BỘ TRƯỞNG MCNAMARA VIẾT TỪ SÀI GÒN:
DIỆM-NHU ĐÀN ÁP TOÀN DÂN
Foreign
Relations of the United States, 1961–1963
Volume IV, Vietnam, August–December 1963, Document 150
Volume IV, Vietnam, August–December 1963, Document 150
(LỜI NGƯỜI
DỊCH: Hồ sơ này là cuộc phỏng vấn ngày 26-9-1963 tại Sài Gòn, do Giáo sư Bromley
Smith trả lời Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ McNamara lúc đó đang thăm VN. Hồ sơ Bộ
Ngoại Giao Mỹ ghi rằng GS Smith là ‘Executive Secretary of the National
Security Council’ -- Thư ký điều hành Hội Đồng An Ninh Quốc Gia -- thực ra, là
một nhà văn Hoa Kỳ đã ủng hộ ông Diệm nhiều năm, cho tới khi thất vọng vì các
chính sách anh em ông Diệm-Nhu truy bức Phật Giáo và các thành phần dân chúng.
Ghi nhận từ hồ sơ 150 này
của FRUS, 1961-1963, Vietnam:
-
Không hể có chuyện xô xát giữa Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo.
-
Cả giáo dân Thiên Chúa Giáo và Phật Tử đều bất mãn chế độ ông
Diệm.
-
Chế độ không duy trì bằng lý tưởng tự do, mà chỉ bằng ban phát
ân huệ và bắt bớ -- nhà tù ở Nam VN đã chật.
-
Đại học không dám mở cửa lại, vì tiên đoán sinh viên sẽ xuống đường -- cả Khoa Trưởng Đại Học Văn
Khoa cũng sẽ biểu tình.
-
Việt Cộng chưa lợi dụng được thời kỳ bất ổn chính trị này, vì
lãnh đạo chính trị của họ yếu kém.
Bản dịch thực hiện bởi Cư sĩ Nguyên Giác.)
BẮT ĐẦU BẢN DỊCH
150.
Phúc trình do Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara viết (1)
Sài
Gòn, ngày 26 tháng 9 năm 1963
Bộ
Trưởng McNamara phỏng vấn Giáo sư Smith (2) ngày 26-9-1963
Smith,
một giáo sư tại một đại học Hoa Kỳ hàng đầu, nói tiếng Việt lưu loát, là một
học giả về Đông Phương Học, có liên hệ rộng với nhiều lãnh đạo cả Bắc VN và Nam
VN, và trong việc làm hàng ngày được đọc nhiều bản chép xuống các buổi phát
thanh từ Bắc VN và thư cá nhân và các hồ
sơ khác được bí mật đưa ra khỏi Bắc VN.
GS
Smith vừa hoàn tất một chuyến thăm Nam VN, trước đó đã từng thăm nơi này trong
năm 1960 và 1953. Trong chuyến đi 1963 này, GS Smith không đi nhiều ra ngoài
Sài Gòn. Trong một buổi phỏng vấn dài với Bộ Trưởng McNamara, GS Smith nói:
1.
Khi tới Nam VN, ông ta tin là Hoa Kỳ có thể làm việc chung với Diệm được và sẽ
nguy hiểm nếu thay đổi gì. Sau nhiều tuần lễ ở đây, ông ta đã phải đổi ý.
2.
Diệm đã già kinh khủng so với năm 1960. Diệm đầu óc chậm rồi.
3.
Nhu là người có lưng bị dựa sát tường; Nhu đã gây nỗi sợ bị bắt trong cả những
người ngoaì giới chính trị thuộc mọi thành
phần ở Sài Gòn; Nhu đang tới mức hốt hoảng và đã tới giai đoạn tuyệt
vọng.
4.
Diệm sẽ không tồn tại quá 24 giờ nếu không có Nhu, người phụ trách các món hối
lộ (LND: nguyên văn “Nhu
who handles the bribes and...” có thể hiểu rằng Nhu ban phát ân huệ vật chất để
chế độ tồn tại, chứ không còn nêu lên chính nghĩa thế giới tự do nữa.)
và vận dụng những người ủng hộ cần thiết để tồn tại. Nhu sẽ không thọ nổi quá
24 giờ nếu không có chiếc áo choàng uy tín của Diệm. Hai anh em biết là họ cần
nhau.
5.
Không có cách nào để tự do hóa chế độ
này. Diệm không có khả năng thay đổi. Do vậy chúng ta (Hoa Kỳ) phải chọn
lựa, hoặc là chiến thắng cùng chế độ này, hoặc là hỗ trợ để thay đổi chế
độ.
6.
Trong nhiều năm, công chúng đã chỉ trích chế độ nhưng chỉ làm như thế sau bàn
tay của họ. Bây giờ thì chỉ trích công
khai rồi, từ dân chúng trên đường phố, và từ cả các chiến binh và cảnh sát.
7.
Cách chế độ đối xử với Phật Tử đã đặc biệt làm nghẽn họng mọi giai cấp người
Việt. Họ kinh hoàng vì chuyện dùng quân đội tấn công nơi thờ phượng. Việc đó
đánh sâu hơn bất cứ gì mà chế độ đã làm và hành
động đó gây bất mãn từ cả giáo dân Thiên Chúa Giaó và Phật Tử. Không có
chuyện xô xát giữa Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo. Trong quá khứ không hề có tổ chức chính thức Phật Giáo nào; đột
nhiên dân chúng được tổ chức với các bản tin phát ra, vân vân. Trước giờ có sự
chống đối ẩn tàng đối với chế độ và rồi hiển lộ ra trong giới Phật Tử sau sự
kiện Huế. Đó hiển nhiên là một chuyển động chính trị, không phải tôn giáo.
8.
Điểm đầu tiên để nghiên cứu cẩn trọng là: Chúng ta có thể chiến thắng với chế
độ này không? GS Smith tin là không thể
chiến thắng nổi. Rồi thì, chúng ta đối diện với câu hỏi là phải thay đổi
chế độ. Bất kỳ chuyển động nào ra khỏi chế độ này đều cực kỳ rủi ro. Vì sinh viên, cũng như Phật Tử
đều không lật đổ nổi chế độ này. Chỉ
có đảo chánh quân sự hay một cú ám sát mới hiệu quả, và một trong hai
chuyện này nhiều phần thấy sắp xảy ra. Trong trường hợp như thế, chúng ta (Hoa
Kỳ) có 50% cơ hội sẽ thấy sáng sủa hơn.
9.
Chính sách giữ im lặng của Đại sứ đã được chấp thuận từ mọi nơi, chỉ trừ từ Phủ
Tổng Thống Nam VN.
10.
Tướng Thompson nói tuần trước rằng chương trình ấp chiến lược cho thấy sẽ thành
công. Đài phát thanh từ Bắc VN đã chỉ trích nặng nề nhất là chương trình ấp
chiến lược.
11.
Xuyên qua các nguồn tin độc lập, GS Smith xác nhận rằng Nhu đã nói với nhà báo
Joseph Alsop những gì mà Alsop viết bài nói rằng Nhu đã nói (3) và rằng Bắc
VN đã tìm tới Nhu xuyên qua người Pháp, như Nhu đã nói.
12.
Một đại tá quân đội [Hoa Kỳ], một bạn chung của cả Nhu và GS Smith, mấy hôm
trước báo cáo rằng Nhu hỏi thăm dò rằng
Quân đội sẽ phản ứng thế nào đối với những cuộc thương thuyết với Bắc VN.
Đại tá này nói với Nhu rằng ông ta sẽ
không sống tới 24 giờ sau khi khởi sự thương thuyết như thế.
13.
Nếu Cộng sản kiểm soát toàn bộ Nam VN, sẽ không còn lãnh tụ chính trị nào trên
toàn vùng Châu Á đặt niềm tin vào thế giới Tây Phương nữa. Thực sự, mất niềm
tin sẽ không chỉ ở trong các lãnh đaọ Châu Á.
14.
Chính phủ Mỹ không thể làm bất cứ gì khác hơn là, hoặc công khai ủng hộ Diệm
hoặc giữ im lặng. Nếu chúng ta giữ chính
sách im lặng, một cuộc đảo chánh có lẽ sẽ xảy ra trong vòng 4 tuần lễ. Đây
cũng là canh bạc xem ai sẽ nắm quyền sau chính phủ quân sự tạm thời.
15.
Các giáo sư tại Viện Đại Học Sài Gòn nói rằng hoàn cảnh bây giờ y hệt như điạ ngục; nếu Đại học mở cửa lại, các
sinh viên lại sẽ xuống đường và sẽ có tham dự của Khoa Trưởng Đại Học Văn Khoa
( “Dean of the Literary School”).
16.
Nhu đang bắt giam thêm nhiều người, và căng thẳng ngày cảng tăng. Và khi căng
thẳng tăng thêm, tinh thần binh sĩ bị ảnh hưởng. Việc gỡ bỏ giới nghiêm và
thiết quân luật đã đi kèm với hiện tượng nửa đêm vào nhà bắt người. Các nhà tù chưa bao giờ chật như hiện nay.
17. Cuộc đảo chánh do Mỹ hỗ trợ sẽ làm
hỏng mục tiêu của chính nó. Chúng ta sẽ có thể gặp một chính phủ mang tiếng là
búp-bê của Mỹ.
18.
Việt Cộng chưa lợi dụng được thời kỳ bất ổn chính trị này, vì lãnh đạo chính
trị của họ yếu kém và vì Bắc VN trong khi đang gặp nạn đói trầm trọng lại ước
muốn thương thuyết với Nam VN.
19.
Sẽ là mơ màng nếu tin rằng “dân chủ” sẽ hiệu quả trong hoàn cảnh hiện nay ở Nam
VN. Nhiều biện pháp đàn áp của chế độ Diệm sẽ tiếp tục bởi chế độ kế tiếp.
Nhưng dân chúng sẽ chấp nhận như thế một thời gian, nếu chính phủ giaỉ thích
tại sao áp dụng như thế và khi nào sẽ có thể gỡ bỏ biện pháp mạnh. Nhiều người
ở Nam VN hiện nay nói về sự lựa chọn
giữa việc đàn áp bất tận của Diệm hay là việc đàn áp bất tận của người Cộng sản.
20.Nhiều
người tại Nam VN thấy khó hiểu về thái độ của Mỹ. Chính phủ [Mỹ] không nói
chung một tiếng nói. Nếu chính phủ Mỹ, sau khi tôi [Bộ Trưởng Quốc Phòng
McNamara] về nước, không nói gì về việc ủng hộ chế độ Diệm, một cuộc bùng nổ sẽ
xảy ra trong vòng 2 hay 3, hay 4 tuần lễ nữa.
GHI CHÚ:
(1) Nguồn:
Trung tâm Văn khố Quốc gia Washington National Record Center, RG 330, Hồ sơ về
McNamara: FRC 71-A-3470, Hồ sơ và Ghi chú lưu trữ 9/25/63—Chuyến đi tới Nam VN.
Bí mật.
(2) Theo
lời William P. Bundy, người đi kèm Bộ Trưởng McNamara tới Nam VN, Giáo sư Smith
là tên giả. Bundy kể rằng “Smith,” người
lúc đó đang ở Sài Gòn, “là một sinh viên dài hạn và là nhà văn viết về Việt Nam
người trước đó ủng hộ mạnh mẽ ông Diệm cho tới thời kỳ đó.” Bundy nghĩ rằng ý
kiến của Smith có “sức nặng đặc biệt” vì trước đó Smith ủng hộ Diệm. Bundy nhớ
rằng ông có ấn tượng lúc đó rằng lời khai của Smith có “sức nặng lớn đối với
McNamara.” (Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Phòng Sử Gia, Các cuộc phỏng vấn về VN, William
R Bundy, June 26, 1984)
HẾT
BẢN DỊCH
Hình chụp 3 trang 293, 294
và 295
trong FRUS, 1961-1963, Volume
IV, Vietnam, Tài liệu số 150.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét