Giới thiệu sách
“KINH THÁNH CHỐNG KINH THÁNH”
(The Bible
Against Itself của Giáo sư Randel McCraw Helms)
“I have yet many things to say unto you, but
ye cannot bear them now.” (John 16:12)
[“Ta có nhiều điều để nói với ngươi, nhưng bây
giờ ngươi chưa đủ sức để hiểu” (Gioan
16:12)]
Patrick J. Buchanan, một nhà báo Mỹ bảo thủ
và cực hữu nổi tiếng trong đảng Cộng Hòa - từng ra ứng cử Tổng thống Mỹ năm
2000 - đã liệt kê trên website Worldnetdaily
những thống kê báo hiệu sự suy tàn của
đạo Công giáo La-mã (http://www.wnd.com/news/article.asp?ARTICLE_ID=29948).
Theo ông Buchanan, nguyên do của sự suy tàn
nầy là vì Giáo hoàng Gioan 23 với Công Đồng II năm 1962-65 đã mở cửa cho quỷ
Xa-tăng đem khói độc vào nhà của Giê-su.
Sau đây là những con số thống kê bi thảm
của tình trạng đạo Công giáo La-mã tại Mỹ từ năm 1965 cho đến năm 2002.
·
Giám mục:
Từ năm 1930 đến 1965, số giám mục tăng gấp đôi lên đến 58,000. Bây giờ chỉ còn
45,000.
·
Lễ thụ
chức: Năm 1965 có 1,575 tân giám mục được thụ chức. Năm 2002 chỉ có 450.
·
Nhà thờ
không Giám mục: Năm 1965 chỉ có 1% nhà thờ không có giám mục. Năm 2002 con
số là 15%.
·
Trường
dòng: Con số học sinh sụt hơn 90% từ
49,000 xuống 4,700. Trên tổng số 600 trường dòng, 400 đã bị đóng cửa.
·
Nữ tu:
Từ 180,000 chỉ còn lại dưới một nửa (75,000) và tuổi trung bình của các nữ tu
là 68. Số nữ tu dạy học giảm 94% từ 104,000 còn 8,200 kể từ Công đồng II.
·
Dòng tu:
Đây là lãnh vực yếu kém nhất. Từ 3,559 người học để trở thành tu sĩ dòng Tên
(Jesuit) chỉ còn 389. Dòng Cứu thế (Redemptorist) và dòng Fran-xit (Franciscan)
sụt từ 3,379 xuốn 84. Dòng “Sư huynh Công giáo” (Christian Brothers) lại còn
thê thảm hơn vì từ 912 người chỉ còn 7.
·
Trường
trung học Công giáo La-mã: một nửa tổng số bị đóng cửa. Số học sinh từ
700,000 tụt xuống 386,000.
·
Đám cưới
Công giáo La-mã: Trong khi số đám cưới giảm đi 1/3 thì số đám cưới xin được
bãi bỏ tăng từ 338 trong năm 1968 lên 50,000 trong năm 2002.
·
Đi lễ ngày
Chủ nhật: Năm 1958, Gallup Poll đếm được trong 4 người Công giáo La-mã có 3
người đi lễ. Năm 2002, Đại học Công giáo Notre Dame chỉ đếm được 1 trong 4.
Chúng ta không có những
con số thống kê mới nhất (của PEW, 2014) nhưng sau gần 5000 vụ xì-căng-đan về ấu
dâm của các Linh mục trên toàn thế giới và sau hành động bao che dấu diếm những
tội ác nầy của Vatican, những con số thống kê mới nhất chắc còn ảm đạm thê thảm
hơn nhiều.
Dĩ nhiên với những tình trạng như
vậy, số người đọc Kinh Thánh cũng ngày càng bớt dần. Và con số này lại sẽ càng
bớt nhanh hơn nếu các con chiên Công giáo La-mã chịu khó đọc Kinh Thánh (cả Tân
ước và Cựu ước) một cách thông minh và kỹ
lưỡng như Giáo sư Randel Helms.
Là một chuyên gia về Kinh Thánh
(Bible scholar), ông Randel McCraw Helms còn là giáo sư Anh ngữ của Đại học
Tiểu bang Arizona (State
University ) tại thành phố Tempe . Ông đã là tác giả
của hai cuốn sách nghiên cứu Kinh Thánh: “Who
Wrote the Gospels?” (Ai Viết Sách Phúc Âm?) và “Gospels Fiction” (Sách Phúc Âm Hư Cấu). Tác phẩm mới nhất của ông
là “The Bible Against Itself” (Kinh Thánh Chống Kinh Thánh) với tiểu tựa “Why The Bible Seems to Contradict Itself”
(Vì Sao Kinh Thánh Lại Hình Như Tương Phản Với Chính Kinh Thánh) do nhà
Millennium Press xuất bản tại Altadena ,
California năm 2006.
Chữ “hình như” của tiểu tựa được tác giả giải thích trong Lời Nói Đầu là
“không có gì có thể được gọi là Kinh Thánh”
(“there is no such thing as the Bible”). Ngay cả ý nghĩa của chữ “Kinh Thánh”
(“Bible”) cũng không được mọi người đồng thuận. Sau bao nhiêu năm nghiên cứu,
ông tìm ra rất nhiều người viết Kinh Thánh
trong nhiều thời kỳ khác nhau và hậu quả dĩ nhiên là có rất nhiều phiên bản
khác nhau. Từ đó ông tìm ra những tác giả Kinh Thánh không đồng ý với nhau
đến mức trên trang đầu tiên của Lời Nói Đầu ông đã minh định rằng “Kinh Thánh là một bãi chiến trường và các
tác giả là những chiến binh” (“The Bible is a war-zone, and its authors are
the combatants”). Thí dụ rõ ràng được ông đưa ra là câu của Tông đồ Paul đả kích
kịch liệt Tông đồ Peter: “Tôi chống ông
ta ngay tận mặt, bởi vì hiển nhiên là ông ta đã sai lầm” (“I opposed him to
his face, because he was clearly in the wrong” [Gal. 2:11]).
Chỉ trong một trang đầu
tiên của Lời Nói Đầu giáo sư Helms đã xử dụng hai lần chữ “độc giả vô ý” (“inattentive readers”) để nói về những người đọc
Kinh Thánh một cách lơ là, cẩu thả - trong đó chắc phải có tuyệt đại đa số
người Việt theo đạo nầy. Vì nếu dùng đầu óc để đọc Kinh Thánh một cách kỹ lưỡng
thì người theo đạo Chúa sẽ thấy “Kinh Thánh
chỉ là một đồ tạo tác tự hủy hoại chính mình (“the Bible is a self-destructing artifact”).
Nghiên cứu tường tận như giáo sư Hemls, ông gọi Kinh Thánh là một “nhóm sách hư cấu tranh đua nhau” (“a
group of competing fictions”): Với người Do Thái, Kinh Thánh là một toàn tập
gồm 39 sách, với người Tin Lành là 66 sách, với người Công giáo La-mã và
vài nhóm Ki-tô Nguyên thủy là 73 sách,
với nhóm Ki-tô Nguyên thủy Ethiopy là 81
sách, và người theo Ki-tô Mormon thì họ đọc “Sách của Mormon” mà họ gọi một
cách kiêu hãnh là “Một Thánh Ước Khác của Giê-su Ki-tô” (“Another Testament of
Jesus Christ”). Nghĩa là không phải Tân Ước hay Cựu Ước gì ráo trọi. Cho đến bây giờ, giữa những người cùng theo
đạo Chúa, vẫn không có một đồng
thuận nào về con số sách xứng đáng được gọi là “Kinh Thánh”.
Cuốn sách “Kinh Thánh
Chống Kinh Thánh” chỉ dài 178 trang nhưng đầy ắp tính thuyết phục, gồm Lời Nói
Đầu, 10 Chương, Lời Kết và Thư mục. Sách cũng có 3 bản đồ, 4 tranh vẽ và 7 thời
biểu. Cuốn sách bắt đầu bằng một Chương
về Cuốn Sách của Ruth (“Ruth Against the Racists”) để tấn công chủ trương kỳ
thị chủng tộc của nhóm Deuteronomist. Những Chương đáng chú ý là Chương 3
(“Watching Prophecy Self-Destruct”) nói về những tranh cãi vô nghĩa của các nhà
Tiên tri; hai Chương 5 và 10 (“Apocalypse Again and Again” và “Apocalypse Again
and Again in the New Testament”) nói về căn
bệnh ảo giác tâm thần bất khả trị rất đặc thù của người theo đạo Chúa; và
đặc biệt quan trọng một cách cơ bản là Chương 7 (“One Jesus Against Another”)
nói về sự hiện hữu của hai ông Giê-su:
Ông Giê-su con của Sirach là tác giả cuốn “The
Wisdom of Jesus” (Những Điều Khôn Ngoan của Giê-su) xuất hiện năm 180 trước
Công nguyên và ông Giê-su của Nazareth không viết gì cả và qua đời khoảng năm
30 sau Công nguyên. Tuy không viết gì, nhưng ông Giê-su thứ nhì nầy để lại
nhiều lời rao giảng (Gospels) được đệ tử ghi lại thành Kinh Tân ước. Vì có nhiều đệ tử nên đã có nhiều phiên bản
khác nhau, và nhất là khác với cuốn “The Wisdom of Jesus” của ông Giê-su
đầu tiên.
Trong Lời Kết Luận, giáo
sư Helm đặt vấn đề “đọc sai” Kinh Thánh như trường hợp Tông đồ Luke sửa chữa
phiên bản Kinh Thánh của Tông đồ Mark, và câu hăm dọa nổi tiếng của Tông đồ
John “sẽ gây nạn dịch hạch cho kẻ nào dám thêm hay bớt những chữ trong Kinh Thánh
của ông ta.” (theo Rev. 22:18-19). Tất cả để xác định một cách rõ ràng khiá cạnh nhân tạo của Kinh Thánh. Nghĩa
là do con người tạo ra chứ chẳng phải “mặc khải” từ Chúa gì cả! Do đó, người
đọc thông minh và lương thiện sẽ đọc với ý thức rằng cuốn Kinh đó không có gì là “thánh” cả, mà chỉ là một cuốn sách do con
người viết ra với tất cả những khôn ngoan và những sai lầm của mỗi tác giả .
Riêng với người Việt-Nam
theo đạo Công giáo La-mã, cuốn sách nầy của giáo sư Helms có thể giúp cho họ
nhìn lại Kinh Thánh để tìm một lối thoát khỏi cơn mộng du của một cuốn Kinh Thánh
đầy mâu thuẩn. Như giáo sư Trần Chung Ngọc đã viết một cách chính xác về sự bất
xứng của Kinh Thánh khi phải uốn mình chạy theo thực tế:
“Giêsu dạy tín đồ “đạo bất hiếu” có
ghi rành rành trong Phúc âm Luke 14:20: “Bất cứ ai đến với ta mà không thù ghét cha mẹ, vợ
con và anh chị em mình thì không thể là tín đồ của ta.” Dựa trên lời dạy
“thù ghét” đó của Giêsu nên giáo hoàng Clément XI đã ban hành sắc luật ngày
20/11/1704 cấm tín đồ Công giáo La-mã không được thờ cúng tổ tiên, cấm đặt bài
vị hoặc hình ảnh của người quá cố trên bàn thờ.
Mãi đến năm 1939, (trước những khó
khăn truyền đạo cho người Tàu có truyền thống hiếu để của Khổng giáo), giáo
hoàng Piô XII mới ban hành đạo luật ‘Plane Compertum Est’ cho phép giáo dân
Trung Hoa thờ cúng tổ tiên như xưa. Sau Công đồng Vatican II năm1964, bãi bỏ
lệnh cấm thờ tổ tiên nên chỉ đến lúc đó giáo
dân Việt Nam mới được phép tiến hành dâng hương trước bàn thờ gia tiên trong
dịp cưới hỏi hoặc ngày giỗ v.v…”.
Vì vậy, bài giới thiệu tác
phẩm “Kinh Thánh Chống Kinh Thánh” nầy chỉ có một mục đích là để giúp người
Công giáo Việt-Nam đọc Kinh Thánh của họ với con mắt thông minh hơn thay vì nhắm mắt mà đọc hay để các Linh mục
“đọc” thay cho mình những đoạn do ông ấy chọn. Những người Công giáo Việt-Nam
đã bị những Kinh Thánh mâu thuẫn đưa đường dẫn lối đi lạc đường của dân tộc bằng
con đường nô lệ Vatican, bằng những xuyên tạc lịch sử, bằng những nổi loạn xuẩn
động ngược lại lợi ích dân tộc mà đến ngày hôm nay vẫn còn lầm lạc mà điễn hình
tồi tệ nhất là tiếp tục phục hồi cái gọi là “tinh thần Ngô Đình Diệm”.
Như Nguyễn văn Chức đọc Kinh Thánh để được phước “không thấy mà tin”
rằng nhà Ngô không độc tài dù Tổng
thống Diệm đã tổ chức Trưng cầu Dân Ý thắng Vua Bảo Đại bằng … 98.2% phiếu; dù
suốt 9 năm cầm quyền chỉ có mỗi một đảng Cần Lao độc nhất; và dù bắt toàn dân
Việt Nam già trẻ lớn bé phải suy tôn hết ngày đến đêm “Ngô Tổng thống, Ngô Tổng thống muôn năm”.
Như Tú Gàn, aka Lữ Giang,
tên thật là Nguyễn Cần, đọc Kinh Thánh để được phước “không thấy mà
tin” rằng nhà Ngô không gia đình trị
dù ông Tổng Giám mục Thục, ông Cố vấn Nhu, bà Cố vấn Lệ Xuân, ông Cố vấn chỉ
đạo Cẩn đã nắm hết mọi quyền hành trong nước.
Như Nguyễn Văn Lục đọc Kinh Thánh để được phước “không thấy mà tin”
rằng nhà Ngô không kỳ thị tôn giáo
dù vẫn duy trì Dụ số 10 của Thực dân Tây; dù thời Đệ Nhất Cộng Hoà có ba Đại
học thì Đà Lạt có một Viện trưởng là Linh mục và Huế có một Viện trưởng là một
Linh mục chỉ mới đậu bằng Cử nhân; và dù quân đội chỉ có một thiểu số quân nhân
Công giáo nhưng lại có hệ thống các Cha Tuyên úy trong khi đa số quân nhân Phật
giáo không có được một vị sư để phục vụ nhu cầu tâm linh.
Như Minh Võ đọc Kinh Thánh để
được phước “không thấy mà tin” rằng Tổng
tư lệnh Ngô Đình Diệm theo Mỹ và Vatican chống Cộng dù ông em Cố vấn Nhu
lén lút liên lạc để thỏa hiệp với Cọng sản.
Tất cả cũng y hệt như những
người Việt Công giáo đọc Kinh Thánh để được phước “không thấy mà tin” rằng trái
đất phẳng dù Galileo đã chứng minh trái đất tròn; rằng bà Maria thì đồng trinh dù ông Giêsu của Nazareth từ trong bụng của
bà chui qua cửa mình để ra ngoài.
Cuối cùng, xin mượn cách
nói của ông Giêsu ở Nazareth (theo Giăng 20:29) để đề nghị những người tuy gốc Việt
Nam nhưng lại là “kẻ tôi tớ hèn mọn của
Chúa” đó là hãy đọc, và trao cho các “đấng bậc bề trên” cùng đọc, tác phẩm
nầy để thấy “vô phước thay cho những kẻ không
thấy mà tin”. Rồi suy ngẫm điều rất đáng suy ngẫm này trước khi đến nhà thờ
đọc Kinh Thánh:
Giáo sư Randel Helms đọc
Kinh Thánh kỹ lưỡng hơn đại đa số người Việt nên ông viết sách phê bình Kinh
Thánh nhưng ông vẫn theo đạo Presbyterian … một cách thông minh, tự tại chứ
không nhắm mắt cuồng tín kiểu Vatican-nói-gì-nghe-nấy như Tổng Giám mục Ngô
Quang Kiệt hay phong kiến phản dân chủ một cách rối loạn tâm thần như câu hát “Ngô Tổng thống muôn (100,000) năm !”.
NGÔ ĐẮC TRIẾT
NGÔ ĐẮC TRIẾT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét