HỒ SƠ 1963 CỦA MỸ:
LÍNH VÀ DÂN VIỆT NAM PHẨN NỘ
Ấp Chiến Lược
Trì Trệ, VNCH Sẽ Sụp Vì Nhu
Foreign
Relations of the United States, 1961–1963
Volume IV, Vietnam, August–December 1963, Document 110
Volume IV, Vietnam, August–December 1963, Document 110
(LỜI NGƯỜI DỊCH: Hồ sơ tối mật này được cơ
quan tình báo Mỹ trình lên Ngoại Trưởng Hoa Kỳ vào ngày 15-9-1963, hơn 3 tuần
sau ngày ông Ngô Đình Nhu chỉ huy trận tổng tấn công các chùa, cho thấy tình
hình sau:
-
Tổng Thống Ngô Đình Diệm
trở thành bù nhìn của Nhu;
-
Nhu đã bêu xấu, đẩy các nhân sự tài năng và trung thành xa khỏi
ông Diệm;
-
Nhu chỉ huy Mật Vụ và Lực Lượng Đặc Biệt, gài hệ thống mật báo
khắp nơi;
-
Nhu dựng chứng cớ ngụy
tạo, chụp mũ Phật Tử là Cộng sản;
-
Nhu căm thù Mỹ, tố Mỹ cấu kết với thực dân, phong kiến để biến
VN thành vệ tinh;
-
Nhu nói phải chống Mỹ,
bắt tay với Hà Nội, làm quân đội Nam VN mất tinh thần;
-
Chương trình ấp chiến lược trì trệ suốt 3 tháng liền;
-
Tư Lệnh Lữ Đoàn Nhảy Dù VNCH, và Chánh văn phòng của ông Diệm
nói Nhu phải đi;
-
Nhu hút thuốc phiện nhiều năm, và đã hoang tưởng tâm thần;
-
Lòng dân VN căm thù Nhu, và CS
sẽ chiến thắng nếu còn Nhu lãnh đạo Nam VN.
Cuối bản dịch sẽ đính kèm
bản scan. Bản dịch thực hiện bởi Cư sĩ Nguyên Giác.)
BẮT ĐẦU BẢN DỊCH
110. Bản ghi nhớ từ Giám Đốc Sở Tình
Báo và Nghiên Cứu (Thomas Hughes) trình lên Ngoại Trưởng (1)
Washington,
ngày 15 tháng 9 năm1963
ĐỀ
TÀI
Vấn
đề ông Nhu
Ngô Đình
Nhu đã đóng vai trò chủ yếu trong việc thực hiện cuốc chiến chống lại Việt Cộng.
Ông là lực năng động phía sau chương trình ấp chiến lược. Ông đã ảnh hưởng lớn
tới việc phối trí các khái niệm quân sự VN từ chiến tranh quy ước tới phản du kích
chiến. Ông đã lập ra các đoàn thể để kích động thanh niên và các giới khác với ý
thức chính trị.
Tuy nhiên,
kể từ ngày 8 tháng 5-1963 (LND:
Khi Phật Tử bị chính quyền Huế nổ súng và ném lựu đạn, làm chết 9 người trong đó
có một số thiếu niên, xem: http://tinyurl.com/HoSoMat),
Nhu đã trở thành một yếu tố chủ chốt làm
bi thảm cuộc tranh chấp Phật Giáo trở và là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng
công quyền tiềm ẩn cơ nguy bùng nổ. Vì các lý do nêu sau đây, Nhu là trở ngại
lớn cho bất kỳ giải pháp chân thực nào đối với khủng hoảng này.
Nhu nắm ông Diệm với ảnh hưởng
trản ngập, bất khả thay đổi.
Nhu đã bêu xấu, vô hiệu hóa, hay gỡ bỏ nhiều cố vấn tài giỏi và trung thành với Diệm.
Nguyễn Đình Thuần, Bộ Trưởng Tổng Thống
Phủ, nói Nhu là người duy nhất ông Diệm tin tưởng. Võ Văn Hải, Chánh văn phòng của Diệm và là thẩm quyền khả tín nhất
trong giới làm việc ở Phủ Tổng Thống, đồng ý với Thuần rằng Nhu nói thay cho Diệm
trong các buổi họp, viết thư trả lời báo chí thay cho Diệm, và biến Diệm trở thành tiếng vọng cho quan điểm
riêng của Nhu.
Do vậy,
Diệm tin lời Nhu kết tội rằng vấn đề Phật giáo căn bản là do Việt Cộng gây ra. Điều
này làm mất uy tín của Diệm trong mắt
những người ủng hộ trung thành của Diệm. Vũ Văn Mẫu, cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao VNCH, và Tướng Lê Văn Kim, quyền Phó Tham Mưu Trưởng quân
lực VNCH, nói rằng Nhu bây giờ là sức mạnh khống chế ở Nam VN. Bản đánh giá tình
hình do Tòa Đại Sứ Mỹ thực hiện kết luận rằng trong các cấp lãnh đạo chính phủ
cũng như lãnh đạo ở cấp tỉnh và huyện, cùng nhận ra rằng quyền lực thực sự trong tay Nhu,
chứ không phải ở Diệm. Thêm nữa, bản đánh giá chỉ ra ngày càng thêm nhiều
người thấy rằng Diệm không sẵn lòng cho Nhu về vườn, với một vài nhóm ngờ vực rằng
Diệm có thể không cai trị lâu thêm chút nào nếu không có Nhu.
Quyền Lực Riêng của Nhu: Mật Vụ
và Lực Lượng Đặc Biệt
Nhu cũng
có nguồn quyền lực riêng. Nhu chỉ huy mật vụ và Cần Lao, một đoàn thể kiểm soát
chính trị nửa bí mật nửa công khai. Hệ thống mật báo viên tràn ngập trong công
quyền, quân đội và các tổ chức ngoài chính phủ quan trọng. Hệ thống do thám của Nhu gây ra nỗi sợ và căm thù xuyên khắp các nhóm
này. Sức mạnh của Nhu trong việc bêu xấu uy tín đối thủ đã dẫn tới việc đẩy
ra các nhân sự tận tâm và tài năng.
Nhu kiểm
soát Lực Lượng Đặc Biệt của quân đội, mà đơn vị này, cùng với đạo binh mật vụ, đã
hành động theo lệnh Nhu trong các trận tấn công các chùa, bắt giữ các nhà sư, các
sinh viên, và những người đối lập, và trong việc ngụy tạo ra “chứng cớ” để “chứng
tỏ” có một âm mưu Cộng sản phía sau các nhóm bị Nhu chống phá. Chính các hành động
như thế đã làm cay đắng thêm những căng thẳng đương hữu tới mức cận kề nổi loạn.
Nhu căm thù Hoa Kỳ
Nhu đã
thực hiện một chiến dịch cay độc chống Mỹ, cả công khai và bí mật. Nhu đã tố cáo Mỹ âm mưu với “bọn thực dân” và “bọn
phong kiến” để biến Nam VN làm một vệ tinh [cho Mỹ]. Nhu đã phóng ra các bản
tin rằng một số viên chức Hoa Kỳ cụ thể đã
nằm trong danh sách sẽ bị Nhu ám sát. Nhu đã thường xuyên nói rằng hiện diện
Hoa Kỳ phải giảm bớt vì như thế đe dọa nền độc lập của Nam VN. Nhu đã liên tục
nói dối với Đại sứ Mỹ và Trưởng phòng CIA tại Sài Gòn về vai trò của Nhu trong
các diễn biến từ sau ngày 8 tháng 5-1963.
Tình
hình đó đã làm thiệt hại vị trí của chúng ta tại Nam VN. Đại tá Lạc, người trách nhiệm thực hiện chương trình ấp chiến lược,
nhận định rằng tiến trình này đã chậm lại trong ba tháng qua vì thái độ chống Mỹ
của “một số phần tử” tại Sài Gòn. Cùng lúc đó, Nhu lại khoe khoang rằng Nhu nắm
giữ các ủng hộ căn bản từ Hoa Kỳ -- để vừa làm khựng lại các đối thủ của
Nhu và làm tăng uy tín của Nhu bằng cách bêu xấu các viên chức cao cấp.
Quan hệ của Nhu với Bắc VN.
Nhu nói
trong chỗ riêng tư rằng nếu Mỹ cắt viện trợ, Nhu sẽ tìm giúp đỡ từ nơi khác. Nếu
điều đó lại hỏng, Nhu khẳng định là Nhu
sẽ thương thuyết một thỏa hiệp với Hà Nội. Nhu đã thuyết phục cả các nhà
quan sát ngoại quốc và người Việt rằng viễn ảnh đó nhiều phần sẽ xảy ra. Các bản
phúc trình nói rằng Nhu đã liên lạc với Hà Nội là rất khả tín và lan rộng tới mức
thực tế đã làm suy giảm tinh thần quân đội
và giới công chức, bất kể sự chính xác hiện nay [của các bản phúc trình].
Nhu có
khả năng để tin rằng Nhu có thể lèo lái tình hình để làm lợi cho Nhu, dù là qua
việc chiến đấu chống Cộng hay thương thuyết với Cộng sản. Trạng thái tâm thần
hoang tưởng của Nhu đã hiển lộ trong lời Nhu
khoe khoang là chỉ có Nhu mới có thể cứu Việt Nam. Cả Nguyễn Đình Thuần và Võ Văn
Hải xác nhận rằng Nhu hút thuốc
phiện trong hai năm qua, cho thấy giải thích một phần về trạng thái tự tin
quá độ và hoang tưởng quyền lực của Nhu.
Người dân Việt muốn Nhu về vườn
Theo lời
Tướng Paul Harkins (Tư Lệnh MACV), cả về những cảm xúc và thực trạng tại Nam VN
đã phân cực mạnh mẽ và đều chống lại ông
bà Nhu. Tướng Harkins tin rằng Nam VN sẽ “tồn tại và thịnh vượng” nếu ông bà
Nhu ra đi và ông Diệm vẫn giữ chức Tổng Thống. Chúng tôi (Sở Tình Báo và Nghiên
Cứu -- Director of the Bureau of Intelligence and Research) đồng ý hoàn toàn với
quan điểm của Tướng Harkins về ông bà Nhu.
Tướng
Victor Krulak (Phụ Tá Đặc Biệt về Chống Nổi Dậy, Bộ Tổng Tham Mưu Hoa Kỳ) báo cáo
rằng việc Nhu ra đi sẽ được hoan hô bởi
các sĩ quan quân đội. Tướng Krulak được Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn Nhảy Dù VN nói
về sự căm ghét giận dữ với Nhu. Đại tá
Lạc nói rằng Nhu sẽ không đứng nổi 24 giờ nếu Mỹ nói rõ rằng Mỹ không chấp
nhận tình hình này. Trần Quốc Bửu, chỉ
huy tổ chức Công Đoàn lớn nhất ở VN, nói rằng các đoàn viên của ông tin rằng Nhu phải ra đi. Bửu sợ rằng nếu Nhu
chiến thắng được từ cuộc khủng hoảng hiện nay, những sai lầm tai hại tất xảy
ra, cho phép Cộng quân chiếm được toàn bộ VN. Võ Văn Hải tin rằng Diệm không có thể tìm lại được niềm tin của
dân chúng khi nào Nhu còn trong chính phủ.
Chúng tôi
đồng ý với bản đánh giá tình hình của Tòa Đại Sứ rằng (1) Nhu bị căm ghét, bị căm thù, bị sợ hãi, và bị bất tín ở mọi cấp
trong công quyền, trong quân đội và trong giới trí thức thành thị, và (2) cảm xúc
chống Nhu đã lan rộng, đã kéo dài bây
giờ đang dầy đặc thêm và cô đọng để trở thành những lời quy lỗi cho các biện
pháp đàn áp của chế độ. Chúng tôi cũng đồng ý với bản lượng định MACV rằng nhiều
sĩ quan cao cấp như dường được thuyết phục rằng Nhu có thể thương lượng với Hà
Nội và “đại đa số trong quân đội không
thể chấp nhận Nhu vào cấp lãnh đạo Nam VN trong bất kỳ điều kiện nào.”
GHI CHÚ:
(1) Nguồn: Thư Viện Kennedy
Library, Hồ sơ An ninh Quốc gia, Vietnam Country Series, Kế hoạch Hành động. Tối
Mật; Chỉ Đọc Thôi. Cũng đã đưa vào Hồ Sơ Giải Mật, 1982, 593 A.
HẾT BẢN DỊCH
Đính kèm nguyên văn Bản Ghi Nhớ 110, gồm
bốn trang 212, 213, 214 và 215
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét