Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2019


BỐN BÀI LÀ CŨNG ĐỦ ĐỂ ĐÁNH GIÁ
ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
VÀ CHẾ ĐỘ ĐỆ NHẤT CỌNG HÒA
Sưu tầm của Kevin Trần

Xin giới thiệu 4 bài viết về ông Ngô Đình Diệm và chế độ Đệ Nhất Cọng Hòa (1956-1963):
:
1- Ngô Đình Diệm, Thời Chưa nắm Chính Quyền, 1897-1954
Tác giả: Chính Đạo Vũ Ngự Chiêu (Texas, USA)
Bài nầy đề cập đến cội rễ Tôn giáo và nguồn gốc Chính trị của ông Diệm và Gia đình. Phải hiểu được hai gốc gác nầy thì mới giải thích được vì sao sau nầy, khi cầm quyền, ông Diệm mới là "con nuôi" của Mỹ, ông Diệm mới đàn áp đối lập chính trị, ông Diệm mới kỳ thị Phật giáo, và mới bị nhân dân miền Nam thù ghét. Bài có nhiều sử liệu quý giá của chính quyền Pháp.

2- Nhìn Lại Giai Đoạn Ngô Đình Diệm 
Tác giả: Nguyễn Gia Kiểng (Paris, France)
Bài nầy phân tích chính trị từ góc độ khoa học chính trị (political science). Bài viết có cấu trúc chặt chẻ và độ logic cao để đánh giá con người chính trị của Ngô Đình Diệm. Và qua đó, phê phán chế độ Đệ Nhất Cọng hòa. Điều đáng nói là tác giả Nguyễn Gia Kiểng vốn là một nhà lập thuyết Công giáo có trình độ, là một chính trị gia chuyên nghiệp và "được" những thành phần "chống đối" trong nước đánh giá cao vì khả năng lý luận của tác giả qua một số tác phẩm lập thuyết của ông ta.

3- Ngô Đình Diệm, Nước Bại Theo Một Người 
Tác giả: Hồ Sỹ Khuê (Paris, France)
Bài nầy phân tích đầy đủ nhất từ trước đến nay về con người Ngô Đình Diệm trong vai trò của một nhà lãnh đạo quốc gia. Bằng những chứng cớ bất khả phủ bác, tác giả đã chứng minh và lý giải vì sao ông Diệm đã thất bại toàn diện, không thực hiện được các mục tiêu tại miền Nam. Đây là tiếng nói có thẩm quyền vì tác giả đã từng là nhà lý thuyết chính trị, đóng góp vào việc thiết kế chính sách cho hai ông Diệm và Nhu từ những năm hai ông nầy mới lên nắm chính quyền (1954-1955).

4- Ông Ngô Đình Diệm Từ Cái Nhìn Của Giới Nghiên Cứu Mỹ 
Tác giả: Nguyễn Kha (California, USA)
Đây là bài tổng hợp và cập nhật một bài viết cũ của tác giả TCN bằng cách thêm một phần dẫn nhập, thay thế 6 tác giả mới, và giới thiệu thêm một phần phê phán của người Việt. Chế độ Diệm là "con đẻ" của Mỹ, lại cũng chính Mỹ góp phần vào việc chấm dứt chế độ Diệm, do đó, không thể hiểu biết và phê phán được chế độ Diệm nếu không nắm bắt được đánh giá của người Mỹ về chế độ đó.


Từ trái: Chính Đạo Vũ Ngự Chiêu, Nguyễn Gia Kiểng, Hồ Sỹ Khuê, Nguyễn Kha


BỐN TUYÊN BỐ “LƯU XÚ VẠN NIÊN”
CỦA ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM

Sưu tầm của Kevin Trần

Mỗi lãnh tụ lớn, nhất là lãnh tụ chính trị, sau khi qua đời thường để lại một số di sản cho hậu thế. Di sản đó có thể là thành quả của những chính sách, có thể là những dấu ấn chính trị lâu dài, cũng có thể là một số tư tưởng lập thuyết … Trong số di sản đó, nỗi bật nhất là những câu nói ngắn gọn và dễ nhớ, phản ảnh tâm nguyện hay lý tưởng hay nhân cách của vị lãnh tụ đó.
Ông Ngô Đình Diệm là Tổng thống đầu tiên của nước Việt Nam Cộng hòa. Là một lãnh tụ chính trị nên ông cũng để lại nhiều tuyên bố trong sự nghiệp chính trị của ông. Trong số đó có bốn tuyên bố “để đời” mà cho đến nay, hằng năm, vẫn được nhiều người chống đối cũng như bênh vực ông nhắc đến mỗi độ tháng Mười một về:

11-     Tuyên bố về quan điểm dụng nhân trong bộ máy cai trị quốc gia: “Chỉ có dân miền Trung mới có khả năng lãnh đạo quốc gia. Dân miền Bắc hợp với buôn bán, còn dân miền Nam chỉ làm tướng võ biền
(xem Bách khoa Toàn thư Wikipedia tiếng Việt , tiểu mục “Câu Nói”)

22-     Tuyên bố về bản chất quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam t ại New York City ng ày 13-5-1957, xem miển Nam Việt Nam như một thuộc địa của Mỹ: “Liên quan tới vấn đề an ninh, biên giới của Mỹ không ngừng ở bờ biển Đại Tây dương và Thái Bình dương mà kéo dài, tại Đông Nam Á, tới sông Bến Hải, vốn chia đôi Việt Nam ở vĩ tuyến thứ 17, tạo thành cái biên giới đã bị đe dọa của Thế giới Tự do mà chúng ta đều trân trọng
(xem Bách khoa Toàn thư Wikipedia tiếng Việt , tiểu mục “Câu Nói”)

33-     Tuyên bố về tương quan quyền lực giữa ông và bộ luật cao nhất của VNCH là Hiến Pháp: “Không nên tin có âm mưu trì hoãn giải quyết các vấn đề, sau lưng Phật giáo trong nước hãy còn có Hiến Pháp, nghĩa là có tôi
Trích từ thông điệp sáng ngày 14-6-1963 của ông Diệm, sau một loạt các biến cố dẫn đến bế tắc giữa hai Ủy ban Liên Phái (của Phật giáo) và Ủy ban Liên Bộ (của chính phủ) trong quá trình đàm phán giải quyết những đòi hỏi tự do và bình đẳng tôn giáo của Phật giáo đồ.Nền dân chủ và nguyên tắc “Tam quyền phân lập” của chế độ Đệ Nhất Cọng Hòa bị vất vào sọt rác chỉ với một lời tuyên bố nầy của ông Diệm. (Xem thêm: Đánh giá Hiến pháp Đệ nhất Cọng hòa 1956)

44-     Lời nguyền trước tình hình bế tắc, dẫn đến tuyệt lộ trong hồi chung cuộc của một kiếp bạo chúa (“Tyrant”, từ của Nigel Cawthorne): “Tôi tiến thì theo tôi. Tôi lùi thì giết tôi. Tôi chết thì trả thù cho tôi”.
Ông Diệm lập lại câu nói của người đồng đạo là một vị Tướng Công giáo người Pháp Henri Duvergier vào tháng 4/1793 [vốn muốn bảo vệ Vương quyền Đế chế đang bị quân đội và nhân dân cách mạng Pháp đẩy vào tuyệt lộ]  để hô hào “trả thù cho tôi”. Lời nguyền đó đã được xem như một lời di chúc thiêng liêng, và cũng đã giúp giải thích vì sao hơn 50 năm sau, vẫn còn những kẻ đồng đạo tàn dư của ông Diệm kêu gọi hận thù …   
Chi tiết bốn tuyên bố nầy và rất nhiều tài liệu tham khảo / dẫn chứng đã được trình bày trong một bài viết công phu tại http://hoangnamgiao.blogspot.com/2017/01/bon-tuyen-bo-e-oi-cua-ong-ngo-inh-diem.html và được đọc trên YouTube https://www.youtube.com/watch?v=-o10sNcRtcg .

Bốn tuyên bố “để đời” của ông ở trên ít nhất cho ta biết gì về con người chính trị thật của ông Ngô Đình Diệm? Ông là người kỳ thị địa phương, ông là người phi dân tộc, ông là người phản dân chủ, và ông là người cổ súy hận thù. Thế mà ông Diệm đó đã từng làm “Ngô Tổng thống muôn năm” của nền Đệ Nhất Cọng Hòa. Và bây giờ đang được Công giáo Việt Nam lăng xăng dựng lại cái thây ma của ông để toan tính thực hiện mưu đồ chính trị trong ván bài của Đế quốc Vatican tại Việt Nam đấy!!!   

Kevin Trần
1-11-2019

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét