Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015


TỔNG THỐNG OBAMA “SỈ NHỤC” (INSULT) ĐẠO KITÔ?

Lý Nguyên Diệu

TT Barack Obama chắp tay chào vị Phật sống
 tại National Breakfast Prayer, Washington DC, 5-2-2015

Theo một thông lệ đã 62 năm, Quốc Hội Mỹ tổ chức một Buổi Ăn Sáng Cầu Nguyện Của Cả Nước Mỹ (National Breakfast Prayer) vào mỗi đầu tháng Hai. Năm nay, ngày 5 tháng 2, 2015, hai người tổ chức Buổi Ăn Sáng là hai Thượng Nghị sĩ thuộc hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ. Và Buổi Ăn Sáng có hai điều đặc biệt.

Thứ nhất là một vị khách quan trọng: Phật sống Đạt Lai Lạt Ma. Mặc dù Trung Cộng phản đối quyết liệt, Quốc Hội Mỹ vẫn mời vị khách quý nầy.  Hong Lei, phát ngôn viên của Bộ  Ngoại Giao Tàu tuyên bố : “Chúng tôi chống lại bất cứ quốc gia nào cho phép Đạt Lai Lạt Ma đến thăm viếng, hoặc dùng vấn đề  Tây Tạng để can thiệp vào nội tình nước Tàu.” (“We oppose any foreign country allowing the Dalai Lama to visit, and oppose any country using the issue of Tibet to interfere in China’s internal affairs,”). Ngay phần đầu bài diễn văn, Tổng Thống Obama đã gọi Đức Đạt Lai Lạt Ma là “một người bạn tốt” và xưng tụng Ngài “là một tấm gương sáng chói về ý nghĩa của việc thực hành hạnh từ bi để truyền cảm hứng cho chúng ta xiển dương nhân phẩm và tự do của con người” ("a powerful example of what it means to practice compassion who inspires us to speak up for the dignity and freedom of all"). Tuy vậy Ngài Đạt Lai Lạt Ma đã được sắp đặt để ngồi một bàn khác với bàn của Tổng thống Obama. Ông nầy chỉ chắp tay vái chào vị Phật sống chứ không bước qua bắt tay như thông lệ.

Chính trị và kinh tế đã tạo ra những biểu hiện thật bi hài mà người Việt chống Cộng nên ghi nhớ khi toan tính cầu viện “đồng minh” Mỹ giúp họ chống chính quyền Hà Nội.


Bà Valerie Jarrett, Cố vấn Cao cấp của TT Obama, chào mừng Đức Dalai Lama trong buổi National Breakfast Prayer tại Washington DC hôm 5 tháng 2 năm 2015 – Hình AP

Thứ nhì là bài diễn văn của Tổng thống Obama, vốn cũng là một vị khách quan trọng khác. Dĩ nhiên là ông nói về tôn giáo trong buổi vừa  ăn sáng vừa cầu nguyện nầy. Nhưng ông đã đi xa hơn. Xa đến làm rúng động các nhà tôn giáo bảo thủ cánh hữu đang chiếm đa số trong Quốc Hội Mỹ và còn xa hơn nữa, qua bên kia bờ Đại Tây Dương, để làm nhức nhối Toà thánh Vatican. Bài diễn văn có đoạn tuy ngắn mà chính xác một cách khủng khiếp như vầy:
Chúng ta đã phải loay hoay với vấn đề này (cái thiện và cái ác bắt nguồn từ những tôn giáo  – LND) trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại. Và chúng ta cũng không nên cao ngạo mà nghĩ rằng đó chỉ là vấn đề của những dân tộc khác. Hãy nhớ là trong cuộc thánh chiến Thập Tự Chinh và thời kỳ Toà Án Dị Giáo, người ta cũng đã nhân danh Chúa Kitô mà vi phạm những tội ác khủng khiếp. Ngay trên quê hương chúng ta, chế đô nô lệ và luật Jim Crow cũng rất thường được biện minh bằng cách nhân danh Chúa Kitô. (Humanity has been grappling with these questions throughout human history.  And lest we get on our high horse and think this is unique to some other place, remember that during the Crusades and the Inquisition, people committed terrible deeds in the name of Christ.  In our home country, slavery and Jim Crow all too often was justified in the name of Christ.)

Như một sự tình cờ (do“Thượng Đế” an bài?) cùng một lần với Tổng Thống Obama, tác giả Trần Quốc Hoàn, một cộng tác viên của Trang nhà Sách Hiếm (http://www.sachhiem.net) đã viết như để bênh vực cho vị Tổng Thống can đảm và đầy trí tuệ nầy:
Nên nhớ rằng người Islamic cũng vốn đã tàn bạo, nhưng có lẽ chưa đến mức thiêu sống con người như các tòa án dị giáo ở Âu Châu trước khi bị người Kitô giáo phát khởi cuộc Thánh Chiến đầu tiên để tiêu diệt Hồi giáo do giáo hoàng Urban II khởi xướng … Nhà bác học lừng danh Bruno Giordano đã bị bọn quỷ ba màu này (màu đỏ áo Hồng Y, màu đen áo Linh Mục và màu vàng cờ Vatican – LND) giết chết bằng cách thiêu sống khi ông theo Copernic chủ trương quả  đất hình tròn và quay chung quanh mặt trời, trái với cuốn quỷ kinh mà bọn chúng luôn tôn thờ.”

Nhưng Tổng Thống Obama có cần tác giả  Trần Quốc Hoàn bênh vực không?
Cũng có thể cần nếu ta phối kiểm phản ứng của phe bảo thủ với niềm tin mù quáng vào Chúa Kitô sau khi nghe bài diễn văn của Tổng Thống Obama:

■ Bình luận gia Tucker Carlson, học Trung học trường Dòng St George và Đại học Trinity College:
“Sáng nay, vị Tổng Thống Chưa Bao Giờ Thông Minh Thế  đã chỉ  trích các tham dự  viên của Buổi Ăn Sáng Cầu Nguyện là đã coi khủng bố Hồi giáo như một vấn đề.” (“Here’s the Smartest President Ever, scolding the attendees of the National Prayer Breakfast this morning for thinking Islamic terrorism is a problem.”)

■ Nhà chống Cộng đại bảo thủ, “nước-Mỹ-là-nhất” Rush Limbaugh nói ồn ào nhất:
“Hôm nay, ông đến dự Buổi Ăn Sáng Cầu Nguyện Của Cả Nước và ông là Tổng Thống nước Mỹ - Đó là Buổn Ăn Sáng Cầu Nguyện Của Cả Nước! Tham dự viên gồm cả ngàn tín đồ Kitô giáo thuộc nhiều giáo phái. Nào là Chính thống, Phúc Âm, Tin Lành, Công giáo, không thiếu một ai. Vậy mà sao ông lại sỉ nhục họ? Sao ông lại cố châm chế cho các chiến binh đạo Hồi?” (“You go to the National Prayer Breakfast, and you're president of the United States. You go to the National Prayer Breakfast, today -- the National Prayer Breakfast!  There are, in attendance, thousands of Christians of one denomination or another.  Fundamentalists, evangelicals, Protestants, Catholics, the whole gamut.  Why would you insult them?  Why would you attempt to downplay militant Islam.”)

■ Nhà báo bảo thủ, đã bênh vực lý do tưởng tượng “Võ khí giết người hàng loạt ở Iraq” của Tổng Thống Bush, Charles Krauthammer:
“Tôi đã choáng váng khi nghe ông Tổng Thống có thể nói những điều mà  tôi nghĩ quá  sức vô vị lẫn sỉ nhục như vậy” (“I was stunned that the president could say something so, I mean, at once, banal and offensive.”)

■ Cựu Thống đốc Jim Gilmore bang Virginia (đảng Cộng Hoà ) tuyên bố :
“Một đoạn trong diễn văn của TT Obama sáng nay tại Buổi Ăn Sáng Cầu Nguyện là những lời sỉ nhục nặng nề nhất mà cả đời tôi chưa bao giờ được nghe từ một vị Tổng thống. Ông đã sỉ nhục tất cả những nguời theo đạo Kitô trong nước Mỹ nầy. (“The president’s comments this morning at the prayer breakfast are the most offensive I’ve ever heard a president make in my lifetime,” said former Virginia governor Jim Gilmore (R). “He has offended every believing Christian in the United States.”)

Điểm rất quan trọng mà các ông trí thức Kitô nầy không thấy hay cố ý lờ đi là sự so sánh của Tổng thống Obama về sự tàn bạo của hai tôn giáo Kitô và Hồi giáo nằm trong vấn đề tổ chức: Trong khi sự tàn bạo của Hồi Giáo là do những phần tử quá khích đơn lẻ thì sự tàn bạo của Kitô giáo (rõ hơn nữa là của Công giáo) được bắt nguồn một cách có hệ thống và khởi xướng dưới sự lãnh đạo của Giáo hoàng Urban II.  Độc giả muốn rõ hơn vì sao chỉ cần nhắc đến những sự thật như cuộc chiến Thập Tự Chinh và những Toà Án Dị Giáo thì giáo dân Kitô lại coi như “bị sĩ nhục” rồi phản ứng thiếu thông minh như vậy thì xin chịu khó đọc giáo sư Trần Chung Ngọc trong tác phẩm “Vatican: Thú Tội và Xin Lỗi” hoặc hai bài “Công Giáo Hắc Sử (2) & (3)”
 

Chín cuộc Thánh chiến (1095-1272) của các Giáo hoàng Công giáo La Mã,
và các chiến binh ISIS (đầu thế kỷ thứ 21)

Điều đáng chú ý về khả năng tẩy não của đạo Kitô là khi đạo Kitô bị phê bình trực diện và đích danh như trong trường hợp nầy, trí thức Kitô Mỹ phản ứng cũng thiếu sáng suốt y hệt như trí thức Kitô Việt Nam. Điều bi thảm là dù sao thì đa số trí thức Mỹ không có cái cơ duyên được học hỏi về đạo Phật. Trong khi trí thức Kitô Việt Nam (từ ông Bộ trưởng Lâm Lễ Trinh đến ông chánh án Lữ Giang) đã sống và lớn lên trong một xã hội có đạo Phật đầy trí tuệ như vậy mà vẫn không thấy không nghe gì cả thì thật là đáng tội nghiệp, trong cái ý nghĩa thâm sâu nhất của chữ tội nghiệp của nhà Phật.

Ông Obama được mời dự Buổi Ăn Sáng Cầu Nguyện từ khi bắt đầu làm Tổng thống. Và ngay từ năm 2009, ông đã đề cập thoáng qua về mặt trái của tôn giáo: “Chúng ta đã chứng kiến quá nhiều trường hợp tôn giáo bị sử dụng như một khí cụ chia rẽ chúng ta, và như một lời bào chữa cho óc định kiến và tính bất khoan dung.” ("far too often, we have seen faith wielded as a tool to divide us from one another – as an excuse for prejudice and intolerance."). Qua bài diễn văn nầy, tài hùng biện và lòng can đảm của Tổng Thống Obama lại thể hiện ra rõ rệt hơn. Trong gần 10 phút mà ông đã đưa ra những sự thật cần thiết làm rúng động ba thế lực hùng hậu trên thế giới: Phe bảo thủ của Mỹ (mang thái độ cao ngạo của một đế quốc), Vatican (với một quá khứ đầy tội lỗi và hiện nay đang tiến hành một "mùa gặt mới" tại Á châu) và Trung Cọng (đang tìm cách tiêu diệt Phật Giáo Tây Tạng).

Trong sự vận hành của guồng máy chính phủ Mỹ, vị Tổng Thống thường bị khá nhiều áp lực trong nhiệm kỳ đầu tiên. Nếu xuất sắc được tái cử, nhiệm kỳ thứ hai sẽ bớt áp lực vì không còn lo chuyện ứng cử nữa. Và như vậy, càng về cuối nhiệm kỳ hai, vị Tổng Thống càng có nhiều tự do hành xử. Bằng chứng là ông Obama đã thoải mái tuyên bố trước một Quốc Hội với đa số đảng viên Cộng Hoà là ông sẽ sử dụng tối đa Quyền Phủ quyết của Tổng thống (Presidential Veto Power) để qua mặt Quốc Hội.

Phải chăng với tâm cảnh tự do khai phóng đó mà cuối tháng Giêng năm 2015, Tổng Thống Obama đã qua xứ Phật  Ấn Độ trồng cây Bồ Đề và hai tuần sau ông lại đăng đàn công khai chỉ trích Thập Tự Chinh, Toà Án Dị Giáo và chế độ nô lệ của đạo Kitô? Trả lời được câu hỏi đơn giản nầy, người ta có thể đoán mò là trong những ngày về hưu, cựu Tổng Thống Obama sẽ có bài viết đóng góp cho trang nhà Giao Điểm và Sách Hiếm để khởi động Ý Thức Văn Thân Thế Kỷ 21 “Bình nô, Tẩy tả” (Bài Tinh thần Nô lệ Vatican, Làm sạch Tà đạo).

Lý Nguyên Diệu

Cuối năm Giáp Ngọ 2015 ở Mỹ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét