QUỐC NGỮ, NỖI TRĂN TRỞ
Trần Trọng Sỹ
Việt Nam từ khi thực dân Pháp đặt nền
móng cai trị cho đến 1975, lúc nào cũng lắm phong ba bão tố chưa bao giờ có một
nền chính trị ổn định và độc lập. Đến khi cuộc cách mạng 1963 lật đổ được Ngô
Đình Diệm, con đường mang tên giáo sĩ Đắc Lộ đã được nhân sĩ miền Nam tháo bỏ,
nhưng đáng tiếc là cố thủ tướng Võ Văn Kiệt lại đưa nó trở về. Mong rằng nhà nước nên xét lại việc
vinh danh cho tên giặc cướp nước này. Đây
là một sai lầm rất nghiêm trọng của lịch sử, cũng là sự khinh thường xương máu
của nhân dân. (Trần Trọng Sỹ)
Đối với một số người, ký âm bằng La Tinh là một quốc nhục,
một vết thù văn hóa mà không cách nào xóa bỏ.
Nhìn chung quanh ta, từ Lào, Miên, Thái, Myanmar, Nhật,
Hàn, Trung Quốc chả ai có ký tự La Tinh? chỉ những nước mà ngay cả nguồn gốc họ
cũng không biết như Philippines mới có ký âm La Tinh.
Bất kỳ nhà nghiên cứu văn hóa Á châu nào, chỉ cần nhìn
cách họ viết chữ, là có thể xác định được phần nào văn hóa của nước đó. Hể ký
âm bằng La Tinh thì biết ngay dân tộc này là nạn nhân của thực dân, đã bị nhồi
sọ, đã ít nhiều bán một phần hồn cho văn minh La Mã. Chỉ ngay điểm khởi đầu này,
ký âm La Tinh ở châu Á, và ngay cả ở Nam Mỹ, hoàn toàn không có gì vinh hạnh.
■ 1- Ngoài bản chất La Tinh, các dân tộc Nam Mỹ chẳng còn giữ được văn hóa đặc thù
Vì sao Nam Mỹ được gọi là Mỹ Châu La Tinh? Vì cả bán lục địa này bị bọn Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha sang xâm chiếm làm thuộc địa từ 1492 với sự khám phá Mỹ Châu của Christophe Colomb, đến sau chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha 1898 (được viết rõ hơn ở sau trong phần Hoa Kỳ-Trung Quốc, hai đế quốc, hai giá trị), tức là 4 thế kỷ nô lệ. Nhưng cụm từ Mỹ Châu La Tinh được một trí thức Pháp tên là Michel Chevalier khai sinh. Năm 1830, Chevalier được lệnh bộ trưởng nội vụ Pháp Adolphe Thiers (sau này là tổng thống thứ hai của Pháp) sang Mỹ châu để nghiên cứu về chính trị và kinh tế. Ông nhận thấy tất cả các nước phía nam của HK đều chẳng có nguồn gốc bản địa, nhưng có chung một nền văn hóa La Mã, nên ông nảy ra ý hô hào các dân tộc 'La Tinh' cùng đứng chung với 'Latin Europe' để chống lại bọn Teutonic Europe, Anglo-Saxon America và Slavic Europe, nghĩa là chống lại văn minh Bắc Âu, trong đó có Hoa Kỳ. Sau này trí thức của cả vùng Mam Mỹ đều hướng về Pháp thay vì Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang trong thời kỳ suy thoái, nên cụm từ Mỹ Châu La Tinh theo văn minh Pháp được sử dụng từ đó.
Vì sao Nam Mỹ được gọi là Mỹ Châu La Tinh? Vì cả bán lục địa này bị bọn Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha sang xâm chiếm làm thuộc địa từ 1492 với sự khám phá Mỹ Châu của Christophe Colomb, đến sau chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha 1898 (được viết rõ hơn ở sau trong phần Hoa Kỳ-Trung Quốc, hai đế quốc, hai giá trị), tức là 4 thế kỷ nô lệ. Nhưng cụm từ Mỹ Châu La Tinh được một trí thức Pháp tên là Michel Chevalier khai sinh. Năm 1830, Chevalier được lệnh bộ trưởng nội vụ Pháp Adolphe Thiers (sau này là tổng thống thứ hai của Pháp) sang Mỹ châu để nghiên cứu về chính trị và kinh tế. Ông nhận thấy tất cả các nước phía nam của HK đều chẳng có nguồn gốc bản địa, nhưng có chung một nền văn hóa La Mã, nên ông nảy ra ý hô hào các dân tộc 'La Tinh' cùng đứng chung với 'Latin Europe' để chống lại bọn Teutonic Europe, Anglo-Saxon America và Slavic Europe, nghĩa là chống lại văn minh Bắc Âu, trong đó có Hoa Kỳ. Sau này trí thức của cả vùng Mam Mỹ đều hướng về Pháp thay vì Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đang trong thời kỳ suy thoái, nên cụm từ Mỹ Châu La Tinh theo văn minh Pháp được sử dụng từ đó.
Ngoài bản chất La Tinh, các dân tộc này chẳng còn giá trị
văn hóa nào khác trừ một vài cái tên như đế quốc Aztec, đế quốc Inca; vì chúng
được dính liền với tên tuổi của các chinh tướng (conquistador) nổi danh
của Tây Ban Nha như Francisco Pizzaro hay Hernán Cortés. Bọn xâm lược dọn sạch
văn hóa bản địa, chẳng những không còn chữ viết, ngay cả tiếng nói, truyền
thống, tôn giáo đều được đốt sạch quét sạch.
Hy Lạp cũng bị La Mã càn quét tàn sát, cũng đã biến quốc
gia này thành Thiên Chúa giáo, cả nền khoa học Hy Lạp đều bị dọn sạch, nhưng
dân tộc này vẫn giữ được chữ viết, vẫn độc lập đối với La Mã, họ theo Chính
Thống giáo.
Nhật Bản, Trung Hoa, Triều Tiên, Lào và ngay cả Campuchia
đều giữ được chữ viết trước sức tấn công ào ạt của các giáo sĩ truyền giáo,
điều này minh chứng rằng VN có ít kháng tố chống xâm lăng văn hóa so với các
lân bang.
Ngày nay, những người da đỏ và người Phi châu đều hãnh
diện về họ, về truyền thống, về những đặc trưng vùng miền, ngay ở cả những nơi
xa xôi hẻo lánh với đời sống trần truồng giữa thiên nhiên chưa bị ô nhiễm bởi
văn minh vật chất. Nhân loại của thế kỷ 20, 21 tôn trọng các khu vực văn hóa cổ
đại này và khuyến khích giữ gìn những truyền thống, ngôn ngữ, tôn giáo của nó
một cách nguyên vẹn. Đây không phải là thói quen của văn minh La Mã thường hay
chinh phục bằng bạo lực với chiêu bài khai hóa của thời kỳ thực dân cổ điển.
Ở châu Á hay châu Mỹ vẫn có người hãnh diện về chiếc áo
mới mình đang mặc nhờ ân khai hóa. Riêng tôi, tôi cảm thấy dù sao mình cũng may
mắn, còn biết được ông bà tổ tiên là ai, nói tiếng gì; bởi vì tổ tiên của tôi
quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, đời đời là dân Việt ở tầng lớp
tột cùng; chỉ một chữ chiên còn không biết, làm sao mà biết hãnh
diện bằng này cấp nọ của thực dân.
Tôi thực sự thương hại các dân tộc kém may mắn đó, họ kém
súng đạn, không biết sử dụng những thủ đoạn xảo quyệt của văn minh thực dân,
nên đã bị thực dân hóa. Đến khi giành được độc lập, muốn trở lại, muốn lùi lại
cũng không có đất mà lùi. Tất cả các dân tộc Nam Mỹ đều phải đối diện với một
tình huống như vậy, phải sống với chữ viết và tiếng nói ngoại lai, không được
quyền lựa chọn.
Nam Mỹ đã bắt đầu phát triển nhưng rất chậm trừ Brasil
được may mắn nằm trong danh sách B.R.I.C, còn Philippines, quốc gia 100% Công
giáo, cho đến nay vẫn nghèo đói so với Lào, Thái, Việt Nam; nhất là VN, một xứ
sở chỉ mới áp dụng kinh tế thị trường từ năm 1986.
Điều này minh chứng rằng theo văn hóa Âu Mỹ và theo văn
hoá La Mã hoàn toàn dị biệt. Văn hóa Âu Mỹ khuyến khích dân chủ và khoa học,
ngược lại văn hóa La Mã; cũng có thể gọi là văn hóa Vatican, là độc tài, quân
phiệt, ngu dốt và nghèo đói. Nhìn qua Âu Châu cũng thấy rõ điều này, các quốc
gia Âu châu La Tinh, như Michel Chevalier đã phân biệt, đều nghèo hơn những dân
tộc Teutonic Europe bao gồm Đức, Hòa Lan, Đan Mạch, Anh, Na Uy, Thụy Điển...
■ 2- Nếu Alexandre de Rhodes không bị đuổi ra khỏi đất Nhật
Chắc chắn là sẽ có người rất khó chịu về những lập luận như vậy, vì họ từng rất hãnh diện rằng đây là văn hóa VN, là công lao của giáo sĩ Đắc Lộ, là nhờ đó mà ta có văn minh. Alexandre de Rhodes đã từng muốn đến Nhật Bản để truyền đạo nhưng gặp phải sự bế quan tỏa cảng gắt gao của thời kỳ Shogun thời đại Đức Xuyên do sức bành trướng đáng sợ của đạo Thiên Chúa nên đã bị cấm đoán, cả ông và François Xavier đành bỏ cuộc ở Nhật. De Rhodes may mắn thành công ở VN do đang có nội chiến Trịnh Nguyễn phân tranh. Cả đàng trong và đàng ngoài đều muốn lợi dụng vị giáo sỹ khá thông thái này, và chính nhược điểm này đã gieo mầm họa cho dân tộc.
Chắc chắn là sẽ có người rất khó chịu về những lập luận như vậy, vì họ từng rất hãnh diện rằng đây là văn hóa VN, là công lao của giáo sĩ Đắc Lộ, là nhờ đó mà ta có văn minh. Alexandre de Rhodes đã từng muốn đến Nhật Bản để truyền đạo nhưng gặp phải sự bế quan tỏa cảng gắt gao của thời kỳ Shogun thời đại Đức Xuyên do sức bành trướng đáng sợ của đạo Thiên Chúa nên đã bị cấm đoán, cả ông và François Xavier đành bỏ cuộc ở Nhật. De Rhodes may mắn thành công ở VN do đang có nội chiến Trịnh Nguyễn phân tranh. Cả đàng trong và đàng ngoài đều muốn lợi dụng vị giáo sỹ khá thông thái này, và chính nhược điểm này đã gieo mầm họa cho dân tộc.
Cố đạo Alexandre
de Rhodes (1591-1660) và hình bìa cuốn Phép Giảng Tám Ngày
Nhật Bản nhờ ngăn được cả François Xavier và Alexandre de
Rhodes, họ chọn lọc phần tinh túy Tây phương, giữ vững truyền thống bản địa, đã
trở thành siêu cường qua hai cuộc thế chiến. Tôi nghĩ rằng nếu A. De Rhodes
không bị đuổi ra khỏi đất Nhật, thì có lẽ giờ này ta là Nhật, đang có đầy đủ
điều kiện để chống lại Bắc Kinh, còn Nhật Bản ngược lại đang bi TQ dùng hằng
trăm tàu thuyền vây hãm, đâm ủi và phun nước tại vùng biển Hoa Đông.
Giả sử rằng ngay cả tiếng nói ta cũng không còn, như
người Argentine, người Mexico hoặc Brésil, thì chắc là niềm hãnh diện càng cao,
thâm ân với giáo sĩ Đắc Lộ càng lớn hơn nữa !
Wikipédia trang nhà tiếng Pháp viết về A. De Rhodes đến
VN năm 1624 và chế ra phiên âm La Tinh Việt ngữ như sau:
Il reprend les travaux de Francesco de Pina (1585-1625) sur place depuis 1617 et premier européen à maîtriser la
langue vietnamienne, de Christoforo Borri(1583-1632)
et du luso-japonais Pedro Marquez(1613-1670) arrivés en 1619, et travaille à la
mise au point d'une transcription romanisée et phonétique du vietnamien, le Quoc Ngu, qui sera utilisée dans
tout le pays. Il publiera en 1651 un dictionnaire annamite-latin-portugais
accompagné d'une grammaire. Il est fort probable qu'il se soit également servi
des premiers travaux de romanisation
de la langue japonaise (romaji) de Yajiro (en), un japonais converti
du milieu du XVIe siècle . Ce remarquable outil permit,
non seulement une diffusion rapide de la religion, mais également une
démocratisation de la connaissance dans tout le pays. Le quoc ngu est adopté
depuis près d'un siècle comme le système d'écriture national du Viêt Nam et de
façon officielle depuis 1954
■ 3- Âm thanh và chữ viết, Ngôn và Ngữ
Ông lấy lại các tài liệu tại chỗ của Francesco de Pina (1585-1625) từ năm 1617, và của Christoforo Borris(1583-1632), người đầu Âu châu đầu tiên thông thạo tiếng Việt, và của các tài liệu tiếng Bồ-Nhật của Perdo Marquez(1613-1670), tất cả đều đến đây từ năm 1619, và tìm cách chuyển tiếng Việt sang cách phiên âm La ngữ, thứ tiếng sẽ được dùng cho cả nước. Ông cho in cuốn tự vị An Nam-La Tinh-Bồ đi kèm với văn phạm năm 1651. Cũng rất có khả năng ông đã sử dụng lại những tài liệu đầu tiên dùng để La hóa tiếng Nhật(romaji) của Yajiro, một người Nhật cải đạo vào giữa thế kỷ thứ 16. (Yajiro là thông ngôn Nhật đã cải đạo, phạm tội giết người ở Nhật, sau này trở thành tín đồ Thiên Chúa giáo với cái tên Paulo de Santa Fé- chú thích nd). Dụng cụ lỗi lạc này cho phép, không những quảng bá nhanh chóng về tôn giáo, mà còn phổ cập hóa được kiến thức trong toàn xứ sở. Quốc ngữ đã được thừa nhận từ gần một thế kỷ là hệ thống chữ viết quốc gia của VN và được chính thức hóa từ năm 1954.
Ông lấy lại các tài liệu tại chỗ của Francesco de Pina (1585-1625) từ năm 1617, và của Christoforo Borris(1583-1632), người đầu Âu châu đầu tiên thông thạo tiếng Việt, và của các tài liệu tiếng Bồ-Nhật của Perdo Marquez(1613-1670), tất cả đều đến đây từ năm 1619, và tìm cách chuyển tiếng Việt sang cách phiên âm La ngữ, thứ tiếng sẽ được dùng cho cả nước. Ông cho in cuốn tự vị An Nam-La Tinh-Bồ đi kèm với văn phạm năm 1651. Cũng rất có khả năng ông đã sử dụng lại những tài liệu đầu tiên dùng để La hóa tiếng Nhật(romaji) của Yajiro, một người Nhật cải đạo vào giữa thế kỷ thứ 16. (Yajiro là thông ngôn Nhật đã cải đạo, phạm tội giết người ở Nhật, sau này trở thành tín đồ Thiên Chúa giáo với cái tên Paulo de Santa Fé- chú thích nd). Dụng cụ lỗi lạc này cho phép, không những quảng bá nhanh chóng về tôn giáo, mà còn phổ cập hóa được kiến thức trong toàn xứ sở. Quốc ngữ đã được thừa nhận từ gần một thế kỷ là hệ thống chữ viết quốc gia của VN và được chính thức hóa từ năm 1954.
Tượng cố đạo De Rhodes và điêu khắc gia Phạm Văn Hạng
(ngồi bên phải ảnh)
Đọc qua những điều này ta thấy rõ De Rhodes tiếp tục công
việc nửa chừng của nhiều giáo sĩ Bồ Đào Nha đi trước ông, nhưng chỉ riêng ông
lãnh huy chương của người VN.
Đọc qua những trích dẫn mà người Pháp viết về VN, chính
họ còn biết ngượng mồm không bao giờ gọi đó thẳng thừng là 'langue nationale
Vietnamienne', mà luôn tránh né hoặc gọi làquoc ngu (không bỏ dấu), hoặc system d'écriture national du VN
(hệ thống chữ viết quốc gia VN) hoặcl'écriture
Vietnamien (chữ viết VN). Chỉ người Việt lại gọi đó là langue nationale (quốc ngữ) mà không chút ngượng mồm.
Dân Nhật cũng cùng lúc bị các giáo sĩ xâm nhập và truyền
giáo và cũng có ý đồ xâm lăng cả văn hóa, nghĩa là La hóa tiếng Nhật, nhưng sức
kháng cự Nhật Bản mạnh hơn VN, nên CG đã không thành công ở Nhật. Tôi đã có đọc
được bài viết của Công giáo VN tán dương các cha Nhật Bản đã phúc tử vì đạo trong thời kỳ này và đã
được phong thánh (tôi lập lại nguyên văn từ phúc
tử của vị linh mục đáng
kính).
Wikipédia còn nói rõ rằng, Christoforo Borris đã đến VN
trước A. De Rhodes và đã thông
thạo tiếng Việt.
Ở quốc gia nào cũng vậy, khi gọi là quốc ngữ thì hệ thống
đó phải được bao gồm cả âm thanh và chữ viết,
mà quan trọng hơn vẫn là âm thanh, chẳng hạn Anh ngữ, Pháp ngữ, Nhật
ngữ...nhưng khi nói đến Việt ngữ thì kẹt cứng, vì tiếng nói thì Việt mà ký âm
để đọc và viết thì La Tinh, râu ông chắp cằm bà.
Đối với một dân tộc không có chữ viết trước khi bị La hóa
thì nó quá dễ dàng được chấp nhận, mà không chừng còn rất cần cám ơn. Nhưng VN
đã có một hệ thống chữ viết trước khi thực dân đến. Cha ông ta đã cố gắng xóa
bỏ ảnh hưởng của văn hóa Tàu mà tạo ra chữ Nôm, nhưng vừa thoát ra khỏi Tàu đã
bị Tây nuốt chững. Cái đau khổ khi bị Hán hóa trong hành chánh và văn thư được
toàn thể người Việt, từ vua đến dân cùng chiến tuyến chống lại, nhưng khi bị
Tây hóa thì chia năm xẻ bảy ý kiến khác biệt.
Sự chia rẽ này cho thấy từ lúc lập quốc đến khi có chữ
Nôm trong thời kỳ viết và sử
dụng chữ Hán, tinh thần Việt lại hoàn toàn độc lập dối với văn hóa TQ.
Ngược lại từ khi có 'quốc ngữ', thì tinh thần Việt đã mất đi tính độc lập, biểu
hiện bằng những ca ngợi, những xưng tụng thâm ân đến từ bên ngoài, và dân Việt
cũng sẵn sàng đấm đá nhau bằng mọi giá để một bên là bảo vệ dân tộc, một bên là
vinh danh tôn giáo qua hình ảnh của Alexandre de Rhodes, Nguyễn Trường Tộ, Trần
Lục hay Pétrus Ký.
Có thể kết luận rằng hơn 2000 năm sống với Tàu, người
Việt luôn đoàn kết để chống Tàu. Từ khi Pháp và đạo Thiên chúa vào VN và ra đi,
người Việt đánh nhau nhiều hơn cả chống ngoại xâm, từ đó đã vô tình hình thành
hai khối đối lập: khối
dân tộc và khối Công giáo. Nếu nhà nước không khôn khéo hóa giải được rạn
nứt này, sớm hay muộn lại sẽ có đổ máu tại VN.
Cái nhìn này cho thấy 'quốc ngữ' không hoàn toàn mang
phúc lợi đến cho VN như đa số người vô tư nhận xét, mà có thể sẽ là một hiểm
họa.
Trong các nghiên cứu của các học giả Pháp, khi nói về
quốc ngữ Việt Nam, họ luôn dè dặt dùng từ l'écriture
vietnamienne (chữ viết tiếng Việt) chứ
không bao giờ họ xài từ langue
nationale (quốc ngữ), như đã
nói ở trên.
Nhà nước VN không nên khơi lại, vinh danh cho, hay đưa ra
nghiên cứu và thảo luận về đề tài Alexandre de Rhodes.
Giáo hội Công giáo VN nên chính thức chấp nhận đứng về
phía dân tộc, như J. Paul 2 đã xưng thú với thế giới, thừa nhận những tội lỗi
mà người Công giáo đã phạm phải trong quá trình du nhập vào VN cùng với bước
chân của thực dân.
Chính sách romanisation (La hóa) văn hóa của giáo hoàng La Mã
cùng với các đế quốc thực dân là có thực chứ chẳng ai bịa ra vì ghen ghét. Ký
âm La Tinh là do các cha cố chế tạo với mục đích truyền giáo và cai trị thực
dân. VN xài là vì bị cưỡng bức, cho đây là ký âm La Tinh Việt ngữ thì chuẩn, nhưng
gọi thẳng thừng luôn là quốc ngữ, hoặc chữ quốc ngữ, sẽ tạo rất nhiều bất đồng
dân tộc; vì tiếng nói là của ta, may mắn thay, không phải do các cha cố chế ra.
Giám mục Puginier nói rất rõ mục đích của các nhà truyền giáo và mục đích thực
dân chỉ là một trong việc La hóa chữ Việt:
“...Vấn đề này có tầm quan trọng rất lớn, sau khi đạo
Thiên Chúa được thiết lập, tôi xem việc tiêu diệt chữ Nho và thay thế dần dần
ban đầu bằng tiếng An nam, rồi bằng tiếng Pháp như là phương tiện rất chính
trị, rất tiện lợi và rất hiệu nghiệm để lập nên tại Bắc Kỳ một nước Pháp nhỏ ở
Viễn Đông.”(trích dẫn lại của Bùi Kha)
Có học giả ngữ học nào phân tích giúp tôi xem thế nào gọi
là một ngôn ngữ ? Nếu tôi không lầm thì khi nói đến quốc ngữ của một dân
tộc, là không chỉ đề cập đến lối viết, mà phải bao hàm cả tiếng nói; phần tiếng
nói còn có phần quan trọng hơn, vì nó khó bị các biến cố chính trị làm thay
đổi. Alexandre De Rhodes đâu
có sáng tạo ra tiếng Việt đâu mà
cho rằng ông sáng chế Quốc ngữ? Hãy bỏ tiếng VN ra ngoài cái 'outil
remarquable' (dụng cụ lỗi lạc) ấy đi, rồi xem thử đó có phải là quốc ngữ hay
không.
Đây là một bất
đồng thuận rất lớn của dân
tộc. Nếu đã nhất định rằng đây là chữ
quốc ngữ, thì câu hỏi cần được đặt thêm là: quốc ngữ VN là gì? Chẳng lẽ
phải đặt ra một từ nữa là quốc ngôn, tiếng nói, để phân biệt với quốc ngữ, chữ
viết? Nếu không thì câu hỏi ngớ ngẩn này bắt buộc phải được đặt ra: Quốc ngữ và
chữ quốc ngữ khác nhau như thế nào ?
ngôn »« ngữ
Một
trang nhà tiếng Pháp nói về ngôn ngữ Phi châu như sau:
En
Afrique, la ou les langues officielles sont généralement des langues utilisées
par l'administration ou les écrits, alors que la ou les langues nationales sont
généralement des langues orales et véhiculaires. Tạm dịch : Ở Phi Châu, ngôn ngữ hay
những ngôn ngữ chính thức được dùng thông thường trong văn thư hay trong hành
chánh, trong khi quốc ngữ hay những quốc ngữ nói chung là ngôn ngữ để nói và
được sử dụng hằng ngày.
Wikipedia
tiếng Anh cũng phân biệt rất rõ ràng:
“A national language may for instance represent
the national identity of a nation or country. National
language may alternatively be a designation given to one or more languages
spoken as first languages in the territory of a country.” Tạm dịch: Có khi Quốc
ngữ có thể đại diện cho căn cước quốc gia. Quốc ngữ cũng có thể dùng để thay thế
một chỉ định cho một hay nhiều ngôn ngữ được nói như ngôn ngữ thứ nhất trong lãnh
thổ một quốc gia.
và:
In many African countries, some or all
indigenous African languages are legally recognized as
"national languages" with "official language" status being
given to the former colonial language (English, French, Portuguese, or Spanish).
Tạm dịch: Trong nhiều nước châu Phi, vài hay tất cả ngôn ngữ Phi châu bản địa được
công nhận bằng luật như “quốc ngữ”, còn “ngôn ngữ chính thức” thì để chỉ định
tiếng thuộc địa cũ ( Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha).
Nếu đúng tinh thần định nghĩa theo Anh ngữ như trên, làm
sao dân tộc VN có thễ lấy 'quốc ngữ' viết theo La Tinh làm đại diện cho nguồn
gốc của dân tộc (national identity)?
Thú thật từ 'quốc ngữ' của VN đã làm cho từ 'national
language' của Anh và Pháp ngữ trở nên không thể đối chiếu. Cho nên đây là một
đề tài rất rắc rối, không hề đơn giản trên phương diện chính trị và chính danh,
càng chứng tỏ sự La Tinh hóa Việt ngữ và gọi nó là quốc ngữ ngày càng tạo ra phức
tạp rối rắm, càng đi và ngõ cụt không có lối thoát.
Hãy tìm tên Wikipédia tiếng Pháp, thí dụ nước Sénégal, sẽ
thấy ngay ngôn ngữ chính thức là
tiếng Pháp, và quốc ngữ thì có nhiều
thổ ngữ khác biệt. Cọng hòa Congo cũng ghi ngôn ngữ chính thức là Pháp, nhưng
quốc ngữ là tiếng Kituba và tiếng Lingala. Nếu nhà nước chính thức công nhận
phiên âm La Tinh của các giáo sĩ truyền giáo là quốc ngữ, vậy tiếng nói của dân
tộc VN trước khi bị La Tinh hóa và may mắn vẫn còn tồn tại đến ngày nay phải
được gọi là gì?
■ 4- Thầy tu gian
manh đi dạy đạo và đi khai hóa văn minh
Tôi đọc khá nhiều người viết về A. De Rhodes, mà theo
Charlie Nguyễn, ngay cả cái tên De Rhodes cũng là ăn cắp, vì chữ “De” trong tên
của người Pháp thuộc dòng dõi quý tộc. Alexandre Rhodes thêm chữ này vào cho
thêm phần quý phái. Tôi tin rằng Charlie Nguyễn không có oán thù cá nhân nào
với Alexandre de Rhodes để cố tình bôi nhọ vị cha cố đầu tiên đến VN. Còn cuốn
tự vị Việt-La-Bồ thì chỉ biên tập có một phần, hai phần còn lại cũng là ăn cắp.
Gian manh như vậy mà làm thầy tu đi dạy đạo và đi khai hóa văn minh? Những tác
giả viết về đề tài này rất nghiêm chỉnh, như Huỳnh Ái Tông, Bùi Kha, Trần Chung
Ngọc, Jacques Roland, GS Phạm Văn Hường, tôi xin trích ra vài dòng của Charlie
Nguyễn để thay ý kiến của tôi về cái vinh danh tạo ra quốc ngữ, mà đúng ra phải luôn nói là chữ
viết chính thức (l'écriture
officielle), hoặc phiên âm La
Tinh, như sau:
Riêng đối với lịch sử Việt Nam, Alexandre de Rhôde phải được coi là
kẻ thù số một vì chính y là kẻ đầu tiên có sáng kiến lập ra hội Thừa Sai Paris
và cũng là người đầu tiên vận động Pháp chiếm Việt Nam. Sử gia Pháp là ông Bonifacy, tác giả
cuốn “Les Debuts du Christianisme en Annam” xuất bản tại Hà Nội năm 1930 đã
viết: “Vai trò của Alexandre de Rhôde trong việc thành lập hội Thừa Sai Paris
đã đưa giáo hội Công giáo Đàng Trong và Đàng Ngoài ra khỏi vòng kiểm soát của
người Bồ Đào Nha, đã đem lại cho người Pháp vai trò quan trọng nhất ở bán đảo
Đông Dương – pages 16-17. (“Sự Du Nhập đạo Thiên Chúa vào Việt Nam từ thế kỷ 17
đến thế kỷ 19” của giáo sư Nguyễn Văn Kiệm - Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam – Hà
Nội 2000 – trang 123). Phê bình về Alexandre de Rhôde và các giáo sĩ thừa sai,
giáo sư Kiệm (sách dẫn chiếu, trang 300-301) viết: “Các giáo sĩ thừa sai, trong
đó có Alexandre de Rhôde, đã gây nên một cú sốc lớn đối với đời sống tâm linh
và văn hóa của dân tộc ta… làm
băng hoại nền tảng của cộng đồng. Họ mang mặc cảm tự cao cho rằng Cơ Đốc
giáo là tôn giáo hoàn vũ, cao siêu hơn bất cứ tôn giáo nào khác …. Do đó, họ
coi các tôn giáo truyền thống bản địa đều là thấp kém, man muội cần phải xóa
sạch để thay thế bằng Cơ Đốc giáo. Sự
cấm đạo của nhà cầm quyền Việt Nam và tâm lý bất hòa giữa lương giáo trong dân
chúng còn kéo dài đến ngày nay chính là những phản ứng tất nhiên chống lại sự
xúc phạm đó và đồng thời là một hành động tự vệ chính đáng của một dân tộc đã
có một nền văn hóa định hình và một ý thức tự tôn dân tộc cao.
Quân Pháp trước khi xâm lược cần đưa gián điệp dò đường,
thì Alexandre de Rhodes chính là một trong những tên gián điệp dò đường, chuẩn
bị quy mô cho cuộc xâm lăng thực dân.Tư tưởng thực dân còn do chính A. De
Rhodes nói rõ trong cuốn Hánh Trình và Truyền Giáo như sau:
“J’ai cru que la France, étant le plus pieux royaume
de monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conquête de tout
l’Orient, pour l’assujetter à Jésus Christ, et particulièrement que j’y
trouverais moyen d’avoir des Évêques, qui fussent nos Pères et nos Maitres en
ces Églises. Je suis soirti de Rome à ce dessein le 11e Septembre de l’année 1652 après
avois baisé les pieds du Pape”.
Tiến sĩ Thần học Hồng Nhuệ
Nguyễn Khắc Xuân dịch :
“Tôi tưởng nước Pháp là một nước đạo đức nhất thế giới,
nước Pháp có thể cung cấp cho tôi mấy
chiến sĩ (plusieurs
soldats) đi chinh phục
toàn cỏi Đông phương (la
conquête de tout l’Orient), đưa về qui phục Chúa Kitô và nhất là tôi sẽ tìm
được các giám mục, cha chúng tôi và thầy chúng tôi trong các giáo đoàn. Với ý
đó, tôi rời bỏ Rôma ngày 11 tháng 9 năm 1652 sau khi tới hôn chân Đức Giáo
hoàng” -Hành trình và truyền giáo.
TCN đã phê bình những sai lầm của Hồng Nhuệ về cách dịch
chẳng hạn dịch pieux là đạo đức (sic), nhưng tôi chỉ
trích nguyên văn mà không cần bình phẩm thêm, vì trình độ Pháp ngữ của vị tiến
sĩ thần học không biết có vấn đề hay không, nhưng pieux mà dịch là đạo đức thì học sinh trung học
cũng phải cười phì, có lẽ ông ta cố tình dịch như vậy để ca tụng nước Pháp.
Đây là sự tự thú của vị giáo sĩ truyền giáo người Pháp về
ý muốn thôn tính cả Đông Á chứ không phải chỉ riêng VN. Có người bênh vực lá
thư này nói từ mấy chiến sĩ là các chiến binh thừa sai, ý nói
là chiến sỹ của hòa bình, là giáo sĩ đi truyền giáo. Nếu luận cứ này đúng, vậy
câu “sẽ tìm được các giám mục, cha chúng tôi và thầy chúng tôi trong các
giáo đoàn” thì những người này là gì ? Những người này đều là giáo sĩ, đã
là những chiến sĩ truyền giáo rồi, việc gì mà phải lặn lội đến Paris mà cầu
viện? Chẳng lẽ giáo sĩ được Louis 14 cung cấp được gọi là soldat, còn các giáo
sĩ khác như chính Alexandre de Rhodes thì không phải ? Hơn nữa, các thừa sai
sao lại do vua Pháp cử đi mà không phải là Giáo Hoàng như rất nhiều học giả
khác đã nhận định? Cho nên việc tiến sỹ thần học Nguyễn Khắc Xuyên dám nhục mạ
GS Hoàng Tuệ là “ngu dốt”chỉ vì người ta đã dịch đúng, là việc hy hữu, chỉ có
thể có trong hàng ngũ người Công giáo. Ngoài ra, nhóm 'trí thức' như Nguyễn
Đình Đầu, Đinh Xuân Lan đều nhao nhao lên tâng bốc ông cố đạo người Pháp, kẻ
đặt viên đá đầu tiên cho chủ nghĩa thực dân Pháp tại VN, không biết nhà nước VN bật đèn xanh
như vậy với mục đích gì ?
Lại có kẻ, vì quá tôn thờ bọn xâm lược Pháp La Mã, đã nói
một cách cao ngạo và hãnh diện rằng: Không có chữ quốc ngữ thì ta làm sao mà viết ? Lại làm
sao mà văn minh tiến bộ như hôm nay được?
■ 5- Tại sao chỉ có dân Việt Nam
Người VN bình thường nào cũng có thể trả lời, dân Nhật không xài La tinh, người Hàn Quốc cũng đâu có La tinh, TQ thì dĩ nhiên sao mà cần cái ấy của Tây Dương ? Chỉ Việt Nam kém may mắn mới ăn phải bã. Câu hỏi đầy tính tâng bốc như thế chỉ có thể có trong đầu óc một tinh thần nô lệ.
Người VN bình thường nào cũng có thể trả lời, dân Nhật không xài La tinh, người Hàn Quốc cũng đâu có La tinh, TQ thì dĩ nhiên sao mà cần cái ấy của Tây Dương ? Chỉ Việt Nam kém may mắn mới ăn phải bã. Câu hỏi đầy tính tâng bốc như thế chỉ có thể có trong đầu óc một tinh thần nô lệ.
Xin trích ra đây đoạn văn mà giáo sư Nguyễn văn Trung,
một trí thức Công giáo, nghiên cứu tài liệu để lại của quan toàn quyền Đông
Dương Jean-Marie Antoine Louis de Lanessan 1891 một đoạn như sau:
“....Theo Lanessan, các vị thừa sai Công giáo thường
nhắm quần-chúng, dân quê,
bần cùng nghèo khổ, hoặc kẻ trộm cắp để giảng đạo. Nói cách khác, người Công giáo thường thuộc
thành phần những giai cấp thấp hèn nhất trong xã-hội. Những người này
thường được tập họp lại
thành làng xóm riêng, tách khỏi đoàn thể dân tộc. Lý do cô lập các
làng theo đạo ở tại các thừa sai sợ người theo đạo, giao thiệp với người Lương
có thể quay lại những phong tục lễ nghi ngoại-đạo. Cũng vì lý do sợ đó mà họ đã
tạo ra chữ quốc ngữ chủ-đích là để cho giáo dân khi biết đọc chữ quốc ngữ, thì
chỉ biết đọc sách báo đạo mà thôi, trái lại nếu để cho họ học chữ Nho,
sợ họ có thể thông cảm lại với tư tưởng ngoại giáo. Thành ra việc sáng lập chữ Quốc ngữ
phải chăng nhằm một mục
đích “ngu-dân” ly
khai với văn-hoá dân tộc? ….” (xem Chủ Nghĩa Thực Dăn Pháp ở VN - Thực Chất Và Huyền Thoại Nguyễn Văn Trung)
Cho nên tự hào về Alexandre de Rhodes là cố tình phản lại
dân tộc.
Thú thật tôi còn hổ thẹn với người Miên, Lào là mình
không bằng họ.
Tiến trình xâm lược của thực dân Pháp và Anh ở Đông Nam Á
Cũng chính quan toàn quyền này, Lanessane, là tư lệnh của
quân Pháp trong trận chiến giữa Pháp và Xiêm (Siam) năm 1893, điều này chứng tỏ
các thừa sai của Pháp có mặt cùng khắp Đông Dương, mà sao chỉ có riêng VN có
chữ viết La tinh ? Có phải vì
chỉ riêng VN là có Công giáo phản lại dân tộc ?
Việt ngữ La tinh là ngôn ngữ được nhà cầm quyền Pháp
cưỡng bức thành văn tự chính thức, vì lúc ấy họ nắm hết vận mạng người Việt,
như trong bằng chứng mà người Pháp viết sau đây:
Tiếng Pháp đã thế chỗ tiếng Latinh, nhưng tính chất công
cụ của công cuộc này vẫn còn nguyên. Trong viễn kiến này, như Paulin Vial, Giám
đốc Nội vụ Nam Kỳ, đã nhấn mạnh, việc sử dụng chữ Hán là một trở ngại cho hoạt
động của chính quyền thuộc địa và sự giao tiếp giữa người Pháp và người Việt:
“Ngay từ những ngày đầu, chúng ta đã nhận thấy rằng chữ Hán là một rào cản giữa
chúng ta và dân bản địa; việc
áp dụng lối viết dùng chữ cái giúp chúng ta hoàn toàn thoát khỏi rào cản đó;
chữ Hán gây khó khăn cho việc chuyển tải đến người dân các khái niệm khác nhau
cần thiết cho họ, ở mức độ phù hợp với tình hình chính trị và xã hội mới.” Ngoài ra, ngày 22 tháng
02,1869, chính quyền Nam Kỳ ra một nghị định, bắt buộc sử dụng chữ Quốc ngữ
trong các văn bản hành chánh.(Alexandre de Rhodes Inventou o quôc ngu?-
Alexandre de Rhodes có phát minh ra chữ Quốc ngữ? Alain Guillemin, Bản dịch của
Ngô Tự Lập)
Bằng cấp do họ định, học vấn do họ cai quản, việc làm do
họ cho, tiền bạc họ nắm. Họ đào tạo ra một số những tên nhà giàu theo giặc đi
học tiếng tây làm bồi cho tây, những tên bồi tây này hô hào quốc ngữ, vì 100%
bọn này đều theo Công giáo và theo giặc. Chỉ cần làm gì mà dân việt bỏ xa
truyền thống, bỏ xa ông bà tổ tiên, thì họ hồ hỡi phấn khởi mà làm, để tâng
công với quốc mẫu. Với quốc mẫu thì xóa bỏ văn hóa gốc của dân việt còn hay hơn
triệu cây súng. Thế giới ngày nay lên án mọi hành động diệt chủng. Giết người
tội ác còn nhẹ hơn là diệt văn hóa, vì diệt văn hóa đồng nghĩa với diệt chủng.
■ 6- Học võ của người để đánh lại người
Dù sau đó những người yêu nước cũng hô hào học quốc ngữ, sự hô hào này là chuyện chẳng đặng đừng, nó như học võ của của người để đánh lại người, chẳng thể vì thế mà lại cho rằng chữ quốc ngữ đã được “rửa tội” và được toàn dân quý mến, cũng chẳng phải vì vậy mà những người như nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân, viện sỹ Nguyễn Duy Quý (xem cùng bản dịch của Ngô Tự Lập) cho rằng cần phải tôn vinh Alexandre de Rhodes để cám ơn ông ta.
Dù sau đó những người yêu nước cũng hô hào học quốc ngữ, sự hô hào này là chuyện chẳng đặng đừng, nó như học võ của của người để đánh lại người, chẳng thể vì thế mà lại cho rằng chữ quốc ngữ đã được “rửa tội” và được toàn dân quý mến, cũng chẳng phải vì vậy mà những người như nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân, viện sỹ Nguyễn Duy Quý (xem cùng bản dịch của Ngô Tự Lập) cho rằng cần phải tôn vinh Alexandre de Rhodes để cám ơn ông ta.
Đúng ra Alexandre De Rhodes hoàn toàn không biết trước
rằng những ký âm pháp tiếng Việt bằng La Tinh mà ông đã thừa hưởng từ công lao
của những giáo sĩ người Bồ đã đến trước ông tại VN, sẽ trở thành 'quốc ngữ' của
người Việt. Tuy muốn biến toàn cõi Đông Dương thành nước Chúa, ông chỉ đơn
thuần dùng ký âm này để viết sách truyền đạo. Sau khi thất bại trong việc yêu
cầu vua Pháp xuất quân đánh Đông Á, cho đến lúc này, ông chưa hề nghĩ rằng ký
âm La Tinh là một dụng cụ xâm lăng văn hoá hữu hiệu như những thực dân chuyên
nghiệp và đã có nhiều kinh nghiêm hơn ông đi sau ông, như giám mục Pháp
Puginier tự thừa nhận:
“...Cần phải dạy càng sớm càng tốt cho người An Nam
viết và đọc được tiếng họ bằng chữ Âu Châu, việc này dễ hơn và tiện lợi hơn
dùng chữ Nho. Trong vài năm sau, cần phải bắt buộc mọi giấy tờ chính thức không
được viết bằng chữ Nho như trước nữa, phải viết bằng tiếng trong nước, mỗi viên
chức ít nhất phải được dạy đọc và viết tiếng An nam bằng chữ Châu Âu. Trong lúc
đó việc dạy chữ Pháp sẽ tiến triển nhiều hơn và chúng ta chuẩn bị một thế hệ để
cung cấp các viên chức có học tiếng nước chúng ta. Như thế có lẽ trong vòng 20
hay 25 năm chúng ta có thể bắt buộc mọi giấy tờ đều viết bằng tiếng Pháp, do đó
chữ Nho sẽ dần già bị bỏ rơi mà chúng ta chẳng cần phải cấm đoán gì.” (trích
lại của Bùi Kha)
Tóm lại, Quốc
ngữ đã được chế ra với mục
đích đầu tiên là truyền giáo với cuốn Phép
giảng tám ngày và dĩ nhiên là
cũng để làm gián điệp, vì nhờ nó mà giáo dân cung cấp thông tin cần thiết về
văn hóa, quân sự, chính trị của VN. Tôi nghĩ rằng A. De Rhodes được vinh danh
vì Công giáo VN được trực tiếp chỉ thị từ các cha cố Pháp; và giáo hội VN, với
số ít trí thức nhận thức được khuôn mặt thật của các giáo sỹ thừa sai, kỳ dư đa
phần đều ưa thích sống dưới chế độ thực dân; vì dưới chế độ đó, giáo hội CGVN
không thua giáo hoàng La Mã, muốn gió có gió, muốn mưa có mưa. Tinh thần vọng
ngoại cầu vinh này đã làm cho dân tộc trôi lăn trong cảnh bảy nổi ba chìm hằng
thế kỷ.
Chữ Nôm đã bị kẻ thù giết mất xác, chưa tìm được để chôn
cất, lại đem lên bàn thờ VN một thực thể ngoại lai thực dân xâm lược với bao
lời ca tụng thần thánh hóa. Do vậy mà
chữ Nôm đã không còn ai nhắc, mai một đi vì không có đất dụng võ, rồi dần dần,
khi mà mọi người đều học và viết được La Tinh thì đã đại sự đã cáo thành. Công
lao cổ xướng phong trào này là nhóm trí thức theo Pháp như Phạm Quỳnh, Pétrus
Ký, Paulus Của vv , nó đã trở thành chữ
quốc ngữ mà người VN hoàn
toàn không có quyền lựa
chọn.
■ 7- Những lời ca ngợi kẻ bán nước
Nhân đây cũng xin nói vài lời về Trương Vĩnh Ký theo Wikipédia trang tiếng Pháp (tôi luôn nghi ngờ những gì được viết về VN với Wikipédia Việt ngữ):
Nhân đây cũng xin nói vài lời về Trương Vĩnh Ký theo Wikipédia trang tiếng Pháp (tôi luôn nghi ngờ những gì được viết về VN với Wikipédia Việt ngữ):
Petrus Trương Vĩnh Ký (Petrus 張永記, 1837-1898), dit Petrus Key, est un érudit catholique
vietnamien du sud, professeur au collège des interprètes français. Il échange
des correspondances avec Émile Litrré et Ernest Renan. Auteur d'environ 130
ouvrages [réf. nécessaire],
il est pionnier dans la traduction de livres du français vers l'annamite ou de
l'annamite vers le français. À l'instar d'Alexandre de Rhodes, il est le vrai
instigateur de la latinisation de l'écriture vietnamienne.
Petrus Truong Vĩnh Ký est né le 6 décembre 1837 à Vĩnh
Long, ville de la Cochinchine , chef-lieu d'une province du même nom, sur le
Mékong oriental, à 120 km au sud-ouest de Saigon. Il devient catholique, passe
quelques années au séminaire de Malacca. Très jeune, il jouit d'une grande
facilité pour les langues de l'Asie orientale et le français lui est aussi
familier que sa langue maternelle. Il entre à Saigon au service du vice-amiral
Charner, commandant en chef, puis du vice-amiral Adolphe Bonard, le 1er gouverneur. Il dépend de Henri Rieunier chargé, depuis
1861, des affaires indigènes à l'état-major général. ...
Tạm dịch:
Petrus Trương Vĩnh Ký (Petrus 張永記, 1837-1898), thường được gọi là Petrus Key, là một nhà
bác học Công giáo ở Nam kỳ, giáo sư trường trung học thông ngôn Pháp. Ông từng
trao đổi thư từ với Émile Littré và Ernest Renan.
Tác giả của khoảng 300 cuốn sách [nguồn cần được kiểm chứng], ông là người tiên phong trong lãnh vực dịch thuật sách vở từ tiếng
Pháp ra tiếng An Nam và từ tiếng An Nam ra tiếng Pháp. Trừ Alexandre de Rhodes,
ông thực sự là kẻ đứng đầu công trong việc La Tinh hóa chữ viết Việt Nam.
Pétrus Ký sinh ngày 6 tháng 1 năm 1873 tại Vĩnh Long,
thành phố của Nam kỳ, thủ phủ của tỉnh mang cùng tên trong vùng Đông Mékong
cách Sài Gòn 120km về phía tây nam. Ông thành con chiên, trải qua vài năm trong
chủng viện ở Malacca. Rất trẻ, ông đã thông thạo thực dễ dàng những ngôn ngữ
Đông Á, và Pháp ngữ đối với ông quen thuộc như tiếng mẹ đẻ. Về Sài Gòn ông phục
vụ cho phó đô đốc hải quân Charner, chỉ huy trưởng, rồi phục vụ cho phó đô đốc
Adolphe Bonard, thống đốc đầu tiên. Ông thuộc quyền của Henri Rieunier, từ năm
1861, lo về bản địa sự vụ trong ban tham mưu tổng quát....
Và đây là lời ca tụng Trương Vĩnh Ký của Minh Vân, một
giáo dân Công giáo học rất cao, hiểu rất rộng (trích lại từ sách của Trần Chung
Ngọc):
Hàng Trí giả toàn cầu đã không còn xa lạ gì với tên tuổi
Đại Danh Nhân Thế Giới PETRUS KÝ (TRƯƠNG-VĨNH-KÝ). Tiên sinh là một “Đại Học
Giả”, một Nhà Bác Ngữ Học kỳ tài đa năng, đa diện trên nhiều lãnh vực Khoa-Học,
khiến giới Trí thức Âu-Châu lúc bấy giờ đã phải cúi đầu trước trình độ bác cổ
thông kim của Vị Tiền Bối nầy! Ngay cả các nhà Văn Hóa, nhà Từ điển, nhà Khoa
Học thời danh lúc bấy giờ cũng phải nghiêng mình nhường bước cho việc bầu chọn
PETRUS KÝ vào hàng “THẾ GIỚI THẬP BÁT VĂN HÀO” năm 1874, kể cả Đại Văn Hào Pháp VICTOR HUGO (1802-1885),
một Nhân vật Văn Hóa đã được an táng trong Điện Panthéon nước Pháp, cũng phải
lui sau nhường chỗ đứng. Bản thân các Danh nhân Văn Hóa thế giới, không những
tự nguyện xin đứng phía sau, nhưng còn để lại cho hậu thế ngày nay bao nhiêu
tác phẩm đã viết, nội dung tôn vinh ca ngợi nhà Tiền Bối Văn Hóa PETRUS KÝ đến
hết lời. Tiên Sinh là một người dân bị trị không quyền chức duy nhất trên hành
tinh được ghi tên vào Bộ “Đại Từ điển Bách Khoa " (Larousse Illustré) rất
danh giá của nước Pháp là điều hy hữu!
Nếu tôi là Pétrus Ký tôi sẽ đỏ mặt khi nghe tán tụng theo lối mà giáo chủ Ma giáo Nhậm Ngã
Hành được ca tụng, nào là muôn năm trừng trị, nào là nhất thống giang hồ, nếu
có ai đọc Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung.
Người Pháp công nhận tài của Pétrus Ký, nhưng họ không hề
nhắc đến việc ông này có trong Panthéon hay không, và có thuộc về 18 vị bác học
hay không. Có lẽ Minh Vân đã đọc được tài liệu do Trương Vĩnh Lễ viết trong Bulletin de l'Association Nationale des
Anciens d'Indochine et du Souvenir Indochinois, số đệ nhất tam cá nguyệt
năm 1989. Trương Vĩnh Lễ tán dương nhiều hơn Minh Vân, nhưng cũng không hề nói
Vĩnh Ký được vào Panthéon đứng trước cả Victor Hugo.
Petrus Trương Vĩnh Ký (1837-1898) với 2
huy chương của Công giáo (La Mã và Tây Ban Nha) và 3 huy chương của Thực dân Pháp (trong đó có huy chương cao quý nhất
của chính phủ Pháp là Bắc Đẩu Bội Tinh). Nhờ
công lao nầy cho thế quyền và giáo quyền ngoại bang đô hộ nước ta, ông được
dựng tượng đặt sau lưng Nhà thờ Đức Bà tại Sài Gòn.
Không ai chê Trương Vĩnh Ký bất tài, nhưng chắc chắn ông
là một trong những tay sai của người Pháp, vì ông theo Công giáo, từng học ở
chủng viện Malacca, và được làm việc dưới quyền trực tiếp của Henri Rieunier,
một trung úy sau này lên đến chức đô đốc của hải quân Pháp. Theo tài liệu của
Trương Vĩnh Lễ, Pétrus ký được nữ hoàng Tây Ban Nha Isabelle La-Catholique và
Pháp ban thưởng lúc ông làm thông ngôn cho phái đòan của cụ Phan Thanh Giản,
riêng Pháp đã tặng ông danh dự Bắc Đẩu Bội Tinh.
Pháp và Tây Ban Nha là hai đế quốc ác ôn nhất lịch sử
thực dân đều ban huân chương cho ông, thì chẳng lẽ công lao làm tôi tớ của ông
lại lu mờ, trừ trường hợp Trương Vĩnh Lễ lại cũng phịa.
Xin trích ra một đoạn văn bán nước của Pétrus được sử gia
Vũ Ngự Chiêu tiết lộ trong cuốn Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1883-1945 - Tập 1 với
nguyên văn như sau:
“SHM (Vincennes) GG2 99:2. Petrus Key, tức Trương Vĩnh
Ký sau này, cũng cùng một nhận xét. Tháng 3/1859, Petrus Key viết cho Grand
Chef et Vous Tous très honorables officiers de la flotte francaise”: Ayez pitié
de nous. Vous êtes nos libérateurs et la main des ennemis nous a touchés! Hala! The wearer knows very well where
the shoe pincheth. Nous savons
auusi que “qui trop embrasse mal etreint.” Et cependant nos souffrances nous
poussent à invoquer votre puissaance et à vous exposer du fond du coeur tout ce
que je veux de soumettre à votre prudence et a votre sagesse.” Thư tháng
3/1859, Petrus Key gửi Grand Chef; SHM (Vincennes), GG2 99:2” Vũ Ngự Chiêu, Các Vua Cuối Nhà Nguyễn
1883-1945 - Tập 1 (Houston, TX: Văn Hóa, 1999), tr.130.
Tôi xin tạm dịch đoạn văn này cho những ai không đọc được
Pháp ngữ:
Tháng 3/1859,
Pétrus Ký viết cho Xếp Lớn và Tất Cả Quý Vị Sĩ Quan rất đáng tôn kính của hạm
đội Pháp:
”Xin thương xót chúng tôi. Quý ngài là những
người giải phóng của chúng tôi, và bàn tay của kẻ thù đã chạm đến chúng tôi!
Xin hoan nghênh quý ngài! Kẻ mang giày mới biết kích cỡ của chiếc giày (ý nói người VN mới biết nhược điểm của VN,
lời nguời dịch). Chúng tôi cũng biết được rằng không thể ôm đồm “bắt cá hai
tay”.
Và trong khi sự chịu đựng của chúng tôi đã khiến chúng
tôi cầu khẩn đến sức mạnh của quý ngài đồng thời bày tỏ, đệ trình lên quý ngài
tấm lòng sâu xa của chúng tôi đối với sự thận trọng cũng như sự khôn ngoan của
quý ngài.
Đoạn thư trên rõ ràng là thư mong mỏi, nhưng tuyệt nhiên
không dám hối thúc quân đội Pháp đến đánh chiếm VN. Pétrus Ký sẵn sàng làm chỉ
điểm cho ngoại bang, như kẻ mang giày biết giày chật hẹp chỗ nào. Cùng với sự
bày tỏ lòng kính trọng còn hơn tôi thần kính trọng vua chúa, nào là du fond
du coeur nào là soumettre, tóm lại là giọng văn
của một nô lệ đang quỳ lạy cầu xin thực dân tối cao đem quân sang dày xéo VN.
Không biết 'kẻ thù' mà Pétrus
Ký gọi là ai ? Phải chăng là
triều đình Huế? Hay là toàn dân VN ? Với lời lẽ này mà đòi vào Panthéon của
Pháp tôi e là nằm mơ giữa ban ngày. Với
lời lẽ này mà vẫn được nhà nước CHXHCNVN tôn kính và vinh danh mới thực là lạ!
Tuy nhiên tôi rất muốn xem tài liệu nào bằng tiếng Pháp
ghi chép những thành tích quốc tế của Pétrus như được vào Panthéon, được liệt
vào 18 bác học gia đứng đầu thế giới (vì Pháp công nhận nên phải có chứng cứ
qua các tài liệu bằng Pháp ngữ, chứ tôi không nghĩ rằng Pháp đáng tin hơn VN).
Những công trạng ấy do học giả VN cứ lập đi lập lại mãi mà không đưa ra bằng chứng
thì chẳng có giá trị nghiên cứu. Hơn
nữa, việc Pétrus ký học giỏi với việc Pétrus Ký là tay sai ngoại bang là hai
việc riêng biệt. Theo như nhiều tài liệu của người Pháp, thì không thể phủ
nhận Pétrus Key là người thông minh.
Vậy mà ngày nay, dù không còn chính quyền tay sai nào của
Công giáo La Mã, nhóm người này vẫn được đề cao, được vinh danh mang tên những
con đường, những trường học, những tượng đài. Chẳng
lẽ nhà nước lại khuyến khích bán nước? Chỉ
cần thông minh hơn một tí, có nhiều phương tiện hơn kẻ khác là có thể bán nước
mà vẫn được 'bằng khen'!
Đối với tôi, quốc ngữ chính là chữ Nôm, được dùng viết
cuốn sách đầu tiên đời Trần Thiền
Tông Bản Hạnh hay Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du đời Lê,
còn quốc ngữ mà cả nước
đang sử dụng là ngôn ngữ đầu tiên bằng ký âm la tinh để truyền đạo của tên giặc
Pháp Alexandre de Rhodes với cuốn Phép
giảng tám ngày đem vào VN,
chẳng nhục thì thôi, hà cớ gì còn vinh danh mang tên đường !?
Việt Nam từ khi thực dân Pháp đặt nền móng cai trị cho
đến 1975, lúc nào cũng lắm phong ba bão tố, chưa bao giờ có một nền chính trị
ổn định và độc lập. Đến khi cuộc cách mạng 1963 lật đổ được Ngô Đình Diệm, con
đường mang tên giáo sĩ Đắc Lộ đã được nhân sĩ miền Nam tháo bỏ, nhưng đáng tiếc
là cố thủ tướng Võ Văn Kiệt lại đưa nó trở về.Mong rằng nhà nước nên xét lại
việc vinh danh cho tên giặc cướp nước này. Đây là một sai lầm rất nghiêm trọng
của lịch sử, cũng là sự khinh thường xương máu của nhân dân.
Tình thực mà nói, nếu Pháp và bọn truyền giáo Pháp không
đến VN, thì ngày nay người Việt chắc chắn xài chữ Nôm, đọc được văn bia thư khố
mà cha ông để lại. Đã vậy, chưa chắc có cuộc nội chiến Bắc Nam kéo dài 21 năm.
Không chừng còn có thể là một cường quốc không thua gì Nhật.
Hiện nay có khoảng
3,8 tỹ người dùng mẫu tự alphabet La Tinh, chủ yếu là trong các nước thực dân Âu
châu và thuộc địa cũ của họ (tại Đông Nam Á, Phi châu và Nam Mỹ). Số còn lại của
nhân loại là 3,2 tỹ trong hơn 60 quốc
gia thì không dùng mẫu tự La Tinh: Afghanistan, Ai Cập, Albania, Algeria, Ấn
Độ, Armenia, Azerbajan, Bangladesh, Barhain, Belarus, Bhutan, Brunei, Bulgary, Cambodia,
Chad, Cyprus, Do Thái, Ethiopa, Georgia, Hàn Quốc, Hy Lạp, Indonesia, Iran, Iraq,
Jordan, Kazakhstan, Kenya, Kuwait, Kyrgyzstan, Lào, Lebanon, Lithuania, Lybia, Malyasia,
Mauritania, Miến Điện, Mongolia, Morocco, Nepal, Nhật Bản, Liên bang Nga, Oman,
Pakistan, Qatar, Saudi Arabia, Serbia, Somalia, Sri Lanka, Sudan, Taiwan, Tây Tạng,
Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Tunisia, U.A.E., Ukraina, Uzbekistan, Yemen, …
(Hình và Dữ liệu: http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_writing_systems
)
■ 8- Phân biệt hai nền văn minh Tây phương
Nên biết phân biệt có hai nền văn minh Tây phương: văn minh Âu Mỹ và văn minh thực dân La Mã. Tác giả Hoàng Văn Chí (Từ thực dân đến Cọng Sản) có một nhận xét khá chính xác: Cùng đều là thực dân, các quốc gia theo đạo Phản Thệ (Tin Lành) ít tàn bạo bằng các quốc gia theo Công giáo La Mã. Những quốc gia như Anh, Hòa Lan, Đức đều có thuộc địa, sau khi họ ra đi, các cựu thuộc địa vẫn còn lại văn hóa bản địa ít bị xâm hại.
Nên biết phân biệt có hai nền văn minh Tây phương: văn minh Âu Mỹ và văn minh thực dân La Mã. Tác giả Hoàng Văn Chí (Từ thực dân đến Cọng Sản) có một nhận xét khá chính xác: Cùng đều là thực dân, các quốc gia theo đạo Phản Thệ (Tin Lành) ít tàn bạo bằng các quốc gia theo Công giáo La Mã. Những quốc gia như Anh, Hòa Lan, Đức đều có thuộc địa, sau khi họ ra đi, các cựu thuộc địa vẫn còn lại văn hóa bản địa ít bị xâm hại.
■ 9- Chướng ngại của sự đoàn kết
Giả thiết rằng quốc ngữ VN là chữ Nôm, ta có rất nhiều cái lợi: người TQ không đọc được điều ta viết, như người Nhật, người Hàn; còn nhân dân, cũng sẽ giống dân Nhật và Hàn, có thể thông hiểu và đọc được Hán ngữ, vốn là văn hóa đã được gạn lọc và đã hội nhập cùng dân tộc.
Giả thiết rằng quốc ngữ VN là chữ Nôm, ta có rất nhiều cái lợi: người TQ không đọc được điều ta viết, như người Nhật, người Hàn; còn nhân dân, cũng sẽ giống dân Nhật và Hàn, có thể thông hiểu và đọc được Hán ngữ, vốn là văn hóa đã được gạn lọc và đã hội nhập cùng dân tộc.
So trình độ Anh ngữ giữa người Việt và người Nhật, Hàn,
Trung hay Ấn, dù ta có được chữ viết La Tinh làm 'vốn', chưa chắc ta hơn họ về
ngữ văn này. Đừng nghĩ rằng mẫu tự La Tinh giúp ta dễ dàng hội nhập với văn
minh Âu Mỹ hơn các dân tộc khác, mà không chừng chính nó lại chỉ khiến ta học
theo cái mà Âu Mỹ đang xem là rác rưởi, đang tìm đủ mọi cách tống thải nó ra
ngoài.
Theo thiển ý, cái hại của quốc ngữ La Tinh lớn hơn cái
lợi, nó là một trong những chướng ngại của sự đoàn kết. Dân tộc này sẽ
không bao giờ trở về trong nguyên khối nhất quán như trước; trừ phi dân tộc
cũng rơi vào tình trạng bị Công giáo hóa 100% như các nước Nam Mỹ hoặc
Philippines, hoặc hoàn toàn ngược lại; mặc dù đây không phải là một thiển ý
đáng ao ước.
Tác giả Công giáo Charlie Nguyễn ví chữ quốc ngữ như con
dao mà tên cướp đến cướp của giết người rồi để lại, ta cứ xài mà không cần cám
ơn tên cướp.
Tôi thì cho rằng, chữ quốc ngữ giống như đứa con oan nghiệt bị giặc cưỡng hiếp mà sinh ra; dù gì cũng là con, đứa con của tủi
nhục; nhưng đành chấp nhận giữ mối nhục đó mà sống, phải yêu thương và phải
nuôi nó lớn khôn lớn, nhất là phải giáo dục nó; nhưng cha nó, dứt khoát
cần được đưa ra tòa án.
Trần Trọng Sỹ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét