CHIẾN DỊCH TỔNG
TẤN CÔNG CÁC CHÙA
ĐÊM 20-8-1963 VÀ
CÁC HỆ QUẢ
THE PAGODA RAIDS
AND REPERCUSSIONS
Hồ Sơ Mật Bộ
Quốc Phòng Hoa Kỳ về Cuộc Chiến Việt Nam
Giải Mật Ngày 13-6-2011
Dịch theo bản văn từ trang nhà
của Đại Học Mount Holyoke College:
(LỜI NGƯỜI DỊCH: The
Pentagon Papers là tên gọi tắt một hồ sơ tối mật về Cuộc Chiến Việt Nam; theo
Wikipedia, hồ sơ này tên chính thức là “United
States – Vietnam Relations, 1945–1967: A Study Prepared by the Department of
Defense” (Quan Hệ Mỹ-Việt, 1945--1967: Cuộc Nghiên Cứu Thực Hiện Bởi Bộ
Quốc Phòng). Hồ sơ này được giải mật và
phổ biến công khai năm 2011.
Sau
đây là bản dịch về tình hình diễn biến sau khi ông Ngô Đình Nhu chỉ huy Lực
Lượng Đặc Biệt và cảnh sát dã chiến tổng tấn công các chùa đêm 20-8 rạng ngày 21-8-1963, bắt giam hơn 1,400
Tăng Ni Phật Tử.
Một
số ghi nhận về hồ sơ này như sau:
·
Mỹ
bất mãn vì ông Diệm không hòa giải với Phật Giáo, và trận tổng tấn công các
chùa đã xé bỏ bản Thông Cáo Chung 16-6-1963 mang chữ ký Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết và Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
·
Quân
đội VNCH bất mãn vì bị dân chúng đổ tội tấn công các chùa, trong khi thực tế
quân đội không biết gì về việc ông Ngô Đình
Nhu ra lệnh cho Đại Tá Lê Quang Tung
dẫn Lực Lượng Đặc Biệt bất ngờ tấn công các chùa.
·
Tự
ý các tướng lãnh, đầu tiên là Tướng Lê Văn
Kim, cụ thể dò ý người Mỹ về nhu cầu loại trừ ông bà Nhu ra khỏi chính phủ.
Tướng Kim nói quân đội không muốn bị dân chúng đổ tội là đàn áp Phật Giáo và
nói quân đội sẵn sàng đoàn kết để đảo chánh.
·
Về
phía dân sự, Bộ Trưởng Quốc phòng Nguyễn
Đình Thuần và Chánh Văn Phòng Phủ Tổng Thống Võ Văn Hải đều nói với Mỹ là cần loại ông bà Nhu ra khỏi chính phủ.
·
Bộ
Trưởng Ngoại Giao Vũ Văn Mẫu từ chức
Ngoại Trưởng, và cạo đầu như một nhà sư để phản đối tấn công chùa.
·
Thân
phụ bà Nhu là LS Trần Văn Chương từ
chức Đại sứ VN ở Hoa Kỳ, thân mẫu bà Nhu là bà Thân Thị Nam Trân từ chức Quan sát viên VNCH ở Liên Hiệp Quốc để
phản đối chế độ ông Diệm.
·
Sinh viên và học sinh
từ đệ nhất cấp trở lên đã biểu tình, xuống đường đông đảo, phản đối chế độ ông
Diệm.
·
Ông
Cabot Lodge tới VN, nhận chức Đại sứ
Mỹ tại VN, tiến hành kế hoạch đảo chánh, muốn giữ ông Diệm trong khi loại trừ
ông bà Nhu.
·
Phật
Giáo hoàn toàn đứng ngoài các kế hoạch đảo chánh; trong khi cả ngàn vị sư bị
giam, một số vị lãnh đạo thoát được, trong đó Thầy Thích Trí Quang vào được Tòa Đại Sứ Mỹ để tỵ nạn.
Độc
giả có thể đọc thêm nguyên bản Anh văn kèm dưới đây. Bản dịch thực hiện bởi Cư Sĩ Nguyên Giác.)
BẢN VIỆT DỊCH
III.
LODGE vs. DIEM: Từ 20-8-1963 tới 2-10-1963
- Chiến Dịch Tấn Công Các Chùa và Những Hệ Quả
Chỉ giây
lát sau nửa đêm rạng sáng 21-8-1963, vừa sáu ngày sau khi Đại sứ Hoa Kỳ Frederick Nolting bực dọc rời Việt Nam, ông
Ngô Đình Nhu, đập vỡ tan bất kỳ ảo vọng còn lại nào về phương cách hòa giải của
chính phủ ông Diệm với người Phật Tử và cũng phản bội lời ông Diệm cam kết với
Nolting khi ông đại sứ này rời VN, đã tổ chức một trận tổng tấn công các ngôi chùa
Phật Giáo. Tại Sài Gòn, Huế và các thành phố ven biển khác, các chiến
binh bị biến thành quân nhà của chế độ -- Lực Lượng Đặc Biệt do Hoa Kỳ huấn luyện
– và cảnh sát dã chiến đã xông vào các ngôi chùa và bắt hàng trăm vị sư, và như thế đã phá hủy chính sách
Hoa Kỳ và ghi dấu màn khởi đầu của sự kết thúc chế độ của ông Diệm.
[Ba ngày
trước đó,] Vào ngày 18-8-1963, mười vị tướng lãnh cao cấp đã họp với nhau và
quyết định rằng họ sẽ yêu cầu ông Diệm tuyên bố thiết quân luật để cho phép họ đưa
các vị sư từ ngoại ô Sài Gòn trở về lại tỉnh và chùa riêng của họ, với hy vọng
giảm căng thẳng ở thủ đô. Trong những tướng dự buổi họp có Tướng Tôn Thất Đính, Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô
và là Tư Lệnh Quân Khu 3, và Tướng Huỳnh
Văn Cao, Tư Lệnh Quân Khu 4, cả hai tướng này được giữ các chức vụ đó vì
trung thành với chế độ. Hoặc là một trong hai, hoặc là cả hai tướng này, có lẽ đã
báo cáo kết quả buổi họp lên ông Diệm và Nhu.
Trong bất
kỳ trường hợp nào, Nhu đã
quyết định xóa sổ đối lập Phật Giáo, và để đặt Mỹ trước chuyện đã rồi
khi tân Đại sứ Mỹ Henry Cabot Lodge
tới; Nhu tin là Mỹ sẽ phải bực dọc chấp nhận, như đã luôn luôn làm thế trong quá
khứ. Vào chiều ngày 20-8-1963, Nhu gặp một số ít tướng lãnh, trong đó có các Tướng
Trần Văn Đôn, Trần Thiện Khiêm và Tôn Thất Đính, những người đã đề nghị thiết quân
luật với ông. Ông Nhu, với kế hoạch tấn công chùa đã chuẩn bị xong xuôi, nói với
các tướng này là hãy đề nghị lên ông Diệm. Trong buổi họp sau đó trong đêm đó, ông Diệm chấp thuận kế hoạch của
các tướng lãnh, và vào nửa đêm sắc lệnh ban hành với chữ ký của Tướng Đôn,
Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH.
Trong
khi đó, trong khi các tướng
lãnh không hề biết gì hết, Nhu đã chực sẵn Lực Lượng Đặc Biệt của Đại Tá Lê Quang Tung và cảnh sát dã chiến.
Ngay khi có lệnh thiết quân luật, như thế là quân đội sẽ mang tiếng về chiến dịch
tấn công chùa, Nhu ra lệnh xuất trận và chiến dịch tấn công chùa khởi sự. Để đổ tội thêm cho quân đội, một số cảnh sát dã chiến còn mặc
quân phục lính nhảy dù. Các chùa bị lục soát, quậy phá ở tất cả các thành
phố lớn ở Nam VN, và hơn 1400 Phật Tử, chủ yếu là các vị sư, đã bị
bắt.
Trong
trận tấn công vào Chùa Xá Lợi ở Sài Gòn, có khoảng 30 vị sư bị thương, và nhiều
vị sau đó đưa vào danh sách mất tích; chính xác số thương vong không bao giờ được
thiết lập. Ông Diệm đã chấp thuận sắc lệnh thiết quân luật mà không tham khảo nội
các của ông, nhưng vẫn không rõ là ông có biết và chấp thuận kế hoạch của ông
Nhu tấn công các chùa hay không. Một cách có ý nghĩa, ông Diệm sau đó không bao giờ tự tách rời ông ra
khỏi ông Nhu hay là các trận tấn công chùa.
Trong
khi sắc lệnh thiết quân luật cho phép Tướng Đôn quyền chỉ huy tất cả chiến
binh, nhưng thực tế thì Tướng Đính và Đại Tá Tung nhận lệnh tực tiếp tử Dinh Tổng Thống. Do vậy, khi
trận tấn công chùa xảy ra, Tướng Đôn ở văn phòng Tham Mưu Trưởng không biết gì
hết. Trong một cuộc nói chuyện dài hôm 23-8-1963 với một viên chức CAS (ND: chữ viết tắt của trụ sở tình
báo CIA tại Sài Gòn), Tướng Đôn nói rằng sắc lệnh thiết quân luật chỉ là
giai đoạn một của một kế hoạch lớn hơn của các tướng lãnh. Tuy nhiên, họ bị trượt
bất ngờ vì trận tấn công chùa và vì việc Tướng Đính nhanh chóng kiểm soát địa
phương Sài Gòn theo thiết quân luật.
Trong
khi sửa soạn trận tấn công chùa, Nhu đã
cực kỳ cẩn trọng, không để lộ ra lời nào cho các nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ (mặc
dù các vị sư và truyền thông Hoa Kỳ trước đó đã được báo trước bởi những người
cho tin thân tín của riêng họ). Vào buổi sáng sau trận tấn công, Richardson, trưởng
phòng CIA và là dân sự Hoa Kỳ cao cấp ở Sài Gòn, nói rõ và nhấn mạnh với phóng
viên Halberstam (ND: của
báo New York Times) rằng ông không hề biết trước trận tấn công chùa.
Để cô lập
thêm phía Hoa Kỳ trong việc lượng định chính xác trong khi chiến dịch tiến hành,
ông Nhu cắt đường dây điện thoại nối Tòa Đại Sứ Mỹ và nhà của tất cả các viên
chức Mỹ cao cấp một thời gian ngắn sau khi trận tấn công khởi sự. Nỗ lực của
Nhu đã có hiệu quả như ông muốn. Phải nhiều ngày sau đó, các viên chức ngoại
giao Mỹ tại Sài Gòn và các viên chức ở thủ đô Washington mới có thể ráp các thông
tin lại để xem chuyện gì xảy ra.
Tại
Washington, Harriman (ND:
lúc đó là Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Mỹ về Chính Trị Vụ) và Michael
Forrestal, một thành viên trong ban tham mưu của McGeorge Bundy (ND: Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Hoa
Kỳ) tại Tòa Bạch Ốc, soạn thảo một bản tuyên bố để Bộ Ngoại Giao sẽ phổ
biến vào lúc 9:30AM sáng hôm sau. Bản văn lên án trận tấn công chùa là “một vi phạm trực tiếp từ phía chính phủ VN đối
với các bảo đảm rằng họ đang thực hiện chính sách hòa giải với người Phật Tử.”
Nhưng các
bản tin tình báo Mỹ đầu tiên, dựa vào thông tin từ phía Nhu, đã cho rằng quân đội VNCH có trách nhiệm
về tấn công chùa, và xem việc trùng hợp với sắc lệnh thiết quân luật như,
một cách hiệu quả, một cú đảo chánh quân sự. Trong bản ghi nhớ ngày 21-8-1963 gửi
lên Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, Giám Đốc Sở Quân Báo DIA, Tướng Carroll, viết,
“Mặc dù hành động của quân đội VNCH dựa
vào sắc lệnh của Tổng Thống (Diệm), nhưng các tướng lãnh nắm toàn quyền kiểm
soát.”
Khi trận
tấn công xảy ra, Lodge (ND:
người sẽ là tân Đại sứ Mỹ), Nolting (cựu Đại sứ Mỹ), và Roger Hilsman, Phụ Tá Ngoại Trưởng
về Viễn Đông, trước đó đã họp nhau ở Honolulu. Lodge tức khắc được lệnh tới Sài
Gòn. Sau một ngừng chân ngắn ở Tokyo, Lodge tới Sài Gòn vào lúc 9:30 giờ tối ngày
22-8-1963, trong bầu không khí căng thẳng và và mù mờ thông tin về phía Mỹ. Chờ
đợi ông là một điện văn từ Hilsman hỏi là cần thông tin rõ ràng về tình hình. Hỏi
xem có phải quân đội VNCH đã đảo chánh và bắt giam ông Diệm không; hay có phải ông
Diệm củng cố được vị trí khi triệu tới quân đội phải không; hay có phải ông bà
Nhu nắm toàn quyền? Trong vòng 24 giờ đồng hồ, Lodge gửi điện văn trả lời sơ khởi:
không có đảo chánh, nhưng có vẻ như ông bà Nhu đang bị giảm quyền lực, mặc dù các
vai trò quyền lực trong chế độ không rõ ràng.
Cùng ngày
đó, những phản ứng đầu tiên lộ ra từ phía các tướng lãnh VN để cho thấy cái mà
phản ứng phía Hoa Kỳ xem như là một cú đảo chánh quân sự. Tướng Đôn, Tư Lệnh Quân
Lực VNCH theo sắc lệnh thiết quân luật, có một cuộc nói chuyện dài với một viên
chức CAS. Đôn trước tiên
nói sơ lược về vai trò thực của quân đội trong các sự kiện ngày 20-21 tháng
8-1963, và rồi hỏi tại sao người Mỹ lại đổ
trách nhiệm cho quân đội VNCH trong chiến dịch tấn công các chùa.
Bản thân
Tướng Đôn có nghe dân chúng VN đổ trách nhiệm cho quân đội
trong việc tấn công các ngôi chùa. Ông nói rằng chính phủ Mỹ có lỗi về
ngộ nhận đó vì đài VOA loan tin rằng quân đội VNCH tấn công chùa. Đôn hỏi tại
sao đài VOA không nói rằng Lực Lượng Đặc Biệt của Đại Tá Tung và cảnh sát tấn công
chùa. Đôn tin như thế sẽ giúp cho quân đội vào giây phút đó. Đôn nói rằng Mỹ nên
nói rõ lập trường cho minh bạch.
Trong một
cuộc nói chuyện cùng ngày với Rufus Phillips của USOM, Tướng Lê Văn Kim, Tham mưu phó của Tướng Đôn,
đã cay đắng chỉ trích ông Nhu, nói rằng Nhu chịu trách nhiệm về trận tấn công chùa, và chỉ trích
vai trò khống chế của Nhu trong chính phủ. (ND: cuộc nói chuyện của Tướng
Kim ghi lại đầy đủ ở ĐIỆN VĂN 274: http://tinyurl.com/TVHS-DV274). Kim
nói rằng ấn tượng của dân chúng rằng quân đội tấn công chùa, nếu không được cải
chánh, thì quân đội sẽ bị
bó tay trong cuộc chiến chống Việt Cộng.
Kim nói
rằng nếu Mỹ biểu lộ quan điểm cứng rắn là phải dẹp bỏ ông bà Nhu, quân đội VNCH
sẽ đoàn kết được và sẽ hành động chống lại ông bà Nhu. Hai đòi hỏi trực tiếp và
minh bạch muốn Mỹ hỗ trợ hành động quân sự để lật đổ Nhu đã ghi dấu khởi đầu chính
thức cho sự Mỹ can dự vào
việc soạn kế hoạch
lâu dài chống lại chế độ ông Diệm.
Hai nhân
vật dân sự cao cấp trong chính phủ, Chánh Văn Phòng Tổng Thống Phủ Võ Văn Hải và Bộ Trưởng Nguyễn Đình Thuần đồng thời nói với phía người Mỹ rằng loại bỏ ông Nhu ra khỏi chính phủ là cần
thiết và rằng Mỹ nên có lập trường cứng rắn chống lại ông Nhu.
Vào ngày
24-8-1963, Lodge gửi điện văn ghi ước lượng tình hình về Washington, dựa trên
những cuộc nói chuyện này. Lodge viết, “Nhu,
có lẽ có sự ủng hộ toàn lực từ Diệm, đã chủ động phần lớn việc lập kế hoạch tấn
công người Phật Tử, nếu không phải là Nhu đã toàn bộ soạn kế hoạch này. Ảnh hưởng
của Nhu cũng tăng nhiều hơn.” Nhu đã đơn giản thừa cơ các quan ngại của một
số tướng lãnh, có thể đã không đầy đủ thông báo cho quân đội về chiến dịch tấn công
chùa.
Tuy nhiên,
không có tư lệnh quân sự nào quan trọng trong khu vực Sài Gòn (Đôn, Đính và
Tung) hiện nay bất mãn với chế độ. Thêm nữa, tình hình không có lãnh đạọ quân sự
minh bạch nào và thiếu sức mạnh quân đội tại Sài Gòn cho một hành động chống ông
bà Nhu, sẽ làm cho việc Mỹ ủng hộ một hành động như thế sẽ là một “phát đạn bắn vào bóng đêm.” [shot in the
dark = nhiều rủi may]
Đối với
Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, vấn đề làm sáng tỏ trước công chúng về trận tấn công chùa và quy trách nhiệm về tấn công chùa đã
trở nên gay gắt thêm vào ngày 24-8-1963. Các bản tin báo chí từ Sài Gòn bắt đầu
quy trách nhiệm ông Nhu về tấn công chùa, nhưng đài VOA, với lượng thính giả đông tại Việt Nam, tiếp tục
loan tin rằng lập trường chính thức Hoa
Kỳ là quân đội VNCH đã là thủ phạm tấn công chùa. Chứng cớ nhiều thêm
cho thấy Nhu chủ mưu và
nhiều phần sẽ thiệt hại lớn cho tinh thần quân đội nếu VOA không loan
tin cho minh bạch chỗ đang cần cải chánh.
Vấn đề
thứ nhì cho Washington là Nhu. Các tướng VN đã yêu cầu, một cách hiệu quả, ngọn đèn xanh để họ lật đổ Nhu, nhưng Lodge dè dặt
chỗ này. Hilsman báo cáo rằng trong khi ông ta, Harriman, Forrestal, và Ball bàn
về việc thảo ra bản trả lời vào sáng Thứ Bảy đó, về tuyên bố của Thuần
nói với Phillips rằng “trong mọi trường
hợp, Mỹ không nên chấp thuận những gì ông bà Nhu đã làm,” đã được cân nhắc
cẩn trọng. Đô Đốc Felt điện thoại về Hoa Kỳ từ CINCPAC (Phòng Tư Lệnh Quân
Lực Mỹ Thái Bình Dương) để ủng hộ lập trường cứng rắn của Mỹ chống lại ông bà
Nhu. Tất nhiên, câu hỏi chưa giải đáp là
gỡ bỏ ông bà Nhu ra khỏi chính phủ có sẽ hy sinh cả ông Diệm hay không, và
nếu không, sự bất ổn chính trị có sẽ gây ra hậu quả tai hại thêm cho nỗ lực chiến
tranh hơn là giữ ông Diệm.
Điện văn
ngày 24-8-1963 ghi những hướng dẫn cho Lodge, kết quả từ những suy tính vạch ra
một hướng đi chính sách mới (quan trọng và cả gây tranh cãi) cho Hoa Kỳ tại Nam
VN. Đoạn văn đầu tiên nêu ra cách nhìn mới từ phía Mỹ:
Bây
giờ thấy rõ rằng, cho dù thiết quân luật có do quân đội đề nghị hay do Nhu lừa
gạt họ để đưa ra, Nhu đã lợi dụng cơ hội
đó để tấn công các chùa bằng cảnh sát và bằng Lực Lượng Đặc Biệt của Tung trung
thành với Nhu, do vậy đặt trách nhiệm quân đội trước mắt thế giới và dân
chúng VN. Cũng thấy rõ rằng Nhu tự sắp xếp để giữ vị trí chỉ huy tấn công chùa.
Chính
phủ Mỹ không thể chấp nhận tình hình mà quyền lực nằm trong tay Nhu. Diệm phải được
cơ hội để gạt bỏ Nhu và bè phái này ra, và thay
thế họ bằng các cá nhân chính trị và quân sự xuất sắc nhất có thể.
Trường
hợp ông [Lodge] đã tận lực thuyết phục, mà Diệm vẫn cứng rắn
không đổi, rồi chúng ta phải đối diện khả thể rằng cũng không thể giữ ông Diệm được
nữa. [Hồ sơ 126]
Lodge được
chỉ thị nói với chính phủ VNCH rằng người Mỹ không chấp nhận đàn áp Phật Tử, và
như thế cần có những bước điều chỉnh tình hình. Các lãnh đạo quân sự [Hoa Kỳ]
chủ yếu được thông báo riêng rằng,
...Hoa
Kỳ sẽ thấy không thể tiếp tục ủng hộ chính phủ VNCH về mặt quân sự và kinh tế
nếu không có những bước thay đổi tức khắc, mà chúng tôi nhận thấy là phải đẩy
ông bà Nhu ra khỏi chính trường. Chúng tôi ước mong cho Diệm cơ hội hợp lý để gạt bỏ ông bà Nhu, nhưng nếu Diệm vẫn cứng
rắn, thì chúng tôi sẵn sàng chấp nhận diễn biến hiển nhiên là chúng tôi không hỗ
trợ Diệm nữa. Quý vị cũng có thể nói với các tư lệnh quân sự thích nghi
rằng chúng tôi sẽ cho họ hỗ trợ trực tiếp trong thời kỳ chuyển tiếp khi gỡ bỏ cơ
chế chính phủ trung ương VNCH. [Hồ sơ
126]
Cuối cùng,
điện văn công nhận cần phải công khai cho thấy quân đội VNCH không liên hệ gì với cuộc tổng tấn công các chùa, và
yêu cầu Lodge chấp thuận loan một bản
tin VOA như thế. Cũng do vậy, Lodge được yêu cầu thăm dò khẩn cấp tìm xem dàn lãnh
đạo thay thế.
Nhưng
việc chấp thuận bản thảo thông điệp lại bị phức tạp hóa vì trùng hợp vào cuối
tuần, nên hầu hết giới chức cao cấp trong chính phủ vắng mặt ở thủ đô
Washington. Tổng Thống lúc đó ở Hyannis Port; Rusk đang ở New York; còn McNamara
và McCone đang nghỉ hè. Tuy nhiên, cả Tổng Thống và Ngoại Trưởng đều tiếp cận được,
cả hai đều chấp thuận bản thảo thông điệp.
Thứ Trưởng
Bộ Quốc Phòng Roswell Gilpatric cũng chấp thuận từ phía Quốc Phòng, và Tướng
Taylor cũng chấp thuận từ phía JCS (Phòng Tổng Tham Mưu). Còn Schlesinger, khi
kể chuyện này, nói rằng điện văn được xem là viết vội vã và chưa khéo, và Tổng
Thống thoạt tiên đã khựng lại.
Lodge
trả lời ngày kế tiếp là ủng hộ lập trường cứng rắn nhưng đề nghị tiếp cận trở lại
với Diệm theo phương cách cũ, và công bố lập trường của Mỹ thay vì chỉ nói với
các tướng lãnh VNCH, nghĩa là Mỹ dốc toàn lực cho một cuộc đảo chánh.
Bức điện
văn viết:
Hãy
tin rằng cơ hội để Diệm đáp ứng với đòi hỏi của chúng ta kể như là số không.
Cùng lúc, bằng cách làm như thế, chúng ta cho Nhu cơ hội để chận trước hay ngăn
cản hành động từ phía quân đội. Chúng ta tin rằng, cơ nguy là không đáng để
nhận lấy trong khi Nhu kiểm soát lực lượng
tác chiến ở Sài Gòn. Do vậy, đề nghị là chúng ta tới thẳng với các tướng lãnh với các đòi
hỏi từ phía chúng ta, mà không báo cho Diệm biết. [Tôi] sẽ nói với họ [các tướng
lãnh] rằng chúng ta sẵn sàng giữ ông Diệm trong khi loaị trừ ông bà Nhu, nhưng
khả thi hay không là tùy vào họ có giữ ông ta [Diệm] hay không. [Hồ sơ 127]
Hilsman
khẳng định rằng điện văn cũng cho thấy quan điểm của Lodge rằng bởi vì ai cũng
biết việc chúng ta không chấp thuận hành động của chính phủ VNCH [đàn áp Phật
Giáo], nên sẽ không thích nghi để Mỹ tới với ông Diệm, mà rằng chính Diệm phải
tới với Hoa Kỳ.
Trong một
điện văn của trụ sở CIA Sài Gòn trong cùng ngày, Richardson, Trưởng Phòng CIA ở
Sài Gòn, báo cáo rằng trong một buổi gặp gỡ với Lodge và Harkins, mọi người đồng
ý rằng Diệm sẽ không chịu loại trừ Nhu, và do vậy, trong tinh thần bản điện văn
hướng dẫn ngày 24-8-1963 [Hồ sơ 126] của Bộ Ngoại Giao Mỹ, đồng thuận là sẽ tức
khắp liên lạc với các tướng
như Dương Văn Minh và Nguyễn Khánh để đánh giá mức độ đoàn
kết và quyết tâm của các sĩ quan cao cấp.
Minh được
xem là lãnh tụ tốt nhất trong thời chuyển tiếp, với Phó Tổng Thống Thơ là ứng
viên nổi bật nhất trong nhóm dân sự để làm Tổng Thống. Điện văn kết luận với cái
nhìn rằng một nhóm quân sự sẽ có thể điều hành sau hậu trường trong tường hợp đảo
chánh thành công, và Mỹ nên để
chiến thuật đảo chánh cụ thể cho các tướng lãnh quyết định. Có một khoảng ngưng trong lưu lượng điện văn
vào lúc đó, nhưng Hilsman nói rằng Hoa Kỳ đã quyết định vào hôm Chủ Nhật
25-8-1963 là hoãn tiếp cận trực tiếp tới Diệm cho tới khi tình hình rõ hơn.
Trong
phần trả lời của Lodge, ông cũng cho thấy chấp thuận bản tin đề nghị đưa lên đài
VOA để nói rằng quân đội VNCH không liên hệ trận tổng tấn công các chùa.
Hilsman nói với giới truyền thông dựa vào bản thảo đã chấp thuận trước đó vào
ngày 25-8-1963. Bản văn bày tỏ lập trường Hoa Kỳ chống mạnh mẽ việc tấn công chùa do Nhu thực hiện.
Khi tường
thuật bản tin, giới truyền thông suy đoán rằng
bản văn chống mạnh mẽ như thế có thể ám chỉ sẽ có biện pháp, nhưng hoãn
viện trợ đang được suy tính. VOA được chỉ thị loan tin chỉ về nội dung bản tuyên
bố của Mỹ như đã cung cấp trong bản thông cáo báo chí và không nói thêm gì.
Chỉ thị
lại bị quên đi một cách nào đó; và vào sáng
Thứ Hai 26-8-1963, nhiều giờ đồng hồ trước khi Lodge trình ủy nhiệm thư [đại sứ]
lên Diệm, đài VOA loan bản tin đầy đủ từ thông tấn UPI trong đó nói thẳng thừng
rằng “Mỹ có thể giảm nhiều trợ giúp đối
với VN trừ phi Tổng Thống Diệm dẹp bỏ các viên chức cảnh sát mật vụ trách nhiệm
trận tổng tấn công nhà chùa.”
Lodge
thấy rõ là lúng túng, và đã gửi một điện văn bực dọc, hỏi rằng có phải ông thực
sự là người chỉ huy các chiến thuật nhưng ông được cho quyền như thế. Rusk mới
gửi điện văn riêng để xin lỗi Lodge, và VOA tức khắc loan tin bác bỏ ý định của
Mỹ về cắt viện trợ, nhưng thiệt hại sơ khởi đã thấy xong rồi.
Phản ứng
từ phía VN đối với trận tổng tấn công chùa đã rất xúc động. Tại Hoa Kỳ, cha và
mẹ của bà Nhu – cha [bà Nhu] là Đại sứ VN tại Mỹ, mẹ [bà Nhu] là quan sát viên
thường trực tại Liên Hiệp Quốc (ND: thân phụ của bà Nhu là LS Trần Văn Chương, lúc đó là Đại sứ VN tại
Mỹ và thâm mẫu của bà Nhu là bà Thân Thị Nam Trân, quan sát viên thường trực
tại Liên Hiệp Quốc) – cùng từ
chức, đưa ra những tuyên bố công khai lên án trận tổng tấn công các chùa.
Tại Nam
VN, Bộ Trưởng Ngoại Giao Vũ Văn Mẫu
từ chức và cạo đầu y như một vị sư để phản đối [tấn công chùa].
Vào ngày
23-8-1963, sinh viên các đại học Y và Dược tổ chức những cuộc biểu tình đông
đảo để ủng hộ Phật Giáo. Chính phủ phản ứng bằng cách duy nhất là bắt
giam tập thể. Nhưng những cuộc biểu tình vẫn diễn ra liên tục, và khi đại học bị đóng cửa, những
cuộc biểu tình được tham dự từ phía các học sinh trung học đệ nhị cấp và đệ
nhất cấp.
Đó là
những chứng cớ xúc động cho thấy mức độ
bất mãn chế độ, bởi vì hầu hết sinh viên học sinh này là từ các gia đình trung
lưu, thành phần làm nên giới lãnh đạo quân đội và công chức.
Sinh viên
học sinh ở VN không có truyền thống hoạt động chính trị như ở các phần khác tại
Châu Á, như ở Đại Hàn. Thêm nữa, một số vị lãnh đạo Phật Giáo đã thoát được các
trận tấn công chùa, đã biến vào bí mật và rồi đi rải truyền đơn trên đường phố.
Vào ngày
của trận tổng tấn công, hai vị sư đã vào tỵ nạn trong tòa nhà USOM kế bên Chùa
Xá Lợi. Vào ngày kế tiếp, ba vị sư khác, trong đó có vị sư lãnh đạo trẻ Thích Trí Quang, vào tỵ nạn trong Tòa Đại
Sứ Mỹ, nơi họ được tiếp đón nồng ấm bởi Lodge và ở lại nơi đó cho tới cuộc đaỏ
chánh tháng 11-1963 thành công.
+
NGUYÊN VĂN
The Pentagon
Papers
Gravel Edition
Volume 2
Chapter 4, "The Overthrow of Ngo Dinh Diem, May-November, 1963," pp. 201-276.
Gravel Edition
Volume 2
Chapter 4, "The Overthrow of Ngo Dinh Diem, May-November, 1963," pp. 201-276.
Section
2, pp. 232-276
III.
LODGE vs. DIEM: AUGUST 20-OCTOBER 2
A.
THE PAGODA RAIDS AND REPERCUSSIONS
Shortly
after midnight on August 21, six days after Nolting's frustrated departure,
Nhu, shattering any remaining illusions about the GVN's conciliatory approach
to the Buddhists, and betraying Diem's parting pledge to Nolting, staged a
general assault on Buddhist pagodas. In Saigon, Hue, and other coastal cities,
the regime's private shock troops-the U.S.-trained Special Forces-and the
combat police invaded the pagodas and arrested hundreds of Buddhist monks,
effectively destroying an American policy and marking the beginning of the end
of the Diem regime.
On
August 18, ten senior generals had met and decided that they would ask Diem for
a declaration of martial law to permit them to return Buddhist monks from
outside Saigon to their own provinces and pagodas, hopefully reducing tensions
in the capital. Among those in attendance at the meeting were General Ton That
Dinh, military governor of Saigon and commander of III Corps suirounding it,
and General Huynh Van Cao, IV Corps commander, both of whom owed their
positions to their loyalty to the regime. Either or both of them probably
reported the outcome of this meeting to Diem and Nhu.
In any
case, Nhu had decided to eliminate the Buddhist opposition, and to confront the
U.S. with a fait accompli on Lodge's arrival; he assumed the U.S. would
protestingly acquiesce, as it always had in the past. On the afternoon of the
20th, Nhu met with a small group of generals, including Don, Khiem, and Dinh
who presented the martial law proposal to him. Nhu, his own plans for the raids
now far advanced, told them to take their proposal to Diem. At a meeting later
that evening, Diem acquiesced in the generals' plan and at midnight the decree
was published under the signature of General Don, Chief of the Joint General
Staff. Meanwhile, unbeknown to the generals, Nhu had already alerted Colonel
Tung's Special Forces and the combat police. Once the facade of martial law was
in place, so the army would be blamed for the raids, Nhu gave the word and the
crackdown began. To further implicate the army, some of the combat police wore
paratroop uniforms. Pagodas were ransacked in all the major South Vietnamese
cities, and over 1400 Buddhists, primarily monks, were arrested. In the raid on
Xa Loi pagoda in Saigon about thirty monks were wounded or injured, and several
were subsequently listed as missing; exact casualties were never established.
Diem had approved the martial law decree without consulting his cabinet, but it
was never established whether he knew of and approved Nhu's plans for the
pagoda raids. Significantly, he never subsequently sought to dissociate himself
from Nhu or the raids.
While
the martial law decree gave General Don command of all troops, in fact, General
Dinh and Colonel Tung took their orders directly from the palace. Thus, when
the raids came, General Don was at JGS unaware. In a long discussion on August
23 with a CAS officer, he suggested that the martial law decree was only phase
one of a larger Generals' plot. They were thrown off balance, however, by the
raids and by General Dinh's rapid assumption of local control of martial law in
Saigon.
In
planning the raids, Nhu had been extremely careful not to have word leak to the
U.S. mission (although the Buddhists and the U.S. press corps had been tipped
off by their own informants). On the morning after the attack, Richardson, the
CIA chief and the senior American civilian in Saigon, emphatically denied to
Halberstam any foreknowledge of the plan. To further isolate the U.S. from an
accurate assessment during the operation, Nhu had the telephone lines to the
Embassy and the homes of all senior U.S. personnel cut shortly after the raids
got under way. His efforts had the desired effect. It was several days before
the U.S. mission in Saigon and officials in Washington could piece together
what happened. In Washington, Harriman and Michael Forrestal, a member of
McGeorge Bundy's staff at the White House, drafted a stiff public statement
that was released by the State Department at 9:30 the following morning. It
deplored the raids as "a direct violation by the Vietnamese Government of
assurances that it was pursuing a policy of reconciliation with the Buddhists."
But the first U.S. intelligence reports, based on information from Nhu,
accepted army responsibility for the raids, and treated their coincidence with
the martial law decree as, in effect, a military coup. In an August 21
memorandum for the Secretary of Defense, the Director of DIA, General Carroll,
wrote, "Although the military moves are based on an alleged presidential
proclamation, the military leaders have, in effect, assumed full control."
When
the raids occurred, Lodge, Nolting, and Roger Hilsman, the Assistant Secretary
of State for the Far East, had been conferring in Honolulu. Lodge was
immediately instructed to proceed to Saigon. After a brief stop in Tokyo, Lodge
touched down in Saigon at 9:30 p.m. on August 22, in an atmosphere charged with
tension and official U.S. confusion. Awaiting him was a cable from Hilsman
asking for a clarification of the situation. Had the military taken over and
retained Diem as a figurehead; had Diem strengthened his own position by
calling in the military; or were the Nhus really calling the shots? Within
twenty-four hours, Lodge had sent a preliminary reply: there had been no coup,
but there seemed also to be no diminution in the roles of the Nhus, although
the power roles within the regime were unclear.
That
same day, the first military feelers had been put out from the Vietnamese
generals to determine what the U.S. reaction would be to a military coup.
General Don, the commander of the armed forces under the martial law decree,
had a long, rambling conversation with a CAS officer. He first outlined the
true role the army had played in the events of August 20-21 and then inquired
why the U.S. had blamed the army for the raids on the pagodas:
General
Don has heard personally that the military is being blamed by Vietnamese public
for the attack on the pagodas. He said that the US Govt is at fault for this
misconception because VOA announced that the military took action against the
pagodas. Don queried why VOA did not admit that Colonel Tung's Special Forces
and the Police carried out the action. Don believes this would help the
military at this point. Don stated that the USA should now make its position
known.
In a
conversation the same day with Rufus Phillips of USOM, General Kim, deputy to
General Don, bitterly attacked Nhu, charging him with responsibility for the
raids, and deploring his dominant role in the government. He said that unless
the popular impression that the army was responsible for the raids were
corrected, the army would be handicapped in its fight against the VC. He stated
that a firm U.S. stand for the removal of the Nhus would unify the army and
permit it to act against them. These two direct and obviously reinforcing
requests for U.S. support for military action aimed at Nhu's ouster marked the
formal beginning of the U.S. involvement in the protracted plotting against the
Diem regime. Two senior civilians in the government, Diem's chef de cabinet, Vo
Van Hai, and Secretary of State, Nguyen Dinh Thuan, were simultaneously telling
U.S. contacts that Nhu's elimination from the government was vital and that the
U.S. should take a strong stand against him.
On
August 24, Lodge cabled his appraisal of the situation to Washington, based on
these conversations. "Nhu," he reported, "probably with full
support of Diem, had a large hand in planning of action against Buddhists, if
he did not fully master-mind it. His influence has also been significantly
increased." Nhu had simply taken advantage of the concern of certain
generals, possibly not fully informing the regular army of the planned action.
Nonetheless, none of the important Saigon area troop commanders (Don, Dinh, and
Tung) were presently disaffected with the regime. Furthermore, absence of
clear-cut military leadership and troop strength in Saigon for a move against
the Nhus would make U.S. support of such an action a "shot in the
dark."
For the
State Department, the problem of clarifying the public record about the raids
and affixing responsibility for them had become acute by August 24. The press
reports emanating from Saigon had from the outset blamed Nhu for the raids, but
VOA, with a large audience in Vietnam, continued to report the official U.S.
position that the army was culpable. The accumulating evidence against Nhu and
the likelihood of severe damage to army morale if VOA did not broadcast a
clarification seemed to call for retractions.
The
second issue for Washington was Nhu. The generals had asked, in effect, for a
green light to move against him, but Lodge had cautioned against it. Hilsman reports
that as he, Harriman, Forrestal, and Ball deliberated over the drafting of a
reply on that Saturday morning, the statement of Thuan to Phillips that
"under no circumstance should the United States acquiesce in what the Nhus
had done," was given great weight. Admiral Felt telephoned Washington from
CINCPAC to support a strong U.S. stand against the Nhus. The unanswered
question, of course, was whether the Nhus could be removed without also
sacrificing Diem, and if not, whether the resulting political instability would
not have an even more detrimental effect on the war effort than maintaining
Diem.
The
August 24 cable of instructions to Lodge resulting from these deliberations
outlined an important, and subsequently controversial, new policy approach for
the U.S. in South Vietnam. Its opening paragraphs crisply set forth the new
American view:
It is
now clear that whether military proposed martial law or whether Nhu tricked
them into it, Nhu took advantage of its imposition to smash pagodas with police
and Tung's Special Forces loyal to him, thus placing onus on military in eyes
of world and Vietnamese people. Also clear that Nhu has maneuvered himself into
commanding position.
US
Government cannot tolerate situation in which power lies in Nhu's hands. Diem
must be given chance to rid himself of Nhu and his coterie and replace them
with best military and political personalities available.
If, in
spite of all your efforts, Diem remains obdurate and refuses, then we must face
the possibility that Diem himself cannot be preserved. [Doc. 126]
Lodge
was instructed to tell the GVN the U.S. could not accept the actions against
the Buddhists and that prompt dramatic steps to redress the situation must be
taken. The key military leaders were to be privately informed that,
....US
would find it impossible to continue support GVN militarily and economically
unless above steps are taken immediately which we recognize requires removal of
Nhus from the scene. We wish give Diem reasonable opportunity to remove Nhus,
but if he remains obdurate, then we are prepared to accept the obvious
implication that we can no longer support Diem. You may also tell appropriate
military commanders we will give them direct support in any interim period of
breakdown central government mechanism. [Doc. 126]
Finally,
the message recognized the need to publicly exonerate the army from the raids
and asked Lodge to approve a VOA broadcast to that effect. Lodge was requested,
as well, to survey urgently for alternative leadership.
Clearance
of the draft message was complicated by the coincident week-end absence from
Washington of most of the top level members of the Administration. The
President was in Hyannis Port; Rusk was in New York; and McNamara and McCone
were away on vacation. Both the President and the Secretary of State were
reached, however, and approved the draft. Deputy Secretary of Defense Roswell
Gilpatric approved for Defense, and General Taylor for the JCS. Schlesinger, in
his account of the incident, suggests that the cable was hasty and
ill-considered, and that the President immediately began to back away from it.
Lodge replied the following day endorsing the strong position but proposing to forego a futile approach to Diem and to state our position instead only to the generals, thus throwing all our weight behind a coup. The cable stated:
Lodge replied the following day endorsing the strong position but proposing to forego a futile approach to Diem and to state our position instead only to the generals, thus throwing all our weight behind a coup. The cable stated:
Believe
that chances of Diem's meeting our demands are virtually nil. At the same time,
by making them we give Nhu chance to forestall or block action by military.
Risk, we believe, is not worth taking, with Nhu in control combat forces
Saigon. Therefore, propose we go straight to Generals with our demands, without
informing Diem. Would tell them we prepared have Diem without Nhus but it is in
effect up to them whether to keep him. [Doc. 127]
Hilsman
asserts that the cable also reflected Lodge's view that since our disapproval
of GVN action was well known, it was not fitting for the U.S. to go to Diem, it
was Diem who should come to us.
In a
separate CAS cable the same day, Richardson, the CIA Chief of Station in
Saigon, reported that at a meeting with Lodge and Harkins it had been agreed
that Diem would not remove Nhu and that therefore, assuming State's cable of
instructions on 24 August [Doc. 126] represented Washington's basic policy, the
consensus was that contact should be immediately made with generals such as
Minh and Khanh to assess the degree of unity and determination of senior
officers. Minh was considered the best possible interim leader, with Vice
President Tho as the most attractive candidate for President among the
civilians. The cable concluded with the view that a junta would probably
operate behind the scenes in the event of a successful coup, and that the U.S.
should leave the specific tactics of a coup up to the generals. There is a hiatus
in the available cable traffic at this point, but Hilsman indicates that
Washington decided on Sunday, August 25, to defer a direct approach to Diem
until more was known about the situation.
In
Lodge's reply, he had also apparently approved the proposed VOA broadcast to
exonerate the army. Hilsman briefed the press on the basis of a previously
approved draft statement on August 25. The statement expressed strong U.S.
disapproval of the raids, which were attributed to Nhu. In reporting the story,
the press speculated that such a strong statement probably indicated that
measures such as aid suspension were being considered. VOA had been instructed
to broadcast only the substances of the U.S. statement as provided in the press
guidance and nothing more. The instructions somehow got mislaid; and on Monday
morning, August 26, just several hours before Lodge was to present his
credentials to Diem, VOA broadcast in full a UPI story which flatly asserted
that "the US may sharply reduce its aid to Vietnam unless President Diem
gets rid of secret police officials responsible for the attacks." Lodge
was understandably upset, and sent a testy cable rhetorically inquiring whether
he really was in charge of tactics as he had been given to understand. Rusk
sent a personal cable of apology to Lodge, and VOA promptly broadcast a denial
of U.S. intent to cut aid, but the initial damage had been done.
The
Vietnamese reaction to the attack on the pagodas during this time had been
dramatic. In the United States, Mme. Nhu's father and mother, respectively the
Vietnamese Ambassador to the U.S. and the Vietnamese observer at the UN, had
both resigned, making bitter public statements denouncing the raids. In South
Vietnam, the Foreign Minister, Vo Van Mau, had resigned and shaved his head
like a Buddhist monk in protest. On August 23, students at the faculties of
medicine and pharmacy at the University of Saigon turned out to stage mass
demonstrations on behalf of the Buddhists. The GVN reacted in the only way it
seemed to know, with massive arrests. But the demonstrations continued, and
when the university was closed, the protest was taken up by high school and
junior high school students. These were dramatic evidences indeed of the degree
of disaffection with the regime, since most of these students were from the
middle class families that formed the bureaucracy and the army leadership.
Students in Vietnam had no substantial record of political activism as was the
case with their counterparts in other parts of Asia, like Korea. Furthermore,
some of the Buddhist leadership had survived the raids and gone underground and
were soon passing out leaflets on the streets again. On the day of the raids,
two monks had taken refuge in the USOM building next door to Xa Loi pagoda. The
following day, three others, including the militant young leader Tich Tn Quang,
took refuge in the U.S. Embassy, where they were warmly received by Lodge and
remained until the successful November coup.
B.
MIS-COUP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét