PHÚC TRÌNH A/5630
CỦA PHÁI ĐOÀN ĐIỀU TRA LIÊN HIỆP QUỐC
VỀ ĐÀN ÁP PHẬT GIÁO TẠI NAM VIỆT NAM NĂM 1963
CỦA PHÁI ĐOÀN ĐIỀU TRA LIÊN HIỆP QUỐC
VỀ ĐÀN ÁP PHẬT GIÁO TẠI NAM VIỆT NAM NĂM 1963
ĐÃ KẾT LUẬN NHƯ THẾ NÀO?
Tâm Diệu và Nguyễn Kha
1-
BỐI CẢNH
Sau cuộc tự thiêu
của Hòa Thượng Thích Quảng Đức ngày 11-6-1963 làm rúng động lương tâm nhân loại,
và sau cuộc tự tử bi hùng nhưng đầy thách đố của văn hào Nhất Linh Nguyễn Tường
Tam vào đúng ngày Song Thất 7/7/1963, chính quyền Ngô Đình Diệm (mà quyền bính quốc
gia lúc bấy giờ đã hoàn toàn thuộc về vợ chồng ông bà Cố vấn Ngô Đình Nhu-Trần
Lệ Xuân) quyết định dẹp tan phong trào đòi hỏi bình đẳng tôn giáo của Phật giáo,
dù ngoài mặt vẫn ru ngủ Phật giáo và dư luận thế giới với một Thông Cáo Chung
do chính tay ông Diệm ký từ ngày 16-6-1963.
Đêm 20-8-1963,
ông Nhu ra lệnh cho một đơn vị quân đội là Lực Lượng Đặc Biệt của Đại tá Lê
Quang Tung và Cảnh sát Dã chiến tổng tấn công các chùa trên toàn quốc. Đặc biệt
tại Sài Gòn, lực lượng võ trang nầy mà
giáo sư Buttinger xem không khác gì nhóm xung kích của Nazi (Nazi stormtrouper) đã bắt giam 1,426 Tăng
Ni và Cư sĩ Phật giáo (xem Điện văn số
274 của Tòa Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn gửi cho Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 24-8). Toàn
bộ thành phần lãnh đạo Phật giáo coi như bị tê liệt, nhường lại cuộc đấu tranh chống độc tài giáo trị và gia đình trị
cho sinh viên thanh niên, trí thức, và các đảng phái quốc gia, …
Tham khảo từ
Wikipedia:
■ Ngày 21/8/1963, sinh viên Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ bãi khóa.
■ Ngày 22/8/1963, khoa trưởng Y
Khoa Sài Gòn bác sĩ Phạm Biểu Tâm
từ chức rồi bị bắt. Ngày hôm sau, sinh viên Y khoa vận động sinh viên các
trường khác liên kết thành lập Ủy ban Chỉ đạo Sinh viên Liên khoa. Uỷ ban này
phát động sinh viên tất cả các trường đại học bãi khoá. Sau vài tuần lễ, phong
trào bãi khóa lan tới tất cả các cấp
trung học toàn quốc.
■ Cùng ngày 22/8/1963, giáo sư Vũ Văn Mẫu từ chức Bộ trưởng Ngoại Giao
và cạo đầu như một nhà sư để phản đối chính sách kỳ thị Phật giáo của ông Diệm.
■ Cùng ngày 22 tháng 8 năm 1963, ông Trần
Văn Chương, thân phụ của bà Nhu, từ chức đại sứ Việt Nam Cọng Hòa tại Mỹ để phản đối chính sách ưu đãi đạo Thiên Chúa giáo La Mã của Tổng thống Ngô Đình Diệm.
■ Ngày 24/8/1963 trên 3.000 sinh viên và học sinh tập hợp tại trường Luật Khoa Sài Gòn để chào đón Giáo sư Vũ Văn Mẫu. Ủy ban Chỉ đạo Sinh viên Liên khoa được đổi tên thành
Ban Chỉ Đạo Sinh Viên Và Học Sinh ra tuyên ngôn ủng hộ những đòi hỏi chính
đáng của Phật giáo.
■ Sau ngày 24/8/1963, các phân khoa đại học và
trường trung học lớn tại Sài Gòn đều bị cảnh sát phong toả. Sinh viên và học
sinh bãi khóa và vận động các giáo sư từ chức. Học sinh các trường trung học
công lập Gia Long, Trưng Vương và Võ Trường Toản tổ chức meeting tại sân trường. Học sinh trường Chu Văn An xô xát với cảnh sát. Khoảng 2.000 học sinh trung học tại Sài Gòn bị bắt. Số sinh viên và học sinh bị bắt quá nhiều đến không đủ chỗ giam
trong các trại Cảnh Sát nên phải tống lên xe GMC chở về giam ở Trung Tâm Huấn
luyện Quang Trung
■ Ngày
25/8/1963, 300 sinh viên học sinh tổ chức biểu tình tại Công trường Diên Hồng
phía trước chợ Bến Thành trong lúc chính quyền đang ban bố lệnh giới nghiêm.
Cảnh sát bắn vào đoàn biểu tình giết chết nữ sinh Quách Thị Trang. Khoảng 200
người bị bắt giữ. Xác Quách Thị Trang bị cảnh sát mang đi. Chiều hôm đó, chính quyền ra thông cáo các lực lượng an
ninh được lệnh nổ súng vào bất cứ đám đông nào tụ họp nơi công cộng mà không
xin phép trước.
Sinh viên Đại học
Khoa học Sài Gòn biểu tình ủng hộ Phật
giáo
Thanh niên sinh
viên bị Cảnh sát bắt đem về Trung tâm Huấn luyện Quang Trung
Trong không khí
căng thẳng do những biện pháp sắt máu đó của chính quyền Ngô Đình Diệm, và giữa
một mùa hè Sài Gòn nóng bỏng với những tin đồn về đảo chánh và phản đảo chánh,
về chính quyền ông Diệm thỏa hiệp với Hà Nội, về vai trò của tân Đại sứ Mỹ
Cabot Lodge (kề từ 26/8), về khả năng ông Nhu sẽ thay ông Diệm, … mười ngày
sau, ngày 4-9-1963, 14 nước bao gồm Afghanistan, Algeria, Cambodia, Ceylon, Guyana,
India, Indonesia, Mông Cổ, Nigeria, Pakistan, Rwanda, Sierra Leone, Somalia,
Trinidad và Tobago (sau đó, thêm hai nước Mali và Nepal) đưa vấn đề Phật giáo Việt Nam ra trước Đại Hội
Đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) với
nội dung cáo buộc chính quyền Việt Nam Cộng hòa vi phạm các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
Một tháng sau, ngày 4/10/1963, Việt Nam Cộng hoà gửi thư
lên Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc mời một phái đoàn sang Việt Nam điều tra về
tình hình tôn giáo tại Việt Nam. Cuối tháng Mười, Liên Hiệp Quốc cử phái đoàn gồm 16 thành viên đại
diện 7 quốc gia Afghanistan (trưởng phái đoàn), Brazil, Ceylon, Costa Rica,
Dahomey, Morroco và Nepal sang Việt Nam điều tra tìm hiểu sự thật. Phái
đoàn đến Phi trường Tân Sơn Nhứt tối 24-10-1963, và bắt đầu từ hôm sau chỉ tiếp
xúc các giới chức chính quyền và phỏng vấn các nhân chứng trong 6 ngày (mà riêng 2 ngày cuối tuần là 26
và 27/10 thì phần lớn thời gian phái
đoàn ở khách sạn đọc tài liệu). Cuộc
điều tra kết thúc sớm hơn dự liệu khi chế độ Diệm bị lật đổ vào đúng ngày
lễ Các Thánh (Toussaint, 1-11) của Công
giáo, ngày mà tất cảc cơ quan chính phủ được nghỉ lễ. Và phái đoàn rời Sài Gòn
ngày 3-11-1963.
2- BỐN TÀI
LIỆU CĂN BẢN
Có ba tài liệu
chính thức của Liên Hiệp Quốc và một công trình nghiên cứu đại học liên quan đến
cuộc điều tra về đàn áp Phật giáo tại Nam Việt Nam của LHQ:
-
Tài liệu A/5630 -
Phúc trình của Phái đoàn Điều tra Liên Hiệp Quốc tại Nam Việt Nam, hoàn tất ngày
7-12-1963. (Document A/5630 - Report of
the United Nations Fact-Finding Mission to South Viet-Nam)
-
Đề mục Thảo luận số 77
(Agenda Item 77)
-
Biên bản Buổi họp Khoáng đại thứ 1280 của Đại Hội đồng
LHQ, Phiên họp thứ 18, ngày 13-12-1963 (United Nations General Assembly, Eighteen
Session, 1280th Plenary Meeting – Official Records)
-
Khảo luận in thành sách “Một Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền”
(A United Nations High Commissioner For
Human Rights) của Giáo sư Roger Stenson Clark, do Martinus Nijhoff (Hòa
Lan), xuất bản năm 1972.
2.1- “ĐỀ MỤC THẢO LUẬN SỐ 77” VÀ “TÀI LIỆU A/5630”
Report of the United Nations Fact-Finding Mission to South Viet-Nam – 7-12-1963
Bản Phúc Trình nguyên gốc bằng tiếng Anh, dài 93
trang, gồm 4 chương và 16 Phụ lục. Tất cả được đăng lại trong Đề mục Thảo luận
số 77 của Liên Hiệp Quốc:
-
Chương I: Ghi chép theo trình
tự các hoạt động của Phái đoàn (Chronological
Accounts of the Mission’s Activities).
-
Chương II: Tố cáo trước Hội
đồng Khoáng Đại
(LHQ) về Vi phạm Nhân quyền tại Việt nam Cọng hòa (Allegations of Violations of Human Rights in the Republic of Viet-Nam
brought Before the General Assembly).
-
Chương III: Lập trường của
Chính phủ (Position of the Government)
-
Chương IV: Thẩm tra các Nhân
chứng và Thông tin mà Phái đoàn nhận được (Examination
of Witness and Communications Received by the Mission).
Toàn bộ Tài liệu A/5630 (Document A/5630) được đăng lại trong
Đề mục Thảo luận số 77 (Agenda Item 77)
Lập trường chính phủ do Tướng Trần Tử Oai trình bày. Phái
đoàn còn gặp các ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Nguyễn Ngọc Thơ, Bùi Văn Lương,
Nguyễn Đình Thuần, Vũ Văn Mẫu và một số viên chức tại Huế. Lẽ dĩ nhiên, chính
phủ khăng khăng cho rằng không có kỳ thị tôn giáo, không có ưu đãi Công giáo,
không có ngược đãi Phật giáo…. điều mà thực tế 9 năm cầm quyền của ông Diệm đã
phủ bác hết. Đến nỗi Linh mục Lê Quang Oánh đã phải nhân danh Khối giáo sĩ Đồng
Tâm lên án “tội bất công” (của
ông Diệm) đã giết hại đồng bào vô tội. Thật là tàn
bạo, dã man, phản dân chủ, phản tự do, phản đạo đức, làm nhục cho quốc thể Việt
Nam, trong lá thư gửi Hòa Thượng
Hội chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam ngày 12-5-1963 ngay sau biến cố ở Huế. Thậm chí khi ông Ngô Đình Thục qua Vatican
ngày 7-9-1963, ông còn không được Giáo hoàng Paul 6 cho gặp mặt để “giải độc”.
Ngược lại, có một số chi tiết quan trọng trong bản Phúc
trình này: Chỉ trong 3 tỉnh Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định mà thôi, từ năm 1956
tới 1963 đã có 208,000 người bị ép vào
Đaọ Công Giáo. Ngoài ra, còn có bản dịch bản Thông Cáo Chung ngày 16/6/193
trên đó có chữ ký của Hòa thượng Thích Tịnh Khiết và Tổng thống Ngô Đình Diệm
(xem trang 85), và có bản dịch Dụ Số 10 do Quốc Trưởng Bảo Đại ký năm 1950 (xem
trang 86).
Phần cuối Phúc trình, tại Chương
IV, trong mục Nhận xét Tổng quát (General
Observations) có nêu ra 13 điều mà Phái đòan ghi nhận (như các chùa, các cơ
quan nhà nước, khách sạn, thái độ của nhân viên chính quyền, cuộc đảo chánh,
…) nhưng tuyệt nhiên không có một Kết luận Chung quyết, dù sơ khởi, về tình hình
đàn áp Phật giáo tại Nam Việt Nam. Dĩ nhiên, đáng lẽ Phái đoàn còn phải ở lại
lâu hơn (4 ngày làm việc) để điều tra, và kết luận đáng lẽ sẽ được thực hiện
khi Phái đoàn trở về lại Nữu Ước, có thì giờ để khảo sát lại các tài liệu đã
thu lượm, rồi thảo luận và kết luận để trình lên Đại Hội đồng LHQ trong một phiên
họp khoáng đại. Rất tiếc điều nầy đã KHÔNG xãy ra vì cuộc chính biến của Quân đội
đã lật đổ chế độ Diệm vào ngày 1-11-1963.
Thật vậy, ở trang cuối cùng, trang 93 của Phúc Trình,
có tổng kết những hoạt động mà Đại Hội Đồng LHQ đã tiến hành (ACTION TAKEN BY
THE GENERAL ASSEMBLY) như sau:
-
Tại Phiên họp Khoáng đại thứ
1234 vào ngày 8-10-1963, LHQ quyết định thành lập Phái đoàn Điều tra đến Việt
Nam. Thành viên sẽ do Chủ tịch Đại Hồi đồng công cử.
-
Tại Phiên họp Khoáng đại thứ
1239 vào ngày 11-10-1963, Chủ tịch Đại Hội đồng tuyên bố 7 thành viên của Phái đoàn.
-
Tại Phiên họp Khoáng đại thứ 1280 vào ngày 13-12-1963,
Đại Hội đồng quyết định không tiếp tục cứu xét đề mục nầy nữa (At the 1280th
plenary session, the General Assembly decided not to continue the consideration
of this item)
Trang 93,
trang cuối của Phúc trình, động thái cuối cùng của Đại Hội Đồng là “Tại
Phiên họp Khoáng đại thứ 1280 vào ngày 13-12-1963, Đại Hội Đồng quyết định
không tiếp tục cứu xét đề mục nầy nữa” (At
the 1280th plenary session, the General Assembly decided not to
continue the consideration of this item)
2.2- BIÊN BẢN “BUỔI
HỌP KHOÁNG ĐẠI THỨ 1280 CỦA ĐẠI HỘI ĐỒNG
LHQ”
United Nations
General Assembly, Eighteen Session, 1280th Plenary Meeting –
Official Records – 13-12-1963
Đây là Biên bản chính thức của Phiên họp thứ 18 (18th Session) thuộc Buổi họp
Khoáng đại thứ 1280 (1280th
Plenary Meeting) của Đại Hội đồng LHQ để thảo luận 5 Đề mục Thảo luận (Agenda Item). Buổi họp về Đề mục 77, Vi phạm Nhân quyền tại Nam
Việt-Nam (Violations of human rights in
South Viet-Nam), do ông Carlos Sosa Rodriguez làm chủ tọa, đã đi đến kết luận
như sau trong nghị quyết số 5:
“Vì những biến cố gần đây ở Nam Việt
Nam, các vị đề nghị Đề mục Thảo luận số 77 đã thông báo cho tôi biết rằng lúc nầy,
họ không thấy hữu ích để thảo luận đề
mục nầy nữa. Với tình hình như thế, liệu tôi có thể cho rằng Đại Hội đồng cảm
thấy là không cần phải cứu xét Đề mục 77
nữa hay không ?
Đại Hội đồng đã (đồng ý) quyết định
như thế.”
(In
the light of recent events in South Viet-Nam, those who proposed Agenda Item 77
have informed me that they do not feel it would be useful to discuss the item
of this time. Can I take it that, in the circumstances, the General Assembly
feels it is not necessary to continue the consideration of item 77 ?
It was so decided.)
Nghị
quyết số 5 của Đề mục Thảo luận số 77
trong Biên bản Buổi họp Khoáng Đại LHQ ngày 13-12-1963: “Vì những biến cố gần đây ở Nam Việt Nam, các vị đề nghị Đề mục Thảo
luận số 77 đã thông báo cho tôi biết rằng lúc nầy họ không thấy hữu ích để thảo luận đề mục nầy nữa. Với tình hình như
thế, liệu tôi có thể cho rằng Đại Hội đồng cảm thấy là không cần phải cứu xét Đề mục 77 nữa hay không ?
Đại Hội đồng đã (đồng ý) quyết định như thế.”
2.3-
KHẢO LUẬN “MỘT CAO ỦY LIÊN HIỆP QUỐC VỀ
NHÂN QUYỀN”
A United Nations
High Commissioner For Human Rights của
Giáo sư Roger Stenson Clark, do Martinus Nijhoff (Hòa Lan) xuất bản năm 1972. Số
ISBN 90 247 12971
Giáo sư Clark là người Tân Tây Lan, giảng sư về Luật học
tại Đại học Victoria University of Wellington. Ông nhận được một học bổng nghiên
cứu của Đại học Luật Columbia tại New York trong hai năm 1968 và 1969. Đây cũng
là thời gian ông quan tâm đến một cơ chế bảo vệ Nhân quyền ở cấp độ Quốc tế (International Protection of Human Rights)
khi làm nội trú tại cơ quan Human Rights Division thuộc Văn phòng Tổng Thư ký
LHQ vào tháng 8 năm 1968.
Từ đó, ông thu thập tài liệu, nghiên cứu, thảo luận với
nhiều bạn đồng nghiệp và hoàn thành tác phẩm A United Nations High Commissioner For Human Rights. Những ý
kiến của ông trong khảo luận nầy đã đóng góp phần nào vào sự hình thành Office of the United Nations High Commissioner for
Human Rights (OHCHR) vào ngày 20-12-1993, hơn 20 năm
sau.
Cuốn sách gồm 7 chương.
Trong Chương III (The Function of the
Commissioner), mục Subparagraph (a): advice
and assistance to UN organs, trang
67, ông có nhắc đến Phái đoàn Điều tra Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam vào
năm 1963. Ông kết luận về công việc của Phái đoàn:
“It
arrived in Saigon in late October and heard a number of witness. Unfortunately
for the scholar, the affair ended inconclusively as a result of the
successful coup against President Diem that took place while the Mission was in
Saigon”.
(Phái đoàn
đến Sài Gòn vào cuối tháng Mười và đã nghe một số nhân chứng. Không may
cho các học giả, công việc bị kết thúc dang dở vì cuộc đảo chánh Tổng thống Diệm đã thành công
khi Phái đoàn đang ở Sài Gòn)
Từ “inconclusive”
có nhiều nghĩa trong tiếng Việt. “Dở dang”
là một trong những nghĩa đó [http://en.glosbe.com/en/vi/inconclusive] và phù hợp nhất với ngữ cảnh của câu văn trên. Khi dịch ngược lại từ tiếng Việt sang tiếng Anh,
từ “dở dang” cũng lại cho ta từ “inconclusive”
[http://vdict.com/dở%20dang,2,0,0.html]
Câu văn trên hàm ý cuộc điều tra không đi đến được một kết luận nào vì
Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ (chứ không phải vì không có đàn áp Phật
Giáo) như đã từng được xác nhận (từ
9 năm trước) trong Phúc trình A/5630 và Biên bản của Phiên họp 1280
của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Trang 67: “It arrived
in Saigon in late October and heard a number of witness. Unfortunately for the
scholar, the affair ended inconclusively as a result of the successful coup against President
Diem that took place while the Mission was in Saigon”.
(Phái
đoàn đến Sài Gòn vào cuối tháng Mười và đã nghe một số nhân chứng. Không may
cho các học giả, công việc bị
kết thúc dang dở vì cuộc đảo chánh
Tổng thống Diệm đã thành công khi Phái đoàn đang ở Sài Gòn)
Từ nhiều năm
nay, đã có những kẻ không biết ngượng, dùng đoạn văn trong khảo luận nầy, cố
tình dịch sai chữ “inconclusively”
thành “không kết quả” hoặc viết lửng
lơ “không có kết luận, the affair ended
inconclusively” mà không thêm 2 câu: “Unfortunately
for the scholar” và “as a result of the
successful coup against President Diem” với hàm ý Phái đoàn không thấy có đàn
áp Phật giáo, hầu lạc dẫn người đọc để chối tội cho chế độ Diệm.
Mới đây, trước mùa
Phật đản 2013 kỷ niệm 50 năm Pháp nạn của Phật giáo Việt Nam, một ông cựu sĩ
quan Cảnh sát hung hăng chống phá Phật giáo, chắc bị nhiểm độc hay chính ông uống
độc dược loại thông tin như thế, đã hỗn láo thách thức một Hòa Thượng đọc lại
Phúc trình nầy, tưởng rằng sẽ rửa được cái tội đàn áp Phật giáo dùm cho ông Diệm,
mà thật ra ông Cảnh sát chẳng biết được rằng Phúc trình A/5630 nầy của LHQ chẳng
có kết luận nào như thế cả.
3- KẾT LUẬN
Nói tóm lại, đọc
hết 93 trang của Phúc trình A/5630,
lại được xác nhận bởi Kết luận của Biên
bản Buổi họp thứ 1280 của Đại Hội đồng LHQ, rồi sau đó được Giáo sư Roger Stenson Clark tham chiếu trong
tác phẩm A United Nations
High Commissioner For Human Rights của
ông, ta có thể khẳng định rằng Phúc trình A/5630 không hề kết luận rằng chính phủ Diệm "không có đàn áp tôn giáo" như
cái thế lực đã thù nghịch với Phật giáo từ thời Cố đạo Alexandre de Rhodes gọi
Phật Thích Ca bằng “thằng” trong Phép Giảng Tám Ngày, tìm cách xuyên
tạc tài liệu để mạo hóa lịch sử
từ mấy năm nay.
Tâm Diệu và Nguyễn Kha
4/7/2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét