Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

VAI TRÒ TRUYỀN THÔNG HOA KỲ TRONG SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHÍNH QUYỀN NGÔ ĐÌNH DIỆM Phần 2


PHẦN 2/2

Bài báo này nghiên cứu cách thức tin tức truyền thông về cuộc khủng hoảng Phật giáo năm 1963 miền Nam Việt Nam đóng góp vào quyết định ủng hộ một cuộc đảo chính chống lại Tổng thống Ngô Đình Diệm của chính quyền Kennedy ra sao. Việc bài báo tập trung vào vai trò của truyền thông mang lại những góc nhìn mới đối với giai đoạn trọng yếu hình thành chính sách Chiến tranh Lạnh của Hoa Kỳ - thể hiện tác động to lớn của truyền thông lên Chiến tranh Việt Nam trong những giai đoạn đầu, đồng thời cho thấy cuộc khủng hoảng Phật giáo bước ngoặt trong mối tương tác giữa chính sách công luận thời kỳ chiến tranh. Vận dụng các hồi ký, liệu của Bộ Ngoại giao truyền thông Mỹ, bài báo này làm sáng tỏ những mối quan hệ giữa truyền thông, luận chính sách nhà nước.


Năm 1963 năm các tín đồ Phật giáo miền Nam Việt Nam được cả thế giới chú ý đến. Thông qua các cuộc biểu tình, văn chương phản kháng, các vụ tuyệt thực và tự thiêu, các tín đồ Phật giáo đã phản đối sự phân biệt đối xử nhằm vào họ kể từ thời thực dân Pháp, sau đó dưới thời chính quyền Công giáo của Ngô Đình Diệm do Hoa Kỳ hậu thuẫn. Diễn ra trong bối cảnh thời kỳ Chiến tranh Lạnh của chủ nghĩa toàn cầu, các tín đồ Phật giáo này nhận thức rằng sự xuất hiện của các cố vấn Mỹ - quan trọng hơn cả báo chí quốc tế - tại miền Nam Việt Nam như một phần của nỗ lực chiến tranh chống lại Chủ nghĩa cộng sản, đã cho họ hội công khai sự đấu tranh của mình trước thế giới thúc đẩy phong trào của họ. Trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến khi chính quyền Diệm sụp đổ vào tháng 11 năm 1963, các cuộc biểu tình Phật giáo ngày một căng thẳng vốn bị đàn áp càng lúc càng mạnh tay bởi Chính quyền Nam Việt Nam đều mang lại sự đồng cảm quốc tế dành cho phong trào Phật giáo khiến chính quyền Diệm độc đoán bị chỉ trích trên toàn thế giới.

Với việc thế giới theo dõi sát cuộc chiến do Hoa Kỳ dẫn đầu chống lại Chủ nghĩa cộng sản, Chính quyền Hoa Kỳ còn phải gánh chịu sự phản đối quốc tế đối với vấn đề hỗ trợ quân sự tài chính cho chế độ đàn áp của Diệm. Đồng tình với công chúng quốc hội Hoa Kỳ, các chính phủ trên khắp thế giới bắt đầu chất vấn về các biện pháp do chính quyền Kennedy vận dụng vào cuộc chiến chống lại Chủ nghĩa cộng sản. Lập trường không thỏa hiệp của Diệm đối với các tín đồ Phật giáo được truyền thông quốc tế ghi nhận tỉ mỉ như một tình huống đã chuyển biến thành một cuộc khủng hoảng chính trị toàn diện. Ngoài ra, việc Diệm không được lòng dân còn trở nên tồi tệ hơn bởi những tuyên bố bài Phật giáo công khai thường xuyên của người em dâu - Ngô Đình Nhu - trước truyền thông Mỹ, cho tất cả những tuyên bố này Diệm đều không phản đối. Sau nhiều nỗ lực thất bại nhằm thúc đẩy Diệm hướng đến những hành động hòa giải đối với các tín đồ Phật giáo, các tin tức truyền thông mang tính tiêu cực quá mức sau đó công luận quốc tế về Diệm cuộc khủng hoảng Phật giáo đã đóng vai trò trung tâm trong việc Washington quyết định ủng hộ một cuộc đảo chính lật đổ Diệm.

Cuộc lật đổ Diệm gây tranh cãi đã được nhiều sử gia tìm hiểu rộng rãi bởi được xem như một trong những bước ngoặt trọng yếu của Chiến tranh Việt Nam. Tranh cãi tồn tại xung quanh những do giải thích tại sao chính quyền Kennedy lại đi đến quyết định ủng hộ một cuộc đảo chính. Vài sử gia lập luận rằng các cuộc đàm phán của Diệm với miền Bắc Việt Nam đã khiến Washington ủng hộ cuộc đảo chính. Tuy nhiên, những tìm hiểu của tôi, dựa trên việc phân tích các liệu chính phủ tin tức truyền thông, lại ủng hộ quan điểm cho rằng chính sự phản đối của công luận quốc tế dành cho Diệm yếu tố chủ chốt.

Trong cuộc tranh luận xung quanh việc lật đổ Diệm, vài sử gia tập trung vào Cuộc khủng hoảng Phật giáo. Các sử gia này tán thành chắc chắn rằng việc xử tình thế của Diệm đã góp phần lớn vào việc ông ta trở thành gánh nặng đối với chính quyền Kennedy. Bài phân tích này cho rằng luận giữ một vai trò nhất định, vì trở thành gánh nặng tức là không được lòng dư luận, nhưng các tranh luận thường giảm bớt vai trò trung tâm của truyền thông. Các sử gia như Philip E. Catton, Seth Jacobs Howard Jones tập trung vào ảnh hưởng của cuộc lật đổ Diệm lên sự can dự sau đó của Hoa Kỳ vào miền Nam Việt Nam.[1] Các sử gia khác - chẳng hạn Ross A. Fisher, William Conrad Gibbons Francis X. Winters - đã cố gắng xác định những ai bên trong chính quyền Kennedy chịu trách nhiệm cho quyết định sau cùng nhằm ủng hộ một cuộc đảo chính chống lại Diệm.[2] Mặt khác, các sử gia John Prado và Ellen J. Hammer thuật lại chi tiết cuộc khủng hoảng Phật giáo đã dẫn đến cuộc đảo chính ra sao.[3]

Bài luận này gia tăng sức nặng đáng kể cũng như bổ sung chi tiết mới vào quan điểm cho rằng Diệm đã trở thành một gánh nặng gây trở ngại trong luận. Sự tập trung của tôi vào vai trò truyền thông trong cuộc lật đổ Diệm cũng cho thấy truyền thông một yếu tố quan trọng định hình nên cuộc Chiến tranh Việt Nam trước cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân năm 1968 sự kiện vốn được biết đến rộng rãi như một bước ngoặt trong chiến tranh nhờ vào vai trò của báo chí.
Cuộc khủng hoảng Phật giáo bắt đầu vào ngày 8 tháng 5 năm 1963, khi truyền thông quốc tế ghi nhận tin tức về các vụ tấn công cớ của binh lính chính quyền Việt Nam Cộng hòa (Việt Nam CH) nhằm vào những Phật tử biểu tình hòa bình tại Huế.[4] Một ngày trước đó, các tín đồ Phật giáo đã treo cờ tại nhà chùa lên chính quyền quyền tự do tôn giáo của họ. Đấu tranh Phật giáo bắt đầu từ thời thực dân Pháp cai trị vào thế kỷ thứ 19 với sự thiên vị công khai dành cho người Việt theo Công giáo; do đó, xuất hiện một tỷ lệ tập trung bất cân xứng về giáo dục của cải dành cho nhóm tôn giáo được thiên vị này. Tuy nhiên, Phật giáo Việt Nam phát triển vào thời kỳ từ năm 1956 đến 1962, với số thành viên trong các hiệp hội Phật giáo gia tăng đột ngột. Năm 1962, Tổng hội Phật giáo, đại diện bởi sáu trên khắp địa phận Huế để kỷ niệm lễ Phật đản lần thứ 2507. Theo luật Nam Việt Nam (Nghị định số 189), chỉ cờ quốc gia Việt Nam được phép treo công khai.[5] Tuy nhiên, luật này hiếm khi hiệu lực, điển hình việc các tín đồ Công giáo treo cờ giáo hoàng tràn lan một tuần trước cuộc khủng hoảng Phật giáo nhân lễ kỷ niệm thụ phong chức tổng giám mục cho Ngô Đình Thục - anh trai Diệm.[6] vậy vào ngày Phật đản, các nỗ lực thi hành Nghị định 189 của cảnh sát đã gặp phải sự phản kháng. Sau đó cảnh sát tiến hành giật đổ các cờ tôn giáo. Ngày tiếp theo, các tín đồ Phật giáo tức tối tập hợp tại đài phát thanh Huế, nơi bài diễn văn từ người lãnh đạo của họ hòa thượng Thích Trí Quang phản đối sự đàn áp thấy của chính quyền Việt Nam CH đối với tự do tôn giáo sự thiên vị dành cho các tín đồ Công giáo bị khước từ không cho phát sóng.[7] Khi những lời hào của Tỉnh trưởng không giải tán được đám đông, quân đội chính quyền Việt Nam CH đã nổ súng ném ít nhất mười lăm quả lựu đạn vào đoàn biểu tình hòa bình, làm 9 người chết.[8]

Phản ứng của Diệm trước cuộc đổ máu ngày 8 tháng 5 về bản đã định hình những nỗ lực hòa giải đối với các tín đồ Phật giáo xuyên suốt cuộc khủng hoảng. Trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh, ông ta cớ để đổ lỗi cho những người Cộng sản, quả quyết rằng một Việt Cộng đã ném lựu đạn vào đám đông, rằng quân đội chính quyền Việt Nam CH chỉ nổ súng nhằm bảo vệ những người biểu tình. Tuy nhiên, lập luận này chỉ làm mất uy tín của chính quyền Việt Nam CH khiến các tín đồ Phật giáo tức giận bởi không ai tin vào điều đó. Các nhân chứng đã tận mắt chứng kiến quân đội chính quyền Việt Nam CH mở đầu các vụ tấn công vào đám đông không bất cứ khiêu khích nào.[9] Washington lập tức nhận ra khả năng gây kích động của cuộc tranh cãi về Phật giáo này dự đoán trước về ‘một vài phản ứng quốc tế đối với sự kiện’ nên họ đã hối thúc Diệm áp dụng các biện pháp phù hợp nhằm hòa giải với các tín đồ Phật giáo.[10] Tuy nhiên, thay những nỗ lực tức thời nhằm khắc phục tình hình, Diệm chỉ gặp mặt các lãnh đạo Phật giáo vào ngày 15 tháng 5, tạo thời gian cho họ gia tăng bất bình.

Cuộc tranh cãi về chuyện treo cờ nhanh chóng chuyển biến thành một cuộc khủng hoảng chính trị. Các tín đồ Phật giáo thảo ra một tuyên ngôn năm điểm, trong đó đề ra các mục tiêu chính trị của các cuộc biểu tình diễn ra sau đó, đồng thời yêu cầu chính quyền Diệm:
1.    Cho phép treo cờ Phật giáo;
2.    Trao cho tín đồ Phật giáo các quyền bình đẳng như tín đồ Công giáo;
3.    Dừng các cuộc bắt bớ khủng bố những người theo Phật giáo;
4.    Trao quyền tự do thuyết giáo cử hành lễ nghi tôn giáo cho các tín đồ Phật  giáo;
5.    Bồi thường cho những người bị giết hại vào ngày 8 tháng 5, đồng thời trừng phạt những kẻ phải chịu trách nhiệm về tội danh “giết người”.[11]

Trong cuộc họp giữa chính quyền Việt Nam CH với giới Phật giáo, Diệm vẫn duy trì lập trường cứng rắn đối với các tín đồ Phật giáo. Ông ta khẳng định rằng không sự đàn áp tôn giáo tại miền Nam Việt Nam những bất công các tín đồ Phật giáo gánh chịu cần phải quy cho nhà cầm quyền địa phương.[12] Trong khi Diệm hứa hỗ trợ tài chính - một khoản khiêm tốn chỉ 500.000 đồng (7.000 USD) - cho các gia đình nạn nhân, ông ta nhấn mạnh rằng chính quyền Việt Nam CH sẽ không chịu trách nhiệm về các sự kiện diễn ra vào ngày mồng 8.[13] Chẳng ngạc nhiên khi cuộc họp này không thể xoa dịu các yêu cầu của các tín đồ Phật giáo. Cách xử hời hợt tình trạng phân biệt đối xử tôn giáo của Diệm khó lòng được các tín đồ Phật giáo đón nhận. Họ đã dùng đến các cuộc mít-tinh biểu tình quần chúng, tuyệt thực, phổ biến văn chương phản kháng trên khắp Việt Nam.[14] Các tín đồ Phật giáo sau đó trở thành một nhóm được xem phe đối lập chính trị.[15]
Vào những ngày đầu của cuộc khủng hoảng Phật giáo, công chúng Mỹ chính quyền Kennedy ít chú ý đến Việt Nam. Truyền thông Mỹ tràn ngập hình ảnh các cuộc đấu tranh về quyền công dân tại quê nhà. vậy, Kennedy phải tập trung đối phó với các cuộc biểu tình chống lại chính quyền của ông ta. [16]. Tuy nhiên, từ buổi đầu của cuộc khủng hoảng Phật giáo, các tín đồ Phật giáo đã thể hiện ý định tranh thủ báo chí phương Tây; họ mang theo những biểu ngữ bằng cả tiếng Việt tiếng Anh, đồng thời chọn một trong số ít những hòa thượng biết nói tiếng Anh làm người phát ngôn nhằm cho phép những thông điệp của họ thể tiếp cận độc giả quốc tế.[17]. giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng, trong khi tính hiệu quả truyền thông còn chưa rệt, các biểu ngữ này ràng một nỗ lực nhằm gửi đi thông điệp về sự phản kháng của Phật giáo đến các bộ phận dân trên khắp thế giới. Những nỗ lực này chắc chắn đã góp phần khiến cho Cuộc khủng hoảng Phật giáo lan rộng ra quốc tế.

Khi tháng 6 đến gần, Cuộc khủng hoảng Phật giáo đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát. Diệm áp dụng lực ngày một mạnh tay nhằm đàn áp các cuộc biểu tình chống chính quyền của ông ta, vốn đang lan rộng khắp miền Nam Việt Nam. Vào ngày 2 3 tháng 6, quân đội chính quyền Việt Nam CH đã trấn áp các cuộc biểu tình Phật giáo tại thị Quảng Trị thành phố Huế bằng hơi cay, chất khí vốn gây khó thở bỏng da.[18]. Riêng ngày mồng 3, báo cáo cho hay 67 thanh niên phải nhập viện 3 người chết do này.[19]. Ngày tiếp theo chứng kiến gần 200 thanh niên tuyệt thực tại chùa Từ Đàm nhằm phản đối sự man phân biệt đối xử của chính quyền.[20]. William Trueheart, đại biện lâm thời của Hoa Kỳ tại Việt Nam, khăng khăng rằng Diệm đã đưa ra những nhượng bộ rộng rãi trước các tín đồ Phật giáo nhằm giảm bớt căng thẳng. Điều đó khiến chính quyền Kennedy thất vọng bởi
Cách xử thiếu khéo léo của chính phủ đã cho phép một sự kiện cục bộ tại Huế phát triển thành một cuộc khủng hoảng chính trị tiềm tàng. Vấn đề thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sự ổn định của chính quyền trừ khi Diệm khả năng đạt được một sự hòa giải nhanh chóng với các tín đồ Phật giáo.[21].

Một lần nữa, chịu sức ép từ Washington, Diệm đã đàm phán với các lãnh đạo Phật giáo vào ngày 5 tháng 6. Lần này, ông ta đã chấp nhận thêm các yêu cầu của các tín đồ Phật giáo đưa ra một tuyên bố trên đài phát thanh về các điều khoản của thỏa hiệp.[22].
Ngay khi cuộc khủng hoảng dường như gần đi đến hồi kết thì các nỗ lực nhằm tạo dựng một thỏa hiệp của Diệm đã bị Nhu phá vỡ. đã phá hoại các cố gắng của chính quyền Việt Nam CH trong việc nhượng bộ các Phật tử bằng những tuyên bố công khai bài Phật giáo. Một ngày sau thỏa hiệp, thông qua Phong trào Phụ nữ Liên đới của mình, Nhu đã đưa ra một nghị quyết đi ngược lại chính sách hòa giải của chính quyền trước báo chí.[23]. Nghị quyết chỉ trích những người biểu tình Phật giáo những người theo chủ nghĩa phản dân tộc ‘bị cộng sản lợi dụng kiểm soát’.[24]. Trueheart nhấn mạnh rằng Diệm ‘đã bác bỏ nó’ bởi nghị quyết gây tổn hại cao độ đến thỏa thuận hòa hoãn.[25]. Quan trọng hơn, điều Trueheart bận tâm

Tuyên bố [của Nhu] sẽ phá vỡ sự ủng hộ của công chúng Quốc hội Mỹ dành cho chính quyền Việt Nam CH. Chính quyền Việt Nam CH không thể mong đợi chính phủ Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ hỗ trợ chi phí đắt đỏ về nhân lực vật lực trừ khi chính sách này [được] người dân Hoa Kỳ hoàn toàn ủng hộ.[26].

Cuối cùng, điều này trở thành do để chính quyền Kennedy quyết định ủng hộ một cuộc đảo chính lật đổ Diệm. Tuy nhiên, Diệm từng tuyên bố rằng Nhu được tự do thể hiện quan điểm của mình.[27] Với hành động này, Diệm đã đặt ra một tiền lệ khuyến khích Nhu về sau trực tiếp đưa ra những tuyên bố công khai trước truyền thông phương Tây, điều càng khiến độc giả quốc tế chắc chắn rằng chính quyền Việt Nam CH một nền độc tài tàn bạo.
Trong khi các tờ báo lớn dõi theo tình hình ngày một xấu đi Việt Nam, Cuộc khủng hoảng Phật giáo vẫn chưa chiếm vị trí trung tâm của tin tức thế giới cho đến ngày 11 tháng 6 năm 1963. Việc đưa tin về đề tài Phật giáo của tờ tạp chí Time phát hành hàng tuần đã thể hiện điều này (tham khảo Hình 1).


Trên thực tế, các bài báo nói về cuộc khủng hoảng chỉ được xuất bản vào tuần thứ ba của tháng 6, tuần lễ ngay sau sự kiện vốn thu hút sự tập trung của quốc tế vào chính quyền Việt Nam CH buộc độc giả quốc tế phải chất vấn về sự dính líu của Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Sáng ngày 11 tháng 6 năm 1963, lão hòa thượng Thích Quảng Đức, 73 tuổi, ngồi tại một ngã tư nối hai con phố chính của Sài Gòn. Trước sự chứng kiến của khoảng 350 người biểu tình cùng những người đi đường  hiếu kỳ, ông đã tự thiêu đến chết.[28] Phía sau biểu ngữ bằng tiếng Anh tiếng Việt với dòng chữ ‘Một tăng lữ Phật giáo tự thiêu năm nguyện vọng của chúng tôi’.[29]. Cảnh tượng này được duy nhất hai phóng viên Hoa Kỳ ghi lại, những người đã không bỏ qua lời mách nước từ một đại diện Phật giáo rằng sẽ “điều quan trọng” xảy ra ngày hôm đó.[30]. Phóng viên tờ New York Times David Halberstam đã miêu tả cảnh tượng ông chứng kiến ‘Lúc tự thiêu, ông ấy không ngồi bất động, không thốt ra một âm thanh nào, vẻ điềm tĩnh bên ngoài của ông trái ngược hẳn với những người đang rền kêu khóc xung quanh ông’.[31]

Ngay cả những người không mặt tại hiện trường cũng bị lay động bởi bài tường thuật của Halberstam sự hy sinh của vị hòa thượng. Malcolm Browne, một phóng viên của hảng Associated Press cũng hiện diện và giữ đủ bình tĩnh để chụp ảnh. Khi các bức ảnh. Khi các bức ảnh của ông lên trang nhất báo chí ở khắp mọi nơi, những chỉ trích dành cho chính quyền Diệm tăng lên nhanh chóng. Kennedy sau đó bình luận rằng ‘chưa tin tức nào trong lịch sử lại tạo ra quá nhiều xúc cảm trên khắp thế giới như tin tức ấy’.[32]. Sự hy sinh của Thích Quảng Đức đã khiến luận quay sang phản đối chế độ Diệm; ngay cả Marguerite Higgins, một trong số ít những người ủng hộ Diệm trong báo giới Sài Gòn cũng buộc phải ghi nhận tội lỗi của Diệm:

Tổng thống Ngô Đình Diệm đang làm khiến các Phật tử này phải chọn một cái chết khủng khiếp tự thiêu như vậy?... Thực tế rằng [câu hỏi này] quy trước tội lỗi cho Diệm cũng không khiến tôi băn khoăn chút nào... đó cũng giả định của tôi.[33].

Tác động truyền thông của các vụ tự thiêu không thể phủ nhận. Hành động tự sát của Thích Quảng Đức đã thành công trong việc hướng sự chú ý vào hoàn cảnh tuyệt vọng của các Phật tử miền Nam Việt Nam. Các cuộc biểu tình của họ đã đánh vào một giá trị người Mỹ nâng niu nhiều nhất: quyền tự do tôn giáo.[34]
Nếu hành động tự sát của Thích Quảng Đức không khiến luận quốc tế chú ý thì cuộc phỏng vấn của CBS với Nhu chắc chắn làm được điều đó. Bình luận về vụ tự thiêu của Thích Quảng Đức, ta đã nhẫn tâm nói (bằng tiếng Anh NBT) rằng “Các lãnh đạo Phật giáo đã làm thế này?... Họ đã nướng barbecue một trong những hòa thượng của họ, người đã bị họ đầu độc...’[35]. Đúng như dự đoán, Diệm khước từ lên án tuyên bố của bà Nhu.[36]. Cho tới lúc này, ngay cả những người Mỹ từng thiện cảm với chế độ của Diệm bằng cách tỏ thái độ ngờ vực (với sự việc) cũng cảm thấy kinh sợ trước việc chính quyền coi vụ tự thiêu của Thích Quảng Đức như không việc Diệm khước từ lên án thái độ ấy.[37]. Theo như nhận định của Jacobs,

Nhu... em dâu của tổng thống, sống trong dinh giữ một ghế trong Quốc hội. Cũng lẽ tự nhiên khi cho rằng khi tổng thống không bác bỏ ta đã phát  ngôn  thay mặt chính phủ.[38].

Người Mỹ, những người bảo vệ hết mình cho ‘quyền tự do’, không thể ủng hộ một chế độ mang tính độc đoán một cách công khai kiêu ngạo. Vào cuối tháng, luận Mỹ hầu như đồng lòng phản đối chế độ Diệm tệ hơn nữa, họ phản đối sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với chế độ Diệm. Điều này trở nên ràng nhất trong một quảng cáo toàn trang trên tờ New York Times vào ngày 27 tháng 6, trong đó 12 mục Mỹ phản đối sự dính líu của Hoa Kỳ tại Việt Nam; họ đã viết:
Chúng tôi phản đối:
1.       Viện trợ quân sự của đất nước chúng ta cho những kẻ khước từ quyền tự do tôn giáo...
2.       Việc người Mỹ thiệt mạng hàng tỷ đô-la ủng hộ cho một chế độ được cả thế giới xem bất công, phản dân chủ bất ổn.
3.       Ảo tưởng cho rằng đây “cuộc chiến tự do”[39] (dòng in nghiêng của tôi)
Quan điểm này được lặp lại trên tạp chí Time, với lập luận rằng ‘Việc binh lính Mỹ chết bị thương mỗi tuần cùng với phí tổn hơn 1 triệu đô la mỗi ngày cho Việt Nam đòi hỏi phải sức ép lớn hơn nhiều... lên những cải cách tổng thống Ngô Đình Diệm cần tiến hành’.[40]. Người Mỹ không tin rằng sự hào phóng của họ đối với Nam Việt Nam không tạo nên được ảnh hưởng nào lên những đàm phán với Diệm. Họ cũng bắt đầu tin rằng Diệm không khả năng tập hợp sự ủng hộ của quần chúng vốn cần thiết cho cuộc chiến chống Chủ nghĩa cộng sản.

Rốt cuộc, hầu hết các bản tin gửi đi từ Sài Gòn ước tính rằng Phật tử chiếm đến 70, thậm chí 80 đến 90 phần trăm dân số Việt Nam.[41]. Vấn đề thiếu tin tưởng vào chế độ Diệm còn được truyền thông Hoa Kỳ khuyến khích, chẳng hạn tờ New York Times từng nhận định ‘cuộc khủng hoảng tương đương khoảng 15 trận thắng lớn trên chiến trường của phe cộng sản’.[42]. Tờ Time cũng giải rằng ‘sự bất mãn của giới Phật giáo thể tạo nên sự chống đối tiêu cực đối với các chương trình của chính phủ tại các vùng nông thôn, nơi sự thống nhất về mặt chính trị chìa khóa cho thắng lợi trong cuộc chiến chống Việt Cộng’.[43]. Phóng viên Halberstam thậm chí đi xa hơn khi kết luận rằng ‘Hoa Kỳ đã hậu thuẫn nhầm người...’[44]. Các quan điểm do các phóng viên đưa ra đã gây ảnh hưởng đáng kể đến công luận.
Tuy nhiên, tính chính xác của các thông tin truyền thông này còn gây tranh cãi. Nhưng điều này càng chứng minh tính hiệu quả sức ảnh hưởng của truyền thông đối với công luận. Theo như phân tích trong báo cáo của Tướng Victor Krulak (lực lượng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ),

Khía cạnh tôn giáo của vấn đề một nền tảng hẹp hơn so với những các báo cáo công khai thể đưa ra... Người ta xu hướng coi tất cả những người không theo Công giáo các tín đồ Phật giáo. Trên thực tế, nhiều người chỉ đơn giản những người thờ cúng tổ tiên theo truyền thống Trung Hoa, trong khi những tôn giáo lớn khác cũng hiện diện trong nước - bao gồm các tín đồ đạo Khổng, đạo Lão đạo Hồi.[45].

Điều này được xác nhận bởi một nghiên cứu chuyên đề về đạo Phật Việt Nam, trong đó kết luận rằng 30% người miền Nam Việt Nam đang thực hành tín ngưỡng Phật giáo.[46] Câu hỏi về mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng Phật giáo cũng một điểm gây tranh luận; một cuộc điều tra của CIA vào tháng 6 năm 1963 kết luận rằng ‘không sự đàn áp chính thức nào đối với quyền tự do tôn giáo miền Nam Việt Nam, nhưng chính phủ đã kìm hãm thành công ảnh hưởng chính trị của một số nhóm tôn giáo, đặc biệt là các giáo phái thiểu số’.[47] Nỗ lực chiến tranh cũng được báo cáo thành công, bất chấp các vụ đàn áp liên quan đến cuộc khủng hoảng Phật giáo. Báo cáo của Krulak khẳng định: ‘Các chiến dịch quân sự hiệu quả hơn; kinh tế nông thôn phát triển rệt; sự phối hợp giữa Hoa Kỳ Việt Nam đang khởi sắc; tinh thần chiến đấu của lực lượng quân đội Kỳ không thay đổi...’[48] Những báo cáo này khác biệt đáng kể so với những báo cáo của truyền thông Hoa Kỳ, những khẳng định của truyền thông về sự đàn áp Phật giáo cũng như việc Diệm không được lòng dân ràng vẫn ảnh hưởng mạnh đến luận. dụ, một bài luận trên tờ New York Times ngày 17 tháng 6 đã thể hiện điều này. Bài luận phản ánh cảm nhận của tác giả rằng các tín đồ Phật giáo chiếm phần đông Việt Nam, đồng thời ám chỉ sự cần thiết phải lật đổ Diệm;

Đã đến lúc ông Diệm nhận ra rằng ông ta không thể phân biệt đối xử một đại bộ phận nhân dân miền Nam Việt Nam giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh chống Cộng sản. Nếu quả thật ông ta không thể đại diện cho một đại bộ  phận người dân thì ông ta không đáng làm Tổng thống nữa.[49] (Dòng gạch chân của tôi).

ràng Cuộc khủng hoảng Phật giáo, đúng hay sai, đã thu hút được sự chú ý của người Mỹ.
Khi luận phản đối chính quyền Diệm, Washington đã gia tăng sức ép lên Diệm nhằm xoa dịu các tín đồ Phật giáo. Chính quyền Kennedy bắt đầu nhận ra vị thế bấp bênh của chính quyền Việt Nam CH cả bên trong lẫn bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Ước tính cho hay một tỷ lệ lớn lực lượng quân đội người theo Phật giáo lực lượng này trong quân đội khả năng nổi dậy lật đổ chính quyền lẽ ra họ phải bảo vệ.[50] Cuộc khủng hoảng Phật giáo cũng thu hút sự chú ý quốc tế, điển hình việc Hoàng thân Campuchia Norodom Sihanouk Thủ tướng Ceylon [Sri Lanka ngày nay - ND] Sirimavo Bandaranaike đã viết thư cho Kennedy, bày tỏ sự quan ngại của họ đối với ‘nỗi đau khổ của các Phật tử miền Nam Việt Nam’ khẩn khoản đề nghị Washington ‘can thiệp bằng tất cả uy thế đạo đức cũng như uy thế quốc gia của mình’.[51]

Nhận thức được rằng mình đang liên lụy tới cuộc khủng hoảng Phật giáo, Washington một lần nữa đe dọa công khai ‘bỏ mặc toàn bộ vấn đề’.[52] Trong lúc những đe dọa về việc bỏ mặc (chính quyền Sài Gòn) đã được đưa ra trước đó, hành động tự thiêu của Thích Quảng Đức đã đánh dấu điểm giới hạn trong sự kiên nhẫn của chính quyền Kennedy đối với sự cứng đầu của Diệm. Đặc biệt, Rusk đã cảnh báo ‘Nếu Diệm không tiến hành các bước đi hiệu quả tức thời nhằm tái lập niềm tin của giới Phật giáo dành cho ông ta, chúng ta sẽ phải xem lại toàn bộ quan hệ với chế độ của ông ta’.[53] Bằng động thái này, Washington đã cho Diệm thêm hội khác để sửa chữa tình hình theo quan điểm của họ đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát quá xa.
Tuy nhiên, các cuộc đàm phán một lần nữa thất bại, khiến các cuộc biểu tình Phật giáo hành động tự thiêu gia tăng. Ban đầu, Diệm mở lại đàm phán với các lãnh đạo Phật giáo vào ngày 16, một Thông cáo chung được ban hành, đưa ra những điều khoản thỏa thuận nhưng không định trách nhiệm đối với sự kiện ngày 8 tháng 5.[54] Tuy nhiên, bạo động nổ ra tại Sài Gòn vào ngày hôm sau cảnh sát một lần nữa dùng lực đàn áp, khiến một người biểu tình thiệt mạng làm nhiều người bị thương.[55] Cuộc khủng hoảng Phật giáo tiếp tục kéo dài vào đầu tháng 8, thêm ba Phật tử độ tuổi trên dưới 20 tự thiêu. Ngoài ra, một thiếu nữ đã cố cắt rời cánh tay của mình ‘như một vật hiến tế khiêm nhường gửi đến Đức Phật khi tôn giáo của chúng tôi bị đe dọa’ nhưng bất thành. Tất cả đều được truyền thông Hoa Kỳ tường thuật lại.[56]

Vào giai đoạn này, Cuộc khủng hoảng Phật giáo đã tập hợp được đông đảo ý kiến chỉ trích dành cho chính quyền Diệm, một lần nữa Nhu lại làm tình hình càng trở nên phức tạp hơn. đã viết thư cho truyền thông Mỹ, làm khuấy động công luận Mỹ. ta tuyên bố với tờ New York Times ‘Tôi sẽ trừng phạt những kẻ kích động này gấp 10 lần nếu họ đội lốt các nhà sư...và...tôi sẽ vỗ tay nếu chứng kiến thêm màn tự thiêu của một hòa thượng khác, bởi người ta không thể chịu trách nhiệm đối với sự điên rồ của những kẻ khác’.[57] Những tuyên bố này đã khơi lại lời kêu gọi chính phủ chấm dứt ủng hộ chế độ Diệm của công chúng Hoa Kỳ. Một bài luận nêu rõ:

Chính xác đất nước chúng ta liên minh với Nam Việt Nam trong cuộc chiến của họ chống lại chủ nghĩa cộng sản nên chúng ta cần phải lên án mong muốn nhẫn tâm tự chuốc lấy thất bại của Nhu nhằm áp bức những ai phản đối một cách hợp pháp tình trạng bất công tại Sài Gòn.[58]

Người Mỹ không muốn chịu trách nhiệm về sự đàn áp đối với các tín đồ Phật giáo miền Nam Việt Nam, dưới bất kỳ hình thức nào.
Đã phải chật vật đối phó với sự lên án ngày càng nhiều của luận đối với chế độ Diệm cùng sự phớt lờ của Diệm trước cảnh báo của chính quyền Kennedy, nên các cuộc tấn công lên chùa chiền trên khắp miền Nam vào ngày 21 tháng 8 cuối cùng càng khiến Washington mất hết kiên nhẫn. Diệm giải hành động của mình bằng cách khẳng định rằng các ngôi chùa Phật giáo đã bị Việt Cộng xâm nhập rằng họ đang dùng chùa chiền làm nơi cất giấu khí.[59] Tại gần 2.000 ngôi chùa bị tấn công, tổng cộng hơn 1.400 Phật tử bị bắt giữ, vài trăm người thiệt mạng.[60] Sau đó Diệm tuyên bố tình trạng thiết quân luật trên cả nước ra lệnh cho binh lính bắn hạ bất kỳ ai - cả người Mỹ người Việt - ‘có mặt trên đường vào giờ giới nghiêm không chịu dừng lại hoặc bỏ chạy’.[61]

Việc kiểm duyệt báo chí toàn diện cũng được áp đặt, vậy thông tin liên lạc giữa Sài Gòn Washington thực tế đã bị cắt đứt.[62] Tờ New York Times đặc biệt lưu ý vấn đề này, một đầu đề in đậm trên trang nhất ghi rõ: ‘Thông điệp sau đây được phát đi từ Sài Gòn trước khi hoạt động kiểm duyệt được chế độ Việt Nam CH áp đặt’.[63] Tạp chí Time cũng tường thuật ‘dịch vụ điện thoại tại gia công sở của tất cả viên chức tòa đại sứ quân đội Hoa Kỳ đều bị cắt’ (chữ in nghiêng của tôi).[64] Điều này ràng đã báo hiệu cho Hoa Kỳ rằng họ đang chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hành động của Diệm.
Truyền thông quốc tế cũng trở nên thẳng thắn hơn, phản ánh những chỉ trích của truyền thông Hoa Kỳ về việc Washington không hành động cụ thể trong gần hai năm ‘dù chế độ Sài Gòn ngày càng mất khả năng vận động những nỗ lực lớn hơn từ những người dân đã kiệt quệ chiến tranh’.[65] Quan ngại của Washington về sự lên án của quốc tế được thể hiện trong một bản ghi nhớ của chính phủ, trong đó tường trình những chỉ trích sâu rộng từ nhiều tờ báo trên khắp thế giới nhằm vào việc Hoa Kỳ ủng hộ chế độ Diệm.

Theo báo cáo, tờ Guardian xuất bản bằng tiếng Anh của Miến Điện kêu gọi Hoa Kỳ trao cho chế độ một tối hậu thư; Bắc Triều Tiên tả các sự kiện miền Nam Việt Nam kết quả của ‘sự đàn áp nhẫn tâm người dân bởi những tên đế quốc Hoa Kỳ nhìn của chúng’.[66] Tờ Times of India, London Times, The Scotsman Die Welt (Hamburg) đều yêu cầu Washington hạ bệ chế độ Diệm đồng thời ‘thiết lập mối liên hệ với phe đối lập phi cộng sản’.[67] Tờ Observer của Ceylon (Sri Lanka) đưa ra cáo buộc ràng nhất đối với Hoa Kỳ đã ‘gắn với quan điểm bất chấp đạo rằng việc thuê ai chiến đấu chống lại kẻ thù những chiến trường xa xôi không phải vấn đề, miễn sao họ giúp giữ được Pháo đài Mỹ an toàn’.[68] Các nước khác, chẳng hạn như chính phủ Philippines Campuchia, hy vọng rằng các quốc gia châu Á khác sẽ cùng họ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Sài Gòn; ngay cả tờ Avvanire d’Italia của người Công giáo Bologne cũng đã lên tiếng rằng, giữa chính quyền Diệm các tín đồ Phật giáo, họ dứt khoát lựa chọn ủng hộ các tín đồ Phật giáo.[69] Những chỉ trích quốc tế không chỉ lên án chính quyền Việt Nam CH lên án cả Washington, đặt chính quyền Kennedy dưới áp lực ghê gớm.
Đứng trước sự phản đối mạnh mẽ cả trong nước quốc tế liên quan đến sự dính líu của Hoa Kỳ tại Việt Nam, chính quyền Kennedy bắt đầu thảo luận việc lên kế hoạch cho một cuộc đảo chính lật đổ Diệm. Trong một bức điện tín của chính phủ (ngày 27 tháng 8 năm 1963), đại sứ mới được bổ nhiệm tới Sài Gòn khi đó Henry Cabot Lodge đã giải về quyết định ủng hộ một cuộc đảo chính của Washington:

Không chính sách đối ngoại dài hạn nào thể thực hiện được bởi Chính phủ Hoa Kỳ nếu thiếu sự ủng hộ của Quốc hội luận [đồng thời] luận Hoa Kỳ cũng đã căng thẳng bởi tình trạng đối xử dành cho các tín đồ Phật giáo cũng như những tuyên bố liên quan. Những vấn đề này khiến cho việc viện trợ của Chính phủ Hoa Kỳ cho Việt Nam trở nên cùng phức tạp.[70]

bên trong chính quyền Kennedy tồn tại những cuộc tranh luận và bất đồng giữa phe ủng hộ Diệm phe chống Diệm, nhưng chính các vụ tấn công vào chùa chiền ngày 21 tháng 8 đã thúc đẩy phe chống Diệm nỗ lực lật đổ Diệm. Kế hoạch này được dẫn dắt bởi Lodge, một đảng viên Cộng hòa, người công khai phản đối sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với chế độ Diệm. Tới tháng 10 năm 1963, Lodge đã giành được sự chấp thuận sẽ ‘không cản trở’ một cuộc đảo chính từ Washington.[71] Tuy nhiên, ngay sau các vụ tấn công chùa chiền ngày 21 tháng 8, thể nhanh chóng nhận ra rằng Diệm một vật cản cho mục tiêu rộng hơn của chính phủ Hoa Kỳ chiến đấu chống lại chủ nghĩa cộng sản, như vậy, ông ta phải bị loại trừ.

Chính quyền Kennedy ban đầu công khai lên án các vụ tấn công chùa chiền tuyên bố rằng Diệm đã phá vỡ lời hứa xem xét việc hòa giải với các tín đồ Phật giáo.[72] Ngày 24 tháng 8, 3 ngày sau các vụ tấn công chùa chiền, Thứ trưởng Ngoại giao George Ball đã chỉ đạo Lodge hối thúc Diệm những hành động mạnh mẽ nhằm khắc phục tình hình, đồng thời ‘Bất chấp mọi nỗ lực của anh, nếu Diệm vẫn ngoan cố khước từ, thì chúng ta phải đối mặt với khả năng bản thân Diệm cũng không thể được bảo toàn’.[73] (Tác giả nhấn mạnh). Đi kèm tuyên bố này còn chỉ thị hướng dẫn nhóm phụ trách Việt Nam nên bắt đầu ‘gấp rút khảo sát các phương
án tìm người lãnh đạo thay thế khả lập kế hoạch chi tiết nhằm thực hiện việc thay thế Diệm’.[74] Chỉ thị này sau đó đã dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Diệm vào tháng 11.
Câu chuyện về cuộc đàn áp Phật giáo nổi bật giữa bối cảnh Chiến tranh Lạnh sự phát triển của các quyền dân sự; thế giới phương Tây chống Cộng sản nhìn nhận các tín đồ Phật giáo ‘đang đấu tranh tự do’. Việc Diệm khước từ trao cho Phật tử các quyền bình đẳng dân Công giáo được hưởng chỉ khiến cho cuộc khủng hoảng thêm phần trầm trọng sau các cuộc biểu tình ngày càng căng thẳng của giới Phật giáo. Tại giai đoạn đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng khi các cuộc tự thiêu xảy ra, các tín đồ Phật giáo bắt đầu tích cực thu hút báo chí phương Tây giá trị tin tức của mỗi hành động hy sinh đều tỏ ra sức hút không thể cưỡng lại nổi đối với giới truyền thông trên khắp thế giới. cho các bản tin truyền thông về cuộc khủng hoảng Phật giáo chính xác hay không, chúng đã gây ảnh hưởng đáng kể lên luận, vậy đe dọa sự ủng hộ Quốc hội dành cho cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ nhằm chống lại chủ nghĩa cộng sản. Theo cách này, truyền thông đã ảnh hưởng đến quyết định của chính quyền Kennedy trong việc ủng hộ một cuộc đảo chính lật đổ Diệm.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét