Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014


ĐI TÌM MỘT PHẬT GIÁO MỸ

Charles Prebis


Chúng ta thường nghe các danh xưng “Phật giáo Tây Tạng”, “Phật giáo Tích Lan”, “Phật giáo Việt Nam”, “Phật giáo Nhật Bản”, … Tại Mỹ, theo thống kê của  PEW Research Center (2007, và cập nhật 7/2012, thêm số liệu về Phật tử Mỹ gốc Á châu), có tất cả 4 triệu Phật tử, đứng thứ ba về số lượng tín đồ, sau Thiên Chúa giáo và Do Thái giáo; nhưng lại đứng đầu về tỷ lệ tăng trưởng, 170%, từ năm 1990 đến 2000.
Vậy thì, với 4 triệu tín đồ và 150 năm sau khi Phật giáo được du nhập vào Mỹ, chúng ta đã có một “Phật giáo Mỹ” chưa? Quá trình hình thành và diện mạo đặc thù của Phật giáo Mỹ là gì? Viên ngọc quý trong chéo áo của chàng cùng tử (da đỏ) “sắc nước hương trời” ra sao? Bài phát biểu dưới đây là những mô tả và quan điểm của một Phật tử Mỹ về chủ đề nầy. Ông đã quy y và tu học hơn 45 năm, và hiện đang dạy Tôn giáo học (Religious Studies) với chuyên ngành “Phật giáo Mỹ” (American Buddhism) tại hai đại học Penn State và USU ở bang Utah. – Trí Tánh



Đi tìm một Phật Giáo Mỹ
(Pursuing an American Buddhism)

Ký giả Linda Heuman (Providence, RI)
phỏng vấn học giả Phật học Charles Prebish
Bài đăng trên Tạp chí Tricycle - Số Spring 2012

Giáo sư Charles Prebish có lẽ là người đã viếng thăm nhiều tu viện Phật giáo Mỹ hơn bất kỳ người nào khác tại Hoa Kỳ. Với những ai quen thuộc với hoạt động của ông, điều nầy chẳng có gì đáng ngạc nhiên vì ông là người đã đi tiên phong trong lãnh vực học thuật về Phật giáo Mỹ như một chuyên đề trong toàn bộ ngành nghiên cứu Phật học. Vào cuối thập niên 1960’ và đầu thập niên 1970’, khi ông bắt đầu dạy đại học, nghiên cứu kinh viện về Phật giáo chủ yếu được coi như là nghiên cứu một đặc sản của văn hóa “Đông phương”. Lúc bấy giờ đang là một học giả trẻ, ông chuyên chú vào Phật giáo Ấn Độ buổi sơ kỳ, gồm lịch sử phát triển hệ thống tu viện và Luật Tạng Vinaya, vốn là những chủ đề nằm hoàn toàn trong lãnh vực nghiên cứu truyền thống về Phật Học. Nhưng vào thập niên 1970’, ông Prebish là một trong những học giả Phật Học đầu tiên quan sát thấy rằng Đạo Phật nảy mầm thông qua con đường ngoại nhập vào Mỹ thì đang hình thành một diện mạo văn hóa đặc thù của nó, một diện mạo đáng quan sát và cần tìm hiểu. Thế là ông soạn giáo trình và mở lớp dạy đầu tiên về “Phật Giáo Mỹ” (American Buddhism) vào năm 1974 và xuất bản tác phẩm đầu tiên về chủ đề nầy vào năm 1979. Trong những thập niên sau đó, trong bối cảnh nở rộ của Đạo Phật tại Tây phương, ông đã theo dõi lộ trình tiến hóa nhanh chóng của hiện tượng nầy, ghi chép tiến bộ và đánh dấu các cột mốc của hiện tượng đó.

Hiện nay (12/2012), ông Charles Prebish là giáo sư danh dự (Emeritus Professor) về Tôn giáo học (Religious Studies) tại Đại học Tiểu bang Pennsylvania (PSU – Penn State)  và Đại học Tiểu bang Utah (USU). Ông đã kể lại những trải nghiệm của ông về việc học đạo và tu chứng Đạo Phật tại Mỹ trong bốn thập niên vừa qua trong hồi ký mới đây của ông: “Cuộc đời của một Phật tử Mỹ” (An American Buddhist LifeMemoirs of a Modern Dharma Pioneer - The Sumarun Press, Inc., Canada, 2011) - Linda Heuman
    


Chúng ta đã thật có một Phật giáo Mỹ chưa ?
Nhiều người không thích dùng cụm từ “Phật giáo Mỹ”. Cuối tuần vừa rồi, [nữ học giả Phật học] Jan Willis nói rằng “Tôi không nghĩ rằng chúng ta đã có một Phật giáo Mỹ đâu”. Tuy tôi cũng đã từng nói như thế từ năm 1975, nhưng [ngay cả đến bây giờ] có lẽ bà ấy nói đúng; có lẽ chúng ta chưa có một Phật giáo Mỹ. Trước hết, chúng ta cần tất cả mọi truyền thống khác nhau của Phật giáo đến Mỹ một cách trọn vẹn - với những truyền thống, tông môn, nghi thức, vân vân …của họ. Rồi phải cần thời gian để những truyền thống nầy trở thành Mỹ một cách rạch ròi hầu chúng có thể hội nhập vào văn hóa Mỹ, làm cho Phật tử của truyền thống nầy có thể truyền thông được với Phật tử của truyền thống khác. Chúng ta cần kiên nhẫn. Rồi cuối cùng thế nào cũng xuất hiện một cái mà ta gọi là “Phật giáo Mỹ”.  Nhưng điều nầy không có nghĩa là chúng ta sẽ có chỉ một “Thừa” (vehicle). Chúng ta sẽ vẫn có các môn phái, nhưng tôi nghĩ rằng chúng sẽ tương nhập với nhau hơn [1]

Người Mỹ thường thiếu kiên nhẫn. Chúng ta nghĩ rằng vì Phật giáo đã có mặt trên đất nước nầy 150 năm nên tất nhiên Phật giáo phải là hoàn toàn Mỹ rồi. Suy nghĩ nầy không lý đến sự kiện rằng ở Á châu, Phật giáo phải mất nhiều thế kỷ mới hoàn thành quy trình tiếp biến văn hóa (acculturation)  khi tiếp cận với những vùng văn hóa khác nhau. Khi chuyển dịch từ Ấn Độ qua Trung Hoa, Phật giáo phải mất ít nhất 500 năm mới hoàn thành công trình Hán hóa. Vậy mà người Mỹ chúng ta lại mong Phật giáo sẽ trở thành Mỹ rất nhanh. Chúng ta phải chờ thôi.

Cái gì làm cho Phật giáo Mỹ có “tính Mỹ” một cách rạch ròi ?
Phật giáo Mỹ sẽ phải phản ánh những nguyên tắc dân chủ, trong cái nghĩa “tự do và công lý cho mọi người[2] . Đó chính là những nguyên tắc hòa hợp trong Tăng đoàn - tính bình đẳng trong ý nghĩa tốt nhất của từ nầy. Hiểu Bồ Tát đạo trong một khung cảnh Mỹ thì phải gồm cả việc dấn thân vào xã hội - những hoạt động như nhà dưỡng lão, bảo vệ môi trường, hoằng pháp trong tù.

Phật giáo Mỹ còn phản ánh những giá trị mà chúng ta tìm được trong nền văn hóa của chúng ta, dù những giá trị nầy không phải luôn luôn có tính tích cực. Người Mỹ rất quan tâm đến chứng ngộ cho riêng cá nhân mình; trong Phật giáo Mỹ, Phật tử thường nhấn mạnh vai trò của Thiền hành trên tất cả những pháp môn khác, ngay cả trên tư cách là thành viên của một cộng đồng Phật tử. Vì vậy mà Phật giáo Mỹ có thể sẽ bao gồm cả những người tự nhận là Phật tử nhưng thật ra không có quan hệ gì với cộng đồng Phật giáo hay với Tăng già cả. Nhưng về điểm nầy, tôi thấy chúng ta còn cần phải thảo luận thêm. 

Ví dụ như trường hợp của tôi. Tôi quy y ở một trung tâm Phật giáo Nguyên Thủy, thường xuyên trao đổi với vị Sư Tây Tạng Chögyam Trungpa Rinpoche, và vị giáo thọ riêng về Phật học của tôi là ông Richard Robinson. Nhưng tại Đại học Pennsylvania PSU,  tôi chưa bao giờ gia nhập vào một cộng đồng (Phật tử) nào cả, cho nên trong 36 năm qua, tôi hành thiền một mình, tu tập một mình; tôi là Tăng đoàn một người. Đối với tôi, trạng huống đó đã là và đang là một tình trạng khó khăn vì tôi thiếu tinh thần cộng đồng, vốn thật sự giúp tôi xác định truyền thống Phật giáo mà tôi theo. Không có chỗ cho tôi đến và chia sẻ với những đồng đạo Phật tử khác. Có những điều thiếu sót mà ta có thể tìm ra được ở một cộng đồng Phật giáo Tây Tạng nào đó, hay nếu vào dịp cuối tuần, ta đi đến Thiền viện Zen Mountain Monastery ở New York [3] chẳng hạn, tham dự vào các chương trình sinh hoạt của họ, và tỉnh tọa trong Thiền đường rồi cùng ăn cơm với nhau. [Sự thiếu sót] nầy rất đáng ngại, vì loại ứng xử cộng đồng như vậy thì thật sự giúp chúng ta cũng cố tín tâm rất nhiều.

Học giả Phật học Michael Carrithers có viết một câu mà tôi luôn luôn ghi nhớ. Câu đó đại khái là  “Không có Phật giáo nếu không có Tăng già, và không có Tăng già nếu không có Giới luật”. Như vậy, có thể nói rằng chúng ta vẫn đang mong muốn có một Phật giáo Mỹ tại vì Tăng già chưa được thật sự phát triển hoàn chỉnh tại Mỹ, dù bây giờ rõ ràng đã tiến bộ rất nhiều so với năm 1975 chẳng hạn, khi tôi bắt đầu nghiên cứu về Phật giáo Mỹ.

Một sự phát triển hoàn chỉnh của Tăng già thì không dễ dàng như ta tưởng, vì phạm trù Tăng già mang một nội hàm phức tạp hơn ta nghĩ. Trong truyên thống sơ kỳ của Phật giáo, khi Đức Phật dùng từ Tăng già, Ngài chỉ muốn nói đến các Tỳ kheo mà thôi. Nhưng rồi theo thời gian, Tăng già được biết đến như Tứ chúng gồm tất cả mọi Phật tử: Tăng, Ni, nam Phật tử và nữ Phật tử. Như vậy, ta có thể nói rằng Tăng già đã có đó, chỉ có điều chưa hoàn toàn phát triển mà thôi.

■  Vậy thì tiêu chuẩn để có thể nói “Bây giờ Tăng già đã hoàn toàn phát triển” là gì ?
Chúng ta sẽ cần một hệ thống kinh sách đầy đủ và kết cấu hơn. Truyền thống Phật giáo luôn nhấn mạnh rằng học và hành đi với nhau; cả hai tương nhập với nhau. Và vì học đạo và hành đạo tương nhập nên càng học thì càng hiểu sự phức tạp và các sắc thái của Phật pháp, từ đó, hành đạo càng trở nên tinh vi và sâu sắc. Và khi mà ta hành đạo có chiều sâu, ta sẽ có khả năng hiểu được giáo pháp một cách tinh tế  hơn. Học và hành, do đó, vận động đối đãi qua lại. Tôi nghĩ rằng nhiều cộng đồng Phật giáo tại Mỹ hình như chưa đạt được điều nầy. Và chúng ta cũng cần một Phật giáo hoàn chỉnh, nhấn mạnh đến thực hành hơn là chỉ theo truyền thống ngồi Thiền.

Tại sao ông nghĩ rằng Phật tử Mỹ quá nhấn mạnh đến hành Thiền ?
Khi có người nói đến thực hành Phật pháp, tôi nghĩ rằng nhiều khi họ không ý thức được rằng Phật pháp là một hệ thống tôn giáo toàn diện. Nó không chỉ có nghĩa là ngồi trên bồ đoàn và tập trung theo dõi hơi thở. Phật giáo là một sự thực hành suốt đời.

Khi tôi quy y vào năm 1965, tôi không biết nhiều về Phật giáo, nhưng tôi biết rằng tôi muốn học ngồi Thiền. Sư phụ tôi bảo rằng “Nếu con muốn ta dạy Thiền cho con thì con phải ngồi Thiền bốn giờ mỗi ngày, và ngồi suốt ngày chủ nhật”. Tôi bắt đầu ngồi Thiền như thế từ năm 1965, và tiếp tục cho đến năm 1974, khi tôi gặp vị Sư Tây Tạng Chögyam Trungpa Rinpoche. Tôi đã thực hành điều mà tôi nghĩ là đúng theo truyền thống Phật giáo tốt nhất tại Mỹ lúc bấy giờ. Nhưng trong buổi gặp gở đầu tiên với vị Sư Tây Tạng nầy, chỉ trong 30 giây đầu tiên, Ngài bảo tôi rằng “Ta cần nói với con về cách hành trì của con”. Cho đến nay, tôi vẫn không biết vì sao Ngài lại biết được cách hành trì của tôi, tại vì không có cách nào Ngài có thể biết đươc. Nhưng Ngài đã nói với tôi rằng “Ta biết rằng con đã từng ngồi Thiền bốn giờ mỗi ngày. Và ta cũng biết rằng trong bốn tiếng đồng hồ đó, con đã chủ  yếu rời bỏ thế giới để trốn vào trong sự yên tĩnh của cái đầu của con, hầu vận dụng những điều mà con nghĩ là của Phật giáo. Ta muốn con đừng ngồi như thế nữa”.  Lời vị Sư Tây Tạng thật như một cú đá vào mông của tôi.

Ngài giải thích rằng tôi đã đóng được rất chặt cánh cửa liên thông với thế giới. Tôi cho rằng tôi đã tỉnh thức và quán sát được hơi thở, thân thể và cảm xúc của mình. Điều nầy có thể đã xảy ra thật như thế, nhưng tôi đã hành trì như vậy trong một khoảng trống rỗng hoàn toàn, không có sự tham dự của con người Phật tử của tôi trong thế giới. Ngài bảo tôi hãy đem những điều tôi học được trong lúc hành trì, những giá trị của Đạo Phật, rời bồ đoàn và bước vào cuộc sống. Và ngài nói với tôi một cách rõ ràng rằng “Thỉnh thoảng, sẽ có lúc con mất tín tâm vào Phật giáo. Những lúc đó là lúc con lại cần ngồi xuống bồ đoàn, thanh thản không vướng mắc, và tái xác quyết cam kết của con với Giáo pháp”. Lời của Ngài quả thật là một bước ngoặt trong đời tôi.
  



Phật tử “Mỹ bản địa” đa số tu tập theo Thiền tông,
nhưng cũng có một số chọn các Tông phái khác như Tịnh Độ tông, Mật tông, …

Tôi mong rằng tôi đã hiểu và thọ trì từ lâu điều mà Stephen Batchelor [4]  gọi là “trì giới chính là tu tập” (precepts as practice) vì những giới căn bản của một cư sĩ Phật tử - không sát sinh, không nói dối, không trộm cắp, không dùng chất làm say, và không tà dâm - thì không phải chỉ giữ gìn trong 30 phút hay một giờ trên bồ đoàn. Đó là những giới mà ta phải giữ mọi lúc mọi nơi với tư cách là một Phật tử sống trong một nước Mỹ hiện đại. Và với những cam kết đó, khi ta đi vào đời với ý thức rằng chúng là kết quả của công phu trì giới, thì ta đã đạt được một chứng nghiệm Phật giáo quân bằng và  tròn đầy mà tôi nghĩ rằng sẽ mang đến một sự trưởng thành và chuyên chú  trong vốn sống tôn giáo của đời ta. Thêm vào đó, thỉnh thoảng ta nên tham dự các nghi lễ tại các công đồng Phật giáo. Tôi nghĩ rằng nhiều người đã đánh giá thấp những nghi lễ. Họ không muốn dính líu gì đến các nghi lễ. Nhưng nếu ta hành lễ một cách đúng đắn, thì ta thật sự đang hành Thiền đấy. Hành lễ là bảo tồn truyền thống một cách thấm thía đến tận đáy lòng.

Ông có thể mô tả quá trình phát triển của Phật giáo Mỹ trong bốn thập niên vừa qua không ? Và ông có thấy những xu hướng mới nào không ?
Khi tôi bắt đầu đến với Đạo Phật, chúng tôi đã đề cập đến Phật giáo Mỹ và tự hỏi liệu có một thực thể như thế không? Điều nầy rõ ràng đã được triển khai đến một lúc mà chúng tôi nhận ra rằng có một Phật giáo với hình thức Tây phương rõ rệt. Nhưng bây giờ thì chính điều đó cũng là quá khứ rồi. Khi tôi mới bắt đầu nghiên cứu Phật giáo Mỹ, chúng tôi dùng điện thoại. Hôm nay chúng ta có Internet. Những cộng đồng Phật giáo khắp nơi ở Bắc Mỹ và trên toàn thế giới thì được nối mạng (networked) với nhau đến độ tôi phải bắt đầu dùng cụm từ “đối thoại Phật giáo toàn cầu” (global Buddhist dialogue) để nói đến một Phật giáo toàn thế giới thay vì chỉ Phật giáo Á châu, Phật giáo Âu châu hay Phật giáo Mỹ. Phật giáo Tây phương càng lúc càng trở thành một bộ phận của Phật giáo toàn cầu.
         
Trong th
ập niên 1970’s và ngay cả 1980’s cũng như đầu thập niên 1990’s, mỗi nhóm Phật tử thì chỉ theo một truyền thống Phật giáo rõ rệt. Ngày nay, khá nhiều cộng đồng Phật giáo phối hợp từng mảng nhỏ các truyền thống Phật giáo khác nhau thành một hình thức tu tập hiệu quả cho họ. Ví dụ như ta thấy có nhóm lấy một ít nội dung và phương pháp hành trì vừa của Thiền tông vừa của Phật giáo Nguyên Thủy. Vài học giả gọi hiện tượng nầy là “lai tông phái” (hybridity) [5]

Hiện tượng “Lai Tông phái” nầy đã được triển khai như thế nào ?
Vào cuối thế kỹ thứ 20, chúng ta thấy hiện diện tại Mỹ mọi tông phái của tất cả các truyền thống Phật giáo (Nguyên Thủy, Phát triển, Mật Tông, …) cũng như tất cả Phật giáo theo văn hóa chủng tộc (Phật giáo Nhật Bản, Tích Lan, Trung Hoa, Tây Tạng, …). Họ đã gặp gở nhau, và trong quá trình giao tiếp đó, họ tôn trọng nhau vì cùng chia sẻ những truyền thống của Đức Phật. Đã có vài nhóm quốc tế  được tổ chức ra chỉ để dứt khoát làm chuyện nầy - như Hội đồng Tăng già Phật giáo tại Nam California (Buddhist Sangha Council of Southern California) hay Ủy hội Phật tử Mỹ (ABC: American Buddhist Congress). Và tuy họ chưa thành công như ý muốn, nhưng ít nhất họ cũng đã khởi động việc tập họp Phật tử lại để thảo luận với nhau.

Có một ví dụ rất rõ ràng về tình trạng “Lai Tông phái” hybridity nầy mà tôi được chứng kiến khoảng ba năm trước đây, khi tôi trở lại Cleveland,  bang Ohio, để tham dự một buổi họp mặt ái hữu của một người đồng nghiệp. Khi tôi bắt đầu nghiên cứu Phật giáo Mỹ, tổ chức Những Giáo hội Phật giáo tại Mỹ (BCA: Buddhist Churches of America) – Jodo Shinshu Buddhism – là một tổ chức mà đa số Phật tử là người Mỹ gốc Á châu. Và cũng có vài nhóm Thiền tông với các Thiền đường ở Cleveland mà họ chẳng quan hệ gì với cộng đồng Phật tử Mỹ gốc Á cả. Khi tôi trở lại Cleveland, tôi thấy hai nhóm nầy đã chia sẻ với nhau một ngôi chùa mà họ gọi là Chùa Phật giáo Cleveland. Có khi, họ gọi đó là “Zen Shin Sangha”. Khi họ đăng ký tông phái thì họ dùng cụm từ “Japanese Zen/Shin Buddhism”. Vị sư Trưởng giáo thọ là người Nhật và họ là thành viên của Những Giáo hội Phật giáo tại Mỹ (BCA).  Như vậy, họ bắt đầu tiếp xúc với nhau. Và kết quả là ý niệm “Lai Tông phái” được mang ra để đề nghị với những Phật tử dù họ thuộc về những tông phái Phật giáo rõ ràng khác nhau. Thiền tông không bắt buộc phải hoàn toàn xa lạ với Hoa Nghiêm tông và họ có thể học hỏi lẫn nhau và chia sẻ với nhau như những Phật tử, dù tông phái, chủng tộc và tư cách thành viên của những tổ chức có khác nhau chăng. Kết quả là Phật tử càng lúc càng học hỏi về nhau.  

Trong quá trình phát triển của Phật giáo Mỹ, ông thấy có một tình trạng căng thẳng giữa các truyền thống khi họ muốn duy trì sự nguyên vẹn của tông phái nhưng phong trào hiện nay thì lại đang tiến về (một Phật giáo Mỹ) lai Tông phái hybridity không?
Chúng ta nên nhớ rằng một cái “ấn” trong Tam Pháp ấn là Vô thường. Mọi vật đều thay đổi theo thời gian. Nếu ta khảo sát lịch sử phát triển Phật giáo thời sơ kỳ ở Ấn Độ, ta sẽ thấy rằng những truyền thống ban đầu, nhiều lúc gọi chung là Phật giáo Nikaya [6], có đến 18 bộ phái. Vậy thì [ngay từ thời đó] cũng đã có nhiều ý nghĩ khác nhau về Phật giáo. Tại sao? Tại vì khi Phật giáo lưu chuyển từ cộng đồng nầy đến cộng đồng khác, những vị đại sư phải sống trong các khu vực với tập tục khác nhau: Người dân ăn mặc khác, cư xử khác và suy nghĩ khác.  Và vì vậy, vài bộ phái nầy đã triển khai [những giáo thuyết] phản ánh không phải sự khác biệt về học thuyết giữa các cộng đồng Phật giáo (dù đôi khi cũng có) mà phản ánh sự khác biệt giữa cách thế sống và giá trị [văn hóa] của các cộng đồng khác nhau.  Và đó là lý do vì sao Phật tử đã tách rời nhau. Dĩ nhiên, trong số 18 bộ phái Nikaya đó, chỉ có một bộ phái tồn tại cho đến ngày nay - Phật giáo Nguyên Thủy (“Tiểu Thừa”). Nhưng điều nầy cũng đúng cho Phật giáo Phát Triển (“Đại Thừa”). Khi Phật giáo Phát Triển mở mang rộng ra, họ cũng tách ra thành nhiều bộ phái.  Điều tất nhiên là những bộ phái nào tồn tại được trong thế giới hiện đại thì phải rất kiên trì. Khi những tông phái nầy đến Mỹ, ta có thể tin chắc rằng các tông phái đó lại sẽ thay đổi. Có thể trong thế kỷ 21 nầy, ta có thể thấy vài tông phái trở thành “tông Bắc Mỹ” một cách rạch ròi.

■  Khi ta trộn những tông phái với lịch sử và bối cảnh thành hình khác nhau như vậy vào cái nồi nấu hổ lốn Mỹ (melting pot), liệu chúng có nguy cơ trộn lẫn với nhau thành một khối hổn hợp không ? [Còn] nếu duy trì sự khác biệt giữa các tông môn thì tính nguyên vẹn vẫn có thể giữ được hay không?  
Theo mt cách riêng, tôi muốn thấy mỗi truyền thống Phật giáo duy trì sự toàn vẹn của riêng họ, nhưng tôi cũng hiểu rằng, dù sao, chúng ta cần quan tâm đến cứu cánh của Phật giáo là gì – là diệt trừ cái khổ của con người. Và tôi nghĩ rằng nếu có vài truyền thống kết hợp với nhau khiến cho con người tỉnh thức, thiện lành, có thể thoát ra khỏi nỗi khổ, có thể ra khỏi vòng luân hồi [nếu họ tu tập theo truyền thống Nguyên Thủy] hay [nếu họ tu theo truyền thống Đại Thừa] thì phát tâm Bồ Tát cho đến khi tất cả chúng sinh được cứu độ, trong trường hợp như thế thì tôi nghĩ rằng thật quý giá. Nhiều khi, trong các cuộc tranh luận, chúng ta không ý thức được rằng cứu cánh của Phật giáo là đem mọi chúng sinh ra khỏi nỗi khổ và đưa đến tỉnh thức.


Tăng đoàn “Mỹ bản địa” ít khi theo một Tông môn hay Tông phái thuần nhất nào nhất định. Lại càng không có một Giáo hội theo nghĩa tổ chức giáo quyền theo mô thức Phật giáo Á châu, do đó nghi lễ, kinh điển, giáo phẩm, tăng bào … hầu như không thống nhất, trăm hoa đua nỡ.

Nghiên cứu Phật học ở mức độ học thuật thì quan trọng như thế nào cho việc hành trì ?
Truyền thống Phật giáo thưở ban đầu thường phân biệt hai loại Tăng sĩ. Một loại tu theo Minh Sát học (vipassana dhura), họ tu Thiền định, thường ẩn cư và/hoặc du hành trong rừng sâu. Một loại tu theo Kinh Điển học (gantha dhura), họ là những Tăng sĩ học thức, thường quanh quẩn trong làng mạc hay nơi thị tứ. Ta có thể xem họ là Tăng sĩ-học giả hơn là Tăng sĩ-hành giả [7]. Trên nhiều khía cạnh, Tăng sĩ-Hành giả là những người đã trao truyền Phật pháp cho cư sĩ trong làng mạc. Và khi ta hỏi Phật tử trong hai vị Thầy đó ai quan trọng nhất, thì thật là ngạc nhiên khi Phật tử trả lời là vị Thầy tu theo Kinh Điển, vì họ cho rằng nếu kinh điển (Pháp: Nhị bảo) biến mất thì sẽ không còn ai để mà Thiền định, và do đó cũng sẽ không còn Tu sĩ (Tăng: Tam bảo) nữa. 

Trở về với thế giới Tây phương thời hiện đại, Hoa Kỳ chưa bao giờ có văn hóa tu viện, ngay cả với những truyền thống tôn giáo khác [như Thiên Chúa giáo chẳng hạn] . Người Mỹ không có xu hướng chối bỏ cuộc đời, và trong nước Mỹ hiện đại, có rất ít Tăng Ni. Nếu vậy thì ai sẽ là người đóng vai trò Tăng sĩ-Học giả cho Phật tử và cho những người muốn trở thành Phật tử? Từ đầu thập niên 1990’, tôi đã cổ xúy rằng chính một vị học giả-hành giả sẽ là người đóng vai trò đó, vì họ đã có một phát nguyện riêng tư với đạo. Họ hành đạo, nhưng họ cũng có hiểu biết trí thức đến từ quá trình lấy Tiến sĩ trong ngành Phật học.

■  Vào năm 1978, ông đã đề cập đến “hai Phật giáo” - Một do cộng đồng “Người Mỹ cải đạo thành Phật tử” và một do những cộng đồng di dân Á châu. Đến nay [2012], ông vẫn thấy như thế sao ?
Lần đầu tiên khi tôi chế ra thuật ngữ “hai Phật giáo”, thuật ngữ đó đã rất chính xác; nhưng bây giờ thì không còn đúng nữa. Một học giả trẻ, ông Jeff Wilson, gần đây đã chỉ ra rằng chúng ta đã không thật sự nghiên cứu những khác biệt trong các cộng đồng Phật giáo Mỹ căn cứ trên vị trí địa dư của họ. Phật tử đồng quê (rural Buddhists) ở tiểu bang North Carolina thực hành Thiền định có thể rất khác với Thiền sinh ở San Francisco. Điều nầy thì đúng thật tuyệt đối, và không ai chịu điều tra hiện tượng nầy.  Khoảng một năm trước đây, khi ông Wilson viết một tiểu luận về ý tưởng nầy, mà ông gọi là “chủ nghĩa địa phương”, tôi đã nói với ông ta là ông hoàn toàn đúng, nhưng mười năm nữa thì sao? [Vai trò của] Facebook và YouTube và Skype sẽ ra sao, có thể Phật tử ở New York sẽ hiểu biết Phật giáo đồng quê hơn bây giờ, và người sống ở bang Iowa hiểu biết về người thị tứ khác hơn bây giờ. “Chủ nghĩa địa phương” có thể sẽ chỉ còn là quá khứ. Và tôi liên hệ điều nầy với lý thuyết “hai Phật giáo” của tôi vì chính hiện tượng nầy cũng đã tác động lên [và làm thay đổi] lý thuyết của tôi.

Vậy thì liệu ông có thể nói rằng những Phật tử cải đạo (convert Buddhists) sẽ học được đôi điều từ những cộng đồng Phật tử di dân Á châu không?

Vâng. Ngược lại với những cộng đồng Phật tử Mỹ cải đạo, vốn chọn pháp môn mình thích nhất là Thiền định hay pháp môn nào mà họ nghĩ sẽ đạt đến trạng thái tỉnh thức nhanh nhất, cộng đồng Phật tử di dân Á châu hiểu rõ rằng tu tập là một phần của trải nghiệm cuộc sống. Đó là một sự tu tập mà ta chia sẻ với con cái. Đó là một sự tu tập mà ta mang theo khi ra khỏi chùa. Điều đó không có nghĩa là ta không hành Thiền, mà có nghĩa là cần hiểu rằng bối cảnh mà ta tu tập thì cần tương ứng với truyền thống tu tập và tông môn mà ta đã chọn. Tôi sẽ không muốn khuyến khích rằng tất cả Phật tử đổi đạo hãy nhảy ngay vào những phương pháp tu tập vốn là truyền thống của các pháp tu Á châu. Tôi chỉ muốn nói rằng các bạn hãy chọn pháp tu nào tốt nhất cho bạn, nhưng hãy chọn lựa [khi đã cứu xét] toàn diện và với tất cả sáng suốt.


Vi
ệt dịch và hình minh họa: Trí Tánh Đỗ Hữu Tài


GHI CHÚ (của người dịch):

[1] tương nhập /interpenetrating và tương tức/interbeing là hai thuật ngữ Phật học mô tả mối quan hệ (hay vận động) của vạn pháp trong Kinh Hoa Nghiêm / Avatamsakia Sutra.

[2] Tự do và công lý cho mọi người” là dịch từ câu “liberty and justice for all” trong Lời thề Trung thành Pledge of Allegiance của công dân Mỹ nguyện trung thành với Quốc kỳ và nền Cọng hòa Mỹ.

            [3] Xin xem đoạn phim The Story of Zen Mountain Monastery về đời sống tu tập và sinh hoạt hằng ngày trong một Thiền viện Mỹ:

[4] Stephen Batchelor nguyên là một tăng sĩ người Anh, xuất gia theo cả hai truyền thống Mật tông (ở Dharamsala, Ấn Độ, 1974) và Thiền tông (ở Songgwangsa, Hàn Quốc, 1981). Nhưng sau đó, ông xuất tu và trở thành một học giả, giáo sư và tác giả của nhiều cuốn sách nỗi tiếng về Phật học. http://en.wikipedia.org/wiki/Stephen_Batchelor_(author) 

[5] Từ “hybrid” của tiếng Anh nghĩa là “lai giống”, “lai chủng loại”, được dùng đầu tiên trong lãnh vực Sinh học. Sau đó, được dùng trong các lãnh vực khác và không còn mang nguyên nghĩa là lai “giống” nữa. ( http://en.wikipedia.org/wiki/Hybrid ). Tiếng Việt hình như chưa có từ để dịch chữ “hybrid”. Thường thường, tiếng Việt ghép những thành tố tạo ra tình trạng “lai” nầy, ví dụ như “Thiền-Tịnh song tu”, “xe hơi điện-xăng” (hybrid car).

[6] Theo giáo sư Robert Thurman (Buddism Studies – Columbia U), tên gọi “Phật giáo Nikaya” là do giáo sư Maatoshi Nagatomi của Đại học Harvard sáng chế ra như một cách thế để tránh dùng thuật ngữ Tiểu Thừa.  

[7] Các hệ thống tu tập để phát triển Trí huệ đó ngày nay được biết đến dưới các từ ngữ chuyên môn là Vipassana dhura, Minh Sát học. Danh từ Vipassana dhura, Minh Sát học, đối ngược với danh từ Gantha dhura, Kinh Điển học, cả hai ngành nầy ngày nay được xem như hai phương diện của sự tập luyện và bổ túc cho nhau. Minh Sát học là môn học hướng nội, thu hẹp chặt chịa vào sự huấn luyện tâm linh, chẳng màng đến kinh sách. Cả hai danh từ, Vipassana dhuraGantha dhura, đều chẳng thấy được ghi trong Tam Tạng Kinh Điển; cả hai đều được nói đến trong các kinh sách về sau”




Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014


VĨNH BIỆT ANH LÊ HIẾU ĐẰNG !



Điếu văn của bạn hữu do BS Huỳnh Tấn Mẫm
đọc tại Lễ Truy Điệu luật gia Lê Hiếu Đằng sáng ngày 26.01.2014

Thưa quý vị, thưa quý bằng hữu,
Thay mặt Ban tang lễ và gia đình Anh Lê Hiếu Đằng, chúng tôi xin chân thành cám ơn quý vị đã đến đây viếng Anh lần cuối mà cũng để từ biệt Anh lần cuối. Chúng ta đã chứng kiến những ngày tháng sau cùng khi Anh vừa chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, vừa đau đáu một lòng đối với vận mệnh đầy cam go hiện nay của đất nước. Và hôm nay, chúng ta đau buồn biết rằng sẽ không bao giờ còn có thể gặp lại Anh trên thế gian này một lần nào nữa. Anh đã vĩnh viễn từ giã chúng ta để đi về Miền Tĩnh Lặng của riêng Anh và cũng là Miền Anh Linh của những tinh hoa dân tộc.
Anh Lê Hiếu Đằng sinh ngày 06.01 năm 1944, tại Đà Nẵng, Quảng Nam, nguyên quán Thừa Thiên – Huế. Sau khi học xong Tú tài phần 1 ở Đà Nẵng, Anh ra Huế hoàn thành Tú Tài phần 2, chính ở nơi đây, Anh đã tiếp cận phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh xung quanh sự biến 1963, và đã trả giá cho thái độ đầu tiên về chính trị đó bằng sự kiện bị chính quyền Sàigòn giam vào lao Thừa Phủ. 1964, theo gia đình vào Sài gòn, ghi danh học Đại học Luật, rồi từ những hoạt động công khai trong cộng đồng sinh viên, Anh bí mật liên hệ với phong trào cách mạng và trở thành cơ sở của Đảng uỷ sinh viên và Thành đoàn Sài Gòn. Năm 1968, cùng với một số trí thức, nhân sĩ thuộc “lực lượng thứ ba”, Anh ra chiến khu tham gia Liên Minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hoà bình (khu Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định), tổ chức này ra đời để vận động cho cuộc hoà giải dân tộc, chấm dứt chiến tranh và Anh đã bị chế độ cũ kết án tử hình vắng mặt. Năm 1969 Anh được hai ông Huỳnh Tấn Phát và Tôn Thất Dương Kỵ giới thiệu vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi đất nước thống nhất, sau một thời gian đảm nhiệm công tác đào tạo cán bộ tại các trường Đảng ở Sài Gòn đến 1983, Anh được điều động về Mặt Trận với chức danh Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt Trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, và giữ chức danh này cho đến khi về hưu. Gần đây, vướng phải căn bệnh ngặt nghèo, được gia đình, bạn bè, các y, bác sĩ hết lòng giúp đỡ điều trị nhưng do bệnh tình quá trầm trọng, Anh đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 22.01.2014, lúc 22 giờ, tại Bệnh viện 115, hưởng thọ 70 tuổi.
Qua mấy nét tiểu sử trên đây, chúng ta thấy xuyên suốt cuộc đời Anh, vận mệnh của đất nước là điều không lúc nào rời khỏi sự bận tâm suy nghĩ của Anh. Thái độ đó đã thể hiện rất sớm khi Anh mới chỉ là một học sinh trung học và có lẽ rất sớm như vậy vì đã diễn ra trong hoàn cảnh một đất nước liên tục bị các thế lực bên ngoài xâm lược thống trị, mà vào thời Anh lớn lên là tình thế tổ quốc bị chia đôi sau 1954: do không thống nhất được trong hoà bình, những xung đột tiềm ẩn nội tại đã bùng lên với sự can thiệp trực tiếp của chính quyền Mỹ bấy giờ, cuối cùng phát triển thành một cuộc đối đầu quân sự vô cùng tàn khốc, có nguy cơ đẩy cả dân tộc vào một thảm hoạ huỷ diệt chưa từng có. Sự chọn lựa chính trị của Anh đã phát sinh từ tình thế đó và thường được giải thích như một thức tỉnh mang tính truyền thống của những thanh niên trí thức trước họa ngoại xâm. Nhưng như tất cả chúng ta đều biết: sự chọn lựa của Anh không dừng lại ở tình tự yêu nước tự nhiên đó mà lại được bồi đắp cho mạnh mẽ hơn bằng một niềm tin mới mẻ, hấp dẫn hơn nhiều lần: đó là niềm tin vào một thứ chủ nghĩa cộng sản nào đó mà Anh tin rằng sau này khi nước nhà đã độc lập trong thống nhất, hoà bình, nếu đem ra áp dụng, chúng ta sẽ kiến tạo nên được một xã hội tốt đẹp bội phần. Anh đã gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam cũng vì niềm tin ấy, sống chết với Đảng Cộng sản suốt 45 năm kể từ ngay Anh gia nhập cũng vì niềm tin ấy.
Giữ gìn sự liêm khiết là công việc bình thường, điều quan trọng hơn nhiều lần với Anh chính là thái độ bảo vệ sự trong sáng làm nên những nguyên lý về phẩm chất để thực hiện cho được lý tưởng của mình. Cũng chính vì quan niệm như vậy mà trước những chuệch choạc, bế tắc, sai lầm của Đảng Cộng sản trong việc đem lý tưởng ra thực hiện, Anh đã có những phản ứng rất mạnh mẽ đi đôi với những đề xuất táo bạo để chấn chỉnh. Thái độ nhiều khi khá gay gắt của Anh đều xuất phát từ nỗi ưu tư của Anh về vận mệnh của toàn dân tộc: những sai lầm ấy nếu không được khắc phục một cách triệt để, thì đất nước sẽ suy sụp toàn diện và không thể nào tránh khỏi nguy cơ rơi vào vòng xiềng xích của ngoại bang một lần nữa, dưới một hình thức thâm độc hơn nhiều lần. Giữ gìn cho được những phẩm chất làm nên cái lý tưởng lành mạnh ban đầu trong thời kỳ tranh đấu giải phóng dân tộc hầu như đã trở thành chuẩn mực định hướng cho mọi hành động của Anh. Lý tưởng đó có thể điều chỉnh cho thực tế hơn, mang ra thực hiện bằng những biện pháp thích đáng hơn, nhưng cái mơ ước ban đầu về một xã hội tương lai tất yếu phải tốt đẹp hơn quá khứ đối với Anh vẫn là cái đích đến, không thể quên lãng, nhất là không thể cố tình xoá bỏ bằng những lời nói đãi bôi để che giấu những toan tính chà đạp con người, bán đứng đất nước, đi ngược lại quyền lợi của tổ quốc, của nhân dân.
Cũng chính vì vậy mỗi khi có dịp nhắc lại những tháng ngày gian khổ cũ của mình như một tổng kết về cuộc sống, Anh không hề tỏ ra tiếc nuối với những gì đã làm để phải trách móc bản thân hay “sám hối” với ai khác cả. Những gì diễn ra trong quá khứ đối với Anh là một hành trình thể nghiệm đầy hào sảng, cần phân tích thấu đáo nhiều mặt để tiếp sức cho cuộc chiến đấu hôm nay với những nội dung và biện pháp khác, trong những điều kiện mới của đất nước. Với những ai hiểu Anh thì những gì Anh bộc lộ trong thời gian gần đây cũng chỉ biểu hiện cho những dằn vặt và đau xót về sự suy đồi đến mức thảm hại những giá trị mà những lớp người như Anh đã bỏ tuổi xuân và xương máu để chắt chiu nuôi dưỡng. Một số quyết định đến mức quyết liệt của Anh vào lúc cuối đời sẽ hoàn toàn lý giải được khi chúng ta biết tất cả đều không bắt nguồn từ đâu ngoài sự phẫn nộ trước những thứ làm vẩn đục những nguyên tắc đơn giản nhưng thiêng liêng, tạo nên cái cái lý tưởng cải biến xã hội mà Anh đã tiếp nhận được từ thời trai trẻ trong tranh đấu. Đó là độc lập dân tộc, cải thiện dân sinh, xây dựng cho kỳ được nền dân chủ tiến bộ trong tự do và phẩm giá, xứng đáng với bao khát vọng và hy sinh cao cả của nhân dân yêu quý.
Anh Đằng thân thiết!
Với những việc Anh đã làm, với những phẩm chất mà Anh gửi lại cho những người thân thích, những bạn bè xa gần của Anh, Anh có quyền thanh thản an nghỉ trong Miền Yên tĩnh của riêng Anh với những bài tình ca mà Anh mang theo trong suốt cuộc đời dấn thân đầy lãng mạn của mình. Cuộc từ biệt mang lẽ tử sinh này sẽ để lại cho anh em chúng tôi, những bằng hữu, những người thân của Anh, nhiều kỷ niệm tốt đẹp cùng với nhiều điều thật đáng suy ngẫm về cuộc đấu tranh thay đổi đời sống, những suy ngẫm cũng là những thao thức mà chắc hẳn không một ai trong chúng ta có thể tránh mặt được mỗi khi tưởng nhớ đến Anh. Những ước nguyện chưa thành của Anh nhất định sẽ được thế hệ sau gánh vác và thực hiện!
Đau đớn vĩnh biệt Anh, người Bạn thân thiết, nhà Trí thức dũng cảm, trang Hiền sĩ đáng kính, đáng yêu trong tâm khảm của thế hệ hôm nay!


Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014


CHÍNH NGƯỜI CÔNG GIÁO ĐÃ GIẾT NGÔ ĐÌNH DIỆM
(Trường hợp Huỳnh Văn Lang, Phạm Ngọc Thảo, Trần Kim Tuyến)

Duyên Sinh


Tổng cọng 1407 Tài liệu giải mật của CIA về Chiến tranh Việt Nam (tính đến 1/2014) đã được Thư viện điện tử (http://library.usask.ca/vietnam/) của Đại học Saskatchewan ở Canada (http://en.wikipedia.org/wiki/University_of_Saskatchewan)  phân loại và sắp mục trong một Cơ  sở dữ liệu nối với kho lưu trữ Virtual Vietnam Archive của Đại học Texas Tech University (Lubbock, TX).   



Đây là các tài liệu được lưu chuyển trong các đại học khoa học chính trị cho hàng ngàn sinh viên nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam. Sau khi nhận được tài liệu giải mật này của ông Giác Hạnh gởi lên diễn đàn, tôi thấy cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm vẫn còn đầy dẫy bí ẩn. Bí ẩn vì Tổng Thống Ngô Đình Diệm có thể bị chính người “Công Giáo” giết!…
Mời quý vị quan tâm, hãy đọc một số đoạn do tôi dịch để suy  gẫm và rút ra những kết luận hợp lý nhất. Tôi hy vọng trong tinh thần cởi mở, không làm con đà điểu đút đầu vào đống cát tránh né sự thật, là một hành động anh hùng tự cứu mình và cứu người thoát khỏi ngục tù vô minh, cố tránh cho khỏi sự tranh cãi và tiếp tục sự dối trá mà Trời cũng không dung, Chúa cũng không tha.
Tôi có thể đã không hoàn hảo khi dịch các đoạn văn giải mật này. Nếu có những đoạn tôi dịch không sát nghĩa, quý vị có thể chỉnh lại, miễn sao sự sửa đổi được đa số chấp nhận và cho là hợp lý. Bây giời xin mời quý vị tiếp tục đọc bản dịch của tôi. 

Ông Huỳnh Văn Lang
I. Tiến Trình Dự Án Đảo Chánh Của Huỳnh Văn Lang Và Phạm Ngọc Thảo, hai tín đồ Công giáo
Ngày 11 tháng 9 năm 1963, ông Huỳnh Văn Lang, giáo sư đại học kinh tế Sài Gòn, và Trung Tá Phạm Ngọc Thảo, hiện đang đặc trách phủ Tổng Thống, được sự trợ giúp của bốn tướng lãnh và viên tư lệnh lữ đoàn phòng vệ Tổng Thống, đã soạn thảo dự án đảo chánh của họ. Thời gian cho cuộc đảo chánh tuỳ thuộc vào sự thích nghi cân bằng yểm trợ của quân đội trong vùng Sài Gòn. Dự thảo thứ hai kêu gọi loại trừ gia đình của Nhu bằng cách phục kích bà Nhu khi bà ta trên đường về nhà từ phi trường.
[Huynh Van Lang, Saigon University economics professor, and Lieutenant Colonel Pham Ngoc Thao, currently assigned to the presidency, by 11 September 1963 had the support of four general officers and a unit commander in the Presidential Guard for their planned coup d'etat. Timing of the coup depended upon a favorable balance of supporting troops in the Saigon area. A secondary plan called for elimination of the Nhus through ambush when Madame Nhu returned from the airport.]
Tường trình ngày 11 tháng 9 năm 1963.
II. Ông Huỳnh Văn Lang Đình Hoãn Đảo Chánh Với Hy Vọng Ông Diệm Lập Tức Cải Tổ
Vào ngày 26 tháng 9 năm 1963, nhóm đảo chánh của ông Huỳnh Văn Lang quyết định trì hoãn hành động cho tới khi Phái đoàn MacNamara/Taylor khởi hành, với hy vọng Tổng Thống Diệm sẽ được thuyết phục cải tổ chính phủ.  Nếu Diệm không chịu cải tổ chính phủ, cuộc đảo chánh sẽ được tiến hành.
[Huynh Van Lang's coup group decided on 26 September 1963 to postpone action until the McNamara/Taylor Mission had departed, hoping that President Diem would be persuaded to reform the government. Should Diem fail to do this, the coup attempt would proceed.]
Tường trình ngày 11 tháng 9 năm 1963. 
III. Ngô Đình Nhu Giả Vờ Trả Tự Do Cho Các Tu Sĩ Phật Giáo Trước Toà Đại Sứ Mỹ
Bản phúc trình tin tức về một kế hoạch được cho là của Thủ lãnh Mật vụ Ngô Đình Nhu tìm cách trả tự do cho các tu sĩ Phật giáo bằng cách giả vờ biểu tình trước toà đại sứ Mỹ
[Information report regarding an alleged plan by South Vietnamese Secret Police Chief Ngo Dinh Nhu to obtain the release of Buddhist monks by faking a demonstration in front of the American Embassy.]
Tường trình ngày 17 tháng 9 năm 1963
IV. Chánh Phủ Thiếu Bằng Chứng Việt Cộng Giật Giây Xúi Dục Phong Trào Phật Tử
Chánh phủ Miền Nam Việt Nam thiếu bằng chứng để kết luận rằng  Việt Cộng xúi giục phong trào Phật tử; tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy Việt Cộng đã khai thác cuộc khủng hoảng.
[The government of South Vietnam lacks evidence to support the conclusion that the Buddhist movement was instigated by the Viet Cong; however, there is evidence that the Viet Cong exploited the crisis.]
Tường trình ngày 17 tháng 9 năm 1963.  
Nguồn: http://library.usask.ca/vietnam/index.php?state=view&id=1076

Ông Trần Kim Tuyến
V. Cuộc Đảo Chánh Của Ông “Đạo Dòng” Trần Kim Tuyến Tiếp Tục Hoạt Động
Kế hoạch ám sát Ngô Đình Nhu bị thất bại khi ngòi nổ của một chất nổ bị “lép”. Một người trong nhóm của Tuyến, ngày 9 tháng 9, nói rằng nhóm của ông vẫn tiếp tục soạn thảo kế hoạch hành động chống lại chế độ Diệm
[The plot to assassinate Ngo Dinh Nhu had failed when the detonator of the explosive failed to work. A member of the Tuyen group said on 9 September that the group was still planning action against the Diem regime.]
Tường trình ngày 17 tháng 9 năm 1963.
VI. Kết Luận
Qua những đoạn văn giải mật trên, có thể có nhiều tổ chức Ca-tô giáo âm mưu đảo chánh Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Ở đây, người ta thấy có ít nhất là hai tổ chức.
■ Một tổ chức có uy thế nhất, gần gũi nhất với cố vấn Ngô Đình Nhu là ông Huỳnh Văn Lang, một cán bộ Cần Lao cao cấp, chỉ dưới quyền ông Nhu, đã nhất quyết đảo chánh ông Diệm. Ngay cả việc phục kích để giết bà Nhu khi bà Nhu từ phi trường Tân Sơn Nhất trở về nhà. 
■ Người Ca-tô giáo thứ hai có ý định giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm là Trần Kim Tuyến. Bác sĩ Trần Kim Tuyến thật sự đã “cho nổ bom”, nhưng may mắn thay “bom không nổ”. 
Một Tổng Thống Ca-tô Giáo mà có nhiều người Ca-tô giáo muốn giết như vậy, thì tại sao ông Diệm lại chết “vì bàn tay” của Phật Giáo? Người Phật tử cần suy xét lại!...  
Chính ông Huỳnh Văn Lang là người đã âm thầm đóng góp bàn tay lật đổ chế độ độc tài kỳ thị tôn giáo Ngô Đình Diệm, là một người có công lớn với cách mạng ngày 1.11.1963.
Chỉ trích ông Huỳnh Văn Lang có phải là một tội lỗi hay chăng (!)? 
DuyenSinh, 
21-01-2014




Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014


THEO DẤU BẰNG CHỨNG CHỦ QUYỀN
HOÀNG SA, TRƯỜNG SA
TS Trần Đức Anh Sơn


1-    KHỞI SỰ TỪ FONT TƯ LIỆU HOÀNG SA

TT - Tháng 11-2009, tôi và các đồng nghiệp ở Viện Nghiên cứu phát triển Kinh Tế - Xã Hội Đà Nẵng bắt đầu triển khai đề tài “Font tư liệu về chủ quyền của VN đối với huyện đảo Hoàng Sa - thành phố Đà Nẵng”.


Sau hơn một năm sưu tầm tư liệu ở trong và ngoài nước, nhóm nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành phân loại, dịch thuật, thẩm định và số hóa các tư liệu đã thu thập, xây dựng thành font tư liệu về chủ quyền của VN đối với quần đảo Hoàng Sa, với dung lượng khoảng 1,2 GB. Font tư liệu bao gồm bốn thư mục: tư liệu thành văn, tư liệu bản đồ, tư liệu hình ảnh và tư liệu audio-visual, được Hội đồng khoa học công nghệ thành phố Đà Nẵng nghiệm thu và chuyển giao UBND huyện đảo Hoàng Sa quản lý, sử dụng vào cuối năm 2011.
Sưu tập bản đồ của Trần Thắng
Ngày 22-7-2012, báo Tuổi Trẻ đăng bài “Bản đồ toàn lãnh thổ Trung Quốc năm 1904: Không có Hoàng Sa, Trường Sa” giới thiệu tấm bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ do Trung Quốc ấn hành năm 1904 (do TS Mai Hồng sưu tầm và hiến tặng Bảo tàng Lịch sử VN) với chi tiết điểm cực nam của lãnh thổ Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam, không hề có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN (mà Trung Quốc gọi là Xisha qundao và Nansha qundao). Hôm sau, tôi nhận được email của người bạn là Trần Thắng, chủ tịch Viện Giáo dục văn hóa VN tại Mỹ, báo tin là có nhiều bản đồ tương tự bản đồ của TS Mai Hồng đã công bố, do phương Tây xuất bản trong các thế kỷ 17-20, đang được rao bán trên mạng Internet. Anh đề nghị tôi thông báo tin này trên báo chí VN để những ai quan tâm có thể tìm mua những tấm bản đồ này. Anh cũng gửi cho tôi và cho TS Nguyễn Nhã một số file bản đồ đang rao bán để nhờ thẩm định giá trị của các bản đồ này.
Sau khi thẩm định những bản đồ do Trần Thắng gửi về, tôi và TS Nguyễn Nhã đề nghị Trần Thắng, nếu có điều kiện thì nên mua những bản đồ này, đồng thời đã thông báo đến các cơ quan chức năng ở VN những thông tin do Trần Thắng cung cấp. Một tháng sau, Trần Thắng lại báo tin là vừa phát hiện ba cuốn atlas, gồm atlas Trung Quốc địa đồ (do nhà Thanh xuất bản năm 1908) và hai atlas Trung Hoa bưu chính dư đồ (do Chính phủ Trung Hoa dân quốc xuất bản năm 1919, tái bản năm 1933).
Trong các atlas này, toàn đồ lãnh thổ Trung Quốc luôn được vẽ đến cực nam của đảo Hải Nam. Trần Thắng gửi thông tin và hình ảnh về ba atlas này cho tôi và đề nghị TP Đà Nẵng bỏ tiền mua những atlas này. Tuy nhiên, do kinh phí hạn hẹp nên TP Đà Nẵng chỉ mua atlas 1933 với giá 3.000 USD. Hai atlas còn lại Trần Thắng bỏ tiền túi và vận động bạn bè quyên góp thêm để mua.
Ngày 27-11-2012, Trần Thắng lại gửi emai báo tin: “Đã thu thập được ba tập atlas và 150 bản đồ, gồm 110 bản đồ gốc và 40 bản đồ tái bản. Trong đó có một atlas do Phái bộ truyền giáo London in cho nhà Thanh vào năm 1908 và hai atlas do Chính phủ Trung Hoa dân quốc in năm 1919 và 1933. Các atlas này đều chỉ rõ giới hạn lãnh thổ cực nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam. Ngoài ra là 80 bản đồ do phương Tây in từ năm 1626 đến 1980 cũng xác nhận lãnh thổ cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam; 50 bản đồ thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm sát lãnh thổ VN; 10 bản đồ hàng hải và 10 bản đồ tổng thể châu Á và Đông Nam Á có thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong vùng lãnh hải của VN”.
Anh cho biết thêm là sẽ trao tặng toàn bộ số bản đồ và atlas này cho Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng. Đây quả là tin vui quá lớn đối với chúng tôi, những người đã và đang xây dựng “font tư liệu” về chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa và Trường Sa.
Cuộc triển lãm bằng chứng chủ quyền
Ngày 20-1-2013, nhân kỷ niệm 39 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của VN, UBND huyện đảo Hoàng Sa, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, Hội Khoa học lịch sử TP Đà Nẵng và báo Tuổi Trẻ đã tổ chức triển lãm giới thiệu những tư liệu lịch sử và bản đồ khẳng định chủ quyền của VN đối với quần đảo Hoàng Sa.
Nội dung triển lãm chủ yếu sử dụng nguồn tư liệu và bản đồ trong font tư liệu do chúng tôi thực hiện và sưu tập bản đồ do Trần Thắng vừa gửi từ Mỹ về. Triển lãm mở cửa trong một tháng, đón hơn 10.000 lượt người đến tham quan. Đây là cuộc triển lãm đầu tiên ở VN giới thiệu những tư liệu và bản đồ chứng minh VN đã khai phá, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa (và quần đảo Trường Sa). Cuộc triển lãm đã khích lệ tinh thần yêu nước, tạo hiệu ứng lan tỏa về ý thức chủ quyền biển đảo đến các tầng lớp nhân dân VN, mở đầu cho những đợt triển lãm quy mô được tổ chức ở Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Hà Nội, TP.HCM, Thừa Thiên - Huế, Thái Nguyên... trong suốt năm 2013.
Trong thời gian diễn ra triển lãm tại Đà Nẵng, Đài truyền hình TP.HCM (HTV) cử một nhóm phóng viên đến Đà Nẵng để đưa tin. Sau khi nghe giới thiệu nội dung các tư liệu và bản đồ được trưng bày tại triển lãm, nhà báo Lâm Thành Quý hỏi tôi: “Triển lãm trưng bày bản sao các tư liệu và bản đồ, vậy bản gốc ở đâu?”. Tôi cho hay: “Ngoài những bản đồ gốc do anh Trần Thắng cung cấp đang lưu giữ tại kho, phần lớn bản gốc của các tư liệu Hán văn, tư liệu phương Tây và bản đồ do phương Tây xuất bản trưng bày nơi đây đều thuộc về các thư viện, văn khố ở nước ngoài”.
Ông Lâm Thành Quý hỏi tiếp: “Vậy chúng ta có thể tiếp cận được những tư liệu và bản đồ đó không?”. Tôi đáp: “Tất nhiên, nếu chúng ta có cơ hội đi đến những thư viện, văn khố này”. Suy nghĩ một lúc, ông Lâm Thành Quý nói với tôi: “Trở về thành phố, tôi sẽ trình bày với lãnh đạo HTV về ý tưởng làm một bộ phim tài liệu với chủ đề đi tìm tư liệu chủ quyền biển đảo VN ở nước ngoài. Nếu được phê duyệt, tôi sẽ mời anh tham gia”.
Tưởng là nói chơi, ai ngờ hai tháng sau điều đó lại thành sự thật. Vậy là cùng với đoàn làm phim của HTV, tôi có cơ hội đi tìm những bằng chứng lịch sử về chủ quyền của VN đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở nước ngoài mà tôi hằng ấp ủ trong mấy năm qua.
Trong các tư liệu thu thập được, tôi tâm đắc nhất là 95 bản đồ liên quan đến vấn đề chủ quyền của VN đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đặc biệt là 56 bản đồ do các học giả phương Tây soạn vẽ và xuất bản trong các thế kỷ 16-19. Ngoài ra là sưu tập 102 tư liệu thành văn gồm sáu thứ tiếng: Anh, Pháp, Ý, Đức, Tây Ban Nha và Hà Lan do các nhà địa lý, nhà hàng hải và học giả phương Tây biên soạn và xuất bản trong các thế kỷ 17-19, đề cập hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa và chủ quyền của VN đối với hai quần đảo này. Tuy nhiên, phần lớn bản đồ và tư liệu mà đề tài sưu tầm được đều là các bản sao, rất hiếm tư liệu gốc. Vì thế, dù đề tài đã kết thúc nhưng tôi vẫn luôn ao ước được đi một chuyến ra nước ngoài, đến các thư viện, văn khố, bảo tàng... là những nơi đang cất giữ các tư liệu này để “nhìn tận mắt, sờ tận tay” và xin quyền sao chụp và sử dụng các tư liệu này.

2-    HÀNH TRÌNH TRÊN NƯỚC MỸ

TT - Trước khi sang Mỹ, chúng tôi gửi email cho các học giả quan tâm đến vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để mời họ trả lời phỏng vấn, đồng thời hỏi thăm về những nơi cần đến để tìm tư liệu. Chúng tôi đã nhận được nhiều chỉ dẫn rất hữu ích, và địa chỉ đầu tiên được giới thiệu chính là Thư viện Viện Harvard - Yenching, thuộc Đại học Harvard.



Gặp Trần Thắng ở West Harford để nhận thêm bản đồ
Thư viện Viện Harvard - Yenching là nơi lưu giữ rất nhiều tư liệu về Trung Quốc và Việt Nam. Một học giả Việt kiều ở Hawaii (Mỹ), người đã từng tra cứu tư liệu trong thư viện này từ mười năm trước, đã cung cấp danh mục những tư liệu mà tôi quan tâm hiện đang lưu trữ nơi đây. Dựa vào danh mục này, chúng tôi liên lạc với cô Phan Thị Ngọc Chấn, người phụ trách thư mục Việt Nam trong thư viện này để, nhờ tìm giúp những tư liệu cần thiết. Khi đến nơi, cô Ngọc Chấn đã chuẩn bị sẵn những tư liệu quan trọng nhất.
Đó là bản gốc các hồ sơ liên quan đến lịch sử tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, gồm: Hiệp ước Pháp - Thanh năm 1887; Hiệp ước hòa bình với Nhật Bản do các nước đồng minh ký với Nhật Bản tại Hội nghị San Francisco năm 1951; tư liệu về vụ đắm tàu Bellona của Đức (năm 1895) và vụ đắm tàu Imeji Maru của Nhật Bản (năm 1896) ở gần quần đảo Hoàng Sa; tư liệu về thời kỳ người Nhật chiếm đóng Hoàng Sa và Trường Sa trong Thế chiến 2... Nhờ sự giúp đỡ của cô Ngọc Chấn mà nhóm nghiên cứu đã có được những hồ sơ đầu tiên trong hành trình tìm kiếm tư liệu chủ quyền biển đảo Việt Nam trên nước Mỹ.
Rời Boston, địa chỉ tiếp theo là thành phố New Haven ở bang Connecticut, nơi tôi có cuộc thuyết trình về chủ đề “Ngoại giao Việt Nam dưới triều Nguyễn” cho nhóm học giả và nghiên cứu sinh ngành Việt Nam học tại khoa nhân học văn hóa thuộc Đại học Yale. Tiện thể, ghé qua nhà anh Trần Thắng để tiếp nhận những bản đồ mà anh mới sưu tầm được.
Nhà của Trần Thắng ở thành phố West Harford, cách Đại học Yale khoảng 40 phút xe hơi. Sang Mỹ định cư vào năm 1991, Trần Thắng tốt nghiệp kỹ sư ngành cơ khí ở Đại học Connecticut và được Công ty sản xuất động cơ máy bay Pratt & Whitney tuyển dụng làm việc từ năm 1999 đến nay. Tuy là dân kỹ thuật nhưng Trần Thắng rất mê sưu tầm cổ vật, đặc biệt gốm sứ Việt Nam. Nhờ vậy mà anh có cơ duyên tiếp cận các bản đồ cổ liên quan đến vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sưu tầm được bản đồ, Trần Thắng lại tiếp tục bỏ tiền mua bìa cứng, giấy bồi, túi plastic chuyên dụng và tốn nhiều công sức để “sửa sang” những tờ bản đồ cũ kỹ thành những “sản phẩm” hoàn hảo để trưng bày, triển lãm. Anh phân loại, viết chú thích cho từng tấm bản đồ, tự tay đóng gói, rồi tìm người tin cậy nhờ mang bản đồ về Việt Nam để tặng Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Đà Nẵng.
Sau khi gửi 150 bản đồ và ba atlas về nước vào cuối năm 2012, Trần Thắng tiếp tục sưu tầm thêm những bản đồ khác. Do vậy anh mời chúng tôi đến nhà riêng ở West Harford để thẩm định và bàn giao những bản đồ này. Đó là những bản đồ có niên đại từ năm 1618-1901, chủ yếu xuất bản ở châu Âu và Mỹ, trong đó có những bản đồ rất giá trị như: bản đồ Asia noviter delineata do Willem Blaeu vẽ, xuất bản tại Hà Lan năm 1618; bản đồ Indiæ Orientalis Nova Descriptio do Willem Jansson vẽ, xuất bản tại Hà Lan năm 1636... Đây là những bản đồ có cách chú dẫn thể hiện mối liên hệ về mặt địa lý giữa vùng đất Đàng Trong với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa...
Sau khi thẩm định và chụp ảnh 35 bản đồ mới sưu tầm này, Trần Thắng lại “tân trang” các bản đồ, đóng gói để bàn giao cho chúng tôi mang về nước, góp thêm vào “kho bản đồ chủ quyền” của Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Đà Nẵng.
Vào kho bản đồ của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ ở Washington
Tạm biệt Trần Thắng, nhóm nghiên cứu đi Philadelphia, New York và Washington D.C, gặp gỡ các chuyên gia về văn hóa biển Việt Nam, về hoạt động hải thương mại giữa Việt Nam với các nước trong các thế kỷ XVII - XVIII, về lịch sử tranh chấp chủ quyền biển đảo ở biển Đông để trao đổi thông tin. Tuy nhiên, đích đến quan trọng nhất đối với chúng tôi trong hành trình này là kho bản đồ của Thư viện Quốc hội Mỹ ở Washington D.C.
Thư viện Quốc hội Mỹ phục vụ mọi độc giả trên thế giới, nhưng nếu không có sự tiến cử của những chuyên gia có uy tín thì rất khó tiếp cận các tư liệu quý. Thông qua nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu ở TP.HCM, chúng tôi làm quen với ông Harold E. Meinheit, cựu viên chức Bộ Ngoại giao Mỹ. Ông cũng là nhà nghiên cứu bản đồ cổ và là người rất am tường kho bản đồ ở Thư viện Quốc hội Mỹ. Harold E. Meinheit là người đã phát hiện tấm bản đồ Việt Nam toàn tỉnh dư đồ do Tả thị lang bộ Lại Hoàng Hữu Xứng vẽ năm 1887 theo lệnh của vua Đồng Khánh (1885-1889) đang lưu trữ tại Thư viện Quốc hội Mỹ. Ông đã viết bài giới thiệu tấm bản đồ quý hiếm này trên tập san The Portolan do Hiệp hội Bản đồ Washington xuất bản năm 2009.
Harold E. Meinheit đón chúng tôi tại tiền sảnh thư viện, hướng dẫn làm thủ tục vào kho và tra cứu bản đồ trên hệ thống thư viện điện tử của Cục Bản đồ và địa lý. Chúng tôi thật sự choáng ngợp trước lượng bản đồ đồ sộ đang lưu trữ nơi đây, với hơn 170.000 bản đồ các loại, trong đó có khoảng 1.000 bản đồ liên quan đến Việt Nam. Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy nơi đây nhiều bản đồ quý liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đáng chú ý là hai bản đồ The East part of India và The principal islands of the East India do Herman Moll vẽ, xuất bản tại London năm 1736; bản đồ Asiae Nova Delineatio Auctore do Nicolas Visscher vẽ, xuất bản tại Amsterdam năm 1681; bản đồ Hinterindien do Sir Francis Halminton vẽ, xuất bản tại London và Calcutta năm 1832... Những bản đồ này đều thể hiện quần đảo Paracel thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Do thời gian không cho phép nên chúng tôi chỉ có thể lưu lại nơi đây trong một ngày, trong khi thẻ độc giả mà nhân viên Thư viện Quốc hội Mỹ vừa cấp cho tôi lại có giá trị đến tháng 4-2015. Vì thế, Harold E. Meinheit khuyên tôi nên tìm kiếm một học bổng từ Chính phủ Mỹ để trở lại đây nghiên cứu các bản đồ cổ này. “Anh cần ít nhất một năm mới có thể xem hết những tấm bản đồ liên quan đến Việt Nam, đến Paracel và Spratly đang lưu trữ nơi đây” - ông Meinheit bảo tôi.
Tôi hứa với ông Harold E. Meinheit là sẽ tìm cách trở lại nơi này sớm nhất có thể. Đó là dự định của tương lai và một hành trình dài đang mở ra phía trước.

3-    VÀO ĐÔNG DƯƠNG VĂN KHỐ

TT - Muốn hiểu sâu về quá trình xác lập và thực thi chủ quyền biển đảo của Việt Nam, chúng ta cần quan tâm các vấn đề liên quan như: lịch sử chinh phục biển cả, quá trình hình thành nền văn hóa biển Việt Nam, hoạt động thương mại đường biển giữa Việt Nam với các nước khác...



Vì lý do này, chúng tôi tìm đến Nhật Bản, nơi đang lưu giữ nhiều tư liệu liên quan đến quá trình giao lưu văn hóa, trao đổi thương mại giữa Việt Nam với Nhật Bản trong các thế kỷ XVI-XVII và tư liệu về chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Email cuối cùng của Nishimura
Trước khi sang Nhật, chúng tôi liên lạc với PGS.TS Nishimura Masanari, nhà khảo cổ học người Nhật chuyên nghiên cứu về gốm cổ Việt Nam xuất sang Nhật Bản trong các thế kỷ XV-XVII, để nhờ anh tư vấn.
Nishimura lập cho tôi một kế hoạch rất chi tiết với khoảng 20 địa điểm cần đến, những nội dung cần nghiên cứu, sao chụp và cung cấp địa chỉ email, số điện thoại của những người mà tôi cần liên hệ ở Nhật.
Ngày 6-6-2013, Nishimura gửi email cho chúng tôi: “Tôi quen những nơi này nên sẽ hết sức giúp đỡ để anh tiếp cận và sao chụp các tư liệu cần thiết”.
Đó là email cuối cùng anh gửi cho tôi bởi sáng 9-6-2013, trên đường từ Hà Nội đi đến một di chỉ khảo cổ đang khai quật ở Bắc Ninh, Nishimura bị tai nạn giao thông qua đời.
Giới sử học Việt Nam bàng hoàng thương tiếc anh, còn chúng tôi ngoài nỗi đau do mất một người bạn thân thiết còn là sự bối rối vì kế hoạch nghiên cứu mà Nishimura vạch ra bỗng hóa thành dang dở.
May thay, một người quen khác là GS.TS Kikuchi Seiichi, nhà khảo cổ học và là giáo sư về lịch sử Việt Nam ở Đại học nữ Showa (Tokyo), đã nhận lời giúp đỡ chúng tôi. Lộ trình do Nishimura vạch ra đã được GS Kikuchi tiếp nối chỉ dẫn rất tận tình.
Nhóm chúng tôi bay đi Osaka để khảo cứu những hiện vật gốm sứ cổ Việt Nam xuất sang Nhật Bản bằng đường biển vào thế kỷ XV, do các nhà khảo cổ học Nhật Bản khai quật được ở cảng Sakai, gần Osaka.
Sau đó bay đi Okinawa để tìm hiểu gốm sứ cổ Việt Nam khai quật tại các di chỉ Nakijin-jo, Shuri-jo và các bến cảng cổ ở Okinawa; tìm hiểu thông tin về cộng đồng ngư dân gốc Việt từng định cư ở hòn đảo Yaeyama, thuộc quần đảo Okinawa từ thế kỷ XVI.
Chúng tôi cũng đến Nagasaki và Fukuoka, khảo cứu và thu thập các tư liệu, hiện vật phản ánh mối quan hệ bang giao và hoạt động hải thương giữa Nhật Bản với Việt Nam trong các thế kỷ XVI-XVII.
Các đồng nghiệp Nhật Bản đã cho phép tiếp cận và khảo cứu nhiều tư liệu quý như bức tranh cuộn Trà Ốc Tân Lục Giao Chỉ độ hàng đồ quyển, tranh vẽ thuyền Châu Ấn đến Hội An buôn bán, các văn thư trao đổi giữa Chúa Nguyễn ở Đàng Trong với Quốc vương và Mạc phủ Nhật Bản, những danh mục hàng hóa trao đổi giữa thương nhân hai nước Việt Nam và Nhật Bản...
Tại Tokyo, chúng tôi đã gặp GS.TS Kikuchi Seiichi và TS Abe Yuriko tại Đại học nữ Showa để tìm hiểu về giao lưu văn hóa và thương mại đường biển giữa Việt Nam với Nhật Bản trong lịch sử.
GS.TS Kikuchi Seiichi đã cung cấp nhiều thông tin quý về sự lan tỏa của văn hóa Việt Nam thông qua đường biển, về hoạt động ngư nghiệp và hải thương giữa Việt Nam với Nhật Bản trong các thế kỷ XVI-XVII.
Hàng chục tư liệu thành văn quý hiếm về những vấn đề này đã được GS.TS Kikuchi Seiichi giới thiệu và cho phép nhóm nghiên cứu VN sao chụp, trong đó có các văn bản chép tay quý hiếm như: An Nam kỷ lược cảo, An Nam quốc phiêu lưu ký, Ngoại phiên thông thư...

Đông Dương văn khố và tờ bản đồ xứ Quảng Nam của Đỗ Bá
Nhật Bản có rất nhiều thư viện tư nhân danh tiếng. Đông Dương văn khố (Toyo Bunko) ở Tokyo là thư viện hàng đầu trong những thư viện tư nhân danh giá đó.
Đây là nơi lưu giữ nhiều tư liệu lịch sử quý hiếm bậc nhất Nhật Bản về chính trị, lịch sử, văn học, văn hóa, nghệ thuật... của Nhật Bản và nhiều nước trên thế giới, nhất là tư liệu về Trung Quốc và Việt Nam.
Tuy nhiên, Đông Dương văn khố không chủ trương mở cửa cho tất cả công chúng mà chỉ phục vụ các học giả và giới nghiên cứu chuyên sâu.
Ngoài ra, việc sao chụp tư liệu ở đây rất hạn chế và chi phí sao chụp cực kỳ đắt đỏ, nên việc có được bản sao những tư liệu quý của Đông Dương văn khố dường như nằm ngoài tầm tay của những người “ngoại giới”.
Nhờ sự tiến cử của GS Kikuchi Seiichi và sự hướng dẫn nhiệt tình của TS Abe Yuriko, phu nhân của GS Kikuchi Seiichi, chúng tôi đã được tiếp cận các tư liệu quý liên quan đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Đáng chú ý là 10 bản đồ vẽ về châu Á, biển Đông và Việt Nam, do các nhà địa lý và hàng hải phương Tây như Herman Moll, Jodocus Hondius, Homann Heirs, Van de Kusten... vẽ trong các thế kỷ XVI-XVIII.
Trên những bản đồ này, vịnh Bắc bộ được ghi chú là Gulf of Cochinchina hoặc Gulf of Tunkin, quần đảo Hoàng Sa được định danh là The Shoal of Paracel (Bãi Hoàng Sa), còn vùng bờ biển đối diện với quần đảo Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam được ghi là Coast of Paracel (Bờ biển Hoàng Sa).
Đặc biệt, đây là lần đầu tiên tôi tiếp xúc bộ Hồng Đức bản đồ được soạn vẽ từ thời Lê Thánh Tông (1442-1497). Đây là bản chép tay duy nhất bộ Hồng Đức bản đồ có niên đại từ thế kỷ XVI mà Đông Dương văn khố còn lưu giữ được.
Phần sau bộ Hồng Đức bản đồ này có đính kèm bộ bản đồ Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ do Đỗ Bá vẽ vào cuối thế kỷ XVII, trong đó có tờ bản đồ vẽ xứ Quảng Nam.
Trên tờ bản đồ này có ghi ba chữ Nôm Bãi Cát Vàng để định danh cho một vùng đảo nằm ở ngoài khơi. Phần chú giải phía trên tờ bản đồ này viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, trong đó có đoạn ghi (Việt dịch): “...Giữa biển có một dải cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400 dặm, rộng 20 dặm đứng dựng giữa biển. Từ cửa biển Đại Chiêm, đến cửa Sa Vinh mỗi lần có gió tây nam thì thương thuyền các nước đi ở phía trong trôi giạt ở đây, đều cùng chết đói hết cả. Hàng hóa thì đều để nơi đó. Họ Nguyễn mỗi năm vào tháng cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến đây lấy hàng hóa, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn...”.
Năm 1962, Bộ Quốc gia giáo dục (Việt Nam cộng hòa) đã xuất bản bản dịch bộ Hồng Đức bản đồ, trong đó có tờ bản đồ Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ. Tờ bản đồ này đã
được giới thiệu trong nhiều công trình biên khảo, biên dịch liên quan đến vấn đề chủ quyền biển đảo của các học giả trong và ngoài nước. Bản sao của bản đồ này cũng đã được đưa vào Font tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với huyện đảo Hoàng Sa - Thành phố Đà Nẵng từ năm 2011.
Tuy nhiên, cho đến nay rất ít người có cơ hội tiếp cận tờ bản đồ hơn 400 năm tuổi này vì chế độ bảo quản nghiêm ngặt của Đông Dương văn khố.

4-    NHỮNG TƯ LIỆU ĐẶC BIỆT Ở HÀ LAN
TT - Tiếp nối hành trình, nhóm chúng tôi bay đến thành phố Den Haag (Hà Lan). Den Haag, người Việt thường biết đến dưới tên gọi La Haye (tiếng Pháp) hay The Hague (tiếng Anh), là thủ đô hành chính của Hà Lan.
Nơi đây có Tòa án công lý quốc tế (Thường gọi là Tòa án La Haye-một trong những nơi xét xử tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia).



Ba học giả Hà Lan mà chúng tôi tham vấn là TS W.F. van Eekelen, nguyên bộ trưởng quốc phòng Hà Lan, nguyên tổng thư ký Liên hiệp Tây Âu; GS.TS Koetsier, chuyên gia về Công pháp quốc tế của Đại học Amsterdam và TS Frans-Paul Van Der Putten, chuyên gia về Đông Á và Đông Nam Á của Viện Nghiên cứu về quan hệ quốc tế Clingendael.


Bản đồ da dê và văn thư trao đổi giữa VOC với chúa Nguyễn
Nội dung trao đổi xoay quanh việc Trung Quốc và một số nước trong khu vực tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
TS W.F. van Eekelen mời chúng tôi đến nhà riêng ở ngoại ô Den Haag để trao đổi và giới thiệu một số tư liệu và bản đồ cổ do người Hà Lan vẽ, có đề cập đến Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà ông thu thập được.
Trả lời câu hỏi của tôi về giá trị của các tư liệu lịch sử về chủ quyền biển đảo Việt Nam, TS W.F. van Eekelen nhận định: “Việt Nam có nhiều chứng cứ lịch sử đối với vấn đề chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng cách tốt nhất để bảo vệ chủ quyền đó trong bối cảnh hiện nay là dựa vào Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) và Tòa án quốc tế về Luật biển ở Den Haag. Đây là điều Việt Nam phải tính đến”.
Một trong những nơi ở Den Haag mà chúng tôi phải đến cho bằng được là Văn khố quốc gia Hà Lan. Nơi đây đang trong quá trình bảo dưỡng định kỳ hằng năm nên các kho tư liệu cổ tạm thời đóng cửa.
Tuy nhiên nhờ sự tiến cử của cựu bộ trưởng quốc phòng Hà Lan W.F. van Eekelen và nhà sử học John Kleinen, chúng tôi được đặc cách “thâm nhập” kho bản đồ và văn thư cổ.
Nơi đây đang lưu trữ ba tấm bản đồ bằng da dê có thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh hải Việt Nam.
Đây là những bản đồ do nhà hàng hải Joan Blaeu vẽ năm 1687, ghi dấu thời kỳ người Hà Lan “hùng cứ” trên các tuyến hải thương nối liền châu Á với cựu lục địa, mà Công ty Đông Ấn Hà Lan (VOC) là công ty hùng mạnh nhất. Phải qua ba vòng kiểm tra, chúng tôi mới tiếp cận được tầng ngầm chứa ba bản đồ này để đo đạc, khảo cứu và chụp ảnh.
Văn khố quốc gia Hà Lan còn là nơi lưu giữ các hồ sơ gốc của VOC, trong đó có những văn thư giao dịch giữa VOC với chính quyền ở Đàng Trong và Đàng Ngoài của Việt Nam vào các thế kỷ XVII-XVIII.
Tôi đặc biệt chú ý tập hồ sơ ký hiệu 402/VOC-OBP’s. Trong hồ sơ này có ba lá thư viết tay, ký hiệu 1120, 1167 và 1207, viết vào các năm 1636, 1661 và 1662. Quản thủ kho tư liệu dịch tóm lược nội dung ba bức thư trên, cho biết: hai thư đầu là của lãnh đạo VOC gửi cho Quốc vương nước Quinam (tức là chúa Nguyễn ở Đàng Trong) để xin phép cho các tàu buôn của họ được tới mua bán ở các thương cảng của Quinam và sẵn sàng đóng thuế cho các giao dịch thương mại (thư đề năm 1636); xin phép cho tàu thuyền của VOC được vào tránh, trú bão trong các hòn đảo nằm ngoài khơi Quinam, do Quốc vương Quinam quản lý (thư đề năm 1661); còn bức thư thứ ba (đề năm 1662) là thư của một thuyền trưởng của VOC gửi từ Quinam về Hà Lan báo tin Quốc vương Quinam đã đồng ý với đề nghị xin trú bão cho tàu bè của VOC.
Có lẽ đây là những văn kiện quan trọng nhất mà chúng tôi tìm thấy trong Văn khố quốc gia Hà Lan ở Den Haag.
Bản đồ và tư liệu của VOC ở Amsterdam
GS John Kleinen (Đại học Amsterdam), chuyên gia về lịch sử hải thương giữa Hà Lan và các nước châu Á, là người đã giúp đỡ chúng tôi trong hành trình tìm kiếm tư liệu ở Hà Lan.
Bằng uy tín của mình, ông đã sắp xếp cho chúng tôi được tiếp cận và thu thập tư liệu ở nhiều nơi như: Bushuis, Dutch East India Company Gentlemen XVII và Bảo tàng Hàng hải ở Amsterdam; Văn khố quốc gia Hà Lan ở Den Haag.
Bushuis và Dutch East India Company Gentlemen XVII tọa lạc trong khuôn viên của Đại học Amsterdam. Đây là hai địa điểm quan trọng nhất của VOC ở Amsterdam còn được bảo tồn nguyên vẹn.
Bushuis vốn là nơi hội họp định kỳ của các thành viên ban quản trị VOC để thảo luận những vấn đề kinh doanh của VOC trên toàn thế giới. Dutch East India Company Gentlemen XVII là nơi lưu giữ những tư liệu, bản đồ, tranh ảnh liên quan đến hoạt động của VOC.
Khung cảnh bên trong Bushuis và Dutch East India Company Gentlemen XVII vẫn được giữ nguyên như xưa với các bức bản đồ thế giới, bản đồ châu Á được vẽ cách đây hàng thế kỷ treo ở trên tường.
Đặc biệt là bốn bức tranh sơn dầu vẽ phong cảnh các thương cảng nổi tiếng ở Đông Á mà VOC từng đặt thương trạm là: Hirado, Couchyn, Canton và Ludea, ghi lại dấu ấn thời hoàng kim của VOC.
Trong số những bản đồ cổ có liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có tấm bản đồ Nova et Exacta Asiæ Geographica Descriptio do G. Ianßonio vẽ vào thế kỷ XVII. Bản đồ này đã được tái bản nhiều lần và là một trong những bản đồ sớm nhất có sự phân biệt khá rõ ràng giữa các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa với các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và những đảo khác ở ngoài khơi miền Nam Trung bộ.
Nhiều tư liệu về hoạt động kinh doanh của VOC ở châu Á cũng được lưu trữ nơi này, trong đó có những tư liệu liên quan đến Việt Nam.
Ngoài Bushuis và Dutch East India Company Gentlemen XVII, ở Amsterdam còn có một địa chỉ khác từng thuộc về VOC, cũng là nơi đang lưu giữ những hiện vật liên quan đến biển đảo Việt Nam.
Đó là Bảo tàng Hàng hải, ở ngay bến cảng Amsterdam, vốn là kho hàng của VOC. Chính quyền thành phố Amsterdam đã đầu tư 8 triệu euro để biến căn nhà kho ba tầng cũ kỹ này thành tòa bảo tàng hiện đại giới thiệu lịch sử và thành tựu của ngành hàng hải Hà Lan.
Trong bảo tàng này trưng bày hàng trăm quả địa cầu hàng trăm năm tuổi làm bằng nhiều chất liệu khác nhau. Phần lớn các quả địa cầu đều có vẽ hình hai quần đảo Paracel và Spratly với những chú dẫn như trên các bản đồ do người Hà Lan vẽ, thể hiện mối liên hệ khăng khít giữa hai quần đảo này với lãnh thổ Việt Nam. 
Các nhà hàng hải người Hà Lan đã dong thuyền đi khám phá các vùng biển ở châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có biển Đông từ đầu thế kỷ XVI. Họ thiết lập sơ đồ tuyến hải hành xuyên qua biển Đông, dừng chân trên các hòn đảo ở ngoài khơi Việt Nam, định danh các quần đảo trên biển Đông vào những tấm bản đồ địa lý do chính họ vẽ. Họ cũng để lại những tập nhật ký hải hành, những ghi chép miêu tả về đất nước, biển đảo, con người Việt Nam trong các thế kỷ XVI-XIX. Đặc biệt, người Hà Lan đã có trao đổi thương mại với Việt Nam từ rất sớm, thông qua Công ty Đông Ấn Hà Lan (Vereenigde Oost-Indische Compagnie in Dutch - VOC), công ty thương mại đường biển hùng mạnh nhất châu Âu, từng làm mưa làm gió trên các vùng biển và thương cảng quốc tế vào các thế kỷ XVII-XVIII. VOC từng là đối tác thương mại hàng đầu của chính quyền vua Lê - chúa Trịnh ở Đàng Ngoài lẫn chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong thời kỳ đại thương mại của thế giới. Chính vì thế, tư liệu về Việt Nam được lưu trữ trong các font tư liệu của VOC cũng rất nhiều.
5-    NHỮNG NGƯỜI BẠN BỒ ĐÀO NHA

TT - Trước khi lên đường sang châu Âu, chúng tôi được nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu cho biết Bồ Đào Nha là nơi lưu giữ nhiều bản đồ về Hoàng Sa và Trường Sa bậc nhất châu Âu. Vì thế, chúng tôi kỳ vọng rất nhiều vào chuyến đi tìm “bằng chứng chủ quyền” ở đất nước này.



Hai bản đồ cổ nhất về Paracel ở Văn khố quốc gia Bồ Đào Nha
Người Bồ Đào Nha giao thương với Việt Nam từ thế kỷ XVI. Các nhà địa lý Bồ Đào Nha đã vẽ nhiều bản đồ về vùng biển Đàng Trong và về quần đảo Paracel/Pracel, còn các nhà hàng hải Bồ Đào Nha thì để lại nhiều ghi chép quan trọng về hoạt động của họ ở Đàng Trong và trong vùng biển Hoàng Sa - Trường Sa vào các thế kỷ XVI - XVII.
Do không có người quen ở Bồ Đào Nha nên chúng tôi tìm kiếm sự trợ giúp từ bạn bè ở Pháp và Mỹ. Họ cho biết Thư viện quốc gia Bồ Đào Nha và Văn khố quốc gia Bồ Đào Nha ở Lisbon là những nơi có nhiều tài liệu liên quan đến Hoàng Sa - Trường Sa, đồng thời chỉ cho chúng tôi cách thức liên hệ với những nơi này. Ngoài ra, nhờ những thông tin công trình Les Portugais sur la côte du Vietnam et du Champa (Những người Bồ Đào Nha trên bờ biển Việt Nam và Champa) của P.Y Manguin (do EFEO xuất bản tại Paris năm 1972), chúng tôi đã xác lập một danh mục các bản đồ cần tìm để gửi cho những người có trách nhiệm ở Văn khố quốc gia Bồ Đào Nha và Thư viện quốc gia Bồ Đào Nha.
Chúng tôi cũng gửi danh mục 102 ấn phẩm do phương Tây xuất bản trong các thế kỷ XVI - XIX có liên quan đến Hoàng Sa - Trường Sa mà chúng tôi đã thống kê được khi xây dựng “font tư liệu Hoàng Sa” để nhờ họ tìm giúp các bản gốc.
Hai tuần trước khi lên đường, chúng tôi nhận được email từ hai nơi này, thông báo là họ đã tìm được một số bản đồ và tư liệu theo yêu cầu và sẵn sàng đón chúng tôi đến khảo cứu và sao chép.
Đón chúng tôi ở Văn khố quốc gia Bồ Đào Nha là anh Rui Pies, quản thủ kho bản đồ. Anh cho tôi biết trong kho bản đồ của Văn khố quốc gia Bồ Đào Nha có hai bản đồ liên quan đến Paracel. Đó là bản đồ không tên do João da Lisboa vẽ năm 1560 và bản đồ Cabo Comorim, Japao, Moluco e Note in Atlas nằm trong bộ bản đồ thế giới gồm 18 bức do Fernão Vaz Dourado vẽ năm 1571. Đây là hai bản đồ có thể hiện hình ảnh Paracel sớm nhất do người châu Âu vẽ. Những bản đồ này cất giữ trong các kho riêng, được Rui Pires đưa về phòng sao chụp để chúng tôi tiện khảo sát và đo đạc.
Đó là hai bản đồ gốc, màu sắc còn tươi mới, dù đã được vẽ cách đây hàng trăm năm. Hình vẽ quần đảo Hoàng Sa trên hai bản đồ này được thể hiện như một lưỡi dao dài và cong, điểm đầu ở phía bắc ghi là I. de Pracel (Hoàng Sa), điểm cuối ở phía nam ghi là Pulo Sissi (Cù Lao Thu). Giữa hai điểm đầu và cuối này còn có các cụm đảo được định danh rõ ràng như Pulo Campello (Cù Lao Chàm), Pulo Catão (Cù Lao Ré), Pulo Cambi (Cù Lao Xanh)... Vùng đất trong bờ song song với Pracel được ghi chú là Costa da Pracel. Cách ghi danh này chứng tỏ từ thế kỷ XVI, các nhà hàng hải Bồ Đào Nha đã chỉ ra mối liên hệ về mặt địa lý giữa vùng bờ biển Đàng Trong với các đảo Cù Lao Chàm, Cù Lao Ré, Cù Lao Xanh... và quần đảo Hoàng Sa.
Sau khi chụp ảnh và đo đạc, tôi xin phép làm các bản sao kỹ thuật số của hai tư liệu quý này. Rui Pires vui vẻ giúp tôi làm thủ tục sao chép hai bản đồ này và chỉ thu một mức phí tượng trưng.
Bội thu tư liệu và bản đồ ở Thư viện quốc gia Bồ Đào Nha
Đầu buổi chiều, chúng tôi đến Thư viện quốc gia Bồ Đào Nha, cũng là nơi lưu trữ nhiều tư liệu và bản đồ liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đón chúng tôi tại tiền sảnh thư viện là bà Maria Joaquina Feijão, trưởng kho bảo quản bản đồ cổ.
Phải đi qua ba lớp cửa có khóa điện tử, chúng tôi mới đến được kho bản đồ. Những người bạn Bồ Đào Nha của thư viện này đã mang đến cho chúng tôi một sự ngạc nhiên đầy xúc động: 20 bản đồ cổ và 12 tư liệu thành văn xuất bản trong các thế kỷ XVI - XVIII đã được bày sẵn trong phòng đọc đặc biệt chờ chúng tôi đến nghiên cứu. Những bản đồ này do các nhà hàng hải và nhà địa lý nổi tiếng ở châu Âu như Van Langren, Jodocus Hondius, Willem Janszoon Blaeu, Gerard Mercator, Van Lochem... vẽ.
Chúng tôi dành sự quan tâm nhiều nhất cho tấm bản đồ do anh em Van Langren, người Hà Lan, vẽ vào năm 1595. Đây là bản đồ được vẽ rất chi tiết, phong phú và toàn diện. Trên bản đồ này cũng có ghi dòng chữ I. de Pracel để chỉ quần đảo Hoàng Sa và Costa da Pracel để chỉ vùng bờ biển miền Trung Việt Nam. Nhiều địa danh khác ở trong đất liền và những hòn đảo ven bờ biển Việt Nam cũng được ghi chú rất rõ ràng trên bản đồ này. Bản đồ của anh em Van Langren đã được giới thiệu trong nhiều công trình nghiên cứu của các học giả như Fournereau (1666), G.Maspéro (1929), P.Boudet và A.Masson (1931)... và được nhiều nhà nghiên cứu ở Việt Nam trích dẫn, giới thiệu. Song đó chỉ là những hình ảnh được sao chép nhiều lần, “mờ mờ ảo ảo” và khó kiểm chứng nguồn gốc. Còn giờ đây, trước mắt chúng tôi là tấm bản đồ gốc 418 năm tuổi đang trải rộng, với những nếp gấp như vẫn in hằn dấu ấn thời gian.
Trong số tư liệu thành văn có những cuốn sách rất quý viết về địa dư, địa lý, con người, phong tục Việt Nam trong các thế kỷ XVI - XVIII như: cuốn Relatione della bouua missione delli PP. della Compagnia di Giesu, al regno della Cocincina của Cristoforo Borri, xuất bản ở Roma năm 1631; cuốn Delle missioni de’ padri della Compagnia di Giesu nella Provincia del Giappone, e particolarmente in quella di Tumkino của Givanni Filippo de Marini, xuất bản ở Roma năm 1663; cuốn Noticias summarias das perseguições da missam de Cochinchina, principiada and continuada plos Padres da Compania de Jesu của Manuel Ferreira, xuất bản ở Lisbon năm 1700; cuốn Flora Cochinchinese: sistens plantas in regno cochichina nascentes của João de Loureiro, xuất bản ở Lisbon năm 1790; cuốn A voyage to Cochinchina in the years 1792 and 1793 của John Barrow, xuất bản tại London năm 1806...
Đặc biệt, thư viện này đang lưu giữ bản chép tay một cuốn từ điển đối chiếu các từ dùng trong nghi lễ bằng ba thứ ngôn ngữ: quốc ngữ - Nôm - Latin, nhan đề Ritual em Latin e Vietnamita, trong đó có những từ vựng đã hoàn toàn biến mất trong tiếng Việt hiện nay. Đây là lần đầu tiên tôi được tiếp cận một cuốn từ điển “chuyên ngành” độc đáo như thế này.
Những người Bồ Đào Nha nơi đây rất tốt bụng. Họ cho phép chúng tôi khảo sát, đo đạc, chụp ảnh và làm bản sao tất cả những bản đồ và tư liệu lịch sử quý giá này vì một lý do rất cao cả: “Chúng tôi muốn giúp các bạn những tư liệu giá trị và xác thực để các bạn có thể bảo vệ chủ quyền quốc gia của mình”. Quả là một hành động hào hiệp và đầy nghĩa cử.
Chia tay những người bạn mới quen, tôi thầm ước ao: “Giá mà nơi nào cũng may mắn gặp được những người bạn nghĩa hiệp như ở Bồ Đào Nha thì hành trình tìm kiếm tư liệu chủ quyền biển đảo của chúng tôi sẽ bớt đi nhọc nhằn và đạt hiệu quả biết bao”.

6-    TƯ LIỆU HOÀNG SA TRONG TU VIỆN Ở TORINO

TT - Ngày 16-5-2010, báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 19 có in bài viết “Đi tìm Hoàng Sa trong... tu viện cổ Ý” của Lê Đức Dục, kể về một Việt kiều ở Ý phát hiện một cuốn sách cổ có viết về Hoàng Sa trong một tu viện ở thành phố Torino.

Đây là thông tin đầu tiên chúng tôi có được về tư liệu Hoàng Sa ở Ý. Về sau, trong quá trình thực hiện “font tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa”, chúng tôi cũng thu thập được 11 tư liệu liên quan viết bằng tiếng Ý.
Tuy nhiên, đó chỉ là những bản e-file, còn các tư liệu gốc đang lưu trữ trong các thư viện ở Ý và châu Âu. Do vậy mà ước nguyện đi đến nước Ý để “tận mục sở thị” các tư liệu này luôn là niềm mơ ước của chúng tôi. Và điều đó đã trở thành hiện thực vào tháng 9-2013...
Bà lãnh sự người Ý trong tòa Lãnh sự Việt Nam
Chiều 26-9-2013, sau mấy ngày tìm kiếm tư liệu ở Rome, nhóm nghiên cứu chúng tôi “bắt” tàu tốc hành đi Torino. Thành phố này là thủ phủ của vùng Piedmont ở miền bắc nước Ý và là quê hương của Hãng xe hơi Fiat nổi tiếng.
Trước khi đến Ý, tôi đã liên lạc nhiều lần với bà Sandra Scagliotti - lãnh sự danh dự của Lãnh sự quán Việt Nam tại Torino - để tìm kiếm sự giúp đỡ. Khi tôi hỏi về tu viện Santa Maria al Monte, nơi đang lưu giữ một cuốn sách cổ có viết về Hoàng Sa của Việt Nam, bà Sandra cho biết tu viện ấy nằm trên một ngọn núi ở ngoại ô thành phố Torino. Bà viết: “Tôi có biết cuốn sách ấy và cũng quen biết ông Trần Doãn Trang, người đã phát hiện cuốn sách này và kể về nó trên báo chí Việt Nam”. Rồi bà gửi cho tôi số điện thoại và địa chỉ email của ông Trang để tôi liên lạc. Tuy nhiên, vào thời điểm chúng tôi đến Torino thì ông Trần Doãn Trang bận việc riêng nên không thể đưa đoàn làm phim đến tu viện Santa Maria al Monte.
Đến Torino vào lúc chiều muộn, tôi gọi cho bà Sandra. Bà hẹn sẽ đón đoàn vào lúc 9g ngày 27-9-2013 tại Lãnh sự quán và sẽ bố trí người đưa chúng tôi đến Monte dei Cappuccini, nơi tu viện Santa Maria al Monte tọa lạc. Khi chúng tôi đến tòa lãnh sự quán, Sandra đón từ ngoài cửa. Trên ngực bà lấp lánh tấm Huân chương Hữu nghị do Nhà nước Việt Nam trao tặng. “Xin chào những người bạn Việt Nam. Tôi là Sandra Scagliotti, lãnh sự danh dự của Lãnh sự quán Việt Nam ở Torino” - bà Sandra chào chúng tôi bằng tiếng Việt.
TS Trần Đức Anh Sơn trao đổi với nữ Lãnh sự người Ý Sandra Scagliotti
Ảnh: P.X.N
Tuy chỉ là lãnh sự danh dự nhưng bà Sandra Scagliotty làm việc như là một lãnh sự thực thụ, điều hành mọi hoạt động của Lãnh sự quán Việt Nam ở Torino, kể cả việc làm thủ tục cấp visa vào Việt Nam cho những người nộp đơn ở Torino (ngoại trừ việc ký phê chuẩn visa là do đại sứ Việt Nam ở Rome thực hiện).
Sau khi mời trà, bà Sandra nói: “Bây giờ các bạn đến tu viện Santa Maria al Monte để tìm tư liệu ngay trong sáng nay. Tôi đã liên hệ với tu viện trưởng để nhờ tìm kiếm tư liệu theo yêu cầu của các bạn. Vanni, nhân viên lãnh sự quán, và Hạnh, cộng tác viên của lãnh sự quán, sẽ đi cùng các bạn để hỗ trợ. Chúng ta sẽ gặp lại nhau ở đây vào buổi chiều”.
Bà Sandra còn chuẩn bị sẵn những tài liệu về mối quan hệ giữa Ý với Việt Nam trong lịch sử và những tư liệu về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa - Trường Sa do người Ý biên soạn để chúng tôi tham khảo.
Đế chế An Nam và Hoàng Sa trong cuốn sách của Adriano Balbi
Tu viện Santa Maria al Monte ở ngoại ô Torino. Con đường dẫn lên tu viện nhỏ và dốc nhưng cảnh quan rất đẹp. Mới đầu thu nhưng cây hai bên đường đã lác đác lá vàng. Cuối con đường hiện ra một ngôi nhà thờ xinh xắn với cánh cửa gỗ to nặng, áp lưng vào bức tường thâm kín của tu viện. Vanni nói với chúng tôi: “Nơi đây có hai thư viện, một do tu viện Santa Maria al Monte quản lý, một do cộng đồng dân cư ở Cappuccini quản lý. Cuốn sách các anh cần tìm nằm trong thư viện của tu viện”.
Tôi giật mạnh chiếc vòng sắt treo trước cửa tu viện. Một tiếng “keng” vang lên. Chừng vài phút sau, một vị tu sĩ trẻ xuất hiện. Vanni nói vài câu với vị tu sĩ. Cánh cửa được mở ra đưa chúng tôi đi vào một hành lang dài và hẹp, có các hàng hiên làm bằng đá cẩm thạch và những ô cửa hình vòng cung.
Vị tu sĩ trẻ mời chúng tôi vào nhà khách, mời ăn bánh ngọt do tu viện tự làm và dùng trà do tu viện tự sao, rồi đi báo với bề trên. Khoảng 15 phút sau, tu viện trưởng và nữ thủ thư của tu viện bước vào. Họ cho biết đã nhận được thông tin từ bà Sandra về lý do và mục đích của cuộc viếng thăm này. “Cuốn sách quý vị cần đã sẵn sàng trong phòng đọc, nhưng do nơi ấy có nhiều người đang đọc sách và phòng đọc lại nhỏ nên chỉ có hai người được vào đó để nghiên cứu và chụp ảnh” - cô thủ thư nói. Tôi quay sang tu viện trưởng, giải thích với ông rằng phải có bốn người vào đó mới đủ người để tra cứu, ghi chép và chụp ảnh. Chần chừ một lúc, tu viện trưởng đồng ý và dặn thêm: “Xin quý vị tuyệt đối giữ yên lặng”.
Đi qua hai lớp cửa, hai lần rẽ trái và một lần rẽ phải, chúng tôi mới đến được nơi để cuốn sách. Đó là cuốn Compendio di Geografia (Địa lý thế giới) của nhà địa lý học nổi tiếng người Ý Adriano Balbi. Cuốn sách này được viết bằng tiếng Ý, xuất bản lần đầu ở Livorno năm 1824, tái bản ở Paris năm 1838 (tiếng Pháp), ở Persth năm 1842 (tiếng Đức), London năm 1845 (tiếng Anh); tái bản có bổ sung ở Livorno năm 1850 (tiếng Ý) và Milano năm 1865 (tiếng Ý). Cuốn sách lưu trữ nơi đây là bản in năm 1850 ở Livorno. Cả nước Ý chỉ còn giữ được vài bản in cổ của sách này.


Tôi nhanh chóng lật đến các trang 437-438, nơi Adriano Balbi đã dành một trang rưỡi để viết về vị trí địa lý, địa dư, diện tích và dân số Việt Nam vào thế kỷ XVIII, mà Balbi gọi là “l’impero di An-nam” (đế chế An Nam). Sau khi cung cấp các thông tin tổng quát về Việt Nam, Balbi viết: “Appartengono pure a quest impero l’ Arcipenlago di Paracels, il gruppo dei Pirati, ed il gruppo di Pulo Condor” (Thuộc về đế chế này còn có quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Hải Tặc và quần đảo Côn Sơn).
Adriano còn dành cả trang sách bên dưới để miêu tả đế chế An Nam, nói rõ đây là một nhà nước độc lập, giáp với China (Trung Quốc) ở phía bắc, với Siam (Thái Lan) ở phía tây, có những dòng sông chính như sông Mai-kong (Mekong), sông Donai (Đồng Nai), sông Sang-koi (Sài Gòn?)...; có dân số khoảng 12 triệu người và mật độ dân cư trung bình 57 người trên một dặm vuông...
Vậy là Adriano Balbi đã xác nhận Paracels (quần đảo Hoàng Sa) thuộc về Việt Nam trong một cuốn sách có tựa đề Địa lý thế giới, được xuất bản từ đầu thế kỷ XIX và tái bản nhiều lần bằng các thứ tiếng Pháp, Anh, Đức trong suốt mấy chục năm sau đó. Một thực tế được một nhà địa lý học nổi tiếng nhất châu Âu công nhận cách đây gần 200 năm và được cả châu Âu thừa nhận như một sự thật hiển nhiên.
Vĩ thanh
Sau bảy tháng “lang thang” qua chín quốc gia, chúng tôi đã tiếp cận và sao chụp khoảng 30 tư liệu thành văn và hơn 50 bản đồ các loại. Tất cả đều là những bằng chứng xác thực, góp phần chứng minh Việt Nam đã có quá trình khai phá, xác lập và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ hơn 400 năm qua.
Chúng tôi đã tiếp xúc, tham vấn nhiều học giả quốc tế về giá trị của các bằng chứng lịch sử về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, họ đều xác nhận Việt Nam có những chứng cứ lịch sử rõ ràng và xác thực về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên, họ cũng cho rằng những chứng cứ này chỉ là một trong những tài liệu có giá trị tham khảo khi giải quyết tranh chấp; và để bảo vệ được chủ quyền quốc gia, Việt Nam cần áp dụng nhiều biện pháp khác, trong đó việc nhờ cậy các tòa án quốc tế là một việc “chẳng đặng đừng” và trước sau gì điều này cũng sẽ xảy đến.
TS TRẦN ĐỨC ANH SƠN
 ------------------------------------
Nguồn: