MỘT KHUYNH
HƯỚNG PHI DÂN TỘC
Lý Nguyên
Diệu
Tạp chí Free Inquiry số tháng 6&7 năm 2019 có 1 bài tiểu luận với tựa đề “Why Do
Fundamentalists Lie about the Bible” (“Vì Sao Con Chiên Cuồng Tín Giáo Điều
Nói Láo về Kinh Thánh”) của Giáo sư Tiến sĩ Tâm lý học Brian Bolton. Bài viết dài 8 trang nầy phân tích những lý do vì sao các con chiên cực đoan nói
láo, họ nói láo như thế nào và nói láo về những chuyện gì trong Kinh Thánh. Cuối
bài là một danh sách tóm lược 10 chủ đề nói láo của các con chiên đạo Thiên Chúa
theo chủ nghĩa giáo điều. Trong danh sách nầy, một chủ đề đáng chú ý là chuyện Kinh Thánh chấp nhận và yểm trợ
chế độ nô lệ đã được Giáo sư B. Bolton viết / tạm dịch như sau (xem nguyên bản tiếng Anh sau phần Việt dịch):
Hình bìa Tạp chí Free Inquiry, Volume 39, No. 4 –
June/July 2019.
Tán Trợ Chế Độ Nô Lệ
Giáo Đoàn Báp-tít
Miền Nam (Southern Baptist Convention) là giáo phái cuồng tín giáo điều lớn nhất
của Mỹ được thành lập năm 1845. Để bênh vực chế
độ nô lệ, họ tự biện minh bằng cách đưa ra rằng [chế độ nô lệ được] sự chấp thuận
của Thánh Kinh, vì nền kinh tế đồn điền của con chiên Báp-tít trong chín tiểu
bang miền Nam nước Mỹ hoàn toàn lệ thuộc
vào chế độ nô lệ. Vấn đề nầy cũng liên hệ đến chuyện tranh cãi nên giữ hay phá
các tượng đài tưởng niệm Liên quân miền Nam [ủng hộ chế độ nô lệ trong cuộc Nội
Chiến năm 1861/65 – lnd] và sự nổi dậy của chính sách thượng tôn da trắng [của
Tổng thống Donald Trump – lnd].
Thực tế là Thánh
Kinh của Thiên Chúa giáo và Do Thái giáo có thiện cảm và ủng hộ chế độ nô lệ.
Vì vậy mà một số chủ nô đã tố các con chiên chống lại chế độ nô lệ là kháng cự
ý muốn của Thượng Đế. Cách thức đặc biệt hữu hiệu của những người sùng bái Kinh
Thánh là họ trích ra từ trong Kinh Thánh những chuẩn nhận hùng hồn của ba nhân
vật hàng đầu trong Thiên Chúa giáo: Giê-su, Thánh Phao-lồ và Thánh Phê-rô.
Có tám dụ ngôn của Giê-su cho thấy rõ ràng là
ông đã chấp thuận chế độ nô lệ khi ông nói về những chủ nhân và những đầy tớ.
Giê-su không bao giờ chỉ trích hay lên án chế độ nô lệ và cũng không cấm chuyện
sở hữu nô lệ thì coi như ông đồng ý chuyện nầy trên nguyên tắc. Trong một dụ ngôn, Giê-su còn chấp thuận rõ ràng mối
liên hệ tàn khốc giữa chủ nhân và nô lệ khi ông khuyên nên đánh đập nô lệ nào
không vâng lời chủ.
Năm trong tám dụ
ngôn nầy đã nổi bật tính cực kỳ hung bạo qua hành động giết người, phân thây xẻ
thịt người. Trong những dụ ngôn kinh khủng đó, vai chánh là chủ nhân hoặc là
Giê-su, con của chủ nhân. Và chủ đề chính của những dụ ngôn đó là kẻ nào không
vâng lời chủ nhân hoặc không nhận chủ nhân Giê-su là Đấng Cứu Thế thì sẽ bị trừng
phạt hành hạ đời đời trong địa ngục.
Giê-su cho phép chủ
nhân trừng phạt các nô lệ bằng cách đặt ra các chức năng thần thánh của Thiên
Chúa Gíáo để biện minh cho sự đánh đập các nô lệ da đen trong các tiểu bang miền
Nam nước Mỹ. Giê-su cũng chấp thuận điều lệ về các chủ nô lệ trong chương 21 của
Exodus (sách thứ hai của Kinh Cựu Ước - lnd). Ngoài ra, hai phép lạ của Giê-su
có liên hệ đến nô lệ là việc chữa lành một đầy tớ của một chiến sĩ và việc tái
tạo lỗ tai của thằng bé nô lệ tên Malchus.
Trong Sứ Đồ Thư Ca (Epistles), Thánh Phao-lồ
ra lệnh nô lệ phải vâng lời chủ nô một cách kính sợ mọi chuyện như họ phải vâng
lời Giê-su. Nếu họ vâng lời như vậy thì đời sau sẽ được ban thưởng. Thánh Phê-rô nhấn mạnh niềm tin Thiên
Chúa và nổi khiếp sợ Thượng Đế buộc nô lệ phải phục tòng chủ nhân dù có bị đối
xử tàn nhẫn đến mức nào. Vị Thánh này nói nô lệ sẽ đáng được khen nếu chịu đựng
được những khổ nạn bất công do ý của Thượng Đế.”
Dưới đây là nguyên
văn bản tiếng Anh:
Slavery Endorsement
The largest fundamentalist
denomination in the United States, the Southern Baptist Convention, formed in
1845 because Baptists in nine southern states justified slavery by pointing out
that scripture sanctions the institution upon which the plantation economy
depended completely. The issue has contemporary implications for the
Confederate memorial controversies and the resurgence of white supremacy
politics.
It is a fact that both the
Hebrew and Christian Testaments are sympathetic and supportive of slavery. For
this reason, some southern slave owners argued that Christian abolitionists
were defying God’s will by opposing slavery. Of special relevance for
bibliolatrists is the strong authorization of slavery in the statements of the
Bible’s three leading Christian figures: Jesus, Paul, and Peter.
Jesus’s approval of slavery is
readily apparent in his inclusion of servants and their masters in eight of his
parables. Because he never criticized or condemned slavery and did not forbid
people from owning slaves, he tacitly endorsed the practice. In one of these
parables, he explicitly authorized the cruel master-slave relationship when he recommended
whipping disobedient slaves.
Five of the eight parables are
noted for their extreme violence through murder, killing, or maiming. The
central figure of the master or the son is Jesus himself, and the consistent
theme in these violent stories is that those who disobey Jesus or reject him as
Messiah will be punished with unending torture in hell.
Jesus granted authority to
slave owners to discipline their slaves, establishing the divine Christian
mandate used to justify the beatings of black slaves in southern states. Jesus
also approved of the rules of slave owners in chapter 21 of Exodus. Further,
two of his miracles involved slaves: the healing of the centurion’s servant and
the restoration of the slave boy Malchus’s ear.
In the Epistles, Paul decreed
that slaves should obey their masters with respect and fear in everything, just
as they would obey Jesus. And for their obedience they will be rewarded in the
next life. The apostle Peter emphasized that slaves are obligated by Christian
faith and fear of God to submit to their owners, no matter how brutal. He said
that it is commendable when slaves endure unjust suffering that is willed by
God.
Đọc xong đoạn nầy ta không khỏi thương cảm cho thân phận khốn khổ của những
nạn nhân Phi Châu nô lệ trong nền văn minh Thiên Chúa Giáo của Tây phương. Nhưng
một tôn giáo hiện hữu được hơn 2000 năm thì cũng phải biết tự chữa những khiếm
khuyết. Để chống đối các con chiên chủ nô trong chế độ nô lệ đó, những con
chiên có lương tâm đã đem lòng bác ái và quyền năng vô biên của Chúa, của Thánh
Phao-lồ, ... trong cố gắng giải phóng nô lệ. Hai phe chống nhau kịch liệt đến mức
làm bùng phát cuộc Nội chiến Bắc-Nam dài 5 năm trên nước Mỹ. Vậy thì phe nào nắm
chân lý và phe nào dối trá?
Phía những người chủ nô da trắng, họ không chỉ núp sau Giê-su và Kinh Thánh
mà còn đưa ra một lý luận cực kỳ xuẩn động: “Dầu sao qua Mỹ họ cũng còn sướng hơn ở Phi Châu”. Chẳng hạn như sức
khoẻ được các bác sĩ chăm sóc trong các nhà thương mà Phi Châu thời ấy hầu như
không có. Ngay cả con cái của người nô lệ cũng được chích ngừa các bệnh dịch. Quả
là các chủ nhân có lo cho sức khoẻ của người nô lệ. Quả là họ có xây nhà thương
cho người nô lệ (144 nhà thương trên toàn nước Mỹ năm 1944).
Với người Việt Nam thì điều nầy không khác chi bác nông dân phải lo cho sức
khoẻ của con trâu mà bác ta đã bỏ tiền ra mua. Một ngày trâu bị bệnh không ra ngoài
đồng là một ngày ruộng không được cày. Vậy,
phải lo cho trâu được
ăn, phải lo cho trâu được mạnh khoẻ, phải gọi
bác sĩ thú ý đến khám bệnh cho trâu.
Đó là sự thực tàn nhẫn về thâm tâm của người Mỹ da trắng khi họ lo cho sức
khoẻ của người nô lệ da đen mà họ đã mua. Sẽ dễ hiểu hơn nếu ta phóng chiếu sự
thực đó lớn ra trong kích thước toàn cầu và theo dõi thời sự gần đây nhất để thấy
một cách hiển nhiên dự án liên lục địa vĩ đại “Con Đường Tơ Lụa“ (Nhất Đới Nhất Lộ) của chủ
tịch Tập Cận Bình (hãy xem phóng sự: https://www.youtube.com/watch?reload=9&v=FuhUo7Tt7Hc ) cũng nằm gọn trong tinh thần
“lo lắng cho nô lệ” đó. Thấy được như vậy thì khỏi phải bàn cãi chuyện dân Tây
Tạng, dân Hồi giáo, và cả dân Thổ Nhĩ Kỳ, dân Ý, dân Pháp có nên ghi nhớ công
ơn, lao lực, chi phí làm đường, xây cầu của đảng Cộng sản Tàu từ Bắc Kinh đến
Luân Đôn.
Vậy mà trong vài năm gần đây, trong cộng đồng người Việt xử dụng Internet lại
hiện ra dưới nhiều hình thức khác nhau một khuynh hướng khá đồng nhất trong mưu
toan tuyên truyền để biện hộ cho sự trở lại Việt Nam của
thời kỳ đầu thế kỷ 20 khi thực
dân Pháp và đạo Thiên Chúa của họ thống trị toàn cõi Việt-Miên-Lào. Cũng như những
ngừơi da trắng miền Nam nước Mỹ, khuynh hướng nầy được biện minh bằng lý luận “Tây thực dân cũng lo cho dân thuộc địa”
qua những video về Sài Gòn những năm 1950, nhà thương Đồn Đất, cầu Long Biên Hà
Nội, nhà thờ Đức Bà ngạo nghễ vươn cao trước Bưu Điện Sài Gòn, ... Đi xa hơn nữa,
ngay cả trong những video có Khánh Ly hát nhạc Trịnh Công Sơn, những người Việt
Nam thân Tây của khuynh hướng nầy cũng nhét vào hình ảnh nhà thờ Đức Bà trong cố
gắng thay thế biểu tượng cũ của Sài Gòn là Lăng Ông (Lê Văn Duyệt). Bên cạnh
còn có những loạt tài liệu về các dinh thự cũ, nhà ga Đà Lạt, Toà Đô Chánh của thời Tây đô hộ với thông điệp ngầm “người Pháp cũng xây dựng cho Việt Nam các công
thự, đường xe lửa, cầu cống, ...”. Thật u mê không khác gì chuyện dân nô lệ gốc Phi Châu cám ơn chủ nhân Mỹ trắng
đã xây nhà thương chăm sóc họ.
Nhưng tinh vi và
hiểm độc hơn cả là khuynh hướng vinh danh cái gọi là “công ơn” cố đạo Pháp (Alexandre
de Rhodes, nhưng thật ra là Linh mục Bồ Đào Nha Francisco de Pina mới đúng lịch
sử) đã “phát minh ra chữ quốc ngữ” dù chính các “Linh mục học giả” Công giáo Việt
Nam thừa biết rằng các cố đạo Tây chỉ tạo ra những chử cái Latinh đó để dễ dàng
giảng đạo (cho các con chiên của họ) và được Thực dân Pháp tận dụng như một công
cụ để tiêu diệt nền văn hóa bản địa, đồng thời để cũng cố bộ máy hành chính đô
hộ của chính quyền thuộc địa mà thôi. Tuy được sự tiếp tay đắc lực của những
con chiên bản địa cuồng tín (như Nguyễn Trường Tộ, Trương Vĩnh Ký, …) nhưng cũng
may mà sĩ phu và các nhà ái quốc nước ta đã biết dùng “gậy ông đập lưng ông”, vận
dụng thứ chữ Latinh đó để “khai dân trí”, sáng tác và phổ biến những công trình
tri thức, khơi dậy lòng yêu nước và tinh thần chống xâm lăng (Phan Bội Châu,
Phan Chu Trinh, Lương Văn Can, Nguyễn Đình Chiểu, Lý Đông A, Huỳnh Phú Sổ…)
trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Rõ ràng là những người-Việt-gốc-Tây-thuộc-địa nầy vì niềm tin tôn giáo cuồng
tín mà đánh mất hết trí tuệ và lòng yêu nước. Họ có biết hay không là họ
đang bán linh hồn để được làm kiếp nô lệ cho ngoại bang? Điều đáng quan ngại là
bên ngoài thì họ vẫn hô hào Tự do, Dân chủ, Nhân quyền, làm cho cuộc tranh đấu thường
trực cho những giá trị nầy mất đi chính nghĩa trong sáng. Làm sao mà có chính
nghĩa khi lẫn lộn với những thành phần muốn trở về thời kỳ người Việt kéo xe
cho ông Tây, bà Đầm đi lễ nhà thờ có lính Tây canh gác?
Trong lúc toàn dân tham gia kháng
Pháp và bị tra khảo tù đày (Ảnh: Các nam nữ nghĩa quân bị gông cùm sau khi chiến
khu Ba Đình của anh hùng Đinh Công Tráng bị thất thủ năm 1887. Đại tá Pháp
Brìsand thống lĩnh 3 nghìn quân Pháp và gần 5 nghìn giáo dân Việt do Linh mục
Trần Lục huy động để tham gia trận đánh nầy)….
… thì vẫn có một bộ phận những
người Việt Nam bị tiêm nhiễm tinh thần nô lệ của Kinh Thánh Thiên Chúa giáo,
nên xem việc dân ta làm culi kéo xe cho “ông Tây” và lính Pháp bảo vệ cho “bà đầm”
đi nhà thờ là chuyện … văn minh phải mang ơn!
Bài nầy bắt đầu bằng chế độ nô lệ và đạo Thiên Chúa, một vết nhơ của văn
minh Tây Phương như ta vẫn thường nói huy chương nào cũng có mặt trái. Bài nầy
xin kết thúc bằng một lời khuyên nhủ (viết từ năm 1946 trong thời kỳ thuộc địa)
của một người Việt đã từng sống đời lưu vong trên đất Tây phương, với hy vọng sẽ
làm những người phi dân tộc sáng mắt mà nhìn thấy chính đạo để quay về với quê
hương, dân tộc:
"Hiện nay, bạn thấy Tây phương đắc thắng, chiếm địa vị tối thượng, hãnh diện với thế giới. Về quân sự, về kinh tế, về chính trị, Tây phương là tất cả. Bạn cho Tây phương là cái gương duy nhất, rồi bạn toan nêu cái "văn hóa" Tây phương làm văn hóa Việt Nam.
Tôi van bạn. Tôi ước mong bạn xây đắp riêng cho Việt Nam một nền văn hóa rực rỡ, để trình trước Đại hội đồng nhân loại làm sự nghiệp của mình." (trang 39)
Tôi van bạn. Tôi ước mong bạn xây đắp riêng cho Việt Nam một nền văn hóa rực rỡ, để trình trước Đại hội đồng nhân loại làm sự nghiệp của mình." (trang 39)
[Trích từ: “Tương lai Văn hoá Việt
Nam” của Hồ Hữu Tường (Nhà xb: Huệ
Minh, 1965)].
Lý Nguyên Diệu
8/2019
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét