Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013



NGÔ ĐÌNH NHU LẬP DANH SÁCH ÁM SÁT VIÊN CHỨC MỸ

Bản Ghi Nhớ s68 gửi Ngoại Trưởng Mỹ ngày 6-9-1963
[Nguồn: FRUS - Foreign Relations of the United States, 1961–1963
Volume IV, Vietnam, August–December 1963, Document 68]



(LỜI NGƯỜI DỊCH: Bản Ghi Nhớ số 68 do tình báo Mỹ từ Sài Gòn gửi về Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ, đề ngày 6 tháng 9-1963 -- tức là chỉ hơn 2 tun sau chiến dịch “Nước  Lũ” Tổng tấn công các chùa trên toàn quốc, khiến cha mẹ bà Nhu là ông Trần Văn Chương từ chức Đại sứ VN tại Mỹ và bà Chương từ chức Quan sát viên VNCH ở LHQ -- là một tổng hợp của 2 bản phúc trình tình báo, cho thấy thái độ của ông bà Nhu như sau:

-         Ông bà Nhu công khai bày tỏ lòng căm thù Mỹ qua lời nói và bài viết.

-         Trần Văn Khiêm, em út của bà Nhu, được giao chỉ huy một đơn vị cảnh sát đặc biệt cho bà Nhu. [Ông Trần Văn Khiêm nầy, 23 năm sau, đã bóp cổ giết chết cả cha mẹ mình trong căn nhà của họ tại Washington DC ngày 26-7-1986. Khiêm bị cảnh sát Mỹ bắt giữ nhưng sau đó toà án Mỹ tha với lý do bị bệnh tâm thần và trục xuất Khiêm khỏi Hoa Kỳ. Bà Nhu đã không qua Mỹ dự tang lễ cha mẹ mình là ông bà Trần Văn Chương]

-         Nhu lập danh sách để dự tính sẽ ám sát các viên chức Mỹ;

-         Một bài viết bằng Anh ngữ trên báo quốc doanh VNCH tố cáo Mỹ/CIA âm mưu đảo chánh, và bà Nhu tự nhận là đã viết hầu hết các phần trong bài đó;

-         Bà Nhu nhiều lần công khai chê ông Diệm yếu đuối, dựa vào bà để chống Cộng.

Như thế, qua điện văn 68, chúng ta có thể thấy:

-         Chức Cố vấn không quy định của ông Nhu, chức Dân biểu của bà Nhu mà lại có quyền chỉ huy cả quân đội, cảnh sát, tự lập đơn vị mật vụ riêng và giao cho em mình là một luật sư chỉ huy, bất kể Hiến pháp, Luật pháp và Quốc hội, xem chuyện nước như chuyện nhà. Chuyn … nhà Ngô !

-         Công khai xem Mỹ là kẻ thù, sử dụng biện pháp côn đồ là lập danh sách ám sát, cho dù chỉ là hù dọa cũng đã vi phạm công pháp quốc tế về quyền đặc miễn ngoại giao, và là tội chủ mưu sát nhân. Khi đã ngang ngược với Mỹ như thế, có thể hiểu là việc nhà Ngô ám sát các nhà đối lập VN là chuyện nhỏ - như đã ám sát các chức sắc Phật Giáo Hòa Hảo, xem http://tinyurl.com/HoangNamGiao-PGHH;  hay ám sát chức sắc Cao Đài, xem http://tinyurl.com/HoangNamGiao-CaoDai;

-         Ngoài ra, cần ghi nhớ rằng từ cuối tháng 2/1963, sáu tháng trước khi công khai và quyết liệt chống Mỹ, trưởng Phái đoàn Ba Lan trong Ủy Ban Kiểm Soát Đình Chiến CIC là ông Mieczyslaw Maneli đã đi Hà Nội và trình bày đại cương về kế hoạch thỏa hiệp giữa Hà Nội và Sài Gòn (của Đại sứ Pháp là Roger Lalouette và Đại sứ Ấn Ram Goburdhun) cho ông Phạm Văn Đồng. Và chỉ sau hai ngày, đã nhận được sự đồng ý của Hà Nội rằng “như lời của Hồ Chủ tịch đã tuyên bố từ lâu, chính phủ sẵn sàng bắt đầu thương thảo bất kỳ lúc nào và bí mật hay công khai cũng được”. Chuyến đi nầy và những vận động dồn dập sau đó đã dẫn đến buổi gặp mặt đầu tiên ngày 25-8-1963 giữa ông Nhu và viên chức Cọng sản Ba Lan làm đại diện cho Hà Nội (Theo hồi ký War of The Vanquished của Mieczyslaw Maneli, Harper & Row, New York, 1971). Nhìn theo trục thời gian, mối quan hệ đổ vỡ của chế độ Diệm với Mỹ xảy ra sau những nỗ lực thiết lập quan hệ càng lúc càng gấp rút với Hà Nội. Nghĩa là đồng minh Mỹ trở thành thù như một hệ quả sau khi Hà Nội đã trở thành “người anh em”.

Tác phẩm “War of the Vanquished” và Tác giả Mieczyslaw Maneli

-         Với hành vi của bà Nhu khi đối xử với người lớn trong nhà như chửi cha, mắng mẹ, chê anh... như thế, thì người dân bình thường bị đối xử ra sao?

-         Cho đến giữa năm 1963 thì, trên thực tế, ông Diệm không còn lãnh đạo và điều hành Việt Nam Cọng Hòa nữa, ông bà Nhu đã tiếm quyền, thay ông “nhiếp chánh”. Bà  Nhu đã công khai tuyên bố : “Ông Diệm không thể cai trị miền Nam nếu không có chồng tôi. Trái lại chồng tôi có thể cầm quyền lãnh đạo quốc gia dù không có ông Diệm” [Chương trình “Vietnam: A Television History”, đài truyền hình PBS, 1983].

-         Trong ba năm 1960, 1961 và 1962, chính phủ Diệm đã đi từ khủng hoảng nầy đến khủng hoảng khác. Đặc biệt là những chống đối (từ chính trị đến bạo lực) của các lực lượng đối lập Quốc gia, cùng với tình hình an ninh suy thoái trên chiến trường khiến ông Diệm đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn lãnh thổ (Sắc lệnh 209-TTP ngày 10-10-1961) và gửi Thông điệp cầu cứu với 92 quốc gia trên thế giới ngày 31-3-1962. Thay vì đổi mới chính sách, cải tổ nội các, xây dựng đoàn kết toàn dân, … anh em ông Diệm đã không nghĩ gì đến quyền lợi quốc gia và lý tưởng Tự do để đi nước cờ tháu cáy liều lĩnh: Chống đồng minh đã khai sinh và nuôi dưỡng mình, tìm cách thỏa hiệp với kẻ thù Hà Nội.  

Đính kèm dưới đây là bản gốc bằng Anh ngữ.
Dịch toàn văn, và nhấn mạnh, bởi Cư sĩ Nguyên Giác.)


BẢN DỊCH

68. Bản Ghi Nhớ từ Giám Đốc Phòng Tình Báo và Nghiên Cứu (Thomas Hughes) Trình Lên Ngoại Trưởng Hoa Kỳ (1)

Washington, ngày 6 tháng 9-1963

ĐỀ TÀI: Mưu tính của ông bà Ngô Đình Nhu

Hai bản phúc trình tình báo nhận được hôm nay (2) cho thấy thái độ căm ghét và coi thường mà ông Ngô Đình Nhu, vợ ông và các thuộc hạ thân tín của gia đình họ Ngô bày tỏ đối với Hoa Kỳ khởi phát từ các diễn biến mới đây ở Nam Việt Nam.

1. Bản phúc trình đầu tiên (TDCS DB-3/656,446) liên hệ tới một cuộc phỏng vấn người em của bà Nhu, ông Trần Văn Khiêm, vào ngày 31-8-1963 thực hiện bởi Denis Warner, một phóng viên người Úc khả tín. Warner thông báo cho một viên chức Mỹ rằng Khiêm đưa cho xem một danh sách các nhân viên Hoa Kỳ trong Tòa Đại Sứ Mỹ, USIS (Sở Thông Tin Hoa Kỳ), USOM (Sở Công Tác Hoa Kỳ), và MACV (Trung Tâm Viện Trợ Quân Sự Tại VN) mà ông ta đang lên kế hoạch ám sát. Warner nói rằng, việc ám sát người Mỹ sẽ dẫn tới việc Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đổ bộ ngay trong vòng vài giờ, và Khiêm trả lời rằng đang có 20,000 chiến binh VN đóng ở Sài Gòn để đối phó chuyện đó. Tuy nhiên, Khiêm lộ vẻ ấn tượng khi Warner trả lời tiếp rằng một sư đoàn lính TQLC Mỹ sẽ nhanh chóng quét sạch bất kỳ lực lượng chống đối nào.

Chúng tôi không nghĩ rằng chính phủ VN lúc này muốn làm những chuyện như thế đối với các viên chức Hoa Kỳ. Tuy nhiên, chúng tôi có thể dự kiến rằng chiến dịch chống Mỹ hiện nay như đã thấy trên báo chí quốc doanh và trong các bản tuyên bố chính thức sẽ vẫn tiếp diễn; những cuộc tụ họp hay biểu tình chống Mỹ cũng có thể tiếp tục. Khiêm là em của bà Nhu, và cha của y là ông Trần Văn Chương, cựu Đại sứ Mỹ tại Hoa Kỳ, đã chỉ trích y là bất tài, tham nhũng và hèn nhát. Lần gần nhất chúng tôi nghe về Khiêm là ngày 11 tháng 8-1963, khi Thuần (Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống) thông báo với Đại sứ Nolting rằng bà Nhu trước đó đã tổ chức một biệt đội cảnh sát riêng của bà, chỉ huy bởi Khiêm. Thuần tuyên bố rằng bản thân Nhu có thể cũng liên hệ vụ sắp xếp biệt đội đó. Nolting sau đó nêu điểm này ra với ông Diệm, và ông Diệm bác bỏ chuyện đó. Bản phúc trình trên cho thấy rằng Khiêm có thể thực sự có một số trách nhiệm “an ninh đặc biệt” và rằng, hoặc Diệm nói dối, hoặc không được thông báo diễn tiến đó.

2. Bản phúc trình thứ nhì (TDCS DB-3/656,445) liên hệ tới bài viết ngày 2 tháng 9-1963 trên báo Times of Vietnam (3)  trong đó cáo buộc Mỹ, và đặc biệt là Sở Tình Báo Trung Ương CIA, âm mưu kích động một cuộc đảo chánh. Vào ngày 5 tháng 9-1963, Đệ Nhất Thư Ký của Tòa Đại Sứ Đức Quốc -- được chuyển thông tin từ một phóng viên báo Der Spiegel, người trước đó đã phỏng vấn bà Nhu --  nói với một viên chức Mỹ rằng bà Nhu nhìn nhận bà đã viết hầu hết, nếu không phải toàn bộ, bài báo đó. Có tin là bà cũng đã tuyên bố rằng hầu hết các rắc rối của Nam VN là do từ cách tường thuật tin tức sai lạc của báo chí Mỹ và từ sự can thiệp của người Mỹ. Bà cũng cáo buộc rằng Đại Sứ Lodge đang lên kế hoạch gỡ bỏ bà hay ám sát bà. Bà thêm rằng Diệm quá yếu đuối và lệ thuộc vào bà để có hỗ trợ và sức mạnh nhằm thực hiện cuộc chiến chống Cộng và các kẻ thù khác.

Chúng tôi nghi ngờ rằng bài viết trên tờ Times of Vietnam (Việt Nam Thời Báo) được viết, hay ít nhất là được gợi ý, bởi ông bà Nhu. Dĩ nhiên, bà Nhu biết rằng chúng ta muốn bà ra đi, và bà có lẽ cảm thấy rằng bà sẽ là mục tiêu chính trong bất kỳ nỗ lực đảo chánh nào nhắm vào chế độ. Lời tuyên bố của bà về ông Diệm gợi nhớ những lời tuyên bố công khai tương tự bà đã nói khoảng một tháng trước, và là lời đụng chạm ông Diệm ở điểm rất mực nhạy cảm.

NOTES:

1 Nguồn: Library of Congress, Harriman Papers, Vietnam-Policy. Mật; Hạn chế phổ biến; Không phổ biến cho người ngoại quốc/không phổ biến ra ngoài Hoa Kỳ/Chỉ dùng để khảo sát. Điện văn soạn bởi Allen S. Whiting, Giám Đốc Sở Nghiên Cứu và Phân Tích về Viễn Đông, và Leo G. Sarris của Sở này.

2 Cả hai đều đề ngày 5 tháng 9, cả hai đều chưa được in. (Kennedy Library, National Security Files, Vietnam Country Series, CIA Cables)

3 Vào ngày 2 tháng 9, tờ Times of Vietnam in một bài ở trang nhất dưới tựa đề “CIA Financing Planned Coup D'Etat” (CIA Tài Trợ Một Âm Mưu Đảo Chánh) trong đó có nội dung chính nói rằng CIA kết hợp với Việt Cộng chi nhiều triệu đôla để tìm cách lật đổ chính phủ Diệm vào ngày 28-8-1963. Xem Mecklin, Mission in Torment, các trang 201-203, về vai trò của báo Times of Vietnam và quyền Chủ Bút là Ann Gregory trong chính trị VN.

NGUYÊN VĂN:






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét