Thứ Ba, 21 tháng 1, 2020


CHỮ QUỐC NGỮ
CÂY MUỐN LẶNG MÀ GIÓ CHẲNG DỪNG

Viên Như
 
Đáng lý ra ta nên nói “Chữ Việt Bồ là công cụ để xâm lăng” còn“Chữ Quốc ngữ là công cụ để chống xâm lăng”, tức là gậy ông đập lưng ông. Cho nên để cho phần đông giới trẻ dễ phân biệt, tránh nhập nhèm, tôi đề nghị chúng ta nên sử dụng một từ cụ thể cho loại chữ của các giáo sĩ, trong bài tôi dùng từ “chữ Việt Bồ”

  I. CÁC LOẠI CHỮ VIẾT Ở VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ.
Theo dòng lịch sử, nước Việt có ba loại chữ viết đã được lưu hành: Chữ Nho, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Sở dĩ chúng có tên gọi khác nhau vì chúng có vai trò và tiêu chí khác nhau, cũng như khi gọi tên một loài cá cụ thể như cá voi, cá mập và cá thu, nó cung cấp cho người đọc hay nghe một hình ảnh và vai trò khác nhau của từng loại, tuy chúng đều hoạt động trong nước.

   Sở dĩ tôi nêu lên vấn đề này vì lâu nay khái niệm chữ Quốc ngữ được sử dụng ở nước ta mang tính chung chung cho loại chữ Việt ký âm bằng mẫu tự La Tinh, vì vậy người ta xem chữ Việt ký âm bằng mẫu tự La Tinh thời kỳ đầu của các giáo sĩ phương tây, ở đây xin tạm gọi là chữ Việt Bồ, như là chữ Quốc ngữ, từ đó đòi hỏi phải tri ân, tạc tượng, thậm chí tôn vinh lên thành bậc tiên hiền. Vì vậy thiết tưởng rằng việc phân định chức năng, vai trò và chủ thể của các loại chữ viết đã và đang lưu hành ở nước ta là cần thiết, chỉ khi nào ta làm rõ được vấn đề này thì vấn đề “chữ Quốc ngữ” mới may ra có hồi kết; đồng thời từ đó mới quyết định ai là cha đẻ để xứng đáng được tri ân và vinh danh. Tôi tin rằng rất nhiều người quan tâm đến vấn đề này một cách nghiêm túc đã hiểu điều này rồi, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đầy đủ các tiêu chí nào để một loại chữ viết trở thành chữ quốc ngữ. Do đó, với kiến thức giới hạn về ngôn ngữ học, xin được trình bày thiển ý của tôi về vấn đề này ngỏ hầu góp thêm một chút khái niệm về chữ Quốc ngữ, hy vọng rằng những gì trình bày có thể giúp những người không có thời gian tiếp xúc với ngôn ngữ học nhận thức được thế nào là chữ Quốc ngữ.
Về chức năng của chữ viết, thiết nghĩ rằng có lẽ ai cũng biết rồi, ở đây chỉ trình bày về vai trò và chủ thể của nó mà thôi.

   1. Chữ Nho.
Chữ Nho là loại chữ tượng hình, biểu ý, được người Việt sử dụng từ xưa cho đến năm 1918 mới chính thức bị bãi bỏ bởi sắc lệnh của vua Khải Định.
Các văn bản của triều đình bắt buộc phải viết bằng chữ Nho.
Vì vậy các bộ sử của nước trước thời điểm 1918 đều viết bằng chữ Nho; Đồng thời văn học thời kỳ này đều viết bằng loại chữ này.
   Tuy nhiên chữ Nho không phản ảnh toàn bộ tiếng Việt, vì vậy nó chỉ được xem là Quốc tự chứ không phải là chữ Quốc ngữ.
   2. Chữ Nôm.
   Chữ Nôm là chữ do người Việt sáng chế ra dựa vào chữ Nho, theo các nhà nghiên cứu thì chữ Nôm bắt đầu ra đời từ thế kỷ thứ 10.
   Chữ Nôm là chữ ghi lại tiếng Việt (quốc ngữ) nhưng không nằm trong hệ thống giáo dục thời đó, vì vậy không được dùng để viết văn bản của triều đình.
   Tuy nhiên chữ Nôm cũng được xem là Quốc tự một cách mặc nhiên và có nhiều tác phẩm nỗi tiếng viết bằng loại chữ này như truyện Kiều, Cung oán ngâm khúc v.v.. Nhưng nó chưa phải là chữ Quốc ngữ, vì chưa được hệ thống hay chuẩn hóa và chưa được sử dụng theo một thể thống nhất trên toàn quốc.
 
   3. Chữ Quốc ngữ.
Chữ Quốc ngữ ở là tên gọi loại chữ ký âm tiếng Việt bằng mẫu tự La Tinh.
Chữ Quốc ngữ là loại chữ đã được chuẩn hóa trên mọi mặt của một ngôn ngữ chữ viết theo hệ La Tinh, như:
● Bảng chữ cái.
● Quy tắc đánh vần.
● Quy tắc chính tả.
● Các ký hiệu biểu cảm như: Chấm than, chấm dấu hỏi v.v..
● Các chữ số và ký hiệu để dùng trong toán học như: Cộng, trừ, nhân, chia, căn, lũy thừa v.v..
● Khi thể hiện bằng văn bản, bất cứ người Việt nào có trình độ học vấn trung bình cũng đọc và hiểu được nội dung trên mặt chữ của văn bản đó.
● Chữ Quốc ngữ được dùng chính thức và bắt buộc cho các văn bản nhà nước, là chữ viết duy nhất trong hệ thống giáo dục của Việt Nam từ năm 1918, căn cứ vào sắc lệnh của vua Khải Định, cho tới nay, mặc dù tên gọi chữ quốc ngữ đã xuất hiện từ năm 1867 trên Gia Định Báo. [1] Tuy nhiên trên thực tế chữ Quốc ngữ bắt đầu dùng chính thức và duy nhất vào văn bản nhà nước từ 1945.
Với các tiêu chí trên, chữ Việt ký âm bằng mẫu tự La Tinh hiện nay được gọi là CHỮ QUỐC NGỮ. Tất nhiên đây chưa phải là tất cả, do đó tôi nghĩ rằng các cơ quan có trách nhiệm về tiếng Việt còn phải bổ sung nhiều nữa.
Ở trên tôi chỉ nói ba loại chữ viết đã được sử dụng ở Việt Nam qua các thời kỳ với những tiêu chí cụ thể, riêng chữ Việt Bồ, tôi cho rằng nó là loại chữ không có các tiêu chí đã trình bày trên, nó chỉ là tài liệu để tham khảo về lịch sử chữ Việt ký âm bằng mẫu tự La Tinh mà thôi, do đó tôi không liệt vào mục I này.

II. CHỮ QUỐC NGỮ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ TRANH CÃI.
Như đã nói trên, do không phân định vai trò và chủ thể của từng loại chữ một cách rõ ràng, cho nên nhiều người sử dụng tên gọi chữ Quốc ngữ một cách chung chung trong tư cách là loại chữ Việt ký âm bằng mẫu tự La Tinh. Điều này dẫn đến sự nhầm lẫn và cho rằng chữ Việt Bồ là Chữ quốc ngữ, lí do là vì cả hai đều là loại chữ Việt ký âm bằng mẫu tự La Tinh. Do đó ta cần phải làm rõ điều này, bởi vì nếu không có tiêu chí rõ ràng, cụ thể thì rất có thể rồi đây chữ của cụ Bùi Hiền cũng được xem là chữ Quốc ngữ, vì nó cũng là loại chữ Việt ký âm bằng mẫu tự La Tinh, nghe đâu cụ còn thể hiện bằng Truyện Kiều của Danh nhân văn hóa Nguyễn Du nữa, như thế thì ăn đứt cuốn Phép Giảng Tám Ngày, với nội dung bậy bạ, của A.D. Rhodes rồi.

   1. Chữ Việt Bồ có phải là chữ Quốc ngữ không?
Với các tiêu chí về ngôn ngữ chữ viết mà tôi đã trình bày trên, đặc biệt là CHỮ QUỐC NGỮ, ta thấy chữ VIỆT BỒ không có bất cứ một tiêu chí nào để được gọi là chữ Quốc ngữ. Cụ thể như sau:
● Nó có Bảng chữ cái không? Không.
● Nó có Quy tắc đánh vần không? Không.
● Nó có Quy tắc chính tả không? Không.
● Nó có Các ký hiệu biểu cảm như: Chấm than, chấm dấu hỏi không? Không.
● Các chữ số và ký hiệu để dùng trong toán học như: Cộng, trừ, nhân, chia, căn, lũy thừa không? Không.
● Khi thể hiện bằng văn bản, bất cứ người Việt nào có trình độ học vấn trung bình cũng đọc và hiểu được nội dung trên mặt chữ của văn bản đó không? Không.
   Thậm chí nó cũng không phải là quốc tự như chữ Nho và chữ Nôm, bằng chứng là không có bất kỳ một trường lớp nào dạy chữ ấy, dĩ nhiên là không có bất cứ một văn bản nào của chính quyền hay tác phẩm văn hóa của người Việt viết bằng loại chữ Việt Bồ vào thời điểm đó cả, như thế làm sao gọi chữ Việt Bồ là chữ Quốc ngữ được. Bản thân tôi cũng đã làm một cuộc thăm dò bằng cách nhờ những người có học trung bình, tức là lớp 11, 12 đọc thử, vừa đọc vừa đoán một trang trong sách Phép Giảng Tám Ngày. Kết quả hầu hết không đọc được quá 40% mặt chữ, tất nhiên là không biết nội dung trang sách nói gì một cách tổng thể. Chính vì vậy ngày nay, khi in lại sách Phép Giảng Tám Ngày của A.D. Rhodes, nhà thờ cũng in thành hai phần, phần một in nguyên bản, phần hai in phần chuyển ngữ thành chữ quốc ngữ, thậm chí đưa thêm nội dung vào. Điều này chứng tỏ chính họ đã nhận thức chữ Việt Bồ không phải là chữ Quốc ngữ, nếu không thì DỊCH sang chữ Quốc ngữ làm gì?
Nguyên bản:
Phần dịch ra chữ Quốc ngữ:
Ta cầu cùng Đức Chúa Trời giúp sức cho ta biết tỏ tường đạo Chúa là dường nào. Vì vậy ta phải hay ở thế này chẳng có ai sống lâu; vì chưng kẻ đến bẩy tám mươi tuổi chẳng có nhiều. Vì vậy ta nên tìm đàng nào cho ta được sống lâu, là kiếm hằng sống vậy: thật là việc người quân tử. Khác phép thế này, dù mà làm cho người được phú quý, song le chẳng làm được cho ta ngày sau. [2]

2. Chữ Việt Bồ là một công cụ dành riêng cho các giáo sĩ phương tây dùng  để truyền đạo, nó được tạo ra do lệnh của Vatican.
Việc đầu tiên của bất cứ nhà truyền giáo nào cũng phải tìm cách để truyền thông với người bản xứ, vì vậy việc ký âm tiếng Việt bằng mẫu tự La Tinh là điều bắt buộc, đây là công việc đầu tiên của bất cứ ai muốn tiếp cận với một cộng đồng hay một dân tộc, vì nếu không biết tiếng bản địa thì nói với họ, những đối tượng mà các giáo sĩ muốn cải đạo, bằng cách nào, do đó ý kiến cho đó là công cụ để truyền giáo là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên ở đây tôi muốn nhấn mạnh rằng nó không những là công cụ để truyền giáo, mà chỉ là công cụ dành riêng cho các giáo sĩ mà thôi. Ta thấy điều này khi xét những phát biểu của A.D. Rhodes trong cuốn Từ Điển Việt - Bồ - La. Trong phần thư gởi các Hồng Y Thánh Bộ Truyền bá Đức tin, A.D. Rhodes viết:
Vậy tôi xin hỏi trong vòng chưa đầy hai mươi lăm năm gần đây, việc ấn hành phương ngữ của nhiều dân tộc xa lạ có ý nghĩa gì nếu không phải là truyền bá và phổ biến khắp trái đất những tư tưởng lời Thiên Chúa mà theo lệnh của Người, Roma là thư viện và kho chứa, vừa để nuôi dưỡng đoàn chiên của vị Mục tử Tối Cao Nhân lành, vừa để ngăn chặn lũ sói lang xông phá? Mà lại để Lời Thiên Chúa xâm nhập dễ dàng hơn tới tận Hoàn cầu, nơi người Đông kinh và Cô sinh, tức là tất cả mọi người An nam đang chiếm cư, thì bây giờ lòng đại lượng bao la của quý vị cũng truyền lệnh thực hiện quyển từ điển An Nam, một cuốn từ điển giúp ích cho những người làm công tác Tông đồ được chỉ định cho phần vườn Nho này của Chúa…” [3]

Và trong Báo cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh, tác giả viết:
Những phương ngữ gần gủi nhau hơn ở phương đông, đặc biệt tiếng Trung Hoa và Đông kinh, kể cả tiếng Nhật nữa, có cách học khác xa tiếng xứ sở của chúng ta; bởi chúng thiếu hẳn giống; đích thực chúng cũng không có biến cách…và những quy tắc phải giữ trong câu nói.” [4]
Với những trích dẫn trên chứng minh rằng chữ Việt Bồ là loại chữ chỉ dành cho các giáo sĩ làm công cụ để truyền đạo mà thôi, nó được thực hiện nằm trong kế hoạch của Vatican, do đó ta thấy A.D. Rhodes phải giải trình như đã trích trên.
Không những thế, chữ Việt Bồ còn có mục đích khác, đó là các giáo sĩ sử dụng nó như một mật mã giữa họ với nhau, tránh các trí thức khác của nước Việt có thể hiểu được những việc làm của họ. Cụ thể tại phần trích trên, A.D. Rhodes viết:
Vậy tôi xin hỏi trong vòng chưa đầy hai mươi lăm năm gần đây, việc ấn hành phương ngữ của nhiều dân tộc xa lạ có ý nghĩa gì nếu không phải là truyền bá và phổ biến khắp trái đất những tư tưởng lời Thiên Chúa mà theo lệnh của Người, Roma là thư viện và kho chứa, vừa để nuôi dưỡng đoàn chiên của vị Mục tử Tối Cao Nhân lành, vừa để ngăn chặn lũ sói lang xông phá?”
Lưu ý rằng đây là lời của A.D. Rhodes trong cuốn Từ điển Việt - Bồ - La, có nghĩa là “lũ sói lang” ấy đang ở nước Việt. Vậy ai là lũ sói lang ở nước Việt? Lũ sói lang này chính là những gì mà ông ta mô tả trong cuốn Phép Giảng Tám Ngày, “Chẳng phải hiền, chẳng phải thánh, chém cho ngã xuống, Giáo này thì thờ ma quỉ mà làm những phép giả, bọn man rợ (tổ tiên nước Việt) vua, quan”. Rõ ràng vì sợ trí thức bản xứ biết được thực chất của chúng nên chúng không cho họ tiếp cận với loại chữ này (Việt Bồ), vì biết được thì họ sẽ xông phá ngay.

Như thế rõ ràng chẳng có lý do gì mà bảo rằng A.D. Rhodes và các giáo sĩ phương tây sáng chế chữ Việt Bồ cho người Việt, vì vậy mà như ta biết cuốn tự điển này từ ngày xuất hiện tới giờ nó chẳng giúp ích gì cho ai trong việc học tiếng Việt cả, bởi vì nội dung và hình thức cũng như tác dụng của nó đã cho thấy nó được soạn ra cho những nhà truyền giáo chứ không phải cho người Việt như đã nói trên, có nghĩa nó là công cụ để truyền giáo của các giáo sĩ phương tây, như nhận xét của Tiến sĩ Nguyễn Kiều Dung “Từ điển ấy là loại sách TÂY VIẾT CHO TÂY ĐỌC” và trên thực tế nó đúng là như vậy.

Tuy nhiên gần đây, một số người có trình độ trong lãnh vực ngôn ngữ học, đem công trình nghiên cứu về cuốn từ điển này thuyết trình ở Hội thảo về Chữ Quốc ngữ, một hội thảo chủ yếu nói về sự hình thành và phát triển một loại chữ viết, một lãnh vực thuộc ngôn ngữ học, cụ thể là Hình vị học, khiến cho ai cũng nghĩ rằng nhờ có cuốn từ điển đó mà người Việt học và biết chữ Quốc ngữ, đây là một thủ thuật biến xác chết thành người sống. Vì sao tôi cho như vậy? Tại vì Từ điển chủ yếu là để học nghĩa của một từ, một cụm từ, nó thuộc về Ngữ nghĩa học, chứ không phải là để học cái con chữ, tức là cái hình vị, vì nghĩa của con chữ thì nằm trong tiếng nói của người Việt, tức Quốc ngữ rồi, vậy mà đem cái Ngữ nghĩa học, Từ điển học (thống kê bao nhiều từ, loại gì) nói ở nơi đang bàn về lịch sử hình thành chữ, tức thuộc về Hình vị học, có lộn sòng không? Kiểu này cũng giống như bên ngoài ghi Thi thể hình, vào trong hóa ra lại là Thi sắc đẹp vậy. Nếu có đề cập đến cuốn từ điển này chăng nữa, thì chủ yếu là để chứng minh rằng tác phẩm viết bằng chữ Việt Bồ đó đã có mặt tại thời điểm nào đó, tức là nói về lịch sử hình thành chữ Quốc ngữ mà thôi, chứ ai tìm hiểu nội dung cuốn từ điển này, kể cả cuốn Phép Giảng Tám Ngày, chẳng giúp ích gì nhiều cho người Việt trong quá trình La Tinh hóa tiếng Việt.
Tại sao tôi cho như vậy? Tại vì cái quan trọng trong việc ký âm một âm tiết hay một từ là ghép vần (tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm nên âm tiết trùng với từ hay tiếng), mà điều này người Việt đã biết từ 2000 năm trước, họ đã áp dụng điều này vào tự điển để hướng dẩn cho người đọc biết chữ ấy đọc như thế nào. Ngày ấy người ta gọi là Thiết , nghĩa là cắt. Ví dụ âm Tết, cái âm mà bấy lâu nay ta cứ cho đọc trại từ âm TIẾT nên gọi là âm Hán Việt, kỳ thật nó là âm thuần Việt, điều đó cũng có nghĩa là chữ đó (Hán) là chữ của người Việt. Thuyết văn giải tự của Hứa Thận cho:
. 竹約也。从竹即聲。子結切.
Tết. Trúc ước dã, Tùng trúc tức thanh. Tử kết thiết.
Trúc ước vậy. Bộ trúc âm tức. Đọc là Tử kết – Tết.
Thiết là một phương pháp để thành lập một âm mới từ hai chữ cho sẵn, trong trường hợp này là âm TẾT. Chữ đầu thì cắt âm đuôi, như TỬ, cắt âm Ử, còn âm T, chữ đuôi thì cắt âm đầu, như KẾT, cắt K, còn lại âm ẾT, ghép lại hay đánh vần thành TẾT.
Tất cả các cuốn tự điển chữ Hán đều áp dụng phương thức này. Qua đây chứng minh rằng khái niệm chữ biểu âm đã được cha ông nước Việt nhận thức từ lâu, nhưng có lẽ do gánh nặng của quá khứ, cùng sự trói buộc bởi văn hóa khu vực mà không thể rẽ ngang, từ bỏ chữ biểu ý để chuyển sang biểu âm, chứ không phải người Việt thiếu trí tuệ, đợi các ông tây dạy cho mới biết. Sự việc các ông tây dùng chữ biểu âm có giá trị như là chất xúc tác cuối cùng, buộc người Việt phải rẽ ngang lịch sử chữ Viết, thế thôi.
Nói như thế để chứng minh rằng hai cuốn Từ điển Việt – Bồ - La và Phép Giảng Tám Ngày chẳng giúp ích gì nhiều cho người Việt trong quá trình ghép âm thành tiếng. Vì vậy cái duy nhất mà người Việt cần là các mẫu tự, với các âm mặc định (võ đoán) từ đó người Việt, chủ thể của  tiếng Việt,  ghép âm thành tiếng một cách nhanh chóng, vì họ đã biết cách ghép âm từ lâu như đã nêu trên. Cũng chính vì vậy mà ta thấy chữ Quốc ngữ khác xa so với chữ Việt Bồ.
Cho nên cuốn Từ điển Việt - Bồ - La từ ngày nó xuất hiện tới giờ, nó nằm yên đâu đó, chứ có người Việt nào sử dụng cuốn từ điển này đâu, bởi vì nó chỉ có giá trị cho những người Việt học tiếng Bồ hay tiếng La Tinh, chứ không phải là dành cho người Việt học tiếng Việt, mà trước giờ tiếng Bồ và La Tinh có phải là ngôn ngữ mà xã hội quan tâm đâu. Cho nên tôi mới gọi hành động đó là “một thủ thuật biến xác chết thành người sống” hay ta có thể nói đây là một sự đánh tráo giữa chữ Việt Bồ và chữ Quốc ngữ, một việc làm mà bấy lâu nay nhiều người cố bắt ông A.D. Rhodes đẻ cho bằng được.

Xem ra đợt công kích này được chuẩn bị hết sức chu đáo và tốn bộn tiền chứ chẳng phải chơi. Nói công kích là công kích các ông bà ở Viện Sử học, Viện Ngôn ngữ học và Viện Văn hóa, khiến cho họ bối rối mà nhanh chóng tham mưu cho Chính phủ ra văn bản công nhận A.D. Rhodes là ông tổ của chữ Quốc ngữ. Tất nhiên chỉ cần như vậy thôi, còn các thứ khác như lễ vinh danh, tạc tượng thì chắc họ làm từ thiện cho nước Việt. Còn đối với người dân, mấy ai quan tâm thế nào là ngữ nghĩa học, thế nào là hình vị hay ngữ âm học đâu, cho nên họ mới tha hồ múa gậy giữa rừng hoang. Còn nói hết sức chu đáo là vì một mặt họ đánh từ trong đánh ra ngoài, nào GS, PGS, TS Ngôn ngữ học, dạy trường Đại học này, Đại học kia chẳng biết nghe lời ai, có phải Benjamin Franklin không? Phê bình những người Kiến nghị là "tùy tiện". Giấy trắng, mực đen sờ sờ ra đó mà cho là tùy tiện. Còn bên ngoài thì có cái giàn đồng ca, ca bài “Thề quyết vinh danh”, với ông nhạc trưởng núp sau cánh gà trên liên lưới - internet. Tất nhiên họ kêu gọi đứng vào cho đông vậy thôi, chứ nhiều ông chẳng học nhạc gì cả, thấy ông hàng xóm chơi nhạc cho nhà thờ thổi tí te nên cũng biết một chút đồ rê mí, vì vậy mà có ông thổi một đoạn “A.D. Rhodes đã đẻ ra tiếng Việt” khiến cho cả giàn nhạc khựng lại, dĩ nhiên là ông nhạc trưởng thấy không ổn nhưng hy vọng không ai nhận ra. Tất nhiên để thực hiện được kịch bản đó không thể vài ba đồng bạc hay nước miếng được, nhất định phải dùng loại tiền tệ quốc tế US Dollar mới may ra.

Trở lại cuốn Từ điển Việt - Bồ - La, qua cuốn từ điển này ta biết A.D. Rhodes không phải là người ký âm tiếng Việt bằng mẫu tự La Tinh đầu tiên, cụ thể trong phần đầu cuốn Từ Điển Việt - Bồ - La A.D. Rhodes đã viết như sau:
   “Tuy nhiên trong công cuộc này, ngoài những điều mà tôi đã học được nhờ chính người bản xứ trong suốt gần mười hai năm, thời gian mà tôi lưu trú tại hai xứ Cô-sinh và Đông-kinh, thì ngay từ đầu tôi đã học với Cha Francisco de Pina người Bồ Đào, thuộc Hội Dòng Giê-su rất nhỏ bé chúng tôi, là thầy dạy tiếng, người thứ nhất trong chúng tôi rất am tường tiếng này, và cũng là người thứ nhất bắt đầu giảng thuyết bằng phương ngữ đó mà không dùng thông ngôn, tôi cũng sử dụng những công trình của nhiều Cha khác cùng một Hội Dòng, nhất là của Cha Gaspar de Amaral và Cha Antonio Barbosa, cả hai ông đều đã biên soạn mỗi ông một cuốn từ điển: ông trước bắt đầu bằng tiếng An Nam, ông sau bằng tiếng Bồ-Đào, nhưng cả hai ông đều đã chết sớm. Sử dụng công khó của hai ông, tôi còn thêm tiếng La Tinh theo lệnh các Hồng y rất đáng tôn...”. [5]
Qua những lời này chứng tỏ rằng A.D.Rhodes đã học tiếng Việt trực tiếp với người bản xứ và ba ông Francisco de Pina, Gaspar de Amaral và Antonio Barbosa; đồng thời ông học tiếng Việt gián tiếp thông qua hai cuốn từ điển của các giáo sĩ này, chính vì vậy mà ông có hai cuốn từ điển đó trong tay, từ đó ông mới viết cuốn Phép Giảng tám ngày. Có nghĩa là những kiến thức về chữ Việt Bồ mà ông dùng để viết cuốn Phép Giảng Tám Ngày là do ba giáo sĩ người Bồ và người bản xứ truyền lại. Cho nên nói về chữ Việt ký âm bằng mẫu tự La Tinh thời kỳ đầu là nói đến hai giáo sĩ Gaspar de Amaral và Antonio Barbosa và cuốn Từ điển Annam-Lusitan-Latinh, tức Từ điển Việt-Bồ-La. Ngay cả Francisco de Pina cũng không được chứ nói gì là A.D. Rhodes và cuốn Phép Giảng Tám Ngày như ta vẫn thấy ngày nay. Làm như thế khác nào cướp công của đồng đạo mình. Cho nên nếu cho A.D. Rhodes là cha đẻ chữ Việt Bồ còn chưa được huống gì là cha đẻ chữ Quốc ngữ, cùng lắm là cha ghẻ của chữ Việt Bồ thôi. Bởi vì nội hàm ngữ nghĩa của từ “cha đẻ” là cha với con phải cùng thời, từ chuyên môn là “đồng đại” (hiểu theo nghĩa đời người). Đau đẻ khi nào thì đẻ khi đó, chứ chết từ ba đời, tám kiếp rồi mà còn đẻ nỗi gì? Ngay cả con mình đẻ ra, tức mình là cha đẻ của nó, nhưng con của nó mà mình cứ đi rêu rao mình là cha đẻ của đứa bé ấy thì thiên hạ biết chắc “thằng này loạn luân” những người hiểu biết trên thế giới không ai chấp nhận đâu.
 
  III. SỰ LIÊN QUAN GIỮA CHỮ QUỐC NGỮ VÀ CHỮ VIỆT BỒ 
Theo lý mà nói nếu không có sự kiện các giáo sĩ phương tây ký âm tiếng Việt bằng mẫu tự La Tinh (chữ Việt Bồ) thì chữ Quốc Ngữ chưa đến sớm với người Việt như vậy. Tuy nhiên nói đến chữ Việt Bồ là nói đến cuốn Từ điển Việt-Bồ-La, với những gì trình bày trên, ta thấy từ điển, một việc làm có tính học thuật cao, mà còn như vậy nói gì cuốn Phép Giảng Tám Ngày, cuốn sách đứng hàng thứ ba sau hai cuốn từ điển nói trên. Có nghĩa rằng mối quan hệ giữa chữ quốc ngữ và chữ Việt Bồ là một mối quan hệ lỏng lẻo, tức là không phải mối quan hệ truyền thụ, kế thừa để từ đó phát triển thành một thành quả mới, mà nó chỉ là mối quan hệ có tính tình cờ của lịch sử giữa nhu cầu chữ viết của người Việt và nhu cầu truyền đạo của các giáo sĩ phương tây mà thôi. Nói cách khác đây là sự kiện một bên là vô tình, bên kia là hữu ý, tức là các giáo sĩ phương tây tự ký âm tiếng Việt để dùng trong việc truyền đạo, nhưng vô tình giới thiệu cho người Việt cách ký âm tiếng Việt bằng mẫu tự La Tinh.
Từ đó người Việt hữu ý, chủ tâm nắm bắt cơ hội, học hỏi rồi dần phát triển và hoàn thiện, kết quả là thành chữ quốc ngữ. Do đó những giáo sĩ phương tây nói chung, A.D. Rhodes nói riêng không có công gì trong việc hình thành và phát triển chữ quốc ngữ. Vì vậy chẳng có gì phải vinh danh và tri ân cả. Cũng như nếu không có người bán vé số để kiếm tiền, thì cũng không có người mua vé số để đánh bạc với số phận. Nhưng có ai thấy trong cuộc đời này người bán vé số lại đòi người trúng số vinh danh, tạc tượng để tri ân bao giờ chưa? Cùng lắm, nếu người trúng số tử tế, họ thưởng cho một phần nào đó mà thôi. Nếu người bán vé số mà cố đòi hỏi như vậy thì nhất định tên này có quan hệ mật thiết với bọn lưu manh, ăn cướp chứ không thể khác. Và trên thực tế, người Việt đã mua tấm vé số này quá đắt, nhưng họ đã tử tế tưởng thưởng cho người bán tấm vé số này bằng cách ghi nhận vào lịch sử rằng các giáo sĩ là những người ký âm tiếng Việt bằng mẫu tự La Tinh đầu tiên. Chỉ thế thôi chứ còn đòi gì nữa.

IV. ĐỪNG BIẾN MÌNH THÀNH KẺ VÔ ƠN.
Như vậy đã tri ân thì phải tri ân những người Việt, qua nhiều thế hệ, đã tận dụng hoàn cảnh, cơ hội để dày công tạo ra một công cụ ngôn ngữ đắc lực cho dân tộc mình, họ xứng đáng là những trang tuấn kiệt như người xưa đã nói “Thức thời vụ giả vi tuấn kiệt - 識時務者爲俊傑”. Tuy nhiên ngày nay rất nhiều người, với suy nghĩ rằng chữ Quốc ngữ là do A.D. Rhodes đẻ ra, vì vậy dân tộc Việt Nam phải vinh danh để tri ân ông ta cũng như các giáo sĩ phương tây, tất nhiên nơi cất giữ những vinh danh ấy là Giáo hội Thiên Chúa Việt Nam, họ muốn dùng cái vinh danh ấy để che đậy những vết thương loang lổ trên bức tranh lịch sử Việt Nam mà họ đã gây ra. Trong vấn đề này, bản chất của nó ngược lại với chuyện chữ Việt Bồ và chữ Quốc ngữ, có nghĩa là họ thì hữu ý, còn ta thì vô tình. Ta vô tình vì cứ dùng mãi từ chữ Quốc ngữ song hành cùng với tên A.D. Rhodes, họ tận dụng sự vô tình này để kết luận rằng chính ta thừa nhận chuyện đó, thế là họ hữu ý, chủ động đòi vinh danh, ai có ý kiến khác là họ lên mặt dạy đời “Đừng biến mình trở thành kẻ vô ơn”.

Cho nên hãy trả lại cho chữ Việt Bồ về đúng vị trí của nó trong lịch sử chữ viết của nước ta, đó là: “Chữ Việt Bồ là công cụ để truyền giáo của các giáo sĩ phương tây.”  Lịch sử truyền giáo chứng minh rằng, các giáo sĩ đi truyền giáo thực chất là đi tiền trạm để thăm dò, nắm tin tức, vẽ bản đồ làm cơ sở để quân đội liên minh với Vatican xâm lăng, do đó mọi việc làm của họ chỉ phục vụ cho mục đích duy nhất đó mà thôi, ngay cả cuốn Thánh Kinh, chứ nói gì hai cuốn Từ điển Việt – Bồ - LaPhép Giảng Tám Ngày.
Hãy nghe Giám mục Anh Giáo của Châu Phi  phát biểu khi nhận giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1984 “Khi các giáo sĩ thừa sai (missionaries)[6]  đến Châu Phi, họ có Thánh Kinh và chúng tôi có đất đai, lãnh thổ. Họ bảo “Chúng ta hãy cùng cầu nguyện.” Chúng tôi nhắm mắt (cầu nguyện). Khi mở mắt ra, chúng tôi có Thánh Kinh còn họ có đất đai, lãnh thổ của chúng tôi.” Vì vậy người ta nói “Chữ Việt Bồ là công cụ để xâm lăng” là có cơ sở. Tuy nhiên trước đây khi nói câu này, người ta hay dùng từ chữ Quốc ngữ thay vì chữ Việt Bồ, khiến cho người đọc hiểu không chính xác, có nghĩa là chữ Việt Bồ là công cụ của các giáo sĩ phương tây, còn chữ Quốc ngữ là công cụ của người Việt. Cho nên cái liên hệ duy nhất đối với chữ Quốc ngữ với chữ Việt Bồ đó là người Việt đã tận dụng chất liệu này để chế tác, phát triển thành chữ quốc ngữ, hay ta có thể nói Chữ quốc ngữ là một chiến lợi phẩm đã được cải tiến từ chữ Việt Bồ mà người Việt đã thu được từ những kẻ xâm lăng”. Tuy nhiên chiến lợi phẩm ấy, chữ Việt Bồ, chỉ là một thanh sắt mà thôi, chính người Việt đã mài dũa thanh sắt này thành một con dao sắc bén để dùng vào những mục đích hữu ích cho dân tộc mình, ngay cả dùng nó để đánh đuổi những kẻ đã mang thanh sắt ấy đến, “Gậy ông đập lưng ông.”
Tất nhiên, những người đòi vinh danh A.D. Rhodes không chấp nhận thất bại đâu, bởi vì dù vô tình hay hữu ý thì chữ Quốc ngữ cũng bắt nguồn từ chữ Việt Bồ, đó là điều không cần phải tranh cãi, từ đó lại đòi hỏi phải biết ơn, đã biết ơn tất phải vinh danh với luận điệu “Uống nước nhớ nguồn”. Tuy nhiên họ cứ lập lại câu này một cách vô thức mà không biết rằng nguồn cũng có nguồn trong, nguồn đục, trong trường hợp này là chữ Việt Bồ, đây là cái nguồn duy nhất mà người Việt phải uống trong vấn đề chữ Quốc ngữ, nhưng ngặt nỗi cái nguồn nước này đậm đặc chất Asen, không uống trực tiếp được đâu, uống vào là không chết cũng thành tàn phế, cho nên phải biết ơn những người, bằng tấm lọc yêu nước, thương nòi, đã dày công lọc cái nguồn độc hại ấy thành nguồn nước trong lành “Chữ Quốc ngữ” cho họ dùng hằng ngày, vì vậy câu “Đừng biến mình trở thành kẻ vô ơn” nên áp dụng cho những kẻ sùng A.D. Rhodes và chữ Việt Bồ chứ không phải những người chống vinh danh ông ta.

Nhưng biết làm sao được, tráo trở và gian manh là thuộc tính của những người sùng A.D. Rhodes như chính con người ông ta. Chỉ mới đây thôi, GS. Nguyễn Đăng Hưng, Viện trưởng Viện Vinh Danh Chữ Quốc Ngữ (mới bị xóa tên) sang tận Iran để tôn vinh thầy mình. Tất nhiên thầy sao, trò vậy. Để tri ân thầy mình, A.D. Rhodes, ông làm hai tấm bia ghi bằng tiếng Anh, Pháp và Iran cho quốc tế biết tấm lòng của ông và những người theo ông, nhưng tiếng Anh thì ông ghi “A group of Vietnamese, devoting to honor “Chữ Quốc Ngữ” – Một nhóm người Việt, hiến dâng để tôn vinh “Chữ Quốc Ngữ” còn  tiếng Việt, ông ghi “Người Việt Nam vinh danh chữ Quốc ngữ” như thế không tráo trở và gian manh là gì? Không biết có cơ quan nhà nước nào cho phép ông đại diện cho dân tộc Việt Nam không? Tôi nghĩ là không.
Cũng với hai câu này, ông dùng cụm từ “Chữ Quốc Ngữ” như một đại danh xưng, ở đây là cái ông nằm dưới mộ đó, tức là A.D. Rhodes, trong khi đó ông đang là Viện trưởng Viện Vinh danh Chữ Quốc Ngữ, thế cũng có nghĩa là Viện Vinh danh A.D. Rhodes, như vậy ông đã dại dột lộ cho thấy cái gian manh khi đặt tên cái Viện mà ông đương chức, cho nên Đại học Duy Tân bỏ của chạy lấy người là phải thôi.


Không dừng lại đó, ông lại lôi cả Nhạc sĩ Phạm Duy vào, bằng cách cho hát bài Tình ca để cúng dường cho A.D. Rhodes, một bài hát ca ngợi tiếng nói của dân tộc rất cảm động, trong đó có đoạn:
“Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi
Tiếng nước tôi! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi
Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi...”
Với sở học của ông, hơn 40 năm lặn lội ở trời Tây, mà không hiểu được thế nào là “Tiếng” thế nào là “Chữ” sao? Nhất định ông hiểu, nhưng ông đã bị nhiễm cái gen di truyền khiến ông không thể làm khác, Nhạc sĩ Phạm Duy giờ đây đang hầu tổ tiên, chắc cũng giật mình mà đính chính “Không, tôi không làm bài đó cho kẻ nằm dưới mộ kia”. Chưa hết, ông lại sửa cả câu nói nổi tiếng của Học giả Phạm Quỳnh “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; Tiếng ta còn, nước ta còn. Có gì mà lo, có gì mà sợ, còn điều chi nữa mà ngờ”[7] thành “Chữ quốc ngữ còn, tiếng ta còn, nước Việt Nam còn”.
 
Ông có biết câu nói này xuất hiện vào hoàn cảnh nào không? Thưa ông, cụ Phạm Quỳnh đã nói câu này để cảnh báo tiếng Pháp sắp thay thế tiếng Việt vào lúc bấy giờ. Nhận xét về câu nói này, năm 2006, nhà văn Mạc Phi đã viết “Cần phải thấy rõ âm mưu hiểm độc của thực dân Pháp là làm cho thanh niên, học sinh, sinh viên, trí thức Việt Nam quên tiếng mẹ đẻ, sùng bái tiếng Pháp, sùng bái văn hóa Pháp, coi thường, thậm chí coi khinh di sản văn hóa Việt Nam...”[8] Nhận xét nầy không những đúng vào thời điểm Phạm Quỳnh phát biểu câu nói trên, mà còn ngay cả vào thời điểm này nữa, nó như căn bịnh mãn tính, đã di căn tới tận mọi ngõ ngách tâm hồn của một số người Việt, vì vậy cứ nói về chữ Quốc ngữ là họ cứ say sưa tung hô các ông Tây, bất chấp rất nhiều tiền nhân nước Việt, cả người dân lẫn chính phủ, đã bỏ ra không biết bao nhiêu công sức để hoàn thiện và truyền dạy cuối cùng mới thành chữ Quốc ngữ ngày nay. Thế đấy, một câu nói có tính chân lý như vậy, mà ông lại đem câu ấy sửa lại một cách tùy tiện để phục vụ cho âm mưu đen tối của mình, đây là một việc làm thiếu kính trọng với tiền nhân, một việc làm của những đứa trẻ con, không phải của người lớn, nhất là trí thức, thế mà còn khắc vào bia đá để lưu danh muôn thuở nữa, lưu phương hay lưu xú đây?
Không phải bỗng dưng mà Học giả Phạm Quỳnh nói như thế đâu, mà bởi vì ông là chứng nhân lịch sử trong giai đoạn thực dân Pháp muốn Pháp hóa tiếng Việt, nhưng cá nhân ông ta bất lực nên mới thốt lên câu ấy. Phạm Quỳnh bất lực nhưng Hồ Chí Minh thì không, chỉ trong một thời gian ngắn, với chính sách “Diệt giặc dốt” chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, đã vô hiệu hóa chính sách Pháp hóa tiếng Việt mà người Pháp đã ôm ấp trong suốt 80 năm đô hộ, để rồi sau đó tống cổ chúng ra khỏi bờ cõi, để tiếng Việt vẫn là giai điệu ngọt ngào pha lẫn buồn vui theo nỗi thăng trầm của đất nước, như Tình ca của Phạm Duy đã thể hiện cho đến ngày nay. Việc này tôi đã trình bày đầy đủ trong bài Sự ghi nhận và lòng biết ơn tôi nghĩ ông nên đọc để biết thế nào là khí phách Việt.

Với những việc làm trên nhất định A.D. Rhodes nằm dưới mộ cũng hết sức hài lòng, bởi vì các ông đã kế thừa một cách hoàn hảo sự tráo trở và gian trá mà ông ta và các cố đạo đã dày công đào tạo, trao truyền. Tuy nhiên, tục ngữ Việt Nam có câu “Con hơn cha là nhà có phúc”, có nghĩa rằng ngoài cái tố chất tráo trở và gian trá mà ông Viện trưởng đã kế thừa từ bậc thầy vĩ đại của mình, ông còn hơn A.D. Rhodes mấy bậc khi tuyên bố “Tôi là người LƯƠNG”. Đây là một chiêu tuyệt đại thượng thừa, một kiểu lưu manh siêu hạng, nếu ở tấm bia ông ghi “người Việt Nam” chung chung, thì giờ đây ông đã cụ thể hóa bằng từ “người Lương” có nghĩa là tuyệt đại người Việt, Lương hay Giáo (khỏi cần kể) cũng đều cúi đầu trước A.D. Rhodes mà thôi. Viết đến đây tôi chợt nhớ ra chuyện tử hình những năm xưa, sau khi nhận hàng loạt phát súng vào người, nếu tử tù chưa chết, người ta khuyến mãi thêm một phát cuối cùng để kết liểu, hành động này gọi là “phát súng ân huệ”. Cái câu “tôi là người Lương” của ông xem ra có khác gì cái “ân huệ” ấy đâu.
Tuy nhiên, tôi nghĩ ông là người Việt, chảy trong ông vẫn là dòng máu của tổ tiên, hơn nữa ông lại là người có học, tôi mong ông hãy hồi tâm, đừng tiếp tay cho những kẻ đã cướp nước Việt nữa, bởi vì không cướp được nước thì họ lại bày mưu, tính kế cướp văn hóa, cụ thể là chữ Quốc ngữ, cái thành quả văn hóa mà ông đã đem dâng cho một tên tội đồ của dân tộc Việt Nam đang yên nghỉ tại Iran. Ngược lại ông và những người cùng chí hướng với ông nên tri ân các tiền nhân nước Việt đã vận dụng tinh thần tùy duyên, biến một nguồn nước độc hại thành giòng nước trong lành cho người Việt, trong đó có ông và dòng họ tắm mát bấy lâu nay. Đồng thời qua đó nhận thức rằng để có được một đất nước với những mùa xuân đầy hoa trái hôm nay, có máu xương của biết bao nhiêu con người đã đổ xuống mà không một lời than thở, đòi hỏi gì như ông, như Thiền sư Huyền Quang đã viết một cách nhẹ nhàng trong bài thơ:
                  Xuân nhật tức sự.
二八佳人刺繡持      Nhị bát giai nhân thích tú trì,
紫荊花下轉黃鸝     Tử kinh hoa hạ chuyển hoàng ly.
可憐無限傷春意     Khả lân vô hạn thương xuân ý,
盡在停針不語時.     Tận tại đình châm bất ngữ thì.
Ngày xuân tâm sự
Chầm chậm nàng xuân dệt gấm hoa,
Hoàng li hót dưới tử kinh nhà.
Nỗi lòng xuân đó sao thương quá!
Dâng hết xuân thì chẳng nói ra.

Vâng! Đã có biết bao nhiêu con người vì sự tồn vong của dân tộc, sự tha hóa của giống nòi, vì nền độc lập của đất nước và hạnh phúc của nhân dân mà hy sinh tuổi thanh xuân của mình để làm nên những trang sử hào hùng mà không một lời đòi hỏi, cũng như mùa xuân đã vì nhân thế mà hiến dâng hết nhựa sống của mình, làm nên những đóa hoa tươi thắm tô đẹp cuộc đời cho đến khi tàn tạ mà chẳng một lời thở than. Vì vậy những ai đang hưởng thụ một nền độc lập với bao mùa xuân tươi đẹp trên quê hương, đất nước thân yêu nầy “Đừng biến mình trở thành kẻ vô ơn”.

V. KẾT.
Lịch sử của dân tộc ta mấy trăm năm qua là một lịch sử của sự chia cắt, chia rẻ và hận thù, cho nên khát vọng lớn nhất của người Việt mấy trăm năm qua là làm sao thống nhất được giang sơn, đất nước, làm cơ sở cho sự đoàn kết dân tộc để cùng nhau xây dựng đất nước hùng cường, ngỏ hầu đền đáp công ơn của tổ tiên và sự hy sinh của biết bao tiền nhân, những người có tên và không tên đã xây đắp nên quê hương, đất nước này.
Cũng vì hoài bảo này mà dân tộc Việt Nam, vốn sinh ra trong một nền văn hóa đầy lòng nhân ái và bao dung, cố quên đi những đau thương do các thế lực ngoại bang, kể cả những thế lực trong nước gây ra. Tuy nhiên xem ra tinh thần bao dung và nhân ái đó đã không đủ sức thuyết phục được những con người đã bán linh hồn mình cho quỷ dữ, họ vẫn nuôi mộng biến nước Việt thành một đứa con lai của theo nghĩa hiện đại nhất.

Theo thời gian lòng nhân ái và sự bao dung không được nuôi dưỡng đúng cách, nó bắt đầu biến chất trở thành ba phải, từ đó cứ nào là phải “thoáng” và hãy “bỏ qua” nếu không “thế thì dở quá” phản ứng mạnh thì “có gì mà ầm ỉ”, người sống xem ra muốn thất thủ, nhưng người chết cũng không được yên thân, được nước lấn tới, lại phong cho những kẻ cướp nước, hại dân cái tước hiệu “các bậc tiên hiền” với cái vị trí này thì xem ra trong lịch sử nước nhà còn có ai xứng để dám ngồi chung chiếu với họ, nhất là các vị “Khổng, Lão, Thích và Tổ tiên nước Việt” thì nhất định khó mà tiếp cận, nếu không lo tránh xa thì biết đâu lại rước họa vào thân, bởi vì lần này không cần phải dùng dao chém đâu mà là bằng hỏa tiển, được sản xuất hợp pháp nội địa, cả tầm gần lẫn tầm xa. Tất nhiên, những thứ đó không phải là những khúc củi mục trôi lềnh bềnh trên giòng sông mạng, mà nó là sản phẩm được đánh bóng bằng loại dầu bóng thượng hạng “lobby” chắc phải thêm một chút gia vị “money” cho đậm màu dân tộc, có như thế mới được đem trưng bày ở các cửa hiệu cơ quan ngôn luận chính thống báo nọ, chí kia.

Vâng, quá khứ đau thương của dân tộc chỉ là những thước phim quay thử, để cho các đạo diễn tài ba ngày nay, cắt chổ nọ, dán chổ kia, xây tượng đài cho các “bậc tiên hiền” bằng máu xương của những người dại dột, dám xem đất nước mình quý hơn mấy chữ a, bê, cê. Xin download vài bài gởi theo đám mây hương đến với các nghĩa quân Ba Đình, xin quý vị đọc cho khuây khỏa trong lúc chờ đợi đại ân nhân Pháp tặng cho vài viên đạn hay vài nhát dao (học bài của A.D. Rhodes) để về nơi an nghỉ cuối cùng, để thấy rằng họ khôn ngoan, sâu sắc biết nhường nào, còn các ông thật là quá quê mùa, nông cạn. Xin chắp tay, cúi đầu tạ lỗi với quý vị ./.

Các nam nghĩa quân Ba Đình
P/S.
Thưa quý thức giả.
Từ lâu, những người nghiên cứu chữ Quốc ngữ thường sử dụng cụm từ “chữ Quốc ngữ” cho chữ Việt kí âm bằng mẩu tự La Tinh đầu tiên của các giáo sĩ phương tây, người đại diện là A.D. Rhodes. Theo tôi đây là một cách dùng từ không thích hợp, bởi vì một mặt chúng ta dùng từ “chữ Quốc ngữ” cho chữ của A.D. Rhodes, mặt khác lại ra sức chứng minh rằng đó không phải là chữ Quốc ngữ hiện nay bằng những lí luận hết sức hàn lâm. Điều này khiến cho công chúng, nhất là giới trẻ không phân biệt được thế nào là chữ Quốc ngữ của các giáo sĩ và chữ Quốc ngữ hiện nay, từ đó họ cho rằng (và họ có lí) chữ ấy là chữ Quốc ngữ. Chính các vị nói đấy thôi, cho nên tri ân là phải chứ biện luận quanh co cũng chỉ là ngụy biện mà thôi. Đây là một việc “Thả gà ra bắt” tự mình làm khó mình.
Chính vì vậy khi nói “Chữ Quốc ngữ là công cụ để xâm lăng” nó gây ra dị ứng, vì cả nước đang sử dụng chữ Quốc ngữ mà nói như vậy thì làm sao thuyết phục họ được.
Đáng lý ra ta nên nói “Chữ Việt Bồ là công cụ để xâm lăng” còn“Chữ Quốc ngữ là công cụ để chống xâm lăng”, tức là gậy ông đập lưng ông.

Cho nên để cho phần đông giới trẻ dễ phân biệt, tránh nhập nhèm, tôi đề nghị chúng ta nên sử dụng một từ cụ thể cho loại chữ của các giáo sĩ, trong bài tôi dùng từ “chữ Việt Bồ”, còn quý vị dùng như thế nào là tùy nhưng cần phải tách bạch.
Quần chúng, nhất là tuổi trẻ, họ có quá nhiều thứ để phải học, vì vậy không có thì giờ đâu mà nghe những lí luận hàn lâm, nhưng họ là những chủ nhân của đất nước sau này, do đó mong quý vị hãy quan tâm. Đường dẫn sau đây là một minh họa chứng minh cho việc này.
Cám ơn quý vị đã đọc lời đề nghị này.
____________________
Tham khảo:
[1] Theo Marcucci, Matthew A. (2009). Trong cuốn “Rendering Sinograms Obsolete: Vietnamese Script Reform and the Future of Chinese Characters”
[3] Từ điển Việt-Bồ-La, Nxb KHXH, 1991, phần phiên dịch, tr.1
[4] Sdd, tr.5
[5] Sdd, tr.3
[6] Từ missionaries, có nghĩa là các Giáo sĩ hay Thừa sai, nhưng hầu hết các trang mạng và sách vở ngày nay đều dịch từ này trong đoạn phát biểu của Giám mục Desmond Tutu là “người da trắng”. Qua đây ta thấy bàn tây lông lá của những kẻ sùng Tây thò đến khắp nơi, từ nào bất lợi cho Thiên Chúa giáo là họ dịch lươn lẹo, cũng như ông Nguyễn Đình Đầu và Linh mục Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên chú thích một cách tùy tiện cụm từ “Plusieurs soldats” là “chiến sĩ Phúc âm, tức là các nhà truyền giáo, chứ không phải binh sĩ đi chiếm cứ xâm lăng”. Thế đấy “Soldats – Các lính chiến” thì dịch là Missionaries – Các giáo sĩ thừa sai, còn “Missionaries – Các giáo sĩ thừa sai” thì dịch thành Người da trắng.
[7] Tạp chí Nam Phong, số 86 (năm 1924)
[8] Phạm Quỳnh và bản án tử hình đối với ông, Mạc Phi. Tạp chí Xưa và Nay số 269 (10/2006)

Viên Như
Nguồn: tác giả gửi
_________________
Bài đọc thêm:


1 nhận xét:

  1. If you're trying hard to burn fat then you certainly need to start using this brand new custom keto meal plan diet.

    To design this service, certified nutritionists, fitness couches, and professional cooks united to produce keto meal plans that are effective, decent, cost-efficient, and satisfying.

    From their launch in early 2019, thousands of individuals have already transformed their figure and well-being with the benefits a proper keto meal plan diet can offer.

    Speaking of benefits: in this link, you'll discover eight scientifically-tested ones provided by the keto meal plan diet.

    Trả lờiXóa