2 đến 5 xu, tương đương một ngày công lao động vất vả của người công nhân làm cho Pháp.


Phở xuất hiện đầu thế kỷ 20, do đó không có mặt trong ngày Tết cổ truyền dân tộc.


Phở là món ăn ảnh hưởng món súp bò của Pháp. Vậy từ phở do chữ “Feu / phơ” mà ra. Tiếng Việt đơn âm, người Việt lúc đó đại đa số không biết tiếng Pháp, do tiếp xúc làm việc phục vụ cho người Pháp, họ nói tiếng Tây bồi, họ thường hay rút ngắn từ tiếng Pháp, nhất là khi nghe không rõ, họ có thói quen lấy từ đầu hay từ cuối cùng để gọi. Thí dụ như Galon (phù hiệu quân hàm) gọi đơn giản là lon, biscuit (bánh qui – lấy âm qui đằng sau từ biscuit), chèque (séc), essence (xăng), affaire (phe), démarrer (đề), alcool (cồn), beige (be), dentelle (ren), cartouche (tút)…


Chỉ có người Pháp thời đó làm việc quen với mấy người phục vụ mới hiểu được tiếng Tây bồi này. Tiếng bồi này thời đó là oai vì làm việc cho Tây và nói Tây hiểu, dần dần lan ra dân chúng, trở nên ngôn ngữ mới. Hầu như là những từ không có ở Việt Nam, như xăng, cồn, tút, đề…. và các món ăn của Pháp như bơ, phô-ma, biscuit… Riêng sữa có từ ở Việt Nam, nên không vay mượn từ của Pháp kiểu đó. Sự biến đổi những từ đa âm thành từ đơn âm là cách Việt hóa các từ Pháp. Người bồi bếp đã đọc chữ cuối FEU thành PHỞ. Từ đó có từ phở.


Phở là món ăn của Bắc Kỳ (theo từ điển của Pháp sau này họ dịch là soupe tonkinoise – súp Bắc Kỳ). Điều này khẳng định phở xuất hiện ở miền Bắc.

Người Tàu không có món phở, không có chữ phở. Ở nước ngoài, quán ăn nào của người Tàu có món phở, họ có ghi bằng tiếng Việt: phở bò Việt Nam (Vietnamese Nalle phở noodle soup with sliced rare beef and well done beef brisket).

Trong khi người Tàu thừa nhận phở là đặc sản của Việt Nam, thì một vài người Việt lại loay hoay chứng minh chữ phở là của gốc tiếng Tàu, và món phở từ món ngưu lục phấn của Tàu (mì trâu). Món phở xuất phát từ món súp bò của Pháp. Phở là sự kết hợp thông minh sáng tạo từ món súp bò Pháp với nguyên liệu cổ truyền của Việt Nam. Từ điển do người Pháp soạn cũng ghi phở: món súp Bắc Kỳ. Spagetti của Ý là do Marco Polo mang mỳ từ Tàu về. Sự sáng tạo thông minh của người đầu bếp Ý đã biến món mỳ Tàu thành món spagetti nổi tiếng thế giới. Sushi Nhật bản là từ cơm nắm – món ăn dân dã của nhiều nước châu Á. 


Không ai nói Spagetti, Sushi của Tầu… Trong khi đó thật đáng buồn, cuốn từ điển Việt-Pháp do Lê Khả Kế và Nguyễn Lân biên soạn, tái bản lần thứ 4, bên trong đề có chỉnh sửa, do nxb Khoa học Xã hội in năm 1997, dịch Phở là soupe chinoise (súp Tàu).

Một cuốn từ điển cũng để chứng minh văn hóa dân tộc. Phở là một đặc sản của Việt Nam, vậy mà dịch sang tiếng Pháp là súp Tàu. Nếu người Tàu lấy đó làm bằng chứng phở là đặc sản của họ thì lúc đó ban biên tập nxb Khoa học Xã hội cùng hai tác giả nói gì để tranh cãi. Từ điển là tài liệu sống. Một sự sơ xuất vô tình có khi mất nước. “Bút sa gà chết”. Sự phân chia biên giới Tàu-Việt đã là bài học đau đớn cho sự yếu về quân sự và thiếu tư liệu văn hóa cổ. Một thời kỳ ngớ ngẩn theo Tàu, đã đốt những sách, tư liệu “có hơi chữ Tây” trong đó. Giờ chúng ta lại phải cử người qua Pháp để tìm lại. Ẩm thực cũng là văn hóa của một dân tộc. Khi tranh cãi chủquyền về văn hóa, về đất đai, người ta luôn đem sách vở, văn chương làm bằng chứng. Để bảo vệ giữ gìn văn hóa cũng như giữ gìn bảo vệ đất nước, những người cầm bút phải có trách nhiệm rất lớn và việc đầu tư cho văn hóa là cần thiết và quan trọng. Văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn bao hàm cả mọi vấn đề xã hội. Muốn giữ gìn văn hóa trước hết phải quan tâm đến người làm văn hóa và có những chính sách tài trợ thích đáng để họ bỏ công bỏ sức đi sưu tầm tài liệu.


Phở chính là sự sáng tạo tuyệt vời của những đầu bếp Việt Nam thời đó. Họ đã thả hồn Việt vào trong phở. Giao lưu văn hóa có nhiều cái lợi. Nếu tài giỏi thông minh biết kết hợp cái cổ truyền và cái mới sẽ tạo ra những tuyệt tác mang phong cách và hồn dân tộc. Bắt chước sáng tạo ra cái mới đòi hỏi tài nghệ và thông minh của người sáng tạo. Phở là một vinh danh trong văn hóa ẩm thực Việt trong quá trình giao lưu với văn hóa ẩm thực phương Tây.



Trần Thu Dung

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016


TẠ CHÍ ĐẠI TRƯỜNG VÀ “KIÊU DÂN” CÔNG GIÁO
Sưu tầm của Kevin Trần
Sử gia Tạ Chí Đại Trường, cũng là nhà nghiên cứu văn hóa, vừa qua đời ngày 24 tháng 3 năm 2016 tại nhà riêng của người anh ở Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 81 tuổi.

Theo Wikipedia, ông sinh năm 1935 (hay 1938?) tại Bình Định. Năm 1964, ông tốt nghiệp cao học Sử tại Đại Học Sài Gòn rồi nhập ngũ. Ông phục vụ trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa từ năm 1964, cấp bực cuối cùng là Đại úy.

Sau năm 1975, ông bị đi cải tạo sáu năm đến năm 1981. Từ tháng 8/1994, ông đi định cư tại Hoa Kỳ. Sau khi nhắm không qua khỏi căn bệnh nan y, ông đã từ Mỹ về lại Việt Nam ở với người anh vào ngày 4 tháng 10 năm 2015 với ý nguyện sẽ “gửi nắm thân tàn” lại nơi quê hương
Đại úy Tạ Chí Đại Trường (1974, ảnh indomemoires.hypotheses.org). Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, từ Hà Nội, nói: “... Với tôi, ông ấy là người luôn ngẩng cao đầu, không chịu nghe mệnh lệnh của ai ngoài trái tim và con mắt nhìn sự thật”. (Theo bbc.com/Vietnamese)

Ngay trong thời gian học Cao Học (1964), Tạ Chí Đại Trường cho ra đời một cuốn tiểu luận với chủ đề là lịch sử Việt Nam trong giai đoạn nhiều biến động từ 1771 đến 1802, trong đó ông ghi lại và tổng hợp những sự kiện xoay quanh cuộc nội chiến giữa nhà Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Tác phẩm này đoạt giải Văn Chương Toàn Quốc, bộ môn Sử năm 1970 và được nhà xuất bản Văn Sử Địa in thành sách năm 1973 với tựa đề “Lịch sử Nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802”.
Trong số rất nhiều sách sử, Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 chiếm một địa vị thật riêng. Ngay từ khi xuất bản lần đầu năm 1973, tác phẩm đã được học giới nhìn nhận như một công trình chung quyết về lịch sử phân ly và nhất thống đất nước. Nhà chuyên môn tìm thấy ở sách một tinh thần học thuật không vì nể, người đọc phổ thông tìm thấy trong sách những câu chuyện xảy ra nhiều thế kỷ trước mà ảnh hưởng còn mãi đến ngày nay. (Theo nhanam.vn)

Dưới đây là danh sách các tác phẩm của Tạ Chí Đại Trường đã được xuất bản tại Hoa Kỳ:
Thần, Người và Đất Việt (1989, 2000)
Những bài văn sử (1999)
Những bài dã sử Việt (1996)
Việt Nam nhìn từ bên trong (cùng Nguyễn Xuân Nghĩa, 1994)
Một khoảng Việt Nam Cộng hòa nối dài (1993)
Lịch sử nội chiến Việt Nam (1771-1802) (1991, in lại từ bản gốc năm 1973)

Hoài Thanh trong bài viết “Tạ Chí Đại Trường: Người viết sử Việt từ đất Mỹ” cho biết “…Theo Tạ Chí Đại Trường, sở dĩ tác phẩm của ông được đánh giá là có giọng điệu riêng và cách lập luận độc đáo vì ông chưa từng tham gia chính thức một cơ quan nghiên cứu lịch sử nào, vì vậy đã thoát ra được khỏi hệ thống quan điểm truyền thống về lịch sử Việt Nam, hơn nữa tuy rất nghiêm túc trong công việc nghiên cứu nhưng ông không đặt nặng việc tác phẩm của mình viết ra phải có độc giả.” (Thể Thao & Văn Hóa, số ra ngày 24-8-2009 http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/ta-chi-dai-truong-nguoi-viet-su-viet-tu-dat-my-n20090821125717570.htm )

* * *
Ngoài hoạt động nghiên cứu trong lãnh vực lịch sử, Tạ Chí Đại Trường còn biết đến qua nhiều sự kiện khác:
1-      Ông là con trai của cụ Tạ Chương Phùng, một vị Cử Nhân Hán học và cựu Tỉnh trưởng tỉnh Bình Định. Cụ Cử Phùng từng là người ủng hộ ông Ngô Đình Diệm thời ông Diệm còn thân Nhật và đang vận động lá bài Cường Để. Nhưng sau khi ông Diệm đã nắm được chính quyền vài năm, trước tình hình an ninh suy sụp và tình trạng độc tài bè phái của chính quyền, ngày 26-4-1960, cũng chính cụ Tạ Chương Phùng đã cùng với 17 vị nhân sĩ và lãnh tụ đảng phái thuộc nhóm Tự Do Tiến Bộ ký một Tuyên Ngôn yêu cầu Tổng Thống Ngô Đình Diệm “mau mau đổi sửa, hầu cứu vãn tình thế và đem dân tộc ra khỏi vòng nguy hiểm”. Để bảo đảm an ninh, nhóm nầy họp báo để phổ biến Tuyên Ngôn tại địa điểm có nhiều báo chí quốc tế là khách sạn Caravelle (Sài Gòn), nên bị ông Ngô Đình Nhu mĩa mai gọi là “Nhóm Caravelle”.

Trang đầu và  trang cuối (gồm tổng cọng 5 trang) của “Tuyên Ngôn Caravelle”[ảnh chụp nguyên bản của ông Trần Văn Tòng, con của ông Trần Văn Văn (1908-1966), người khởi xướng bản Tuyên Ngôn. Trong vụ đảo chính 11-11-1960 của binh chủng Nhãy Dù, ông Văn bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt giam 5 tháng.]

2-      Ông là em họ của ông Tạ Chí Diệp, người đã bị ông Ngô Đình Nhu ra lệnh thủ tiêu và thả xác xuống sông Nhà Bè năm 1963. Ông Diệp vốn là một người hoạt động chính trị ủng hộ giải pháp Ngô Đình Diệm trong những năm 1950’s, nhưng khi anh em nhà Ngô đã ổn định được quyền lực và bắt đầu đàn áp đối lập để toàn trị miền Nam thì ông Diệp chống lại và bị thủ tiêu. Gia đình ông, theo một bài phóng sự được đăng trên Người Việt Online, chỉ “tìm được chiếc xe gắn máy cũ kỹ của ông nằm chơ vơ cạnh một khu sình lầy ở phía Nam Sài Gòn. Đó là di tích cuối cùng của Tạ Chí Diệp theo lời của cựu Đại sứ Bùi Diễm.”
Tạ Chí Diệp bị ông Ngô Đình Nhu ra lệnh thủ tiêu năm 1963
Tuy nhiên, vụ ám sát chính trị nầy của chế độ Ngô Đình Diệm đã được ký giả Trần Đông Phong mở lại hồ sơ qua một bài viết điều tra rất công phu dài 25,000 chữ được đăng trên Webpage “Diễn Đàn Thế Kỷ” (www.diendantheky.net). Bài viết đã xử dụng “nhiều tài liệu và nhân chứng quý giá từ nhiều nguồn khác nhau (Bùi Diễm, Cao Xuân Dục, Nguyệt Đạm, Trần Văn Hương, Cao văn Luận, Đỗ Mậu, Thần Phong, Vĩnh Phúc, Đào Văn Thái, Nguyễn Trân, Tạ Chí Đại Trường, Nguyễn Lý Tưởng, Lê Trọng Văn, …), để đi tìm nguyên nhân sâu xa của một cái chết oan khiên tức tưởi. Một cái chết sau 5 năm bị giam cầm không xét xử, rồi sau đó bị dao đâm nhiều lát và xác bị thả trôi sông Nhà Bè vào một đêm của năm 1963 đó, bây giờ, khi “nước mất vào tay Cọng sản” (tiên đoán của Nhất Linh), đã trở thành một bản án lịch sử về tội ác và sự sụp đổ tất yếu của chế độ Ngô Đình Diệm.”

3-      Ông là người mà chỉ với một nhận định về “Công giáo di cư” vỏn vẹn có 12 chữ đã tạo ra một cuộc thảo luận thú vị và sôi nỗi trên trang Web Talawas. Nguyên trong cuốn Sử Việt, Đọc Vài Quyển, được xuất bản tại Hoa Kỳ năm 2004, Tạ Chí Đại Trường có nhận định rằng khối người làm nòng cốt cho chế độ Ngô Đình Diệm là một khối “kiêu dân”. Nguyên văn nhận định 12-chữ đó như sau: “… với Công giáo di cư ít nhiều gì cũng là kiêu dân…”.
Hai chữ “kiêu dân” được xác định vừa như một bản chất văn hóa vừa như một đặc quyền chính trị của tập thể Công giáo di cư dưới chế độ Ngô Đình Diệm, đã được độc giả Trần Lâm nhắc đến như một đánh giá “khả tín” của Tạ Chí Đại Trường trong một comment nhân Talawas đăng bài “Phỏng vấn nhà viết sử Tạ Chí Đại Trường trên báo Thể Thao - Văn Hóa”. Thế là ba phe bốn phía nhào vào thảo luận … (xin xem comment của Trần Lâm từ cuối bài trong ngày 26-8-2009 rồi đọc ngược lên các comments khác tại http://www.talawas.org/?p=9404 )

Kevin Trần sưu tầm
3/2016

■ Bản tin (23-3-2016) trên Người Việt Online:
Nhà Sử Học Tạ Chí Đại Trường qua đời tại Sài Gòn 
Wednesday, March 23, 2016 4:37:49 PM 
WESTMINSTER (NV) - Nhà sử học, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, ông Tạ Chí Đại Trường, vừa qua đời tại Sài Gòn, thọ 81 tuổi. Người chị dâu của ông Tạ Chí Đại Trường, là bà Nguyễn Thị Minh Hiền, xác nhận với Người Việt tin này.

Nhà sử học Tạ Chí Đại Trường. (Hình: Trần Triết/Người Việt)
Theo bà Minh Hiền, ông Tạ Chí Đại Trường mất vào khoảng từ 4 giờ đến 4:30 sáng ngày 24 tháng Ba (giờ Việt Nam), tại tư gia ở Quận 5 của người anh ruột, là ông Tạ Chí Đông Hải.

Bà Minh Hiền cho biết ông Tạ Chí Đại Trường sinh năm 1935 (nhưng trên giấy tờ ghi 21 tháng Sáu, 1938), tại tỉnh Bình Định. Và vì ông có quốc tịch Hoa Kỳ nên gia đình phải khai báo để cơ quan hữu trách thực hiện khám nghiệm tử thi. Gia đình cho biết người quá cố sẽ được hỏa thiêu tại Việt Nam.

Bác Sĩ Ngô Thế Vinh, tác giả “Vành Đai Xanh” và “Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng,” nói với Người Việt: “Tạ Chí Đại Trường là một nhà nghiên cứu sử học quan trọng, không chỉ với miền Nam, mà của cả Việt Nam.”
Theo Wikipedia, tên của ông, Đại Trường, được ghép từ hai địa danh của tỉnh Khánh Hòa là Đại Lãnh và Trường Giang (sông Cái). Ông là con trai Cử Nhân Hán Học Tạ Chương Phùng, một nhà cách mạng hoạt động trong phong trào toàn dân chống Pháp giành độc lập dân tộc thập niên 40 - 50.
Vẫn theo Wikipedia, năm 1964, Tạ Chí Đại Trường tốt nghiệp cao học Sử tại Đại Học Sài Gòn rồi nhập ngũ. Ông phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1964, cấp bực cuối cùng là đại úy. Trong thời gian chiến tranh, Tạ Chí Đại Trường bắt đầu sưu tập tiền cổ và tập trung nghiên cứu về đề tài này. Những bài viết của ông về tiền cổ trong thời gian sau đó được giới nghiên cứu sử học quốc tế đánh giá cao.

Năm 1964, trong thời gian học Cao Học, Tạ Chí Đại Trường cho ra đời một cuốn tiểu luận lịch sử Việt Nam giai đoạn 1771 đến 1802, trong đó ghi lại những sự kiện xoay quanh cuộc nội chiến giữa nhà Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Tác phẩm này đoạt giải Văn Chương Toàn Quốc, bộ môn Sử năm 1970 và được nhà xuất bản Văn Sử Địa in thành sách năm 1973 với tựa đề Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ năm 1771 đến 1802.
Wikipedia viết, sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, cuốn sách với nội dung đặt lại vấn đề về nhà Tây Sơn đã khiến Tạ Chí Đại Trường gặp nhiều rắc rối. Lịch sử nội chiến bị cho là “hạ thấp Quang Trung, đề cao Gia Long” và bị cấm lưu hành tại Việt Nam trong một thời gian dài và chỉ được in lại trong nước từ cuối thập niên 2000.
Sau năm 1975 ông bị tù “cải tạo” đến năm 1981.

Tháng Tám năm 1994, Tạ Chí Đại Trường định cư tại Hoa Kỳ. Do điều kiện cuộc sống, phải tới 10 năm sau ông mới quay trở lại Việt Nam và khó có cơ hội tiếp xúc với tài liệu sử học trong nước, vì vậy Tạ Chí Đại Trường phải từ bỏ những đề tài chuyên biệt để tập trung nghiên cứu lịch sử Việt Nam nói chung thông qua các tư liệu thu thập được qua nhiều nguồn ở Mỹ, kể cả từ các chợ sách ngoài trời.

Tại Mỹ ông bắt đầu cho in các tác phẩm chính của mình, như Những bài dã sử Việt (1996), vốn là tập hợp các bài viết ở Việt Nam của ông giai đoạn 1984-1986; hay cuốn Thần, Người và Đất Việt (1989, 2000). Cuốn Thần, Người và Đất Việt khi xuất hiện không chính thức ở Việt Nam được đánh giá cao, nhiều nhà sử học Việt Nam nhận xét rằng Tạ Chí Đại Trường là một chuyên gia sử học, dân tộc học đáng tin cậy.
Kể từ cuối thập niên 2000, sách của Tạ Chí Đại Trường mới được chính thức in và phát hành tại Việt Nam. Năm 2014, Tạ Chí Đại Trường được Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh trao giải thưởng Văn Hóa Phan Chu Trinh về ngành nghiên cứu.

Các tác phẩm của Tạ Chí Đại Trường đã được xuất bản tại Hoa Kỳ: Thần, Người và Đất Việt (1989, 2000), Những bài văn sử (1999), Những bài dã sử Việt (1996), Việt Nam nhìn từ bên trong (viết cùng Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, 1994), Một khoảng Việt Nam Cộng hòa nối dài (1993), Lịch sử nội chiến Việt Nam (1771-1802) (1991, in lại từ bản gốc năm 1973). (T.Đ.)

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016



CÁCH LÀM TIỀN CỦA VATICAN

TP Thanh Tâm


Ảnh trích từ bài viết Money, Sex and Modernism
của phóng viên người Ý Maurizio Blondet
(https://akacatholic.com/money-sex-and-modernism/) 
Vatican được biết đến là một trung tâm quyền lực lớn và lâu đời trên thế giới với tính cách đặc thù của nó, vừa là giáo quyền của tòa Thánh Vatican, vừa là thế quyền của quốc gia Vatican. Tòa Thánh Vatican cũng là cơ quan lãnh đạo nhà nước Vatican. Đây là cơ quan tối cao của đạo Ca Tô Rô Ma, trong đó người đứng đầu là Giáo Hoàng được đạo Ca Tô Rô Ma phong là người được Chúa Trời ủy thác đại diện cho Ngài dưới trần gian “chăn coi” tín đồ Ca Tô Rô Ma toàn cầu. Với số tín đồ đông đảo trải rộng trên khắp thế giới, - mặc dù ngày nay người bỏ đạo Ca Tô tăng dần, đặc biệt tại các nước Âu Mỹ -, và với tài chánh dồi dào, họ tích cực tham gia vào những mưu đồ chính trị của nhiều quốc gia, với mục đích bảo vệ quyền lợi và khuếch trương thanh thế của đạo Ca Tô Rô Ma trên thế giới.
Nhìn vào hoạt động làm tiền và hành vi can dự vào chính trị - thường là cửa sau với mưu đồ đen tối - của Giáo hội Vatican, không ít người cho rằng đây không phải là cơ quan thuần túy tôn giáo, mà là một tổ chức có tính thế tục, vừa hoạt động chính trị, vừa kiếm tiền, như 2 bánh xe hỗ trợ nhau trong mục tiêu phát triển thế lực. Nói cách khác, họ hoạt động như một “quốc gia” Vatican thế tục, nhưng dùng danh nghĩa tôn giáo “giáo hội Ca Tô” làm vỏ bọc.  
 Vậy thì tiền của Giáo hội Vatican có được từ đâu?. Dưới đây là khái quát về cách kiếm tiền của Vatican.

Vào thời kỳ trung cổ, Vatican đã áp dụng những luật như thu nhận tài sản cung nạp từ những kẻ có tội để được khoan hồng, tức là phạm nhân sẽ được khoan hồng bằng cách đóng một số tiền theo yêu cầu của tòa án cho Vatican. Cũng có nhiều tội nhân không được khoan hồng, mà còn bị tịch thu tài sản. Họ thường là những người không theo hoặc có ngôn hành chống đối đạo Ca Tô. Ngoài ra còn có thuế từ người dân do nhà vua của nước đó qui định. Việc tích lũy tài sản và dùng tài sản để làm ra tiền đã có từ thời trung cổ.
Ngày nay, thuế giáo hội còn tồn tại ở một số nước như Đức, Áo, Đan Mạch và một vài nước ở xứ Bắc Âu. Ngoài thuế giáo hội ra, Vatican còn thu góp tiền bạc từ nhiều nguồn khác nhau. Sau đây là tóm tắt vài nguồn thu chính.

1) Thuế giáo hội
 Loại thuế này được truyền thừa từ thời trung cổ, lúc bấy giờ được gọi là “thuế một phần mười”, tức là tín đồ có nghĩa vụ phải nộp cho giáo hội, mà họ tự xưng là cơ quan đại diện cho Chúa, 1/10 số tiền tín đồ thu nhập được trong cuộc sống. Ngày nay, nước vẫn còn giữ thuế giáo hội ở mức cao là Đức, khoảng 8-9%. Đan Mạch chỉ khoảng 0.8%. Áo qui định mức thuế thay đổi tùy theo ngành nghề. Tại Đức, số tiền thu được từ thuế giáo hội chiếm khoảng 70% tổng thu nhập của giáo hội Ca Tô Đức. Cũng vì mức thuế cao, nên có nhiều người đã từ bỏ làm tín đồ Thiên chúa để tránh thuế.

2) Tiền cung hiến
Tiền cung hiến được chia ra làm 2 loại là “cung hiến thông thường” và “cung hiến một phần mười”.
- Cung hiến thông thường: là cung hiến không định kỳ như quyên góp trong những dịp lễ tại nhà thờ. Theo Thánh Kinh, nếu tín đồ cung hiến tài sản cho nhà thờ càng nhiều thì họ sẽ được Thiên Chúa ban cho nhiều lợi lộc. Có nghĩa là nếu tín đồ nào càng cung hiến nhiều tài sản, tiền bạc thì sẽ nhận được nhiều phước lành.
[Ta nghĩ thế này: người gieo ít sẽ gặt hái được ít, người gieo nhiều sẽ gặt được nhiều]( Corinthians 9: 6).
[Tất cả hãy không vì miễn cưỡng, không vì bị cưỡng ép, mà hãy cung hiến bằng tâm của chính mình. Thiên Chúa hằng yêu thương những người cung hiến với niềm vui] ( Corinthians 9: 7)
- Cung hiến một phần mười: là loại cung hiến có tính định kỳ và số tiền cung hiến cũng được qui định là nộp cho giáo hội 1/10 lợi tức thu nhập của tín đồ. Dựa theo Thánh Kinh thì 1/10 số tiền thu nhập được của tín đồ là tài sản của Thiên chúa.
[Abram đã hiến 1/10 tất cả tài sản của mình cho người (Thiên Chúa)] (Genesis 14:20).
Nói một cách rốt ráo thì tất cả vật chất, con người, tài sản của con người trên thế gian này đều do Chúa tạo ra, nên thảy đều là tài sản của Chúa.

3) Tiền quyên góp riêng cho Giáo hội Vatican
 Ngoài hai loại tiền cung hiến trên, còn có tiền quyên góp riêng cho Giáo hội Vatican, dưới danh nghĩa là “ Đóng góp cho Thánh Phêrô”. Đóng góp này được phát động rộng rãi trên qui mô toàn thế giới. Giáo hội hô hào từ trẻ con đến người lớn đều nên đóng góp tự nguyện (nhưng trên thực tế là khuyến dụ có tính cưỡng ép), với lý do cho rằng đây là hành vi chứng tỏ tất cả tín đồ đều được tham gia vào việc làm của người đại diện Chúa.
 [Trong tất cả họ không có người nào nghèo khó.Tất cả những người có tài sản đất đai, nhà cửa đều bán những tài sản này, mang tiền bán được mang đến đặt dưới chân của các tông đồ của Chúa. Nếu cẩn thiết, phân chia cho các tông đồ theo từng nhu cầu] (Tông Đồ Hành Lục 4:34:25).
Ước tính hiện nay số tín đồ Ca Tô Rô Ma trên toàn thế giới có khoảng trên 1 tỷ người. Nếu mỗi người đóng góp 10 Mỹ kim/năm thì với cách tính đơn thuần, GH Vatican thu được khoảng 10 tỉ Mỹ kim/năm.
Tất cả những loại tiền cung hiến cho giáo hội Ca Tô Rô Ma kể trên đều được Vatican chủ trương là chính đáng, vì tất cả đều căn cứ vào Thánh Kinh. Cung hiến 1/10 là nhiệm vụ của tín đồ đối với Thiên Chúa. Càng cung hiến nhiều thì càng được Chúa ban nhiều ân sủng.
“Tiền bạc là quỷ dữ xấu ác, các con hãy đưa tiền bạc đó cho các Cha”
(Ảnh: pinterest.com) 
Nếu là người bình thường khi đọc qua lý dụ trên đây thì không thể nào không liên tưởng đến chiêu trò dụ dỗ, mà thời nay gọi là “ làm ăn ác đức”.
Phần lớn số tiền Vatican nhận được dưới danh nghĩa cung hiến từ tín đồ, ngoài việc trang trải cho những sinh hoạt và hoạt động quản lý của Vatican, còn được sử dụng vào các mưu lược chính trị và đầu tư kiếm tiền. Ngoài ra, một số tiền lớn được phân chia cho nhiều chức sắc của Giáo hội để họ cho vay lấy lãi. Những chức sắc được phân phát tiền thì tìm cách trốn thuế. Điều này có nghĩa là một phần số tiền cung hiến cho “Chúa” từ tín đồ được sử dụng cho lợi ích riêng của nhóm người quyền thế trong Giáo hội.
Ngoài ra, còn có những khoản thu nhập khác như lệ phí cung nạp khi được Vatican phong thánh, hoặc những loại tiền kín thông qua các tổ chức hoặc hợp pháp, hoặc bất hợp pháp hoạt động ngoài vòng pháp luật, ngoài tầm kiểm soát của chính phủ của nước liên hệ, mà chỉ có ngân hàng Vatican mới biết rõ.

Trên đây là sơ lược về cách làm tiền của giáo hội Vatican, cũng là nhà nước Vatican.
Với hình thái làm tiền như trên thì người bình thường không thể nào hình dung được đây là cách làm tiền của một Giáo hội tôn giáo đại diện cho Thiên Chúa (cũng từ tưởng tượng), mà nó như là một đại công ty làm tiền thế tục bằng những chiều trò ác đức.

TP - 3/2016

● Tham khảo:

● Blog Nam Giao giới thiệu Bài đọc thêm:
“Nộp tiền cho Rôma: Đời sống bí mật của Tiền bạc trong Giáo hội Catô”

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016


TÔN GIÁO ĐANG CHẾT DẦN TẠI MỸ:
CHỈ 18% NGƯỜI DƯỚI 60 TUỔI HOẶC TRẺ HƠN 
ĐI NHÀ THỜ, VÀ DƯỚI 50% TIN CÓ CHÚA TRỜI.

Cheyenne MacDonald / DailyMail.com
   (17 tháng 3 năm 2016)



·         Theo đạo và Niềm tin vào Chúa bị giảm sút trong các nước phát triển.
·         Người ta nghĩ rằng nước Mỹ là một biệt lệ (của tình trạng giảm đạo đó), nhưng các dữ kiện thu thập được cho thấy không phải như thế.
·         Những nghiên cứu mới cho thấy thế hệ sau thì ít mộ đạo hơn thế hệ trước.

Trên khắp thế giới, con người bắt đầu quay lưng với tôn giáo.
Từ khá lâu, những nhà nghiên cứu đã quan sát xu thế nầy khi thấy xu thế đó lan rộng trong các nước phát triển, với trường hợp nước Mỹ nỗi lên như một biệt lệ.
Tuy nhiên, một cuộc nghiên cứu mới đây phát hiện ra rằng Mỹ không còn là biệt lệ nữa; mỗi thế hệ đi qua, người Mỹ lại càng đều đặn ít m đạo hơn.

Từ khá lâu, những nhà nghiên cứu đã quan sát xu thế nầy khi thấy xu thế đó lan tỏa trong các nước phát triển, với trường hợp nước Mỹ nỗi lên như một biệt lệ.
Tuy nhiên, một cuộc nghiên cứu mới đây phát hiện ra rằng Mỹ không còn là biệt lệ nữa; mỗi thế hệ đi qua, người Mỹ lại càng đều đặn ít m đạo hơn. 
Trong khi niềm tin tôn giáo tàn tạ trong hầu hết các nước Tây phương, thì đa số lại nghĩ rằng nước Mỹ đã chống lại được xu thế đó.
[Nhưng] nghiên cứu của hai đại học [Tin Lành] Duke UniversityUniversity College London (UCL) không thừa nhận khẳng định nầy, và phát hiện ra rằng số người nhận là theo đạo mà đang sống ở Mỹ hay đi nhà thờ đã bị giảm sút.
Và niềm tin vào Chúa Trời cũng đã bị giảm sút theo. 

Cuộc nghiên cứu được đăng trên American Journal of Sociology (Tập san Xã hội học Hoa Kỳ), khảo sát những dữ liệu của nước Mỹ từ General Social Survey (Cuộc Tổng kê Xã Hội Tổng quát) vốn được tiến hành mỗi hai năm một lần.
Khi so sánh chúng với những dữ liệu của các nước Anh, Canada, Úc và Tân Tây Lan, người ta nhận ra với thời gian, đã có một sự sa sút đều khắp trong lãnh vực niềm tin tôn giáo.

Tại Hoa Kỳ, sự sa sút nầy đã xãy ra một cách tiệm tiến, điều nầy đã làm cho các nhà khoa học khó phát hiện ra do thiếu dữ liệu.
Họ tìm ra rằng hiện tượng suy tàn niềm tin đó đã xãy ra theo từng thế hệ.
Ông Davis Voas, một nhà khoa học xã hội của Đại học UCL và cũng là đồng tác giả của cuộc khảo cứu nói rằng “Không có một suy giảm nào trong số nầy đã xãy ra nhanh bất thần, nhưng bây giờ thì các dấu hiệu trở thành không nhầm lẫn vào đâu được”. “Rõ ràng là lòng mộ đạo của người Mỹ đã suy tàn dần từ hàng thập niên nay, và hiện tượng suy tàn đó đã được đánh động bởi cùng một động lực - những khác biệt có tính thế hệ - vốn cũng đã thúc đẩy sự suy tàn tôn giáo trong thế giới các nước phát triển” .

Số người sống ở Mỹ và tự nhận mình theo đạo hay có đi nhà thờ thì đã giảm sút. Và niềm tin vào Thiên Chúa cũng đã giảm sút theo.  Họ tìm ra rằng hiện tượng suy tàn niềm tin đó đã xãy ra theo từng thế hệ. Những nhà nghiên cứu nói rằng các dữ liệu duy trì tính nhất quán theo thời gian, phản ánh xu thế xãy ra ở những nơi khác trên thế giới.
Những nhà nghiên cứu tìm ra rằng mỗi thế hệ sau lại ít mộ đạo hơn thế hệ trước.
Trong một thí dụ, nhóm nghiên cứu tìm ra rằng 41% số người 70 tuổi hay già hơn cho biết họ đi nhà thờ ít nhất mỗi tháng một lần.
[Nhưng] cho số người nhỏ tuổi hơn họ, 60 tuổi hoặc trẻ hơn, thì chỉ 18% đi nhà thờ với cùng tần xuất [mỗi tháng một lần] đó.
Và chỉ 45% những người Mỹ từ 18 đến 30 tuổi cho rằng họ “không nghi ngờ gì về chuyện Chúa Trời hiện hữu”, trong khi đến 68% cũng xác nhận như thế cho những người Mỹ 65 tuổi hay già hơn.

Ông Mark Chaves, người đồng tác giả khác, và cũng là giáo sư xã hội học, thần học và tôn giáo tại Đại học Duke University nói rằng  “Từ lâu, nước Mỹ được xem như là một biệt lệ trong khẳng định mới nhất về sự tàn lụi của tôn giáo. Nhưng nếu ta nhìn vào quỷ đạo [của quá trình suy tàn đó], và động lực có tính thế hệ tác động vào quỷ đạo nầy, ta sẽ thấy rằng có lẽ chúng ta chẳng còn là một biệt lệ nữa”.  

Những nhà nghiên cứu nói rằng các dữ liệu thì vẫn nhất quán theo thời gian, phản ánh cái xu thế xãy ra trên khắp thế giới.
Ông Mark Chaves nói rằng “Nếu chúng ta phân đoạn ra từng 5-năm một, ta sẽ thấy mỗi lứa tuổi lại ít mộ đạo hơn lứa tuổi trước

Cheyenne MacDonald / DailyMail.com
Người dịch: Nguyễn Kha
7-3-2016


Religion is dying out in America:
Just 18% of people 60 and younger attend church
and less than 50% believe in God

·         Religious affiliation and belief in God has dropped in developed countries.
·         It was thought that US was an exception, but data reveals this isn't the case.
·         New study shows each generation is less religious than the one before it .

PUBLISHED: 16:58 EST, 17 March 2016 | UPDATED: 18:07 EST, 17 March 2016

Around the world, people are beginning to turn their backs on religion.
For some time, researchers have observed this trend as it ripples through developed countries, with the United States standing out as the exception.
Now, a new study reveals this is no longer the case; with each passing generation, Americans too are steadily becoming less religious.
 
For some time, researchers have observed this trend as it ripples through developed countries, with the United States standing out as the exception. Now, a new study reveals this is no longer the case; with each passing generation, Americans too are steadily becoming less religious
As religious belief declines in much of the Western world, it's largely been thought that the United States had resisted the trend.
Research from Duke University and University College London (UCL) challenges this idea, revealing that the number of people in the US who claim religious affiliations or attend Church has dropped.
And, the belief in God is dropping as well.

The study published in the American Journal of Sociology examined US data from the General Social Survey, which is conducted every two years.
Comparisons with data from Great Britain, Canada, Australia, and New Zealand revealed an overall drop in religious belief over time.
In the United States, this drop has been very gradual, making it difficult for scientists to detect due to lack of data.
The decline, they found, has occurred generationally.

None of these declines is happening fast, but the signs are now unmistakable,' said David Voas, a social scientist with UCL and co-author of the study.
'It has become clear that American religiosity has been declining for decades, and the decline is driven by the same dynamic – generational differences – that has driven religious decline across the developed world.'
The number of people in the US who claim religious affiliations or attend Church have dropped. And, the belief in God is dropping as well. The decline, they found, has occurred generationally. The researchers say the data remains consistent over time, reflecting the trend seen elsewhere in the world
Researchers found each generation is subsequently less religious than the one before.
In one example, the team found that 41 percent of people aged 70 and older reported they attend church services at least once a month.
For people just under that age bracket, 60 and younger, only 18 percent attend church at this frequency.
And, just 45 percent of people ages 18-30 reported they have 'no doubt God exists,' compared with 68 percent of those 65 and older who said the same.

'The US has long been considered an exception to the modern claim that religion is declining,' said Mark Chaves, the study’s other co-author, and a professor of sociology, divinity, and religion at Duke.
'But if you look at the trajectory, and the generational dynamic that is producing the trajectory, we may not be an exception after all.'

The researchers say the data remains consistent over time, reflecting the trend seen elsewhere in the world.
'If you break it down over five-year chunks,' Chaves said, 'each age group is a little less religious than the one before it.' 


Read more: http://www.dailymail.co.uk/sciencetech/article-3497755/Religion-dying-New-study-finds-just-18-percent-people-60-younger-attend-church-50-believe-God.html#ixzz43Glpopf5