Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013


QUANH BÀI CA “SUY TÔN NGÔ TỔNG THỐNG

Tạ Tốn
 
   

Tượng Hề Charlot Ngô Đình Diệm do tàn dư Cần Lao "TS Hồng Lĩnh" dựng sau vườn nhà tại Thụy Sĩ để ... suy tôn "Ngô Tổng thống muôn năm". Không biết ai tạc tượng mà trông mặt ông Diệm ngố ra, 12 con giáp không giống con nào cả !!! 


Anh em ông Diệm dù đã chết 50 năm mà vẫn không được yên, vì cứ đến tháng 11 là bọn tàn dư Cần Lao hiệp thông với các xóm đạo mang ra nhắc nhở, gây nên một làn sóng khen chê tạp-pí-lù đủ cách của dư luận.

Trong các cuộc tụ tập “cầu hồn” ấy, thế nào bọn họ cũng có ca bài “Suy Tôn Ngô Tổng Thống” (STNTT).

Nhớ lại ngay sau khi Diệm được các thế lực Tây phương và Vatican đưa về nước ngày 7 tháng 7 năm 1955, Gia đình họ Ngô và bè đảng đã tiến hành những thủ đoạn chính trị gian manh từng bước đưa Diệm lên làm Tổng thống qua trò lường gạt “Truất phế Bảo Đại” vào ngày 23 tháng 10, 1955; bầu quốc hội Lập Hiến vào ngày 4 tháng 3; khai mạc ngày 17 tháng 4 năm 1956; ban hành Hiến pháp ngày 26 tháng 10 năm 1956. Quốc Hội còn có nhiệm vụ chọn quốc ca và quốc kỳ.

Tìm hiểu thêm về các giai thoại quanh bài ca STNTT trên internet thì có bài “Bài Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa Ra Đời Như Thế Nào?” của tác giả Biển Nhớ (BN) đáng chú ý, và cho thấy tác giả đã đóng một vai trò nhất định nào đó trong trong Ủy Ban chọn quốc ca của Quốc Hội Lập Hiến dưới chế độ Diệm.

Ông viết:
Bây giờ BN xin trở lại chuyện cuộc thi sáng tác quốc ca năm 1956 tại VN:
…. Trước nhiều bài gửi về dự thi mà bài nào cũng hay cũng ý nghĩa cả (trong đó có bài ‘STNTT’, Nhạc của Ngọc Bích, Lời của Thanh Nam) , Ủy Ban chọn quốc ca của Quốc Hội Lập Hiến không biết phải tính sao. Cũng giống như giai nhân tuyển phu vậy. Kẻ tám lạng, người mười cân. Khó quá, khó quá.

Chọn bài "STNTT" nhé. Không được. Chướng quá, coi không được. Mà không chọn thì sợ Tổng Thống buồn. Cuối cùng, Ủy Ban quyết định… không chọn bài nào cả.

Quốc Hội Lập Hiến đành duy trì bài quốc ca mà các chính phủ Nguyễn Văn Xuân và Nguyễn Văn Tâm đã chọn trước đó (Bài ‘Tiếng Gọi Thanh Niên của Lưu Hữu Phước), rồi ra lệnh cho nhân viên Đài Phát Thanh Saigon sửa lại lời ca.”
…..
Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, quân nhân, công chức, học sinh mỗi khi chào cờ chẳng những hát quốc ca mà còn phải hát thêm bài "STNTT" nữa. Đi xem cải lương, đại nhạc hội, xi nê, trước khi mở màn, khán giả (trong đó có BN) phải đứng dậy lắng nghe quốc ca và bài "STNTT", đợi cho nhạc dứt hẳn thì mới được ngồi xuống .”

Lời như thế này:

Ai bao năm từng lê gót nơi quê người
Cứu đất nước thề tranh đấu cho tự do
Người cương quyết chống cộng,
bài phong kiến bóc lột,
diệt thực dân đang rắc reo tàn khốc.
 
Bao công lao hồn sông núi ghi muôn đời
Gương hy sinh ngàn muôn kiếp không hề phai
Toàn dân quyết kết đoàn,
cùng chung sức với người,
thề đồng tâm xây đắp cho ngày mai.

ĐK 1. Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng thống
Ngô Tổng thống, Ngô Tổng thống muôn năm
Toàn dân Việt nam nhớ ơn Ngô Tổng thống
Xin Thượng đế ban phước lành cho người

ĐK 2. Toàn dân Việt Nam nhớ ơn Ngô Tổng thống
Ngô Tổng thống, Ngô Tổng thống muôn năm
Toàn dân Việt nam quyết theo Ngô Tổng thống
Chung đắp xây nền thống nhất sơn hà.


 Hai lời bàn:
1- Ông Diệm từng Lê gót nơi quê người” trong các chủng viện Công giáo  và Thượng viện Mỹ mà gọi là “Công lao” và “Gương hy sinh” thì … bố láo thật ! Tác giả bài ca “chơi đểu” Ngô Tổng thống như thế mà Cục Tâm Lý Chiến của Đệ Nhất Cọng hòa điếc chẳng biết gì.
2- "Xin Thượng Đế ban phước lành" đâu chẳng thấy, cuối cùng Thượng Đế "ban phước dữ" cho toàn gia chết chẳng toàn thây !


Một cách suy tôn thời Đệ Nhất Cọng Hòa:
“Ngô Chí sĩ” đi thăm dân mà ngồi chểm chệ trên thuyền
cho Sĩ quan Quân đội VNCH “thề đồng tâm” bì bỏm lội nước đẩy “Người” đi.  

II. Biến Chế:

1. Tiếu Lâm:

Tác giả Biển Nhớ còn ghi thêm Bài "STNTT" đã đi vào lòng dân tộc không phải do lời chính thức mà bởi "lời 2" do dân gian đặt rồi tuyền tụng nhanh chóng . Nhắc đến lời chính thức chưa chắc người ta mường tượng ra được bản nhạc hát như thế nào nhưng khi nhắc đến lời 2 là bà con biết ngay.

Cũng vì lời 2 này mà BN đã bị "ăn đòn nên thân" đến mấy lần. Thưở ấy, hát Lời 2 giữa chốn công cộng là có thể bị rắc rối, có khi bị cảnh sát bắt đấy các bạn ạ.

Thế mà BN hát tỉnh bơ, hát một cách say đắm, khỏe khoắn và . . . để hết hồn vào bài hát”, như sau:

(Suy Tôn Tô Hủ Tiếu)

Tôi đi ngang tiệm hủ tiếu trong Đô Thành
Thấy họ bán thịt phở tái thiệt là ngon
Miệng đang hút thuốc lào
Miệng đang hút thuốc lào
Liền nhào vô bưng cái tô mà húp

Ăn xong xuôi rờ trong túi không có tiền
Cái họ bắt rồi họ nhốt trong cầu tiêu
Và nó thúi quá chừng
Và nó thúi quá chừng
Thề từ đây không dám ăn nữa đâu

Toàn dân Việt Nam nhớ ơn tô hủ tiếu
Tô hủ tiếu tô hủ tiếu muôn năm
Toàn dân Việt Nam nhớ ơn tô hủ tiếu
Xin Thượng đế ban phước lành cho rồi

. . . (câu cuối cùng quên mất)


2. Lên Án:

Còn có một bài đổi lời, coi như là “lời 3” mới xuất hiện rất muộn về sau trong dân gian ít người biết là:

(Truy Hồn Ngô Thủ Lĩnh)

Ai bao năm từng chui rúc trong nhà giòng
Trốn mất đất, chạy theo gót quân thực dân
Đùn về nước chống cộng,
Phản phong kiến cứu mình,
Lạy ngoại bang nuôi tấm thân tàn rách.

Quân tay sai hờn sông núi ghi muôn đời
Gương gian manh theo giặc cướp không hề phai
Toàn dân quyết nắm đầu, cùng chung sức đánh nhào
Thề đồng tâm xây đắp cho ngày mai.

ĐK 1:
Toàn dân Việt Nam dứt xong Ngô phản phúc
Quân bội ước, cả giòng giống theo Tây
Toàn dân Việt Nam thoát qua cơn tàn khốc
Mong Trời Đất cứu giúp người dân lành

ĐK 2:
Toàn dân Việt Nam diệt xong Ngô phản quốc
Quân Mỹ Pháp, và cả đám Va-ti-căng
Toàn dân Việt Nam đá văng phản quốc
Chung đắp xây nền thống nhất sơn hà.

Hai câu hát khác được bọn sinh viên trường Luật chúng tôi nhại theo mỗi lần cúp cours đi xinê Vĩnh Lợi phải đứng dậy "suy tôn" Ngô Tổng thống trên màn hình là:
Toàn dân Bùi Chu mút cu Ngô Tổng thống
Ngô Tổng thống, Ngô Tổng thốnhg khen ... ngoan !

Bây giờ, cứ mỗi lần nghe đài phát thanh Công giáo Little Saigon Radio và TV Hồn Việt tại Bolsa của ông cựu Cần lao Vũ Quang Ninh cho phát lại bài "Suy tôn Ngô Tổng thống", bọn tôi lại ... phục lăn sự vô liêm sĩ của các cô cậu tín hữu trong đài.   

Một cách "Suy tôn Ngô Tổng thống" của Văn nghệ sĩ nhóm Tự Do.
Bìa báo Tết năm Canh Tý (1960), do Họa sĩ Nguyễn Gia Trí trình bày, vẽ 5 con chuột (cầm tinh tuổi ông Diệm) ám chỉ 4 ông Thục, Diệm, Nhu, Cẩn và bà Nhu đang đục khoét quả dưa hấu tượng trưng cho miền Nam (Lật ngược bìa báo, ta thấy hình chử "S" của nước VN).
Báo vừa phát hành một ngày thì bị tịch thu. Các ông trong Ban Chủ trường như Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Mặc Thu Lưu Đúc Sinh , Như Phong Lê văn Tiến, Tam Lang Vũ Đình Chí, ... kẻ phải đi trốn, người bị Mật vụ của ông Nhu hạch hỏi.
 
Tạ Tốn
Tháng 10 năm 2013

4 nhận xét:

  1. 1)Những người không được hưởng ân huệ-ơn mưa móc từ thời TT Ngô Đình Diệm nên mới có những lời bêu rếu ông như vậy sau khi ông mất đã 50 năm . Đúng là trả thù vặt

    2) Những người từng đuoc hưởng ấm no thanh bình hay quyền lợi từ chế độ của TT Ngô Đình Diệm mà không biết ơn lại còn đem ông ra làm trò hề như vậy sau khi ông qua đời hàng nửa thế kỷ - Quả là các người quá vô ơn .

    Nói tóm lại là hãy để cho lịch sử phán xét Ngài

    Trả lờiXóa
  2. Bài viết có vẻ nặng nề công kích cá nhân. Thực sự dưới chế độ đa đảng của VNCH thì ban đầu bài hát Suy tôn NTT không bắt buộc mà chỉ có một số trường tiểu học (thời đó tôi học tiểu học nên biết) muốn lấy lòng nhà cầm quyền nên bắt học trò hát. Nhưng cũng có trường không hát. Sau này phía đối lập phản đối nên bài hát này bị bỏ đi.

    Trả lờiXóa
  3. Bài viết có vẻ nặng nề công kích cá nhân. Thực sự dưới chế độ đa đảng của VNCH thì ban đầu bài hát Suy tôn NTT không bắt buộc mà chỉ có một số trường tiểu học (thời đó tôi học tiểu học nên biết) muốn lấy lòng nhà cầm quyền nên bắt học trò hát. Nhưng cũng có trường không hát. Sau này phía đối lập phản đối nên bài hát này bị bỏ đi dù khi đó ông Diệm còn đương quyền.

    Trả lờiXóa
  4. Thằng tạ tốn mất dạy này nếu không phải là việt cộng thì cũng là thằng ăn cháo đá bát, ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản. Những thằng như mày không xứng đáng là đứng trong hàng ngũ sinh viên trường luật, mà chỉ đáng để làm bồi bút cho vc mà thôi.

    Trả lờiXóa