Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014




ĐỪNG BAO GIỜ QUÊN CÁC CHA CỐ BUỔI BAN ĐẦU …

Hoàng Lộc

Năm 1787, Giám mục Pigneau de Béhaine (1741-1799) đã cùng với Hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh, con trai trưởng lúc bấy giờ mới 7 tuổi của chúa Nguyễn Ánh, đến Paris bệ kiến vua Louis 16,  gặp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Armand Marc để nhượng đất (đảo Côn Lôn/Poulo Condor và cảng Đà Nẳng/Tourane), xin quân viện (4 tàu chiến và 1,650 lính Pháp) và ký hiệp ước Versailles (28-11-1878), hiệp ước đầu tiên bán nước Việt Nam cho Pháp.

Hiệp ước Versailles tuy không được áp dụng, nhưng từ đó và nhờ đó, Giám mục Pigneau de Béhaine, một số giáo sĩ và các sĩ quan hiếu động nhiều tham vọng Pháp đã nhân cơ hội nầy thực hiện âm mưu thôn tính Việt Nam. Với những mưu đồ đen tối, với những thủ đoạn xảo quyệt, họ đã thúc đẩy được chính phủ Pháp đem quân xâm chiếm Việt Nam, rồi cùng với bọn tay sai thông ngôn và giáo quyền bản xứ đặt một nền đô hộ hà khắc và tàn bạo, vắt kiệt tài nguyên và nhân lực của dân tộc ta hơn 80 năm trời.



Trong tác phẩm nghiên cứu lịch sử nổi tiếng Việt Nam Pháp Thuộc Sử (nxb Đại Nam, 1961, Sài Gòn), giáo sư Phan Khoang (trước 1975 là giáo sư đại học Văn Khoa và đại học Huế, biên tập viên Tập san Sử Điạ) đã đưa ra những sử liệu rất rõ ràng về vai trò của các giáo sĩ Kitô giáo.

Ông tóm tắt:
Những người đề xướng đầu tiên cuộc chinh phục nước Nam là mấy sĩ quan hải quân của hạm đội Pháp ở biển Trung Quốc như các ông Cécille, Rocquemaurel, Fourichon, Jaurès Maison-Neuve, mấy đại diện ngoại giao kế nhau ở Toà lãnh sự Pháp ở Macao như các ông Forth Rouen, De Courcy, Bourboulon; các ông ấy đã nhiều lần đề nghị với chánh phủ đem quân can thiệp ở nước Nam.
Nhưng hoạt động hăng hái hơn cả để làm cho chánh phủ Pháp quyết định là các Giáo sĩ, nhất là giáo sĩ Huc, Giám mục Retord, Giáo sĩ Libois và Giám mục Pellerin.
Giáo sĩ Huc trước đã dâng vua Napoléon III một kế hoạch thành lập một công ty để lo việc chinh phục và khai thác các xứ Cao Ly, Đà Nẵng, Madagascar; năm 1857 lại dâng một bức thư nhắc lại Pháp-Nam hiệp ước 1857 và sự cần thiết phải thiết lập gấp một căn cứ ở nước Nam. Chính lá thư ấy đã làm cho chánh phủ vua Napoléon III quyết định đặt một ủy ban để Nghiên Cứu vấn đề Nước Nam (Commission de la Cochinchine), trong ủy ban ấy, Giáo sĩ Huc đã tỏ bày ý kiến. Sau khi dâng bức thư kia, Giáo sĩ Huc được vua vời đến diện yết, và Giáo sĩ đã làm cho vua tin tưởng ở lời nói mình ». (đọc toàn bộ sự kiện nầy ở 3 trang 115, 116 và 117)

Tuy nhiên, thực ra, âm mưu xâm chiếm Việt Nam đã có từ thời giáo sĩ Alexandre de Rhodes kể từ khi ông ta đến Việt Nam (1624). Nghĩa là từ hơn 200 năm trước Pigneau de Béhaine.
Hồ sơ mật trong các văn khố của Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Pháp và nhất là của AOM (Archives Nationales de France, Section d’Outre Mer) ở Aix-En-Provence (Pháp), đã cho phép các sử gia xác định âm mưu truyền đạo VÀ thôn tính Việt Nam của Thiên Chúa giáo vốn có từ thời Cố đạo Alexandre de Rhodes (1591-1660).


Hai tổ phụ Pháp của Công giáo Việt Nam:
Alexandre de Rhodes và Pigneau de Béhaine

Cố đạo Alexandre de Rhodes đến Việt Nam năm 1624 và vĩnh viễn rời Việt Nam năm 1645. Thời gian ở Việt Nam ông viết rất nhiều sách giúp người Âu Châu biết về tình hình chính trị, địa hình, địa vật, sông núi, sản phẩm, tài nguyên, v.v… của xứ Việt Nam. [Tuy là một giáo sĩ Dòng Chúa Cứu thế Jesuit nhưng ông vẫn nói láo trong những báo cáo, miễn sao  kích thích được lòng tham của quan chức chính phủ Pháp và chức sắc Giáo hội Pháp để họ yểm trợ cho ý đồ xâm chiếm và cải đạo Việt Nam của ông (1)]. Ông cũng tiếp tục công trình của các Giáo sĩ Bồ Đào Nha trước đó (Francisco de Pina, Gaspar do Amaral và  Antonio Barbosa), dựa vào chữ La tinh mà chế ra chữ Quốc ngữ, để trước hết là cho giáo dân dễ học Kinh thánh và dễ dàng giao thiệp với những thừa sai ngoại quốc. Nhiều lần ông đã bị chúa Trịnh đuổi đi, nhưng từ Áo Môn, năm 1640 ông tìm cách trở lại Việt Nam để hoạt động cho đến năm 1645:
Ông viết: “Tôi tin rằng Pháp, vì là nước ngoan đạo nhất thế giới, sẽ cung cấp cho tôi nhiều binh sĩ để đi chinh phục toàn thể phương Đông. Cũng như ở đó tôi sẽ có cách có nhiều Giám mục vốn là các Cha và các Thầy của chúng ta ở trong nhà thờ. Tôi rời La Mã ngày 11-9-1652 với ý định đó.”

Năm 1658, Vatican bổ nhiệm hai vị đại diện Tông Toà người Pháp là Francois Pallu (1626-1684) và Lambert De la Motte (1637-1693) đại diện trực tiếp Giáo hoàng… “Lịch Sử của Hội này (Hội Truyền Giáo Hải Ngoại Pháp) sẽ gắn liền chặt chẽ với lịch sử chiếm đóng của Pháp tại Việt Nam” (La Société des Missions Etrangères fut alors créée dont l’histoire allait être intimement liée avec celle de l’implantation francaise au Vietnam). (Xem “Đạo Thiên Chúa và Chủ nghĩa Thực dân tại Việt Nam”, luận án tiến sĩ của ông Cao Huy Thuần, bản Việt văn trang 47, 48, bản Pháp văn trang 9, 10).

Giáo sư sử học Joseph Buttinger (một trong ba người “cha đở đầu” của chế độ Ngô Đình Diệm. Hai người kia là Hồng y Spellmann và Ngoại trưởng Dulles) trong Vietnam a Political History (trang 63, 64) cũng có những nhận định như của ông Cao Huy Thuần, được tạm dịch ra như dưới đây:
« Công cuộc phát triển đạo Thiên Chúa tại Đông Dương trở thành công tác đặc biệt của một tổ chức Pháp được gọi là Hội Truyền Giáo Hải Ngoại (Society of Foreign Mission) thành lập năm 1664 tại Paris. Tổ chức này đi song hành với Công ty Đông Ấn Pháp do các giáo sĩ Paris, Rouen thành lập.
“Đặc biệt, (vị  đại diện Tòa thánh) Pallu là một nhà kế hoạch chính trị, thường đi xa hơn các chỉ thị của cấp trên. Có thể gọi ông ta là người sáng chế mô thức thuộc địa trong đường lối chính trị tại Paris với phương sách “đã rồi” (accomplished facts). Ngoài những công việc đã thực hiện tại Á Châu trong khuôn khổ của Hội truyền Giáo mới thành lập, Francois Pallu còn lo việc tại Pháp, hợp tác với chính phủ khuếch trương ảnh hưởng Pháp tại Viễn Đông.”

Tiến sĩ Yoshiharu Tsuboi, giáo sư đại học Đông Kinh (Todai), trong cuốn “L’Empire Vietnamien Face à la France et à la Chine” đã kết luận như sau:
Trong công cuộc “Phúc âm hóa” nước Việt Nam có một tổ chức và năm giáo sĩ người Pháp đã giữ một vai trò quan trọng: Hội Thừa Sai Paris và các giáo sĩ Alexandre de Rhodes, Francois Pallu, Pigneau de Béhaine, François Marie Pellerin và Paul François Puginier”. (đọc chi tiết từ trang 31 đến 57)
[Bản tiếng Việt “Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa – 1847-1885”, nxb Tri Thức,  2011,trang 63.]



Như vậy là từ khi đến Việt Nam năm 1624, Alexandre de Rhodes đã nghiên cứu tình hình chính trị, kinh tế, địa dư nước Việt Nam, huấn luyện và tổ chức những tập đoàn tín đồ Thiên Chúa giáo bản xứ trung thành với Toà thánh Vatican rồi trở về Âu châu năm 1645 và qua năm 1646 trình bày kế hoạch Phúc âm hóa Việt Nam và chiến lược thôn tính Việt Nam cho chính phủ Pháp.

Do đó, bây giờ, khi kết luận rằng Công giáo Việt Namnguyên nhân, là lực vận động, là kẻ tòng phạm, và là thành quả của cuộc xâm lăng rồi đô hộ của Thực dân Pháp trong lịch sử nước ta là hoàn toàn đúng. Tuyệt đối đúng.
……
[Trích đoạn từ “Chuyện buồn Nước tôi”, Văn Tân, Houston, 2012]

Cước Chú:
(1) De Rhodes returned to Rome by 1649 and pleaded for increased funding for Catholic missions to Vietnam, telling somewhat exaggerated stories about the natural riches to be found in Vietnam . Around 1650, he reported to Rome that there were about 200,000 baptized Vietnamese, and every year there were 15,000 new converts. Those numbers turned out to be inflated, in retrospect, there were probably 60,000 Catholics in Vietnam at the end of de Rhodes’stay


Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

LỜI KHUYÊN CỦA ĐỨC DALAI LAMA
DÀNH CHO VIỆT NAM
Trần Kinh Nghị


Đức Dalai Lama đã hai lần giảng bài cho đoàn đến từ Việt Nam

Với tiêu đề "Dalai Lama nói về căng thẳng Việt-Trung" đài BBC tiếng Việt ngày 27 / 9/ 2012 có đưa một tin  đáng lưu ý. Đó là nôi dung  bài nói chuyện của nhà lãnh tụ tinh thần Tây Tạng đang lưu vong tại Ấn Độ với  một đoàn gồm 102 người thuộc Câu lạc bộ Giám đốc điều hành Việt Nam (Vietnam CEO Club)  tham dự buổi pháp thoại  hôm 24/9/2012 tại Ấn Độ.

Đây là lần thứ hai Đức Dalai Lama từng giảng bài cho đoàn đến từ Việt Nam. Tháng 11 năm ngoái, tại Tu viện Namgyal ở Dharamsala, Ấn Độ, Ngài cũng giảng bài cho hơn 120 người, trong đó có những sao Việt như diễn viên Hồng Ánh, ca sĩ Thanh Lam.(Xem tin đầy đủ tại đây:

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/0/120927_dalai_lama_vietmeeting.shtml

Với giả định tin trên của đài BBC đúng sự thật, chủ blog Bách Việt xin có vài bình luận dưới đây.

Có thể coi đây là một dịp tiếp xúc "bán chính thức" hiếm hoi giữa Tây Tạng và Việt Nam mà trong đó Nhà lãnh đạo Tây Tạng đã nói lên viễn kiến của mình, gồm cả những lời khuyên đối với Việt Nam liên quan  vấn đề "nhậy cảm" là tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Thiết nghĩ đây là những ý kiến  khách quan vừa mang tính thực tiễn vừa mang tính học thuật về triết lý và tôn giáo rất gần gũi đối với người Việt Nam để từ đó rút ra những bài học thiết thực trong bối cảnh  tình hình đất nước hiện nay, đặc biệt trong đối sách với Trung Quốc     

Một là về việc xây đền chùa hay trung tâm nghiên cứu Phật giáo.
  
Khi có người hỏi Đức Dalai Lama về căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc vì quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đồng thời ngỏ  ý  muốn  mời Ngài ra xây đền ở một trong các đảo, Đức Dalai Lama trả lời: “Tôi không đặc biệt ủng hộ việc xây tu viện hay đền thờ, tôi muốn nhìn thấy một trung tâm học thuật, có thể làm trung tâm nghiên cứu triết học Phật giáo, Đạo giáo và đạo đức thế tục.” Ngài nói thêm :“Nếu một trung tâm như vậy có thể thành lập, có lẽ tốt hơn là đặt ở Sài Gòn hay Hà Nội thay vì trên một trong các đảo này.”

Đây là một cách nhìn đầy tính thực tế và thực dụng của Đức Dalai Lama dù đó là lĩnh vực tâm linh cao cả. Ngài không chỉ đề cao công tác đào tạo về Phật pháp mà còn gián tiếp phê phán sự kém hiệu quả của những ngôi chùa tốn kém mà Việt Nam đang xây lên ở Trường Sa. Phải chăng đó lại là sai lầm do lối tư duy "đền thờ miếu mão hoành tráng" từ đất liền nay lan ra biển đảo? Liệu quân xâm lược sẽ dừng bước trước những đền thờ ấy hay chỉ là một sự lãng phí?

Hai là về thái độ trong đấu tranh với người Trung Quốc.

Theo Ngài, giận dữ không đem lại kết quả với người Trung Quốc.“Tốt hơn là tìm cách gây ảnh hưởng bằng phương cách thân thiện, dĩ nhiên có thể làm điều này từ vị thế cứng cỏi”. Ngài nhắc lại vào năm 1979, khi “Trung Quốc định dạy Việt Nam một bài học, họ đã gặp phải một quân đội thiện chiến, cứng cỏi”.

Ý kiến này rất bổ ích cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay khi mà dân chúng rất căm giận, nhưng "một bộ phận không nhỏ" quan chức lo làm giàu hoặc lý do nào đó thường tỏ ra  thờ ơ, vô cảm, thậm chí yếu hèn  trước  hành động lấn lướt của đối phương . Kết cục là, đất nước thiếu vai trò của thủ lĩnh đủ sáng suốt và quả cảm để tập họp lực lượng đoàn kết dân tộc nhằm đối phó với TQ  trên  "một vị thế cứng cõi" như gợi ý của Dalai Lama.  Xin nhắc lại: cứng cõi, chứ không phải kéo léo đến mức quỵ lụy và nhu nhược khiến nhân dân không thể hiểu được. Không phải ngẫn nhiên mà Ngài đã nhắc lại hai lần từ "cứng cõi" khi nói ra ý này.  Thiết nghĩ nhân dân sẽ bớt căm giận theo cảm tính nếu lãnh đạo (thủ lĩnh) của họ cứng cõi lên trước đối phương.- Đây là quy luật. Người lãnh đạo chớ nên bao giờ đổ lỗi nhân dân vì họ căm thù địch., trái lại nên coi đó là chỗ dựa quý giá của mình.
     
Ba là về sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. 

Trong buổi giảng, Đức Dalai Lama bày tỏ ngưỡng mộ dành cho kinh tế học Marxist, đặt biệt là tư tưởng phân chia của cải đồng đều. Ngài nhấn mạnh mình phản đối chủ nghĩa toàn trị. Ngài nói mặc dù mình có thể là một người Marxist, nhưng Ngài không đi theo chủ nghĩa cộng sản do Lenin áp đặt. Theo ngài, “… mặc dù chủ nghĩa Marx không nói về kiếp trước đời sau nhưng có chia sẻ với Phật giáo ở niềm tin rằng định mệnh do con người làm chủ. Một xã hội hạnh phúc phải do chính con người tạo dựng, không phải chỉ qua cầu nguyện mà bằng hành động”.

Ý kiến này của  Ngài Dalai Lama cũng khá  phù hợp với hiện tình của Việt Nam khi mà sự khủng hoảng lòng tin  (vào CN Marx-Lenin)  "đang đe dọa sự tồn vong của chế độ" (theo tinh thần NQ TW4). Thực tế cho thấy ngày càng nhiều người Việt Nam, kể cả cán bộ đảng viên trở nên mê tín (chứ không phải tín ngưỡng lành mạnh)  chỉ lo cúng bái cầu may trong những cuộc làm ăn dối trá và tham nhũng của họ. Đáng lẽ kịp thời rút kinh nghiệm và cắt nghĩa rõ ràng, minh bạch về mức độ đúng /sai trên lý thuyết và thực hành của chủ thuyết và đường lối chính trị của đất nước để cùng toàn dân tìm ra con đường phát triển phù hợp thì các bậc thầy lý luận TW  vẫn bám chặt vào cái đã lỗi thời và để mặc nhân dân tự suy diễn, đoán non đoán già sinh ra chán nản, mất lòng tin là điều dễ hiểu. Thật oan uổng cho ông Carl Marx, nhưng lại càng đáng tiếc hơn cho sự luẩn quẩn của Việt Nam. 

Không ngờ Đức Dalai Lama dù chưa tới Việt Nam bao giờ vẫn có thể nhìn thấu những vấn đề căn bản của đất nước này đến vậy!




Lại Là Chuyện Bất Đắc Dĩ:

LỮ GIANG Alias TÚ GÀN Alias NGUYỄN CẦN [LAO]
MỘT TRÍ THỨC LỚN CA-TÔ KHÔNG BIẾT ĐỌC THÁNH KINH

Trần Chung Ngọc



    Tôi mới đọc bài “Hành Trình Của Luật Nhân Quả” của Lữ Giang do anh HQ gửi tới hộp thư điện tử của tôi.  Lữ Giang nói về bão táp lại nổi lên trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất” nhưng thực ra chỉ là vài chuyện vớ vẩn trong nội tình PGVNTN ở hải ngoại, chẳng có mấy người quan tâm, và chẳng có ảnh hưởng gì đến Phật Giáo Việt Nam nói chung. Đây không phải là chuyện lạ, vì trước đây Dze Tieu đã nói về chuyện “những tác giả "lớn" của đám Hoài Ngô và Tàn Dư đều hí hửng chúi mũi chúi lái đưa tin về những việc nội bộ của Giáo Hội Phật Giáo.”  Lữ Giang là một trong “những tác giả "lớn" của đám Hoài Ngô và Tàn Dư” nhưng đầu óc thì nhỏ, nên viết lăng nhăng về phe Võ Văn Ái và phe Thích Chánh Lạc, cả hai phe này đối với tôi là những thứ tôi không hề quan tâm đến.  Là một Phật tử nhưng tôi chẳng biết gì về “phe Thích Chánh Lạc”.  Còn “phe Võ Văn Ái” thì tôi cũng biết chút ít, đại khái Võ Văn Ái chẳng qua chỉ là một tên tay sai, lãnh tiền của NED để bịa chuyện nhân quyền chống Việt Nam.  Đối với tôi, tất cả những văn kiện, giáo chỉ, thông cáo v…v… mà Võ Văn Ái đưa ra từ Quê Mẹ hay từ Văn Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế, hay Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, hay nhân danh bất cứ cái gì khác v..v… chỉ là ngụy tạo, rác rưởi, người nào tin vào những văn kiện đó thì có đầu óc thuộc loại đã bị… “rửa tội”. 

    Bài này không phải viết để phê bình bài viết của Lữ Giang, vì từ xưa tới nay, chẳng có bài viết nào của hắn có giá trị.  Lữ Giang đã nổi tiếng là một kẻ chuyên phịa Sử, xuyên tạc Phật Giáo và nhất là rất ngu đạo, cái đạo của chính hắn.  Ngày nay mà Lữ Giang còn cố đưa ra luận điệu Phật Giáo làm công cụ cho Mỹ để lật Diệm, rồi làm công cụ cho CS.  Lữ Giang quên mất một điều: xét theo lịch sử và thực tế thì “Cọng Sàn cứu nước, còn Công giáo thì bán nước”.  Lịch sử cũng đã cho chúng ta hai hình ảnh đối ngược:
            Phật Giáo: Cởi áo cà sa khoác chiến bào (chống ngoại xâm)
            Công giáo: Khoác áo chùng thâm theo giặc Pháp (giúp ngoại xâm)
    Vậy thì, Phật Giáo dù có bị xuyên tạc một cách ngu xuẩn đần độn là làm công cụ cho CS thì đó là một vinh hạnh, chẳng hơn là mang tiếng ô nhục làm công cụ cho thực dân Pháp khi xưa, cho đế quốc Mỹ, và cho một “tổ chức tội phạm liên quốc gia”, alias Giáo hội Ca-tô Rô-ma, hay sao?  Tuyệt đại đa số người dân Việt Nam đã biết rõ như vậy, và thế giới cũng đã biết rõ bản chất của Phật Giáo là yêu nước, là đồng hành với dân tộc.  Cho nên, bất kể Lữ Giang viết gì về Phật Giáo Ấn Quang hay Phật Giáo Thống Nhất đều vô giá trị, vì không thể thay đổi được sự khác biệt giữa hai tôn giáo.

   Bài viết này, do đó, là để dạy cho Lữ Giang một bài học về chính tôn giáo của hắn.  Tôi cũng cảm thấy hơi phiền vì cứ phải dạy Thánh Kinh cho những trí thức Ca-tô lớn như Lữ Giang.  Sau đây là phần khảo luận dựa trên các tài liệu, về câu Lữ Giang viết trong bài như sau:

Đức Phật không hề thành lập Giáo Hội để thống nhất tất cả các tông phái Phật Giáo.
Trái lại, trong Kitô giáo, chính Chúa Jesus Christ đã thành lập giáo hội khi ngài nói với thánh Peter: “Con là Peter, nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.” (Tu es Petrus et super hanc petram aedificabo Ecclesiam meam, et portae inferi non praevalebunt adversus eam.) (Mát (16,18).


Có Phải Là Giê-su Xây Giáo Hội Ca-Tô Không ?

     Bỏ qua vấn đề từ Giáo hội trong Phật Giáo có ý nghĩa khác hẳn với từ Giáo hội trong Ca-tô Rô-ma Giáo, chúng ta hãy luận về điểm: Có thật là Giê-su xây Giáo hội Ca-tô hay không.  Viết câu trên, Lữ Giang tự chứng tỏ là chưa hề đọc Tân ước, chỉ nhặt ra một câu mà chẳng cần biết câu đó có giá trị gì hay không.  Lữ Giang không hề biết rằng, trong thời của Giê-su không làm gì có từ “giáo hội” mà chỉ có “giáo đường” như tài liệu sau đây của Linh mục Joseph McCabe trong một tác phẩm đầy đủ về cấu trúc của chế độ Giáo hoàng, về Thực chất giới Linh Mục, Học thuật Công Giáo (Catholic Scholarship), Các lễ tiết, bí tích mê tín trong Ca Tô Giáo Rô-ma v..v…,  cuốn Sự Thật Về Giáo Hội Ca Tô Rô-ma (The Truth About The Catholic Church, Girard, KS; Haldeman Julius, 1942).  Cuốn sách này gồm có hai phần: Phần đầu nói về Lịch sử Giáo Hội Rô-ma (The History Of The Roman Church), và Phần hai nói về Giáo Hội Ngày Nay (The Church Today).  Ngay chương đầu, Linh mục Joseph McCabe viết:

     “Trong tất cả những chuyện giả tưởng vẫn còn được ẩn núp dưới cái dù dột nát “Chân lý Ca Tô Giáo”, truyền thuyết về chế độ giáo hoàng được thành lập bởi Chúa và hệ thống giáo hoàng thật đúng là lì lợm và có tính cách lãng mạn nhất.  Chẳng có quyền lực thần thánh nào, mà chỉ là một chuỗi những ngụy tạo và cưỡng bách, những lừa đảo tôn giáo và tham vọng  ngỗ ngược, phạm phải trong một thời đại cực kỳ ngu si, đã dựng lên quyền lực của giáo hoàng, hệ thống giáo sĩ và tín ngưỡng.
     Từ “Giáo hội” chẳng có nghĩa gì trong thời của Giê-su và Phê-rô.  Không có từ đó trong tiếng Aramaic [ngôn ngữ của Giê-su. TCN].  Giê-su đã phải nói là “Giáo đường” [nơi tụ tập cầu nguyện của người Do Thái], và ông ta ghét những Giáo đường.” [1]

      Đây là nhận định của một Linh mục Mỹ đã ở trong giáo hội Ca-tô lâu năm chứ không phải của Ấn Quang, Thống Nhất, hay Giao Điểm, Sách Hiếm, hay Cộng sản. Lữ Giang thường rất sợ Giao Điểm nên luôn luôn đổ lên đầu Giao Điểm mọi thứ.  Thí dụ, bài “ HỒ SƠ MẬT 1963 Từ Các Nguồn Tài Liệu Của Chính Phủ Mỹ” (Nhóm Thiện Pháp thực hiện, NXB Thien Tri Thuc Publictions xuất bản, PO Box 4805, Garden Grove, CA.92842-4805, 2013)  tôi thấy đăng trên sachhiem.net, gần hai tuần sau mới thấy giaodiemonline.com trích đăng lại từ thuvienhoasen.org, nhưng Lữ Giang lại hoảng hốt nói bậy đó là “trò bịp của Giao Điểm.”

   Lữ Giang rất gian manh, trích dẫn què quặt một câu ngoài ngữ cảnh trong Tân Ước để chỉ nói lên điều ông ta bị Giáo hội lừa bịp về điều giáo hội ngụy tạo: “Giáo hội Ca-Tô là do Chúa Giê-su thành lập v…v…” rồi viết láo là Phật Giáo mượn danh từ “Giáo hội” của Ca-tô giáo, làm như từ “Giáo hội” là của riêng Ca-tô Giáo.  Nhưng Lữ Giang lại không hề biết là Chúa Giê-su Do Thái của ông ta lại chẳng bao giờ thành lập một “giáo hội” nào, như Linh mục Joseph McCabe đã viết rõ ở trên, và qua vài tài liệu trong phần sau..   Câu đầy đủ trong Tân Ước mà giáo hội dựa vào đó để đưa ra lời lừa bịp này là Matthew 16: 18-19:

     “Ngươi là Phê-rô, và trên phiến đá này ta sẽ xây dựng giáo hội của ta, dầu các cửa hỏa ngục cũng không thắng được, Ta sẽ trao cho ngươi những chìa khóa nước trời: sự gì ngươi cầm buộc trên trái đất, thì cũng cầm buộc trên trời, còn sự gì ngươi tháo cởi trên trái đất thì cũng tháo cởi trên trời.  Rồi ông ra lệnh cho các đệ tử không được nói với ai ông ta là Jesus Christ[2]
    Câu ngụy tạo này chính là để thiết lập chế độ giáo hoàng, giáo hoàng tự đóng vai trò thừa kế Giê-su trong giáo hội do chính Giê-su lập ra. Trong bức thư gửi các tín đồ Ca-Tô ở Trung Quốc, Giáo Hoàng Benedict XVI cũng khẳng định vai trò lừa bịp này như sau: Tôi, trong tư cách Người Kế Vị Thánh Phêrô và là Mục Tử toàn thể Hội Thánh”.  Nhưng sự thật có phải như vậy không?

   Trước hết, câu Matthew ở trên có nhiều vấn đề. 
   Thứ nhất, câu cuối chứng tỏ là chính Giê-su cũng tự biết mình không phải là “Giê-su Ki-tô” nên đã ra lệnh cho các đệ tử không được nói cho ai biết ông ta là “Giê-su Ki-tô”, nghĩa là “Giê-su cứu thế (Messiah)”.  Đây không phải là Giê-su khiêm nhường hay vì bất cứ lý do nào khác, vì trong Tân ước Giê-su đã nói huênh hoang về cái “Ta” của ông ta rất nhiều, điển hình như: “Ta là sự thật, ta là con đường, ta là sự sống” v…v…
    Thứ nhì quan niệm “trời” của Giê-su bắt nguồn từ niềm tin là Gót của Do Thái đã dựng nên trời đất như trong Cựu Ước, sách Sáng Thế Ký.  Nhưng quan niệm về trời đất trong Sáng Thế Ký đã không còn bất cứ một giá trị nào trước những hiểu biết của chúng ta về vũ trụ ngày nay.

   Bởi vậy cho nên Giám mục John Shelby Spong đã đặt vấn đề như sau:

     Trời là cái gì?  Đâu là trời?  Điều rõ ràng là trong cái thế giới cổ xưa này, trời mà Gót dựng nên được nghĩ là nơi ăn chốn ở của Gót, và nó ở trên quá vòm trời.  Nhưng chúng ta trong thế hệ này biết rõ rằng vòm trời không phải là mái của thế giới mà cũng chẳng phải sàn nhà của cõi trời.  Vậy chúng ta muốn nói gì khi chúng ta khẳng định là Gót toàn năng toàn trí đã dựng nên trời? Phải chăng chúng ta muốn nói đến một vũ trụ vô biên mà trong thời Thánh Kinh được viết ra, không một người nào hiểu gì về cái vũ trụ đó như thế nào? [3]
   
     Với sự hiểu biết của con người hiện nay thì câu Matthew ở trên mà Lữ Giang ngắt ra một phần trở thành vô nghĩa và huyền hoặc, không hợp với thực tế.  Tín đồ Ca-Tô Việt Nam dịch Gót là Đức Chúa Trời trong khi, như chúng ta đã biết, Gót trong Ki Tô Giáo chỉ là một vị Thần của một dân tộc hay 12 bộ lạc Do Thái cổ xưa.  Mặt khác, người Ca-Tô hiểu rằng Trời là trụ xứ của Gót của Ki Tô giáo (Christian God) như được mô tả trong Thánh Kinh, nghĩa là ở trên cái vòm trời, trên các tầng mây một chút, vì vậy họ thường ngẩng mặt cầu nguyện "Lạy Cha chúng tôi ở trên Trời".  Cũng vì vậy mà họ gọi cái "nhà ở trên trời", nơi Chúa ngự, là "Thiên đường", đường tiếng Hán có nghĩa là cái nhà.    Ngày nay, cái vòm Trời như được mô tả trong Thánh Kinh đã tan vỡ ra thành từng mảng trước những khám phá của khoa học về vũ trụ.   Khi con người bắt đầu ý thức được rằng, qua những khám phá của Copernicus và Galileo, chẳng có vòm Trời nào để cho "Chúa Trời" ngự trên đó mà phán xét, thưởng phạt con người, thì những nhà bảo vệ tín lý Ki Tô Giáo bèn thay đổi chỗ ở của "Chúa Trời", sửa lại là "Chúa Trời" không ở "trên đó" (up there) mà ở  "ngoài đó" (out there), hàm ý ở khắp mọi nơi (omnipresent), hi vọng sự thay đổi này sẽ làm cho con người tin vào "Chúa Trời" hơn. 

    Nhưng, với một vũ trụ được cả thế giới, kể cả Vatican, công nhận là vô biên, thiên hà Andromeda gần giải ngân hà của chúng ta nhất cũng cách xa chúng ta khoảng 2 triệu năm ánh sáng, và vũ trụ gồm cả tỷ thiên hà như vậy, có thiên hà cách xa chúng ta cả 13 tỷ năm ánh sáng, mỗi năm ánh sáng là một khoảng cách vào khoảng 9460800000000 cây số (9 ngàn 4 trăm 60 tỷ 8 trăm triệu), thì "Chúa Trời" ngự ở đâu?  Cả "trên đó" và "ngoài đó" đều không có ý nghĩa. Chưa kể là thay đổi từ "trên đó" thành "ngoài đó" hàm ý bác bỏ một điều tin trong Kinh Tin Kính: "Sau khi chết Chúa Con lên trời ngự bên phải Chúa Cha".   Khoa học tiến tới đâu thì "Chúa Trời" lui tới đó, và hiện nay "Chúa Trời" đã bị đẩy ra khỏi "vòm Trời" tưởng tượng của những người viết Thánh Kinh, và rơi vào cõi hoang tưởng của những người có đầu mà không có óc. Cũng vì vậy mà Giáo hoàng John Paul II bắt buộc phải thừa nhận thiên đường không phải là một nơi chốn vật chất trên các tầng mây. 
Nhưng đối với giáo dân Việt Nam thì trước lời tuyên bố trên của Giáo hoàng, họ nói: “Đức Thánh Cha không tin thì để chúng con tin” cũng như họ đã từng nói như vậy với các Cha VN ở Úc: “Các Cha không tin thì để các con tin”, trước vụ  một linh mục bày đặt ra chuyện “Đức Mẹ chảy dầu”, sau đó bị phanh phui là bịp bợm. Mặt khác, chúng ta đừng quên rằng trái đất luôn luôn di chuyển trong không gian xung quanh mặt trời với một vận tốc trên 100000km/h (1 trăm ngàn cây số/1 giờ) đồng thời tự quay xung quanh trục Nam Bắc với vận tốc 1600 km/h.  Không những thế chính thái dương hệ gồm mặt trời và các hành tinh, trong đó có trái đất, cũng di chuyển xung quanh tâm điểm của giải ngân hà với một vận tốc vào khoảng 800000 km/h. [4]
Những con số này chắc hai cha con Gót toàn năng toàn trí của Ki tô giáo cũng không tưởng tượng nổi, đừng nói đến Lữ Giang, vì Gót chỉ có thể biết đến một trái đất phẳng, dẹt, đứng yên để cho mặt trời quay xung quanh, do chính ông ta “sáng tạo” ra cách đây khoảng 6000 năm trong một vũ trụ đã hiện hữu từ 13.7 tỷ năm.

    Vậy thì, trước những sự kiện khoa học trên mà học trò Trung Học đều biết, câu Matthew ở trên của Giê-su còn lại bao nhiêu giá trị, và ai còn có thể tin được ngoại trừ những kẻ ngu ngơ như Lữ Giang, thời buổi này còn nhắm mắt trích dẫn Tân Ước mà không hiểu mình trích dẫn cái gì, có ý nghĩa gìNhưng chúng ta hãy đi vào vài tài liệu của các học giả Tây phương nhận định về chuyện “Giê-su thành lập giáo hội Ca-tô”   

    Sự thật là, ngày nay các học giả nghiên cứu Tân Ước đều cho rằng giáo điều Chúa Giê-su thành lập giáo hội, Phê-rô làm giáo hoàng đầu tiên, và các giáo hoàng tiếp theo đều là kế vị của Phê-rô  v..v.. như trên chỉ là những luận điệu thần học ngụy tạo của Giáo hội, và Giáo Hoàng cũng như các “bề trên” trong Giáo hội đã dùng nó để nhốt các tín đồ, vốn không bao giờ đọc Thánh Kinh, vào một ngục tù tâm linh.  Vì bị dụ khị vào cái bánh vẽ trên trời (A-pie-in-the-sky) nên các tín đồ phải tin tất cả những gì giáo hội nói và được dạy phải tuyệt đối tuân phục các “bề trên” của họ, và các “bề trên” của họ cũng phải tuyệt đối tuân phục đại diện của Chúa trên trần, nghĩa là giáo hoàng. Hãy quên mình trong vâng phục”, đó là lời dạy căn bản trong Ca Tô Giáo Rô-ma, và đó cũng là con đường duy nhất để tín đồ có thể lên thiên đường.  Điều ngụy tạo trên đã tạo thành cấu trúc quyền lực của giáo hội.

    Thật vậy, đối với các học giả nghiên cứu Thánh Kinh và đối với giới trí thức ở trong cũng như ở ngoài giáo hội thì câu trên ở trong Tân Ước rõ ràng là được thêm thắt sau này với mục đích  thiết lập quyền lực tinh thần cũng như quyền lợi vật chất của giới lãnh đạo Ca-Tô trước đám đông tín đồ thấp kém ở dưới.  Nghiên cứu kỹ Tân Ước, các chuyên gia đã vạch ra rằng câu trên hoàn toàn mâu thuẫn với nhiều đoạn trong Tân Ước, với tư tưởng của Giê-su, và nhất là không thích hợp với tư cách của Phê-rô.  Chứng minh?

 ■  Thứ nhất, đọc Tân Ước, chúng ta thấy rõ là những người viết Tân Ước đều tin rằng Giê-su sẽ trở lại trần gian trong một tương lai rất gần, ngay trong thời điểm của Giê-su.  Thí dụ những đoạn sau đây đều được trích từ Thánh Kinh: Cựu Ước Và Tân Ước, Hội Quốc Tế xuất bản, 1994; và Holy Bible: The New King James Version, American Bible Society, New York, 1982:

 Matthew 16: 27-28:  “Ta (Con của Người: Giê-su) sẽ trở lại với các thiên sứ trong vinh quang của Cha ta để thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ làm.  Ta cho các con biết: một vài người đang đứng đây sẽ còn sống cho đến khi nhìn thấy ta vào trong Nước ta”. (For the Son of Man will come in the glory of His Father with His angels, and then He will reward each according to his works. Assuredly, I say to you, there are some standing here who shall not taste death till they see the Son of Man coming in his kingdom.)
Matthew 24:34: “Ta quả quyết, thời đại này chưa chấm dứt, các biến cố ấy đã xảy ra rồi” (Assuredly, I say to you, this generation will by no means pass away till all these things are fulfilled)
Mark 9: 1: Chúa bảo các môn đệ: “Ta cho các con biết, một vài người đang đứng đây sẽ còn sống cho đến khi nhìn thấy nước trời thiết lập với uy quyền vĩ đại (And He said to them, “Assuredly, I say to you that there are some standing here who will not taste death till they see the kingdom of God present with power.”)
 Mark 13:30:  “Ta quả quyết, thế hệ này chưa qua đi thì các biến cố đó (các biến cố xung quanh ngày tận thế và sự trở lại của Giê-su. TCN) đã xảy ra rồi”. (Assuredly, I say to you, this generation will by no means pass away till all these things take place.)
Luke 21: 27, 32: “Bấy giờ nhân loại sẽ thấy ta giáng xuống trong mây trời với vinh quang và uy quyền tuyệt đối.. Ta quả quyết: thế hệ này chưa qua, các biến cố ấy đã xảy ra rồi”. (Then they will see  the Son of Man coming in a cloud with power and great glory.. Assuredly, I say to you, this generation will by no means pass away till all these things are fulfilled.)
John 14: 3: Ta đi chuẩn bị chỗ ở cho các con.  Khi chuẩn bị xong, ta sẽ trở lại đón các con về với ta để các con ở cùng ta mãi mãi.” (And if I go and prepare a place for you, I will come again and receive you to myself; that where I am, there you may be also).

   Qua những đoạn trích dẫn ở trên từ Tân Ước, chúng ta hi vọng Lữ Giang hãy tự hỏi: Giê-su thành lập giáo hội và trao chức vụ giáo hoàng chăn dắt tín đồ cho Phê-rô để làm gì khi mà ông ta tin rằng ngày tận thế gần kề, ngay trong thời của ông, khi một số môn đồ của ông còn sống? Không những Giê-su tin như vậy, mà còn truyền cho các Tông Đồ đi rao giảng về một “Nước trời” sắp đến, như được viết rõ trong Tân Ước, và chỉ được rao giảng trong các bộ lạc Do Thái, không được đi đến dân Gentiles hay Samaritans ở miền Trung Đông, khoan nói đến dân Việt Nam ở phía bên kia quả địa cầu … 

   Như vậy, có phải là giáo hội đã thêm thắt câu “..ngươi là Phê-rô, và trên phiến đá này ta sẽ xây dựng giáo hội của ta…” vào trong Tân Ước để lừa dối tín đồ là giáo hội do chính Chúa Giê-su thành lập và các giáo hoàng đều là những người kế thừa Phê-rô?  Chúng ta cũng nên biết rằng, 4 Phúc Âm trong Tân ước được viết trong khoảng từ 40 đến 80 năm sau khi Giê-su đã chết và mãi đến thế kỷ 4, 27 sách trong Tân ước bằng tiếng Hi Lạp mới được công nhận là chính thức thuộc Tân ước, và rồi được dịch ra tiếng Latin và sau cùng mới được dịch ra các thứ tiếng khác nhau. Việc thêm thắt, ngụy tạo những đoạn trong cuốn Tân Ước không phải là khó khăn gì.  Các học giả cũng còn biết là Ca-tô Giáo có cả một trường phái ngụy tạo (school of forgery), chuyên ngụy tạo các văn kiện để phục vụ cho những ham muốn thấp hèn của Giáo hội, như Linh mục Joseph McCabe đã nhận định ở trên.. 
Nhưng thật ra, mánh mưu thêm thắt câu trên không chỉ tạo quyền lực cho Giáo hoàng mà còn cho toàn thể giới chăn chiên.  Thật vậy, Giáo hội đã biến câu trên thành những quyền lực thế tục rất hoang đường và phi lý cho giới giáo sĩ.  Thí dụ, trong nghi lễ phong chức linh mục, ông Giám mục đặt tay lên đầu vị tân linh mục và  phán: “Hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần, chúng con tha tội cho ai thì họ được tha, cầm giữ ai thì họ bị cầm giữ. [Giáo Lý Công Giáo, Bản dịch của Hoài Chiên và Nguyễn Khắc Xuyên, trang 231].  Theo tinh thần câu ngụy tạo mà Chúa truyền cho Phê-rô thành lập giáo hội ở trên, điều này có nghĩa là các Linh mục nắm quyền muốn cho ai lên Thiên đường thì cho, và lẽ dĩ nhiên, trong Ca-Tô Giáo Rô-ma, tập đoàn chăn chiên, từ Giáo hoàng xuống tới các Linh mục, ai cũng đều nắm trong tay những chìa khóa của nước trời, nếu có cái gọi là nước trời.  Hiển nhiên đây là chuyện hoang đường nhất trong những chuyện hoang đường, xét đến vấn đề đạo đức của một số không nhỏ thuộc giới chăn chiên, từ các giáo hoàng xuống tới các linh mục.  Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận là, chính điều này đã tạo nên một tâm cảnh sợ sệt, khúm núm, quỵ lụy “bề trên”, “quên mình trong vâng phục” trong đám tín đồ thấp kém, vì họ tin rằng các “bề trên” của họ thực sự nắm trong tay cái chìa khóa của nước trời, một nước chỉ hiện hữu trong nền thần học của giáo hội để khuyến dụ tín đồ.  Theo Giám Mục James A. Pike trong cuốn Một Thời Để Cho Sự Ngay Thẳng Của Ki Tô Giáo [A Time For Christian Candor], trang 109, thì:

     Cái nhìn về thế giới của Giê-su là cái nhìn của thời đại đó.  Quan niệm về “Nước Trời” mà Giê-su thường nói đến đã được đưa vào đạo Do Thái từ 5 thế kỷ trước khi Giê-su sinh ra, do ảnh hưởng của Zoroaster [Jesus’ world-view was that of His time.  The concept of the Kingdom of God which He stressed was that introduced into Judaism in the fifth century B.C., under Zoroastrian influence]

   Điều này có nghĩa là, quan niệm về một “Nước Trời” không phải là của Giê-su mà là Giê-su chỉ lập lại một quan niệm cổ xưa của dân tộc Do Thái, một dân tộc có quá nhiều bất hạnh trong suốt giòng lịch sử cho nên luôn luôn khát vọng một quốc gia độc lập, tràn đầy sữa và mật như các Rabbi Do Thái đã từng hứa hẹn với dân Do Thái như vậy để an ủi những bất hạnh dân Do Thái đang gánh chịu, và dạy họ rằng hãy giữ vững niềm tin vào Gót của họ thì một ngày nào đó Gót sẽ đoái thương và cho họ được hưởng một cuộc sống trong “Nước Trời’ (Kingdom of God) dưới sự cai quản của chính Gót của họ, nghĩa là một Jerusalem mới trong đó tràn đầy sữa và mật.  Đây là một niềm tin nguyên thủy, đặc thù của dân tộc Do Thái, không liên quan gì đến bất cứ dân tộc nào khác.  Nhưng khi Ki Tô Giáo bành trướng trên thế giới thì họ đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về một “Nước Trời” chung cho mọi người, nhưng không ngoài điều kiện là phải tin vào Gót và phải làm theo ý Chúa, thực sự chỉ là ý của giới chăn chiên xảo quyệt, vì chẳng có ai biết được ý Chúa là như thế nào.  Ca-tô giáo đã dạy:  “Chúa thì vô hình, không thể nhận thức được, không thể mô tả được, không thể biết được, không thể hiểu được” (God is invisible, unfathomable, ineffable, unknowable, incomprehensible)

■   Thứ nhì, đọc kỹ Tân Ước, chúng ta còn thấy, sau khi trao chìa khóa thiên đường cho Phê-rô (Matthew 16:19), chỉ 4 câu sau, Matthew 16: 23, Giê-su gọi Phê-rô là Satan: “Chúa quay lại và nói với Phê-rô: “Hãy đi ra đàng sau ta, Satan, ngươi là một sự xúc phạm đối với ta” (But he turned and said to Peter, “Get behind me, Satan! You are an offence to Me..”)  Cũng vì sự mâu thuẫn và phi lý trong hai câu gần sát nhau trong Tân Ước mà Lloyd Graham đã bình luận như sau:

   Như vậy là giáo hội Ca-Tô được thành lập bởi Phê-rô, người mà, chỉ 4 câu sau trong Thánh Kinh, Chúa gọi là Satan.  Vậy, nếu giáo hội Ca-Tô được thành lập bởi Phê-rô thì giáo hội đó đã được thành lập bởi Satan – một sự kiện mà chúng ta đã nghi ngờ từ lâu.  (Xét đến lịch sử đẫm máu đầy tội ác của Ca-Tô Giáo mà giáo hoàng John Paul II và Tòa Thánh Vatican đã phải  xưng thú 7 núi tội ác trước nhân loại và xin được tha thứ, và gần đây Tòa án quốc tế ITCCS đã lên án giáo hội Ca-tô là một Tổ Chức Tội Phạm Liên Quốc Gia, nghĩa là Ca-tô giáo tới nước nào thì phạm tội ác ở đó,  thì câu bình luận của Graham ở trên không phải là không có căn bản. TCN). 
    Câu chuyện về Phê-rô thậm vô nghĩa – một người chết như mọi người mà lại có quyền lực trên khắp nhân loại trong muôn đời muôn kiếp.  Trong những vấn đề tôn giáo, tín đồ Ca-Tô thật là nhẹ dạ, cả tin, nhưng họ có thể nhẹ dạ đến mức tin rằng, trước khi có Ki Tô Giáo, những bậc thông thái như Pythagoras, Plato, Socrates…cần đến cái tên đánh cá Do Thái ngu đần này (Phê-rô) để đầy đọa hay cứu vớt linh hồn họ hay không?  Nhất định là không, và chúng ta [ngày nay] cũng vậy. [5]

    Đối với chúng ta, một câu hỏi tất nhiên cũng phải được đặt ra:  người Việt Nam chúng ta, từ tổ tiên muôn đời đến chúng ta, có cần đến sự đầy đọa hay cứu vớt linh hồn từ cái tên đánh cá Do Thái Phê-rô, không những ngu đần mà còn hèn nhát, như được viết trong Tân Ước không?  Và chúng ta có cần đến vai trò của người tự nhận là kế vị Phê-rô, và tại sao cần, khi mà vai trò Giáo hoàng đầu tiên của Ca-Tô Giáo Rô-ma, Phê-rô, rõ ràng chỉ là sự ngụy tạo thần học của Giáo hội?

■   Thứ ba, Thánh Kinh viết rõ, Phê-rô là mẫu người coi lời Chúa như không có, phản phúc và hèn nhát.  Trước ngày Giê-su bị bắt, Giê-su bảo Phê-rô hãy thức cùng Giê-su để cầu nguyện cùng Giê-su, và Giê-su đi ra chỗ khác cầu nguyện, nhưng khi trở lại thì Phê-rô đã ngủ khì (Matthew 26: 40)...  Tân Ước viết rõ, Giê-su cũng sợ chết, không muốn chết nên cầu nguyện cùng ông Cha tưởng tượng của ông ta:  “Cha ơi, nếu có thể đừng bắt con phải uống chén đắng này [nghĩa là đừng bắt con phải chết] (Matthew 26: 38-39:  “O My Father, if it is possible, let this cup pass from Me”),  Rồi khi biết mình sắp sửa chết, Giê-su còn trách ông Cha tưởng tượng của ông ta: Matthew 27: 45 - 53:  Từ giờ thứ 6 đến giờ thứ 9 (nghĩa là từ trưa đến 3 giờ chiều), khắp cả xứ đều tối tăm mù mịt.  Ước chừng giờ thứ 9, Giê-su kêu lớn lên rằng: Ê-li, Ê-li, lam-ma-sa-bách-ta-ni? Nghĩa là: Chúa tôi ơi! Chúa tôi ơi! Sao ngài lìa bỏ tôi?.. Giê-su lại kêu lên một tiếng lớn nữa rồi trút linh hồn. Chỉ bằng hai đoạn này chúng ta cũng có thể khẳng định là Giê-su cũng chỉ là một người thường, cũng sợ chết như hầu hết những người khác, và tuyệt đối không phải là ông ta tự nguyện để cho lính La mã đóng đinh ông ta trên cây thập giá với ý định cao cả là để chuộc tội cho nhân loại.  Về Phê-rô (Peter)  thì khi Giê-su bị bắt, vì sợ bị kết tội đồng lõa, Phê-rô đã ba lần chối bỏ, thề là “không hề biết con người này” (Matthew 26: 70, 72, 74: Then he began to curse and swear, saying, “I do not know the Man!”).  Khi Giê-su bị đóng đinh trên thập giá thì Phê-rô trốn biệt.  Một người tư cách như vậy mà Giê-su lại chọn để thành lập giáo hội hay sao?  Giê-su không có môn đồ nào tốt hơn và hiểu biết hơn tên đánh cá Phê-rô hay sao?

   Trước  những  bằng chứng không  thể  phủ  bác như trên ở ngay trong Tân Ước, Joseph L. Daleiden, một học giả Ca-tô, trong cuốn Sự Mê Tín Cuối Cùng, trang 83,  cho rằng câu chuyện ủy quyền cho Phê-rô xây dựng giáo hội là một chuyện tiếu lâm (On the face of it, I would take it as a joke) và trích dẫn lời của Albert Camus, cho rằng Giê-su đã diễu cợt cái tên nghèo khổ, hèn nhát Phê-rô khi bảo Phê-rô là vững như phiến đá” (Camus pointed out, Jesus must have been making fun of of poor, cowardly Peter by referring to him as a rock of steadfastness.).  Rồi Daleiden kết luận:

   Do đó, chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên khi biết rằng nhiều học giả chuyên về Thánh Kinh tin rằng câu chuyện về Phê-rô, giống như nhiều chuyện khác trong Tân Ước, đã được người ta thêm thắt vào sau.
   (Daleiden, Joseph, The Final Superstition: A Critical Evaluation of the Judeo-Christian Legacy, Prometheus Books, New York, 1994, p. 83: It is not surprising, therefore, to learn that many biblical scholars believe the evidence indicates that this reference to Peter, like many other New Testament passages, was inserted at a later date.)

   Nhưng không phải chỉ có các học giả mới nhận ra sự phi lý trong câu chuyện về Phê-rô, mà chính những nhà Thần học nổi danh trong giáo hội Ca-Tô cũng phải thừa nhận rằng thuyết Chúa thành lập giáo hội và trao quyền cho Phê-rô chỉ là ngụy tạo.

   ● Hans Kung, Giáo sư Thần học tại trường đại học nổi tiếng Tubingen ở Đức, cũng phải viết như sau:

   Con người Giê-su lịch sử, tin chắc rằng ngày tận thế phải xảy ra ngay khi ông còn đang sống.  Và vì sự sắp tới của Nước Trời  này, không còn nghi ngờ gì nữa là ông ta không muốn lập ra một cộng đồng đặc biệt khác với nước Do Thái, với giáo lý, nghi thức thờ cúng, định chế, cơ quan chỉ đạo riêng của Do Thái.  Tất cả những điều trên có nghĩa là khi còn sống Giê-su không bao giờ sáng lập một giáo hội nào.  Ông ta không hề có ý tưởng thành lập và tổ chức một hoạt động tôn giáo đại qui mô như được tạo ra về sau. [6] [Một tôn giáo như Ca-Tô Giáo Rô-ma ngày nay].
  
   ● Và Uta Ranke-Heinemann, nữ Giáo sư Thần học Công Giáo đầu tiên trong Giáo hội Ca-Tô, cũng viết:

     Giáo hội đã biến Giê-su thành một dụng cụ tuyên truyền.  Vì lý do này mà chúng ta tin vào mọi điều biện minh cho sự thành lập một giáo hội như được thêm thắt vào những lời Giê-su nói bởi những tác giả các phúc âm.  Sự thêm thắt này gồm có điều Giê-su ca tụng Phê-rô như một phiến đá làm nền tảng để Giê-su xây dựng giáo hội của ông ta (Matt. 16:18), vì Giê-su không bao giờ có ý thành lập một giáo hội… Ở đây, không phải là Giê-su nói, mà là giáo hội ban khai muốn tạo cho mình một địa vị lãnh đạo và một khuôn mặt quyền lực vì sự tăng trưởng của cấu trúc lãnh đạo theo cấp bậc.
    Trong chương 21, chương ngụy tạo trong phúc âm John – nghĩa là chương được thêm vào phúc âm chính sau này – ý tưởng về một vai phó đã được phát triển rõ ràng.  Phê-rô trở thành kẻ chăn đàn chiên của Giê-su.  Như là đại diện của Giê-su, người chăn chiên thực sự lúc đầu, hắn thay thế Giê-su trong nhiệm vụ này.  Ngay sau đó, giáo hội nghĩ rằng điều quan trọng không phải là con người Phê-rô.  Giáo hội quyết định rằng chức vụ của Phê-rô là nền tảng của Giáo hội, do chính Giê-su thiết lập vĩnh viễn.  Với quan niệm này chúng ta có những giáo hoàng là kế thừa Phê-rô và là phụ tá của Giê-su, và chế độ giáo hoàng là nền tảng của giáo hội. [7]

   ● Ngoài ra, chúng ta cũng nên biết, Hội Nghiên Cứu Về Giê-su (The Jesus Seminar) gồm nhiều học giả thuộc mọi hệ phái Ki-tô, sau nhiều năm nghiên cứu, cũng đưa ra cùng một kết luận, nghĩa là, Giê-su không hề có ý định thành lập giáo hội cũng như không hề ủy quyền cho Phê-rô xây dựng giáo hội.  Tất cả chỉ là những điều giáo hội Ca Tô bịa đặt để tạo quyền lực cho giáo hội mà thôi.

  ● Cũng vì những bằng chứng không thể chối cãi được ở ngay trong Thánh Kinh mà khi được hỏi rằng: “Giê-su có ý định thành lập một tôn giáo mới, tôn giáo mà ngày nay chúng ta gọi là Ki Tô Giáo, hay ít nhất là tạo ra một giáo hội Ki Tô tách biệt (ra khỏi Do Thái giáo. TCN) không?”       (Did Jesus intend to found a new religion, the one we now call Christianity, or at least create a separate Christian church?), Linh mục John Dominic Crossan đã trả lời: “Câu trả lời cho câu hỏi đó là một chữ “KHÔNG” quyết định” (The answer to that is an emphatic NO).

   Kết Luận.

    Ông Lữ Giang nghĩ sao?  Những tài liệu tôi trích dẫn ở trên có đáng để cho ông đọc không?  Và ông có học hỏi được chút nào không?  Tôi đã từng nói là những người Ca-tô như Lữ Giang, viết ít thì ngu ít, viết nhiều ngu nhiều, càng viết càng ngu.  Vấn đề của các ông là, dốt về Thánh Kinh mà cứ đòi trích dẫn Thánh Kinh.  Đây chính là điều bất lợi (handicap) của đa số các tín đồ Ki tô giáo, từ trên xuống dưới, không chịu học hỏi, tìm hiểu cho rõ ngọn ngành, chỉ tin nhảm tin nhí rồi phô trương những điều mình tin trên các diễn đàn công cộng..

   Từ những bằng chứng nghiên cứu Thánh Kinh của các học giả trong thế giới Tây Phương và của cả những nhà Thần học nổi danh trong Ca-Tô Giáo Rô-ma, chúng ta thấy rõ sự ngụy tạo ra tín điều “Chúa chọn Phê-rô là người thừa kế” chẳng qua chỉ là mánh mưu của Giáo hội Ca-Tô để dựng lên chế độ Giáo hoàng, tạo quyền lực trên đám tín đồ đầu óc yếu kém, cả tin, và không bao giờ đọc hay không đủ khả năng đọc Thánh Kinh .  Lịch sử đã chứng tỏ Giáo hội Ca-Tô triệt để khai thác sự ngu dốt của quần chúng và cho đến ngày nay, vẫn duy trì sách lược giam giữ tín đồ trong sự ngu dốt, trong một ngục tù tâm linh, không dám cho tín đồ biết về những sự thực về Kinh Thánh cũng như về Ca-Tô Giáo, tuy rằng những sự thật này đã được phổ biến rộng rãi trên thế giới. 

   Biết chắc là Giê-su đã bị đóng đinh trên thập giá, chết, và táng xác, nên không bao giờ có thể trở lại trần gian được nữa, Giáo hội mới bày đặt ra chuyện Chúa chọn Phê-rô để thành lập Giáo hội.  Cả Chúa và Phê-rô cũng đã chết rồi, đâu còn có thể trở lại trần để mà cải chính hay bác bỏ giáo lý ngụy tạo của Giáo hội Ca-Tô.  Nhưng giáo hội không thể ngờ được là chính những tác giả trong giáo hội lại phanh phui ra sự ngụy tạo này.  Thực tế là, mục đích của sự ngụy tạo này cũng không phải là để vinh danh Chúa hay Phê-rô mà thực ra chỉ dùng Chúa Giê-su và Phê-rô làm một bung xung  thần học, một dụng cụ tuyên truyền, một bàn đạp để tạo nên thần quyền cho giáo hoàng và giáo hội.  Giáo hội bày đặt ra chuyện Chúa chọn Phê-rô làm người kế vị để thiết lập giáo lý buộc các tín đồ phải tuyệt đối tin và tuân phục giáo hội thì mới được Chúa cứu rỗi. 

Theo sự diễn giảng của giáo hội thì Phê-rô là người tuyệt đối tin Chúa nên được Chúa chọn bất kể là Phê-rô ngu đần và hèn nhát như Thánh Kinh đã viết rõ.  Sự bịa đặt này còn nhằm một mánh mưu khác, đó là dạy tín đồ chỉ cần đặt niềm tin vào Giê-su để được cứu rỗi, sự ngu dốt và vô đạo đức không phải là vấn đề, bởi vì chính Phê rô, bản chất là một tên ngu dốt và vô đạo đức, nhưng vì hết lòng tin Chúa nên vẫn được Chúa chọn.  Bởi vậy chúng ta thấy không có tôn giáo nào mà giới giáo sĩ và các tín đồ lại có tỷ lệ ngu dốt và kém đạo đức như Ca-Tô Giáo Rô-ma.  Và vì Phê-rô cũng đã chết rồi, cho nên quyền lực của Chúa nằm trong tay những người kế thừa Phê-rô, một chức vị tự phong của các giáo hoàng.  Qua học thuật Ca-tô (Catholic scholarship), các tín đồ Ca Tô đều được nhồi sọ từ khi mới sinh ra đời tín điều hoang đường là “Giáo Hoàng là đại diện của Chúa” (Vicar of Christ), Linh mục là “Chúa thứ hai”, nắm trong tay những chìa khóa mở cửa thiên đường và có quyền “rút phép thông công” tín đồ, hoặc “giáo hội do Chúa Giê-su thành lập nên không thể sai lầm” v..v… Do đó điều kiện tiên quyết cho các tín đồ muốn được Chúa cứu rỗi, nghĩa là muốn được ăn cái bánh vẽ trên trời, là phải tuyệt đối “quên mình trong vâng phục” giáo hoàng, giáo hội.  Điều bất hạnh cho nhân loại là ngày nay vẫn có hàng triệu người tin như vậy, không hề quan tâm đến những điều phi lý nằm trong những thủ đoạn thần học này.  Bởi vậy mà ngày nay, Giáo hoàng Benedict XVI vẫn thản nhiên tiếp tục lừa bịp tín đồ, nói mà không biết ngượng với thế giới: Tôi, trong tư cách Người Kế Vị Thánh Phêrô và là Mục Tử toàn thể Hội Thánh”.   

    Chúa Giê-su, nếu thực sự có một nhân vật được gọi là Chúa, thì Chúa cũng không hề có ở trong giáo hội Ca-tô Rô-ma này, và những người tin rằng có thể đến với Chúa qua trung gian của giáo hội Ca-tô Rô-ma là những người sống trong ảo tưởng, với một ước muốn, một hi vọng không bao giờ có thể thành sự thật được, nhất là đối với những người không phải là dân Do Thái như dân Việt Nam..  Đây là một sự thật khá đau lòng đối với một số người đã từng đặt hết niềm tin vào một giáo hội với hi vọng có thể đến với Chúa qua trung gian của giáo hội.  Nhưng dù đau lòng cách mấy, khi đối diện với một sự thật bất khả phủ bác, một số không ít người can đảm đã dứt khoát ra khỏi cái ngục tù tâm linh đã giam hãm mình trong nhiều năm.  Và đây là một sự kiện.  Tự mình ra khỏi sự lừa bịp đã mê hoặc đầu óc mình, đó là sự giải thoát bản thân.

   Ngoài ra và hơn nữa,  điều đáng nói ở đây là, ngoài sự vạch ra sự gian dối trên, các chuyên gia nghiên cứu Tân Ước còn chứng minh rằng: Giê-su, với những lời hứa hẹn hão huyền đầy tính chất tự tôn, tự cao, tự đại , là người mắc bệnh tâm thần hoang tưởng, và thực tế đã cho các môn đệ ăn bánh vẽ vì ông ta đã ra đi và không hề trở lại.  2000 năm qua, những người tin là Giê-su có quyền phép “cứu rỗi” họ và cho họ lên thiên đường ở cùng ông đã dài cổ ra ngóng chờ “ngày trở lại” của Giê-su, nhưng năm này qua năm khác, thế hệ này qua thế hệ khác, thiên niên kỷ này qua thiên niên kỷ khác, Giê-su vẫn biệt tăm, tuy rằng trong thế giới Ki Tô có nhiều vị lãnh đạo tôn giáo đã nhiều lần tiên đoán ngày trở lại của Chúa Giê-su, nhưng không có lần nào trở thành hiện thực.  Làm sao ông ta có thể trở về được khi ông ta đã bị đóng đinh trên thập giá, chết, và táng xác?  Lời hứa hẹn vô trách nhiệm đầy tính cách lừa dối những kẻ nhẹ dạ như trên có giá trị gì khi những điều ông hứa không hề mảy may thực hiện được đã 2000 năm nay. Nhưng điều kỳ lạ là trên thế giới hiện nay vẫn có hàng triệu người tiếp tục tin tưởng và mong chờ ngày Giê-su trở lại trần, nếu bộ xương của Giê-su trong một tiểu quách mới tìm thấy ở Jerusalem có thể trở lại trần với nguyên vẹn hình người, hay hình Chúa.. 

   Cuối cùng khi đọc đến câu bão táp lại nổi lên trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất” tôi lại chợt nghĩ đến “Tsunami đã nổi lên trong Giáo Hội Ca-tô Rô-ma hoàn vũ”.  Ảnh hưởng của Tsunami này to lớn không thể tưởng tượng, nó phá tan bức bình phong “thánh thiện, tông truyền” của giáo hội, quét uy tín của Giáo hội Ca-tô xuống vực thẳm v..v…, qua vụ trên 6000 linh mục, alias “Chúa thứ hai” can tội hiếp dâm trẻ con và nữ tu, mà giáo hội đã phải bỏ ra trên 3 tỷ đô-la để bồi thường cho các nạn nhân tình dục của các Chúa thứ hai, và các vụ này vẫn thấy hàng ngày xuất hiện trên báo Mỹ, không biết đến bao giờ mới đầy đủ.  Trong khi đó thì Giáo hội vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách bao che các linh mục loạn dâm, từ John Paul II, Benedict XVI cho đến tân giáo hoàng Francis.  [Theo tài liệu của Tòa án quốc tế ITCCS: Ngày 11 tháng 7, 2013, giáo hoàng Francis đã chính thức và công khai thúc đẩy hành động tội ác cho mọi tín đồ Ca-tô, cấm tín đồ không được báo cáo vấn đề ấu dâm trong giáo hội, và đe dọa tuyệt thông những ai nói về những chuyện lạm dụng tình dục này.]  Cũng vì vậy mà ITCCS đã lên án Giáo hội Ca-tô là một “tổ chức tội phạm liên quốc gia” và đăng hình truy tố Francis về những tội ác chống nhân loại (crimes against humanity).  Còn nhiều xì-căng-đan về ổ Vatican nữa, không làm sao kể ra cho xiết.  Các giáo dân VN cứ như những con đà điểu, rúc đầu vào cát, không biết gì đến những gì xẩy ra trong giáo hội, và chỉ lo đi làm những chuyện vớ vẩn, với ảo tưởng là có thể chống được Phật Giáo, một tôn giáo đã được thế giới công nhận là hòa bình và tốt nhất trên thế giới.

   Vì trong giáo hội Ca-tô còn những người như Lữ Giang tôi mới thấy nhận định của Robert G. Ingersoll thật là đúng và thấm thía:

   " Ca-Tô Giáo Rô-ma thật sống dai.  Điều này chứng tỏ cái gì?  Nó chứng tỏ rằng quần chúng thì ngu dốt (ignorant) và các linh mục thì xảo quyệt.
       (Roman Catholicism dies hard.  What does that prove?  It proves that the people are ignorant and that the priests are cunning.)


   Trần Chung Ngọc
   Ngày 5.1.2014


CƯỚC CHÚ:

[1] Of all the fictions which still shelter from the storm of modern criticism under the leaky umbrella of “Catholic Truth”, the legend of the divine foundation of the Papacy and the Papal system is quite the boldest and most romantic.  No divine force, but a pitifully human series of forgeries and coercions, of pious frauds and truculent ambitions, perpetrated in an age of deep ignorance, built up the Papal power, hierarchy and creed…
     The word “church” had no meaning at all in the days of Christ and Peter.  There was no such word in Aramaic.  Christ would have had to say “synagogue”; and he hated synagogues.

[2] You are Peter, and on this rock I will build my church, and the gates of Hades shall not prevail against it.  And I will give you the keys of the kingdom of heaven, and whatever you bind on earth will be bound in heaven, and whatever you loose on earth will be loosed in heaven.  Then He commanded His disciples that they should tell no one that He was Jesus the Christ.

[3] John Shelby Spong, Why Christianity Must Change or Die, p. 10:  What is heaven?  Where is heaven?  It is clear that in this ancient world the heaven that God created was thought of as God's home, and it was located beyond the sky.  But those of us in this generation know that the sky is neither the roof of the world nor the floor of heaven.  So what are we referring to when we assert that this almighty God created heaven?  Are we talking about that almost infinite universe that no one living knew anything about when the Bible was written?

[4]   As schoolchildren, we learn that the earth is moving about our sun in a very nearly circular orbit. It covers this route at a speed of nearly 30 kilometers per second, or 67,000 miles per hour. In addition, our solar system--Earth and all--whirls around the center of our galaxy at some 220 kilometers per second, or 490,000 miles per hour.

[5]   Graham, Lloyd, Deceptions & Myths of the Bible, The Citadel Press Book, New York, 1995, p.: 438:   Thus the Catholic Church is founded on Peter whom, four verses later, Jesus openly calls Satan.  Thus if the Catholic Church is founded on Peter, it is founded on Satan – a fact we have long expected.     Peter’s story is the veriest nonsense – one mortal man endowed with the power over all humanity for all eternity.  In things religious, Catholics are indeed credulous but can they be so credulous as to believe that pre-Christian sages like Pythagoras, Plato, Socrates…require this ignorant Jewish fisherman to bind and loose theirs souls?  No, and neither are we.

[6] Kung, Hans, Christ Sein (1976), p.338-339: The historical Jesus.. counted on the world’s coming to an end in his own lifetime.  And for this coming of God’s kingdom he doubtless did not want to found a special community distinct from Israel, with its own creed, its own cult, its own constitution, its own office…All this means that in his own lifetime Jesus never found any church.  He had no idea of founding and organizing a large-scale religious operation that would have to be created…

[7]      Uta Ranke-Heinemann, Putting Away Childish Things, Harper-Collins., San Francisco, 1995, p. 217: The Church has turned Jesus into its propagandist.  For this reason we take everything that presupposes or dicusses or promotes the existence of a Church as interpolation by the authors of the Gospels into Jesus’ original sayings.  That includes Jesus’ hailing Peter as the rock on which he will build his church (Matt. 16:18), since Jesus never meant to found a church… It’s not Jesus who’s speaking here; it’s the early church, which was interested in having such a leadership position and authority figure because of its growing hierarchical structure. 
   In the inauthentic chapter 21 of John – that is, in a later addition to the actual gospel – the idea of a deputy is already clearly developed.  Peter becomes the shepherd of the flock of Christ.  He takes over the functions of Jesus, the former and actual shepherd, as his representative.  Shortly afterward, the Church began to think that the important thing was not the person of Peter.  The Church decided that the office Peter held was the bedrock foundation of the Church, and that Jesus established it permanently.  With this concept we have the popes as Peter’s successors and Christ’s deputies, and the papacy as the foundation of the Church.