Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013




LẠI CHUYỆN 50 NĂM TRƯỚC

Trần Chung Ngọc

   Tôi mới đọc bài “Từ Kennedy Đến Ngô Đình Diệm: Một Huyền Thoại Phải Dẹp Bỏ “ của Hoàng Nam Giao trên  http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuH/HoangNamGiao.php.  Và từ đó tìm đọc hai bài của Đinh Từ Thức với đầu đề: “50 năm sau biến cố 1 tháng 11, 1963: xét lại nguyên nhân và hậu quả”. Bài được đăng trên Kho lưu trử của “Tạp chí Da Màu”:
   Thứ nhất, luận cứ  “Vì ông Diệm chống Mỹ đem quân vào Việt Nam nên Mỹ trừ khử ông Diệm để có thể mang quân vào Việt Nam” không phải là một “huyền thoại”.  Đó chỉ là một lý luận rất ấu trĩ bất chấp sự thật của đám người Ca-tô đưa ra để đánh bóng cá nhân ông Ngô Đình Diệm, một lý luận thuộc loại “ông Diệm là chí sĩ, bao năm lê gót nơi quê người, tìm đường cứu nước, nhân dân Việt Nam [cả Bắc lẫn Nam] nhớ ơn Ngô Tổng Thống, Ngô Tổng Thống, Ngô Tổng Thống muôn năm v…v… ” mà ngày nay đã trở thành “Nhân dân Cần Lao nhớ ơn Ngô Tổng Thống; Ngô Tổng Thống, Ngô Tổng Thống chín năm”, tuy rằng ông Diệm thuộc một gia đình Tam Đại Việt Gian, đã từng làm quan cho Pháp, trong thời gian toàn dân kháng chiến chống Pháp thì lê gót trong vài nhà Dòng Ca-tô ở ngoại quốc, một loại tung hô đại loại cũng giống như những lời ca tụng  “Linh mục Trần Lục là vĩ nhân của cả thế giới” v…v… và v…v…  Thử hỏi, ngoài đám tín đồ Ca-tô đưa ra lý luận như vậy, ai có thể tin được những điều này.
    Thứ nhì, nguyên nhân cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963 không phải là do sự tìm hiểu “quan điểm của từng người” như TT Kennedy, Arewell Harriman, George Ball, Roger Hilsman, Michael Forrestal như ông Đinh Từ Thức viết.  Nguyên nhân chính là chính sách cai trị miền Nam của Ngô Đình Diệm và gia đình.   Cuộc đảo chánh không có “thủ phạm”, từ của ông Đinh Từ Thức dùng để chỉ Tổng thống Kennedy là “chính phạm”.  Lý do là, lật đổ chế độ Diệm và giết hai anh em ông Diệm không phải là một tội ác, vì đó là một biến cố chính trị xã hội, một sự thay đổi hợp với lòng dân, dù nhiều người không muốn ông Diệm bị giết, chỉ muốn ông ta ra đi, trở lại mấy nhà Dòng ở ngoại quốc, nên không làm gì có thủ phạm.  Tôi sẽ chứng minh trong một phần sau. 
   Hoàng Nam Giao đã nhận định khá đúng như sau:
  •    Trước hết, và nỗi cộm hơn cả, là tinh thần cai trị quốc gia phi dân tộc và phản dân chủ của anh em gia đình ông Diệm. Đó phải là nguyên nhân chính. Các nguyên nhân khác như áp lực của đồng minh Mỹ, phá hoại của đối thủ Cọng sản, chống đối của các lực lượng quốc gia khác, hay uất ức của quân đội khiến họ đã hai lần phản ứng bằng võ lực… chỉ là những nguyên nhân to hay nhỏ, vần vũ chung quanh một nguyên nhân trục: Trong khung cảnh hoàng hôn của phong trào giải thực và dưới gọng kềm của cuộc chiến tranh lạnh, miền Nam Việt Nam đã bất hạnh bị cai trị bởi một gia đình có bản chất phong kiến độc tài nặng tính Ky tô giáo Trung cổ. Đó là một nguyên nhân văn hóa, nên có nhiều khả thể đúng là nguyên nhân chính.
   Để khai triển nhận định của Hoàng Nam Giao, sau đây là một số sự kiện điển hình về chế độ Ngô Đình Diệm:
·         1).  Ngô Đình Diệm là người vô tài, vô đức, nhu nhược, được Hồng Y Spellman, với sự phụ giúp của ngoại trưởng John Foster Dulles cùng một vài chính khách Ca-tô Mỹ khác, theo lệnh của Vatican, vận động với Mỹ đưa Diệm về cầm quyền ở Nam Việt Nam, vì Diệm thuộc loại người Ca-tô cuồng tín tàn bạo Tây Ban Nha trong thời Trung Cổ, chống Cộng điên cuồng nên đương nhiên có thể tin cậy để chống Cộng cho Mỹ và cho Vatican.  [Xin đọc: “Vài Nét Về Cụ Diệm”: http://giaodiemonline.com/2011/10/diem.htm.] Stanley Karnow, viết trong cuốn Vietnam: A History, Chương 6: Viên Quan lại của Mỹ (American’s Mandarin):  Tháng 6, 1954, khi Diệm trở lại Việt Nam như là Thủ Tướng, ở phi trường Saigon chỉ có một nhúm người hồ hởi ra đón, hầu hết cũng là tín đồ Ca-tô như ông ta.  Tuy rằng ông ta là một người cựu quốc gia, hầu như ông ta là một khuôn mặt chẳng ai biết đến [In June 1954, when Diem returned to Vietnam as prime minister, he was met at the Saigon airport by only a handful of enthusiasts, most of them Catholics like himself.  Though a veteran nationalist, he was a virtually unknown figure.]
    Tin rằng có hai thế lực Ca-tô đứng sau, Vatican và Tổng Thống Kennedy cùng Ngoại trưởng Dulles đều là người Ca-tô, Ngô Đình Diệm đã để lộ bản chất cuồng tín và tàn bạo của một Phán quan Ca-tô Tây Ban Nha của mình, như lời ông ta tự nhận, ngay từ đầu qua quốc sách “tố Cộng”, bất chấp Hiệp Định Geneva có khoản ngăn cấm, trả thù giết hại những người theo kháng chiến, và với sự thao túng của người anh, Tổng Giám mục Ngô Đình Thục, của các thuộc hạ cùng các linh mục địa phương và người em Ngô Đình Cẩn ở Huế,  số nạn nhân bị giết, hầu hết là vô tội, đi theo kháng chiến không phải là một tội mà là một công đối với quốc gia, qua chính sách tố Cộng, lên tới 300000, hoặc để cưỡng ép cải đạo, hoặc để cướp tài sản.
  • 2).   Chế độ Ngô Đình Diệm là một chế độ bạo ngược, chuyên chế, không có sự hậu thuẫn của quần chúng.  Đó là một chế độ mà hầu hết những người nắm quyền hành chánh, quân sự, kể cả trong Quốc Hội,  là những gia nô vô liêm sỉ.  Chúng ta không nên quên là ông Diệm đã bị ám sát hụt tại Ban Mê Thuột ngay từ năm 1957, ngày 21 tháng 5.  Rồi đến cuộc đảo chánh thất bại của lực lượng nhảy dù ngày 11 tháng 11, 1960, vụ dội bom dinh độc lập của 2 sĩ quan VNCH ngày 27 tháng 2, 1962.  Và sự kiện là, trong cuộc tranh đấu Phật Giáo 1963, không phải chỉ có Phật tử mới tham gia tranh đấu mà gồm đủ mọi thành phần dân tộc, từ các em học sinh trung học đến các sinh viên đại học, giáo sư đại học, các giới sĩ, nông, công, thương, kể cả những người Ca-tô tiến bộ gồm một số linh mục và tín đồ Ca-tô giáo.  Tất cả những sự kiện trên đã chứng tỏ lòng quân dân ở miền Nam đối với ông Diệm là như thế nào.
  • 3).   Chính cái chất Ca-tô cuồng tín, tổng hợp của ngu dốt, kiêu căng, huênh hoang, hợm hĩnh [theo định nghĩa của giáo sư Nguyễn Mạnh Quang] của Diệm đã làm hại Diệm.  Sách lược Ca-tô hóa miền Nam bằng thủ đoạn tiêu  diệt các giáo phái khác, cưỡng ép cải đạo của Diệm trong một nước mà Ca-tô giáo chỉ chiếm có 7%, đa số là những tín đồ ngu muội thấp kém cuồng tín,  là một sách lược ngu xuẩn, đi ngược lại tinh thần Tam Giáo Đồng Nguyên của dân tộc, đã đưa đến sự oán ghét của tuyệt đại đa số quân dân miền Nam.  Sách lược này đã ghi thêm một chương ô nhục vào lịch sử giáo hội Ca-tô Việt Nam, một giáo hội vốn đã nổi tiếng là: “Hễ đã  phi dân tộc thì thể nào cũng phản bội dân tộc.” Và chúng ta có thể nói, với các sự kiện nêu trên, Ngô Đình Diệm đã tự tay đào huyệt chôn mình, và chôn theo cả hai người em.  Do đó, không có ngày 1.11.1963 thì trước sau gì cũng có ngày 1.11 khác.
     Chúng ta mất công bàn cãi về một biến cố nhỏ trong toàn bộ cuộc chiến tranh hậu Geneva ở Việt Nam: Quân đội đảo chính chế độ Ngô Đình Diệm ngày 1.11.1963, với nhiều tranh cãi thế lực nào, Mỹ hay các tướng lãnh Việt Nam Cộng Hòa, đã chủ trương đảo chánh để thay thế ông Diệm.  Vấn đề đối với tôi khá đơn giản, và có thể tóm tắt trong vài sự kiện.
   Ngô Đình Diệm được Vatican (Hồng Y Spellman và một số Linh mục ở Mỹ) và Ca-tô Mỹ (Tổng thống Kennedy, Ngoại trưởng Dulles v..v…) đưa về, dựng lên chế độ Ngô Đình Diệm ở miền Nam, không thi hành khoản Tổng Tuyển Cử qui định vào năm 1956 trong Hiệp Định Geneva.  Đây là một sự kiện. Cấm cãi.  Tôi đã chứng minh với nhiều tài liệu trong bài “Vài Nét Về Cụ Diệm”: http://giaodiemonline.com/2011/10/diem.htm .
   Tổng Thống Kennedy cũng như  Thượng Nghị Sĩ Fulbright không ngần ngại nói thẳng ra ra là Diệm và VNCH là con đẻ của Mỹ: Kennedy: Ông ta là đứa con đẻ của chúng ta (He is our offspring); Fulbright: Chúng ta là “Mẹ bề trên”, là “Cha nghe xưng tội và hướng dẫn” của Diệm (We are his “superior mother”, his “father confessor”).  Chúng ta hãy đọc một đoạn trong cuốn The Vietnam Wars: 1945-1990 của Marilyn B. Young, p. 58: 
   “Mỹ đã tạo nên Nam Việt Nam và người lãnh đạo (Ngô Đình Diệm); Thượng nghị sĩ Kennedy nói vào năm 1956, “Đây là đứa con đẻ của chúng ta, và nếu nó rơi vào vòng nạn nhân của bất cứ sự hiểm nghèo nào đe dọa sự hiện hữu của nó – Cộng sản, chính trị vô chính phủ, sự nghèo khó v..v… - thì Mỹ sẽ chịu trách nhiệm; và uy tín của chúng ta ở Á Châu sẽ chìm xuống thấp hơn.” 
    Nhưng thật ra thì, cái mà Mỹ đã hết sức dặn ra [như dặn đẻ, labored] không phải là một quốc gia dân chủ, độc lập mới mà là một gia đình cai trị độc tài được giữ tại vị bởi một quyền lực ngoại quốc.”
   [The United States had created South Vietnam and its leader; “This is our offspring”, Senator Kennedy said in 1956, “and if it falls victim to any of the peril that threaten its existence – Communism, political anarchy, poverty and the rest – then the United States, with some justification, will be held responsible; and our prestige in Asia will sink to a new low.” 
    But, in fact, what the United States had labored mightily to produce was not a democratic, independent new nation-state but an autocratic ruling family held in place by foreign power.]

   Trong cuốn America’s Longest War 1950-1975 của George C. Herring,   John Wiley & Sons, New York, 1979, có cả một Chương, Chương II,  với đầu đề: Đứa Con Đẻ Của Chúng Ta: Sự Dựng Lên Một Quốc Gia ở Nam Việt Nam, 1954-1961 (Our Offspring: Nation-Building in South Vietnam, 1954-1961).  Tác giả trích dẫn lời phát biểu của Thượng Nghị Sĩ Kennedy, trang 43: “Đó là đứa con đẻ của chúng ta, chúng ta không thể bỏ nó, chúng ta không thể không để ý đến nhũng nhu cầu của nó” (It is our offspring, we cannot abandon it, we cannot ignore its needs). 
   Và trong cuốn Cuộc Chiến Bất Tận: Cuộc Đấu Thanh Của Việt Nam Để Giành Độc Lập (The Endless War: Vietnam.s Struggle For Independence, Columbia University Press, New York, 1989) Giáo Sư James P. Harisson viết, trang 210:

        Dù sao thì, vị Tổng Thống tương lai Kennedy có thể phát biểu rất đúng trong ngày 1 tháng 6, 1956: “Nếu chúng ta không phải là cha mẹ của đứa nhỏ Nam Việt Nam, thì chắc chắn chúng ta là cha đỡ đầu của nó.  Chúng ta chủ tọa khi khai sinh ra nó, chúng ta giúp đỡ để cho nó sống, chúng ta đã giúp để tạo thành tương lai của nó.”  Rồi ngay trong ngày ông ta bị ám sát chết, 23 tháng 11, 1963,  Kennedy lại nói thêm: “Không có Mỹ thì chỉ qua đêm là Nam Việt Nam sụp đổ”. 
   [In any case, future President John F. Kennedy could justly state on June 1, 1956: “If we are not the parents of little Vietnam, then surely we are the godparents.  We presided at its birth, we gave assistance to its life, we have helped to shape its future.”  Then on the very day of his own death, November 23, 1963, Kennedy went further to state, ‘Without the United States, South Vietnam would collapse overnight.]

     Nhưng trên thực tế, Mỹ đã đẻ ra một đứa con đầu óc bất bình thường, bị mê hoặc bởi những sự hoang đường của một tổ chức buôn thần bán thánh mà ngày nay thế giới đã coi như là một “tổ chức tội phạm quốc tế” là Ca-tô Rô-ma Giáo và trở thành cuồng tín, tự nhận là một phán quan Tây Ban Nha (Spanish Inquisitor), nghĩa là một người không ngại tàn nhẫn tra tấn rồi mang đi thiêu sống những người không chịu chấp nhận đức tin Ca-tô giáo. Cho nên, khi thấy đứa con đẻ ra không thể trưởng thành theo ý muốn của Mỹ, đi sai đường lối chống Cộng và ý muốn của Mỹ, hơn nữa lại toan tính đi đêm với Cộng sản, Mỹ thấy hết hi vọng đạt được mục đích nếu còn giữ Diệm cho nên Mỹ không còn cách nào khác là phải thay ngựa giữa dòng, phải để cho các tướng tá dưới quyền đứa con này bóp mũi cho nó chết yểu chỉ sau có 9 năm. Đó thường là số phận của những tay sai vô trí, phục vụ cho quyền lợi của ngoại bang.  Vấn đề chỉ đơn giản có thế, còn thắc mắc bàn cãi về chuyện thế lực nào chủ động cuộc đảo chánh và giết Diệm, Mỹ hay Việt, là không thích hợp “irrelevant”. 
    Nhưng, để tìm hiểu thêm về cuộc đảo chính, điều mà nhiều người thắc mắc tranh cãi là thế lực nào là thế lực chủ động trong cuộc đảo chính 1.11.1963? Mỹ hay Việt?  Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy phân tích bài của Đinh Từ Thức.

   Vài nhận định về bài của Đinh Từ Thức.
   Theo Hoàng Nam Giao thì Đinh Từ Thức là một tín đồ Ca-tô.  Theo nguyên tắc thì chúng ta đọc bài viết chứ không quan tâm đến gốc gác tôn giáo của tác giả.  Nhưng đối với các tín đồ Ca-tô thì khác.  Vì như chúng ta thường biết, cứ là một nhân vật Ca-tô thì bao giờ người Ca-tô viết cũng tìm cách khen hay đánh bóng nhân vật đó.  Và muốn như vậy thì phải xuyên tạc bóp méo lịch sử.  Đọc bài của Đinh Từ Thức tôi thấy ông ta không mấy lương thiện, không hiểu ông ta thiếu trình độ hay cố ý xuyên tạc lịch sử và cố ý dùng sai nhiều từ để nói rất tiêu cực về Tổng Thống Kennedy và Mỹ.  Thật vậy, Đinh Từ Thức viết: “Tổng Thống John Kennedy đã nhận mình là “chính phạm”, và khai rõ những ai là “tòng phạm” là viết láo, viết bậy.  Trong Phần 2, Đinh Từ Thức lại viết: “Lời khai” của Tổng Thống Kennedy … Tôi tự hỏi, Tổng Thống Mỹ khai với ai trong một cuộc họp với vài nhân viên cao cấp trong chính quyền.  Hay “khai” với Đinh Từ Thức?  Trong cuộc họp, Tổng Thống Kennedy chỉ nói lên ý nghĩ của mình (personal reflection) về vụ đảo chánh lật đổ và ám sát ông Diệm, về sự chia rẽ giữa những nhân viên cao cấp trong bộ tham mưu, chứ có chỗ nào ông ta “tự khai” (sic) là “chính phạm” và chính phạm về tội ác nào.  Dùng những từ như vậy, Đinh Từ Thức đã làm cho bài viết của mình không còn mấy giá trị, nếu có một giá trị nào đó.  Và không phải chỉ có vậy, chúng ta sẽ xét đến vài đoạn của Đinh Từ Thức trong phần sau đây.
   Đinh Từ Thức viết:
    Thời gian ngay sau cuộc đảo chánh 1-11, 1963, và có trường hợp cả hàng chục năm sau, vẫn có người cố chứng minh vai trò phụ thuộc của Hoa Kỳ trong biến cố này. Ví dụ, trong cuốn Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi của ông Đỗ Mậu xuất bản năm 1986, tác giả đã trích lời Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy viết vào năm 1979 rằng: “Việc lật đổ và sát hại (anh em ông Diệm) xẩy ra là chỉ do một số tướng lãnh Việt Nam. Người Mỹ đã không thúc đẩy họ đảo chánh, người Mỹ chỉ không ngăn chận họ mà thôi”.  Riêng ông Đỗ Mậu viết “…rõ ràng cuộc cách mạng ngày 1-11-1963 hoàn toàn do quân dân Việt Nam lúc bấy giờ thực hiện, và người Mỹ, đứng trước những khó khăn phức tạp của tình hình đã phải thụ động dựa vào đó để giải quyết những khó khăn của họ. Vậy thì chính quân đội Việt Nam đã ‘bật đèn xanh’ cho Mỹ chứ đâu phải Mỹ ‘bật đèn xanh’ cho quân đội Việt Nam.…” Nhưng càng lâu, qua những chứng liệu được giải mật, chẳng còn ai nói năng như thế nữa. Mỹ đóng vai chủ động trong cuộc đảo chánh là điều không còn ai chối cãi, kể cả tổng thống Mỹ John Kennedy.
   Đoạn văn trên hàm ý là những gì ông Đỗ Mậu trích của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và của chính ông Đỗ Mậu là sai, vì “chẳng còn ai nói năng như thế nữa” và chính Mỹ,  kể cả tổng thống John Kennedy đã đóng vai chủ động trong cuộc đảo chánh.  Nhưng thật ra thì nhận định của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy và ông Đỗ Mậu không hề sai, và Mỹ hay Tổng thống Kennedy không hề đóng vai chủ động trong âm mưu đảo chính, mà chỉ là trước tình thế về quân sự và chính trị ở Nam Việt Nam, không còn cách nào khác là phải ủng hộ cuộc đảo chánh của các tướng lãnh, nhưng vẫn đứng ở vị thế có thể phủ nhận trách nhiệm nếu cuộc đảo chánh không thành công.  Nhiều tài liệu đã chứng tỏ như vậy.  Chứng minh?

  Mỹ hay Việt chủ động đảo chánh ?
   Trước hết, vấn đề chỉ là như thế này: 

   Nếu Mỹ chủ động muốn thay ông Diệm nhưng các tướng lãnh không OK thì Mỹ cũng chẳng làm gì được, trừ phi Mỹ sai sát thủ đến ám sát ông Diệm.  Điều này rất khả thi nếu Mỹ muốn, vì Mỹ đã từng làm ở nhiều nơi, xét theo chính sách đối ngoại của Mỹ trên thế giới [Xin đọc William Blum].  Nhưng thực tế là, TT Kennedy cũng như bộ tham mưu của ông ta, không ai muốn giết chết đứa con đẻ (offspring) của mình dựng lên ở miền Nam, chỉ muốn ông Diệm thay đổi chính sách, mở rộng nội các, mở mang chế độ để cho người dân thêm tự do, dân chủ, nhân quyền và tránh kỳ thị tôn giáo.  Ông Diệm đã từ chối vì làm như vậy, ông ta nói: “là giúp cho cộng sản và tay sai lợi dụng” và tiếp tục duy trì chính sách độc tài, gia đình trị của ông ta.  

   Mặt khác, các tướng lãnh muốn đảo chánh vì không còn chịu đựng nổi chính sách gia đình trị và Ca-tô trị của Diệm, lòng mong muốn này rất hợp với lòng quân dân miền Nam, nhưng nếu Mỹ không OK thì họ cũng chẳng làm gì được. Chỉ cần nhìn vài hình ảnh người dân mang thức ăn thức uống đến cho các quân nhân đảo chính, mang vòng hoa choàng qua cổ Tướng Trần Văn Đôn ngày 4.11.63, 6 xe vận tải nhà binh chở sinh viên mới được cứu ra khỏi nhà tù của Ngô Đình Diệm, một rừng người với những khuôn mặt hân hoan vui mừng của đám đông dân chúng mang biểu ngữ “Hoan hô Hội Đồng Tướng Lãnh” trên khắp nẻo đường phố, và phá đổ tượng hai mẹ con bà Nhu thì biết là cuộc cách mạng 1.11.63 đã đáp ứng được lòng mong muốn của người dân đối với chế độ Ngô Đình như thế nào. 

  
Rừng người hoan hô Tướng Đôn và choàng vòng hoa trên cổ.
    

  Dân chúng biểu tình ngày 3.11.63 hoan hô quân cách mạng 

Những người Ca-tô ngày nay còn đưa ra những luận điệu chửi bới quân nhân làm cách mạng thực ra chỉ là để lộ bản chất phi dân tộc, đi ngược lại ý muốn của người dân miền Nam, có lẽ vì họ đã thất bại trong âm mưu mang nước trời của họ áp đặt lên người dân Việt Nam.  Ngoài ra, có những kẻ đầu tôm, cực kỳ vô liêm sỉ, còn mở chiến dịch đổ tội cho Phật Giáo theo lệnh Mỹ, mang chuông mõ đi lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, với hậu quả là mất miền Nam của họ, bất chấp cả ngàn tài liệu hiện hữu đã chứng minh ngược lại.  Nhưng miền Nam nào là của họ, đó là miền đất chung của người Việt Nam chứ không phải là của Mỹ ban cho họ.  Ngày 30.4.75 chỉ là thay đổi chủ ở miền Nam chứ miền Nam chẳng mất đi đâu.  Những người hoài Ngô hay chống Cộng cực đoan có biết được điều này không.

   Đảo Chánh là chuyện của Việt Nam.

    Điều rõ ràng là các tướng lãnh đã chủ động đảo chánh và đã từng tiếp cận với CIA Lucien Conein, ngỏ ý này từ tháng 7.1963, và thăm dò thái độ của Mỹ.  Tướng Trần Văn Đôn đã nói với Đại sứ Lodge đó là chuyện của Việt Nam (Vietnam affair) và chỉ muốn biết chắc là Mỹ không phản bội các tướng lãnh nếu có cuộc đảo chính.  Sau vụ Ngô Đình Nhu dùng lực lượng đặc biệt, do Mỹ trả lương và huấn luyện, để tấn công các chùa chiền, bắt bớ hơn 1400 Tăng Ni, nhiều vị đánh đập, và sát hại một số vào ngày 21 tháng 8, 1963, thì tướng lãnh lại tiếp cận ngay với CIA và muốn biết thái độ của Mỹ về cuộc đảo chánh. [Within days of the raids, South Vietnamese military officers were approaching Americans to inquire as to what the U.S. response might be to a military coup in Saigon.]  Tòa đại sứ  Mỹ đánh điện về Mỹ hỏi ý kiến. Điện tới Bộ Ngoại Giao vào chiều Thứ Bảy, đã được ba giới chức cao cấp có mặt,  Averell Harriman, Thứ Trưởng Ngoại Giao đặc trách Đông Nam Á, Roger Hilsman, Phụ Tá Ngoại Trưởng đặc trách Đông Nam Á, và Michael Forrestal nhân viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia tại Nhà Trắng, đọc và tự tiện thảo bức điện tín  gửi đại sứ Lodge ngày 24 tháng 8, 1963, trong khi Tổng thống Kennedy, Bộ trưởng ngoại giao Dean Rusk, Bộ trưởng quốc phòng Robert S. McNamara, và giám đốc CIA John McCone đều vắng mặt trong dịp cuối tuần.  Trong điện tín có câu: “Chúng ta mong muốn để cho Diệm cơ hội hợp lý để loại Nhu ra ngoài, nhưng nếu ông ta vẫn cứ ngoan cố, thì chúng ta chuẩn bị chấp nhận điều hiển nhiên là không còn có thể ủng hộ Diệm được nữa”  (We wish give Diem reasonable opportunity to remove Nhu, but if  he remains obdurate, then we are prepared to accept the obvious implication that we can no longer support Diem).  Nhiều người cho rằng câu trên đã bật “đèn xanh” cho các tướng lãnh làm đảo chánh.  Nhưng thực ra đó chỉ là một dự kiến cho một trường hợp trong tương lai.  Không còn ủng hộ ông Diệm có thể dưới nhiều hình thức, kể cả cắt viện trợ và rút quân, như đề nghị của Kattenburg, không nhất thiết phải là đảo chính.  Câu cuối cùng trong bức điện tín ngày 24.8 như sau:  “Không cần phải nói là chúng tôi chỉ cho một số tối thiểu những người chủ yếu biết đến điện tín này và chúng tôi cho rằng ông (Lodge) cũng sẽ có những thận trọng tương tự để ngăn ngừa sự lộ ra ngoài sớm” (Needless to say we have held knowledge of this telegram to minimum essential people and assume you will take similar precautions to prevent  premature leaks)  Hơn nữa, đọc các tài liệu về những diễn biến qua các cuộc họp của Tổng Thống Kennedy  với các nhân viên cao cấp trong chính quyền suốt hai tháng 9 và 10, 1963, chúng ta thấy Tổng thống Kennedy vẫn lưỡng lự,  không quyết định vì chính quyền Diệm là con đẻ của Kennedy.  Cho đến phút cuối cùng, ngày 30.10.1963, Mỹ cũng chỉ muốn loại bỏ vợ chồng Ngô Đình Nhu nhưng ông Diệm không bao giờ muốn bỏ ông Nhu, nhất là “Thím Nhu”.  Cho tới khi, sau khi phân tích tình hình chính trị và quân sự,  tất cả mọi người trong bộ tham mưu của Tổng thống Kennedy đều đồng thuận ở một điểm: Với chính quyền Ngô Đình Diệm trong đó có vợ chồng Nhu thì không thể thắng được Cộng sản.  Tổng thống Kennedy cũng chưa muốn bỏ miền Nam, cho nên cuối cùng Tổng thống Kennedy mới “ra lệnh lửng lơ” (half-ordered) nhưng không chấp thuận một cách rõ rệt (but not specifically approved)” [Xin đọc John Prados], và hứa là không ngăn cản cuộc đảo chánh nhưng chỉ ủng hộ nếu chắc chắn là cuộc đảo chánh thành công và dù cuộc đảo chính thành công hay thất bại thì Mỹ cũng phủ nhận vai trò của Mỹ trong đó..  Cho nên không thể nói là Mỹ đã bật đèn xanh cho các tướng lãnh từ ngày 25 tháng 8.1963 qua điện tín ngày 24.8.  Mặt khác, việc giết hai anh em ông Diệm là ngoài ý muốn của Mỹ.  Vì thế Tổng thống Kennedy mới bị “sốc” khi nghe tin Diệm bị giết ngày 2.11.63.  Giết ông Diệm và Nhu là quyết định của các tướng lãnh để trừ hậu hoạn, rút kinh nghiệm từ sự lật lọng của ông Diệm trong cuộc đảo chính năm 1960.  Vì vậy nếu nói đến “nguyên nhân” của cuộc đảo chánh, thì “nguyên nhân” đó chính là Ngô Đình Diệm, hay đúng hơn, nguyên nhân là “tứ đại nhân bang họ Ngô Đình: Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, và Ngô Đình Cẩn” chưa kể đến tập đoàn kiêu binh Ca-tô, từ linh mục xuống tới giáo dân tác oai tác quái khắp miền Nam, đặc biệt là ở vùng Hố Nai, Gia Kiệm, Hải yến v…v…

   Tài liệu về thái độ của Mỹ đối với cuộc đảo chánh.

   Tài liệu Tòa Năm Góc về những biến cố 1963 ở Saigon cho thấy Washington không chủ động khởi xướng cuộc đảo chánh chống Diệm, và các lực lượng quân sự Mỹ cũng không can thiệp vào cuộc đảo chánh, ngay cả ngăn cản sự ám sát ông Diệm và người em Ngô Đình Nhu.
    [Pentagon Papers: p. 159:  According to the Pentagon account of the 1963 events in Saigon, Washington did not originate the anti-Diem coup, nor did American forces intervene in any way, even to try to prevent the assassination of Mr. Diem and his brother Ngo Dinh Nhu.]

   Tháng 7.1963, Mỹ thẩm định tình hình ở Việt Nam như sau:

   Tài liệu Tòa Năm Góc #34, ngày 10.7.1963, trang 193:  Cuộc khủng khoảng Phật Giáo ở Nam Việt Nam đã nổi bật và tăng cao sự lan rộng và sự bất mãn đã có từ lâu về chế độ Diệm và kiểu chính quyền của chế độ.  Nếu – có vẻ như sẽ xẩy ra là – Diệm không chịu thực hiện ngay những cam đoan của ông ta đối với Phật Giáo, sự hỗn loạn sẽ lại lóe lên và có nhiều khả năng hơn trước về một cuộc đảo chánh chống Diệm, hay mưu sát Diệm. 
    [Pentagon Papers, Doc. #34, p. 193: July 10, 1963:  The Buddhist crisis in South Vietnam has highlighted and intensified a widespread and long-standing dissatisfaction with the Diem regime and its style of government.  If – as is likely – Diem fails to carry out truly and promptly the commitments he has made to the the Buddhists, disorders will probably flare again and the chance of a coup or assassination attempts against him will become better than ever…]

   Tài liệu của John Prados:
   http://www2.gwu.edu/~nsarchiv/NSAEBB/NSAEBB101/index.htm: ngày 9 tháng 7.1963:  Giám đốc CIA John A. McCone tóm tắt cho Tổng Thống Kennedy biết tình hình, trong vòng 24 tiếng đồng hồ sau khi một tướng lãnh đến tiếp cận CIA Lucien Conein.  Khi đó người ta đoán trước là có nhiều âm mưu đảo chánh khác nhau, ít nhất là có một trong số đó có thể hành động ngay ngày hôm sau (cuộc âm mưu của Tuyến không thành, Trần Kim Tuyến bị đưa đi làm đại sứ ở Ai Cập).  CIA cũng nhận thức được tầm quan trọng chính trị của vấn đề Phật Giáo ở Nam Việt..
   DOCUMENT 1
   DCI Briefing, July 9, 1963
   SOURCE: John F. Kennedy Library: John F. Kennedy Papers (Hereafter JFKL: JFKP):   
   National Security File: Country File, box 51, folder: Cuba: Subjects, Intelligence Material.
   This document shows that Director of Central Intelligence John A. McCone briefed President Kennedy within twenty-four hours after a South Vietnamese general first approached CIA officer Lucien Conein. At the time multiple different plots were anticipated, at least one of which might become active the following day (the Tuyen plot referred to aborted, Tran Kim Tuyen was sent out of the country as ambassador to Egypt). The CIA also here recognizes the political significance of the Buddhist issue in South Vietnam.

    Chúng ta biết bức điện tín ngày 24.8 nếu để lộ ra có thể làm cho các tướng lãnh hiểu lầm là Mỹ đã bật “đèn xanh” cho cuộc đảo chính.  Ngoại trưởng Dean Rusk định thu hồi bức điện tín nhưng quá muộn.  Nhưng rõ ràng là các tướng lãnh đã biết đến bức điện tín này, ai có thể tiết lộ ngoài đại sứ Lodge.  Chúng ta có thể đọc tài liệu sau đây của Tòa Năm Góc, trang 170, có lẽ để sửa chữa bức điện tín ngày 24.8:

   CIA không chỉ nói với các tướng lãnh về ý chính [áp lực để Diệm loại Nhu và thay đổi chính sách] trong thông điệp của Washington ngày 24 mà còn, như Ông Richardon (Giám đốc CIA ở Saigon), ngày 26,  đã đề nghị gửi cho các tường lãnh thông điệp sau: “Chúng tôi không thể giúp gì trong hành động khởi đầu giành quyền lãnh đạo quốc gia.  Hoàn toàn là hành động của chính họ, thắng hay bại.  Đừng có mong đợi sẽ được cứu gỡ”
   [Pentagon Papers, p. 170: The CIA men were not only to tell the generals the gist of Washington’s Aug. 24 message but also, as Mr. Richardon advised headquarters on Aug. 26, to convey the following message: “We cannot be of any help during initial action of assuming power of the state.  Entirely their own action, win or lose.  Don’t expect to be bailed out”]
   Ngày 19 tháng 9.1963, Toà Nhà Trắng gửi cho đại sứ Lodge điện tín như sau;
   Chúng tôi không thấy có cơ hội tốt trong tương lai gần để loại bỏ chính quyền hiện thời, cho nên, hiện nay chúng ta phải dùng những áp lực có thể có để bảo đảm những cải tiến tình hình dù khiêm nhường như thế nào.
   Tòa nhà trắng nói với Lodge là “can ngăn âm mưu đảo chính nếu thấy không thành công được một cách nhanh chóng”.  Lodge trả lời là Mỹ không đủ khả năng để “hoãn lại hay ngăn cản âm mưu đảo chính”
    [Pentagon Papers, p. 206: White House Cablegram to ambassador Lodge, Sept. 19, 1963:
We see no good opportunity for action to remove present government in immediate future, therefore, we must for the present apply such pressures as are available to secure whatever modest improvements on the scene may be possible.
   White House tells Lodge to “discourage plot if quick success is unlikely.  Lodge replies US is unable to “delay or discourage the coup”]
   Điện tín của Tòa Nhà Trắng gửi Đại sứ Lodge về lâp trường của Kennedy đối những âm mưu đảo chính, ngày 5 tháng 10.1963:
   Hôm nay Tổng Thống chấp thuận đề nghị (của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia) là không nên có sáng kiến nào để tích cực khuyến khích ngầm cuộc đảo chính.  Tuy nhiên, nên có những nỗ lực ngầm, cấp bách, tuyệt mật, theo sự hướng dẫn tổng quát của Đại sứ để nhận ra và tiếp xúc với những người có thể là cấp lãnh đạo khi sự việc này xuất hiện (nghĩa là khi cuộc đảo chính thành công).  Điều cần biết là nỗ lực này phải hết sức bí mật và có thể hoàn toàn phủ nhận và hoàn toàn tách biệt khỏi sự phân tích chính trị thông thường và thông tin và các hoạt động khác của đội ngũ của của chúng ta ở Việt Nam.  Chúng tôi nhắc lại là nỗ lực này không – xin nhắc lại – không có mục đích tích cực thúc đẩy cuộc đảo chính mà chỉ là coi chừng và sẵn sàng.
   [Pentagon Papers, p. 215: Cablegram from White House to Ambassador Lodge Kennedy position on coup plots, Oct.5: President today approved recommendation (of National Security Council) that no initiative should now be taken to give any active covert encouragement to a coup.  There should, however, be urgent covert effort with closest security, under broad guidance of Ambassador to identify and build contacts with possible alternative leadership as and when it appears.  Essential that this effort be totally secure and fully deniable and seperated entirely from normal political analysis and reporting and other activities of country team.  We repeat that this effort is not – repeat – not to be aimed at active promotion of coup but only at surveillance and readiness.]

   Đọc những điện tín qua lại giữa Đại Sứ Lodge và Washington, chúng ta thấy cho tới ngày 30.10.1963 Mỹ vẫn không biết rõ chi tiết về kế hoạch đảo chính của các tướng lãnh.  Vì vậy Đại sứ Lodge mới trả lời Washington là Mỹ không có khả năng để “hoãn lại hay ngăn cản âm mưu đảo chính”.  Điện tín ngày 25.10 và ngày 30.10 của McGeorge Bundy gửi cho Lodge yêu cầu Đại tướng Minh cung cấp cho Mỹ chi tiết về kế hoạch đảo chính và Đại sứ Lodge đã trả lời trong đó có câu:

   Về vấn đề thiếu thông tin về hậu thuẫn thực sự của Tướng Đôn, và thiếu bằng chứng về khả năng thực sự đã phát triển cho hành động.  Tôi cảm thấy là các Tướng lãnh không chịu cho Mỹ biết những chi tiết đầy đủ về kế hoạch của họ ở thời gian này, phản ánh sự an toàn của chính họ.
   [As to the  lack of information as to Gen. Don’s real backing, and the lack of evidence that any real capabilities for action have been developed.  I feel sure that the reluctance of the generals to provide the US with full details of their plan at this time, is a reflection of their own security.]

   John Prados viết:

   Khi cuộc đảo chánh khởi sự, những thận trọng về vấn đề bảo mật của các tướng lãnh Nam Việt Nam gồm có: chỉ cho Tòa Đại sứ Mỹ biết trước có 4 phút, rồi cắt điện thoại liên lạc với toán cố vấn quân sự Mỹ.  Kết quả là, thông tin mà Washington biết được chỉ có một phần, và tiếp tục như vậy cho đến ngày 2.11, ngày Diệm chết.
   [John Prados: When the coup did begin the security precautions taken by the South Vietnamese generals included giving the U.S. embassy only four minutes warning, and then cutting off telephone service to the American military advisory group. Washington's information was partial as a result, and continued so through November 2, the day Diem died.]

   Qua những tài liệu ở trên, chúng ta thấy rõ vai trò chủ động trong cuộc đảo chính là các tướng lãnh Việt Nam.  Lẽ dĩ nhiên, như trên đã nói, không có sự ưng thuận của Mỹ, các tướng lãnh khó mà có thể thực hiện được cuộc đảo chánh.  Nhưng cuộc đảo chánh là do quân lực Việt Nam thực hiện và hiển nhiên là không phải Mỹ khởi xướng hay do “chính phạm” Kennedy và các đồng lõa ở Tòa Nhà Trắng làm đảo chánh như Đinh Từ Thức viết.

   Tôi không muốn viết gì thêm về bài của Đinh Từ Thức.  Nhưng có một câu của Đinh Từ Thức tôi không thể không nói đến.  Đó là đến thời buổi này mà Đinh Từ Thức còn đề cao Ngô Đình Diệm một cách lố bịch, tin rằng bạo chúa Ngô Đình Diệm  là “Winston Churchill của Đông Nam Á”, mà không biết rõ thực chất của sự so sánh này như thế nào.  Các chính trị gia thường lên tiếng ca tụng bất cứ ai mà họ muốn.  Nhưng những lời ca tụng đó có thực tâm hay có đúng hay không lại là vấn đề khác.  Đinh Từ Thức viết:

   Tổng Thống Lyndon Johnson là người không đồng ý cuộc đảo chánh. Tới Sài Gòn vào tháng Năm, 1961, ông đã công khai ca tụng Tổng Thống Ngô Đình Diệm là “Winston Churchill của Đông Nam Á”.

    Đinh Từ Thức không biết rằng Stanley Karnow đã viết trong cuốn Vietnam: A History, trang 214:

     Bị lôi cuốn bởi sự cường điệu một cách hùng hồn trong cuộc viếng thăm Saigon năm 1961, Lyndon Johnson, khi đó là Phó Tổng Thống, đã so sánh Diệm với Churchill.  Sau đó trên máy bay của ông ta tôi hỏi Johnson “Ông thực sự cho là như vậy à?”  Ông ta lè nhè: “Cục cứt, Diệm là thằng nhỏ duy nhất mà chúng ta có được ở đó” [Stanley  Karnow, Vietnam:  A History, p. 214: Carried away by oratorical hyperbole during a visit to Saigon in 1961, Lyndon Johnson, then vice-president, had compared Diem to Churchill.  “Did you really mean it?” I asked Johnson aboard his plane later.  “Shit,” he drawled, “Diem’s the only boy we got out there”.]

   Trần Chung Ngọc

   Tháng 11.2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét