Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015


TẠI SAO VIỆT NAM PHẢI CẢNH GIÁC VỚI CATÔ RÔMA

TP Thanh Tâm

Hình bìa tác phẩm “Đế quốc Vatican” (Trident Press, 1969) của Ký giả Mỹ Nino Lo Bello –
Tổng Giám mục Orsenigo, đại diện Giáo hoàng Pius XII, đến chúc mừng Adolf Hitler
nhân dịp sinh nhật của vị độc tài nầy vào năm 1939.

     Bài viết không nhằm chống đối tự do tín ngưỡng hay niềm tin tôn giáo, mà chỉ với mục đính đưa ra lời cảnh giác trước mưu đồ cố hữu, đã có từ xa xưa và vẫn còn tiếp nối trong tương lai, của thế lực Ca tô Rô ma. Hy vọng bài viết này là một đóng góp nhỏ nhoi trong những nỗ lực không ngừng nghỉ của các bậc đàn anh và nhiều tác giả khác với những bài viết hoặc dịch, nêu lên mưu đồ và tội ác đẫm máu của  giáo hội Vatican từ thời trung cổ đến ngày nay, cũng như những tội ác mả họ đã gây ra trên đất nước Việt Nam của chúng ta trong thời kỳ bị Pháp đô hộ và dưới chế độ Ngô Đình Diệm. (Xin đọc những tác phẩm của các tác giả Charlie Nguyễn, Nguyễn Mạnh Quang, Trần Chung Ngọc, Trần Tiên Long, Duyên Sinh, Trần Quang Diệu, Phượng Hoàng Gò Vấp, Lê Dọn Bàn và nhiều tác giả khác).

     Đối với dân tộc Việt Nam, hiện tại và về tương lai dài lâu, ngoài hiểm họa giặc phương bắc Trung Hoa với giấc mộng xâm lăng muôn đời của họ, thì còn phải kể  đến họa dân tộc bị diệt vong trước mưu đồ Catô hóa của Vatican.

      Về hiểm họa xâm lăng của Trung quốc thì dễ hiểu, dễ thấy và nó đã thấm sâu vào trong máu xương của người Việt. Tuy nhiên, với hiểm họa của Catô Rôma thì rất khó nhìn thấy và khó ngăn ngừa vì họ hoạt động dưới danh nghĩa truyền bá tôn giáo. Cộng thêm với sự hiện diện sẵn có của khoảng trên 6 triệu giáo dân, chiếm khoảng 7% dân số, có khoảng 6000 nhà thờ, nhà nguyện trên toàn nước là mối đe dọa thường trực cho sự ổn định, an ninh của xã hội, cho nền độc lập tự chủ của đất nước về dài lâu. Mối đe dọa này mỗi ngày mỗi gia tăng với chiến lược “từng bước một, xây dựng hàng ngũ giáo dân cuồng tín tuân phục Vatican, dùng người bản địa làm nô dịch (không phải là tất cả) này để tiếp tục phát triến thế lực, chống phá hoặc len lõi vào cơ quan nhà nước, tạo áp lực lên chính sách quốc gia, và bước tiếp theo là tìm cách thay đổi thể chế chính trị mới tuân thủ theo sự lèo lái của thế lực Catô Rôma để đạt được mục đích cuối cùng là thành lập đế quốc Catô Rôma trên đất nước này”.

     Nếu tham vọng xâm lăng của Trung hoa là hiểm họa trực diện thì mưu lược  bành trướng kiểu tằm ăn dâu của Catô Rôma có thể coi là hiểm họa tiềm ẩn. Hai hiểm họa này tuy có khác nhau về tính cách, nhưng đều rất nguy hiểm, đều đe dọa đến nền độc lập tự chủ, sự sống còn của dân tộc.

     Trước hết, chúng ta tìm hiểu thế lực Catô Rôma là gì.
     Thành quốc Vatican (Vatican City) là một quốc gia nhỏ nhất hành tinh, với diện tích khoảng 44 hécta, và số dân trên dưới 800 người , tọa lạc ở ngoại ô của thành phố Rome của nước Ý. Đây cũng là tổng hành dinh của đạo Catô Rôma với số tín đồ được ước tính là khoảng  1,2 tỉ người trong toàn bộ tín đồ Kitô (gồm Catô Rôma, Tin Lành và Chính thống giáo Đông phương)  có khoảng 2.2 tỉ người trên toàn thế giới.

     Vatican không phải chỉ thuần túy là đoàn thể tôn giáo hay là một tiểu quốc gia dựa trên thần học Catô, mà họ còn là tập đoàn làm tiền chuyên nghiệp. Ngoài việc thu tiền từ tín đồ trên toàn thế giới, Vatican còn được gọi là công ty kinh doanh với đủ loại ngành nghề trên toàn cầu. Lãnh vực kinh doanh của Vatican trải rộng từ việc tham gia vào nhiều công ty ở những lãnh vực như chế tạo xe hơi, dầu mỏ, công nghiệp IT, bất động sản, ngân hàng, trường học, khai thác và buôn bán kim loại, kim cương, đá quí, bảo hiểm, chứng khoán, và cả buôn bán thuốc phiện lậu. Họ đã thu gom một lượng vàng lớn trong thời đệ nhị thế chiến để sau đó bán lấy lời. Ngoài ra, Vatican còn nhận được tiền thuế “giáo hội” thu được từ những công dân nước Âu Châu như Đức nếu người dân tự khai báo họ là tín đồ Catô.

     Hầu hết số tiền thu được được gởi vào ngân hàng Vatican. Tuy gọi là ngân hàng nhưng nó không có cơ năng của ngân hàng bình thường, mà chỉ giữ tiền kín cho Vatican với nhiều ưu đãi đặc biệt như không phải khai báo hay đóng thuế, không chịu sự kiểm tra của chính phủ Italy, và được nhận tiền gởi từ khắp thế giới một cách tự do với lý do tôn giáo. Họ dùng số tiền khổng lồ này vào các hoạt động có tính kinh doanh hoặc trao đổi “lợi ích” chính trị như cho các xí nghiệp (hợp pháp lẫn bất hợp pháp) , nhân vật chính trị và cả chính phủ các nước vay mượn hoặc cống hiến có điều kiện.Với sức mạnh về tài chánh,cùng với số tín đồ đông đảo trên khắp thế giới, họ xây dựng nên một thế lực Catô Rôma có tầm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế, chính trị quốc tế.
 

“Trong lúc tôi cầm cây Thánh giá bằng vàng nầy thì xin hãy cầu nguyện cho các trẻ đói khát…”
“Tiền bạc là ma quỷ, do đó hãy đưa cho chúng tôi
     Tất cả các nhà thờ, tu viện Catô Rôma trên toàn thế giới không những là cơ quan chiêu dụ và giáo dục con chiên, thu góp tiền bạc từ giáo dân, mà còn là trung tâm tình báo gián điệp trọng yếu. Vì vậy, tập đoàn Vatican còn được cho là “quốc gia có mạng lưới tình báo lớn nhất thế giới”.

 Với tài lực dồi dào, với mạng lưới tình báo kháp nơi, với số tín đồ đông đảo trải rộng toàn cầu, họ âm thầm theo đuổi mưu đồ đen tối là thiết lập “đế quốc Catô” trên các nước bằng bất cứ thủ đoạn nào. “Đế quốc Catô” mà Vatican nhắm đến là đế quốc như thế nào?. Đó là những nước lấy giáo lý thần học Catô (chủ yếu từ Thánh kinh) làm nền tảng, với chủ trương có sự tồn tại của Thiên chúa, sự phục sinh của chúa Jesus và ngày tận thế, v.v… Quốc gia ấy phải tuân thủ theo ý của người đại diện cho Chúa ở trần gian là ông chủ Catô Rôma, nên cũng là ý của Chúa.

     Vatican cho rằng tất cả những đạo khác là tà đạo, người ngoại đạo là kẻ bất lương, những kẻ chống  đối họ là kẻ thù của Thiên chúa cần phải loại trừ. Họ sẵn sàng chà đạp, thảm sát những người chống đối họ. Lịch sử đẵm máu tàn nhẫn của Vatican trải qua hàng ngàn năm qua đã chứng minh điều này là có thật. Riêng tại Việt Nam, họ đã tàn sát không nương tay những vị anh hùng dân tộc, những người chống đối không chịu cúi đầu tuân phục theo đạo Catô Rôma trong suốt những năm tháng dài bị thực dân Pháp đô hộ và tiếp theo là nền đệ nhất Cộng hòa tại miền Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của Hoa Kỳ và Vatican.
Ngô Đình Diệm thần phục Hồng y Mỹ Francis Cardinal Spellman trong khi tìm quyền bính (1950, New York), và khấu đầu trước Hồng y Vatican Grégoire-Pièrre Agagianian sau khi có chính quyền (1959, Sài Gòn) -  Dụ số 10 khống chế các tôn giáo khác để Catô Rôma giáo
được ưu thế tuyệt đối tại miền Nam Việt Nam (1955-1963).
     Vào năm 1964 năm, Vatican đã triệu tập hội đồng Vatican lần thứ hai, tuyên bố chương trình đại cải cách, trong đó thái độ đối với các tôn giáo khác được họ thay đổi gần như 180 độ. Thay vì vẫn giữ tư thế “độc thiện,thù địch với ngoại giáo”, thì họ tuyên bố là những tôn giáo khác như Đạo Hồi, Đạo Phật, Đạo Ấn, v.v… cũng đều có “ánh sáng của Thiên chúa”, và kêu gọi đối thoại tôn giáo trên thế giới.

      Nhiều người cho rằng chương trình cải cách này chỉ là lớp vỏ bề ngoài có tính ngoại giao, sau một loạt những tai tiếng làm chao đảo thành trì của họ. Ngoài ra, nhiều thành viên của hội kín Tam Điểm (Freemasonry) mà Vatican đã từng coi là thù địch đã âm thầm gia nhập sâu rộng vào tầng lớp chỉ đạo và gây ảnh hưởng lên Vatican.
     Trong chiến lược cải cách này, còn có ẩn ý là để kết hợp những tôn giáo lớn trên thế giới làm vòng đai bao vây chủ nghĩa cng sản mà theo họ là chủ nghĩa “vô thần” không thể dung hợp được với tôn giáo “hữu thần” . Cho đến ngày nay, Vatican được coi là tiền đồn chống cộng mạnh mẽ. Họ tự xưng là quốc gia có lập trường chống lại chủ nghĩa cộng sản.

     Tuy nhiên, sau tuyên bố này họ vẫn tiếp tục giữ thái độ “độc thiện,thù địch” với những tôn giáo khác, mặc dù có phần ôn hòa hơn với các giáo phái Tin Lành (Protestant) hoặc gần đây tỏ thái độ hòa hoãn với đạo Hồi khi đạo này ngày càng trở nên quyết liệt, là mối đe dọa lớn cho họ. Tín đồ đạo Catô bị các nhóm Hồi giáo (quá khích) truy sát tại các nước vùng Trung Đông và có thể lan rộng lên nhiều nước. Dù gì đi nữa, thì họ vẫn giữ nguyên mục tiêu là thành lập đế quốc Catô Rôma tại các nước trên thế giới.

     Nếu Việt Nam bị thế lực Vatican, thông qua nhóm tín đồ cuồng tín “thà mất nước không thà mất Chúa(tuyên bố của Linh mục Hoàng Quỳnh, Sài Gòn, 1964) lũng đoạn, lèo lái thì việc gì sẽ xảy ra?. Ở đây xin nêu lên một vài viễn ảnh dự kiến có thể xảy ra.
1)      Nhà nước chịu ảnh hưởng của Catô Rôma sẽ có những sách lược nhằm phát triển số tín đồ Catô nhanh chóng, hướng đến  một quốc gia lấy đạo Catô Rôma làm quốc giáo. Để đạt được mục tiêu này,  với tư thế  “không khoan nhượng với ngoại đạo” mà họ đã từng hành xử trong quá khứ, thì tất cả những tư tưởng, tôn giáo khác đều bị coi là ngu dốt, tà đạo cần phải loại trừ. (Một tham khảo thể hiện thái độ cơ bản nhất của Vatican đối với đất nước mà họ đến “khai hóa” : tác giả Lão Nông; Bài Học Chóng Quên: Alexandre de Rhodes đã mang sứ mạng của một giáo sĩ Dòng Tên với lời thề nhập môn trước Giáo Hoàng như sau: “…Con xin hứa thêm rằng, lúc có cơ hội, con sẽ tạo ra chiến tranh và tham gia bí mật hay công khai chống lại tất cả những kẻ khác tôn giáo, như con đã được chỉ thị, để tàn sát và triệt hạ tận gốc những tên này trên khắp mọi miền của quả đất. Con sẽ không bỏ sót một tên nào; bất kể tuổi tác, giới tính hay hoàn cảnh, con sẽ treo cổ, đốt sống, bỏ vào nước sôi, lột da, siết cổ hay chôn sống những kẻ khác tôn giáo, mổ bụng, moi bào thai trong tử cung vợ chúng và đập đầu những hài nhi vào tường để tiêu diệt vĩnh viển một chủng tộc đáng ghét…”
2)      Các chính sách trong nước phải phản ảnh mọi ý đồ hoặc chỉ thị từ giáo triều Catô Rôma. Một nhà nước thống trị đặt trên nền tảng thần học Catô được hình thành.
3)      Những giá trị truyền thống, lịch sử của dân tộc sẽ dần dần bị chà đạp và hủy diệt để hình thành một quốc gia không còn độc lập, không còn mang bản sắc Việt Nam để trở thành một nước có nền văn hóa lai căng lệ thuộc giáo triều Catô Rôma.  

     Trong mối tương quan quốc tế luôn biến động, người dân mong muốn nhà nước Việt Nam -dù dưới bất cứ chính thể nào- với kinh nghiệm lịch sử đau thương mà đất nước đã gánh chịu trong qua khứ, nghiên cứu để thấu hiểu sâu sắc những hiểm họa đe dọa tương lai của dân tộc hầu có những đối sách thích nghi bảo vệ đất nước về lâu dài.

     Ngày nay, nhà nước Việt Nam có mối bang giao với Vatican. Có thể đây là sách lược cần thiết trong chiến lược tổng thể, trong  bối cảnh quan hệ quốc tế đa chiều phức tạp, cũng như hiện trạng của đất nước. Nhưng đối với cơ mưu xảo quyệt dài hơi của Vatican, cùng với sự tiếp tay của đám linh mục và con chiên vong nô cuồng tín (không phải là tất cả) mà họ đã từng hành xử trong quá khứ , nếu nhà nước không có những biện pháp nghiêm minh, chặt chẽ không sơ hở, và có tính hiệu quả dài lâu, cũng như truyền bá rộng rãi để người dân nhận thức rõ về hiểm họa này, thì khó mà ngăn chận được sự bành trướng của thế lực Vatican trên quê hương.

     Dân tộc Việt Nam nhất quyết phải bảo vệ nền độc lập tự chủ bằng mọi giá. Dù  trăm năm, ngàn năm sau và vĩnh viễn, Việt Nam không thể trở thành một nước Catô Rôma làm quốc giáo như Philippines và nhiều quốc gia ở Trung Nam Mỹ. Ngược lại, chúng ta cần học hỏi ở người Nhật Bản về ý thức tự hào dân tộc, vể tinh thần độc lập tự chủ của họ trong nỗ lực ngăn chận bành trướng của thế lực Catô Rôma cũng như những tôn  giáo thờ Thiên chúa độc thần (khởi nguồn từ Abrahamic) khác.

TP Thanh Tâm
Tháng 11/2015


Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015


TẠI SAO THÁNH GANDHI
KHÔNG ĐƯỢC GIẢI NOBEL HÒA BÌNH?

Lời Người Dịch:

Trong các nhân vật lớn của thế kỷ 20 đã vì lý tưởng tự do và công bằng cũng như với ý chí kiên định và an nhiên để tranh đấu cho tổ quốc của họ trước bạo quyền như Hoà thượng Thích Quảng Đức (1897–1963), ông Nelson Mandela (1918–2013), Mục sư Martin Luther King, Jr. (1929–1968), Đức Dalai Lama thứ 14 (1935) và bà Aung San Suu Kyi (1945)… thì ông Mohandas Gandhi (1869–1948) đã nổi bật lên thành một biểu tượng cao cả của tinh thần bất bạo động, và bền bĩ ứng dụng nó như một nguyên tắc đấu tranh cho dân quyền và nhân quyền.

Trong khi tinh thần Đại Từ, Đại Bi của Hoà thượng Thích Quảng Đức đã trở nên bất diệt qua lời thơ thống thiết “Lửa, lửa cháy ngất toà sen; Tám, chín phương nhục thể trần tâm hiện thành thơ quỳ cả xuống; Hai vừng sáng rưng rưng; Đông Tây nhoà lệ ngọc…” (Vũ Hoàng Chương, 1963) cũng như sự kiên trì và hy sinh cho bình đẳng và tự do của Mục sư Martin Luther King, Jr., Đức Dalai Lama thứ 14, bà Aung San Suu Kyi, và ông Nelson Mandela đã được quốc tế công nhận với giải thưởng Nobel Hoà Bình cho cả 4 người trong các năm 1964, 1989, 1991, và 1993, thì ý chí và tinh thần bất bạo động mà biểu tượng là Thánh Gandhi lại chưa được Ủy ban Nobel Hòa Bình quan tâm đúng mức, tối thiểu là thể hiện qua động thái trao một giải thưởng Nobel Hoà bình cho vị Thánh (“Mahatma”) nầy.


Bồ tát Thích Quảng Đức và bốn khôi nguyên giải Nobel Hòa bình:
Martin Luther King, Jr. (1964), the 14th Dalai Lama (1989),
Aung San Sui Kyi (1991) và Nelson Mandela (1993)

Bản lược dịch dưới đây, từ bài viết của Oyvind Tonnesson, kể lại câu chuyện kéo dài hơn 10 năm của Uỷ ban Nobel Hoà bình của Na Uy và nhân vật Mohandas Gandhi cùng một số hành hoạt của ông liên hệ đến quyết định sau cùng của Uỷ ban Nobel này.
   

Gandhi và giải Nobel Hòa Bình
Oyvind Tonnesson – Nobelprize.org Peace Editor, 1998-2000
Viết ngày 1 tháng 12 năm 1999

Nhật Trầm lược dịch, tháng 11/2015, theo http://nobelprize.org/nobel_prizes/peace/articles/gandhi/
(Nobelprize.org là trang mạng chính thức của Nobel Foundation)

Mohandas Gandhi (1869-1948) đã trở thành biểu tượng đậm nét nhất cho tinh thần bất bạo động trong thế kỷ 20. Nếu hồi tưởng lại lịch sử vào thời gian đó thì nhà lảnh tụ người Ấn này đáng ra phải được lựa chọn để nhận giải Nobel Hòa Bình. Ông được đề cử nhiều lần nhưng chưa bao giờ được chọn để nhận giải thưởng này cả. Đâu là nguyên nhân và đầu đuôi câu chuyện là như thế nào?

Các mối hoài nghi sau đây đã nhiều lần được đưa ra: Phải chăng quan niệm của Ủy Ban Nobel Hòa Bình của Na Uy quá chật hẹp? Phải chăng những thành viên của Ủy Ban Nobel đã không thể cảm thông được sự tranh đấu cho tự do của những người không có gốc gác là Âu Tây? Hay phải chăng những thành viên người Na Uy của Ủy Ban Nobel đã không dám trao tặng giải thưởng cho nhà tranh đấu người Ấn Độ [LND: Nhằm chấm dứt nền đô hộ của Anh Quốc và mang độc lập về cho xứ sở] vì e ngại hậu quả tai hại cho mối giao hảo giữa Na Uy và Anh Quốc?
(Hình của Scanpix)
Gandhi đã được đề cử để nhận giải Nobel Hòa Bình trong những năm 1937, 1938, 1939, 1947, và lần cuối cùng là một vài ngày trước khi ông bị hạ sát vào tháng 1 năm 1948. Sự tiếc nuối cho thiếu sót đó đã được các thành viên gần đây của Ủy Ban Nobel bày tỏ một cách công khai. Khi trao tặng giải thưởng cao quý này cho Đức Đạt Lai Lạt Ma vào năm 1989, ông chủ tịch của Ủy Ban đã nói “(giải thưởng này) một phần là để tỏ lòng tưởng nhớ đến Mahatma Gandhi”. Tuy nhiên, Ủy Ban Nobel chưa bao giờ bình phẩm về những lời đồn đoán nhằm lý giải vì sao Gandhi không được bầu chọn. Cho đến gần đây, những nguồn tin lẽ ra có thể giải thích sự thiếu sót này vẫn chưa được công bố.

Mahatma Gandhi – Người Là Ai?

Mohandas Karamchand Gandhi – còn được suy tôn là Mahatma (Thánh) Gandhi – chào đời ở thành phố Porbandar, vốn là thủ phủ của một tiểu bang bây giờ mang tên là Bang Gujarat ở miền Tây Ấn Độ. Cha của ông lúc đó đảm nhiệm một chức vụ tương đương với chức Thủ Tướng. [LND: Trong thời kỳ bị Anh quốc đô hộ, xứ sở Ấn Độ có hàng trăm Tiểu quốc, Khu vực Hành chính, và Tiểu bang được tự trị trong việc nội chính] Còn mẹ của ông là một tín đồ rất sùng bái Ấn Độ giáo. Bà và cả gia đình Gandhi theo một nhánh của Ấn Độ giáo coi sự bất bạo động và lòng khoan dung giữa các tôn giáo là điều rất quan trọng. Nền tảng tôn giáo này của gia đình đã được coi là lý do chính đưa Gandhi vào vị trí mà ông ta có trong lòng xã hội Ấn Độ về sau này. Những năm cuối thập niên 1880, Gandhi xuất ngoại đi Anh Quốc để theo học Luật khoa. Sau khi tốt nghiệp, ông trở về Ấn Độ để hành nghề luật sư và, năm 1893, ông lại xuất ngoại đến thành phố Natal của Nam Phi để lo về vấn đề luật pháp cho một công ty Ấn Độ chuyên trao đổi mậu dịch.

Ở Nam Phi, Gandhi làm việc để cải thiện đời sống của cộng đồng Ấn Độ thiểu số. Công việc này, đặc biệt chống lại những luật lệ càng lúc càng có tính kỳ thị, đã làm nảy nở trong ông niềm tự hào về nguồn gốc Ấn Độ của mình, về tôn giáo của mình, và một ý chí sẳn sàng hy sinh. Ông đã rất thành công khi đưa ra phương pháp bất bạo động trong cuộc tranh đấu đòi hỏi những quyền làm người căn bản cho cộng đồng Ấn Độ. Phương pháp này, “satyagraha” – hay “sức mạnh của sự thật” – có tính lý tưởng đến cao độ: Dù không bác bỏ nguyên tắc sử dụng luật lệ để cai trị, người Ấn sẽ chống lại những luật lệ không hợp lý hay có tính áp đặt. Và dù sẳn sàng chấp nhận sự trừng phạt khi vi phạm các luật lệ đó, mỗi người phải an nhiên tự tại, và với quyết tâm, chối bỏ tính hợp pháp của luật lệ đó. Với phương pháp này, người ta mong đối thủ -- khi trước là chính quyền tại Nam Phi và sau này là nhà nước Anh Quốc ở Ấn Độ – phải thừa nhận tính bất hợp pháp của các đạo luật do chính họ đưa ra.

Khi Gandhi hồi hương vào năm 1915, những thông tin về sự thành công của ông ở Nam Phi đã được loan truyền rộng rãi tại quê nhà. Chỉ trong vài năm, thời Đệ Nhất Thế Chiến, ông đã trở thành nhà lãnh đạo của Nghị hội Toàn quốc Ấn độ (Indian National Congress). Trong thời gian giữa hai trận thế chiến ông đã khởi động một loạt những cuộc vận động bất bạo động chống lại nhà nước Anh Quốc. Cùng lúc, ông nỗ lực đoàn kết những người Ấn Độ theo Ấn giáo, Hồi giáo, và Ky-tô giáo, và đấu tranh để giải phóng những người nằm trong tầng lớp “cùng đinh, hạ tiện” (untouchables) của xã hội Ấn. Trong khi những người Ấn Độ đồng chí hướng đương thời với ông áp dụng phương pháp bất bạo động chỉ như một vũ khí mang tính chiến thuật thì ông lại nâng bất bạo động lên như một nguyên tắc. Chính quan niệm chắc nịch, không khoan nhượng này của ông đã khiến cho mọi người kính phục dù họ có khác quan điểm chính trị cũng như niềm tin tôn giáo đi nữa. Ngay vị quan tòa người Anh, vốn đã cho ông vào tù, cũng phải công nhận Gandhi là một nhân vật đặc biệt, hiếm có.

Lần đề cử đầu tiên để nhận giải thưởng Nobel Hòa Bình

Một số những người ngưỡng mộ Gandhi thuộc mạng lưới ủng hộ Gandhi gọi là Hội “Những người bạn của Ấn Độ” (Friends of India) được thành lập tại nhiều nơi ở Âu Châu và tại Mỹ vào đầu thập niên 1930. Các Hội này đại diện cho nhiều khuynh hướng. Những người mộ đạo thì khâm phục Gandhi vì sự sùng đạo của ông. Giới quá khích và chống quân phiệt thì rất có cảm tình với triết lý bất bạo động của ông và ủng hộ ông như một người dám chống lại chủ nghĩa đế quốc.

Năm 1937, một đại biểu của nghị viện Na Uy (Norwegian Storting), ông Ole Colbjornsen thuộc đảng Lao Động (Labour Party), đề cử Gandhi là người được nhận giải Nobel Hòa Bình vào năm đó. Tên ông nằm trong danh sách ngắn ngủi gồm mười ba ứng viên của Ủy Ban Nobel. Nhưng bài viết đưa ra lý do để đề cử Gandhi lại không phải do ông Colbjornsen viết mà do những người phụ nữ lãnh đạo chi nhánh tại Na Uy của Hội “Những người bạn của Ấn Độ” soạn thảo. Dĩ nhiên, nội dung của bài viết này hoàn toàn tốt đẹp về Gandhi.

(Hình của Scanpix)
Lúc đó Cố vấn cho Ủy Ban Nobel là giáo sư Jacob Worm-Muller. Là người viết bản báo cáo về ứng viên Gandhi, ông đã có một cái nhìn có tính phê phán hơn. Một mặt ông rất hiểu sự ngưỡng mộ dành cho Gandhi như một cá nhân: “Không ngờ vực gì nữa, (Gandhi) là một người tốt, cao quý, và rất khổ hạnh – đó là một người nổi tiếng đáng được quần chúng Ấn Độ tôn vinh và yêu mến.” Mặt khác, khi đánh giá Gandhi như một lãnh tụ chính trị, vị giáo sư người Na Uy này lại mô tả không thuận lợi lắm. Ông viết, “(Gandhi) từng có các bước ngoặt trong chủ trương của mình mà những kẻ ủng hộ đã không thể giải thích một cách suôn sẽ. (…) (Gandhi) là một người tranh đấu cho tự do mà cũng là một kẽ độc tài, một người rất lý tưởng mà cũng là một người theo chủ nghĩa quốc gia. Ông ta thường là Giê-su nhưng, một cách bất chợt sau đó, cũng là một chính trị gia tầm thường.”

Nhiều người trong phong trào hòa bình thế giới đã chỉ trích Gandhi. Vị cố vấn cho Ủy Ban Nobel đã trích dẫn những chỉ trích này khi cho rằng Gandhi là một người chủ trương hòa bình nhưng không kiên định, rằng đáng ra Gandhi phải biết những cuộc vận động bất bạo động chống lại Anh Quốc thế nào cũng biến chất thành ra bạo động và khủng bố. Đây là điều đã xảy ra trong cuộc vận động bất hợp tác trong các năm 1920,1921 khi một đám đông ở Chauri Chaura tấn công một trạm cảnh sát, giết đi một số cảnh sát viên và nổi lửa đốt luôn trạm này.

Một số những người chỉ trích không có gốc gác là Ấn Độ thì cho rằng Gandhi đã tỏ ra theo chủ nghĩa dân tộc (Ấn Độ) quá nhiều. Trong bản báo cáo, giáo sư Worm-Muller đã bày tỏ sự ngờ vực là những lý tưởng của Gandhi chỉ hạn hẹp nhắm vào Ấn Độ nhiều hơn là có tính phổ quát ra toàn thế giới: “Người ta có thể nói rằng cuộc đấu tranh nổi tiếng của (Gandhi) ở Nam Phi là chỉ để cho người Ấn mà thôi, chứ không phải cho những người da đen mà hoàn cảnh sống còn tồi tệ hơn nữa.”

Cuối cùng, người được giải thưởng Nobel năm 1937 là Lord Cecil ở Chelwood. [LND: Lord Cecil of Chelwood là một luật sư, chính trị gia, và là nhà ngoại giao của Anh Quốc. Ông là một trong những người gầy dựng nên Hội Quốc Liên, tiền thân của Liên Hiệp Quốc] Chúng ta không biết Ủy Ban Nobel của Na Uy có xem xét lời đề cử Gandhi một cách nghiêm túc cho năm đó hay không, nhưng có thể là không. Ông Ole Colbjornsen lại đề cử Gandhi vào các năm 1938 và 1939, nhưng phải mười năm sau nữa tên của Gandhi mới được thêm vào danh sách ngắn các ứng viên của giải Nobel Hoà Bình.

1947: Thắng lợi và Thất bại

Năm 1947, những lời đề cử ứng viên Gandhi lại được gởi đến Bộ Ngoại Giao của Na Uy trong các bức điện tín đánh đi từ Ấn Độ. Những người đề cử gồm B.G. Kher, Thủ tướng của Bombay; Govindh Bhallabh Panth, Thủ tướng của United Provinces; và Mavalankar, Chủ tịch Quốc hội Ấn Độ. Những luận cứ đưa ra để ủng hộ ứng viên Gandhi được viết theo cách viết điện tín. Ví dụ Govind Bhallabh Panth viết: “Để nhận giải Nobel năm nay tiến cử Thánh Gandhi vị kiến trúc sư của quốc gia Ấn Độ là người tiêu biểu nhất của luân lý và đạo đức và là người cổ súy hữu hiệu nhất cho nền hòa bình thế giới ngày nay.” Danh sách rất ngắn của Ủy Ban Nobel chỉ có tên của sáu người và Mohandas Gandhi là một trong sáu người đó.

Sử gia Jens Arup Seip, người cố vấn cho Ủy Ban Nobel lúc bấy giờ, viết trong bản báo cáo chủ yếu về vai trò của Gandhi trong lịch sử chính trị của Ấn Độ sau 1937: “(Các biến cố trong) mười năm sau đó, từ 1937 đến 1947, đưa đến thắng lợi vĩ đại nhất và thất bại lớn lao nhất của Gandhi và phong trào của ông ta. Đó là nền độc lập của Ấn Độ và sự chia cắt quốc gia Ấn Độ [LND: Để khai sinh Hồi quốc – Pakistan].” Bản báo cáo mô tả lối hành xử của Gandhi trong ba cuộc xung đột, tuy khác nhau nhưng lại liên hệ hỗ tương, mà Nghị hội Toàn quốc Ấn Độ (Indian National Congress) phải giải quyết trong thập niên cuối cùng trước ngày độc lập: Cuộc tranh đấu giữa Ấn Độ và Anh quốc; Sự tham dự của Ấn Độ trong Đệ Nhị Thế chiến; và Xung đột giữa hai cộng đồng Ấn và Hồi. Đối diện với tất cả biến cố này, Gandhi vẫn luôn luôn kiên định giử vững nguyên tắc bất bạo động của mình.

Bản báo cáo của ông Seip không phê bình Gandhi một cách gắt gao như bản báo cáo mười năm trước đó của Worm-Muller. Tuy vậy, bản báo cáo thuận lợi này vẫn không thể hiện một cách rõ rệt sự ủng hộ ứng viên Gandhi. Ông Seip cũng viết một cách vắn tắt về sự chia cắt quốc gia Ấn Độ đang xảy ra lúc đó và sự hình thành của quốc gia Hồi giáo Pakistan. Ông kết luận: “Người ta coi rằng, như được trình bày trong nhật báo The Times ngày 15 tháng 8 năm 1947, nếu ‘cuộc giải phẩu vĩ đại’ vốn là sự phân chia quốc gia Ấn Độ, không dẫn đến tình trạng đổ máu ở kích thước lớn lao thì những lời giáo huấn của Gandhi, những nổ lực của đám đông theo ông ta và chính sự hiện diện của ông ta, phải chiếm phần quan trọng trong công trạng đó.” Nhưng lịch sử đã chứng minh ngược lại với lời kết luận có hơi sớm này. [LND: Trong “cuộc giải phẩu vĩ đại” này máu đã đổ, người đã chết, và bạo động đã xảy ra]
(Hình của Scanpix)
Sau khi đọc bản báo cáo, Ủy Ban Nobel có lẽ đã được cập nhật hóa hơn về đoạn cuối của cuộc đấu tranh dành độc lập của Ấn Độ. Tuy nhiên, trong quá khứ, chưa bao giờ giải Nobel Hòa Bình lại được trao cho một cuộc tranh đấu như vậy cả. Thành viên của Ủy Ban cũng phải xem xét những vấn đề như có nên chọn Gandhi là biểu tượng của bất bạo động, cũng như ảnh hưởng chính trị gây ra do sự chọn lựa một lảnh tụ Ấn Độ nổi tiếng sẽ là gì khi mà liên hệ giữa hai quốc gia, Ấn Độ và Hồi Quốc, đã không có gì là hòa hoãn trong mùa Thu năm đó?

Sau này chúng ta được biết từ nhật ký của ông Gunnar Jahn, Chủ tịch Ủy Ban Nobel, rằng khi các thành viên chuẩn bị để quyết định vào ngày 30 tháng 10 năm 1947, hai thành viên tạm thời là Herman Smitt Ingebretsen (thuộc nhóm Ky-tô bảo thủ) và Christian Oftedal (thuộc nhóm Ky-tô cởi mở) đã phát biểu thuận lợi cho Gandhi. Năm trước, hai vị này đã ủng hộ mạnh mẽ cho ông John Mott, một lảnh tụ của tổ chức YMCA. [LND: Ông John Mott được giải Nobel Hòa Bình năm 1946] Dường như hai vị này thường ủng hộ những ứng viên nào có thể là biểu tượng của đạo đức và niềm tin tín ngưỡng trong một thế giới đang bị đe dọa vì những xung đột xã hội và tư tưởng. Tuy nhiên, trong năm 1947, hai vị này đã không thuyết phục được ba thành viên kia của Ủy Ban Nobel. Martin Tranmael, vị chính trị gia của đảng Lao Động (Anh), rất do dự trong việc trao giải Nobel Hòa Bình cho Gandhi giửa lúc Ấn Độ và Hồi Quốc đang có mâu thuẫn, và Birger Braadland, cựu Bộ trưởng Ngoại Giao, đã đồng ý với Trammael. Họ nghỉ rằng Gandhi quá thiên vị về một trong hai phe hiếu chiến. Thêm vào đó, Trammael và Jahn (chủ tịch Ủy Ban Nobel) được biết là trong một buổi gặp gỡ để cầu kinh cách đó một tháng, Gandhi đã nói lên điều cho thấy ông có ý định bỏ cuộc trong nổ lực kiên trì chống lại chiến tranh. Dựa trên một bức điện tín của hảng thông tấn Reuters, nhật báo The Times đã tường trình dưới tựa đề “Ông Gandhi (nói) về cuộc chiến tranh với Hồi Quốc” vào ngày 27 tháng 9 năm 1947 như sau:
“Trong buổi gặp gỡ và cầu kinh tối hôm nay, Gandhi đã nói rằng tuy ông luôn chống lại mọi hình thức chiến tranh nhưng  nếu không có cách nào khác để đạt được công lý từ Hồi Quốc và nếu Hồi Quốc tiếp tục ngoan cố từ chối không công nhận lỗi lầm đã được chứng minh của họ và tiếp tục coi nhẹ lỗi lầm đó thì Chính phủ Liên minh Ấn Độ sẽ phải gây chiến chống lại nó (Hồi Quốc). Không ai muốn chiến tranh nhưng ông (Gandhi) cũng không thể khuyên người khác tiếp tục chịu đựng sự bất công. Và nếu tất cả người Hồi bị tiêu diệt vì lý do chính đáng thì ông ta cũng không quan tâm. Nếu xảy ra chiến tranh thì những người Ấn đang cư ngụ trong Hồi Quốc không thể đóng vai nội công. Nếu không trung thành với Hồi Quốc thì họ nên rời khỏi Hồi Quốc ngay. Những người Hồi trong hoàn cảnh tương tự mà trung thành với Hồi Quốc cũng nên rời khỏi Ấn Độ.”
(Hình của Scanpix)
Gandhi đã phản ứng ngay lập tức bằng cách tuyên bố rằng bản tin đó trung thực nhưng không đầy đủ. Tại buổi gặp gỡ để cầu kinh đó Gandhi đã nói thêm rằng ông không bao giờ thay đổi (quan niệm chống chiến tranh) và rằng “cá nhân của ông không có chổ đứng trong trật tự mới, nơi người ta muốn có một binh chủng lục quân, hải quân, không quân và bất kỳ binh chủng nào khác.”

Cả Jahn và Trammael đều biết rằng bản tin ban đầu là không đầy đủ, nhưng họ đã bắt đầu rất ngờ vực. Trong nhật ký, Jahn trích dẫn chính ông ta nói rằng: “Mặc dù ông (Gandhi) là nhân vật vĩ đại nhất trong số các ứng viên – chúng ta có thể nói thật nhiều điều tốt đẹp về ông ta – chúng ta phải nhớ rằng ông không chỉ là một lảnh tụ cho hòa bình mà trước nhất và trên hết ông là một người yêu nước.  (…) Hơn nữa, đừng quên rằng Gandhi không ngây thơ đâu. Ông là một nhà luật học xuất sắc và cũng là một luật sư.” Dường như vị chủ tịch của Ủy Ban Nobel ngờ rằng câu nói của Gandhi một tháng trước đó là một bước cố ý để làm thoái chí ý muốn gây hấn của Hồi Quốc. Do vậy, ba trong số năm thành viên đã không chấp thuận trao giải Nobel Hòa Bình cho Gandhi trong năm 1947. Thay vào đó, giải thưởng được trao cho đạo Quakers.

1948: Trao giải thưởng cho người đã khuất?

Thánh Gandhi bị ám sát vào ngày 30 tháng 1 năm 1948, hai ngày trước khi hết hạn đề cử ứng viên cho giải Nobel Hòa Bình. Ủy Ban Nobel nhận được sáu lá thư đề cử Gandhi. Trong số những người và nhóm đề cử là đạo Quakers cũng như Emily Greene Balch, người đã nhận giải trước đó. [LND: Bà Emily Greene Balch nhận giải thưởng vào năm 1946, cùng một năm và chia sẻ giải thưởng với ông John Mott] Đây là lần thứ ba tên tuổi của Gandhi được viết vào danh sách rất ngắn – năm này chỉ có ba ứng viên – của giải Nobel Hòa Bình. Ông Seip, cố vấn của Ủy Ban Nobel, viết bản báo cáo về những hoạt động của Gandhi trong năm tháng cuối của đời ông. Ông Seip kết luận rằng Gandhi, xuyên suốt cuộc đời của ông, đã đóng dấu ấn sâu sắc lên thái độ đạo đức và quan điểm chính trị được sử dụng như chuẩn mực cho một số lớn nhân vật trong cũng như ngoài quốc gia Ấn Độ, “Về phương diện này chúng ta chỉ có thể so sánh Gandhi với giáo chủ của những tôn giáo.”

Giải Nobel Hòa Bình chưa từng được trao cho người đã khuất. Tuy nhiên, theo quy chế của Tổ chức Nobel (Nobel Foundation) vào lúc đó thì, trong một số hoàn cảnh nào đó, giải Nobel Hòa Bình vẫn có thể được trao cho người đã khuất. Do vậy Gandhi vẫn có thể được nhận giải thưởng. Nhưng vì ông không là thành viên của bất kỳ tổ chức nào, lại không để lại một tài sản hay chúc thư nào, thì ai sẽ có tư cách để nhận số tiền thưởng đây?  August Schou, Giám đốc Viện Nobel Na Uy (Norwegian Nobel Institute), đã yêu cầu một người cố vấn khác của Ủy Ban Nobel, luật sư Ole Torleif Roed, xem xét những hậu quả cụ thể nếu Ủy Ban trao giải sau khi người nhận đã mất. Ông Roed đề nghị một số giải pháp khả thi mang tính tổng quát và cuối cùng đã hỏi ý kiến một số tổ chức phát giải thưởng của Thụy Điển. [LND: Ủy Ban Nobel Thụy điển phát giải thưởng Nobel trong một số ngành còn Ủy Ban Nobel Na Uy chỉ phát giải thưởng Nobel Hòa Bình] Câu trả lời là không nên phát loại giải thưởng đó. Họ cho rằng giải thưởng cho người đã khuất chỉ có thể được phát nếu người nhận qua đời sau khi được Ủy Ban Nobel quyết định chọn lựa.

Ngày 18 tháng 11 năm 1948, Ủy ban Nobel Hòa Bình của Na Uy tuyên bố không chọn ứng viên nào cả cho năm đó (1948) vì đã “không có ứng viên nào phù hợp mà còn sống cả”. Chủ tịch Ủy Ban, ông Jahn, viết trong nhật ký: “Riêng tôi thì không có một chút ngờ vực nào là nếu phát giải thưởng dành cho người đã khuất thì sẽ đi ngược với ý định trong chúc thư (của ông Nobel)”. Theo vị Chủ tịch, ba thành viên trong Ủy Ban Nobel đã đồng ý với ông, chỉ một mình ông Oftedal là thuận trao giải thưởng cho người đã khuất cho Gandhi.

Sau này, có những lời đồn đoán rằng khi Ủy Ban Nobel tuyên bố “không có ứng viên nào phù hợp mà còn sống cả” thì, ngoài Gandhi, họ cũng muốn ám chỉ đến vị sứ giả hòa bình của Liên Hiệp Quốc ở Palestine, Công tước Bernadotte của Thụy Điển, người đã bị ám sát vào tháng 9 năm 1948.  Ngày nay, lời đồn đoán này đã được chứng minh là không có căn cứ vì Công tước Bernadotte đã không được đề cử năm 1948. Như vậy thì cũng hợp lý để nói rằng nếu Gandhi sống thêm một năm nữa thì ông đã được mời đến Oslo để nhận giải thưởng Nobel Hòa Bình.

Nguyên nhân nào khiến Gandhi không hề được trao giải thưởng Nobel Hòa Bình?


Cho đến 1960, giải Nobel Hòa Bình chỉ được trao cho người châu Âu và người Mỹ. Hồi tưởng lại quá khứ, có lẽ Ủy Ban Nobel Na Uy đã có một cái nhìn quá chật hẹp. Gandhi khác biệt rất xa với những người từng được giải thưởng cao quý này. Ông không phải là một chính trị gia đúng nghỉa hay là người đề xuất một điều luật quốc tế nào cả. Ông cũng không phải là một người chuyên hoạt động nhân đạo hay là một người chuyên tổ chức vận động hòa bình trên thế giới. Nếu được lựa chọn thì ông sẽ thuộc vào những người được giải Nobel Hòa Bình với quá trình mới và khác.

Không có dấu hiệu gì trong văn thư lưu trữ của Ủy Ban Nobel Na Uy cho thấy khả năng đã có những phản ứng chống đối từ phía Anh Quốc nếu giải thưởng được trao cho Gandhi. Do đó người ta có thể loại bỏ đi giả thuyết cho rằng Ủy Ban Nobel không chọn Gandhi vì e ngại quyết định đó sẽ khiêu khích Anh Quốc.

Năm 1947, cuộc xung đột Ấn - Hồi và lời tuyên bố của Gandhi trong buổi cầu kinh (khiến người ta có cảm tưởng ông đã chối từ chủ nghĩa hòa bình) có lẽ đã là lý do chính làm đa số thành viên của Ủy Ban Nobel không chọn ông là người trúng giải. Khác với tình thế hôm nay, khi đó Ủy Ban Nobel Na Uy đã chưa có truyền thống dùng giải thưởng cao quý này để làm chất xúc tác đưa đến những thỏa hiệp hòa bình cho các mâu thuẩn khu vực.

Vào những tháng cuối cùng của đời mình, Gandhi đã làm việc không ngơi nghỉ để mong chấm dứt bạo động giữa người Ấn và người Hồi sau khi đất nước Ấn Độ bị chia cắt. Chúng ta biết rất ít về những cuộc thảo luận của Ủy Ban Nobel Na Uy về ứng viên Gandhi cho năm 1948 – ngoại trừ câu trích dẫn trong nhật ký của ông chủ tịch Gunnar Jahn – nhưng điều rõ ràng là Ủy Ban Nobel đã nghiêm túc khi xem xét khả năng trao giải thưởng cho người đã khuất. Cuối cùng Ủy Ban Nobel, vì lý do thể lệ, đã không trao giải thưởng cho bất kỳ ai trong năm 1948 để rồi trở lại với chuyện trao giải thưởng năm sau đó mà vẫn không đụng đến số tiền thưởng đã dành cho năm 1948. Điều này khiến nhiều người đã trầm tư rằng vị trí để tên Mahatma Gandhi trên danh sách những người từng nhận giải thưởng Nobel Hòa Bình đã được để trống một cách yên lặng và trang trọng.

Oyvind Tonnesson
Nhật Trầm dịch, 11/2015


Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015


AUNG SAN SUU KYI VÀ HỒN CỦA NƯỚC

Cao Huy Thuần

Trong tháng qua (11/2015), cả thế giới dõi theo diễn biến của cuộc tổng tuyển cử ở Myanmar, với gương mặt không còn xa lạ - bà Aung San Suu Kyi, khôi nguyên giải Nobel Hòa bình (1991), một nữ Phật tử gương mẫu trong nhận thức và hành động, thể hiện qua phong trào đấu tranh bất bạo động bền bỉ và trung thực nhiều năm qua.

“Trong đạo Phật, có bốn yếu tố để thành công, để chiến thắng. Ý muốn tốt, hành động đúng, dõng mãnh tinh tấn, trí tuệ bát nhã. Các nguyên tắc đạo đức đó là căn bản, tránh cho ta khỏi lạc đường. Với những nguyên tắc đó, ta sẽ đi đến được bất cứ nơi nào ta muốn. Chúng tôi không cần gì thêm  - Aung San Suu Kyi
Aung San Suu Kyi - một nữ Phật tử gương mẫu.
Đức Dalai Lama và bà Aung San Suu Kyi –
những biểu tượng của tinh thần "Phật giáo dấn thân"
Dù đêm tăm tối bao nhiêu, mặt trời vẫn lại mọc. Sự thực đó, thế giới đang thấy ở Myanmar. Nhưng có một sự thực khác nữa thế giới cũng vừa thấy qua con người của bà Aung San Suu Kyi: cường bạo đàn áp bao nhiêu, sức mạnh tinh thần vẫn thắng. Bà nói như thế từ lâu, nghe khó tin. Nhưng sự thực đã là sự thực. Ai cho bà sức mạnh đó? Cái hồn của nước bà. Cái hồn ấy, ai cũng biết: đạo Phật của bà.

Tất nhiên, bà còn có niềm tin mãnh liệt về dân chủ. Nhưng đó không phải là điều tôi muốn nói ở đây. Tôi chỉ muốn tìm hiểu tại sao một nước theo Phật giáo Nguyên thủy như Myanmar, trong đó các sư sãi thường ít lo lắng đến chuyện xã hội bằng chuyện tu hành bản thân, lại diễn ra những quang cảnh tấn công chùa chiền, bắt bớ Tăng Ni, làm như thử Phật giáo ở Miến Điện đã “dấn thân” tự bao giờ trong chính trị.

Có thật thế chăng? Và nếu có liên hệ thì tôn giáo và chính trị đã liên hệ với nhau như thế nào trong lịch sử? Tôi không có tham vọng trả lời câu hỏi có tính nghiên cứu đó trong một bài báo ngắn ngủi. Tôi chỉ xin kể, và kể rất giản lược, vài chuyện có liên quan đến câu hỏi đó để điểm lại quá khứ và suy đoán tương lai.

Chuyện đầu tiên mà tôi muốn kể là từ bao giờ dân tộc Miến Điện mang cái hồn ấy. Từ xa xưa. Và bởi vì quá xa xưa nên sự thực lịch sử nhiều khi trộn lẫn với truyền thuyết. Người dân Miến Điện kể rằng Đức Phật đã đến đất của họ lần đầu bằng tóc của Ngài. Chuyện này có thật trong kinh. Sau khi Đức Phật thành đạo và đang tĩnh tọa dưới cây bồ-đề thì có hai thương nhân từ phương xa đi qua đó. Họ cung kính dâng thức ăn cho Ngài và xin quy y. Đó là hai đệ tử đầu tiên của Phật. Khi về lại xứ, họ xin Ngài vài sợi tóc để thờ. Nhà vua xây tháp để thờ tám sợi tóc. Tháp ấy bây giờ là ngôi chùa vàng danh tiếng Shwedagon ở cựu thủ đô Yangon.
Lần thứ hai, Đức Phật đến bằng chân. Một thương nhân khác, tên là Punna, đã đến tận Savatthi, nơi Đức Phật đang thuyết giảng, và được Ngài thâu nhận vào Tăng chúng. Sau một thời gian tu học, ông xin Phật cho đi giáo hóa. Phật nói: dân xứ ấy dữ lắm, ông giáo hóa bằng cách nào? Ông thưa: con sẽ không bao giờ giận dù cho họ giết con. Chuyện này cũng có thật trong kinh. Nhưng chi tiết tiếp theo thì tôi chưa thấy ở đâu.
Punna giáo hóa thành công, xây được một tu viện, và mời Phật đến thăm. Ngài đến với 500 vị Tăng. Khi trở về, Đức Phật dừng chân bên sông Nammada, gần dãy núi Saccabandha. Một vết chân của Ngài in dấu không phai gần bờ sông, một vết chân khác in dấu trên núi.
Hai vết chân bây giờ là hai thánh tích, ngày xưa được vua thờ, ngày nay là đất hành hương của dân chúng.
Đức Phật còn để lại cả hình ảnh của Ngài. Truyền thuyết ghi rằng bức tượng thờ ở chùa Mahamuni cho đến năm 1784 là do vua và dân tạc sau khi được đón rước Phật tại vương quốc Dhannavati. Tượng ấy sau đó được thỉnh về chùa Arakan ở Mandalay.
Tất cả những sự kiện, vừa lịch sử vừa truyền thuyết đó, nói lên một điều: người dân Miến Điện hãnh diện về nước của mình như là đất của Phật, Phật đã đến đó và đã để lại xá-lợi cho dân.

Hơn ở đâu hết, đất đó còn là đất Phật vì gần 90% dân số cùng thờ một đạo. Hơn ở đâu hết, người dân dù nghèo đến bao nhiêu cũng thực hành công đức như một nếp sống bình thường, cúng dường chư Tăng, tô điểm chùa chiền.
Người bên ngoài, Tây phương và cả không Tây phương, đều không hiểu tại sao dân chúng nghèo như thế mà vẫn chắt chiu dành dụm để kiếm chút vàng làm rực rỡ thêm tượng Phật. Họ không hiểu, nhưng chính điều không hiểu đó đã làm người Miến Điện thành người Miến Điện.

Hành trì công đức là lẽ sống của người dân Miến. Tạo công đức ở kiếp này làm họ vui. Càng nhiều công đức càng vui. Kiếp này họ vui, kiếp sau họ hưởng. Sống là như vậy. Không phải ăn, mặc, nhà cao cửa rộng là căn bản. Tu ấy là tu phước, nhưng cũng là tu hạnh, hạnh ấy là bố thí, là biết cho, không phải dễ đâu.

Thú thực, bản thân tôi cũng không hiểu nổi người Miến cho đến khi tôi đọc bà Aung San Suu Kyi. Bà nói: “Quan tâm đầu tiên của tôi là theo sát những nguyên tắc của Đức Phật trong mọi hành động của tôi trên đời. Như vậy là bởi vì tôi tin rằng tất cả chúng ta, như là người, đều có một bề sâu tâm linh không thể lơ đãng được”.
Phong trào dân chủ của bà, bà xem đó như là một “cách mạng tâm linh” mọc rễ từ trong những nguyên tắc Phật giáo. Và khi người ta hỏi bà “đức tính gì nằm tận trong thâm sâu của phong trào ấy”, bà nói không ngần ngại: “Sức mạnh bên trong. Chính là sự vững chãi tâm linh đến từ tin tưởng rằng cái gì ta làm là đúng, dù cho điều đó không mang đến lợi lộc cụ thể tức thì. Chính là sự kiện này: điều ta đang làm giúp ta củng cố sức mạnh tâm linh của ta. Sức mạnh này ghê gớm lắm”.

Bởi vậy, trong khi ở nơi khác, phát triển kinh tế là kinh nhật tụng, ở Miến Điện, phát triển kinh tế chỉ là phương tiện, mục đích là đời sống tâm linh của người dân. Tranh đấu cho độc lập trước đây cũng vậy. Tại sao phải độc lập? Tại vì, như một câu hát của các người làm cách mạng thời 1930, độc lập là để phục hồi lại phồn vinh của ngày xưa, “để người nghèo cũng có thể xây dựng chùa chiền”.Đó là mục đích của đời sống, đó là hạnh phúc của người dân.

Tôi nói thêm một điều nữa về đặc tính của Phật giáo Miến Điện trước khi bắt qua chuyện thứ hai: trên đất Phật ấy cũng có một tín ngưỡng lâu đời của dân gian, gọi là Nat, thờ thần, tin bùa chú, phù phép, ưa nhảy múa. Tín ngưỡng ấy hồn nhiên chung sống hòa bình với Phật giáo, nhưng Phật là Phật, thần là thần, đâu có hồn nhiên lẫn lộn được, lát nữa tôi sẽ nhắc lại vấn đề này. Bây giờ, xin bắt qua chuyện thứ hai.

Chuyện thứ hai là chuyện liên hệ giữa quyền lực và giáo hội Tăng-già. Một tác giả có uy tín đã viết thế này: “Miến Điện có lẽ là nước hạnh phúc nhất thế giới trước khi người Anh đến… không có quý tộc, không có Tăng lữ, không có Nhà Thờ, không có quân đội, không có nghèo khổ, đẳng cấp, địa chủ, ngân hàng”.Một xã hội bình đẳng, từ thiện.
Đúng hay không, tôi không dám nói, nhưng không có Nhà Thờ thì quá đúng. Không có Nhà Thờ trong cái nghĩa của Tây phương, nghĩa là một uy quyền tôn giáo duy nhất, tập trung, tập quyền, đối chọi với nhà nước, có khi ngang ngửa, có khi trội hơn.

Tôi tạm dùng chữ “Giáo hội Tăng-già” để dịch chữ Sangha, nhưng Sangha không phải là một tổ chức tập trung, tập quyền, tôn ty trật tự, đẳng cấp phân minh, dưới phục tùng trên, trên chỉ huy dưới.
“Giáo hội” ở nước ấy chưa bao giờ ra khỏi mẫu mực tương quan nguyên thủy trong lịch sử, nghĩa là tương quan giữa tín đồ và chư Tăng, trong đó tín đồ là người cúng dường và chư Tăng là người thọ lãnh. Người cúng dường cung cấp phẩm vật, người thọ lãnh cung cấp phước đức. Trong ý nghĩa đó, ông vua chỉ là người đứng đầu của một tập thể cúng dường, có trách nhiệm duy trì hòa bình, phồn vinh, để ai ai cũng có thể thực hiện công đức. Trách nhiệm đó trao cho ông một quyền: gìn giữ cho đạo Phật được “tinh khiết”. Với quyền đó, ông là trọng tài khi cần thiết để xử những tranh chấp xảy ra liên quan đến giáo lý. Với quyền đó, ông là người bảo vệ đạo Phật.

Nhưng như vậy là ông có quyền can thiệp vào nội bộ của giáo hội. Ông can thiệp thông qua một “tăng thống” mà ông bổ nhiệm. Thế nhưng giáo hội đã không phải là một khối đồng nhất thì tăng thống có thực quyền gì trên các chi, các nhánh, sinh hoạt tự trị trong các làng xã, có trường riêng, tự viện riêng, do làng xã địa phương lập nên? Rốt cuộc, dù ông vua có nắm được “giáo hội” ấy, tập thể chư Tăng vẫn sinh hoạt độc lập với đời sống riêng, và tăng thống chỉ là chiếc cầu lỏng lẻo giữa vua với một giáo hội chủ yếu là tự trị.

Để cụ thể hóa hình ảnh chiếc cầu lỏng lẻo ấy, ví dụ sau đây rất lý thú. Suốt cả thế kỷ XVIII, ông vua và tăng thống không giải quyết nổi một tranh chấp để “tinh khiết” giới luật. Đầu thế kỷ, vài vị Tăng đi khất thực, khoác y như khi đi trong chùa, nghĩa là một vai để trần. Đừng tưởng đây là chuyện chơi trong một nước Phật giáo Nguyên thủy, giữ giới luật như giữ con ngươi. Để trần một vai như vậy có đúng luật không? Hết vua này đến vua khác, vua này nói được vua kia nói không. Cả trăm năm không xử nổi một chiếc vai!
Tình trạng tự trị trong giáo hội lại càng phát triển vào những giai đoạn loạn lạc, ngay cả trước khi người Anh xâm chiếm. Phe phái xuất hiện, thiết lập kỷ luật riêng, tòa án riêng, thậm chí “tăng thống” riêng.

Vua Mindon (1853 -1878) cố tăng cường can thiệp trực tiếp vào nội tình giáo hội, nhưng người Anh đã đến, Miến Điện bị chia hai, hạ Miến Điện lọt ra khỏi chủ quyền của vua. Chính sách tôn giáo của người Anh, áp dụng trên cả nước, khi cai trị toàn thể Miến Điện, là không cần biết đến giáo hội nữa, tôn giáo với chính quyền là hai, giống như luật lệ ở mẫu quốc.
Các tôn giáo ở phương Tây tràn đến, Phật giáo không còn có ông vua nào nữa để đóng vai bảo vệ. Nhưng như thế mà hay, vì các ông sư bây giờ, sống ngoài vòng cương tỏa, đóng vai bảo vệ độc lập của nước.
Họ là những người đầu tiên thắp lên ngọn đuốc tranh đấu, những người đầu tiên liên kết với cư sĩ, với trí thức, để tạo thành mạng lưới chính trị chống đế quốc đầu tiên trong những năm 1920, 1930. Và như vậy tôi bước qua chuyện thứ ba.
                       Aung San Suu Kyi - biểu tượng sống của tinh thần vô úy và từ bi

trong đấu tranh bất bạo động
Chuyện thứ ba là chuyện ông U Nu, thủ tướng đầu tiên của nước Miến Điện độc lập. Một nhân vật xuất chúng. Một lãnh tụ lỗi lạc. Một nhà chính trị được thế giới kính nể. Một con người dân chủ. Một Phật tử sùng đạo.
Tham gia tranh đấu trong mạng lưới đầu tiên của trí thức trẻ Phật giáo (YMBA), ông là lãnh tụ của đảng chính trị đầu tiên tranh đấu chống phát-xít (AFPFL) sau khi Aung San bị ám sát. Độc lập vãn hồi, ông chủ tâm phục hưng lại Phật giáo.
Một mặt, ông lồng Phật giáo vào hệ ý thức mới mang màu sắc xã hội của thời đại và gọi đó là “xã hội chủ nghĩa Phật giáo”. Trung thành với văn hóa truyền thống, chủ nghĩa xã hội của U Nu nhằm thực hiện lý tưởng cổ truyền: hạn chế tham lam của người giàu, tạo thì giờ rảnh rỗi cho người nghèo, để ai cũng có thể tích cực thực hành công đức.

Mặt khác, ông không ngại can thiệp vào nội bộ Phật giáo, thành lập các tòa án của giáo hội để chấn chỉnh kỷ luật, tổ chức lại hệ thống giáo dục mà chùa chiền đảm nhận từ xưa, thành lập viện hóa đạo, chỉnh đốn đại học Phật giáo, kiết tập đại hội Phật giáo thế giới để nâng cao vai trò của Phật giáo Miến Điện trên thế giới Phật giáo, xây dựng chùa chiền…
Ý thức rằng Phật giáo là yếu tố tinh thần duy nhất để kết hợp và hòa nhập các chủng tộc ít người trong một nước đa chủng bấp bênh hiểm họa ly khai, ông cố thiết lập một giáo hội lan tỏa ra tận các chủng tộc sát biên giới.
Tóm lại, U Nu hành động như một vị quân vương ngày xưa trong mối liên hệ giữa Phật giáo và lãnh đạo chính trị: người lãnh đạo bảo vệ Phật giáo, giáo hội ban cấp tính chính đáng cho chính quyền.

Nhưng giáo hội bây giờ đã quen chia thành khuynh hướng, phe nhóm rồi, ai cũng trọng ông U Nu như một thánh vương, nhưng người này trách ông bảo vệ Phật giáo như vậy là chưa đủ, người kia lại cho rằng ông đi như vậy là quá xa. Tình trạng trở nên trầm trọng khi ông đặt vấn đề Phật giáo là quốc giáo vào trung tâm của tranh cử năm 1960. Đảng của ông đã tách ra làm hai trên những tranh chấp khác lại càng chia rẽ hơn trên vấn đề quốc giáo này.
Kết quả là đảng của phe U Nu đại thắng trong tuyển cử vì dân chúng ủng hộ chủ trương của ông. Nhưng đại thắng này không đủ giúp ông ở lại chính quyền lâu dài. Cùng với những khó khăn về kinh tế, chống đối của các chủng tộc, hiểm họa ly khai, bất an ninh ở biên giới, những biện pháp ủng hộ Phật giáo của ông như cấm giết bò, áp dụng lịch Phật giáo, chuyển đổi án tử hình, hòa giải với phe cộng sản... tạo cơ hội cho quân đội làm đảo chánh, dựng lên một chế độ độc tài tàn bạo dài đằng đẵng từ 1962 cho đến gần đây.

Tôi bắt đầu bài viết này với tóc của Phật. Là bởi vì chế độ độc tài ấy không có cách nào để lấy lòng quần chúng hiệu nghiệm hơn là khai thác lòng sùng kính của dân đối với xá-lợi Phật. Do đó, chính sách rước răng Phật từ Trung Quốc đưa về được tổ chức cực kỳ hoành tráng trong cả nước suốt 45 ngày.
Cũng vậy, tín ngưỡng Nat với bùa chú phù phép được khích lệ tối đa, đẩy lùi Phật giáo vào thời tiền hiện đại.
Rồi cũng vậy, tướng tá xây chùa tráng lệ không thua gì những ngôi chùa tráng lệ nhất, ông này xây một chùa thì ông kia xây hai. Ta đây sùng đạo có thua ai! Chắc chắn là không thua ai về khoản tiếp thị: hình ảnh các ông tướng mộ đạo xuất hiện bên cạnh các sư sãi, chùa chiền, rước Phật, hành hương tràn đầy trên màn ảnh, báo chí.
Riêng cái khoản giáo hội Tăng-già, các ông tưởng nắm chắc trong tay, hóa ra chỉ nắm cái bóng, cái hình đã phân tán thành nhánh, thành cành, âm thầm tỏa bóng xuống khắp xã hội, vừa an ủi vừa duy trì sức mạnh.

Tương lai là chuyện thứ tư xin kể. Chắc chắn Phật giáo Myanmar sẽ không có một ông U Nu thứ hai. Nhưng Phật giáo ấy cần gì quốc vương khi đã là cái hồn của dân tộc? Vấn đề là: hình hài của dân tộc Miến đã lớn mạnh rồi, đã hấp thụ những món ăn tư tưởng mới, thở không khí của thời đại mới, tắm trong dòng sông có nhiều con nước mới đổ vào, vậy thì cái hồn ấy có hằng thường được chăng?

Tôi đang thấy hồn ấy nhập vào hình hài dân chủ nơi một người phụ nữ mảnh khảnh mà sáng ngời trí tuệ và lòng tin Phật. Tôi muốn được cùng với bạn bè Myanmar đọc vài câu đã thốt ra từ miệng người phụ nữ tự nhận mình là một Phật tử bình thường ấy.
Lạ thật, từ một người tranh đấu chống bạo lực, tôi nghe nhấn mạnh bao nhiêu lần lòng từ bi: “Phật giáo Đại thừa đặt nặng từ bi hơn Phật giáo Nguyên thủy. Tôi cảm nhận sâu xa điều đó, bởi vì chúng ta cần rất nhiều từ bi trên thế giới này. Tất nhiên, từ bi cũng là một phần của Phật giáo Nguyên thủy. Nhưng tôi muốn nhiều người hơn nữa trong dân tộc chúng tôi mang từ bi vào hành động”.
Từ bi trong chính trị? Chính vậy! “Khi Đức Phật muốn ngăn cản hai phe sắp chiến tranh, Ngài đến và đứng giữa hai bên. Hai bên có thể làm hại Ngài trước khi giết nhau. Nhưng như thế, Ngài bảo vệ cả hai. Ngài bảo vệ người khác bằng cách hy sinh thân mạng của Ngài”.

Nhưng sợ đã thành thói quen rồi trong xã hội. Làm sao bảo người ta từ bi? “Mọi chuyện đã xảy ra chỉ vì không đủ tích cực từ bi. Có một liên hệ trực tiếp giữa tình thương và sợ hãi. Kinh Từ bi dạy: “Như mẹ hiền yêu thương con một”. Đó là từ bi đích thực. Bà mẹ có thể hy sinh thân mạng vì thương con mình. Tôi nghĩ chúng ta cần thứ tình thương đó nhiều hơn nữa chung quanh chúng ta”.
Nếu những lời trên đây xuất phát từ một ông thầy tu, tôi không ngạc nhiên. Xuất phát từ một người đã từng đứng trước mũi gươm làn đạn, đó là bài học cho cả thế giới về sức mạnh của tâm linh.
Bài học mà Đức Phật đã dạy: từ bi đi đôi với vô úy. Đừng sợ! Và bởi vì không sợ cho nên không giận. Đức Phật dạy bà đừng giận. Bà không hề giận trong khi chống lại đối thủ của bà.

Mới đây thôi, trong cuộc viếng thăm của Ngoại trưởng Hillary Clinton, bà nhắc nhở lần nữa: “Khi tôi bắt đầu đi vào chính trị, tranh đấu cho dân chủ, tôi luôn luôn khởi đi với ý nghĩ rằng dân chủ là một quá trình sẽ mang lại hạnh phúc lớn hơn, hòa hợp lớn hơn, và hòa bình lớn hơn cho dân tộc tôi. Và điều đó không thể thực hiện được nếu chúng tôi bị trói chặt trong giận dữ và ý muốn trả thù. Bởi vậy tôi chưa hề bao giờ nghĩ rằng con đường phía trước là phải đi qua giận dữ và cay đắng, mà phải đi qua hiểu biết lẫn nhau, cố gắng hiểu phía kia, và đi qua khả năng thương thuyết với những người suy nghĩ hoàn toàn khác với ta, đi qua khả năng đồng ý trên bất đồng ý nếu cần thiết, để làm thế nào rút ra hòa hợp từ những cách suy nghĩ khác nhau”.
Một bài học dân chủ và một bài học Phật giáo.

Cuối cùng bà đã chiến thắng. Nhưng ngay cả trong đêm tối mịt mù của đàn áp, bà vẫn quả quyết: “Trong đạo Phật, có bốn yếu tố để thành công, để chiến thắng. Ý muốn tốt, hành động đúng, dõng mãnh tinh tấn, trí tuệ bát-nhã. Các nguyên tắc đạo đức đó là căn bản, tránh cho ta khỏi lạc đường. Với những nguyên tắc đó, ta sẽ đi đến được bất cứ nơi nào ta muốn. Chúng tôi không cần gì thêm”.
Trong đau khổ chung của dân tộc Myanmar, Phật giáo Miến Điện ngàn xưa đã hiện đại hóa với người phụ nữ ấy. Đạo Phật đó, ngôn ngữ hiện đại ngày nay gọi là “đạo Phật dấn thân”.

 Cao Huy Thuần