Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2014


ĐIỂM SÁCH

BOM LỬA NAPALM: MỘT ĐẶC SẢN CỦA MỸ


Tựa: NAPALM: AN AMERICAN BIOGRAPHY
Tác giả: Robert Neer
Nhà Xuất bản: Belknap/Harvard, Massachusetts, 2013 * 352 Trang
Người điểm sách: Peter C. Baker
Trích từ: Tuần báo The Nation, số ngày 30 tháng 9 năm 2013.
Bài phỏng dịch của Lý Nguyên Diệu


Vào một ngày mùa Hè năm 1942, trên sân bóng đá trường đại học Harvard, một sự  thay đổi đã xãy đến cho bộ mặt của chiến tranh hiện đại. Đúng ngày lễ Độc lập 4 tháng 7 của nước Mỹ năm đó, giáo sư Louis F. Fieser, Giám đốc “Dự án Nghiên cứu Vô danh số 4” của Uỷ ban Nghiên cứu  Quốc phòng, bật một nút bấm làm phát nổ chất phốt-pho trắng phía trong một trái bom chứa dầu hoả đông đặc. Từ thế kỷ 13, việc dùng lửa trong chiến trận đã bớt dần sau khi thuốc súng trở nên thông dụng, nhưng phát kiến của ông Fieser đã cho thấy máy bay có thể thả những ngọn lửa nhảo nhẹt từ trên không xuống mặt đất.
Cuốn sách “Bom Lửa Napalm: Một Đặc Sản Của Mỹ” (nhà xuất bản Belknap/Harvard; giá $29.95) của tác giả Robert Neer mô tả rằng phát kiến nầy đã được thành hình là phải dựa trên tiền thuế của dân, trên kiến thức khoa học hàn lâm và trên nguyên tắc tư bản sản xuất hàng loạt để gia lợi nhuận của nền công nghệ. Để bảo đảm cho kết quả tàn khốc của bom lửa napalm đạt đúng ý muốn, các nhà khoa học đã di tản hàng loạt xóm nhà ở vùng Trung Tây nước Mỹ để thử nghiệm mức tàn phá của bom. Họ cũng xây những ngôi nhà kiểu mẫu theo đúng kiến trúc của dân Đức và dân Nhật để đo lường tốc độ của lửa cháy. Loại heo Chesire trắng cũng bị thả bom lửa napalm vì, theo tác giả Neer, “loại heo nầy có một loại da gần giống nhất với loại da của loài người.”

Dù được nổi tiếng nhất qua những hình ảnh của cuộc chiến ở Việt Nam, nhưng bom lửa napalm lại được xử dụng nhiều nhất trong Đệ Nhị Thế Chiến, đặc biệt là trên nước Nhật.  Ngày 9 tháng 3 năm 1945, máy bay Mỹ đã thả 690 ngàn cân bom nầy trên thủ đô Đông Kinh làm hơn 87 ngàn người chết trong chỉ một đêm (nhiều hơn cả số nạn nhân của bom nguyên tử đã chết ở Hiroshima hoặc Nagasaki - Một độc giả của báo The Nation sau đó  đã viết thư cho biết con số mới nhất của các nạn nhân bom nguyên tử năm 1945 ở Hiroshima là 140 ngàn và Nagasaki là 75 ngàn -LND). Đoạn tường thuật cuộc oanh tạc trong sách của Neer thì thật là kinh khủng: Ngọn lửa toả rộng ra thật nhanh đốt hết dưỡng khí trên mặt đất. Mọi vật đều trở nên nóng bỏng không còn có thể sờ mó dược. Xác người bị cháy như những bó đuốc bay tung lên không vì ngọn cuồng phong. Những nạn nhân chưa bị cháy tìm cách nhảy xuống nước thì bị luộc sống vì nước nóng. Phi hành đoàn Mỹ trong máy bay ở cao độ 5 ngàn bộ (khoảng 1.5 cây số) mà vẫn bị nôn mửa vì ngửi mùi thịt người bị cháy từ đất bốc lên. Cuộc oanh tạc đêm đó là khời đầu của chiến dịch không kích đầu tiên bằng bom lửa napalm kéo dài 10 ngày trên không phận các thành phố Nhật.

Sau khi tiếng tăm của vũ khí mới nầy được xác nhận, bom lửa napalm trở thành vũ khí không tập được cả thế giới ưa chuộng tìm mua để xử dụng. (Đúng với nguyên tắc sản xuất nhiều, lợi nhuận tăng của kinh tế tư bản – LND) Hy Lạp dùng bom nầy để oanh tạc phiến quân cọng sản. Các cường quốc Âu châu thả bom nầy trên các thuộc địa ở Phi châu và Á châu. Brazil thả bom nầy trên quân theo Mao, Ai Cập trên Do Thái, Do Thái trên Palestine, Thổ Nhĩ Kỳ trên Cyprus, Ấn Độ trên Hồi quốc, và Iraq trên sắc dân Kurds. Trong 3 năm của cuộc chiến tại Hàn quốc (1950-1953), số bom lửa napalm được Mỹ xử dụng còn nhiều hơn cả tổng số bom trên mặt trận Thái Bình Dương của Đệ Nhị Thế Chiến. Và nhiều nhất là số bom lửa napalm đã được rót xuống trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Nhưng khi mà quần chúng Mỹ phải đối diện với những hình ảnh khủng khiếp của các nạn nhân thường dân – không chỉ hiện trên các báo thiên tả như Ramparts, mà ngay cả trong các báo bình dân như Ladies’ Home Journal – thì bom lửa napalm đã trở thành biểu tượng cho sự bạo tàn một cách vô cớ của chiến tranh kiểu Mỹ.

Một phong trào phản kháng bom lửa napalm bắt đầu hình thành qua những cuộc biểu tình trước các hãng chế tạo bom hoặc trong các đại học mỗi khi có cuộc thăm viếng của đại diện các hãng làm giàu nhờ bom như hãng Dow Chemical (cũng là hãng chế chất độc Da Cam xử dụng tại Việt Nam). Năm 1972, khi báo chí toàn cầu đăng tải hình ảnh em bé 9 tuổi Nguyễn Kim Phúc không áo quần chạy trên một đường nhỏ mà da thịt bị cháy phỏng vì lửa của dầu hoả đông đặc từ bom lửa napalm thì “vũ khí” nầy bắt đầu bị gọi là “tội ác chiến tranh.” Trong khi đó  thì Tổng thống Nixon vẫn  tự  hỏi không biết tấm hình em bé nầy có “bị chỉnh sửa” hay không. 


Hình chụp gần Trảng Bàng ngày 8 tháng 6 năm 1972 
Hình của (Huỳnh Công) “Nick” Út / AP

Trong những chương cuối cùng của cuốn sách, tác giả Robert Neer kể lại một cách tương đối đơn giản về ngày tàn của bom lửa napalm. Có hai sự cố nổi bật đáng đề cập. Trong cuộc chiến Iraq năm 2003, trên đường tiến quân chiếm thủ đô Baghdad của Tổng thống Hussein, không quân Mỹ đã dùng “bom lửa” Mark-77. Bom nầy bùng cháy như bom lửa napalm nhưng dùng một công thức dầu hoả khác nên đối với các nhà quân sự Mỹ, bom nầy không phải là bom lửa napalm nữa. Năm năm sau, Thượng viện Hoa kỳ thông qua Nghị định (Protocol) III của Hiệp định Quốc tế về Một số Vũ khí Thông thường (ban hành năm 1980) để cấm xử dụng bom lửa napalm và những hoả khí chống lại thường dân. Nhưng khi Tổng thống Obama ký vào Hiệp định nầy, ông thêm vào một ngoại lệ: Nước Mỹ sẽ ngưng thả bom lửa - ngoại trừ khi quân đội Mỹ thấy ... cần thiết!

                                                                                 Peter C. Baker

Lời bàn thêm của Lý Nguyên Diệu:

Giữa cao điểm của cuộc chiến tranh ở Việt Nam, khi bom lửa napalm được xử dụng tối đa và bị kết án cũng tối thậm, trong một bài phỏng vấn của tuần báo Times ngày 1 tháng 5 năm 1968, giáo sư Louis F. Fieser đã tuyên bố:  “I have no right to judge the morality of Napalm just because I invented it.” (Tôi không có việc gì mà phải xét đoán giá trị đạo đức của bom lửa Napalm dù chính tôi là người đã phát minh ra trái bom nầy.)
Câu tuyên bố vô lương tâm và vô trách nhiệm nầy làm chúng ta liên tưởng đến hai lời tuyên bố trước và sau Louis Fieser.
Trước Fieser 13 năm là Tuyên Ngôn chung năm 1955 gửi giới khoa học gia thế giới để chống bom nguyên tử và chống chiến tranh của hai nhà khoa học Bertrand Russell và Albert Einstein trong đó có 6 chữ cô đọng “Remember humanity and forget the rest.” (Hãy nghĩ đến nhân loại và quên đi những chuyện khác.)
Còn sau Fieser là câu tuyên bố của nữ khoa học gia người Mỹ gốc Việt Dương Nguyệt Ánh (trích từ bài “Bomb Lady” của nhà báo Andrew Lam viết ngày 8 tháng 4 năm 2004.) Bà là người được nhiều giải thưởng của chính phủ Mỹ nhờ công trình chế ra những vũ khí cho bộ Quốc phòng, Không quân và Hải quân Mỹ. Một trong những vũ khí “nổi tiếng” đó là bom “áp nhiệt” (thermobaric bomb) để giết những người trốn trong hang động của Afghanistan. Khi được hỏi về khiá cạnh sát sinh của vũ khí mà bà chế tạo, câu trả lời của bà  Dương Nguyệt Ánh là: “I’m not on the operation side. We don’t deal with human fatality.” (Tôi không ở phiá hành quân. Cái chết của con người không phải là vấn đề của chúng tôi.) Đây quả là lời tuyên bố của một người có tim mà không có tâm, phản ánh đúng như câu cảnh báo của  nhà  văn Rabelais “Science sans conscience n’est que ruine de l’âme.” (Khoa học mà không có lương tâm thì chỉ là sự hủy hoại của tâm hồn.)


Bà Dương Nguyệt Ánh và một cuộc thử nghiệm Bom Áp nhiệt

SHELF LIFE

Modern warfare changed on a Harvard soccer field in the summer of 1942. On July 4 of that year, Louis Fieser, head of the National Defense Research Committee’s “Anonymous Research Project No. 4,” flipped a switch, triggering a white phosphorous explosion inside a bomb filled mostly with jellied gasoline. The use of flame in war had been on the decline since the spread of gunpowder in the thirteen century, but Fieser showed that with napalm, planes could drop sticky fire from the sky.
  As described by Robert Neer in Napalm: An American Biography (Belknap/Harvard; $29.95), the innovation depended on taxpayer money and academic know-how, and required the fervent corporate desire for more products to sell. To ensure that napalm would have the desired effect, its architects emptied entire villages in the Midwest so they could be test-bombed, and built detailed replicas of German and Japanese homes to see how fast they would burn. White Cheshire pigs were napalmed too, because, Neer writes, their “skin was thought most closely to resemble that of humans.”
Though it is closely associated with the war in Vietnam, napalm was used extensively in World War II, mostly on Japan. On March 9, 1945, US planes dropped 690,000 pounds on Tokyo, killing more than 87,000 people in a single night (more than would die in the atomic blasts at either Hiroshima or Nagasaki). Neer’s account of that bombing is horrific: the fire spread quickly, seizing all the oxygen for itself; everything became too hot to touch; people were lifted from the ground and whipped about by the firestorm’s wind like airborne torches; many who sought refuge from the flames in water were boiled alive; 5,000 feet up, the pilots and crewmen smelled the burning flesh and vomited. It was the beginning of a ten-day campaign that introduced napalm to cities across Japan.
The new weapon’s effectiveness established, it would become an aerial weapon of choice worldwide. Greece dropped it on communist insurgents, European powers on their colonies in Africa and Asia, Brazil on Maoists, Egyptians on Israel, Israel on Palestine, Turkey on Cyprus, India on Pakistan, and Iraq on its Kurds. In Korea, the United States used more napalm than it has dropped in the Pacific in World War II, and in Vietnam it used even more. But as the US public was increasingly exposed to graphic news stories and photographs documenting napalm’s effects on civilians – which appeared everywhere, from left-wing outlets like Ramparts to mass-market glossies like Ladies’ Home Journal – the weapon came to represent all that was needlessly brutal about the American way of war.
An anti-napalm movement started with protests outside napalm production facilities and on college campuses during visits by representatives of napalm profiteers like Dow Chemical (which also manufactured the defoliant Agent Orange). By 1972, when newspapers around the world ran the now-famous photo of a naked 9-year old Vietnamese girl named Phan Thi Kim Phúc running down a road with jellied gasoline singeing her flesh, napalm’s demotion from “weapon” to “war crime” was well under way. President Nixon wondered if the photograph was “fixed”.
Neer’s closing chapters, which chronicle the decline in napalm use, are comparatively thin. Two incidents stand out. In 2003, the US military dropped Mark-77 “firebombs” during its advance toward Baghdad. The combustion looked and acted like napalm fire, but the Mark-77 had been made with a new kerosene-based formula – and so, in the eyes of the military, it was no longer napalm. Five years later, the Senate finally ratified Protocol III of the international Convention on Certain Conventional Weapons (written in 1980), which ban the use of napalm and other incendiaries against civilians. But when President Obama signed the treaty into law, he appended a caveat: The United States will no longer drop incendiary weapons – unless the military deems it necessary.
                                                                                                            Peter C. Baker



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét