CHẾ ĐỘ NGÔ ĐÌNH DIỆM
VÀ VẤN ĐỀ BUÔN BÁN NHA PHIẾN
Phạm Trọng Luật
Như đã nói ở trên, việc buôn bán
ma túy ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 là do chính quyền miền Nam
chủ mưu: điều khiển việc nhập cảng, bảo trợ việc biến chế, gói thành gói, mở
mang các tiệm hút và phân phối cho khách
hàng tiêu thụ.
Sách sử cho biết, tại miền Nam
Việt Nam, từ năm 1950 cho đến tháng 4 năm 1975, việc buôn bán ma túy đều do các chính quyền Bảo Đại, chế độ cha cố Ngô
Đình Diệm, chính quyền của Tướng Nguyễn Cao Kỳ và chính quyền quân phiệt Da-tô
Nguyễn Văn Thiệu chủ trương bất kể gì là sản phẩm này có tác dụng làm nguy
hại cho nòi giống, dân tộc và tiền đồ của đất nước.
Với những hành động vừa phi pháp,
vừa bất nhân và dã man, vừa hại nước hại
dân, vừa phản dân tộc, các chính quyền miền Nam đã trở thành những tổ chức tội
ác đối với dân tộc Việt Nam và đối với nhân dân thế giới. Chính vì vậy mà sử
gia Alfred McCoy mới gọi chế độ cha cố Ngô Đình Diệm là“Triều Đại Diệm và Băng
Đảng Ăn Cướp Ngô Đình Nhu” (Diem Dynasty and the Nhu Bandits” (Alfred McCoy, The Politics of Heroin in Southeast Asia
(New York: Harper & Row Publishers, 1972), p. 159). Phần trình bày dưới đây
sẽ giúp cho độc giả có cái nhìn thấu đáo về vấn đề này.
…
Hơn một năm sau khi được Liên Mỹ
- Vatican đưa về Việt Nam cầm quyền với cuơng vị là thủ tướng vào ngày
7/7/1954, Ngô Đình Diệm tổ chức cuộc trưng cầu dân ý gian lận vào ngày 23/10/1955
với dã tâm truất phế QuốcTrưởng Bảo Đại để tiếm quyền. Làm xong việc làm phản trắc này, ngày
26/10/1955, Ngô Đình Diệm tuyên bố miền Nam Việt Nam là nước Cộng Hòa Việt Nam
và tự phong là Tổng Thống, rồi cho mở chiến dịch tuyên tuyền rầm rộ bài trừ các
tệ đoan xã hội, trong đó có việc cấm hút thuốc phiện để làm bức bình phong che đậy việc thiết lập chế độ đạo phiệt Da-tô và gia
đình trị đang được tiến hành.
Năm 1958, sau khi đã củng cố xong
quyền lực, anh em nhà Ngô cho tái lập kỹ nghệ buôn lậu thuốc phiện sống, thiết
lập các cơ sở biến chế và khuếch trương kỹ nghệ này bằng cách cấu kết với các tên đầu nậu Ba Tầu (trong
đó có tên Mã Tuyên) ở Chợ Lớn để mở
mang các tiệm hút và các tiệm bán sỉ bán lẻ sản phẩm này ở Sàigòn Chợ Lớn một
cách công khai. Vào khoảng năm 1963, công việc làm ăn phi pháp này của chính
quyền Diệm khá phát đạt. Riêng ở Chợ Lớn, con số tiệm hút hoạt động công khai
lên đến 2,500 tiệm. Dưới đây là đoạn văn của tác giả Alfred McCoy viết trong
cuốn The Politics of Heroin in South East
Asia về việc làm bất chính hại dân hại nước này của chế độ cha cố Ngô Đình
Diệm:
“Triều Đại Diệm và Băng Đảng Ăn Cướp Ngô Đình
Nhu:…Nhưng Ngô Đình Nhu quyết định tái lập việc buôn bán nha phiến đê lấy tiền.
Dù là hầu hết các tiệm hút ở Sàigòn đã đóng cửa cả ba năm rồi, hàng ngàn dân
nghiện người Tầu và người Việt vẫn còn thèm muốn được hút trở lại. Ông Nhu cho
người tiếp xúc với những lãnh tụ của các tổ chức có thế lực của người Tầu ở Chợ
Lớn để mở lại các tiệm hút và thiết lập một hệ thống phân phối thuốc phiện nhập
cảng lậu cho họ sử dụng. Chỉ trong vòng có mấy tháng, hàng trăm tiệm hút thuốc
phiện này đã hoạt động trở lại, và năm năm sau, một phóng viên của tờ Time –
Life lượng định ở Chợ Lớn có tới 2.500
tiệm hút thuốc phiện họat động công khai.
Để có thể cung ứng thuốc phiện đầy đủ cho
khách hàng tiêu thụ, Ngô Đình Nhu thiết lập hai hệ thống đường bay khứ hồi từ
vùng sản xuất thuốc phiện sống ở Lào về miền Nam Việt Nam. Hệ thống đường bay
chính là thuê mướn mấy phi cơ nhỏ của hãng Hàng Không Lào, giao cho tên bất lương Bonaventure “Rock” Francisci,
người Corse, điều khiển. Dù là tối thiểu có đến 4 chiếc phi cơ nhỏ chuyển
vận thuốc phiện lậu từ Lao về miền Nam Việt Nam, nhưng chỉ có một mình cá nhân
Francisci trực tiếp nói chuyện và thương
lượng với Ngô Đình Nhu. Theo Trung Tá Lucien Conein, một cựu viên chức cao
cấp CIA ở Sàigòn, mối liên giữa Ngô Đình
Nhu và Francisci về dịch vụ bất chính này khởi
đầu vào năm 1958. Sau khi Nhu bảo đảm an toàn cho việc đem thuốc phiện về
Sàigòn, hàng ngày, Francisci dùng đoàn máy bay Beechtcrafts hai động cơ chuyển
vận món hàng này về miền Nam Việt Nam..
Ngoài ra, Ngô Đình Nhu còn phái nhân viên tình báo đến Lào với nhiệm
vụ là chuyển vận thuốc phiến sống về miền Nam Việt Nam bằng phi cơ của Không Lực Việt Nam.
Trong khi Ngô Đình Nhu nói chuyện và thương
lượng trực tiếp và cá nhân Francisci, Bác-sĩ Trần Kim Tuyến trực tiếp điều hành những toán điệp viên họat động ở
Lào. Dù rằng, hầu hết các tài liệu mô tả Nhu như là một lý thuyết gia chính trị
của chế độ Diệm, nhiều người trong nội bộ lại cho rằng ông tu xuất Trần Kim
Tuyến mới thực sự là nhân vật chủ chốt của
kế hoạch làm ăn bất chính này. Đứng đầu tổ chức mật vụ có danh xưng tàng
hình là “Sở Nghiên Cứu Xã Hội và Chính
Trị”, Bác-sĩ Tuyến chỉ huy một hệ thống tình báo rộng lớn bao gồm cả Lực Lượng Đặc Biệt (do CIA tài trợ), Sở An Ninh Quân Đội, và quan trọng nhất là Đảng
Cần Lao. Qua Đảng Cần Lao, Bác-sĩ Tuyến tuyền mộ điệp viên và cán bộ chính
trị ở trong tất cả các cơ quan trong chính phủ và trong quân đội. Chính quyền
Sàigòn kiểm soát chặt chẽ việc thăng thuởng, và chỉ những người cộng tác với
Bác-sĩ Tuyến mới được thăng chức mau chóng. Nhờ có những khoản tiền kếch sù do
việc buôn bán ma túy, ăn hôi lộ và các thứ tham nhũng khác, Sở Nghiên Cứu Xã
Hội và Chính Trị của Bác-sĩ Tuyến có thể mướn hàng ngàn phu đạp xích lô, gái
nhẩy tại các quán khiêu vũ và những người bán hàng rong ở ngoài đường phố để
làm chỉ điểm viên cho Sở. Nhờ vậy mà ở mỗi một góc đường phố ở Sàigòn-Cholon đều có chỉ điểm viên của sở mật
vụ của Bác-sĩ Tuyến. Thay vì cho người theo dõi một đối tượng, Bác-sĩ Tuyên chỉ
cần ra khẩu lệnh cho các chỉ điểm viên
tại các góc phố truyền tin tức của đối tượng cho nhau biết. Nhờ vậy mà Sở biết
được đầy đủ những chi tiết về di chuyển, nơi họp mặt và nội dung các cuộc họp của đối tượng. Một
số các nhà quan sát cho rằng Bác-sĩ
Tuyến có hàng trăm ngàn nhân viên mật vụ
làm việc toàn phần và bán thời gian. Qua hệ thống mật vụ tuyệt vời như vậy,
Bác-sĩ Tuyến có đầy đù hồ sơ với rất nhiều chi tiết của tất cả mọi nhân vật
quan trọng của miền Nam Việt Nam, đặc biệt là có cả hồ sơ của ông Diệm, ông Nhu, bà Nhu và những hồ sơ này được gửi
ra nước ngoài như là hình thức “bảo hiểm nhân thọ” của mỗi cá nhân.
Vì có
trách nhiệm điều hành phần lớn hệ thống tình báo hải ngoại của chế độ Diệm, cho
nên Bác-sĩ Tuyến có thể ngụy trang hay che giấu những dịch vụ mua thuốc phiện ở Lào bằng những công
việc bình thường trong hệ thống tình báo của ông.”
Phần trích dẫn trên đây chỉ là có
2 trong số gần 7 trang nói về việc buôn bán ma túy trong thời chế độc cha cố
Ngô Đình Diệm.
Đồng thời, chính quyền Ngô Đình
Diệm còn biến miền Nam thành một trung tâm cung cấp thuốc phiện sống cho tổ
chức Mafia quốc tế tại Marseille chuyên biến thuốc phiện sống thành bạch phiến
rổi chuyển vận sản phẩm này sang Bắc Mỹ
để phấn phối cho khác hàng tiêu thụ ở Hoa Kỳ. Đây là một hệ thống tội ác quốc
tế tay ba: (1) Nguồn thuốc phiện sống phát xuất từ miền Nam Việt Nam do anh em
Ngô Đình Diệm cung cấp, (2) trung tâm biến chế thuốc phiện sống thành bạch
phiến đặt cơ sở tại Marseille (Pháp) do anh em Antoine Guerini nguời Pháp điều
khiển, và (3) trung tâm phân phố bạch phiến tại Bắc Mỹ dưới quyền điểu khiển
của các tay trùm Carlos Marcello, Sam Giancana và Santos Traficante Sự kiện này được hai tác giả Bradley S. O’
Leary và Edward Lee ghi nhận trong csách Vụ
Ám Sát Ngô Đình Diệm (Tựa đề Anh ngữ : The deaths of the Cold War Kings,
the assassinations of Diem & JFK)
như sau.
“Và năm 1958, khi Diệm – Nhu tái lập lưu
thông thuốc phiện về Sàigòn, Francisci khó có thể hoan hỉ hơn vì nó đã làm sống
lại nghề cũ của ông ta là vận chuyển thuốc phiện từ gốc sản xuất ở Lào đi thẳng
về Nam Việt Nam bằng một phi đội máy may riêng của hắn. Nhưng thậm chí có thể
kiếm được nhiều tiền hơn từ việc bán thuốc phiện trực tiếp cho hàng trăm ổ hút
và hàng ngàn con nghiện ở Sàigòn. Việc sản xuất thuốc phiện ở các nơi khác trên
thế giới - đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico – ngày càng thất thường và không
chắc chắn vì liên tục bị pháp luật ngăn trở. Tình hình này chỉ làm lợi thêm cho
Guerini bởi vì nó gia tăng thị phân ma túy của y. Chuyện này xẩy ra như thế
nào?
Nhu và Rock Francisici đã thực hiện một hợp
đồng phân phối cơ bản. Francisci sẽ vận chuyển thuốc phiện đến Sàigòn cho các ổ
hút của Nhu nhưng hắn còn chở nhiều thuốc phiện cho các điểm thả dù ở Sàigòn.
Tại đây, thuốc phiện sẽ được máy bay vận tải chở sang các xưởng chế biến ở
Marseille. Tại Marseille, thuốc phiện sẽ được chế biến thành bạch phiến có chất
lượng cao để bán cho các trùm ma túy ở Mỹ như Santos Trafficante, Carlos
Marcello, và Sam Giancana. Tất cả đều làm giầu trong chuyện này, và ai cũng
thấy được rằng đó là chuyện làm ăn rất an toàn, bởi vì Nhu có thể được coi như
một thứ Bộ TRưởng Tư Pháp của Nam Việt Nam, ông không phải ưu tư hay trả lời
trước bất cứ một cơ quan thi hành pháp luật nào. Ông ta là luật pháp, và ông ta
sử dụng sức mạnh này để đảm bảo cho Francisci và khách hàng của ông ở Marseille
một nguồn cung cấp thuốc phiện ổn định để sản xuất bạch phiến. Một vụ làm ăn
ngon lành.
Với vị trí quyền lực trong chính phủ Nam Việt
Nam, Nhu có thể đảm bảo rằng các máy bay chở đầy thuốc phiện của Francisci (đội
lốt vận tải “ngoại giao”) có thể bay từ Lào đáp xuống Sàigòn và chuyển hàng
xong hết mà không gặp nhiểu kiểm tra phiền toái. Thậm chí Nhu còn tăng năng
suất đều đặn trong hai năm 1961 và 1962 bằng cách huy động Phi Đội Vận Tải số 1
của riêng ông (chuyên hoạt động tình báo trên không [thỉnh thoảng bay phối hợp
với CIA]) vào việc đó. Giữa năm 1958 và 1963, Sàigòn thực sự trở thành kho hàng
chứa thuốc phiện thô mà phần lớn sẽ chuyển tới Marseille để cuối cùng thỏa mãn
nhu cầu của con nghiện bạch phiến Mỹ.
Tuy nhiên, Nhu còn có những khuyến khích
khác cho hợp đồng béo bở này. Trong lúc các máy bay vận tải thuê riêng của
Francisci - thường gọi là Hàng Không Thương Mại Lào – hàng ngày chở thuốc phiện
tới Sàigòn mà không bị luật pháp gây rắc rối, thì những tay cung cấp nhỏ hơn
không được an toàn như vậy. Lực lượng cảnh sát của Nhu sẽ lập tức hỏi thăm họ
vì đã dám lấn sấn (tới phạm vi hoạt động)
của Francisci.
Anh em Guerini không thể nào phấn chấn hơn
trước hợp đồng của Francisci, và cũng không thể hài lòng hơn về Nhu vì ông đã
giúp thực hiện được hợp đồng đó. Hợp đồng này giúp cho anh em Guerini trở thành
những ông trùm ma túy toàn cầu vào cuối thập niên 1950 đầu thập niên 1960, đồng
thời nó tạo ra một liên minh tội phạm vững như bàn thạch giữa Nhu và tập đoàn
Marseille. Nhu, Diệm và toàn bộ dòng họ Ngô Đình ai cũng nổi lên giầu có khác
thường nhờ vào liên minh này (trong khi vẫn
kiếm được nguồn tài chính bất minh cần thiết cho cảnh sát và tình báo).
Quan trọng hơn thế, anh em tội phạm Guerini thậm chí còn tích lũy được nhiều
của cải hơn, và những khách hàng chủ yếu của họ - Mafia Mỹ cũng vậy.
Cho nên, về căn bản, tập đoàn Marseille,
Mafia Mỹ, và chính quyền Ngô Đình Diệm đã biến thành nững đối tác làm ăn của
nhau trong mạng lưới ma túy toàn cầu. Có nghĩa là tiền tỉ, tiền tấn chảy vào
túi người nào có dinh dáng, dĩ nhiên là thế. Và nguồn suối mạnh mẽ không ngừng
phát sinh ra tiền bạc và sức mạnh này chính là Ngô Đình Nhu.”
“Giữa tất cả nhũng điều đó, chúng ta có tập
đoàn bạch phiến quốc tế, đặt tổng hành dinh tại Marseille, Pháp, và do anh em
Guerini người Pháp điều hành. Nguồn cung phần lớn nguyên liệu thuốc phiện cho
họ thông qua Nhu và kẻ trung gian là Rock Francisci, cũng là người Pháp.
Bây giờ chúng ta gặp một người Pháp nữa,
giống như Rock Francisci, đã sống gần như suốt đời ở Đông Nam Á. Người này la
Matthew Franchini. Bề ngòai ông ta được mô tả như một thương gia trọng nguyên
tắc và là chủ khách sạn đáng kính (ông ta sở hữu khách sạn Continental nổi
tiếng ở Sàigòn). Tuy nhiên, sự thực thì Franchini là bộ não đằng sau các chuyến
hàng thuốc phiện của Rock Francisci từ Sàigòn sang các lò bạch phiến ở
Marseille. Tại sao điều này quan trọng thế? Vì Franchini là một khâu vô giá
trong đường dây chỉ huy của thế giới ngầm Marseille, nếu không muốn nói là
đương dây chỉ huy tập đoàn bạch phiến toàn cầu. Franchini cung cấp cho
Marseille sản phẩm morphine vốn được
Rock Francisci chở thoải mái về Sàigòn (những chuyến này do Nhu bảo kê).”
Ngoai ra, lại cón có Tòa Đại Sứ Việt Nam tại Lào, Trần Kim Tuyến và bọn Cần Lao tin cẩn,
người phụ trách chuyển vận thuốc phiện từ Lào về Sàigòn nữa.
Theo sự hiểu biết của người viết,
tất cả những tên đầu sỏ của hệ thống tổ chức tội ác quốc tế này đều là
những người thấm nhuần triệt để Ki-tô giáo.
Có thể do việc làm ăn bất lương
này, anh em ông Ngô Đình Diệm mới bắt đầu kết thân sống chết với tên Mã Tuyên,
một tên đầu nậu khét tiếng trong bang Triều Châu ở Chợ Lớn. Xin nhắc lại, cũng
vì ma túy có tác dụng làm suy yếu sức khỏe của con người, làm cho gia đình
những người nghiện khốn đốn điêu linh, và làm cho các quốc gia có nhiều người
nghiện trở nên suy nhược, cho nên hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới đều
nghiêm cấm bán sản phẩm này cho quảng đại quần chúng, và chỉ cho phép được sử
dụng trong phạm vi y khoa mà thôi. Cũng vì thế mà tác giả Alfred W. McCoy mới
gọi chế độ đạo phiệt gia đình trị Ngô Đình Diệm là “Triều Đại Ngô Đình Diệm và Băng
Đảng Ăn Cướp Ngô Đình Nhu = Diem’s Dynasty and the Nhu Bandits.” Alfred W. McCoy, Ibid., p. 159.
Phạm Trọng Luật, USA
[Trích đoạn từ Chương 91 của “Giáo hội La Mã - Lịch sử và Hồ sơ Tội ác”, Phạm Trọng Luật, USA,
ngày 1 tháng 6 năm 2011]