CÁCH MỸ CHỌN
ĐỒNG MINH TẠI CHÂU Á
TRƯỜNG HỢP NGÔ ĐÌNH DIỆM
Lý Nguyên
Diệu
Cuộc chiến Việt Nam từ
1954 đến 1975 đã chia các tác giả Mỹ viết sách chính trị ra làm hai phe: Chống đối
và Ủng hộ, mà họ mệnh danh là phái “chính thống” (orthodox) và phái “xét lại”
(revisionist). Một cách tổng quát, phái
Chính thống gốm những tác giả như N.
Chomsky, D. Halberstam, F. Fitzgerald, W. Fishel với quan điểm nước Mỹ đã
sai lầm khi can thiệp vào Việt Nam mà Nam Việt Nam là một “đồng minh” bất lực. Phái Xét lại gồm
những tác giả như E. Hammer, N. Podhoretz , M. Moyar thì chủ trương ngược lại. Điều
đáng chú ý là những tác giả thuộc Chính thống lại gồm rất nhiều người trong quá
khứ đã từng ủng hộ ông Ngô Đình Diệm như J.
Buttinger, M. Mansfield, D. Anderson và ngay cả Hồng Y Spellman nhưng sau đó thì hoàn toàn thất vọng, thậm chí còn chống đối
lại ông Diệm và chế độ của ông ta.
Cho độc giả người Việt, những
tác giả thuộc phái Xét lại thường phạm những lỗi lầm căn bản về văn hoá Việt Nam làm cho không
còn tin tưởng để đọc tiếp. Lấy thí dụ của hai trường hợp tiêu biểu:
Thứ nhất là Francis X. Winters, giáo sư Đại học Georgetown , tác giả cuốn “The Year of the Hare: America in Vietnam”, University of Georgia Press
xuất bản năm 1988. (Được hai ông cựu Bộ trưởng chế độ Diệm là Lâm Lễ Trinh và Tôn
Thất Thiện, dĩ nhiên, hết lời ca ngợi). Sách nầy có những sai lầm như: Hồ Chí
Minh sinh ở bên bờ sông Hương ở Huế, Thích Trí Quang là một luật sư thành công,
đường mòn Hồ Chí Minh bắt đầu năm 1962. Ông Winters đã phải thú nhận những lỗi
lầm sơ đẳng nầy khi bị một độc giả nêu ra trên tập san hữu khuynh National Review năm 1989. Điều đáng buồn
là ngay cả cái tựa sách (“The Year of the
Hare” -để chỉ năm Qúy Mão, của cuộc đảo chánh 1963) đã cho thấy tác giả không
phân biệt được văn hoá Việt và Tầu.
Thứ hai là Mark Moyar, giáo sư Đại học Thủy quân Lục
chiến Mỹ, tác giả cuốn “Triumph Forsaken:
The Vietnam War 1954-1965”, Cambridge University Press xuất bản năm 2006.
(Cũng lại được ông Lâm Lễ Trinh khen ngợi hết lời). Cuốn sách nầy cũng chú trọng đến thời kỳ cai
trị của Tổng thống Ngô Đình Diệm nhưng phân tích của tác giả thì quá sức nông cạn.
Khi nói về ông Ngô Đình Nhu, tác giả khen là “một vị lãnh đạo tài giỏi, đã làm cho ông trở thành một trong những nhà
tổ chức chính trị hữu hiệu nhất của Nam Việt-Nam.”(trang 35) Người
Việt Nam, kể cả trùm mật vụ Trần Kim Tuyến
(trong sách “Những Huyền Thoại và Sự thật
về Chế độ NĐD” của Vĩnh Phúc) cũng phải chê đảng Cần Lao Nhân Vị, tổ chức
Thanh Niên Cộng Hoà (TNCH) mà ông Nhu làm Thủ lãnh. Nói về “hữu hiệu” thì ai cũng
biết trong ngày đảo chánh 1/11/63, cả cái tổ chức TNCH ấy chỉ có một ông Cao Xuân
Vỹ làm việc, còn Phong trào Cách mạng Quốc gia và nhất là đảng Cần Lao Nhân Vị trước
đó hét ra lữa thì nay hoàn toàn lặn đi đâu mất. Ba lực lượng chính trị do ông
Ngô Đình Nhu “tổ chức” đó, khi chế độ
lâm nguy và lãnh tụ bôn tẩu, thì tan như bọt xà phòng ! Còn cuộc đảo chánh giả Bravo do chính ông Nhu tổ chức bằng cách
dựa vào tướng Tôn Thất Đính thì ông tướng nầy đã bị Đại tá Đỗ Mậu “tổ chức” rồi.
Ngoài ra, cuốn sách dày 512 trang của Moyar phân tích chế độ Diệm mà chỉ nhắc tên
ông Ngô Đình Thục 2 lần trong … 2 dòng, trong khi nhà văn hoài Ngô của năm 2010
là Nguyễn Văn Lục cũng phải công nhận rằng hai người có trách nhiệm nặng nhất làm
cho nhà Ngô sụp đổ là ông Giám mục Thục và bà Ngô Đình Nhu.
Với những tác giả như vậy
trong phái Xét lại, tác phẩm của giáo sư Seth
Jacobs đã xuất hiện như một hải đăng chửng chạc chiếu sáng vào vùng sương mù
của một cuộc tranh chấp đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi.
Tác phẩm “America’s
Miracle Man in VietNam – Ngo Dinh Diem, Religion, Race, and U.S. Intervention
in Southeast Asia” của tác giả Seth Jacobs, giáo sư Sử học tại Boston
College, nguyên là một luận án tiến sĩ viết năm 1997. Sau đó, ông đã thu thập
thêm tài liệu mới giải mật và cập nhật hoá rồi xuất bản cuốn sách nầy năm 2004
và tái bản năm 2006 (Duke University Press).
Chủ đề của luận án nầy là lý do vì sao người Mỹ can thiệp vào Việt Nam
và về sau đã trở thành một lỗi lầm tàn khốc cho “đồng minh” Việt Nam và cho
chính cả nước Mỹ mà một nửa thế kỷ sau vẫn còn nhiều di chứng. Đó là một cái
nhìn can đảm vì tác giả đã đề cập đến hai chủ đề “không nên bàn cải”: Tôn giáo
và Chủng tộc. Một cách tổng quát, luận án của Seth Jacobs gồm
hai phần chính. Bốn chương đầu chứng minh chính sách ngoại giao của Mỹ sau Đệ
Nhị Thế chiến bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố: Tôn giáo, Chủng tộc và Chủ thuyết
Cộng sản. Hai chương cuối phân tích tiến trình quyết định của chính quyền Mỹ đã
dựa trên ba yếu tố đó để chọn ông Ngô Đình Diệm về Sài Gòn lãnh đạo một “tiền đồn chống Cộng cho thế giới tự do”
của Mỹ.
Phần đầu của sách phân tích
3 yếu tố chỉ đạo của chính sách đối ngoại Mỹ sau thế chiến thứ Hai có thể tóm lược
như sau:
■ Về Tôn Giáo, luân lý nước Mỹ được dìu dắt bởi những khuôn mặt đáng nể
như Mục sư Billy Graham (Tin Lành), Hồng y Francis Spellman (Công giáo). Mục sư
Graham là bạn của 11 đời Tổng thống Mỹ, từ Eisenhower đến Obama, và sở hữu một đế
quốc truyền đạo (evangelical empire) khổng lồ. Đặc biệt Hồng y Spellman, theo đúng
đường lối chống Cộng sản triệt để của Vatican, nắm chức Tổng Tuyên úy của quân
đội Mỹ (Military vicar of the U.S. armed forces). Khi qua Việt Nam năm 1955, dù
chỉ là một chức sắc tôn giáo, ông dược Tổng thống Diệm tiếp đón như một quốc
khách với đại tiệc tại Dinh Độc Lập. Năm 1952, Kinh thánh bán được 26.5 triệu cuốn
trên toàn nước Mỹ. Hai siêu đại gia trong ngành truyền thông là DeWitt Wallace
và Henry Luce, đều là con các nhà truyền giáo Tin lành, và siêu đại gia thứ ba
là Randolf Hearst Jr. đã sử dụng tối đa các cơ quan truyền thông để truyền đạo
Chúa dù tờ báo của họ là Life, Time, hay Popular Science, Mademoiselle,
Fortune. Tác giả Jacobs cũng đã dành
nguyên một chương (số Bốn) để nói về bác sĩ quân y Tom Dooley là một người Công
giáo cuồng tín, kỳ thị chủng tộc đã gián tiếp đẩy nước Mỹ dính vào với Việt Nam
qua cuộc di cư năm 1954 trong hình ảnh một đại thảm họa Cộng sản đang ụp lên đầu
những người Việt Nam (mà ông thường gọi là “dân Á Đ ông” (the Asians) yếu đuối,
khờ dại, dốt nát.
Mục sư Billy Graham
Hồng Y Francis Spellman
■ Về Chủng Tộc, giữa thế kỹ 20, người dân Mỹ có một khái niệm rất mơ hồ
về những quốc gia ngoài nước Mỹ. Nhất là các nước Phi châu và Á châu. Sự “mơ
hồ” nầy đưa đến tình trạng tổng quát hóa chủng
tộc, coi tất cả dân Phi châu là da đen (Black) và dân Á châu là da vàng mà
người Mỹ gọi là “Asian”. Siêu đại gia Henry Luce đã khởi đầu tình trạng nầy
bằng cách yểm trợ nhà văn James Michener xuất bản một loạt sách về Á châu để
“dạy” người Mỹ những “sự thật” về một giống dân Á châu “đơn giản, ngu dốt, vô chính trị” chưa thể có khả năng để tiếp nhận
và sử dụng những khái niệm của Tây phương như dân chủ, tự do, nhân quyền. Bên cạnh
đó, Hollywood cũng sản xuất những phim như The
King and I, Sayonara, The Geisha Boy, … đưa ra hình ảnh những
người Á Đông, chậm chạp, bán khai cần được “khai hoá”. Ngay cả cuốn “The Quiet American” nổi tiếng của Graham
Green, được phe tiến bộ khen tặng nhưng khi nói về Phượng, người tình của ký giả
Fowler, tác giả cũng cho thấy một cô gái Việt Nam da vàng ngu ngơ và an phận.
■ Về chủ thuyết Cộng sản (đang được xây dựng ở Nga Sô và Trung Quốc) người
Mỹ được giáo dục từ trong trường học ra đến cuộc sống thực tiển rằng đây là hiểm
họa lớn nhất của nước Mỹ về kinh tế (Tư bản chống Vô sản), về chính trị (Tự do,
Dân chủ chống Độc tài, Độc đảng), về văn hoá (Tự do tư tưởng chống Kiểm duyệt tư
tưởng), về tôn giáo (Hữu thần chống Vô thần), về quân sự (Bom A chống Bom A). Năm
1954, sau khi Trung Hoa lục địa và Bắc Hàn trở thành Cộng sản, Tổng thống
Eisenhower nhìn Việt Nam như con bài thứ ba sẽ rơi vào tay Cộng sản và ông đã đưa
ra “thuyết Domino” làm cho nước Mỹ càng cương quyết hơn trong chủ trương chống
Cộng.
Phần thứ hai của cuốn sách
đặt trọng tâm trên tiến trình chọn lựa đồng minh của Mỹ dựa theo ba tiêu chuẩn đã
trình bầy để hoàn tất chiến thuật “ngăn
chận Cộng sản Nga Tầu” (containment) của nhà ngoại giao George F. Kennan. Là
đồng minh với Mỹ nghĩa là trước hết phải chống
Cộng, thứ hai là phải không có vấn
đề chủng tộc, thứ ba là theo môt tôn
giáo mà người Mỹ cảm thấy thoải mái.
Theo những tiêu chuẩn nầy,
các nước Tây Âu da trắng theo đạo Thiên chúa và chống Cộng được coi như đồng
minh hạng số một. Và Mỹ đã lập ra NATO (Tổ chức Minh Ước Bắc Đại Tây Dương) năm
1949 để làm trái độn cho Mỹ chống Nga Sô ở ngay bên cạnh các nước Tây Âu. Cũng
phải nói thêm trường hợp nước Ý sau Đệ Nhị Thế Chiến, tuy có một đảng Công sản
rất mạnh (năm 1970 vẫn có 1/3 dân Ý bầu phiếu cho đảng nầy), nhưng vẫn được Mỹ
nhận cho làm hội viên của NATO là vì sự có mặt của Vatican tại La-Mã có khả năng
hoá giải ảnh hưởng của chủ thuyết vô thần nầy.
Xong phần NATO chống Nga Sô
đến phần chống Tàu, nước Mỹ sửa soạn một “vòng
đai ngăn chận” gồm 9 nước từ Nhật qua Hàn quốc xuống Đài Loan, Phi Luật Tân,
Việt Nam Cộng Hoà, Indonesia, Thái Lan, Miến Điện và Ấn Độ. Trong 9 nước nầy, Ân
Độ là cựu thuộc địa của Anh quốc nên nước Mỹ không dính vào. Thái Lan và Miến Điện
có đạo Phật là quốc giáo và Indonesia
có đại đa số dân theo Hồi giáo làm cho thành phần thân Do Thái trong chính quyền
Mỹ không muốn liên hệ chặt chẽ.
Chỉ còn lại Đài Loan, Phi
Luật Tân, Nam Hàn, Việt Nam Cộng Hoà và Nhật bản. Theo tác giả Seth Jacobs, đây
là những nước có lãnh tụ chính trị theo
đạo Thiên Chúa, trừ Nhật, đã được chính quyền Mỹ chọn làm “đồng minh” dựa
theo ba tiêu chuẩn kể trên, trong những năm đầu tiên của cuộc Chiến tranh Lạnh.
Năm 1949, Thống chế họ Tưởng
xách tàn quân chạy qua tỵ nạn ở đảo Đài Loan, mơ một ngày về giải phóng Bắc
Kinh không bao giờ trở thành hiện thực. Dù vậy, Tưởng Thống chế vẫn được Thiên
Chúa giáo Mỹ tiếp tục bênh vực. Dân biểu Walter Judd, một cựu giáo sĩ từng truyền
giáo bên Trung Quốc, đã không ngượng ngùng bênh họ Tưởng: “Chúng ta không đòi hỏi kẻ thù phải cải tổ, nhưng với đồng minh thì
chúng ta bắt phải có dân chủ, phải tôn trọng nhân quyền – ngay tức khắc. Dân Mỹ
đã chờ 175 năm mới có được một nền dân chủ nhưng Nam Hàn, Đài Loan, Nam Việt Nam
thì phải có dân chủ ngay tức khắc …
Đối với dân Á đông, đây qủa là một sự khó hiểu. Tưởng Giới Thạch, không phải là
một kẻ ngoại đạo, dã man mà là một con chiên của Chúa.” Nhận xét cuồng tín
nầy cũng không khác gì câu c ủa một ông Linh mục Việt Nam khác: “Ông Thiệu là một người tôi kính phục, một
người có tinh thần quốc gia cao độ và cương quyết chống Cộng. Ông Thiệu là một
người Công giáo đạo đức, chủ nhật nào cũng di nhà thờ xem lễ, và trước khi đi
ngủ hai ông bà cùng nhau đọc kinh.” (“Bên
Giòng Lịch Sử 1940-1975”, Cao Văn Luận, trang 363 - Nghĩa là Linh mục Luận
có mặt trong dinh Độc Lập mỗi đêm trước khi ông bà Thiệu đi ngủ!)
2. PHI LUẬT TÂN: Ramon Magsaysay là một sĩ quan theo đạo Công giáo
trong quân đội Phi Luật Tân. Ông đắc cử tổng thống năm 1953 với lập trường chống
Cộng sản triệt để và đồng minh chặt chẻ với Mỹ. Tổng thống Magsaysay chết quá sớm
trong một tai nạn máy bay năm 1957 nên khó có thể đi đến một kết luận rõ ràng về
mối liên hệ giữa ông và Mỹ ngoài hai thành qủa rất được người Mỹ ca tụng: Tiêu
diệt lực lượng Phi Cộng Hukbalahap và
giúp Mỹ thành lập Tổ chức Minh ước Đông
Nam Á (SEATO) vào năm 1954 để bao vây Trung Cọng. Magsaysay là một trong những
trường hợp hiếm hoi mà liên hệ đồng minh của Mỹ có thể được coi như là thành công.
3. NAM HÀN: Tổng thống Lý Thừa Vãn (Syngman
Rhee) có khá nhiều điểm giống ông Ngô Đình Diệm. Ông xuất thân từ một gia đình
quyền qúy. Trước khi nắm chính quyền ông trãi qua một thời gian ở Mỹ. Ông được
chính quyền Mỹ ủng hộ vì đã đổi theo đạo Chúa (Tin Lành) và rất chống Cộng. Báo
Reader’s Digest tuyên dương ông là một
“nhà lãnh đạo Gia tô vĩ đại”. Cũng như
Tổng thống Diệm sau khi dẹp được các giáo phái, Lý Tổng thống đã được tướng
James Van Fleet, Tư lệnh Quân đoàn 8 của Mỹ ở Nam Hàn khen ngợi: “Lý Tổng thống đã biến đổi một quốc gia lạc
hướng và hỗn loạn thành một trong những tiền đồn chống Cọng hùng mạnh nhất thế
giới”. Tuần báo Time của đại gia
Henry Luce so sánh ông với George Washington và, trong tinh thần “khai hoá”
kiểu thực dân Tây, đã cho rằng dân trí Hàn Quốc “chưa phát triển đến mức có thể
có một nền dân chủ kiểu Jefferson của Mỹ”. Năm
1945, Nhật bản bại trận, ông theo quân Mỹ về nước. Ba năm sau ông được bầu làm
Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc như ông Diệm năm 1955. Trong thời kỳ nắm quyền,
chế độ Lý Thừa Vãn cũng có một nét giống chế độ Diệm là dùng lý do chống Cộng để đàn áp đối lập dù đó là những người đã từng
cùng với ông kháng chiến chống đế quốc Nhật như Kim Ku, Yo Woon Young.
Sau hơn 65 năm truyền đạo với sự hổ trợ ngầm của chính quyền Mỹ, số tín đồ Thiên Chúa giáo (Công giáo và Tin Lành) cũng chỉ chiếm 2% tổng dân số Nhật Bản.
[Nguồn: View on Globalisation and Faith - Ipsos MORI, July 2011]
5. VIỆT NAM CỘNG HÒA: Qua bốn đồng minh trên của Mỹ, ta có thể thấy ông
Diệm từ Vatican bay đến Nữu Ước năm 1951 là “đúng người, đúng chỗ và đúng lúc” để được
Mỹ chọn làm đồng minh trong cuộc chiến tranh lạnh chống Cộng sản. Ông là một
con chiên Công giáo thuần thành có bảo đảm của Hồng y Spellman. Trong trường hợp
ông Diệm, chỉ yếu tố tôn giáo đó mà thôi cũng đã đủ mạnh để thuyết phục người Mỹ
về yếu tố chính trị (chống Cộng) và yếu tố chủng tộc (văn hoá Gia tô sẽ kéo dân
tộc Việt đến nằm ngoan ngoản dưới cái dù vĩ đại của văn hoá Tây phương như các ông
Cố Tây và các ông quan Tây Thực dân đã ráng thực hiện trong gần 100 năm trước đó).
Và đây là một chìa khóa của sự sai lầm trong chính sách đối ngoại của Mỹ ở Việt
Nam, ngay sau ngày thực dân Pháp bước chân ra và họ bước chân vào, khi họ nhầm lẫn
về vai trò của một người lãnh tụ Công giáo cuồng tín trong một nước mà đa số người
dân theo, hoặc chịu ảnh hưởng sâu đậm của, Phật giáo.
Ngược lại, trong khi yếu tố
“chống Cộng” gia tăng tầm quan trọng (khi Kennedy phải đối đầu với Kruschev qua
vu khủng hoảng đầu đạn nguyên tử ở Cuba sát nách nước Mỹ), thì ông Diệm và Nhu
lại (vừa đàn áp Phật giáo vừa) đi gặp “đồng chí” Phạm Hùng và chưng cành đào của
ông Hồ Chí Minh trong dinh Độc Lập thì “đồng minh phải tháo chạy đồng minh” để
yểm trợ cho “đảng Kaki” chống Cọng lật đổ Diệm-Nhu là một hậu quả không làm ai
ngạc nhiên cả.
Thời gian cũng là một nhân
tố làm cho yếu tố chủng tộc thay đổi. Từ chiến thắng đế quốc Anh bằng thuyết “bất
bạo động” của Gandhi cho đến hình ảnh tù binh thực dân Pháp sắp hàng sau cuộc đại
bại ở Điện Biên Phủ đã đem đến cho người dân Mỹ những suy tư khác (bạo động hay
bất bạo động) về các dân tộc ở ngoài nước Mỹ. Để thuyết phục người Mỹ về sự hiện
hữu của những nền văn hoá ngoài Tây phương, người Mỹ của thập niên 1960 chỉ cần
so sánh hình ảnh tàn bạo, dã man của cảnh sát Mỹ dẫn chó đi cắn những người da đen
đi biểu tình ở ngay thủ đô Hoa Thịnh Đốn và hình ảnh tranh đấu bất bạo động của
Hoà thượng Thích Quảng Đức trên truyền hình Mỹ.
Trong phần chót của chương kết luận, tác giả Seth
Jacobs viết:
“Giữa những
chính quyền nối tiếp nhau sau khi ông Diệm bị lật đổ, chỉ có một nhân vật được
Mỹ ủng hộ đã cầm quyền được lâu dài như ông Diệm: Nguyễn Văn Thiệu. Khoảng năm
1970, các ký giả Mỹ ở Sài Gòn thường nói giễu là chiến lược của Mỹ “Nổi hay
chìm với Ngô Đình Diệm” đã biến thành ra “Đi đến cùng với Nguyễn Văn Thiệu”.
Tổng thống Thiệu tuy là một chính trị gia mềm mỏng và ít cuồng tín hơn ông Diệm
nhưng vẫn là một người theo đạo Công giáo. Cái yếu tố (tôn giáo) đã làm cho Mỹ
từng quyết định ủng hộ vị tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hoà vẫn vướng
vất, dù kín đáo, cho đến nền Cộng hòa của vị tổng thống cuối cùng của miền
Nam.”
Nghĩa là vẫn một chế độ loại “Diệm không Diệm” thì người
Mỹ mới ủng hộ theo “yếu tố tôn giáo” của họ. Mặc dù sau đó cả người Mỹ và cả ông
Thiệu đều phải “tháo chạy” để mất luôn cả miền Nam . Thực trạng cay đắng nầy cần được
đối chiếu với một hiện trạng mà Samuel Huntington đã tóm lược một cách thông suốt:
“Các quốc gia
ngoài khối Tây phương có những trở ngại khác nhau khi đến với Tây phương. Ít
trở ngại nhất là những nước Nam
Mỹ và Đông Âu. Nhiều trở ngại là những nước theo đạo Gia-tô nguyên thủy thuộc
Nga Sô (của thời kỳ Chiến tranh Lạnh). Nhiều trở ngại nhất là những xã hội Hồi,
Khổng, Ấn và Phật giáo. Riêng Nhật Bản đã tự tạo cho mình một vị thế đặc biệt trong
vai trò một thành viên liên hiệp không chính thức: Tuy trong hàng ngũ của Tây
phương ở một vài khía cạnh nhưng Nhật Bản rõ ràng không phải là Tây phương
trong nhiều địa hạt quan trọng.” (“The obstacles to non-Western countries
joining the West vary considerably. They are least for Latin American and East
European countries. They are greater for the Orthodox countries of the former Soviet Union . They are still greater for Muslim,
Confucian, Hindu, and Buddhist societies. Japan has established a unique
position for itself as an associate member of the West: it is in the West in
some respects but clearly not the West in important dimensions.” – The Clash
of Civilizations, Foreign Affairs, Summer 1993).
Đọc xong tác phẩm nầy của giáo
sư Seth Jacobs, người Việt Nam sẽ nhận chân rõ rệt hơn não trạng chính trị của siêu cường Mỹ quốc thì câu hỏi đặt
ra có phải là: Trong trật tự mới của thế giới, với những quốc gia Á châu như Trung
Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore đang sánh vai một cách tự cường, tự lập với các
quốc gia Tây phương, thì liệu Việt Nam sẽ chuyển mình vươn cánh thành một con rồng
trong bầu trời độc lập của mình như Nhật Bản hay vẫn “lê gót nơi quê người” đi tìm một “đồng-minh-không-bao-giờ-tháo-chạy”
theo những tiêu chuẩn hoang tưởng?
LÝ NGUYÊN DIỆU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét