Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014


LTS – Hai tháng trước khi tiếng súng Cách mạng n ra vào ngày 1-11-1963 để chấm dứt chế độ độc tài Ngô Đình Diệm tại miền Nam Việt Nam, các Tướng lãnh trong quân lực Việt Nam Cọng Hòa đã từng khuyến cáo và mở cho ông Ngô Định Diệm một cơ hội để cải tổ chế độ hầu tranh thủ lại được niềm tin của quần chúng và vực dậy hiệu năng của chính phủ.
Tiếc rằng vào thời điểm đó, những động thái nầy đã quá trể: Theo tài liệu của Bộ Ngoại giao Mỹ (FRUS) và Cơ quan tình báo Trung ương CIA, ông Diệm không còn hành xử như một Tổng thống nữa mà chính ông bà Ngô Đình Nhu đã đoạt quyền ông Diệm để đối phó với cuộc khủng hoảng, đẩy chế độ vào vũng bùn tội ác và nâng cuộc đấu tranh của thanh niên sinh viên trí thức Sài Gòn lên tầng cao mới, tạo tiền đề chính trị cho các Tướng lãnh và một bộ phận của chính quyền Kennedy quyết định thay đổi lãnh đạo của Việt Nam Cọng Hòa.
[Xem http://hoangnamgiao.blogspot.com/2013/10/phat-giao-va-cuoc-chinh-bien-1-11-1963.html ]
Phiếu Đệ Trình” ngày 5-9-1963 của các Tướng Lãnh mà Trang nhà Bauxite Việt Nam đăng lại dưới đây (từ Hồi ký của cựu Tướng Trần văn Đôn, bộ óc của cuộc Cách mạng 1963) là một tài liệu lịch sử cho thấy độ trầm trọng của cuộc khủng hoảng 1963. Đồng thời cũng là một kinh nghiệm – như Bauxite nói rõ – cho những ai muốn thay đổi một chế độ độc tài. - NG .
[Nguồn: http://www.boxitvn.net/bai/30007, Bauxitvn đăng ngày 22-10-2014]


Vài hình ảnh của Cách mạng 1-11-1963 trên tờ báo LIFE
cho thấy phản ứng dân chúng như thế nào trước sự kiện lịch sử này
Quý nhất của bài dưới đây là ở những hình ảnh, chúng không chỉ rất sống mà còn góp phần nói lên một kinh nghiệm vàng cho người dân trên hầu khắp thế giới đang phát triển, nhưng cũng là cẩm nang số một cho đám lãnh tụ chóp bu cộng sản: mọi cuộc biểu tình trong các thể chế không có sự cai trị của CS rốt cuộc đều dẫn kẻ độc tài đi nhanh đến… bãi tha ma.

Vì thế mà không khó hiểu khi từ Trung Quốc đến Việt Nam đều bảo nhau cấm ngặt biểu tình, gán cho bất kỳ cuộc biểu tình yêu nước ôn hòa nào một cái mũ to khủng và là cái mũ độc nhất: PHẢN ĐỘNG, do những phần tử phản động xúi giục.

Từ chuyện này xin bạn đọc hãy thử đoán xem Luật biểu tình ở Quốc hội CHXHCN Việt Nam bao lâu nữa thì có, như lời đẹp của ông Thủ tướng?

Bauxite Việt Nam


Đầu của bức tượng "Hai mẹ con mụ Nhu" bị sinh viên Sài Gòn kéo sập, 
và bị sinh viên đập nát (Hình của Phòng Thông tin Hoa Kỳ tại Sài Gòn)



http://www.flickr.com/photos/13476480@N07/4170869078/” target=”_blank” rel=”nofollow”>


Hồi Ký Trần Văn Đôn
về cuộc đảo chánh 1-11-1963.

     Những phần tử Cần Lao luôn cáo buộc các tướng lãnh VNCH phản bội ông Diệm khi làm cuộc đảo chánh 1-11-1963. Họ không hiểu rằng Quân Đội đã làm hết sức mình can gián ông Diệm nhưng không được.

     Hãy nên nhớ, năm 1960, 18 nhà trí thức đã họp tại khách sạn Caravelle và đưa ra “Bản Tuyên Ngôn của 18 Nhân Sĩ Trí Thức Sàigòn” đề nghị Tổng thống Diệm cải tổ chánh trị một cách ôn hoà và xây dựng. Kế đến là cuộc biến động 11.11.1960 của các Binh Sĩ Dù, rồi tới cuộc oanh tạc Dinh Độc Lập ngày 27-2-1962… Tình hình đã cực kỳ nghiêm trọng. Nhưng Tổng thống Diệm vẫn bất chấp nguyện vọng của người dân.

     Ngày 5-9-1963, trước các biến động đe doạ tới chế độ, các Tướng Lãnh VNCH (gồm cả các Tướng Cần Lao) cũng bày tỏ nỗi quan tâm, đồng ký tên gởi lên Tổng thống Diệm một bản đề nghị, yêu cầu Tổng thống Diệm cải tổ chánh trị để cứu vãn tình hình…

     Và rồi… Tống Diệm cũng bất chấp !
     Và rồi… Cuộc Cách Mạng Thật Sự  ngày 1-11-1963 tất phải diễn ra !!
     Chúng tôi xin trích nguyên văn bản PHIẾU ĐỆ TRÌNH TỔNG THỐNG VNCH của các Tướng Lãnh VNCH được đăng trong quyển VIỆT NAM NHÂN CHỨNG của Tướng Trần Văn Đôn, trang 525.
***

VIỆT NAM NHÂN CHỨNG
*Trần Văn Đôn

16. Phần Phụ Lục.
      (Đây là phiếu đệ trình Tổng thống Ngô Đình Diệm đề nghị cải tổ đường lối cai trị và cải cách các bộ. Sự khước từ nầy đưa đến việc đồng ý thực thi kế hoạch đảo chánh năm 1963).

PHỤ LỤC 1:
PHIẾU ĐỆ TRÌNH
TỔNG THỐNG VIỆT NAM CỘNG HOÀ

Kính thưa Tổng thống,
     Với tư cách là những cán bộ tuyệt đối trung thành với Tổng Thống và được Tổng Thống ban phép trước nên chúng tôi mạo muội đệ trình Tổng Thống những đề nghị sau đây :
     Sở dĩ chúng tôi dám thượng trình Tổng thống là vì chúng tôi thiết nghĩ đến nay đã qua giai đoạn thứ hai của lệnh giới nghiêm mà Tổng thống và ông Cố vấn đã hứa cần khai thác tình trạng giới nghiêm về khía cạnh chánh trị hầu gây nên cuộc vận động tâm lý thứ hai.
     Sự thi hành phần thứ hai của Kế hoạch giới nghiêm, chỉ là sự giữ lời hứa của Thượng Cấp với các Tướng Lãnh.
     Điểm qua tình hình chung thì thấy rất khả quan, an ninh trật tự được bảo đảm phần nào. Tuy nhiên dư luận Quốc tế cũng như một phần Quốc nội còn cho rằng Tổng thống ban hành lệnh giới nghiêm chỉ để dẹp vụ tranh chấp Phật Giáo. Do đó một số ngoại nhân đang còn mưu mô tổ chức phá hoại chính thể, đánh đổ Tổng thống. Đa số nhân dân Việt Nam cũng có một tâm trạng khao khát một vài đổi mới trong bộ máy chánh quyền, một số nhân vật chánh trị, hành chánh.
     Chúng tôi biết chắc Tổng thống đang trù tính giải pháp thích ứng để ngoại quốc khâm phục, đồng thời cũng để quốc dân biết cuộc giới nghiêm là khởi điểm cho một cuộc Cách Mạng toàn diện, toàn dân, toàn quân, đem lại an ninh lâu dài cho dân chúng.
     Chính thể và qui chế Quốc gia đã do Hiến pháp qui định không thể nào thay đổi được. Do đó chúng tôi chỉ xin trình Tổng thống cứu xét để thực hiện thay đổi kế hoạch — phần hai ngay – phù hợp với kế hoạch Cách mạng chung của lệnh giới nghiêm.
     Phần hai của kế hoạch gìới nghiêm gồm những khoản sau đây:

I.- Cải cách chánh trị – Chế độ.
     1.- Thả ngay các Sư sãi, Tăng ni, Sinh viên, Học sinh do các Lực lượng Cảnh sát Chiến đấu và Lực lượng Đặc biệt giữ, vì xét thấy tình hình trở lại yên tĩnh, sau khi loại trừ các phần tử Cộng sản.
     2.- Cho tự do tín ngưỡng: Tuyên bố và thực thi ngay các điểm yêu cầu của Phật giáo bằng hành động. Cấm chỉ mọi bắt bớ giam cầm. Thực thi khoan hồng toàn diện, vô điều kiện, với các đoàn thể chính trị, Tôn giáo, Sinh viên, Học sinh, tranh đấu cho Phật giáo.

II.- Cải Cách Các Bộ.
     1.- Cử một Tướng lãnh giữ Bộ Quốc Phòng.
     2.- Cử một Tướng lãnh giữ Bộ Công Dân Vụ (để phối hợp các phương tiện truyền tin, tuyên truyền quân sự lẫn dân sự.
     3.- Cử một Tướng lãnh giữ Bộ Nội Vụ để cho dễ điều khiển các Tỉnh trưởng, Quận trưởng là những Sĩ quan Quân đội.
     4.- Các chức vụ Đại Biểu Chính phủ cũng xin cử Tướng Lãnh, đặt một Phó Đại Biểu hoặc Cố Vấn Chính Trị Hành Chánh dân sự. Về quản hạt Toà Đại Biểu xin sửa đổi cho ăn khớp với Vùng Chiến Thuật.
     5.- Chức Đô Trưởng Sài-gòn cũng xin giao cho một Tướng Lãnh vì trong giai đoạn tới cần phải nắm vững dân chúng trong Đô Thành. Sở dĩ chúng tôi xin đề nghị một số quân nhân không phải vì nguyên nhân tài giỏi hơn dân chính, mà chính kinh nghiệm những quá khứ cũng như hiện tại, quân nhân  đã tỏ ra tinh thần kỷ luật hy sinh và cương quyết hành động cao độ.
     6.- Về Bộ Quốc Phòng, xin Tổng thống cải biến thành Bộ Quân Lục để đảm trách nhiệm quản trị hành chánh. Còn những vấn đề thuần túy Quốc phòng sẽ do chính Tổng thống quyết định. Để chấp hành những quyết định của Tổng thống, cũng như để trình bày thêm ý kiến, xin Tổng thống thiết lập một Ủy Ban Quốc Phòng với quy chế tổ chức giống Ủy ban Trung ương Đặc trách Ấp Chiến Lược dưới quyền chủ toạ của Tổng thống, hoặc của một vị Bộ trưởng nào do Tổng thống đề cử.
     7.- Để đi đến vấn đề thanh lọc hàng ngũ công chức và gia tăng hiệu năng của các cơ quan chính quyền, chúng tôi xin Tổng thống :
     – Chính phủ ban hành lệnh chiến lược hoá tức là thành lập khu chiến lược trong các Bộ, Viện, Nha, Sở.
     – Thành lập thêm một cơ quan mới để thanh tra, giám sát công việc của Công chức cao cấp. Cơ quan nầy sẽ được Tổng thống ban cho quyền hạn rộng rãi, được hỏi bất cứ công chức cao cấp nào, bất cứ khi nào để diệt trừ nạn hối lộ, nhũng lạm công quỹ, hiếp đáp dân lành, bất tuân hành hoặc chấp hành sai lạc các Thượng Lệnh, v.v…
    – Cử một nhân vật của ta giữ nhiệm vụ kế hoạch hoá nhất là việc đào tạo nhân tài và kỹ thuật gia để sau nầy giữ những chức vụ then chốt trong chánh quyền.
     8.- Sau cùng để nắm vững nhân dân, xin Tổng thống ban lệnh cải tổ hoặc lập lại phong trào Cách Mạng Quốc Gia cho có quy cũ, đường lối học tập, sinh hoạt hẳn hoi, xây dựng bề sâu chớ không phải làm hình thức như lâu nay.
     Sau đây là danh sách các vị Tướng Lãnh phân phối đến các Bộ, kính đệ trình Tổng thống thẩm định và bổ nhiệm. Mỗi Bộ chúng tôi xin kính đề cử hai hoặc ba người để Tổng thống tiện bề chọn lựa.
     Kính thưa Tổng thống,
     Trên đây là một vài ý kiến xây dựng, chúng tôi trân trọng đệ trình lên Tổng thống với tư cách là những Cán bộ thành tâm, thiện chí, tuyệt đối trung thành với Tổng thống, xin Tổng thống tha thứ cho mọi sơ hở lỗi lầm.
                                                  Sài-gòn, ngày 5 tháng 9 năm 1963



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét