Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2013


 
MỘT MÙA XUÂN VATICAN?

New York Times – 27-2-2013

 

Hans Küng là Giáo sư Danh dự về Thần học Hoàn vũ (professor emeritus of ecumenical theology) tại trường Đại học Tübingen (Đức) và là tác giả của cuốn “Còn có thể cứu vãn được Giáo hội không?” (Can the Church Still Be Saved?) sắp xuất bản. Ông là nhà thần học Công giáo người Thụy sĩ, từng là đồng nghiệp của Giáo hoàng Benedict XVI, và cũng là vị Linh mục chỉ trích mạnh mẽ cơ chế giáo quyền đương đại. Vatican cấm ông dạy Thần học Công giáo nhưng không cất chức Linh mục của ông.

 
Tôi dịch và phổ biến bài nầy với ước mong bạn đọc, nhất là các bạn tín đồ Công giáo Việt Nam, thấy được (hay ít nhất là bắt đầu tìm hiểu thêm) về 3 cuộc khủng hoảng giáo lý, giáo chế, giáo quyền của Giáo hội Công giáo được hàm ý trong bài viết nầy, để đừng tiếp tục mang một ảo tưởng về sức mạnh thần quyền và thế quyền của Tòa thánh Vatican nữa. Tiên quyết phải được giải phóng khỏi ảo tưởng đó thì tín đồ Công giáo Việt Nam mới có thể có trí tuệ và ý chí để bắt đầu tiến hành các cải cách cần thiết cho sự sống còn của Giáo hội mình. (Nhấn mạnh trong bản dịch là của LND, người dịch – 3/2013)

Mùa Xuân Ả Rập đã làm chấn động một loạt các chế độ toàn trị. Với hành động từ nhiệm của Giáo hoàng Benedict XVI, liệu một hiện tượng như thế có sẽ xãy ra cho Giáo hội Công giáo La Mã không - một Mùa Xuân Vatican chăng?

Dĩ nhiên là hệ thống Giáo hội Công giáo thì không giống như ở Tunisia hay Ai Cập và lại càng không giống như chế độ quân chủ tuyệt đối như ở Saudi Arabia. Tại hai nơi nầy, đã không có những cải cách thật sự, chỉ có những nhượng bộ thứ yếu. Trong cả hai trường hợp, người ta đã nhân danh truyền thống để chống lại cải cách. Tại Saudi Arabia, truyền thống chỉ bắt đầu mới hai thế kỷ nay, nhưng chế độ giáo hoàng thì đã 20 thế kỷ.

Tuy nhiên, truyền thống 20 thế kỷ đó có như thế không? Thật ra, giáo hội đã trải qua một nghìn năm mà không có một chế độ giáo hoàng quân chủ tuyệt đối như loại mà chúng ta biết ngày nay.

Mãi cho đến thế kỷ thứ 11 thì “cuộc cách mạng từ trên xuống”, còn gọi là “Cuộc cải cách Gregorian” do Giáo hoàng Gregory VII khởi xướng, mới để lại cho chúng ta ba đặc điểm lâu bền trong hệ thống La mã: Một hệ thống giáo hoàng tập trung tuyệt đối, một giáo quyền có tính cưởng bách, Linh mục cũng như các chức sắc thế tục khác phải sống đời độc thân.

Những nỗ lực của các công đồng trong thế kỷ thứ 15, các nhà cải cách của thế kỷ thứ 16, thời đại Ánh sáng và cuộc cách mạng Pháp trong hai thế kỷ 17 và 18, và chủ nghĩa tự do trong thế kỷ thứ 19 … tất cả đều chỉ đem lại những thành công giới hạn. Ngay cả Cộng đồng Vatican II, từ 1962 đến 1965, dù có đề cập đến nhiều quan tâm của giới cải cách và của những phê phán hiện đại, cũng đã bị quyền lực của Giáo triều Rôma (Curia), cơ quan quản trị của Tòa thánh, phá ngang và chỉ thi hành được vài đổi thay được Cộng đồng đòi hỏi.

Cho đến hôm nay, Giáo triều Curia  trong hình thức giống như một sản phẩm của thề kỷ thứ 11, chính là trở ngại chính (chief obstacle) cho bất kỳ cải cách rốt ráo nào nhằm vào Giáo hội Công giáo, cho bất kỳ một hiệp thông hoàn vũ với các Hội thánh Cơ đốc giáo và các tôn giáo thế giới khác, và cho bất kỳ thái độ phê phán xây dựng nào đối với thế giới hiện đại.

Dưới triều đại của hai vị Giáo hoàng gần đây nhất, Gioan Phaolồ II và Bênêđict  XVI, ta thấy đã xãy ra một xu thế quay lại tai hại (fatal return) nhằm xử dụng những tập quán quân chủ của Giáo hội.

Vào năm 2005, trong một hành động bạo dạn hiếm hoi, Giáo hoàng Benedict đã đàm đạo thân mật 4 tiếng đồng hồ với tôi trong ngôi nhà nghĩ mùa Hè Castel Gandolfo của Giáo hoàng tại La Mã. Tôi vốn là đồng nghiệp của Giáo hoàng tại Đại học Tübingen và cũng là người chỉ trích Giáo hoàng gay gắt nhất. Trong 22 năm, vì quyết định thu hồi giấy phép dạy đạo của tôi vì đã chỉ trích tính không sai lầm của Giáo hoàng, chúng tôi đã không có cuộc tiếp xúc riêng tư nào.

Trước cuộc gặp mặt, chúng tôi đồng ý là sẽ gác những khác biệt qua một bên và chỉ thảo luận những đề tài mà chúng tôi nghĩ có thể đồng ý với nhau: Quan hệ tích cực giữa niềm tin Cơ đốc giáo và khoa học, cuộc đối thoại giữa các tôn giáo và các nền văn minh, và sự đồng thuận đạo đức xuyên qua tín ngưỡng và ý thức hệ.

Đối với tôi, và cả đối với toàn bộ thế giới Công giáo, cuộc gặp gở là một dấu hiệu của hy vọng. Tuy nhiên buồn thay, triều đại giáo hoàng Benedict đã chỉ được ghi dấu bởi những tan vỡ và các quyết định sai lầm. Giáo hoàng đã chọc giận (irritated) các Hội thánh Tin Lành, người Do Thái, người Hồi Giáo, thổ dân châu Mỹ Latinh, nữ giới, các nhà thần học có khuynh hướng cải cách và tất cả những tín hữu Công giáo muốn cải cách.

Chúng ta đều biết những xì-căng- đan lớn dưới triều đại của Giáo hoàng Benedict là quyết định thừa nhận Hiệp hội Society of St Pius X, vốn chống đối quyết liệt Công đồng II, của Tổng Giám mục Marcel Lefebvre, cũng như thừa nhận Giám mục Richard Williamson, người cho rằng không có diệt chũng (Holocaust) [dưới chế độ Quốc xã Đức]. Chức sắc giáo hội thì lạm dụng tình dục con nít và trẻ em tràn lan mà Giáo hoàng lại là người trách nhiệm chính trong việc bao che [những kẻ phạm tội nầy] khi Giáo hoàng còn là Hồng y Joseph Ratzinger. Và còn vụ rò rĩ “Vatileaks” đã phanh phui ra những mưu đồ khũng khiếp (horrendous intrigue), đấu đá quyền lực (power struggles), tham nhũng trụy lạc tình dục (corruption and sexsual lapses) trong giáo triều Curia, và hình như đó là lý do chính khiến Giáo hoàng Benedict đã phải quyết định từ chức. 

   
TGM Marcel Lefebvre (trái) và GM Richard Williamson

Sau gần 600 năm, sự cố Giáo hoàng từ chức nầy đã làm hiển lộ cuộc khủng hoảng cơ bản đã từ lâu ẫn hiện trong một giáo hội hóa thạch lạnh lùng (coldly ossified church). Và bây giờ thì cả thế giới đều hỏi liệu vị Giáo hoàng sắp tới, trước tình hình đó, có khánh thành một mùa xuân mới cho Giáo hội Công Giáo không?

Ta không thể bỏ qua những nhu cầu tuyệt vọng của Giáo hội. Tình trạng thiếu thốn thê thảm con số Linh mục tại Âu châu và tại châu Mỹ Latinh cũng như châu Phi. Một lượng khổng lồ tín đồ rời bỏ Giáo hội hay “di dân tại chổ” (internal emigration, hàm ý “tự tu”, không chấp nhận quyền lực tinh thần của giáo hội), nhất là trong các quốc gia kỹ nghệ. Một hiện tượng không nhầm lẫn được là tình trạng mất lòng kính trọng đối với giám mục và linh mục, một sự xa lìa, nhất là trong giới phụ nữ trẻ, và sự thất bại trong nỗ lực kết hợp giới trẻ vào Giáo hội.

Chúng ta không nên bị lạc dẫn bởi cơn sốt truyền thông của những buổi lễ hoành tráng của Giáo hoàng hay tiếng vỗ tay hoang dại của những nhóm trẻ Công giáo bảo thủ. Sau mã ngoài đó là toàn bộ ngôi nhà đang vỡ vụn. (Behind the façade, the whole house is crumbling)

Trong tình trạng thê thảm nầy, Giáo hội cần có một vị Giáo hoàng mà về mặt trí thức thì đừng sống trong thời kỳ Trung cổ, đừng cổ xúy cho bất kỳ  một nền thần học, một hệ thống nghi lễ hay một hiến chương giáo hội thời Trung cổ nào cả. Giáo hội cần một vị Giáo hoàng mở lòng với những quan tâm về cải cách, về tính hiện đại. Một Giáo hoàng đứng lên cho tự do của giáo hội trên thế giới không phải chỉ bằng các buổi lễ mà còn đấu tranh bằng lời nói và hành động cho tự do và nhân quyền chính ngay trong lòng giáo hội (freedom and human rights within the church), đứng lên cho các nhà thần học, cho nữ giới, cho tất cả mọi tín hữu Công giáo muốn công khai nói lên sự thật. Một giáo hoàng không còn bắt buộc các giám mục phải rón rén đi theo một con đường phản động (to toe a reactionary party line), một giáo hoàng thực hiện một nền dân chủ thích hợp trong giáo hội, vốn đã định hình cho mẫu mực của thời kỳ Cơ đốc giáo sơ khai. Một giáo hoàng không bị “cái bóng giáo hoàng” (shadow pope) như Benedict và các cận thần trung tín của ông ta ảnh hưởng.

Vị tân Giáo hoàng xuất thân từ đâu đừng đóng một vai trò cốt yếu. Nghị hội Cơ mật các Hồng y thì chỉ đơn giản bầu lên người tốt nhất. Bất hạnh thay, từ thời Giáo hoàng Gioan Phaolồ II, một bản câu hỏi (questionnaire) đã được xử dụng để làm cho tất cả mọi giám mục đều phải tuân thủ học thuyết Công giáo La Mã chính thức trong những vấn đề gây ra tranh cải, một quy trình được ấn chứng bởi một lời thề, nguyện vâng lời Giáo hoàng một cách vô điều kiện (a vow of unconditional obedience to the pope). Đó là lý do vì sao cho đến nay ta không thấy có giám mục nào công khai bất đồng ý kiến.

Thế nhưng cấp giáo phẩm trong Giáo hội Công giáo đã từng bị cảnh báo về cái hố ngăn cách giữa họ và tín đồ trong những vấn đề quan trọng cần cải cách. Một cuộc thăm dò ý kiến tại Đức gần đây cho thấy 85% người Công giáo đồng ý cho phép Linh mục được  kết hôn, 79%  đồng ý để những người ly dị được làm đám cưới lại tại nhà thờ, và 75% đồng ý cho phụ nữ thụ phong Linh mục. Các nước khác hầu như cũng sẽ có những kết quả tương tự.

Liệu chúng ta có kiếm ra được một Hồng y hay Giám mục không còn muốn tiếp tục con đường mòn cũ kỹ không? Một người mà, trước hết, ý thức được rằng cuộc khủng hoảng của Giáo hội thì sâu sắc như thế nào; và tiếp theo là biết được những con đường dẫn Giáo hội ra khỏi cuộc khủng hoảng đó.

Những vấn đề nầy phải được công khai thảo luận trước và trong thời gian Mật nghị hội, với các Hồng y không bị khóa mỏm (muzzled) như họ đã từng bị trong Mật nghị hội năm 2005 (bầu Giáo hoàng Benedict XVI) để bắt họ theo đúng đường lối (to keep them in line).

Với tư cách là nhà thần học còn hoạt động cuối cùng của Công đồng Vatican II (chung với Giáo hoàng Benedict), tôi tự hỏi lúc bắt đầu Mật nghị hội, liệu có hay không  một nhóm Hồng y can đảm đối đầu với thành phần cứng đầu của Công giáo La Mã và đòi hỏi một ứng viên sẳn sàng mạo hiểm chọn lựa những hướng đi mới. Liệu điều nầy có thể thực hiện được với một hội đồng cải cách mới hay, tốt nhất là, một quốc hội đại biểu gồm những Giám mục, Linh mục và giáo dân ?

Nếu Mật nghị hội sắp tới bầu ra một Giáo hoàng đi lại trên lối mòn cũ, thì Giáo hội sẽ không bao giờ được trải nghiệm một mùa xuân mà chỉ rơi vào một thời kỳ băng giá, và có nguy cơ teo tóp lại thành một giáo phái càng lúc càng không còn thích đáng (increasingly irrelevant sect).

LND chuyển dịch từ bản Anh ngữ của Peter Heinegg

 

A Vatican Spring?

By HANS KÜNG
Published: February 27, 2013

THE Arab Spring has shaken a whole series of autocratic regimes. With the resignation of Pope Benedict XVI, might not something like that be possible in the Roman Catholic Church as well — a Vatican Spring?

Of course, the system of the Catholic Church doesn’t resemble Tunisia or Egypt so much as an absolute monarchy like Saudi Arabia. In both places there are no genuine reforms, just minor concessions. In both, tradition is invoked to oppose reform. In Saudi Arabia tradition goes back only two centuries; in the case of the papacy, 20 centuries.

Yet is that tradition true? In fact, the church got along for a millennium without a monarchist-absolutist papacy of the kind we’re familiar with today.

It was not until the 11th century that a “revolution from above,” the “Gregorian Reform” started by Pope Gregory VII, left us with the three enduring features of the Roman system: a centralist-absolutist papacy, compulsory clericalism and the obligation of celibacy for priests and other secular clergy.

The efforts of the reform councils in the 15th century, the reformers in the 16th century, the Enlightenment and the French Revolution in the 17th and 18th centuries and the liberalism of the 19th century met with only partial success. Even the Second Vatican Council, from 1962 to 1965, while addressing many concerns of the reformers and modern critics, was thwarted by the power of the Curia, the church’s governing body, and managed to implement only some of the demanded changes.

To this day the Curia, which in its current form is likewise a product of the 11th century, is the chief obstacle to any thorough reform of the Catholic Church, to any honest ecumenical understanding with the other Christian churches and world religions, and to any critical, constructive attitude toward the modern world.

Under the two most recent popes, John Paul II and Benedict XVI, there has been a fatal return to the church’s old monarchical habits.

In 2005, in one of Benedict’s few bold actions, he held an amicable four-hour conversation with me at his summer residence in Castel Gandolfo in Rome. I had been his colleague at the University of Tübingen and also his harshest critic. For 22 years, thanks to the revocation of my ecclesiastical teaching license for having criticized papal infallibility, we hadn’t had the slightest private contact.

Before the meeting, we decided to set aside our differences and discuss topics on which we might find agreement: the positive relationship between Christian faith and science, the dialogue among religions and civilizations, and the ethical consensus across faiths and ideologies.

For me, and indeed for the whole Catholic world, the meeting was a sign of hope. But sadly Benedict’s pontificate was marked by breakdowns and bad decisions. He irritated the Protestant churches, Jews, Muslims, the Indians of Latin America, women, reform-minded theologians and all pro-reform Catholics.

The major scandals during his papacy are known: there was Benedict’s recognition of Archbishop Marcel Lefebvre’s arch-conservative Society of St. Pius X, which is bitterly opposed to the Second Vatican Council, as well as of a Holocaust denier, Bishop Richard Williamson.

There was the widespread sexual abuse of children and youths by clergymen, which the pope was largely responsible for covering up when he was Cardinal Joseph Ratzinger. And there was the “Vatileaks” affair, which revealed a horrendous amount of intrigue, power struggles, corruption and sexual lapses in the Curia, and which seems to be a main reason Benedict has decided to resign.

This first papal resignation in nearly 600 years makes clear the fundamental crisis that has long been looming over a coldly ossified church. And now the whole world is asking: might the next pope, despite everything, inaugurate a new spring for the Catholic Church?

There’s no way to ignore the church’s desperate needs. There is a catastrophic shortage of priests, in Europe and in Latin America and Africa. Huge numbers of people have left the church or gone into “internal emigration,” especially in the industrialized countries. There has been an unmistakable loss of respect for bishops and priests, alienation, particularly on the part of younger women, and a failure to integrate young people into the church.

One shouldn’t be misled by the media hype of grandly staged papal mass events or by the wild applause of conservative Catholic youth groups. Behind the facade, the whole house is crumbling.

In this dramatic situation the church needs a pope who’s not living intellectually in the Middle Ages, who doesn’t champion any kind of medieval theology, liturgy or church constitution. It needs a pope who is open to the concerns of the Reformation, to modernity. A pope who stands up for the freedom of the church in the world not just by giving sermons but by fighting with words and deeds for freedom and human rights within the church, for theologians, for women, for all Catholics who want to speak the truth openly. A pope who no longer forces the bishops to toe a reactionary party line, who puts into practice an appropriate democracy in the church, one shaped on the model of primitive Christianity. A pope who doesn’t let himself be influenced by a Vatican-based “shadow pope” like Benedict and his loyal followers.

Where the new pope comes from should not play a crucial role. The College of Cardinals must simply elect the best man. Unfortunately, since the time of Pope John Paul II, a questionnaire has been used to make all bishops follow official Roman Catholic doctrine on controversial issues, a process sealed by a vow of unconditional obedience to the pope. That’s why there have so far been no public dissenters among the bishops.

Yet the Catholic hierarchy has been warned of the gap between itself and lay people on important reform questions. A recent poll in Germany shows 85 percent of Catholics in favor of letting priests marry, 79 percent in favor of letting divorced persons remarry in church and 75 percent in favor of ordaining women. Similar figures would most likely turn up in many other countries.

Might we get a cardinal or bishop who doesn’t simply want to continue in the same old rut? Someone who, first, knows how deep the church’s crisis goes and, second, knows paths that lead out of it?

These questions must be openly discussed before and during the conclave, without the cardinals being muzzled, as they were at the last conclave, in 2005, to keep them in line.

As the last active theologian to have participated in the Second Vatican Council (along with Benedict), I wonder whether there might not be, at the beginning of the conclave, as there was at the beginning of the council, a group of brave cardinals who could tackle the Roman Catholic hard-liners head-on and demand a candidate who is ready to venture in new directions. Might this be brought about by a new reforming council or, better yet, a representative assembly of bishops, priests and lay people?

If the next conclave were to elect a pope who goes down the same old road, the church will never experience a new spring, but fall into a new ice age and run the danger of shrinking into an increasingly irrelevant sect.


Hans Küng is a professor emeritus of ecumenical theology at the University of Tübingen and the author of the forthcoming book “Can the Church Still Be Saved?” This essay was translated by Peter Heinegg from the German.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét