Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013


 

MỸ ĐÃ THẤY MẤT NAM VIỆT NAM TỪ CUỐI NĂM 1961:
LỖI LỚN LÀ DO CHẾ ĐỘ ÔNG DIỆM

 
(Bản Ghi nhớ NSAM 263 của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia
về quyết định rút 1,000 quân Mỹ vào cuối năm 1963)

 

Cư sĩ Nguyên Giác dịch


(LỜI NGƯỜI DỊCH: Một số người trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã nêu lên lý luận rằng, vì Tổng Thống Hoa Kỳ John F. Kennedy trong năm 1963 đã đòi đưa quân Mỹ vào Việt Nam, nhưng bị Tổng Thống Diệm phản đối, nên Hoa Kỳ mới thúc đẩy các cuộc biểu tình của Phật Giáo để lật đổ ông Diệm hầu dễ đưa chiến binh Mỹ vào miền Nam VN. Từ đó, để “giải tội” cho ông Diệm, họ cũng đã phóng to thành kịch bản “ông Diệm bảo vệ quyền tự quyết” nên bị Mỹ xúi giục các tướng lãnh đảo chánh !

Lý luận trên hoàn toàn sai, hoàn toàn không đúng. Các hồ sơ giải mật gần đây cho thấy TT Kennedy đã thấy thua từ cuối 1961, nên thu xếp từ mùa xuân 1962 để giảm  sự tham dự quân sự Hoa Kỳ trở về mức tương đương với đầu năm 1961. Và vào ngày 11 tháng 10-1963, TT Kennedy đã ra một lệnh bí mật để lập kế hoạch rút 1,000 cố vấn (trên tổng số gần 17,000) từ VN về Mỹ vào cuối năm 1963; hồ sơ mật này có ký hiệu là NSAM 263. Như vậy, rõ ràng TT Kennedy không những đã không muốn đem quân vào Việt Nam, mà ngược lại, còn quyết định trong 3 năm (1962-1965) sẽ rút quân khỏi miền Nam và chỉ duy trì sự hiện diện của 1,000 "cố vấn" Mỹ ở mức năm 1961 mà thôi.
[Do đó, động thái "chống Mỹ" của hai anh em ông Nhu-Diệm trong năm 1963, cuối cùng, chỉ là một nước cờ chính trị từ đầu óc cuồng vĩ của ông Nhu để tháo gở cuộc khủng hoảng nội bộ do "đối lập" tại miền Nam gây ra (Phật giáo, Đảng phái, Quân đội, Sinh viên, ...) VÀ tạo điều kiện thuận tiện để tiến đến thỏa hiệp với miền Bắc mà thôi- NG].
 
Ngoài ra, Phật Giáo đã không tham dự gì với các diễn biến chính trị quân sự quan trọng trong quan hệ Mỹ-Việt đó, vì trận tổng tấn công các chùa do ông Nhu thực hiện đêm 20 rạng 21-8-1963 đã bắt hầu hết các vị sư lãnh đạo Phật Giáo.

Sau đây là bản Việt dịch 5 trang trong cuốn biên khảo “Death of A Generation” của GS Howard Jones, xuất  bản bởi NXB Oxford University Press năm 2003, và cả bản Việt dịch hồ sơ NSAM 263. Cuốn biên khảo viết trong 15 năm, duyệt và góp ý bởi nhiều học giả, ghi lại thông tin có từ nhiều hồ sơ giải mật và các cuộc phỏng vấn riêng, cùng với các bản khai hữu thệ chưa phổ biến từ ba thư viện Tổng Thống và Trung Tâm Văn Khố Quốc Gia.

Sách này viết công phu và cẩn trọng vì tham khảo nhiều nguồn; Thí dụ, độc giả có thể xem cuối bản dịch này, trong chú thích số (9) -- khi nói về chiến lược Rostow trình lên TT Kennedy -- đã dẫn ra tới 7 nguồn khác nhau. Tất cả các chú thích nơi đây đều sẽ không dịch ra Việt ngữ, giúp người cần nghiên cứu có thể dựa vào chú thích để dễ dàng tìm ra tài liệu gốc Anh ngữ.

 
Qua các tài liệu và phân tích trong 5 trang nầy, ta có thể nhận ra các sự kiện sau:

-       Năm 1960, John F. Kennedy nhậm chức Tổng Thống Mỹ. Tháng 4 năm 1961, ông chấp thuận đưa du kích quân (Lữ Đoàn 2506, do CIA huấn luyện) vào Vịnh Con Heo để lật đổ Fidel Castro và để chiếm Cuba nhưng hoàn toàn thất bại. Sau thảm bại này, TT Kennedy không hoàn toàn tin vào các nhận định của các tướng Hoa Kỳ và CIA nữa.

-       Năm 1962, TT Kennedy sắp xếp để sẽ rút bớt quân Mỹ tại VN (xem trang 8). Kennedy tin rằng cải cách chính trị ở Việt Nam quan trọng hơn là chiến thắng ở chiến trường. Nhưng Việt Nam tất phảỉ thua vì chính sách của TT Ngô Đình Diệm làm mất lòng dân (xem chú thích 16).

-       Bản ghi nhớ NSAM 263 đề ngày 11 tháng 10-1963, do Cố vấn An ninh Quốc gia (NSC) McGeorge Bundy chỉ thị sẽ rút quân Mỹ kể từ tháng 12-1963.

-       Kennedy hỗ trợ cuộc đảo chánh của các tướng lãnh VNCH, nhưng muốn đưa ông Diệm ra lưu vong.

-       Dòng họ Ngô Đình Diệm kiêu kỳ và khó chịu tới nổi, Tòa Đại Sứ Mỹ chỉ thị cho tất cả các nhân viên sứ quán không được uống bất cứ thứ gì trong 3 giờ đồng hồ trước khi vào Dinh Tổng Thống để khỏi phải dùng nhà vệ sinh (xem trang 9).

-       Thất bại trong Cuộc Chiến Việt Nam là do Tổng Thống Diệm và gia tộc họ Ngô (xem trang 9).

-       Kennedy đã thấy Mỹ và chính phủ ông Diệm tất phải thua cuộc chiến từ cuối năm 1961 (xem trang 11).

-       Kennedy  sắp xếp việc rút quân bằng cách dự tính gỡ chức Ngoại  Trưởng của Rusk (xem trang 11) và giữ thể diện cho Đảng Dân Chủ khi  thua cuộc ở Nam VN bằng cách đưa Lodge (Cộng Hòa) vào chức Đại Sứ Mỹ ở VN (xem trang 12).

Cuối bản dịch này sẽ đính kèm bản scan của các trang 8-12 và bản gốc hồ sơ mật NSAM 263. Toàn văn dịch bởi Cư Sĩ Nguyên Giác.)

    *
*

BẮT ĐẦU BẢN DỊCH HỒ SƠ NSAM 263

 


Bạch Ốc
Washington

CHỈ ĐỌC THÔI                                            Ngày 11 tháng 10-1963

 
BẢN GHI NHỚ HÀNH ĐỘNG AN NINH QUỐC GIA SỐ 263

GỬI TỚI:

Bộ Trưởng Ngoại Giao
Bộ Trưởng Quốc Phòng
Tham Mưu Trưởng Liên Quân

CHỦ ĐỀ: Nam Việt Nam

Trong một buổi họp ngày 5 tháng 10-1963, Tổng Thống [Kennedy] xem xét các khuyến nghị trong bản phúc trình của Bộ Trưởng McNamara và Tướng Taylor trong chuyến đi khảo sát của họ ở Nam VN.

Tổng Thống chấp thuận khuyến nghị quân sự trong Phần I B (I-3) của bản phúc trình, nhưng ra lệnh rằng không đưa ra loan báo chính thức  nào về việc thực hiện kế hoạch rút 1,000 chiến binh Mỹ về vào cuối năm 1963.

Sau khi thảo luận về các khuyến nghị còn lại trong bản phúc trình, TT Kennedy chấp thuận bản chỉ thị cho Đại sứ Lodge nguyên đã ghi trong bức điện văn số 534 do Bộ Ngoại Giao Mỹ gửi (LND: Điện văn 534 này đề ngày 5 tháng 10-1963).

 
                                                            Ký tên:
                                                            McGeorge Bundy  (Cố vấn An ninh Quốc gia)

Phó bản gửi để thực hiện:

Giám đốc Sở Tình Báo Trung Ương CIA
Giám đốc Sở Phát Triển Quốc Tế AID

Phó bản gửi để biết: Ông Bundy, Ông Forrestal, Ông Johnson, Hồ sơ lưu Hội đồng An ninh Quốc gia NSC.

 

Hồ sơ giải mật ngày 15 tháng 7-1977

Hết Bản Dịch NSAM 263



*      *
*

BĂT ĐẦU BẢN DỊCH TRANG 8-12
của tác phẩm DEATH OF A GENERATION


■ Trang 8:

...Chủ nghĩa Cộng sản vồ lấy các nước chưa phát triển bằng cách trà trộn, nổi loạn, và mở ra cuộc chiến du kích. Để đối phó “bệnh” này, Rostow (Phụ tá Cố vấn An ninh Quốc gia của TT Kennedy) đưa ra chiến lược phản kích đa tầng, tập trung vào việc tăng tính di động nhanh hơn để đánh các trận hạn chế, và một chương trình kinh tế đề ra để ngăn cản phiến quân Cộng sản xuyên qua các chương trình xây dựng đất nước.

Phương pháp rộng lớn như thế đòi các biện pháp cả quân sự và dân sự để cung cấp cho số lượng nhiều nông dân tại Lào và Việt Nam “một chỗ đứng trong hệ thống, một cảm thức về vai trò của họ trong đó, và một quyết tâm để hệ thống này tồn tại.”

Một phương pháp linh động và tự chế như thế có thể hoàn tất lời hứa nêu lên trong bài diễn văn đăng quang của Tổng Thống Kennedy để giúp “những người sống trong các túp lều và các ngôi làng của một nửa địa cầu đang gian nan trong việc phá vỡ các tai ách nghèo khó tập thể.” Chỉ khi làm được như thế, Hoa Kỳ mới tránh nổi việc tham chiến trực tiếp. (9)

Nhưng sự lạc quan trong giây phút đăng quang đã nhạt dần đi. Vào thời điểm Tổng Thống Kennedy bị ám sát, ông đã sắp hoàn tất một tiến trình để rút hầu hết lính Mỹ ra khỏi Việt Nam theo kế hoạch có tên “Comprehensive Plan for South Vietnam.” (Kế Hoạch Toàn Diện cho Nam Việt Nam -- viết tắt, CPSV)

Thực sự, 1,000 chiến binh Mỹ đầu tiên sẽ khởi sự theo lịch trình rút khỏi VN vào đầu tháng 12-1963. (10)

Nên biết rằng, cách tiếp cận của TT Kennedy đối với Nam VN [cho đến năm 1963] đã dẫn tới việc đưa gần 17,000 lính Mỹ vào Nam VN, nhưng không chiến binh nào có quyền tác chiến trừ khi bị tấn công. Mục tiêu chính thức của họ vẫn là cố vấn, hỗ trợ, và hiện diện biểu tượng, ngay cả khi họ có mặt như thế đã dẫn tới một số lính Mỹ rơi vào trường hợp tác chiến, cho dù là với tư cách cố vấn quân sự, chuyên gia về tổ chức, phi công, hay chỉ đơn giản là nhân viên trong căn cứ.

Bạch Ốc đã cố gắng che giấu cuộc chiến bí mật tại VN nhằm ngăn cản bất ổn trong nội bộ Hoa Kỳ và để giữ mức hạn chế đối với cuộc chiến thực giữa những người Cộng sản và Thế Giới Tự Do. Nếu Quân lực VNCH đẩy lùi được Việt Cộng, và nếu Kennedy thắng cử lần nữa vào năm 1964, ông dự định tiếp tục chương trình rút quân Mỹ về từng giai đoạn, nhằm đưa hầu hết lính Mỹ từ VN về Mỹ trong năm 1965. Những lính Mỹ còn lại dự kiến sẽ chỉ còn 1,500 người, gồm toàn là cố vấn và như thế sẽ gần với con số ấn định trong Hiệp Định Geneva.

Nhưng, khi tình hình Nam VN tệ hại đi vào mùa thu 1961, TT Kennedy tin rằng, ít nhất có một lúc như thế, ông phải nhấn mạnh liệu pháp quân sự có sẵn trong lý thuyết chống nổi loạn. TT Kennedy cố gắng duy trì lằn  ranh mỏng giữa nhiệm vụ hỗ trợ và tác chiến trực diện với  Việt Cộng. Nhưng lằn ranh này mờ dần đi khi chiến binh Mỹ tại Nam VN đông thêm và gặp nguy hiểm hàng ngày.

Làm thế nào một cấp chỉ huy quân sự Mỹ có thể kềm chế lính của ông trong khi bị tấn công? Có thể nào mà việc tự vệ sẽ không dẫn tới một cuộc tấn công, mà việc tấn công đó đã Mỹ hóa cuộc chiến tranh này?

Vào mùa xuân 1962, Tổng Thống Kennedy tìm cách giảm mức tham dự quân sự của Mỹ trở về ngang mức của đầu năm 1961. Nỗ lực rút quân Mỹ về như thế đã khựng lại từ sau những cuộc biểu tình của Phật Tử vào tháng 5-1963, và rồi ngưng hằn sau khi TT Kennedy bị ám sát 6 tháng sau đó.

 
■ Trang 9:

Thất bại tại Việt Nam phần lớn là do Tổng Thống Diệm và gia đình của ông ta. Là một giáo dân  Thiên Chúa Giáo La Mã trong một đất nước đa số là Phật Tử, Diệm thấy khó mà cãi lại các cáo buộc ông về lỗi truy bức tôn giáo.

Với kiểu cách lạnh lùng, kiêu kỳ và thiên vị, Diệm không bao giờ lộ ra bất kỳ khuynh hướng nào cho dân chủ, và đã chỉ ưa nắm quyền lực trong tay riêng cho ông và gia đình ông. Thực sự, ông Diệm thuộc loại quá khó  để nói chuyện, đến nổi, để tránh việc phải sử dụng nhà vệ sinh, Tòa Đại Sứ Mỹ đã chỉ thị cho các viên chức là đừng có uông bất kỳ nước gì trong 3 giờ đồng hồ trước khi  gặp ông Diệm.

Niềm tin của ông Diệm vào “Chủ nghĩa Nhân vị,” phản ảnh cái nền tảng quan cách, thượng lưu của ông, và phản ảnh cái nghi ngờ thâm sâu của Diệm đối với những người ở ngoài gia tộc nhà Ngô -- kể cả [nghi ngờ] người Mỹ.

Khi các sĩ quan bất mãn thất bại trong cuộc đảo chánh dang dỡ cuối năm 1960, có phải đúng là gia đình của Diệm vẫn giữ lòng trung thành với nhau hay sao? Có phải là không chắc chắn rằng (ít nhất là với ông Diệm) Tòa Đại Sứ Mỹ và CIA trước đó đã chấp nhận [đảo chánh] miễn đừng sát hại ông Diệm?

Do vậy, ông Diệm (không có vợ) đã tìm lời cố vấn hầu như chỉ riêng từ người em là Ngô Đình Nhu, cũng lạnh lùng xa cách và như dường vô cảm như ông, vốn là người không giữ chức vụ hành pháp nào trong chính quyền, và cô em dâu là bà Ngô Đình Nhu, người đã trở thành “Đệ Nhất Phu Nhân” của ông Diệm.

Bà Nhu là người chỉ trích các nỗ lực đổi mới của Mỹ tại Nam VN bằng lời cay độc và sinh động; Bà Nhu là một cựu Phật Tử, đã cải đạọ sang Thiên Chúa Giáo La Mã, và ưa thích một xã hội khép kín dựa vào tiêu chuẩn đạọ đức nghiêm khắc mà riêng bà định ra. Bà Nhu đã nói, “Không chỉ ánh sáng mặt trời tới [khi mở cửa], mà cả nhiều thứ tệ hại cũng bay vào.” (11)

Khi Kennedy lên ngôi Tổng Thống, Diệm trước đó đã thoát nhiều cuộc khủng hoảng từ khi giữ chức lãnh đạọ Nam VN năm 1954, khi Hoa Kỳ đỡ đầu chế độ của Diệm với viện trợ kinh tế và quân sự lớn lao, vừa sau khi quân Pháp thảm bại ở trận Điện Biên Phủ.

 Trong một động thái sai mục tiêu bi thảm, chính phủ Kennedy vào năm 1963 đã hỗ trợ  cuộc đảo chánh của các tướng lãnh chống ông Diệm, nghĩ rằng thay đổi chính phủ sẽ cải tiến nỗ lực chiến tranh và từ đó sẽ dọn đường để Mỹ rút khỏi Việt Nam. Khi các tướng lãnh Quân lực VNCH sửa soạn đảo chánh đầu tháng 11-1963, họ biết rất rõ là được Hoa Kỳ tán thành, dù không có hợp tác và tham dự trực tiếp. Dù vậy, Tòa Bạch Ốc vẩn mang trách nhiệm lớn. Tổng Thống Kennedy đã trở thành đồng lõa trong cuộc đảo chánh bằng cách tỏ dấu hiệu cho các tướng lãnh này thấy rằng ông Diệm sẽ không được Mỹ giúp đỡ.

Những tiếp cận trước đó từ các tướng lãnh VNCH với Hoa Kỳ xuyên  qua CIA đã không được bảo đảm như thế, làm cho họ khựng lại kế hoạch hồi tháng 8-1963. Nhưng rồi các thông tin lộ ra cho thấy Nhu đã bí mật liên lạc với Bắc VN về việc kết thúc chiến tranh mà không tham khảo các quốc gia siêu cường nào hết. Số mệnh các tướng lãnh sẽ ra sao, khi họ đã lỗ liễu bất mãn với nhà Ngô như thế? Bàn tay tàn bạo của ông Diệm khi đàn áp Phật Tử cuối cùng kết hợp với tình hình quân đội VNCH dao động trong nỗ lực chiến tranh, với việc chính phủ Kennedy công khai chỉ trích chế độ Sài Gòn, và những tin đồn liên tục về những cuộc thương thuyết bí mật của Nhu với Hà Nội đã thúc đẩy các tướng lãnh phải đảo chánh và đã dẫn tới cái chết của cả ông Diệm và Nhu.

 
■ Trang 10:

Những lễ hội tưng bừng đón mừng các tướng lãnh ở Sài Gòn, khi dân chúng bày tỏ lòng biết ơn và ca ngợi họ đã lật đổ được nhà Ngô đáng ghét. Sự ổn định nội bộ như dường đã trở lại với Nam VN. Cuộc dàn quân đảo chánh của các tướng lãnh đã cho thấy hiệu quả, cho thấy niềm tin rộng rãi rằng họ sẽ dễ dàng đánh bại Việt Cộng.

Nhưng niềm vui này chỉ kéo dài khoảnh khắc. Quyết định của các tướng lãnh trong việc giết Diệm và Nhu đã làm chính họ chia rẽ thâm sâu, và dẫn tới hỗn loạn cay đắng ở Sài Gòn. Rồi thì, ba tuần sau đó, TT Kennedy bị giết – và chôn cùng với ông là CPSV (Kế Hoạch Toàn Diện cho Nam VN).

Các viên chức thân cận của TT Kennedy đã xác định ý định của ông muốn giảm sự tham dự của Mỹ tại VN. John Kenneth Galbraith, Đại sứ Mỹ tại Ấn Độ và là bạn lâu năm và là người thân tín của TT Kennedy, nói rằng Kennedy đã quyết định đưa lực lượng quân sự đặc biệt của Mỹ ra khỏi VN. Hilsman (Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Viễn Đông Vụ) và McNamara (Bộ Trưởng Quốc Phòng) cũng nói thế, và như thế đã làm tăng mức bi kịch cho vụ ám sát TT Kennedy. (12)  

Đặc biệt thêm là, lời khẳng định của Galbraith rằng, để xúc tiến việc rút quân Mỹ ra khỏi VN, TT Kennedy đã lên kế hoạch đưa McNamara thay Rusk  trong chức vụ Ngoại Trưởng Mỹ, sau cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ vào năm 1964. Galbraith tin rằng Kennedy có ý định “Việt Nam hóa” cuộc chiến sau cuộc tái thắng cử dự kiến của ông -- để giảm sự tham dự của Mỹ trở về mức cố vấn như thời khi ông mới vào Bạch Ốc.

Trở ngại lớn nhất của TT Kennedy là quân đội. TT Kennedy  bị ‘phỏng’ vì các viên chức Bộ Quốc Phòng (và CIA) trong thảm bại ở Vịnh Con Heo, và sau đó đã lưỡng lự không còn tin tưởng họ. Vào cuối năm 1962, TT Kennedy đã tìm ra một cách để duy trì sự kiểm soát quân đội Mỹ trong khi giảm từ từ viện trợ quân sự đặc biệt của Mỹ tại VN. Một cách để làm như thế, theo lời Galbraith, là đổi lãnh đạo ở Bộ Ngoại Giao Mỹ.

TT Kennedy đã xem Ngoại Trưởng Rusk như là “một chiến sĩ lạnh lùng, quyết tâm, và được trao cho, như ở Việt Nam, một giải pháp quân sự, hay, nói chính xác hơn, là không-giải-pháp.”  Thực sự, quan điểm của Rusk về dòng thác xâm lấn của Cộng sản tới từ kinh nghiệm của Tây Phương ở Munich năm 1938.

Rusk viết trong hồi ký, “Khi người ta nhìn các sự kiện buồn trong thập niên 1930’s tại Châu Âu, tôi nghĩ rằng Hoa Kỳ và các nền dân chủ Tây Phương, với chủ nghĩa chủ hòa và chủ nghĩa tự cô lập của chúng ta, và với sự lạnh nhạt của chúng ta đối với dòng thác xâm lấn đó, đều có tội để cửa cho bọn cướp vào.”

Do dự duy nhất của TT Kennedy về dự định chuyển McNamara [thay Rusk] là, khi Bộ Quốc Phòng Mỹ không còn McNamara nữa, giới quân đội có thể sẽ lèo lái cuộc chiến. Galbraith nói rằng. Kennedy xem McNamara là người duy nhất có khả năng lèo lái Tham Mưu Trưởng Hoa Kỳ và Bộ Quốc Phòng Mỹ. (13)

Các nhận định đó của Galbraith có giá trị. Hilsman, cũng thế, nói rằng Kennedy “rõ ràng sắp rút khỏi VN” và rằng Kennedy dự định bình thường hóa quan hệ với Nam VN. Hilsman nói, một phương tiện để làm như thế là phải gỡ Rusk đi [khỏi chức Ngoại Trưởng].

 
■ Trang 11:

Mặc dù Rostow đã ra khỏi Bạch Ốc vào cuối năm 1961, Rostow cũng đã biết về một kế hoạch rút lính Mỹ về nước một thời gian sau đó. Thực sự, McNamara trước đó đã tin rằng vào mùa thu 1963, Mỹ sẽ rút nhiều ngàn “cố vấn” về lại Mỹ.

Thực sự, theo lời Galbraith, một sự thật lớn lao không được nói lên trong vòng cao cấp nhất của chính phủ Kennedy là, Hoa Kỳ không thể thắng nổi cuộc chiến, và nên thu về toàn bộ các trợ giúp đặc biệt đã đưa vào VN kể từ tháng 1-1961.

Khi được hỏi về lời khẳng định của Galbraith rằng TT Kennedy đã quyết định thay đổi người giữ chức vụ Ngoại Trưởng, Cựu Bộ Trương Quốc Phòng [McNamara] trả lời rằng TT Kennedy không yêu cầu ông vào thay chức [Ngoại Trưởng của Rusk] nhưng rằng “Robert Kennedy đã yêu cầu như thế.” (14)

(LND: Robert Kennedy là em ruột của Tổng Thống Kennedy, giữ chức Bộ Trưởng Tư Pháp Mỹ từ 1961-1964, đồng thời là Cố vấn Bạch Ốc cho TT Kennedy từ 1961-1963.)

Tiết lộ của Galbraith đã đưa McNamara vào sâu thêm vào bóng mờ của Việt Nam. Mặc dù Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara đã kêu gọi rút quân Mỹ về trong năm 1963, ông không nêu ý kiến đó khi Tổng Thống Johnson leo thang cuộc chiến sau đó vào cuối năm đó.

McNamara giải thích với tôi (GS Howard Jones) rằng vì Việt Cộng tăng tốc hoạt động và vì chỉ có hành động quân sự mới có thể giải quyết tình hình nguy cấp đó. Tuy nhiên, Hilsman nói rằng McNamara mang tâm thức “bất định” và “lẫn lộn” và không bao giờ có ý định rút lui. (15)

Vào tháng 12-1963, Tổng Thống Johnson đã làm những gì mà người tiền nhiệm đã khéo léo tránh né: Ông gắn bó sát hơn với quan điểm của Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Mỹ về vấn đề Việt Nam.

Khi còn là Phó Tổng Thống, Johnson đã không có mặt trong các buổi họp bí mật ở Bạch Ốc về diễn tiến cuộc đảo chánh ở Nam VN, và khi biết sự liên hệ bí mật của chính phủ Kennedy, Johnson đã mạnh mẽ lên án quyết định đó. Khi lên giữ chức Tổng Thống, Johnson muốn cuộc chiến đừng rắc rối quá để khỏi ngăn trở việc ông thực hiện chương trình cải cách trên nước Mỹ.

Để lý luận, các sử gia sẽ do dự khi giả thiết về những gì có thể xảy ra tại VN nếu TT Kennedy còn sống. Rồi thì, tại sao khảo sát vấn đề này? Những người bi quan nói, Kennedy đã chết ở Dallas, như thế thật là là vô nghĩa khi chúng ta bàn về Kennedy có thể có chính sách gì khác tại VN để có thể ngăn cản cái chết của nhiều triệu người.

Tuy nhiên, không phải là chuyện giả thiết khi khảo sát chính sách của TT Kennedy về VN trong nỗ lực muốn tìm xem có hay không diễn ra một mô hình rút lui quân Mỹ về. Là một nhân vật chủ yếu trong vở bi kịch này, Kennedy lý luận rằng chỉ có người Nam VN mới có thể chiến thắng (hay thất bại) ở cuộc chiến này.  Chính Kennedy đã lập đi lặp lại rằng ông định nghĩa thành công như là việc giảm khả năng của loạn quân Việt Cộng về mức độ mà chính phủ Sài Gòn có thể tự mình kiểm soát được để giữ an ninh.

Các hồ sơ củng cố cho cuộc nghiên cứu này cho thấy rằng TT Kennedy đã có ý định rút bớt sự tham dự quân sự đặc biệt của Mỹ tại Nam VN về còn mức tương đương đầu năm 1961 thôi. (16)

Sau khi liên tục nhận các bản báo cáo lẫn lộn (thắng/thua) về diễn tiến cuộc chiến, TT Kennedy đã chọn giaỉ pháp rút bớt quân Mỹ, dự kiến khởi sự từ cuối 1963 và, sau khi tái đắc cử vào mùa thu 1964, sẽ đưa số quân Mỹ giảm còn tương đương mức cố vấn quân sự của năm 1961 vào cuối năm 1965. Việc Kennedy bổ nhiệm Henry Cabot Lodge làm Đại sứ tại Nam VN vào mùa thu 1963 là sự kiện đáng nói.

 
■ Trang 12:

Là một nhân vật hàng đầu của Đảng Cộng Hòa, Lodge và Đảng Cộng Hòa sẽ chia sẻ trách nhiệm chính trị nếu có thất bại tại Việt Nam. Thực sự, Lodge trở thành người ủng hộ mạnh mẽ cho cuộc đảo chánh [tại Sài Gòn], liên lạc trực tiếp với TT Kennedy và làm cho việc này trong bản chất trở thành việc của lưỡng đảng [tức, Dân Chủ và Cộng Hòa].

Nghi ngờ khả năng của Nam VN [tức, chính phủ nhà Ngô] và chống lại việc quân Mỹ phải tham chiến, TT Kennedy đã tìm cách ngưng việc Mỹ hóa cuộc chiến trong một tiến trình mà TT Richard M. Nixon sẽ đặt tên là “Việt Nam hóa” chiến tranh.

Không phải ai cũng chấp nhận các khám phá trong cuộc nghiên cứu này (LND: mà kết quả là sách “Death of a Generation”). Câu chuyện kể lại trong các trang giấy này vẫn còn chưa lắng xuống, và khó mà bác bỏ. TT Kennedy lúc đầu đã cùng những người khác tham dự chiến lược tranh cãi là rút lui xuyên qua việc leo thang chiến tranh, nhưng đã sớm nhận ra rằng gỡ dần quan hệ quân sự mới đưa ra con đường khả thi duy nhất để ra khỏi vũng lầy. TT Kennedy lúc đó hỗ trợ cuộc đảo chánh trong một nỗ lực tính nhầm để đẩy tới kế hoạch rút quân Mỹ về, mà, vì các lý do chính trị, việc rút quân đó sẽ thực hiện trong nhiệm kỳ thứ nhì của ông ở cương vị Tổng Thống Mỹ.

TT Kennedy không đơn độc chịu trách nhiệm cho các sự kiện này. Tham dự của Mỹ tại VN trong nhiều năm trước khi ông vào Bạch Ốc đã đẩy Hoa Kỳ vào các vấn đề đối ngoại và đối nội của Nam VN.

Emmet John Hughes, cựu cố vấn chính trị và là người viết diễn văn cho TT Eisenhower, ghi nhận rằng Hoa Kỳ với tư cách quốc gia can thiệp không có thể “cứu nền tự do chân thực của nước khác mà không trở thành liên hệ một cách chủ yếu trong toàn bộ hành vi và định mệnh của quốc gia đó.” Không có cách nào khác để tách biệt  sự liên hệ về các vấn đề đối ngoại và đối nội. “Điểm cần thấy rằng để sắp xếp từ xa vào đời sống chính trị nội bộ của một nước đồng minh chính là ‘can thiệp’. Đó là sự can thiệp của sự ưng thuận lặng lẽ.” Sự liên hệ của Hoa Kỳ [với Việt Nam] đã quá sâu tới nổi Mỹ không thể thoát trách nhiệm về cuộc đảo chánh đó, bất kể những gì Mỹ đã làm hay đã không làm. (17)

Dù vậy, TT Kennedy không xuất hiện phù hợp với hình ảnh lý tưởng như trong vở bi kịch Camelot. Kennedy đã khuyến khích một cuộc đảo chánh ra ngoài vòng kiểm soát và dẫn tới cái chết của ông Diệm chứ không như dự tính là đẩy Diệm ra hải ngoại.  Một số sử gia hiện đại nghi ngờ sự liên hệ của Kennedy với cuộc đảo chánh, nhưng họ không đẩy xa vấn đề vì chẳng bao lâu sau đó TT Kennedy lại bị ám sát.

Nếu Kennedy thoát chết và thắng cử nhiệm kỳ nữa, sẽ không có lý do nào để tin rằng ông sẽ thay đổi quan điểm của ông về việc muốn rút ra khỏi một cuộc chiến vốn đã trở thành một thảm bại tất yếu (to get out of a war that had become a lost cause – Dictionary.com dịch ‘lost cause’ là ‘whose defeat is inevitable; a cause with no chance of success’).

Có công bằng không, khi chỉ trích TT Kennedy đã hoãn một cuộc rút quân Mỹ vì lý do chính trị? Có phải Kennedy làm đúng khi nhận định rằng rút quân Mỹ trước cuộc bầu cử sẽ bảo đảm cho Đảng Cộng Hòa chiến thắng vì cáo buộc rằng Đảng Dân Chủ đã làm mất VN cũng như trước đó họ làm mất Trung Quốc?

Trong vở bi kịch của T.S. Eliot, tưạ đề Murder in the Cathedral (Ám sát trong thánh đường), Tổng Giám Mục người Anh ở Tổng Giáo Phận Canterbury là Thomas Becket (LND: chức này cũng là Giáo Chủ Anh Giáo) tuyên bố, “Cám dỗ cuối cùng là phản bội lớn nhất; Để làm điều đúng vì một lý do sai lầm.” (18)

Nhưng động cơ có đáng nói không, nếu kết quả có thể cứu được một thế hệ [thanh niên Mỹ]?

 
9. Rostow to Rusk, Jan. 6, 1961, pp. 2–3, 8–9, President’s Office File (hereafter referred to as POF), Staff Memoranda Nov. 1960–Feb. 1961—Rostow, box 64a, JFKL; Walt W. Rostow, The Stages of Economic Growth, A Non-Communist Manifesto (Cambridge, Engl.: Cambridge University Press, 1960); William J. Rust, Kennedy in Vietnam: American Vietnam Policy, 1960–1963 (New York: Charles Scribner’s Sons, 1985), 31; JFK’s Inaugural Address, Jan. 20, 1961, Public Papers of the Presidents of the United States: John F. Kennedy, 1961 (Washington, D.C.: Government Printing Office, 1962), 1; David Halberstam, The Making of a Quagmire: America and Vietnam during the Kennedy Era (New York: Alfred A. Knopf, 1964; revised ed., New York: Alfred A. Knopf, 1988); David Halberstam, The Best and the Brightest (New York: Random House, 1969); Neil Sheehan, A Bright Shining Lie: John Paul Vann and America in Vietnam (New York: Random House, 1988).

10. Hedrick Smith, “220 G.I.’s Leave South Vietnam as Troop Reduction Gets Under Way,” New York Times, Dec. 4, 1963, p. 1; “South Vietnam: The Break-Even Point,” Newsweek, Dec. 2, 1963, p. 57; Hilsman, “McNamara’s War,” 161.

11. Hilsman, “McNamara’s War,” 158; Mme. Nhu quoted in Schlesinger, Thousand Days, 451. For background of Diem and family, see Denis Warner, The Last Confucian: Vietnam, Southeast Asia, and the West (New York: Macmillan, 1963), chap. 5, and Robert Scigliano, South Vietnam: Nation under Stress (Boston: Houghton Mifflin, 1964), 13–24.

12. Author’s interview with Galbraith, March 28, 2001; author’s interview with Hilsman, Sept. 17, 2001; author’s interview with McNamara, March 5, April 17, 2001.

13. Author’s interview with Galbraith, March 28, 2001; Galbraith to author, Oct. 10, 2001 (letter in author’s possession); Rusk, As I Saw It, 83; author’s interview with Hilsman, Sept. 17, 2001.

14. Author’s interview with Hilsman, Sept. 17, 2001; author’s interview with Rostow, Feb. 20, 2001; author’s interview with Galbraith, March 28, 2001; author’s interview with McNamara, April 17, 2001. Hilsman thought that President Kennedy might replace Rusk with McGeorge Bundy.

15. Author’s interview with McNamara, April 17, 2001; author’s interview with Hilsman, Sept. 17, 2001.

16. Other historians have made this argument before me, daring to speculate about what might have resulted in Vietnam had the bullets missed Kennedy. The three most deeply researched works on Kennedy and Vietnam are: John M. Newman, JFK and Vietnam: Deception, Intrigue, and the Struggle for Power (New York: Warner Books, 1992); Fredrik Logevall, Choosing War: The Lost Chance for Peace and the Escalation of War in Vietnam (Berkeley: University of California Press, 1999); and David Kaiser, American Tragedy: Kennedy, Johnson, and the Origins of the Vietnam War (Cambridge, Mass.: Harvard University Press, 2000). Logevall most directly speculates about what might have been, but he bases his thoughts on sound reasoning. President Kennedy, Logevall maintains, had always been ambivalent about the war, never wavering from his desire to win but recognizing the danger of enlarging U.S. intervention without allied support and understanding the domestic political costs involved in taking over the war. Despite Kennedy’s setbacks in foreign policy, he had earned sufficient credibility to permit him to change Vietnam policy after his presumed reelection in 1964. He knew that political reforms in Vietnam were more important than battlefield victories; he had no Great Society program to implement; and, having faced a number of crises while in office for three years, he had less need than Johnson to prove himself. The dire situation in Vietnam by late 1964 would doubtless have encouraged Kennedy to reduce the U.S. commitment. See Logevall, Choosing War, 395–400, and his essay, “Vietnam and the Question of What Might Have Been,” in Mark J. White, ed., Kennedy: The New Frontier Revisited (New York: New York University Press, 1998), 43–48.

17. Emmet John Hughes, “A Lesson from Vietnam,” Newsweek, Sept. 9, 1963, p. 17.

18. T. S. Eliot, Murder in the Cathedral (New York: Harcourt, Brace, 1935), 44.

 
ĐÍNH KÈM: Bản scan trang Bìa trướccác trang 8-12 của tác phẩm Death of A Generation.




 

 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét