Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013



Tôi Đọc Bài “Một mảnh quê hương trên đất Phật
Của Nguyễn Gia Kiểng

Trần Chung Ngọc

Nguyễn Gia Kiểng, tác giả cuốn “Tổ Quốc Ăn Năn” trước đây, không phải là loại tác giả mà tôi phải mất công đọc những gì ông ta viết.  Trước đây, trong bàiVề Một Chuyện Thời Sự: Người Việt – Nguyễn Gia Kiểng – Sơn Hào” [http://giaodiemonline.com/2012/08/thoisu.htm], tôi đã chứng minh rằng Nguyễn Gia Kiểng, một là ngu sử, hai là xuyên tạc lịch sử để chạy tội cho Ca-tô giáo, vì đến ngày nay mà hắn vẫn còn dùng những luận điệu của Ca-tô giáo và thực dân như:

1.      Các thừa sai Công giáo tới Việt Nam để rao giảng "tin mừng Phúc Âm" và "khai sáng dân tộc Việt Nam", điều mà ngày nay NGK nói trẹo đi là một nhân sinh quan và vũ trụ quan mới.
2.      Các triều đình nhà Nguyễn ngu dốt cùng với bọn quan lại Tống Nho thủ cựu cấm đạo và bách hại giáo dân chỉ vì họ theo một đạo mới.


Ông Nguyễn Gia Kiểng, 12/2013

Gần đây, tôi nhận được qua hộp điện thư bài Một Mảnh Quê Hương Trên Đất Phật (eThongLuan, 12/2013) của Nguyễn Gia Kiểng [NGK].  NGK viết:
Đạo Phật đã đến nước ta từ gần hai ngàn năm nay và đã trở thành thân quen đối với chúng ta đến độ mà mọi người Việt Nam đều phải ít nhiều có tâm tình Phật tử, ngay cả những người không có tôn giáo hoặc đã chọn một tôn giáo khác. Thăm vùng đất Phật cũng là tìm lại một phần tâm hồn của chính mình và của tổ tiên mình.

Nhưng tôi không nghĩ là ông ta thăm vùng đất Phật để tìm lại một phần tâm hồn của chính mình và của tổ tiên mình, vì bản chất của ông ta là một người tự nhận là sống trong tăm tối, cần đến các thừa sai mang "tin mừng Phúc Âm" đến để khai sáng cho ông ta trở thành một con chiênĐọc bài này tôi thấy rõ mánh mưu của NGK hơn, mượn câu chuyện đến thăm đất Phật, nói vài câu đãi bôi trên đầu môi chót lưỡi, rồi lòi ra mục đích chính là xuyên tạc lịch sử, và dùng những luận điệu ngu dốt về Phật Giáo để xuyên tạc và hạ thấp Phật Giáo, nhất là Phật Giáo Việt Nam.  Toàn bài chỉ là những ý kiến cá nhân, rất ngu nhưng tự cho là trí thức, kèm theo những nhận định hoang tưởng, sai lầm về lịch sử và Chánh Pháp Phật Giáo.  Tôi sẽ chứng minh những nhận xét này trong một phần sau.

Thật ra thì bài của Nguyễn Gia Kiểng đâu có đáng gì để mất công phản biện, vì ai cũng biết Nguyễn Gia Kiểng là người như thế nào qua cuốn “Tổ Quốc Ăn Năn”.  Nhưng NGK viết tầm bậy tầm bạ về Phật Giáo rất nhiều, nên tôi cũng phân tích qua loa bài viết đó để cho đọc giả thấy rõ NGK là loại người như thế nào.  Đọc bài của NGK tôi không lấy gì làm lạ, vì tôi đã biết từ Công Đồng Vatican II, là Ca-tô giáo có mánh mưu tìm hiểu về Phật Giáo để xuyên tạc hạ thấp Phật Giáo, hay lấy những cái hay của Phật Giáo chế biến lại thành của Ca-tô Giáo.  Mấy giáo hoàng như John Paul II, Benedict XVI cũng như một số các Linh mục ở Thái Lan đã sử dụng sách lược này, một sách lược mà Tiến Sĩ C. de S. Wijesundera ở Tích Lan lên án là “tấn công Phật Giáo một cách ti tiện, xảo trá, không đứng đắn và đại quy mô.” (They [the Christians] were engaged, Dr. C. de S. Wijesundera said, in a "despicable, treacherous, indecent and massive assault on Buddhism".) 

Sau đây chúng ta hãy đi vào việc phân tích vài điều NGK viết trong bài Một Mảnh Quê Hương Trên Đất Phật để thấy rõ NGK hội đủ các đặc tính ti tiện, xảo trá v…v... như trên

■ Tôi bỏ qua những đoạn NGK nói về chuyến du lịch tham quan Phật tích ở Ấn Độ và mô tả những nơi ông đi qua.  Về Ấn Độ, NGK viết, mục đích để quảng cáo cho dân chủ như là một chiếc chìa khóa vạn năng.
Chắc chắn Ấn Độ còn rất nghèo và còn nhiều vấn đề nhức nhối. Nhưng Ấn Độ đã tiến những bước rất dài và đang trên đà giải quyết những vấn đề còn lại. Ngày nay không còn ai nói Ấn Độ là một nước tuyệt vọng, như trong các thập niên 1950 và 1960 nữa. Cũng không ai chối cãi rằng Ấn Độ đang thành công. Sự thành công của Ấn Độ không chỉ đáng mừng cho nhân dân Ấn Độ mà còn có ý nghĩa quan trọng cho cả thế giới. Nó chứng minh rằng thiết lập dân chủ không hề đòi hỏi một điều kiện tiên quyết nào; dân chủ có thể thành công trong mọi trường hợp và còn có khả năng đưa một dân tộc ra khỏi một tình trạng tưởng như tuyệt vọng.

Tôi không hiểu NGK hiểu được bao nhiêu về dân chủ mà cho là dân chủ có thể thành công trong mọi trường hợp và còn có khả năng đưa một dân tộc ra khỏi một tình trạng tưởng như tuyệt vọng.  Kiến thức của NGK quả thật là còn thiếu sót rất nhiều.  Có những trường hợp cho thấy dân chủ không phải là cái chìa khóa vạn năng như NGK viết, mà một chế độ độc tài có thể phát triển quốc gia, mang nhiều lợi ích đến cho dân tộc hơn là một chế độ dân chủ..

-   Chế độ độc tài Park Chung Hee (1961 – 1979) thâu tóm toàn bộ quyền lực và hợp hiến hóa chức vụ lãnh đạo của Nhà nước.  Thông qua hoạt động của “Hiệp hội kêu gọi tái thiết quốc gia” Park Chung Hee đã giải tán Quốc hội và các đảng phái chính trị đối lập hoạt động, đồng thời thẳng tay đàn áp các phong trào dân chủ chống đối.  Chế độ độc tài Park Chung Hee được các nhà chính trị học phương Tây gọi là “Chế độ độc tài phát triển”, là chế độ chính trị xác lập nhằm đảm bảo sự ổn định chính trị để tiến hành thành công hiện đại hóa kinh tế và xã hội  Chế độ độc tài Park Chung Hee đã thành công trong sách lược phát triển công nghiệp và kinh tế, làm căn bản cho sự phát triển sau này của Nam Hàn.
-    Chế độ độc tài của Tưởng Giới Thạch ở Đài Loan trước đây cũng có những phát triển đất nước đáng kể. 
-    Và ngày nay, chế độ độc tài tư bản đỏ của Trung Quốc đã phát triển về mọi mặt và trở thành một đối thủ đáng sợ của Mỹ. 
-    Kinh nghiệm Việt Nam cũng cho thấy, cách đây mấy chục năm, không ai có thể nghĩ là Việt Nam có thể phát triển như ngày nay.  Sau chiến tranh cả nước đều kiệt quệ, tưởng như ở trong tình trạng tuyệt vọng. Vì Mỹ thua trận, mất mặt với thế giới, nên bội ước không bồi thường chiến tranh và trả thù Việt Nam bằng cuộc cấm vận trong 19 năm.  Mục đích là để đánh gục Việt Nam bằng kinh tế vì đã không thể đánh gục bằng quân sự, để cho Việt Nam không ngóc đầu lên được.  Nhưng cho tới cuối thập niên 1980, Việt Nam đã từ từ tự vực giậy và đưa đất nước đến tình trạng ngày nay, đâu có cần đến dân chủ. Phải về Việt Nam mới thấy đất nước ngày nay đã phát triển như thế nào. Thực ra thì ngày nay, Việt Nam đã là dân chủ quá trớn rồi, cho nên đã xẩy ra những vụ vô cương vô pháp của những nhóm dân chủ và tôn giáo không hiểu dân chủ là gì.  Nếu là độc tài Cọng Sản thì chẳng làm gì có những vụ như Nguyễn Văn Lý, Cù Huy Hà Vũ, Lê Thị Công Nhân, Lê Quốc Quân và em bé cờ vàng v.v…, khoan kể đến các vụ làm loạn ở Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Cồn Dầu và Mỹ Yên.

Vậy thì theo NGK, dân chủ ở Ấn Độ thuộc loại dân chủ nào.  Dân chủ đặt căn bản trên sự bình đẳng của mọi công dân, đây là một nguyên tắc của dân chủ, hay đặt trên hệ thống phân chia giai cấp như ở Ấn Độ, tuy đã bị bãi bỏ bởi hiến pháp nhưng trên thực tế vẫn tràn lan trong xã hội?  Dân chủ không chỉ là người dân có quyền bỏ phiếu chọn lựa người mình muốn bầu mà còn tùy thuộc nhiều yếu tố chính trị, dân trí, xã hội … khác nữa.

Đọc bài “10 Lý Do Tại Sao Ấn Độ Không Phải Là Siêu Cường Sắp Tới” [10 Reasons why India is not the Next Superpower] của Mikael Santelli-Bensouda, 4 Jan, 2012 [1] chúng ta thấy rõ là dân chủ của Ấn Độ cứ ì à ì ạch, chẳng tiến được bao nhiêu trong khi Trung Quốc đã tiến mau tiến mạnh.  Mikael Santelli-Bensouda phân tích 10 tình trạng của xã hội Ấn Độ trong các đề mục: Dân Chủ (Democracy); Tham Nhũng (Corruption); Hạ Tầng Cơ Sở (Infrastructure); Chế Độ Quan Liêu (Bureaucracy); Chủng Tộc & Tôn Giáo (Ethnicity & Religion); Năng Lượng (Energy); Tư Bản Thái Quá (Hypercapitalism); Nghèo Khổ (Poverty);  Hệ Thống Giai Cấp (The Caste System); Thái Độ Đối Với Người Ngoại Quốc (Attitude to Foreigners). 

  

Về đề mục Dân Chủ, tác giả Mikael Santelli-Bensouda viết:

Điều thích hợp, trước những kỳ công của nước Trung Hoa ồn ào lân cận Ấn Độ, là câu hỏi: có phải mù quáng chấp nhận một hệ thống dân chủ như là con đường duy nhất không.  Lịch sử nói thẳng cho chúng ta biết rằng những chế độ độc tài (ở mức độ khác nhau) cũng đạt được, nếu không nhiều hơn, sự thành công thiết lập những xã hội hữu hiệu hơn là các quốc gia dân chủ.  Thật ra, một biểu thị đúng về dân chủ còn chưa tạo nên một cường quốc trên thế giới…Tất cả những cường quốc Âu Châu, nước Mỹ cô lập, đế quốc Nhật Bản, nước Trung Hoa tương lai và mọi đế quốc cổ xưa cùng có chung một sự kiện đơn giản; không đại diện cho mọi công dân trong quá trình quyết định, mà đưa ra những quyết định nhân danh công dân.  Tôi không bàn cãi về kiểu độc  tài của sự lãnh đạo của Trung Quốc nhưng tôi muốn đặt một câu hỏi đơn giản: quý vị có nghĩ rằng Ấn Độ có thể thi đua với Trung Quốc về những gì Trung Quốc đã làm trong các lãnh vực hạ tầng cơ sở, nghèo khổ, những nhu cầu về năng lượng và đại cương là bảo vệ cho tương lai của quần chúng trên một chu trình bầu cử tập trung mỗi năm năm không?  Xét theo những tình trạng hiện thời có vẻ như là điều này rất khó mà có thể xẩy ra. [2]

Tiếp theo, NGK viết:
Cũng như với hầu hết mọi người Việt Nam tới Ấn Độ lần đầu, thăm vùng đất Phật đối với tôi gần như là một bắt buộc. Có một cái gì rất xúc động. Càng xúc động vì ngày nay đạo Phật đã biến mất tại Ấn Độ, ngay cả trên vùng đất mà người Phật tử coi là đất thánh, nghĩa là vùng đất Phật mà tôi viếng thăm.

Chẳng có ai bắt buộc NGK phải đến thăm vùng đất Phật cả.  Ông tham gia một chương trình du lịch Ấn Độ, trong đó có phần đến thăm đất Phật, cho nên ông bắt buộc phải đến đó, dù muốn hay không.  Sự suy thoái của Phật Giáo ở Ấn Độ không phải là vì Phật Giáo không có giá trị mà vì những lý do đối nghịch với bản chất hòa bình và bình đẳng của Phật Giáo, và sự xâm lấn của những tôn giáo hẹp hòi khác. Đại cương thì Phật Giáo là tôn giáo hòa bình, bình đẳng.  Đức Phật nói, mọi người đều như nhau, nước mắt cùng mặn, máu cùng đỏ, và ai cũng có thể thành Phật.  Giáo lý Phật Giáo không thích hợp với hệ thống giai cấp cố hữu của đạo Bà La Môn.  Từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 11, chính quyền Ấn Độ đều nằm trong tay những người Bà La Môn, do đó ảnh hưởng của Phật Giáo trong quần chúng suy yếu.  Ngoài ra cuộc xâm lấn của Ba Tư và Hi Lạp cũng ảnh hưởng đến Phật Giáo.  Sau đó là sự xâm chiếm của Hung Nô rồi của Hồi Giáo hiếu chiến và hẹp hòi.  (Hung Nô và Hồi Giáo giống Ca-tô giáo ở chỗ hẹp hòi tôn giáo, chủ trương phá hủy chùa chiền, đình miếu của những người theo tôn giáo khác).  Vào thế kỷ 13, Hồi giáo đã phá hủy hầu hết những cơ sở Phật Giáo trên đất Ấn.  Nhưng cũng nhờ vậy mà Phật Giáo vượt khỏi biên cương Ấn Độ để lan tỏa ra khắp Á Châu và đó là hồng phúc của người dân Á Châu.  Trái với Ki Tô Giáo, dù dựa thế của thực dân Tây phương để truyền đạo, nhưng có thể nói là hoàn toàn thất bại ở Á Châu, trừ Phi Luật Tân và một số ốc đảo ngu dốt (Từ của LM Trần Tam Tĩnh) ở Việt Nam. Đây không phải là chỗ để nói về lịch sử Phật Giáo ở Ấn Độ. 

Vấn đề là Phật Giáo không có biến mất ở Ấn Độ như NGK tưởng, vì Phật Giáo đã bắt đầu phục hưng từ cuối thế kỷ 19 và còn đang phát triển mạnh ở Ấn Độ.  Ở đây, tôi chỉ tóm tắt vài sự kiện.
Phật Giáo bắt đầu phục hưng ở Ấn Độ từ 1891 do sự thành lập Hội Đại Bồ Đề (Maha Bodhi  Society) của nhà lãnh đạo Phật Giáo Tích Lan Anagarita Dharmapala, và sự đóng góp của nhiều người, điển hình là Kripasaran Mahasthavir, Bodhananda Mahastvir, Acharya Medharthi v…v…và do sự chấp nhận Phật Giáo của nhiều trí thức Ấn.   Phật Giáo Tây Tạng tị nạn Tàu, di cư tới Ấn Độ vào năm 1959, được Thủ Tướng Nehru cho phép thành lập “chính phủ lưu vong” ở Dharamsala, Phật Giáo Tây Tạng nay có nhiều ảnh hưởng trên đất Ấn. Rồi tới phong trào quy y tập thể giai cấp thấp Dalit của Bồ Tát Tiến sĩ Ambedkar vào năm 1956.  Sự phục hưng của Phật Giáo ở Ấn Độ là do sự đóng góp của nhiều người, từ những học giả trí thức cho tới những bậc tu hành đến từ các nước khác. Nhưng điển hình phải nói đến công nghiệp của Dr. Ambedkar (1891-1956).
Ambedkar là Bộ Trưởng Tư Pháp trong chính quyền Ấn.  Ông chống đối hệ thống giai cấp trong xã hội Ấn.  Nghiên cứu Phật Giáo, ông thấy Phật Giáo có thể giải quyết vấn đề bất công này (Buddhism was the only way for the Untouchables to gain equality), vì Phật Giáo chủ trương mọi người đều bình đẳng vì cùng là con người.  Ông bỏ đạo Cơ Đốc, quy y Tam Bảo, giữ 5 giới, và khởi sự vận động quy y cho tập thể người Ấn, hầu hết thuộc giới thấp kém nhất trong bậc thang xã hội Ấn. Ngày 14 tháng 10, 1956, ở Nagpur, dưới sự chứng minh của một tăng sĩ Phật Giáo, Bhadant U Chandramani, ông đã làm lễ quy y tập thể cho 600,000 người Ấn.  Trong lễ quy y này, ông đưa ra 22 Lời Nguyện để cho những người quy y, sau khi quy y Tam Bảo và nguyện giữ 5 giới, đọc, từ bỏ Ấn Giáo và theo giáo lý Phật Giáo.  Sau đây là vài điều trong số 22 lời nguyện Ambedkar đưa ra.
4.   Tôi không tin là có Gót xuống thế làm người (I do not believe the incarnation of God)
5.   Tôi không tin và sẽ không bao giờ tin Đức Phật là Vishnu hiện thân làm người, đây chỉ là lời điên rồ và tuyên truyền sai lầm
7.   Tôi sẽ không làm gì vi phạm những nguyên tắc và giáo lý của Đức Phật.
9.   Tôi tin vào sự bình đẳng của con người.
10. Tôi sẽ hết sức cố gẳng để thiết lập sự bình đẳng này.
13. Tôi nguyện có lòng từ bi đối với mọi chúng sinh và bảo vệ chúng

Tác phẩm “Đức Phật Và Phật Pháp” (The Buddha and His Dhamma) của Ambedkar đã được Hội nghị Phật giáo toàn Ấn Độ thông qua ngày 24/11/1968 và được dùng làm thánh điển Phật giáo mới của Ấn Độ.  Ngày nay, có khoảng 8 triệu người Ấn theo Phật Giáo, chưa tới 1% trên tổng số dân Ấn trên đất Ấn.  Nhưng giá trị của Phật Giáo không ở trên những con số.  Giáo Pháp Phật Giáo được biết là Chánh Pháp.  Mà Chánh Pháp là Chánh Pháp, dù ít người theo thì đó vẫn là Chánh Pháp.  Còn một Tà Pháp thì dù có cả tỷ người theo, Tà Pháp đó vẫn chỉ là Tà Pháp. 

Bia khắc 22 Lời Nguyện của Ambedkar ở Deekshabhoomi, Nagpur

Phong trào quy y tập thể đã thực hiện nhiều nơi trên đất Ấn, nhất là vào đầu thế kỷ 21.  Và ngày nay, có nhiều dân Ấn thuộc các giai cấp khác nhau quy y.

Mặt khác, phong trào mang giáo lý của Đức Phật trở lại Ấn bắt đầu 9 năm trước khi Tổ Chức “Ánh sáng Của Phật Pháp” (Light of Buddhadharma Foundation) bảo trợ Lễ Tụng Niệm Tam Tạng Kinh Quốc Tế  đầu tiên ở Bồ Đề Đạo Tràng năm 2006.  Lễ này được tiếp tục tổ chức hàng năm cho đến nay.  Bồ Đề Đạo Tràng hiện nay có 47 ngôi Chùa của các nước trong đó có Chùa của Việt Nam, Chùa Kiều Đàm Di do các Ni Cô quản thủ và Chùa Việt Nam Phật Quốc Tự do Tỳ kheo Thích Huyền Diệu sáng lập.

 
Hình trái: Kỳ tụng niệm tam tạng kinh năm 2006
Hình phải: 7,000 người bao gồm một số tín đồ Cơ đốc giáo quy y Phật tại một buổi lễ tập thể được tổ chức tại sân bóng đá Kakaria, bang Gujarat vào ngày 24/1/2010  (Hình và tin của NewKarala.com).

Năm nay, Lễ Quốc Tế Tụng Niệm Tam Tạng Kinh thứ 9 ở Bồ Đề Đạo Tràng đã được tổ chức từ ngày 2 cho đến ngày 13 tháng 12, 2013, với sự tham dự của 3,000 Tăng sĩ và khoảng 2,000 Phật tử hành hương đến từ nhiều nước ở Đông Nam Á. [3]
  

Về Chùa Kiều Đàm Di của Việt Nam ở Bodh Gaya, NGK viết:
Theo thống kê của chính quyền Ấn Độ thì trung bình hàng tháng chỉ có khoảng 150 người Việt tới Ấn mà thôi như vậy trung bình số người Việt thăm chùa và bảo tháp hàng ngày không quá năm người, quá ít so với số tượng Phật dự trù (2000) trong khi khách thăm chùa Việt Nam chủ yếu là người Việt Nam bởi vì tinh thần chung như tôi có thể thấy khi thăm các chùa là "chùa nhà ai nấy viếng".

NGK có ý gì khi viết đoạn trên?  Phải chăng ông muốn nói là Chùa chẳng có mấy người Việt Nam đến thăm nên ni cô dự trù dựng 2000 tượng Phật để làm gì.  Điều này phản ánh sự hiểu biết của NGK về Phật Giáo là một con số 0 vĩ đại, và nhận xét tiêu cực của ông về Chùa Kiều Đàm Di chỉ là từ cái đầu óc đen tối, ti tiện, hẹp hòi của ông ta.

Thứ nhất, không phải người Việt nào cũng có khả năng đi hành hương Phật Tích ở Ấn Độ.  Phải có tiền, có thì giờ và có sức khỏe.  Cho nên mỗi chuyến người Việt tham gia hành hương Phật Tích ở Ấn Độ chỉ khoảng vài chục người, nhiếu nhất là độ 100 người.  Ở đó vài ngày rồi lại trở về nhà.  Và không phải ngày nào cũng có người Việt đến nơi Phật Tích hay thăm Chùa của Việt Nam.  Cho nên con số “hàng ngày không quá năm người” của NGK là một con số “thống kê” ngớ ngẩn.

Chuyện ngoài lề:  Ông NGK là người Ca-tô, ông thử nghiên cứu xem trung bình mỗi ngày có bao nhiêu người Việt ngu đạo nhưng rất ngoan đạo đến hành hương Bethlehem, nơi Chúa Dê-su, con đầu  lòng của bà Mary, sinh ra đời, hoặc đến Đồi Sọ Golgotha, nơi Chúa chết?  Mặt khác, ở Âu Châu, cái nôi của Ca-tô Giáo trước đây, Ca-tô Giáo vẫn còn (chưa biến mất, nhưng có thể coi như đã chết) vì Giáo Hoàng Benedict XVI đã phải than: “Ngày nay, Âu Châu sống như là không biết đến Gót và còn cần đến ít hơn sự cứu rỗi của Dê-su[4]
  
Thứ nhì, truyền thống có 10,000 (vạn) tượng Phật nhỏ trong Chùa hay trong tu viện có thể thấy khắp nơi trên thế giới.  Lẽ dĩ nhiên không phải Chùa nào hay tu viện nào củng có thể thực hiện được điều này.  Và càng không phải là làm nhiều tượng Phật để mong có nhiều tín đồ đến xem.  Vạn Phật Thành ở phía Bắc San Francisco do cố Tam Tạng Pháp Sư Tuyên Hóa xây dựng là nơi đến để tu tập, dạy từ 4 giờ sáng và không ăn quá Ngọ, chứ không phải là nơi hành hương để xem tượng Phật.  Trong Phật Giáo có Kinh Vạn Phật, trong đó Phật Thuyết Phật Danh, Phật nói ra một vạn một ngàn một trăm vị Phật.  Điều này nói lên con đường thành Phật không phải chỉ có một.  Nếu chúng ta đã đến Long Môn Thạch Động ở Lạc Dương Trung Quốc thì chúng ta sẽ thấy không phải là “một vạn” mà là “mười vạn” (100,000) tượng Phật lớn nhỏ khác nhau, lớn thì cao cả 10m, nhỏ thì chỉ bằng bàn tay, được khắc trên vách đá hay trong các hốc đá.  Hoặc đến Hang Động Vân Cương ở Sơn Tây Trung Quốc chúng ta có thể thấy tới 15000 tượng Phật khắc trong các hốc đá (tôi đã đến 2 nơi này cách nhau 10 năm).  Ông NGK không biết gì về Phật Giáo nên viết bậy là số 2,000 tượng Phật mà Ni Cô ở Chùa Kiều Đàm Di là quá nhiều so với không quá 5 người đến thăm Chùa hàng ngày vì số tượng Phật trong chùa không liên quan gì  đến số tín đồ đến thăm hàng ngày cả. Trí óc của NGK chỉ có thế thôi, thật là tội nghiệp, nhưng cũng chẳng lạ, vì ông ta vốn là một con chiên mà những giây thần kinh suy tư và biết ngượng đã bị tước đi từ khi rửa tội rồi.

   

Tác giả thăm Long Môn (1996) và Vân Cương (2006)

Và ngay ở TP Hồ Chí Minh cũng có Chùa Vạn Phật, theo tài liệu của trang nhà Buddhismtoday thì:
Án thờ giữa ngôi đại điện tôn trí tượng đức Phật Tỳ Lô Giá Na ngự trên tòa sen ngàn cánh, trong mỗi cánh sen có một vị Phật. Phía trước thờ 5 vị: Ở giữa thờ đức Phật Thích Ca, hai bên thờ 2 vị Phật A Di Đà, Dược Sư và 2 vị Bồ tát Quán Thế Âm, Địa Tạng. Án thờ hai bên ngôi đại điện tôn trí tượng Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền. Trên vách tường chung quanh ngôi đại điện thờ một vạn tượng Phật (kinh Vạn Phật).

Trong chánh điện chùa Vạn Phật tại Tp Hồ Chí Minh

* * *
■ Bây giờ sang đến mục đích chính của NGK là viết bậy và nhận định tiêu cực rất sai lầm về Phật Giáo Việt Nam.  NGK viết:
Tuy vậy cái dấu giáng trong chuyến thăm Ấn Độ của tôi không phải vì sự biến mất của Phật Giáo trên chính quê hương của nó mà vì không ngờ đã phải thấy lại một vài nét không hay của đất nước và con người Việt Nam.   Có một cảm giác rất bâng khuâng, đi kèm với ý thức không vui về sự hời hợt cố hữu về tư tưởng của người Việt Nam. Đạo Phật là tôn giáo lâu đời nhất của nước ta và là một thành tố quan trọng của văn hóa và lịch sử Việt Nam, đối với người Việt Nam tìm hiểu Phật Giáo cũng là tìm hiểu căn cước của chính mình. Tuy vậy cho tới nay hình như chưa có những cố gắng nghiêm chỉnh để tìm hiểu nó. Sự hiểu biết của chúng ta về Phật Giáo, theo những gì tôi đã được nghe và đọc, mới chỉ là sự hiểu biết phiến diện về những gì mà người Trung Quốc truyền bá về Phật Giáo.

Rõ ràng là NGK viết để mà viết.  Sự hời hợt cố hữu về tư tưởng của người Việt Nam là những tư tưởng nào và hời hợt như thế nào, NGK không nói.  Chắc NGK đã đọc hết những tác phẩm nghiên cứu về Phật Giáo của người Việt Nam, và cũng đã nghe hết những lời giảng Phật Pháp của các bậc Tăng Ni Việt Nam, nên tổng hợp cho rằng chưa có những cố gắng nghiêm chỉnh để tìm hiểu nó. Đúng là một con ếch ngồi dưới đáy giếng, nói bậy nói bạ mà không biết ngượng.  Phải chăng NGK cho rằng ông ta đã hiểu Phật Giáo nên mới viết như trên.  NGK viết:  Sự hiểu biết của chúng ta về Phật Giáo, mới chỉ là sự hiểu biết phiến diện,  chúng ta đây là ai, theo tôi “chúng ta” ở đây không ngoài con chiên Nguyễn Gia Kiểng và những đồng đạo của ông ta như Giáo hoàng Gioan Phaolồ 2 đã hiểu “phiến diện” trong cuốn “Bước Qua Ngưỡng Cữa Hy Vọng” (1994).  Để chứng minh, chúng ta hãy đọc tiếp về đoạn ông phê bình một câu trong Kinh Pháp Cú, chứng tỏ là ông ta chẳng hiểu gì về Kinh Phật cả.

NGK viết: Về Phật học chúng ta lệ thuộc cái đã lỗi thời từ lâu, và để chứng minh ông ta viết đoạn sau đây:

Một thí dụ là kinh Pháp Cú (Dhammapadda) mà các nhà sư tụng mỗi ngày. Câu số 70 trong Phẩm Ngu do hòa thượng Thích Thiện Siêu dịch từ bản chữ Hán như sau: "Từ ngày này qua tháng khác với món ăn bằng đầu ngọn cỏ cô-sa, người ngu có thể lấy để nuôi sống, nhưng việc ấy không có giá trị bằng một phần mười sáu của người tư duy Chánh pháp". Ai hiểu? [NGK không hiểu nhưng tôi hiểu. TCN] Phẩm (chương) này nói về những người ngu dốt ăn năn về tội lỗi của mình và tự đày đọa mình để chuộc tội. [Sai, hoàn toàn sai, không liên can gì đến ăn năn tội lỗi cả.  Đọc Phẩm “Ngu” mà hiểu như NGK thì càng ngu thêm.  Sẽ chứng minh. TCN] Theo Phật họ có đày đọa thân xác bằng cách ăn cỏ như súc vật đi nữa để chuộc tội cũng chẳng đi đến đâu, không bằng học để hiểu con đường giải thoát. Nhưng tại sao lại một phần mười sáu [vì có thể chia chẵn] mà không là một phần mười lăm hay một phần mười bẩy? Bản dịch của hòa thượng Thích Minh Châu (nguyên viện trưởng viện đại học Vạn Hạnh) cũng vẫn một phần mười sáu, cũng không kèm theo một lời giải thích nào và còn khó hiểu hơn. Có lẽ thái độ chung của hai vị sư này là "Phật đã nói thế thì cứ biết thế". Nhưng vấn đề là Phật không nói như thế. Con số 16 là con số huyền bí của Ấn Độ, ngoài sự kiện là một con số nó còn có nghĩa bóng là "toàn vẹn". Khi Phật nói cắn cỏ ăn năn không bằng "một phần mười sáu" của cố gắng học hỏi để khai sáng tâm hồn ông chỉ muốn nói là "chẳng là gì so với" mà thôi. Một câu như vậy mà trong hàng ngàn năm người ta tụng hàng ngày mà không ai thắc mắc chứng tỏ rằng người Việt chúng ta tuy ham học nhưng lại không có nhu cầu hiểu. Câu 70 này không phải là ngoại lệ, phần còn lại của toàn bộ kinh Pháp Cú được dịch ra tiếng Việt cũng đều như thế cả và nói chung các kinh Phật khác cũng thế.

Tôi chưa thấy người nào lại vô liêm sỉ như Nguyễn Gia Kiểng, viết bừa viết bậy mà không bao giờ chứng minh những điều mình nói ra.  Viết như trên, NGK cho rằng mình đã đọc hết các Kinh Phật trong khi không ai có thể đọc hết được Kinh Điển Phật giáo, có hàng vạn quyển, kể cả các bậc tu hành.  Trong Phật Giáo không làm gì có chuyện “chuộc tội”, nếu làm điều không phải hay ác thì sám hối và tự hứa sẽ không làm nữa.  Câu 127 viết: “Chẳng phải bay lên không trung (thiên đường), chẳng phải lặn xuống đáy bể, chẳng phải chui vào hang sâu núi thẳm, dù tìm khắp thế gian này, chẳng có nơi nào trốn khỏi ác nghiệp gây ra”.  Nhưng vấn đề chính ở đây là NGK quá dốt, không hiểu gì về câu 70 trong Kinh Pháp Cú nên viết bậy. 

Kinh Pháp Cú là những trích lục từ những lời giảng của Đức Phật trong 45 năm giảng Pháp.  Thứ nhất, ở chỗ nào Phật nói cắn cỏ ăn năn?  Và chỗ nào theo Phật, đày đọa thân xác bằng cách ăn cỏ để chuộc tội?  Nếu NGK  không chứng minh được là Phật nói ở đâu thì ông nợ Phật Giáo một hành động lương thiện trí thức: quỳ trước bàn thờ Phật, dập đầu xuống đất 10 lần, sám hối và tự hứa từ nay sẽ không ti tiện, xảo trá để nói láo về Phật Giáo nữa.  Câu 70 có ý nghĩa khác hẳn chẳng liên quan gì đế ăn năn hay chuộc tội cả.  Câu này bắt nguồn từ sự kiện là Đức Phật bỏ lối tu khổ hạnh và theo Trung Đạo.  Vấn đề chính của Phật Giáo là tư duy Chánh Pháp để đi tới giác ngộ, thoát vòng sinh tử.  Tu khổ hạnh như ngày chỉ ăn ngọn cỏ cô-sa hay một hột cơm để sống thì không bao giờ có thể giải thoát, dù tu khổ hạnh đến cả 100 năm.  Nhưng chỉ cần hiểu Chánh Pháp một chút, một câu cũng có thể giác ngộ.
Con số 16 cũng chẳng phải là "con số huyền bí" gì hay là có nghĩa bóng “toàn vẹn” như NGK tưởng tượng ra.  Nó chỉ là con số tượng trưng cho những trình độ tu hành tư duy về Chánh Pháp từ thấp đến cao, 1/16 là một so sánh có nghĩa là "không đáng kễ, không bằng một chút gì, không có giá trị gì hết so sánh với, ..." So sánh nầy xuất phát từ sự kiện thời Phật, đất nước Ấn là nước Cọng hòa gồm 16 bang, Phật lấy tỷ lệ 1/16 để nói đến giá trị quá nhỏ của cách tu khổ hạnh trọn đời (đang khi hành khổ thân thì quá lớn) so với một khoảng khách tư duy Chánh pháp. Nói cách khác, tu sai phương pháp thì tu trọn đời cũng không có giá trị gì. Do vậy "16" không phải là số huyền bí của Ấn Độ.  Nói tóm lại, câu 70 này hàm ý rằng khi tu đúng chánh pháp thì ngay cả ở trình độ thấp cũng còn có giá trị hơn là tu khổ hạnh, tự hành xác một cách vô ích. Ý nầy phản ánh một phần nội dung bài Pháp đầu tiên của Đức Phật, thường được biết là Kinh Chuyển Pháp Luân, giảng cho 5 người bạn đồng tu khổ hạnh trước đây cùng với Phật.  
Đọc NGK bàn về câu 70, tôi lại nghĩ đến câu 63 trong Kinh Pháp Cú, có thể áp dụng đúng cho con người của Nguyễn Gia Kiểng: “Ngu mà tự biết ngu tức là trí, ngu mà tự xưng là trí, chính đó mới thật là ngu [tôi thêm: mới thật là đại ngu, chí ngu]”. 

■ Tôi chẳng muốn phê bình thêm Nguyễn Gia Kiểng, vì tất cả những đoạn sau cũng chỉ chứng tỏ là ông quá ngu dốt về Phật Giáo Việt Nam, xuyên tạc trắng trợn và có những nhận định bắt nguồn từ cái tâm ti tiện và xảo trá của ông ta.  Phê bình thì thường dài với những luận cứ để thuyết phục người đọc.  Sau đây tôi chỉ điểm qua vài “tư tưởng” của NGK và có vài nhận định ngắn.

- NGK: sự thực là Phật Giáo Việt Nam lệ thuộc nặng nề Phật Giáo Trung Quốc [Có thể nói PG Việt Nam chịu ảnh hưởng PG Trung Quốc trong quá trình tiếp biến văn hóa (acculturation) giữa hai dân tộc láng giềng nhưng chưa bao giờ “lệ thuộc nặng nề” PG Trung Quốc cả]
- NGK: Các kinh Phật cũng đều đến từ Trung Quốc và mang tên chữ Hán: Tứ Diệu Đế, Pháp Hoa, Bát Nhã, Thủ Lăng Nghiêm v.v. tất cả được dịch sang tiếng Việt một cách luộm thuộm và tối nghĩa. [Phải chăng NGK đã đọc hết tất cả những bản dịch Kinh Phật sang tiếng Việt.  Một câu trong Kinh Pháp Cú mà còn không hiểu nổi thì Kinh Phật tối nghĩa đối với NGK cũng phải.  Hơn nữa Kinh Phật là để cho Phật tử, những con người, đọc, không thích hợp với đầu óc của thú  vật như con chiên.  Chiên lớn như John Paul II hay Benedict XVI, chiên nhỏ như NGK đều không thích hợp]
- NGK: Nếu ta hỏi một nhà sư tại sao Phật bỏ hoàng cung đi tu thì có tất cả mọi triển vọng vị tu sĩ đó sẽ trả lời rằng đó là vì nhờ tâm hồn và trí tuệ siêu việt có một không hai Phật đã nhận ra sự vô nghĩa của cuộc sống. Tuy nhiên sự thực không phải như vậy. Phật đã bỏ nhà ra đi trong một phong trào xã hội rất lớn tại Ấn Độ vào lúc đó. [Thế là NGK không biết gì về những nguyên nhân khiến Thái Tử tất Đạt Đa quyết định cắt tóc đi tu.  Chuyện này thì sách Phật học phổ thông nào cũng có nói đến.  Quá quen thuộc đối với Phật tử, khỏi cần nhắc lại ở đây.]
- NGK: Có lần tôi hỏi anh Lưu Hồng Khanh, giáo sư thần học trong nhiều viện thần học tại Đức, rằng người Việt Nam có công trình nghiên cứu khách quan và nghiêm túc nào về Phật Giáo và tư tưởng Ấn Độ không. Anh Khanh là một trí thức mà tôi coi như một người đàn anh và rất kính phục thẩm quyền về mặt tôn giáo. Anh đã dành nhiều cố gắng nghiên cứu tư tưởng Ấn Độ, anh từng là linh mục Công Giáo và đang vừa là mục sư Tin Lành vừa làm công việc hướng dẫn tâm linh của một thiền sư. Lưu Hồng Khanh ngần ngừ rồi trả lời: "Ít lắm, mình cũng tìm kiếm nhưng có duyên hơn với các tác giả trong các ngôn ngữ khác". [NGK không biết là Thần Học chỉ là môn học đoán mò, vì không ai biết thần là cái gì.  Thần của Ca-tô Giáo là một cái gì đó vô hình, không thể mô tả được, không ai hiểu được v… v… theo như giáo lý của Giáo hội Ca-tô dạy con chiên.  Một Linh Mục Ca-tô hay một mục sư Tin Lành thì không thể hướng dẫn tâm linh như một thiền sư, mà chỉ có thể đầu độc con chiên vào một đức tin không cần biết không cần hiểu.  Đoạn NGK viết vô giá trị, vì đó là chuyện riêng, không ai có bổn phận phải tin, nhất là lại tin những gì NGK nói]
- NGK:  Điều thực sự đáng buồn mà tôi không biết trước là tình trạng hai ngôi chùa Việt Nam tại Bodh Gaya và Lumbini. Cả hai ngôi chùa này đều do một người thành lập và đều mang tên Việt Nam Phật Quốc Tự. Cả hai ngôi chùa này hiện nay đều hoang vắng. Tại Bodh Gaya chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi tới chùa Việt Nam vì không có cảnh tấp nập ra vào như chùa của các quốc gia khác. Càng ngạc nhiên và thất vọng hơn nữa khi biết chùa đóng cửa vì không có sư.
[Là một con chiên Ca-tô, NGK nên buồn hơn là ở khắp nơi, nhà thờ đóng cửa, hoặc bán làm kho hàng, hộp đêm và nhiều nhà thờ không có linh mục thay vì buồn điều không đáng buồn, ít ra là đối với người Việt Nam hiểu về Phật Giáo.  Hai ngôi Chùa trên do Tỳ Kheo Thích Huyền Diệu xây lập, và Tỳ Kheo không nhất thiết phải ở lại Chùa.  Khi xưa các bậc tu hành thường xây Chùa trên núi cao hẻo lánh, tự nhận mình là Sơn Tăng, Chùa để cho Phật tử đến đó tu học, không phải để cho Phật tử ra vào tấp nập. TT Thích Pháp Châu ở Cali về Việt Nam xây nhiều Chùa nhưng Thầy đâu có ở lại Chùa.  Xây Chùa nơi đất Phật không phải để cho người Việt ra vào tấp nập, vì biết rõ số người Việt đủ khả năng hành hương đất Phật hàng năm không có bao nhiêu.  Xây Chùa nơi đất Phật để góp mặt với thế giới, tôn vinh giáo Pháp của Đức Phật.  NGK lấy cái tâm ti tiện của mình để phê bình chê bai Chùa vắng khách]

Tôi nghĩ như vậy kể đã đủ để đọc giả nhận rõ sự dốt nát về Phật Giáo của Nguyễn Gia Kiểng, đồng thời cũng thấy rõ mánh mưu ti tiện khi viết bài Một Mảnh Quê Hương Trên Đất Phật.  Đối diện với những sự thực về Ca-tô Giáo mà bản chất chỉ là một tà đạo, đạo chích, đạo bịp, và trước thế giới thì đó chỉ là một “Tổ Chức Tội Phạm Quốc tế”, với sự phá sản tâm linh và đạo đức tràn ngập trong giới chăn chiên v…v…, các con chiên Việt Nam ngu đạo ra công đánh phá Phật Giáo Việt Nam, từ vu cho Phật Giáo làm mất miền Nam, Phật giáo là Cộng sản để gây thù hận trong đám người chống Cộng ngu xuẩn, cho đến xuyên tạc bôi nhọ nhiều bậc tu hành Phật Giáo, đồng thời đề cao Ca-tô Giáo.  Nhưng dù họ có làm gì đi chăng nữa thì thực tế là thế giới ngày nay đã công nhận “Phật Giáo là tôn giáo tốt nhất trên thế giới”, và Liên Hiệp Quốc đã vinh danh Lễ Tam Hợp (Vesak) như là một căn bản cho hòa bình thế giới. (Thông điệp của ông Tổng Thư ký Kofi Annan nhân dịp kỷ niệm lễ Vesak ngày 7 tháng 5 năm 2002 xác định rõ rằng “Trong thời đại bất trắc toàn cầu hôm nay, quan niệm về hòa bình và về tiềm năng cao cả nhất của con người  mà Đức Phật đã chỉ ra, bỗng trở nên thích đáng hơn bao giờ hết.”)  Đó là những điều đáng kể.  Còn Phật Giáo có ít người theo ở Ấn Độ hay ở bất cứ đâu, hoặc có một số người mặc áo cà sa mà không giữ giới luật, buông lung v…v… đều không phải là điều thích hợp. 

   Trần Chung Ngọc
   Ngày Đông Chí, 2013

CƯỚC CHÚ:


[2] It is relevant, given the feats achieved by India’s tumultuous neighbour China, to question whether a democratic system is to be blindly accepted as ‘the only way’. History tells us quite bluntly that authoritarian regimes (of varying degrees) have had as much, if not more, success in establishing functioning societies than democratic nations. In fact, a true expression of democracy has yet to engender a world power. All of the European powers, a segregated United States, Imperial Japan, the coming of China and all ancient empires share one simple fact; they did not represent all of their citizens in their decision making processes, instead they took decisions on their behalf. I am not arguing for a Chinese-style authoritarian leadership but I pose this simple question: do you think it is possible for India to emulate what the Chinese have done in terms of infrastructure, poverty, energy needs and generally safeguarding the future of its population on a centralised five-year electoral cycle? It seems highly improbable given the current state of affairs.

[3] The ninth International Tipitaka Chanting Ceremony in Bodhgaya, India will take place December 2nd -- December 13th, 2013, drawing together 3000 monks and an estimated 2000 lay pilgrims from South East Asian countries representing the Theravada Buddhist tradition. This includes monks from Bangladesh, Cambodia, Laos PDR, Myanmar, Nepal, Sri Lanka, Thailand and Vietnam, along with Buddhist monks from India.

[4] ROME (Reuters) July 27, 2005
Mainstream churches in the West appear to be dying as societies that are increasingly secular see less need for God, Pope Benedict said in comments published on Wednesdaỵ
His outlook was even glummer than that of his predecessor John Paul, who lamented the decline of faith in the developed world and said it explained the Catholic Church's struggle with falling attendance in the West in recent years.
It is different in the Western world, a world which is tired of its own culture, a world which is at the point where there’s no longer evidence for a need of God, even less of Christ," he told a meeting of clergy in the Italian Alps where he is on holidaỵ

● Ghi chú: Tác giả gửi trực tiếp cho Blog NamGiao – Bài đã được lay-out lại và sửa vài lỗi typo



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét