" CHỮ CHÚA
CHỈ LÀ SẢN PHẨM
CỦA SỰ YẾU ĐUỐI CỦA CON NGƯỜI "
Albert Einstein
Vào tháng Giêng năm 1954, chỉ một năm trước khi
qua đời, Albert Einstein đã viết một bức thư nổi tiếng gửi đến triết gia người
Do Thái, Erik Gutkind, sau khi đọc quyển sách của ông ta mang tựa đề “Choose life: The Biblical Call to Revolt”.
Bức thư là cách Einstein thể hiện quan điểm của
mình đối với Thiên Chúa giáo nói
riêng và các tôn giáo nói chung, cũng như quan điểm đối với với sự khẳng định của tác giả Gutkind trong cuốn
sách rằng “Nhân loại đang trở nên u mê suy đồi, nhưng dân tộc Do Thái là một
ngoại lệ.”
Bức
thư đã được bán đấu giá trên trang eBay vào tháng 5 năm 2008, với giá bán là £170,000 (267,000 USD). Một trong những người
không thắng được
trong cuộc đấu giá bức thư nầy là Richard
Dawkins, một học giả vô thần, giáo sư đại
học Oxford và là tác giả cuốn sách nỗi tiếng The God Delusion.
Dưới
đây là toàn bộ nội dung của bức thư nổi tiếng này.
“Princeton,
3.1.1954
Kính
gửi ngài Gutkind
Sau khi liên tiếp nhận được những lời đề nghị từ Brouwer, tôi đã đọc
cuốn sách của ngài rất nhiều lần, và tôi vô cùng cảm kích khi ngài đã cho tôi
mượn nó. Điều làm tôi chấn động là chúng ta thực sự có rất nhiều điểm chung
trong thái độ đối với cuộc sống, cũng như đối với nhân loại. căn cứ trên sự thật. Ý tưởng cá nhân của ngài
về việc phấn đấu thoát khỏi những ham muốn tự
ngã, để làm cuộc sống trở nên
tươi đẹp và cao quý hơn, với sự nhấn mạnh vào các yếu tố hoàn toàn nhân bản.
Chính những điều đó đã liên kết chúng ta lại trong một
“thái độ phi-Mỹ”.
Tuy
nhiên, nếu không có lời đề nghị của Brouwer, có lẽ tôi sẽ không bao giờ tìm
hiểu cuốn sách của ngài một cách say mê đến vậy, bởi đối với tôi, cuốn sách đã
được viết bằng một thứ ngôn ngữ mà tôi không nắm
bắt được.
Chữ Chúa
Trời, đối với tôi, không gì hơn là một sự biểu hiện, và chỉ là sản phẫm của
sự yếu đuối của con người. Kinh thánh là một quyển sách cao quý, nhưng những
truyền thuyết trong đó vẫn khá hoang sơ và mang tính cổ tích cho con nít.
Không
lời giải thích nào, dù tinh tế đến đâu, có thể thay đổi định kiến này của
tôi.
Đối
với tôi, tôn giáo của người Do Thái cũng giống như mọi tôn giáo khác, là hóa
thân của sự mê tín ngây dại nhất. Và dân tộc Do Thái, dân tộc mà tôi vinh dự
được mang danh, mà tư tưởng tôi đã thấm
nhuần sâu đậm, thì cũng
không có phẩm chất gì hơn những dân tộc khác. Theo những kinh nghiệm của tôi, dân Do Thái cũng không
khá gì hơn những nhóm dân khác, dù họ được bảo vệ khỏi những căn bệnh ung thư
tệ hại nhất chính vì nhờ họ không có quyền lực. Ngoài ra, tôi không
thấy điều gì gọi là “được chọn lựa” trong đó cả.
Nói
chung, tôi cảm thấy đau đớn khi ngài tự xác nhận vị trí đặc quyền, và cố gắng bảo vệ nó
bằng hai bức tường của
lòng kiêu hãnh, một kiêu hãnh bên ngoài của một người đàn ông, và một
kiêu hãnh bên trong của
một người Do Thái. Khi xác nhận là người đàn ông, tạm
gọi rằng ngài thoát được luật nhân quả vốn đã được thừa nhận; khi xác nhận là
người Do Thái, ngài có đặc ân của một [tín đồ của] tôn giáo độc thần. Nhưng
luật nhân quả mà có giới hạn thì chẳng còn là luật nhân quả nữa, như [triết
gia] Spinoza tuyệt vời của chúng ta có lẽ đã là người đầu tiên công nhận với
tất cả sự tinh tế. Và trên nguyên tắc, những giải trình [có tính cách] thú tính
về các tôn giáo thì không bị hủy bỏ vì tình trạng độc quyền. Với những loại bức
tường [bảo vệ] như thế, chúng ta chỉ có thể đạt được một loại tự huyễn nào
đó, nhưng nỗ lực đạo đức của chúng ta sẽ không nhờ thế mà tiến xa hơn. Ngược
lại là khác.
Giờ
đây, tuy tôi đã bày tỏ sự khác biệt khá rõ ràng về niềm tin trí tuệ giữa tôi và ngài, tôi thấy
rõ ràng rằng chúng ta vẫn có khá
nhiều điểm chung trong những vấn đề trọng
yếu, ví dụ như cách đánh giá của
chúng ta đối với hành vi con người. Điều
làm chúng ta khác biệt chỉ là những khái niệm trí thức như “Props” và “Hợp lý
hoá”, nói theo ngôn ngữ của Freud. Vì vậy, tôi nghĩ rằng chúng ra sẽ hiểu
rõ nhau nhiều trong những
vấn đề cụ thể.
Thân
mến cảm ơn và chúc ngài những
điều tốt đẹp nhất.
A. Einstein.
The word GOD is the Product of Human Weakness
In
January of 1954, just a year before his death, Albert Einstein wrote the following letter to philosopher Erik Gutkind
after reading his book, “Choose Life: The Biblical Call to
Revolt,”
and made known his views on religion. Apparently Einstein had only read the
book due to repeated recommendation by their mutual friend Luitzen Egbertus
Jan Brouwer. The letter was bought at auction in May 2008, for £170,000;
unsurprisingly, one of the unsuccessful bidders was Richard Dawkins.
Translated transcript follows. Princeton, 3. 1. 1954 Dear Mr Gutkind, Inspired by Brouwer’s repeated suggestion, I read a great deal in your book, and thank you very much for lending it to me. What struck me was this: with regard to the factual attitude to life and to the human community we have a great deal in common. Your personal ideal with its striving for freedom from ego-oriented desires, for making life beautiful and noble, with an emphasis on the purely human element. This unites us as having an “un-American attitude.” Still, without Brouwer’s suggestion I would never have gotten myself to engage intensively with your book because it is written in a language inaccessible to me. The word God is for me nothing more than the expression and product of human weakness, the Bible a collection of honorable, but still purely primitive, legends which are nevertheless pretty childish. No interpretation, no matter how subtle, can change this for me. For me the Jewish religion like all other religions is an incarnation of the most childish superstition. And the Jewish people to whom I gladly belong, and whose thinking I have a deep affinity for, have no different quality for me than all other people. As far as my experience goes, they are also no better than other human groups, although they are protected from the worst cancers by a lack of power. Otherwise I cannot see anything “chosen” about them. In general I find it painful that you claim a privileged position and try to defend it by two walls of pride, an external one as a man and an internal one as a Jew. As a man you claim, so to speak, a dispensation from causality otherwise accepted, as a Jew the privilege of monotheism. But a limited causality is no longer a causality at all, as our wonderful Spinoza recognized with all incision, probably as the first one. And the animistic interpretations of the religions of nature are in principle not annulled by monopolization. With such walls we can only attain a certain self-deception, but our moral efforts are not furthered by them. On the contrary. Now that I have quite openly stated our differences in intellectual convictions it is still clear to me that we are quite close to each other in essential things, i.e; in our evaluations of human behavior. What separates us are only intellectual “props” and “rationalization” in Freud’s language. Therefore I think that we would understand each other quite well if we talked about concrete things. With friendly thanks and best wishes, Yours, A. Einstein |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét