Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

ĐỨC DALAI LAMA, ÔNG NGÔ ĐÌNH DIỆM
VÀ MẶC CẢM TỘI LỖI CỦA NHÓM “HOÀI NGÔ”

Nguyễn Kha


Trung tuần tháng 7/2014, một người bạn Phật tử chuyển cho tôi một email mà anh cho biết đang được phổ biến trên các diễn đàn điện tử, và hỏi tôi có cách nào kiểm chứng được những thông tin trong mẩu tin ngắn đó không ?
Nội dung email như sau (Tôi copy/paste nguyên văn, chỉ nhấn mạnh 4 đoạn đặc biệt có liên quan đến bài viết nầy của tôi):

Câu chuyện thật cảm động của đức Đạt Lai Lạt Ma nói về đệ nhất VNCH

Chị Hoa Lan kể :

Ngày 20.09.2013 khi người Việt tại Đức được vinh dự đón Đức 
Dalai Lama tại chùa Viên Giác, Ngài đã kể lại 1 câu chuyện thật cảm động:
Những thập niên 50, Mao Trạch Đông xua quân vào Tây Tạng giết sư, đốt chùa và gây ra hằng hà xa số tội ác với 1 dân tộc Tây Tạng hiền lành chịu đựng. Năm 1959 Đức Dalai Lama phải cùng dân tộc của Ngài từ bỏ quê hương lên đường tỵ nạn. TQ lúc bấy giờ như con hổ đói, họ dùng đủ mọi cách để truy lùng ...Ngài.   Khoảng thời gian đó trên thế giới ít người biết và để ý đến tình hình xảy ra ở Tây Tạng, và cũng chẳng ai biết gì về 1 thanh niên với nụ cười thật nhân hậu đang dìu dắt dân tộc mình lánh nạn trước mũi súng bạo tàn của Mao Trạch Đông.
Ấn Độ luôn có đụng độ với TQ về vấn đề biên giới, vi vậy họ không muốn làm tình hình căng thẳng thêm, nên cũng chẳng tha thiết giúp đỡ đoàn người tỵ nạn đến từ Tây Tạng. Tin tức về tình hình bi đát từ Tây Tạng chẳng được loan truyền, lại bị TQ cô lập thông tin toàn diện, nên thế giới chẳng ai biết đến mà quan tâm.

Đoàn người tỵ nạn vì vậy thiếu thốn cơ cực đủ điều, tình hình lúc bấy giờ thật nghiệt ngã.
May thay ở vùng Đông Nam Á có 1 vị Tổng Thống cũng nhân đạo không kém. Ông từng biết thế nào là tỵ nạn CS, vì chính ông cũng đã mở rộng vòng tay đón tiếp và giúp đỡ hằng triệu đồng bào của ông chạy nạn CS từ Bắc vào Nam... Đó là cố TT Ngô Đình Diệm, một vị Tổng Thống Công Giáo, đã âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật Giáo Tây Tạng.
Một miếng khi đói bằng một gói khi no, Đức Dalai Lama bồi hồi khi kể lại sự giúp đỡ của cụ Diệm đối với dân tộc của ông vào những ngày tháng khó khăn nhất.
Đây là lần đầu tiên tôi nghe được câu chuyện này và cũng rất xúc động. Nếu Đức Dalai Lama không kể lại, chắc câu chuyện đã theo thời gian mà chìm vào quên lãng .. Thương cụ Diệm, thương dân tộc Tây Tạng và thương sao dân tộc mình ...”
Sau khi trả lời cho người bạn rằng “Ai là người viết thì phải có bổn phận đưa ra bằng chứng, chứ tại sao người đọc lại phải có trách nhiệm tìm bằng chứng ?”, tôi mới thấy rằng về lý, trả lời như vậy là đúng rồi, nhưng về tình vẫn chưa ổn vì bạn tôi theo Phật giáo vốn là một đạo Như Thật, đạo của những người tự mình thắp đuốc lên mà đi … tìm ! Thôi thì xin viết bài nầy để vừa tìm thông tin giúp bạn, vừa để thao tác trí thức cho vui vậy.
*     *
*
Hai Nghi Vấn …

1- Trước hết là chi tiết “…đã âm thầm gửi hàng tấn gạo …” có điều gì không ổn !. Tại sao lại phải “âm thầm” khi ông Diệm là Tổng thống, sử dụng tài nguyên quốc gia (“hàng tấn gạo”) để làm một việc công ích (“cứu khổ những người Phật giáo Tây Tạng”) ? Như vậy có gì sai trái đâu mà ông Diệm phải “âm thầm” ? Vã lại, vì sử dụng gạo của chính phủ nên thủ tục hành chánh quốc gia bắt ông phải minh bạch, có hồ sơ lưu trữ. Và minh bạch một chuyện đáng làm thì tại sao ông Diệm lại phải “âm thầm”?
Nói vì ông “khiêm nhường” lại càng sai vì ông đang làm một động thái ngoại giao chứ có lấy gạo riêng của cá nhân ông gửi qua Tây Tạng đâu. Ngoài ra, trong quá khứ, ông cũng đã chẳng khiêm nhường gì khi đi tham quan cứu trợ bảo lụt ở miền Tây năm 1956, hình ảnh ông mặc đồ veste ngồi chểm chệ trên thuyền cho sĩ quan cấp Tá của Quân đội VNCH, với các quân nhân súng ống tận răng bao quanh, lội bì bõm dưới nước để đẩy thuyền, đã được phổ biến khắp trong và ngoài nước (mà chẳng thấy ông ra lệnh cho Bộ Thông Tin dẹp đi) thì ông khiêm nhường chổ nào?

Hai từ “âm thầm” nầy làm toàn bộ bài viết đáng nghi quá ! Sau nầy, tôi mới biết rằng “Chị Hoa Lan” rất láu cá. “Chị” phải dùng hai từ “âm thầm” vì biết trước thế nào rồi đây cũng sẽ có người đòi hỏi bằng chứng. Thế là “Chị” bắt ông Diệm phải “âm thầm” cho … tiện việc sổ sách, sau nầy nếu có ai hỏi thì “Chị” khỏi phải trưng bằng chứng !

2- Thứ nhì là ai cũng biết rằng Đức Dalai Lama, cũng như các vị Giáo hoàng Vatican, là một lãnh tụ tôn giáo nổi tìếng khắp thế giới. Hoàn cảnh và hành trạng của Ngài (cũng như vận mệnh oan nghiệt của đất nước Tây Tạng) đã lôi cuốn sự quan tâm của cả nhân loại. Ngài đi đâu, làm gì ở nơi công cọng, thì đều trở thành News, trở thành những Public events lớn với có khi hàng trăm cơ quan truyền thông ghi nhận và phổ biến từng nụ cười, từng câu nói, từng cảm xúc “bồi hồi” (chữ của “Chị Hoa Lan”) trên gương mặt, trong giọng nói của Ngài …
Đức Dalai Lama đi thăm chùa Viên Giác của cộng đồng Phật tử người Việt ở Hannover (Đức quốc) là môt sự kiện đáng đưa tin (news worthy). Lại xảy ra cách đây chưa đến một năm, vào lúc mà máy hình số (digital camera) và YouTube, Blog cá nhân, Facebook, Twitter, … đã xuất hiện và được sử dụng khá phổ quát từ lâu rồi, nên chuyện kiểm chứng chắc không khó gì. Như vậy, chỉ có người hoặc cực kỳ dại dột, hoặc có hậu ý gì đó mới dựng đứng ra một câu chuyện mà ai có một cái Computer cũng đều có thể kiểm chứng được dễ dàng.

Ba tài liệu …

Hai nghi vấn trên (một là hai từ âm thầm rất đáng nghi, hai là khả năng kiểm chứng quá dễ dàng nên cũng đáng … nghi) khiến tôi lôi cái Lap Top ra. Và trong 0,46 giây, tôi tìm được 388 nghìn kết quả (key words là “đạt lai lạt ma chùa viên giác”). Và tôi đã tìm được ba dạng/chùm tài liệu sau đây:

1-      Các tài liệu Việt ngữ của các trang nhà Phật giáo như Viên Giác, Thư Viện Hoa Sen, Hoa Vô Ưu, Quảng Đức, Kỳ Viên Trung Nghĩa, Lê Bích Sơn, Chùa Phật Linh, Giác Ngộ, Huệ Quang, v.v… Các trang nhà nầy đăng lại các bản tin, bài tường thuật, hoặc ký sự, hoặc hồi ức cá nhân về buổi thuyết giảng của Đức Dalai Lama tại chùa Viên Giác. Và các bản văn nầy tuy hoàn toàn KHÔNG NHẮC ĐẾN MỘT CHỮ “NGÔ ĐÌNH DIỆM” HAY MỘT CHỮ  “TẶNG GẠO” NÀO CẢ, nhưng điều nầy vẫn chưa giúp tôi xác định (hay phủ định) được Ngài có “bồi hồi” kể lại chuyện ông Diệm “âm thầm gửi hàng tấn gạo” như “Chị Hoa Lan” đã khẳng định trong email hay không ! Nhỡ Ngài có nói mà các tác giả không chịu ghi lại thì sao ?

2-      Vì vậy, tôi đổi hướng search qua các nguồn tài liệu tiếng Anh. Cũng nhiều, nhưng tôi đặc biệt chú ý và chọn trang nhà dalailama.com vì trang nầy là “trang web chính thức của Văn phòng Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14” (“the official website of the Office of His Holiness the 14th Dalai Lama”). Bài tường thuậtHis Holiness the Dalai Lama Concludes his European Tour with a Visit to the Vien Giac Vietnamese temple”  kể lại  chuyến viếng thăm của Ngài tại chùa Viên Giác ở Hannover vào ngày 20-9-2013 xuất hiện ở chuyên mục “News”. Đường link đến bài ờng thuật đó là:
Bài tường thuật nầy viết bằng tiếng Anh, mô tả buổi lễ khá chi tiết, và tóm lược lại 4 chủ đề mà Đức Dalai Lama thuyết giảng cùng 3 câu hỏi trong phần vấn đáp sau đó. Đặc biệt, có 5 đoạn trích dẫn nguyên văn lời giảng (để trong ngoặc kép “…”) của Đức Dalai Lama, trong đó có một đoạn nhắc đến từ “Vietnam”.  Tuy toàn bộ bài tường thuật KHÔNG NHẮC ĐẾN MỘT CHỮ “PRESIDENT DIEM” HAY MỘT CHỮ “RICE DONATION” NÀO CẢ, nhưng điều nầy (một lần nữa) vẫn chưa giúp tôi xác định (hay phủ định) được Ngài có “bồi hồi” kể lại chuyện ông Diệm “âm thầm gửi hàng tấn gạo” như “Chị Hoa Lan” khẳng định trong email hay không ! Nhỡ Ngài có nói mà tác giả thấy không quan trọng nên không chịu ghi lại thì sao ?
Phải phục “Chị Hoa Lan” nầy … tinh ma thật ! Và cực kỳ bất lương nữa vì cứ khơi khơi nói vô bằng chứng để bắt ai muốn điều tra để tìm hiểu/phản biện phải tốn công mệt sức.

3-      Cuối cùng, tôi phải nhờ đến ông Goggle một lần nữa: Theo những thông tin trong các Web Anh ngữ và Việt ngữ ở trên thì trước đó, tại Hannover, Đức Dalai Lama đã đi giảng Pháp tại hai chùa người Hoa và người Thái trước khi đến thăm chùa Viên Giác của người Việt Nam. Và sau buổi giảng Pháp cho Phật tử Việt Nam, Ngài phải lên phi trường Hannover ngay để bay về Ấn Độ liền. Thời gian Ngài ở chùa Viên Giác do đó rất ngắn, chỉ vỏn vẹn có khoảng một tiếng rưỡi, quá dễ dàng cho một Video clip quay được từ đầu đến cuối toàn bộ buổi viếng thăm. Với công cụ mạng xã hội nầy (Video) thì không thể sót được một câu nói nào của Ngài !
Thật vậy, có quá nhiều Video về sự kiện nầy trên YouTube.  Tôi xem 5 Video loại dài hơn một giờ thì thấy nội dung chủ yếu là giống nhau, chỉ khác góc quay và thời lượng. Tôi quyết định chọn Video có thời lượng dài nhất (1 giờ, 32 phút, 54 giây), và được posted trên webpage của một tổ chức văn hóa Tây Tạng, TibetView.

Video đăng trên Tibetviews:  http://tibetviews.com/?p=2898

Video nầy quay từ lúc xe của Đức Dalai Lama dừng ở cổng tam quan chùa Viên Giác để Ngài xuống đi vào chùa, cho đến khi Ngài lại ra cổng tam quan để từ giả Phật tử lên xe đi phi trường. Quay liên tục, không ngưng nghĩ trong 1 giờ 32 phút 54 giây, trừ đoạn ngắn gần cuối buổi viếng thăm, sau khi chụp hình chung và riêng với Tăng Ni và Phật tử rất ồn ào lộn xộn, Ngài và các nhân viên tùy tùng Tây Tạng vào phòng riêng nghỉ một chốc trước khi rời chánh điện để bước ra xe rời chùa.

Đâu là sự thật

Trong hơn một giờ rưỡi đồng hồ tại chùa Viên Giác đó, trừ những lúc tụng kinh và niệm chú, toàn bộ phần giảng Pháp của Đức Dalai Lama đều bằng tiếng Anh (và được một vị Thượng tọa Việt Nam dịch ra tiếng Việt). Tiếng Anh của Ngài dễ nghe hơn nhiều so với lần Ngài tiếp xúc cùng Phật tử Việt Nam tại Long Beach, California hơn một năm rưỡi trước (4/2012).  Bỏ đi những phần lễ lạc và ổn định chổ ngồi, buổi giảng Pháp và phần vấn đáp (kể cả thời gian thông dịch) thực sự kéo dài chỉ trong 67 phút (từ 0.15’50” đến 1.22’.31”). Vậy thì nếu quả thật Đức Dalai Lama có kể lại chuyện ông Diệm cho gạo như khẳng định của “Chị Hoa Lan” (từ “Những thập niên 50, …” đến “… cứu khổ những người Phật giáo Tây Tạng”), thì cọng thêm phần Việt dịch, thời lượng cũng phải mất 4 phút trên Video. Không thể không nghe/thấy 4 phút đó được. 

Thế nhưng trong 67 phút đó, Ngài chỉ nhắc đến từ “Vietnam” và “Vietnamese” ba lần. Căn cứ vào “đồng hồ” trên Video:
Phút thứ 15.50 - “Tôi rất sung sướng được đến thăm ngôi chùa Việt Nam nầy. Theo lịch sử, trong số những đệ tử theo Đức Phật, những người theo truyền thống Pali là vai huynh, và với những người theo truyền thống Sanskrit thì người Hoa, rồi người Việt, người Hàn và người Nhật là vai huynh. Rồi sau đó, Phật giáo mới đến với người Tây Tạng chúng tôi. Và  theo tục lệ, đệ tử vai “đệ” như chúng tôi phải tỏ lòng cung kính đối với vai “huynh”.  (“I’m very happy to have been able to come to visit this Vietnamese temple. Historically, among the followers of the Buddha, those who uphold the Pali tradition are senior, and among those who follow the Sanskrit tradition, the Chinese and then the Vietnamese, Korean and Japanese are senior. Buddhism came to us Tibetans later. And it is customary for junior students like us to show respect to their seniors.”).

Phút thứ 21.05 – “Tôi biết dân tộc Việt Nam đã kinh qua nhiều đau khổ và tàn phá vô cùng vì sức mạnh của những vũ khí hiện đại trong cuộc chiến tranh trên đất nước họ” ( “I know that the Vietnamese people experienced great suffering and immense destruction due to the power of modern weapons during the war in their country.”)

Phút thứ 21.35 – “Có một lần nọ, trên đường bay đến Nhật Bản, tôi bay ngang Việt Nam trong giai đoạn [chiến tranh] đó, và qua cửa sổ [phi cơ], tôi thấy các oanh tạc cơ B-52; Tôi không thể không nghĩ đến người dân sống trên mãnh đất dưới đó”. ( “Once flying over Vietnam on my way to Japan during that period and seeing B52 bombers from the window; I couldn’t help thinking of the people on the ground below.”)

Ngoài ba lần đó ra, Đức Dalai Lama đã không còn đả động gì đến Việt Nam nữa. Nhất là Ngài HOÀN TOÀN KHÔNG NÓI MỘT TIẾNGPRESIDENT DIEM” HAY MỘT TIẾNGRICE DONATION” NÀO CẢ. Do đó, dĩ nhiên là không có câu chuyện hoang đường “Đức Dalai Lama bồi hồi khi kể lại sự giúp đỡ của cụ Diệm” đã “âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật Giáo Tây Tạng.” như “Chị Hoa Lan” đã gian trá phịa ra.

Tôi công khai thách “Chị Hoa Lan” đưa ra được một bằng chứng có thể kiểm chứng được (verifiable proof) về chuyện kể của “Chị”.  “Chị” viết trong email rằng “Đây là lần đầu tiên tôi nghe được câu chuyện này và cũng rất xúc động”, vậy xin “Chị” cho biết hôm 20-9-2013 ở chùa Viên Giác đó, “Chị” đã nghe  Đức Dalai Lama nói lúc nào? Nguyên văn câu tiếng Anh của Ngài ra sao, trong ngữ cảnh gì? Và trong gần 1.000 thính chúng người Việt và người Đức hôm đó, có những ai cùng nghe với “Chị”?  

■ Còn vài điều cần phải nói cho rõ

Thật ra đây không phải là lần đầu tiên có người như “Chị Hoa Lan” dựng đứng một cách gian trá chuyện “cụ Diệm giúp Đức Dalai Lama”.

Cách đây mấy năm, một đám tàn dư Cần lao Công giáo gồm cựu Đại úy Lê Châu Lộc (nguyên sĩ quan tùy viên của ông Diệm), ông Huỳnh Văn Lang (nguyên Phụ tá Bí thư cho Thủ tướng Diệm) khẳng định “như thật” trong tác phẩm của họ rằng ông Diệm được giải thưởng Magsaysay Award và ông đã gửi tặng toàn bộ số tiền (15.000 Mỹ kim từ giải thưởng nầy) cho Đức Đạt Lai Lạt Ma. Thông tin đó, sau nầy được một số “âm binh hoài Ngô” (như Song Lê, Nguyễn Văn Minh, Bảo Mai, Nguyễn Vy Khanh) lập đi lập lại trên các diễn đàn điện tử khiến cũng có một số người nhẹ dạ bị đầu độc nên tin theo.
Nhưng cũng như “Chị Hoa Lan”, họ gian mà không ngoan, nói láo “thiếu cơ sở”, thông tin nầy mâu thuẫn với sự kiện kia, nên bị tác giả Lê Xuân Nhuận lật mặt nạ gian trá của họ, chứng minh một cách không chối cải được rằng ông Diệm chưa bao giờ được giải thưởng Magsaysay cả. Vì vậy, toàn bộ câu chuyện tuyền truyền xám “ông Diệm gửi tiền của Giải thưởng Magsaysay tặng Đức Dalai Lama” sụp đổ, hiện nguyên hình là một lời nói láo trắng trợn, lố bịch, và nhất là bị phản tác dụng. Cái mặt của ông Diệm bị chính đám tàn dư Cần Lao Công giáo tô son trét phấn giả tạo, nên càng ngày càng trở nên méo mó thô kệch ! Thật ra, trong 4 năm đầu của nền Đệ Nhất Cọng hòa (1956-1959), khi Hà Nội còn bận chữa vết thương chiến tranh nên chưa triển khai cuộc chiến giải phóng miền Nam, và khi quân viện và kinh viện Mỹ đang ào ạt đổ vào miền Nam, ông Diệm cũng làm được nhiều điều ích quốc lợi dân … sao đám tàn dư hoài Ngô không trung thực viết về những thành tích đó, mà cứ phải gian dối “kể” những chuyện hoang đường ông Diệm không bao giờ làm, thậm chí ông còn làm ngược lại ?

Bài viết “Tổng thống Ngô Đình Diệm và Giải thưởng Ramon Magsaysay” của ông Lê Xuân Nhuận được trích đăng / lay-out lại rõ ràng hơn trong Blog Nam Giao theo đường link dưới đây: http://hoangnamgiao.blogspot.com/2013/03/su-that-vegiai-thuong-magsaysay-tong.html
Ai quan tâm đến những âm mưu gian trá và thủ đoạn xão quyệt nhằm “rửa mặt” cho ông Diệm của đám tàn dư hoài Ngô, xin bỏ ra 15 phút đọc bài viết công phu nầy của ông Lê Xuân Nhuận. Và cũng xin tiên tri rằng sau lần “bị cháy” nầy, dăm ba năm nữa, thế nào cũng lại có một “Chị Hoa Thúi Địt” nào đó, kể lại một “câu chuyện thật cảm động” về “ông Diệm nhân hậu, đã âm thầm ra lệnh cho Trục Lôi hạm Chương Dương HQ-112 chở hàng tấn tôm tươi Kontum lên vùng bình nguyên Lasha để cứu đói cho các tu viện Tây Tạng”…!

Thư của bà Carmencita Abella, Chủ tịch Quỹ “Ramon Magsaysay Award Foundation” đề ngày 4 July 2013, trả lời ông Lê Xuân Nhuận, xác định rằng ông Diệm “không phải là một người được Giải thưởng Magsaysay” (“is not a Magsaysay awardee”)

Hết phịa chuyện tiền đến nói láo chuyện gạo, tại sao tàn dư Cần lao Công giáo cứ muốn ông Diệm “dựa” vào Đức Dalai Lama ?

Lý do thật là đơn giản: Một trong những cái tội lớn nhất của ông Diệm là đàn áp Phật giáo, đạp tôn giáo nầy xuống cho Công giáo của ông ta lên ngôi độc tôn. Phật giáo Việt Nam là phên dậu văn hóa của quốc gia, đồng cam cọng khổ với dân tộc từ gần 2000 năm qua; trong khi đó thì Công giáo Việt Nam là đạo quân thứ năm làm tay sai cho giặc Pháp xâm chiếm và đô hộ nước ta gần 100 năm. Đáng lý là nhà lãnh đạo, ông phải thực thi một chính sách đoàn kết tôn giáo, chữa vết thương quá khứ để cùng nắm tay nhau xây dựng quốc gia hầu đối phó với phương Bắc, thì ông lại chỉ làm những điều ngược lại!

Sự thực lịch sử đó càng lúc càng rõ ràng, càng được cũng cố thêm bằng nhiều tài liệu nghiên cứu hoặc hồi ký của nhân chứng khả tín sau 1975. Cho nên cách duy nhất để hóa giải cái mặc cảm “tội tổ tông” đàn áp Phật giáo Việt Nam đó (từ của giáo sư Hồ Sỹ Khuê) là đám tàn dư Cần Lao Công giáo phải cố gắng chứng minh ngược lại, rằng ông Diệm thương yêu và giúp đở Phật giáo nhiều lắm ! Lẽ dĩ nhiên là họ không kiếm ra được sự kiện nào chứng minh ông Diệm giúp đở Phật giáo Việt Nam, nên họ đành phải ngụy tạo ra những giai thoại không có thật chung quanh mối quan hệ giả tưởng giữa Đức Dalai Lama và ông Diệm. Vừa lấy cái uy tín của Ngài Dalai Lama làm bảo chứng, vừa khó kiểm tra hư thật vì toàn là những chuyện “nghe kể” từ hơn nửa thế kỷ trước.
Nhưng vì là chuyện ngụy tạo thì dù có tinh vi thế nào, cuối cùng, sự gian dối cũng bị khám phá. Không thể nào thắng được thời gian, khát vọng tìm sự thật, và lý trí của con người … Chỉ có Đức Dalai Lama, trong tình trạng hỗn loạn rối rắm của chính trị Việt Nam, đã trở thành nạn nhân của những thủ đoạn gian xảo của nhóm hoài-Ngô mà thôi. Nhưng tôi tin chắc rằng Ngài cũng chẳng màng đến !
*     *
*
Để kết bài, tôi đọc lại email của người gọi là Chị “Hoa Lan” [trùng tên một cách … tình cờ (?!?) với một nữ Phật tử tại Đức, có tham dự buổi giảng Pháp ở chùa Viên Giác, và sau đó có viết lại bài ký sự “Nụ Cười Bất Diệt” đăng trên Web Quảng Đức]. Đọc xong, tôi còn một thắc mắc “không biết tỏ cùng ai”: Đó là tại sao “Chị Hoa Lan” có thể gian trá, không nói thành có, một cách tự nhiên như thế được?

Đọc những tỉnh từ óng ả mô tả cảm xúc của “Chị” và của các nhân vật “Chị” đề cập đến (Câu chuyện thật cảm động”, “nụ cười thật nhân hậu”, “có 1 vị Tổng Thống cũng nhân đạo không kém”, “âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ”,Đức Dalai Lama bồi hồi” , “lần đầu tiên tôi nghe được câu chuyện này và cũng rất xúc động”, “Thương cụ Diệm, thương dân tộc Tây Tạng”…), tôi không thể tưởng tượng được người ta có thể bày đặt ra một chuyện dối trá, rồi đóng kịch giả nhân giả nghĩa với tình cảm của mình một cách dễ dàng và tự nhiên như thế được!

Chỉ có một loại người như thế trên thế giới nầy mà thôi: Đó là những tín đồ Công giáo Việt Nam thờ ông Diệm hơn thờ Chúa, bây giờ thường được gọi là “tàn dư Cần lao Công giáo”. Và từ đó, tôi phải đồng ý với một quan điểm mà tư tưởng gia Mỹ Robert Ingersoll (1833-1899) từng triển khai: Đạo thờ Chúa là một tôn giáo có nền thần học dựa trên sự dối trá, có lịch sử truyền giáo dựa trên sự dối trá, và có nghi lễ thờ phượng dựa trên sự dối trá. Với ba thuộc tính đó, đạo nầy chỉ có thể sản sinh ra các tín đồ dối trá mà thôi.
“Chị Hoa Lan” là một trường hợp điển hình chói lọi.

Nguyễn Kha
7/2014   




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét