Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013


 

 

LINH MỤC CỦA TT DIỆM KỂ VỚI GS FISHEL:
NHIỀU NGÀN SĨ QUAN VNCH CẢI ĐẠO ĐỂ TIẾN THÂN
 
Foreign Relations of the United States, 1961-1963
Volume II, Vietnam, 1962, Document 24 
   

 (LỜI NGƯỜI DỊCH: Bản Ghi Nhớ này từ kho hồ sơ đã giải mật của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, kể về cuộc nói chuyện trong tháng 1-1962 với Tiến Sĩ Wesley Fishel, trong nhóm chuyên gia của Đại Học Michigan State University, nói về tình hình chế độ ông Diệm ngày càng xa lìa dân tới mức nguy hiểm. Buổi nói chuyện tại nhà ông Mendenhall, Cố vấn Chính trị Tòa Đại Sứ Mỹ, và Bản ghi nhớ này viết  lại bởi Menhanhall. Người thứ 3 có mặt là ông Corcoran, thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Lực Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương.


GS Fisehl là bạn thân của Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Ông Diệm khi sống lưu vong ở Hoa Kỳ các năm đầu 1950s đã gặp và kết thân với GS Fishel, Phó giáo sư Khoa học Chính trị tại Michigan State University (MSU). Một thời gian sau, khi giữ chức Phó Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Công Quyền của MSU, GS Fishel mời ông Ngô Đình Diệm giữ chức tham vấn Đông Nam Á cho viện.

Nhờ kết thân với Fishel và trong chức vụ tham vấn ở Đại học MSU, ông Diệm tìm được nhiều hỗ trợ chính trị từ quan hệ Thiên  Chúa Giáo Hoa Kỳ và giới công quyền để được đưa về làm Thủ Tướng Nam VN vào tháng 7-1954. Trả ơn, ông Diệm mời GS Fishel làm cố vấn, và GS Fishel trở thành người thân tín nhất của ông Diệm ngoàì gia tộc.

Khi Sở Hợp Tác Quốc Tế Hoa Kỳ (U.S. International Cooperation Administration, USICA) viện trợ, ông Diệm yêu cầu phải có ‘viện trợ kỹ thuật’ từ MSU, và GS Fishel đã tổ chức một nhóm chuyên gia sang giúp VN ổn định kinh tế, sắp xếp hệ thống công quyền, và kể cả huấn luyện cảnh sát cận vệ và cảnh sát chống phiến loạn. Từ 1955 tới 1962, nhóm chuyên gia Đại học MSU cố vấn cho nhiều Bộ, Nha, Sở của VNCH.

Vài điểm về tình hình 1962 từ bản văn “24. Memorandum of Conversation” này:

-          Trong các quân, cán, chính VNCH mà GS Fishel đã quen biết, cố vấn và huấn luyện nhiều năm trước, chỉ còn 3% là ủng hộ ông Diệm.
-          Nhiều viên chức nói với GS Fishel họ sẵn sàng chiến đấu cho đất nước, nhưng không muốn chiến đấu cho nhà Ngô.
-          Nhiều ngàn sĩ quan quân lực VNCH đã cải đạo, vào Thiên Chúa Giáo để tiến thân. Trong đó, chính Linh Mục Giải Tội của TT Diệm cũng kể lại với ‘nỗi buồn lớn’.
-          GS Fishel nói, có 3 Bộ Trưởng cải đạo sang Thiên Chúa Giáo.

Bản Anh văn sẽ kèm theo dưới đây. Bản dịch Bản Ghi Nhớ thực hiện bởi Cư sĩ Nguyên Giác.)


BẢN DỊCH BẮT ĐẦU


24. Bản Ghi Nhớ về Cuộc Nói Chuyện (1)

  • Tiến sĩ Wesley Fishel, Giáo sư Đại học Michigan State University
  • Thomas J. Corcoran, Phụ tá Cố vấn Chính trị, CINCPAC (Bộ Tư lệnh Quân lực Hoa kỳ Thái Bình Dương)
  • Joseph A. Mendenhall, Cố vấn Chính trị
  • Ông Corcoran và tôi (Mendenhall) có buổi nói chuyện với Tiến sĩ Fisehl tại nhà tôi theo sau cuộc nói chuyện -- mà tôi đã ghi lại trong bản ghi nhớ (2) – trong đó tôi đã nói chuyện với TS Fishel vào ngày 5 tháng 1-1962. Các điểm chính trong cuộc nói chuyện được ghi như sau:
1. TS Fishel nói rằng, trong 2 tuần lễ ở đây, ông đã nói chuyện với khoảng 100 người Việt Nam, trong đó bây giờ chỉ còn ba người ủng hộ chính phủ ông Diệm, và 2 người trong nhóm ủng hộ này nói là họ ủng hộ dè dặt.

Ông nói rằng những cuộc nói chuyện này bao gồm những người ông đã nói chuyện trong chuyến đi dài 4 ngày vừa kết thúc ở vùng Kontum, Quảng Trị và khu vực Vĩ Tuyến 17, và khu vực Nha Trang. Ngay cả vùng ngoại ô Sài Gòn, ông cũng thường gặp thái độ, “Tôi sẵn sàng chiến đấu cho đất nước tôi, nhưng tại sao phảỉ làm thế cho gia đình nhà Ngô.”

Ông nói ông đã quen 90% những nguời ông đã nói chuyện trong thời gian 5 năm ông sống tại Việt Nam từ 1954 tới 1958, và nhiều người lúc đó đã ủng hộ ông Diệm mạnh mẽ. Ông nói rằng những cuộc nói chuyện đó đã tái xác nhận ấn tượng mà ông đã bày tỏ trong cuộc nói chuyện trước đó của chúng tôi về tình hình suy sụp thê thảm về vị trí chính trị của ông Diệm kể từ lần viếng thăm trước, lúc đó là năm 1959. Fishel nói rằng ông rất buồn vì tình hình đó, tới nỗi ông gần như ước muốn phảỉ chi ông đã không tới thăm Việt Nam.

2. Fishel đã hỏi là tôi có biết hay không về chuyện nhiều ngàn sĩ quan quân lực VNCH đã cải đạo theo Thiên Chúa Giáo, bởi vì họ xem đây là cách để tiến thân dưới chế độ Ngô Đình Diệm. Tôi trả lời ông rằng tôi không biết như thế, và ông nói ông nghe như thế là từ chính lời của Đức Cha Giải Tội (Father-Confessor) của ông Diệm; vị tu sĩ Thiên Chúa Giáo này đã ủng hộ ông Diệm ngay từ đầu, và đã nói với TS Fishel thông tin đó với một nỗi buồn lớn.

Fishel đã nói rằng ông đã có kinh nghiệm trực tiếp về điểm đó trong những chuyến đi mấy ngày qua ở vùng nông thôn, khi một Thiếu Tá mà ông đã quen trước đó kể với Fishel về việc ông cải đạo theo Thiên Chúa Giáo và đã bi hài nói rằng đây là cách để tiến thân trong chế độ Diệm. Fishel nói ông cũng đã biết rằng 3 ông Bộ Trưởng đã cải đạo theo Thiên Chúa Giáo, trong đó có ông Thuần (LND: Bộ Trưởng Nguyễn Đình Thuần).

3. Fishel mô tả về bầu không khí chán nản, ưu trầm trong các nhân sự có liên hệ trong Tổng Thống Phủ, hầu hết trong đó ông đã quen biết từ nhiều năm. Ông nói có 2 người trong đó kể lại trong khi ứa nước mắt, khóc vì sự suy sụp của chính phủ ông Diệm. Ông nói họ kể với ông rằng họ tiếp tục tìm cách ngăn cản “họ” (nghĩa là gia đình nhà Ngô và thân tín) không chiếm giữ hết mọi thứ, và trong hy vọng rằng sẽ có biến đổi xảy ra tương lai.

4. Fishel nói rằng chuyến đi của ông tới vùng nông thôn đã cho ông thấy có vài yếu tố hy vọng căn bản về tình hình (điển hình như, tình hình huấn luyện xuất sắc và tinh thần cao của các Biệt Động Quân ở Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân ở Nha Trang, và lý tưởng nhiệt tình thấy rõ của nhiều chiến binh mà ông gặp trong chuyến đi).

Tuy nhiên, ông nói rằng cải cách kinh tế và quân sự mới thực hiện của chính phủ sẽ không đủ khai sinh ra bất kỳ thay đổi nền tảng nào đối với khuynh hướng bất mãn chính phủ. Điều cần thêm hiện nay là một cú chấn động tâm lý. Khi được hỏi điều gì ông nghĩ là cần thiết, Fishel cho biết ông quyết định xin giữ im lặng (hiển nhiên, bởi vì rất khó cho ông đưa ra các đề nghị bất lợi cho sức mạnh chính trị của ông Diệm, người mà ông xem là bạn thân từ quá lâu).

GHI CHÚ:

(1) Nguồn: Trung tâm văn khố quốc gia Washington National Records Center, RG 84, Hồ sơ Tòa Đại sứ Sài Gòn: FRC 68 A 5159, 350-GVN. Hồ sơ Mật. Soạn bởi Mendenhall ngày 17-1-1962. Buổi gặp nhau ở nhà riêng của Mendenhall. Một phó bản khác lưu ở Bộ Ngoại Giao, trong kho hồ sơ “Vietnam Working Group Files: Lot 66 D 193, 14, GVN, 1962, Political Situation, General.” Bản Ghi Nhớ này gửi tới Tòa Đại sứ Mỹ, Bộ Tư Lệnh Quân Lực Hoa Kỳ Thái Bình Dương, và trình Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

(2) Không tìm lại được.

 
Bản Văn Đính Kèm.

 

 
 




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét