Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013


HỒI KÝ NGUYỄN HỮU HẠNH: CÂU CHUYỆN ĐỜI TÔI


"Ông Nguyễn Hữu Hanh nguyên giữ những địa vị quan trọng về kinh tế, tài chánh trong chính quyền Việt Nam Cộng hoà cũng như trên trường quốc tế:

  • Cố vấn kinh tế, tài chánh cho Tổng thống Ngô Đình Diệm, 1955-1962
  • Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, 1955-1962
  • Tổng giám đốc Ngân hàng Khuếch trương SOFIDIV, 1963-1965
  • Chánh sự vụ (Division chief) Ngân hàng Thế giới (World Bank), 1965
  • Chủ tịch Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Nam Thương tín, 1955-1960
  • Chủ tịch Ngân hàng Việt Nam Thương tín, 1955-1968
  • Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, 1965-1968
  • Tổng uỷ coi 4 bộ Kinh tế, Tài chánh, Thương mại, Kỹ nghệ, 1967-1968
  • Hội viên 1955-1968 và Chủ tịch Hội đồng Tối cao Tiền tệ và Tín dụng, 1967-1968
  • Quản trị viên phụ khuyết (Alternate executive director) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), 1968-1975
  • Cố vấn Sở Ngân hàng Trung ương-Quỹ Tiền tệ Quốc tế (Advisor, Central Bank Service Department, IMF), 1975-1981.
Cuốn hồi ký này thật ra được viết cho các con của ông. Từ sự thúc giục của nhiều người vì một số sự kiện lịch sử quan trọng được đề cập tới, hồi ký này đã được ấn hành cách đây trên một năm, với hai ấn bản độc lập Việt ngữ và Anh ngữ. Trong ấn bản lần đầu, để tránh đụng chạm, trừ tên những nhân vật ai cũng biết như Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ... tên các nhân vật bị đụng chạm được thay đổi. Từ đóng góp của nhiều người, rằng giá trị sử liệu của hồi ký sẽ mất mát khi tên nhân vật bị thay đổi, trong bản hiệu đính này tên thật được khôi phục. Một số nhận định thời sự cũng được thêm vào." [Trích từ Lời Giới thiệu]

Bản gốc cuốn sách này viết bằng tiếng Anh (Brushing the World Famous) và xuất bản ở Hoa Kỳ đầu năm 2004. Sau đó được điều chỉnh đôi chút và được anh Nguyễn Kiên Định giúp dịch ra tiếng Việt, xuất bản tại Hoa Kỳ vào tháng 4 năm 2004



CHƯƠNG IV

BƯỚC VÀO KHU VỰC TƯ
(Trích đoạn, 1956-1960: Vài chuyện về Anh em ông Diệm
và nhân sự trong chính phủ Đệ nhất Cọng hòa)

[…] Tháng 11/1956 sau khi đã hoàn tất việc tổ chức và sắp xếp lại Ngân hàng Quốc gia, tôi quyết định tiến công vào các vấn đề đã ám ảnh tôi hơn một năm qua: sự cần thiết phải thương lượng một hiệp định tiền tệ mới với Pháp, sự cần thiết phải chuyển số dự trữ bằng đồng Phật-lăng Pháp của chúng ta qua các đồng tiền hoán đổi được để tránh bị hao hụt thêm nữa trị giá dự trữ ngoại tệ của chúng ta, sự cần thiết phải thu hồi số trữ kim đang nằm ở Ngân hàng Quốc gia Pháp, sự cần thiết phải đòi lại số nợ của Ngân Khố Pháp và sự cần thiết phải cải thiện mối quan hệ tiền tệ, tài chánh với Pháp để đòi hỏi viện trợ kinh tế tài chánh của họ; đó là những mục đích chính của Việt Nam trong khi đối thoại với nước Pháp. Sau khi thông báo với Tổng thống Diệm, tôi đã đi Pháp một chuyến để viếng thăm Ngân hàng Quốc gia Pháp và Quai de Rivoli, tức Bộ Tài chánh Pháp, và bắt đầu thăm dò quan điểm của người Pháp về các vấn đề này. Tôi nghĩ rằng với tư cách là cố vấn của Tổng thống, với sự am hiểu vấn đề và nhiệt tâm phục vụ đất nước, tôi có thể đạt được một sự đáp ứng nào đó từ phía nhà cầm quyền Pháp. Tôi đã nhầm. Tôi cần phải có được sự uỷ quyền của Tổng thống Diệm. Nhà cầm quyền Pháp biết rõ rằng Diệm tập trung mọi quyền bính trong tay ông, biết tôi là người cố vấn tin cẩn của ông trong lãnh vực kinh tế tài chánh, nhưng họ không được thông báo chính thức về chuyến viếng thăm và công cán của tôi. Điều này chỉ được thực hiện về sau qua toà đại sứ Pháp ở Sài Gòn.

[…] Trong khi tôi đang mò mẫm dò đường trong các hệ thống chính trị và tài chánh rối rắm của nước Pháp, thì một người nào đó nói với ông Diệm rằng việc gởi tôi, một tay Tổng Giám đốc quèn, qua Paris để thực hiện một thoả ước tiền tệ phức tạp với nước Pháp, chỉ tốn thời gian vô ích, và tôi không thể nào tìm được một nhân vật Pháp đủ quan trọng và đủ quyền lực để nói chuyện, chứ đừng nói là thương lượng – sau này tôi biết người đó là vị Bộ trưởng phủ Tổng thống, anh ta đã nói những lời này với Nhu, em của Tổng thống Diệm. Ông Diệm bèn gởi điện cho toà đại sứ ở Paris, biểu chuyển cho tôi một thông điệp ra lệnh tôi quay về nước ngay. Nhưng một người em của ông Diệm, Ngô Đình Luyện, người đang làm đại sứ nước Anh, lúc ấy tình cờ có mặt ở Paris. Tôi tới gặp Luyện và kể cho anh ta nghe tất cả công việc móc nối của tôi. Luyện khuyên tôi cứ ở lại để tiếp tục công việc và anh sẽ gọi điện cho Tổng thống Diệm ngay lập tức. Nhưng tôi vẫn cứ rời Paris bay về nước với ý nghĩ phải đương đầu với Diệm và những kẻ phá rối tôi một lần chót cho xong.

Khi tôi gặp Diệm ngày hôm sau, và kể cho ông nghe những gì tôi đã làm ở Paris, ông nhận ra rằng ông đã nghe những lời tố cáo phi lý và dối trá sai lệch. Tôi nói với ông là trong mấy năm qua chúng ta đã mất một số rất lớn trị giá ngoại tệ dự trữ vì việc mất giá liên tục của đồng Phật-lăng Pháp. Sự mất mát này có thể đã lên tới hàng mấy chục triệu Mỹ kim trong những cuộc phá giá đồng Phật-lăng dự trữ ngoại tệ cuả xứ ta. Và tôi nói thêm rằng một vụ phá giá nữa sắp xảy ra, xét theo tình hình của nền kinh tế Pháp trước khi Pinay cải cách tiền tệ.
…. Bây giờ thì ông đã thấy rõ ràng hơn bao giờ hết sự mất mát dự trữ ngoại tệ, sự cần thiết cấp bách phải thoát khỏi khu vực đồng Phật-lăng Pháp và đề ra một mối quan hệ tiền tệ mới với nước Pháp. Đó là một điều mới mẻ mà ông Diệm mới học được, thậm chí ông không nói cho vị phó Tổng thống của ông biết, càng không nói với các tay Bộ trưởng Tài chánh, Bộ trưởng Kinh tế và Bộ trưởng Ngoại giao. Đó là cách mà ông Diệm cai trị đất nước: ông ta xử lý các vấn đề quốc gia giống như là chuyện riêng của ông. Điều này vừa tốt lại vừa xấu, tốt bởi vì như vậy ông hoàn toàn chú tâm tới vấn đề; và xấu vì ông giữ tất cả mọi chuyện cho riêng ông, không chịu chia sẻ những thông tin mà tôi đưa cho ông với bất cứ ai trong chính phủ, có lẽ chỉ chỉ hé lộ đôi chút cho phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ; nhưng ông cũng nói vắn tắt cho Nhu biết về những gì tôi làm ở Paris, việc này giúp tôi khỏi những chuyện rắc rối do Nhu và Thuần gây ra nữa.

[…]  Tất cả những kết quả ấy, thu được trong khoảng thời gian từ 1955-1962, không phải dễ dàng. Về sau nhiều khi tôi nghĩ đến những gì tôi đã thương thuyết được với chánh phủ Pháp và dành lại cho đất nước lúc đó, tôi cảm thấy mình đã đem lại cho nước nhà, vừa mới độc lập, bao nhiêu điều quan trọng; vậy mà bên cạnh, không có một phái đoàn nào giúp đỡ, và sau lưng, ở nước nhà, không có một Bộ trưởng hay Thống đốc nào, có trách nhiệm về những vấn đề này, có một tí hiểu biết để giúp. Tôi không khỏi ngạc nhiên khi, quay lưng nhìn lại, thấy mình đã làm được nhiều như vậy, nhất là lúc phải đương đầu với bao nhiêu nỗi khó khăn về phía Pháp cũng như bên phía Việt Nam. Nhưng trái lại với lẽ thường tình, khó khăn về phía Việt Nam, nhiều hơn là về phía Pháp! Đáng lý ra, phần khó khăn về phía Pháp phải nhiều hơn, vì đây là lần đầu tiên Pháp phải giải quyết những vấn đề hết sức quan trọng cho một thuộc địa cũ; hơn nữa các vấn đề còn có một màu sắc chính trị rất tế nhị, có thể có hậu quả rất nguy hại cho Pháp trong khuôn khổ nền thuộc địa còn nguyên lúc đó. Không một lời khen, không một lời cảm ơn, ngay cả ông Diệm cũng vậy, chỉ có lòng tin hoàn toàn của ông - mặc dầu sau này tôi mất hết tin tưởng nơi ông… Chỉ có những người khác, ghanh ghét đố kị và phá phách công việc của tôi mà thôi. Nhưng tôi cũng phải nhận một điều là nếu không có ông Diệm, tôi đã không bao giờ làm được việc. Cũng như nếu không có ông Pinay, tôi cũng đành phải bó tay mà thôi.

Về phía Việt Nam các bộ trưởng hay thống đốc các bộ liên hệ không đủ sự hiểu biết các vấn đề trong ngành tài chánh hải ngoại, dự trữ ngoại tệ, hoán đổi tiền tệ, nợ bên ngoài, của đất nước, không thể phân tách những sự kiện này, nên nói chung, không làm gì được để giúp đất nước thành một quốc gia độc lập trên mặt kinh tế và tài chánh và nói riêng, cũng không giúp gì cho công việc của tôi được. Bao nhiêu quan chức của các bộ liên quan ganh tị với sự thành công và uy tín của tôi, thường hay tạo ra rất nhiều khó khăn cho công việc của tôi. Nhưng tôi cũng được một phần an uỉ, là các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đang tìm kiếm những người có khả năng, đã quan sát công việc của tôi ở trong nước một cách kỹ lưỡng khi tôi thiết lập các tổ chức kinh tế tài chánh mới và hệ thống tài chánh hải ngoại cho Việt Nam; họ cũng thấy rõ những quyền lợi tối quan trọng trong cuộc thương lượng của tôi với chính quyền Pháp.

Thật ra, tôi cững không trách những vị đốc phủ sứ, những quan chức Việt Nam, các vị có bằng cao cấp mà không đúng ngành chuyên môn, vì dưới chế độ thực dân, những vấn đề quan trọng của một nước độc lập như tôi kể trên, đều được chánh phủ “mẫu quốc” lo lắng, nghiên cứu, thi hành và giải quyết ở Paris, và nước thuộc điạ không được dự vào một phần nào trong việc quản trị và thi hành những chánh sách đó; ngay cả những quan chức người Pháp ở thuộc điạ cũng không được hoàn toàn hiểu rõ và chỉ biết thi hành những mệnh lệnh của Paris gởi về mà thôi. Cho nên khi Tổng thống Diệm đặt những vị đốc phủ hay quan lại hay thạc sĩ, tiến sĩ, Ph.D vào những địa vị đứng đầu một cơ quan quan trọng mới được thành lập, thì họ mù tịt, không biết tìm đâu ra những trách nhiệm của họ và cách thi hành nhiệm vụ. Tôi được may mắn hơn, là tôi học hỏi đúng ngành, gặp những người Pháp và ngoại quốc trong nghề, trong khi đi thương thuyết với các phái đoàn chuyên viên, những vấn đề chánh yếu của đất nước và tôi luôn luôn cố gắng tìm hiểu thêm các vấn đề khi được chánh khách ngoại quốc thết đãi; đối với tôi một bữa tiệc tôi mời họ hay họ mời tôi, là một dịp để học thêm, tìm hiểu thêm các vấn đề quan trọng cho đất nước; cũng như khi đang còn đi học đại học, tôi thường dùng những tháng hè để đi tập sự và học hỏi thêm, chứ không đi chơi hay đi nghỉ mát như những sinh viên Việt Nam khác. Tôi vừa làm vừa học, và nhờ có căn bản học hành chuyên môn khá cao, tôi đã tiến lên rất nhanh trong những ngành chuyên môn, lắm lúc vượt hẳn những quan chức ngoại quốc ngồi đối diện với tôi.

[…] Thế nhưng mải lo cho những vấn đề sống còn của một quốc gia mới thành lập, tâm trí bị thu hút vào chuyện bảo vệ và thúc đẩy các quyền lợi của đất nước, tôi thường quên mất những mối quan hệ cá nhân trong công việc hàng ngày. Tôi đã tạo được tên tuổi cho mình cả ở trong lẫn ngoài nước, nhưng tôi cũng đã làm mích lòng một số người và tạo ra một số kẻ thù ở trong và ngoài chính quyền. Trừ những người làm việc gần gũi với tôi và những người hiểu rõ tôi, còn thì người ta không thích tánh thẳng thắn của tôi, thậm chí không thích cả sự thanh liêm của tôi và chắc chắn là không thích quyền lực của tôi. Nhưng đa số vẫn phục sự hiểu biết chuyên môn của tôi và kính trọng tính trung thực của tôi. Đám thương gia Chợ Lớn nói với nhau rằng có lẽ tôi là người duy nhất trong chính phủ Việt Nam thực sự lương thiện, nhưng họ cũng nói thêm là khó mà đối phó với tôi và không ai có thể đánh lừa tôi được; tôi hiểu rõ công việc của mình và không chịu nhượng bộ dễ dàng.

Xung quanh ông Diệm và anh em của ông có một lô người bám theo kiếm chác. Tôi thường nhận được lời yêu cầu giúp đỡ họ nhưng tôi thường từ chối bởi vì cách làm của họ không chính đáng và những điều họ đề nghị chẳng đúng phương thức làm ăn. Người đứng đầu của cả nhóm này là Ngô Đình Thục, anh cả của ông Diệm; Diệm rất thương và kính trọng ông ta. Mặc dù là một giám mục Thiên Chúa giáo, Thục rất sát trần tục, ông ta dính líu vào một lô chuyện làm ăn dưới cái cớ là gây quỹ để mở mang trường đại học Đà Lạt, ngôi trường mà ông ta bảo trợ. Một người trong đám phụ tá của ông ta từng tới gặp tôi nhiều lần để xin vay tiền cho một trong các công ty của Thục chuyên khai thác lâm sản và xuất khẩu gỗ. Bởi vì cách hoạt động của các công ty này cũng không hợp thức cho lắm và nguồn tài chánh của nó cũng không ổn định nên tôi buộc phải từ chối. Hình như Thục có than phiền với Diệm, vì một ngày nọ ông Diệm bảo tôi nên giúp đỡ cho người anh của ông bởi vì ông ấy đang cố phát triển giáo dục cho dân chúng. Tôi rất ngạc nhiên khi nghe điều này, bởi ông Diệm không bao giờ can thiệp vào việc làm ăn của ai và cũng không bao giờ lên tiếng xin chiếu cố cho ai. Tôi nói với ông Diệm nếu các công ty của ông Thục làm ăn bình thường như các doanh nghiệp khác và tài chánh ổn định hơn thì tôi sẽ rất vui lòng giúp đỡ, bởi vì Ngân hàng Việt Nam Thương tín của tôi có nhiệm vụ phải hỗ trợ cho các công ty Việt Nam. Nhưng đám người điều hành các công ty của Thục lại ưa hoạt động bằng cách đòi được đặc ân và quyền ưu tiên hơn là hoạt động bình thường, và vì vậy tôi bắt buộc phải từ chối. Có lẽ tôi là người duy nhất dám nói “không” với Diệm; tất cả mọi người đều quỵ luỵ trước ông ta (có lẽ chỉ trừ Nhu và Thục), không ai dám từ chối ông điều gì. Đám phụ tá của Thục không bao giờ tới gặp tôi nữa. Trong chuyện này tôi có dịp chứng kiến sự chính trực và liêm khiết của Diệm: kể từ ngày đó ông không nhắc tới chuyện này nữa. Tôi luôn luôn kính trọng ông Diệm vì sự thanh liêm của ông, nhưng sau khi Hoàng Khắc Thành lên thay tôi cầm đầu Ngân hàng Việt Nam Thương tín, thì Thục và đám bộ hạ như Nguyễn Văn Bửu đâm ra được nhiều sự dễ dãi khi xin hỗ trợ của ngân hàng – gần như không giới hạn. Dưới sự điều hành của Thành, phương thức hoạt động của ngân hàng đã thay đổi một cách triệt để; anh ta sẵn sàng thoả mãn bất cứ yêu cầu nào của những người có quyền thế, không cần biết nó có chánh đáng hay không.

Thành vốn tốt nghiệp cùng trường với tôi, trường H.E.C., và được tập sự vài năm ở Đông Dương Ngân hàng. Sau đó anh ta về làm việc ở Ngân hàng Việt Nam Công thương, một ngân hàng thương mại nhỏ, và được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc, nhưng vài tháng sau thì anh ta bị sa thải, lý do chánh thức đưa ra là vì thiếu năng lực. Tôi biết rằng anh ta rất có năng lực nhưng anh ta rất hống hách và tự cao. Sau đó tôi mới biết anh ta bị sa thải vì một lý do khác. Anh ta tánh tình nóng nảy, thường nhục mạ nhân viên bằng tiếng Pháp, với một ngôn ngữ rất thô lỗ; ban giám đốc và nhân viên đã than phiền rất nhiều với hội đồng quản trị, và hội đồng đành phải sa thải anh ta. Tôi nghĩ rằng Việt Nam còn rất thiếu chuyên viên và người có năng lực, không thể để mất một người như vậy, vì vậy tôi đã kêu anh ta vào và cho anh ta làm phụ tá cho tôi, với chức Tổng kiểm soát. Kể từ đó anh ta không nói năng thô lỗ nữa; và tôi cũng tìm mọi cách để tránh cho anh ta đụng chạm với nhân viên. Anh ta làm việc lặng lẽ trong văn phòng, tỏ ra khiêm tốn, nhưng lại rất khó khăn với khách hàng, họ đều ghét làm việc với anh ta. Vì vậy hầu như tôi chỉ sử dụng anh ta cho công việc nội bộ và không để anh ta tiếp xúc nhiều với khách hàng. Anh ta cứ luôn miệng nói sẽ vào một nhà thờ đi tu. Nhưng sau này khi tôi đã từ chức khỏi Ngân hàng Việt Nam Thương tín và anh ta lên thay tôi theo lệnh của Nhu vào năm 1961, anh ta hoàn toàn thay đổi phong cách và bắt đầu chơi trò chính trị. Anh ta trở nên nhiều tham vọng; và bắt đầu tán tỉnh những người có quyền để dễ thăng chức. Anh ta chấp nhận làm bất cứ điều gì để làm vừa lòng cấp trên. Sau khi tôi rút lui khỏi Ngân hàng Quốc gia cũng đóng tại cơ sở này, anh ta lại càng được tự do hơn, thay đổi hoàn toàn chính sách của ngân hàng để có thể đáp ứng yêu cầu đám người có quan hệ với gia đình ông Diệm. Anh ta cố hết sức để làm vừa lòng Nhu, người em và là cố vấn chính trị đầy quyền lực của ông Diệm, và Nguyễn Đình Thuần, Bộ trưởng phủ Tổng thống; thế rồi anh ta cưới một cô gái do Nhu giới thiệu. Ta có thể thấy tham vọng và danh vọng có thể thay đổi một con người như thế nào! Từ một con người khiêm tốn luôn miệng nói đi tu, anh ta bắt đầu chơi trò chính trị, xun xoe với cấp trên, rồi sau đó lấy vợ! Anh ta đi lệch khỏi các chính sách mà tôi đã vạch ra cho ngân hàng, anh ta càng ngày càng nới rộng các khoản tín dụng cấp cho đám bạn bè dòng họ của Nhu, những người mà trước đó tôi đã từ chối không cho vay. Anh ta giúp đỡ Ngô Đình Thục, cũng lại là người anh của Diệm mà tôi đã từ chối. Tất cả những con người khả nghi chung quanh Diệm và gia đình ông giờ đây có thể tới xin anh ta vay tiền. Ngân hàng đã mất đi tính chất ban đầu của nó và càng ngày càng trở nên một chỗ nương tựa chính trị và tài chánh cho Đảng Cần lao của Nhu và các thành viên trong gia đình Diệm. Những người tốt trong ban giám đốc ngân hàng rất thất vọng và than phiền rất dữ, những thành viên có mưu đồ chính trị bắt đầu ngoi lên; tính chất chuyên môn của ngân hàng mất dần.

Thành dùng đạo Thiên Chúa để cầu cạnh Diệm, Nhu và Thục. Anh ta chính là người đã làm cho ông Diệm một đôi khi quên mất sự thanh liêm chính trực của mình. Nếu ông Diệm can thiệp vào để đòi đặc ân cho đám bà con, điều này tôi không chắc lắm, thì tôi cũng không trách ông Diệm. Tôi chỉ trách Hoàng Khắc Thành, kẻ đã mở toang cánh cửa tham nhũng cho cả gia đình ông Diệm. Sau khi đã mua chuộc được sự giúp đỡ của Diệm và Nhu bằng cách đó, anh ta trở nên rất hách dịch, cả ở trong lẫn ngoài Hội đồng Tiền tệ Tối cao. Một ngày kia phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ, vốn biết anh ta đã từng làm việc dưới quyền tôi, đã hỏi tôi tại sao anh ta lại hách dịch như vậy và khi anh ta làm việc với tôi thì anh ta có hách dịch như vậy không. Tôi nói với Thơ rằng trước khi anh ta tới ngân hàng tôi, thì anh ta làm việc cho một ngân hàng khác và rất hách dịch, vì vậy anh ta bị đuổi; giờ đây anh ta chơi trò chính trị và đã leo lên một địa vị cao mới, anh ta nghĩ rằng mình đã thành đạt và đã có thể coi thường thiên hạ. Đó là lý do vì sao anh ta bị tống vô tù sau khi Diệm bị lật đổ bởi cuộc đảo chánh 1963, trong lúc Thơ vẫn an toàn và được các Tướng lãnh bầu lên làm Thủ tướng.

[...] Tôi rất vui mừng với vị trí của mình bên cạnh ông Diệm, với việc tôi có thể phục vụ đất nước mà không để bị dính vào chuyện chính trị như những người khác; nhưng nó cũng nhiều lần làm tôi phải nhức đầu. Từ năm 1960, những cơn nhức đầu của tôi trở thành trầm trọng khi ông Diệm càng ngày càng trở nên độc tài với người ngoài và càng dễ dãi đối với gia đình ông. Con người bí mật Ngô Đình Nhu, người luôn luôn tạo cho mình một vẻ ngoài huyền bí và được dân chúng khiếp sợ, càng lúc càng có thêm quyền lực, còn người em phóng khoáng hơn của ông Diệm là Ngô Đình Luyện càng ngày càng yếu thế. Vợ của Nhu, “bà Nhu”, con người tai tiếng và mâu thuẫn, càng ngày càng bị công chúng thù ghét và sự có mặt của bà ta trong dinh tổng thống càng ngày càng phủ bóng đen lên ông Diệm. Tôi đã cố gắng cứu ông ra khỏi vòng vây của đám phụ tá khúm núm và nịnh bợ, khỏi đám anh em hống hách và thiếu thực tế của ông đang làm ông bị cô lập với thế giới bên ngoài. Ông Diệm thật tình không biết điều gì đang xảy ra ở bên ngoài dinh tổng thống. Tôi cố gắng thông báo với ông những gì đang thực sự xảy ra trên đất nước càng nhiều càng tốt, nhưng việc ấy không dễ dàng. Ngay cả những lãnh tụ lớn như Diệm cũng chỉ muốn nghe những tin vui và ghét nghe những tin xấu; sự xu nịnh và những lời khen giả dối thường được chào đón niềm nở hơn là sự thật đơn giản.

Từ năm 1956, Nhu bắt đầu tổ chức chi nhánh Đảng Cần Lao của mình, phát triển nó vào cơ quan chánh phủ, vào các xí nghiệp của nhà nước; tất cả mọi nhân viên dân sự và quân sự phải vào đảng (tôi không vào); họ phải trả đảng phí hàng tháng và phải móc tiền túi ra đóng góp quà cáp cho bọn “chóp bu” trong đảng. Công ty Đường Quốc gia là một công ty độc quyền nhà nước đã làm lời được một số tiền khổng lồ. Trương Văn Tố, một trong những tay chân của Nhu điều hành công ty này, mỗi tháng đóng một số tiền đáng kể cho kỳ bộ Sài Gòn-Chợ Lớn; một người bạn của tôi làm việc cho công ty Đường đã kể tôi nghe về khoản đóng góp này. Một ngày kia, sau buổi họp thường lệ với Diệm, tôi kể ông nghe câu chuyện. Mặt ông đỏ bừng và sắt lại: cơn thịnh nộ nổi tiếng của ông sẵn sàng bùng nổ. Khi tôi kể xong và chuẩn bị ra về thì ông Nhu mở cửa bước và – ông ta là người duy nhất có quyền làm vậy. Diệm xây gương mặt đỏ gay về phía Nhu và hỏi anh ta có thật như vậy không. Gương mặt Nhu tái như xác chết khi anh ta thấy tôi ở đó, kế bên Diệm. Anh ta ném cho tôi một cái nhìn hằn học, lẩm bẩm vài tiếng trong miệng nhưng không trả lời; theo quan niệm thông thường của người Việt Nam và cách tôi học với ông giám đốc Kredit Bank, thì những người mặt cắt không ra một giọt máu như vậy là người rất trí trá; họ sẽ không đánh anh ngay đâu, họ chờ đến lúc anh ít cảnh giác nhất mới ra tay – đó là trường hợp của những người tôi đã kể ở trước và sau này nữa. Vào lúc đó tôi đã tự nhủ với mình là anh ta sẽ không quên đâu và tôi phải coi chừng anh ta tìm cách trả thù mà không hề lộ cho tôi biết!

Diệm hét lên với Nhu: “Tôi không muốn có lối nộp tiền cho đảng như vậy! Chấm dứt ngay!”. Tôi cảm thấy lúng túng nên chào từ giã. Ngày hôm sau người bạn tôi ở công ty Đường gọi điện cho tôi hỏi tôi đã làm gì với cái tin anh báo với tôi hôm trước. Tôi cười lớn. Anh ta bèn nói là ở bộ phận kế toán của công ty anh, người ta đang sửa lại sổ sách lung tung. Hai ngày sau, khi tôi lại gặp Diệm, ông nói với tôi một cách ngây thơ rằng ai đó đã làm cho tôi hiểu sai về chuyện đóng tiền. Đó chỉ là chuyện giao dịch làm ăn giữa công ty Đường và hãng kinh doanh của đảng ở Sài Gòn-Chợ Lớn.

Tôi nói gì được? Tôi làm gì được? Nó chỉ làm cho tôi thêm thất vọng với Diệm và chế độ của ông. Ba bốn sự cố như vậy, cùng thái độ hách dịch và cung cách làm ăn cậy quyền cậy thế của Nhu, những lời đồn đãi không ngớt về chuyện Hoàng Khắc Thành giúp đỡ đám anh em dòng họ và tay chân của Diệm, cũng như sự tin tưởng ngây thơ của ông với đám người xu nịnh bao quanh, lần lần làm tôi nhận ra thấy sự yếu đuối của ông và sự khó khăn của tôi khi một thân một mình chống lại số cận thần xu nịnh càng ngày càng đông đang xúm xít quanh ông. Những người giúp Diệm, phần đông các bộ trưởng và công chức không dám nói sự thật cho ông hay, hoặc không dám đương đầu với cơn thịnh nộ của ông nếu báo tin xấu. Tất cả bao vây ông đêm ngày và cô lập ông với thế giới bên ngoài.

Trở thành con người luôn luôn phản kháng mỗi khi nhận định tình hình và chỉ là một tiếng nói lẻ loi còn chưa bị chi phối bởi quyền lợi riêng tư, tôi càng ngày càng bực bội và thất vọng trong công việc hàng ngày. Trong lúc đó vì nhiều cơ quan quốc tế nhìn thấy kinh nghiệm của tôi, tìm cách tiếp xúc với tôi; tôi bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc về việc từ chức và ra nước ngoài làm việc, để có thể có một thời gian đánh giá lại tình hình trong nước, nơi cuộc chiến tranh đang càng ngày càng trở nên khốc liệt.

Thế rồi thình lình một biến cố xảy ra trong gia đình tôi, và tôi mất tất cả mọi thứ. Thêm vào đó, sự chán nản với chế độ Diệm làm tôi mất hết quyết tâm và nghị lực. Tôi quyết định từ chức. Ngày hôm sau tôi tới gặp Diệm sau một đêm thức trắng, suy nghĩ và nhìn thật sâu trong lòng mình. Diệm miễn cưỡng chấp nhận việc từ chức của tôi ở Ngân hàng Việt Nam Thương tín, nhưng yêu cầu tôi tạm ở lại Ngân hàng Trung ương cho tới khi ông tìm ra được người thay thế. Diệm không bao giờ bao giờ thay thế tôi ở Ngân hàng Trung ương.

Đó là ngày 15/9/1960.

Tôi vẫn tiếp tục nhiệm vụ Tổng giám đốc ở Ngân hàng Trung ương mà lòng không vui; ngân hàng này nằm cùng một toà nhà với Việt Nam Thương tín. Tất cả lòng can đảm và phấn khởi của tôi đã mất hết. Hoàng Khắc Thành bắt đầu trò chính trị của anh ta, lui tới Ngô Đình Nhu và Nguyễn Đình Thuần để xúc tiến việc thăng chức nhằm thế chỗ tôi. Tôi cũng chẳng hề quan tâm, trong lòng tôi chỉ còn một ước muốn điều duy nhất là rời khỏi công việc và chính phủ. Tôi không làm cố vấn kinh tế tài chánh cho ông Diệm nữa; và tôi cũng không dự các buổi họp của Hội đồng Tiền tệ Tối cao nữa. Nhưng ngay cả khi tôi còn ở đó, còn đứng đầu Ngân hàng Trung ương trong cùng một toà nhà với Thành và chỉ cách văn phòng anh ta một vài trăm thước, Thành vẫn cảm thấy đã đủ quyền lực chính trị với sự nâng đỡ của Nhu và Thuần; anh ta thay đổi hoàn toàn chính sách của Việt Nam Thương tín và bắt đầu phân phát các khoản tiền vay cho đám bạn bè dòng họ của Ngô Đình Thục, Ngô Đình Nhu và Nguyễn Văn Bửu. Anh ta chấp nhận nhiều việc làm ăn mờ ám của họ và sẵn sàng đối đãi đặc biệt với bất cứ vụ kinh doanh nào có liên quan đến gia đình của Diệm và Nhu. Tôi ngao ngán đến nỗi tôi quyết định tới gặp Diệm lần thứ hai để nộp đơn từ chức. Diệm còn do dự nhưng Nhu thì hối ông chấp nhận. Cuối cùng Diệm cũng miễn cưỡng chấp nhận, nhưng ông ta cấp cho tôi một kỳ nghỉ phép sáu tháng ở Pháp với đầy đủ lương bổng, coi như là để chữa bịnh, nhưng thật sự là để cho tôi có thể nghỉ ngơi thoải mái sau một biến cố tâm lý như vậy. Tôi không yêu cầu được ưu đãi, nhưng dù sao đây cũng là một trường hợp cư xử đặc biệt ở một con người khắc khổ như Diệm.


Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013


THỰC DÂN BIẾN TƯỚNG – RƯỢU CŨ BÌNH MỚI

Thiên Lôi

 
I. Bối Cảnh

Gần đây, có những bản tin từ Bắc Phi ít gây sự chú ý của người đọc chỉ vì bề nổi xem ra không dính líu gì tới Mỹ; nhưng Thiên Lôi tui thì thường xách tầm sét ‘laptop’ đi mây về gió mà quán xét tin tức dưới trần rồi nối kết mọi chuyện tưởng không ăn nhầm gì với nhau để lý giải xuyên suốt mọi chuyện theo nguyên lý “… Do cái này sinh, cái kia sinh; do cái này diệt, cái kia diệt”, chứ Thượng Đế, lúc này thì ổng già cúp bình thiết, không còn hơi sức đâu để thiết kế sắp đặt mọi chuyện nổi nữa, dù dưới trần người ta cứ bảo ổng toàn trí toàn năng.

Thời buổi này, Chú Sam trùm thiên hạ. Chuyện nhỏ chuyện lớn gì trên thế giới mà không có cái bóng to đùng của chú lảng vảng phía sau. Mủi chú rất thính, mắt chú như cú, bàn tay chú thì đầy lông lá thô nhám sờ mó lung tung, tựa như câu viết trong Cựu Ước “Chú có thể nhìn thấy con kiến đen dưới hòn đá đen trong đêm tối đen của một… tháng Tư Đen thui!” Nhiều nơi chú giả vờ ‘vô tư’ nhưng chú đã giao việc cho đàn em cả rồi để tiếp tục quán xuyến cái gia sản tài nguyên thế giới cho chú tựa như những đế quốc thực dân châu Âu cũ.

Thế giới ngày nay vẫn còn in hằn vết sẹo xấu xí cũ thời thực dân khó mà tân trang cho được với phẩu thuật thẩm mỹ mới. Kể từ thế kỷ 15, vì tham lam nguồn tài nguyên nên sau chuyến thám hiểm tìm ra châu Mỹ của Kha Khủng Bố (Christopher Columbus), cộng với sự tiếp tay thô bạo của Vatican thì đất đai thế giới bị bọn Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Đức rồi Anh xâm chiếm làm thuộc địa một cách thoải mái để triệt để khai thác mà ảnh hưởng đến nay vẫn tồn tại.

Sự chia chác không đều đã đưa đến các cuộc chiến tranh loại trừ lẫn nhau giữa bọn thực dân, rốt lại chỉ còn đế quốc Anh làm bá chủ. Nhưng bọn tư bản Jews đã biết đánh mùi thời vận, khôn khéo đoàn kết và lòn lách với túi bạc kè kè vào trong hệ thống chính trị của Anh Mỹ để rồi ẩn mình lãnh đạo trong bóng tối với đồng đô-la in God we trust!.
 

 
Xưa cha ông ta hay nói ‘Vai mang túi bạc kè kè. Nói bậy nói bạ chúng nghe ào ào’ và dưới thời XHCN thì chi tiết hơn:  "Tiền là Tiên là Phật, là sức bật lò xo, là thước đo lòng người, là nụ cười tuổi trẻ, là sức khỏe người già, là cái đà danh vọng, là cái lọng để che thân, là cán cân công lý. Ôi! đồng tiền hết ý." Vậy mà vừa mang đại đao vừa đeo Đô-la không làm cha thiên hạ sao được.

Dần dần theo sự lèo lái của bọn tư bản quốc tế, Hoa Kỳ được tôn làm minh chủ với đầy đủ đầu tư về khoa học kỷ thuật, khí tài, tài nguyên dồi dào và kinh tế dư thừa. Sau đệ nhị thế chiến, Chú Sam vinh quang lên ngôi thiên tử dưới sự phục tòng răm rắp của bọn thực dân cũ.

Ban đầu chú cũng muốn làm một hiệp sĩ mã thượng thế thiên hành đạo theo lý tưởng ‘bài phong đả thực’, ‘giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha’ mà cứu giúp dân nghèo cô thế. Cả thế giới đều vổ tay ca tụng ngóng trông; nhưng một khi say men chiến thắng và sự rỉ tai ‘tham vấn’ của bọn tư bản, chú dần quên bố cái lý tưởng thời lập quốc mà trôi lăn vào con đường thực dân cũ rồi biến tấu và biến tướng nó thành mô hình thực dân mới lắm khi còn nhiều phù phép và thô bạo hơn.

Có những vùng chú phải chường mặt ra hàng đầu là nhà thống lĩnh ‘thế giới tự do’ đứng mũi chịu sào như  Iraq, Afghanistan, Pakistan ..., nhưng có những vùng làm ăn vốn thuộc quyền của đàn em là những tên giang hồ đâm thuê chém mướn, đế quốc thực dân châu Âu cũ có số má thì chú giao việc cho mà chia chác. Nhưng khi chú cần tay dao búa thì đàn em NATO phải chung chi ngay dưới danh nghĩa ‘bảo vệ thế giới tự do... ăn cướp’.

Tổ chức NATO là một tập hợp của bọn bạch quỉ cũ để đi ăn hiếp đám dân da màu. Nó vốn được lập ra vào ngày 4 tháng Tư, năm 1949 với mục đích ‘đuổi Nga, rước Mỹ và đè Đức’ ("to keep the Russians out, the Americans in, and the Germans down" theo lời tuyên bố của Lord Ismay, tổng thư ký đầu tiên của NATO). Nhưng ở thời cao điểm của chiến tranh lạnh, nó được dùng đê đối phó với Warsaw Pact của Đông Âu vào năm 1955; rồi sau khi Sô-Viết sụp đổ vào năm 1991 thì nó lại thu thập đàn em xưa của Khối Warsaw để... bao vây lại đàn anh Nga. Thế là từ đó NATO được giao thêm nhiều nhiệm vụ khác với mục tiêu ban đầu. Lính ‘Tây lê dương’ lại phải oanh liệt hy sinh ở các chiến trường ngoài châu Âu một khi Chú Sam ra lệnh như vùng Balkan, Georgia, Iraq, Afghanistan…

Nhưng thôi, chú Sam làm gì với thế giới thì kệ chú. Riêng Thiên Lôi tui thì chỉ quan tâm đến chuyện gì liên quan đến dân tình Việt Nam xưa và nay mà thôi.

II. Đó là Chuyện có Dính líu đến Thực dân Pháp

Bản tin của phóng viên Tây Phi Thomas Fessy trên BBC News, ngày 24 tháng 4 năm 2013, dưới tiêu đề ‘Pháp đang bị tấn công ở châu Phi?’ sau khi đại sứ quán Pháp ở Tripoli thủ đô của Libya bị đặt bom làm hai lính Pháp và một số người dân bị thương. Fessy nghĩ nguyên nhân là vì Pháp đứng ở hàng đầu trong các hoạt động của NATO đã giúp quân nổi dậy lật đổ nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi vào năm 2011.

Cuộc tấn công của chiến binh Hồi giáo ở phía đông thành phố Benghazi, nơi cuộc nổi dậy chống Gaddafi, cũng đang gia tăng. Phương Tây còn cho là họ đã gây ra cuộc tấn công vào lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi hồi tháng Chín khiến đại sứ Christopher Stevens và ba người khác tử thương.

Chưa có ai nhận trách nhiệm về vụ tấn công đại sứ quán Pháp ở Tripoli; tuy nhiên, có suy đoán rằng nó có thể là sự trả đũa của các nhóm Hồi giáo và các thành viên của Bắc Phi chi nhánh của al-Qaeda, al-Qaeda ở Maghreb (AQIM) vì sự can thiệp gần đây của Pháp ở Mali, nơi mà họ đã nắm quyền kiểm soát khu vực sa mạc phía bắc rộng lớn của đất nước.

Vùng tây bắc lục địa Phi rất giàu về dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản như vàng và uranium … mà các công ty quốc gia của Pháp đang khai thác.


Pháp là cựu thực dân của nhiều quốc gia ở Tây và Trung Phi và hiện đang duy trì một mối quan hệ chặt chẽ với hầu hết các chính quyền địa phương; những kẻ lãnh đạo thường do Tây phương nâng đở và không được người dân ủng hộ để tiếp tục khai thác tài nguyên của các đất nước này.

Dân gốc Pháp thường tụ tập sinh sống làm ăn ở các thành phố nói tiếng Pháp ở Tây Phi.

Từ tháng Giêng trước sự bành trướng thế lực nhanh chóng của AQIM ở Mali, Tổng thống Pháp Francois Hollande liền điều 4.000 quân Pháp đến Mali để chống lại các chiến binh Hồi giáo; dĩ nhiên là ‘do sự yêu cầu của chính phủ ở Bamako’ theo đúng kịch bản. Có tên lãnh tụ nước nhược tiểu nào bị lệ thuộc vào mẫu quốc mà dám phản đối? Điều này có nghĩa rằng lợi ích chính trị và kinh tế Pháp trong vùng này đã nhiều lần bị đe dọa.


Liền sau đó, một gia đình người Pháp bị bắt cóc ở phía Bắc xứ Cameroon và rồi được thả, và hiện vẫn còn khoảng một chục con tin - hầu hết là công dân Pháp – bị cầm giữ bởi tổ chức của các nhóm Hồi giáo cực đoan ở khu vực Sahel, sa mạc Sahara.

Các chuyến bay của Air France đến Mali bị giảm sút; hầu hết hành khách là công dân Pháp sống ở Mali, hoặc nhân viên quốc tế đi công tác. Khách du lịch Tây phương khác, đã từ lâu không tham gia các chuyến đi đến thành phố sa mạc lịch sử như Timbuktu vì có nguy cơ bị bắt làm con tin.

Hồi tháng Giêng, tư lệnh của al-Qaeda Mokhtar Belmokhtar đã tấn công bao vây một nhà máy khai thác khí đốt ở Algeria, ngay sau khi có sự can thiệp của Pháp ở Mali. Tại Dakar, Senegal ông Mignot cho biết Đại sứ quán đã nhận được cuộc gọi điện thoại nhiều hơn từ các nhà đầu tư tìm hiểu về tình hình an ninh trong những tháng gần đây do lo ngại rằng cuộc khủng hoảng Mali có thể tràn qua biên giới.

Hàng trăm binh sĩ Niger và lực lượng đặc biệt của Pháp đã được đưa đến bảo vệ các điểm khai thác uranium của công ty Arlit của Pháp ở Niger sau khi máy bay phản lực đầu tiên của Pháp bắn phá quân nổi dậy ở Mali.

III. Bài Học Bắc Phi

Bản tin làm cho Thiên Lôi tui nhớ đến một luận điệu cốt bào chữa cho tội ác của ‘mẫu quốc Pháp’ và ‘tòa rất thánh Vatican’ đối với dân tộc Việt Nam trong thời thuộc địa do đám trí thức hay chính trị gia nhà thờ, tạm gọi là ‘đám nhân xỉ - chứ không phải nhân sĩ -  nhà thờ’, hình như khởi đầu từ Nhóm Thông Luận ở Pháp, chủ yếu lý luận rằng “chuyện phát động chiến tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của Pháp (rồi Mỹ) của Đảng CSVN là không cần thiết. Theo thời thế thì sớm muộn gì thực dân cũng sẽ trao trả lại độc lập cho Việt Nam mà không phải tốn xương máu.”

Khi bày ra cái luận điểm vớ vẫn này thì các ‘nhân xỉ nhà thờ’ đã không đặt ngược câu hỏi rằng trong lịch sử giử gìn độc lập của dân tộc ta nếu tổ tiên và tiền nhân đã không hy sinh xương máu qua bao đời thì bọn Hán, Tấn, Lương, Tùy, Đường, Nam Hán, Tống, Nguyên, Minh, Mãn Thanh... có trao trả lại độc lập cho ta chỉ nhờ vào lời cầu nguyện hiệp thông hay không?

Nếu mẫu quốc Pháp và Vatican cao thượng như thế thì cớ sao ban đầu lại bày lắm mưu nhiều kế ‘hiệp thông’ lẫn nhau mà xâm lăng đô hộ nước ta gây ra biết bao nhiêu khổ đau xương máu cho dân tộc ta?

Qua bài học ở các thuộc địa cũ của Pháp ở châu Phi, ta ngộ ra rằng chỉ vì các dân tộc ấy không có người sáng suốt lãnh đạo kháng chiến đánh đuổi bọn cướp nước và bọn gián điệp giả dạng tu sĩ để đạt được nền độc lập xứng đáng, và chỉ ngồi chờ ‘thời thế’ và sắp xếp của bọn thực dân trao lại nền ‘độc lập ký kết có điều kiện’, cho nên chúng đã lập nên những vùng di dân mẫu quốc để làm nội ứng và mới có thể kéo quân vào đất nước mình như vào nhà trống một khi quyền lợi của chúng bị đe dọa.

Đúng là lối lý luận kiểu nhà thờ “Chúa cha, chúa con và đại diện chúa không bao giờ sai”. Xưa rồi Diễm! Lối lý luận ấy chỉ có đám con chiên vổ tay, và được cái đài SBTN (Sủa Bậy Thâm Niên) ở Bôn Xa Xóm Đạo tuyên truyền cho mà thôi. Bỏ qua đi Tám!

Hình trái: Thời vàng son của các con chiên Mít khi Cờ tam tài của Thực dân Pháp bay khắp cỏi Đông Dương. Tuy nhiên, mang trong mình giòng máu chống ngoại xâm, dân tộc ta đã đánh bại và đuổi quân xâm lược ra khỏi đất nước. Hình phải: Nữ nghĩa quân của Đinh Công Tráng bị bắt tại chiến lũy Ba Đình (hình của M.P. Dieuleflis chụp năm 1886) - Đám Thông Luận và những con chiên "chạy cờ" nhìn hình nầy không thấy nhục sao ?!

Giả sử chuyện mơ ước ấy nhờ cầu nguyện xảy ra thì tình trạng đất nước ngày nay có khác gì ở các cựu thuộc địa của Pháp. Đám lãnh đạo đất nước có khác gì Diệm Thiệu, giới chức dân và quân sự Pháp tiếp tục ép dân làm nô lệ, các tên xưa do Tây đặt ở Việt Nam đều được phục hồi, nào là Tonkin, Cochinchine, Tourane, Faifo, Cap Saint Jacques, Saigon, Faifo ..., tượng của 117 tên thánh phản quốc được dựng lên mọi chốn, khâm sứ Vatican được dân Chúa khiêng kiệu đi khắp nơi, Cam Ranh biến thành quân cảng của Pháp, nhiều vùng sẽ chỉ xài toàn tiếng Tây… cho sang. Các công ty tư bản sẽ khái thác triệt để các nguồn tài nguyên của Việt Nam, rồi dùng đô-la để lương dân cải đạo hết trơn, vv. và vv. Như thế thì nền độc lập nào quí giá hơn; giành lại bằng máu hay được trao trả bằng mãnh giấy có cam kết đủ điều?  Thôi xin tha cho dân nhờ, các ông nỡm ạ!

Điều đó cho thấy tinh thần quật cường của dân tộc Việt đã có cái gien truyền lại từ cha ông.

Đám nhân xỉ nhà thờ đúng ra nên nói rằng “Giá mà quan thầy thực dân và Vatican thấy trước nếu không nuốt nổi Việt Nam thì ở tiền bán thế kỷ 20 nên tìm cách ký kết trao trả độc lập cho Việt Nam thì bây giờ mọi chuyện đều thuận lợi cho mình – như ở châu Phi - theo sự quan phòng của Chúa hay không? Thực đáng tiếc và đáng tiếc để đám con chiên tan đàn như chúng con đây khỏi phải ngày đêm thổn thức tiếc thương chuyện không may đã xảy ra.”

Ô hô chỉ vì Chúa là một sản phẩm tưởng tượng của dân Do-Thái, rồi được bọn thực dân buôn thần bán thánh phù phép để chiếm xứ người vơ vét của cải thế gian nên do những đầu óc tham lam sai lầm của quan thầy thì hậu quả bi đát đám Mít phải nhận lấy là đương nhiên, còn than thở cái nổi gì. Hãy thoát khỏi cái thân phận làm chiên để vươn lên làm người thì mọi chuyện sẽ hợp logic ngay. Hãy gở bỏ cái vòng kim cô ‘vâng lời trong tuân phục’ do Vatican gắn quanh đầu chiên thì thoát khỏi nổi đau khổ thù hận triền miên được bọn chủ chăn nhắc lại mỗi tháng Tư bấy lâu nay.

Một điều cần phải nói thêm ở đây: Bọn tư bản lắm mưu nhiều kế và chiến thuật của chúng cũng ‘lăng ba vi bộ’ lắm ly kỳ làm ta khó hiểu. Bao lâu nay ai cũng biết việc tương kế tựu kế của hai tên ma đầu Mỹ tư bản và anh Chệt Đỏ tạo ra biết bao vũ khúc chính trị mê hoặc trên trường quốc tế mà nhiều người chưa thấu triệt được bí hiểm bên sau.

Mới ngày nào, khoảng đầu những năm 80s, báo chí Mỹ ca tụng sự vươn lên của 4 con rồng châu ÁNam Hàn, Hong Kong, Taiwan Singapore nhờ lao động rẽ cặm cụi lắp ráp đồ điện tử và may mặc  cho thần dân Tây phương tha hồ hưởng thụ và ông chủ tư bản rung đùi bỏ những món tiền kết xù vào ngân hàng.

Sau khi bắt tay được với chú Ba thì đùng một cái 4 con rồng kia biến thành 4 con giun. Từ nay chủ nhân ông đã có bọn lao động rẽ mới với nguồn nguyên liệu sản xuất tại chỗ nên Tàu Cộng trở nên ‘hổ phục’, muốn mượn chiêu sản xuất sợi dây thừng cho tư bản để chúng tự xiết cổ lấy. Hai bên hể hả vui mừng khôn tả cứ như hình ảnh cuộc gặp mặt giữa Mao Xến Xáng và  Nixon ở Đại Sảnh Đường Bắc Kinh ngày 21 tháng 2, năm 1972.

Sau mấy thập niên hì hục xây dựng hảng xưởng làm đồ lắp ráp cho tư bản Tây phương, bây giờ bọn lãnh đạo ở Bắc Kinh mới thấy bị tư bản lừa một vố nặng nhưng vì đồng đô-la đã ràng buộc chằng chịt nên đành ngậm bồ hòn làm ngọt.

Đó là bọn tư bản đã đổ một lượng rác ô nhiễm khổng lồ lên đất Tàu, những món mà bấy lâu nay chúng không muốn lưu lại trên đất nước mình, bèn tìm cách chiêu dụ bọn nghèo nhận lấy. Nguy cơ lâu dài cho môi trường sống ở đại lục từ đất đai, không khí, sông nước ... đã bị ô nhiễm trầm trọng bởi chất thải ông nghệ đầy phóng xạ. Bệnh suy nhược thần kinh kinh niên và ung thư ở giới lao động trong vùng kỷ nghệ gia tăng ... Tiền bạc kiếm được bấy lâu nay không đủ để dùng vào việc tái tạo môi trường trong sạch cho đại lục. Ai bảo bọn tư bản ngu, đã sản xuất ra sợi dây thừng cho giới vô sản xiết cổ mình? Mèo nào cắn mĩu nào?

 
Xin tham khảo:

1.

2.
3.
Chỉ mong mọi người con dân Việt đều biết rõ và giới lãnh đạo một nước nhỏ bé ở Hà Nội có nhãn quan sáng suốt hơn trong việc nhận đầu tư của giới tư bản, và coi chừng đồng chí phương bắc có thể gian xảo dùng đô-la để mua quan tham nhũngtrút rác bẩn lên giải giang sơn gấm vóc của cha ông để lại.

 
Thiên Lôi

Cuối Tháng 4, 2013.

 

 

 

 

 

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013


 
CÔN ĐẢO: NƠI LỊCH SỬ CÓ THỂ KHÁC

Lý Như Thế

“Gió đưa cây CẢI về trời
Rau RĂM ở lại chịu đời đắng cay”

Trong chuyến về Việt Nam vào tháng Tư năm 2013, tôi đã tham gia một chuyến đi thăm Côn Đảo, khu di-tích lịch sử. Sau một giờ bay ngắn ngủi bằng ATR72 từ Tân Sơn Nhất, tôi đến phi trường Cỏ Ống vào một buổi trưa dìu dịu nắng. Huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là một quần đảo gồm 16 đảo mà đảo chánh, lớn nhất, được gọi là Đảo Côn Sơn (hay Côn Lôn, Côn Đảo, Phú Hải) với những tù nhân danh tiếng. Khu trung tâm dọc theo bờ biển gồm những con đường nhỏ yên tĩnh và những biệt thự kiểu kiến trúc Pháp thời Thực dân làm tôi nhớ lại thành phố biển Nha Trang vào những năm cuối thập niên 1950. Đặc biệt, bãi biển Đầm Trầu nằm gọn trong một con vịnh nhỏ có sóng nhè nhẹ và nước trong vắt như bãi Đá Nhảy ở Quảng Bình hay bãi Sidari trên đảo Corfu của Hy Lạp. Nhưng bãi Đầm Trầu có hàng thùy dương với nước trong xanh hơn và cát trắng mịn màng hơn rất nhiều.
 
Khách sạn của SaigonTourist nằm ngay sát bờ biển cũng dọn những bữa ăn đầy hải sản tươi ngon quý hiếm cho một Việt kiều từ Mỹ đã quen ăn đồ đông lạnh. Đáng lẽ tôi không nên “khoe” ra những điều nầy vì e rằng một khi Côn Đảo trở nên nổi tiếng thì nó có thể sẽ bị dày vò bừa bải và vô văn hóa như số phận của những thành ph du lịch loại Hạ Long, Nha Trang, Vũng Tàu.
Nhưng lý do thúc đẩy tôi viết bài nầy nằm ngoài mục đích du lịch mà liên hệ đến những dữ kiện lịch sử của hòn đảo không may mắn nầy.
      
Trong 4 ngày tại đây, tôi đã biết được những thông tin lịch sử đáng ghi nhớ.
-        Trước hết, Côn Đảo mang mối quốc nhục (mà cũng là quốc hận) là mãnh đất đầu tiên của đất nước Việt Nam (cùng với hải cảng Đà Nẵng) bị “nhượng” cho Thực dân Pháp qua Hiệp ước Versailles năm 1787 ký kết giữa vua  Louis 16 và Giám mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) cầm tay Hoàng tử Cảnh đại diện cho Nguyễn Phúc Ánh (vua Gia Long). Tuy sau đó Hiệp ước không được thực thi nhưng động thái can thiệp thô bạo và dễ dàng vào tình hình Việt Nam của một chức sắc Công giáo Pháp như thế đã khởi động cho quyết tâm và những chiến dịch xâm thực Việt Nam của các thế lực thế quyền và giáo quyền Pháp sau nầy, mở màn cho sự thiết lập nền đô hộ của thực dân Pháp tại Việt Nam.     

-        Ngày 1 tháng 2 năm 1862, Đô đốc Louis Bonard ký quyết định xây nhà tù trên Côn Đảo để làm nơi nhốt tù nhân thường phạm và chính trị phạm. Và Côn Đảo đã chỉ có nhiệm vụ giữ tù nhân như vậy trong 92 năm cho đến 1954, khi Thực dân Pháp thua trận Điện Biên Phủ. Từ 1955 đến 1975, Côn Đảo vẫn không thoát được số phận làm nhà tù dưới hai chính quyền Cộng Hoà của Tổng thống Diệm và Thiệu. Sau tháng Tư năm 1975, tù nhân trên Côn Đảo được thả hoặc chuyển về đt liền để cho Côn Đảo ngày nay trở thành một trung tâm du lịch với những di tích lịch sử đầy đau thương bên cạnh những bờ biển đẹp tuyệt vời.

-        Trong 113 năm làm nhà tù, Côn Đảo đã giam giữ hai loại tù chính trị nổi tiếng. Một là tù chống thực dân gồm có Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Trần Cao Vân, Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Nguyễn Duy Trinh, … Hai là tù chống độc tài như Phan Khắc Sửu, Phan Quang Đán, Vũ Hồng Khanh, Bùi Lượng,  Phạm Lợi, …

 
Cùng với những nhân vật tên tuổi nầy, tôi đã đi thăm Cầu tàu 914 (nơi cập bến của tàu chở tù từ đất liền ra đảo) và hệ thống những nhà tù nổi tiếng như Bagne I (còn gọi là trại Cộng Hòa) cổ nhất và lớn nhất, Bagne II (còn gọi là trại Nhân Vị), chuồng cọp Pháp, chuồng cọp Mỹ. Tổng cộng có 127 phòng giam, 44 xà lim và 504 phòng “Biệt lập chuồng cọp.” 
Bên cạnh những dấu tích tàn bạo của người đối với người, tôi lại được đọc một câu chuyện đã làm cho tôi ngẩn ngơ trong nhiều ngày. Đoạn dưới đây trích từ cuốn “Sơ lược về Khu Di tích Lịch sử Côn Đảo và những Truyền Thuyết” do Ban Quản Lý Di tích Côn Đảo xuất bản năm 2011 mà tôi xin chọn những phần đáng chú ý:
 
Tục truyền: Bà Phi Yến là thứ phi, không  rõ là người vợ thứ mấy của chúa Nguyễn Phúc Ánh. Bà còn có tên gọi Lê thị Răm, sanh hạ ra Hoàng tử Hội An, còn có tên gọi Hoàng tử Cải. Cuối mùa thu năm 1783, Nguyễn Ánh bỏ đất liền bôn ba chạy ra Côn Đảo để tránh nạn. Vì bị quân Tây Sơn săn đuổi, Nguyễn Phúc Ánh cùng các quan cận thần và linh mục Bá Đa Lộc bày mưu tính kế, có ý định đưa Hoàng tử Cải cùng linh mục Bá Đa Lộc sang Pháp để làm con tin xin cầu viện. Bà Phi Yến rất không bằng lòng về điểm này đã nói lên những lời khuyên can của mình rằng:
 
Việc đánh nhau với Tây Sơn ta có thể coi như việc trong nhà, chúa công nên dụng nghĩa binh trong nước thì hơn. Bệ hạ nhờ sức mạnh của người ngoài về giải quyết vấn đề nội bộ dù chúng ta có thắng Tây Sơn đi nữa cũng chẳng vẻ vang gì, thiếp e còn lắm điều rắc rối về sau…”.
 
Chỉ mấy lời khuyên can ấy mà Nguyễn Ánh nổi trận lôi đình, nghi bà Phi Yến có ẩn ý thông đồng Tây Sơn. Trước cảnh búa rìu sấm sét của một vị chúa độc tài, bà Phi Yến vẫn giữ lập trường kiên định không cho Hoàng tử Hội An đi làm tôi con cho ngoại bang, và muôn năm sau lịch sử sẽ bia truyền cái tội cõng rắn cắn gà nhà, rước voi về dày mả tổ. Nếu không có các quan cận thận can ngăn ắt hẳn bà Phi Yến không thoát khỏi tội chém đầu. Tuy nhiên, Nguyễn Ánh vẫn còn ác ý làm khổ người vợ trẻ bằng cách sai giam cầm bà vào một hang đá trên một hòn đảo hoang vắng. Địa danh Hòn Bà ra đời từ đó.
Vừa nhốt xong bà Phi Yến thì nghe tin có quân Tây Sơn sắp tràn ra đảo. Nguyễn Ánh bèn cùng đám tùy tùng xuống mấy chiếc thuyền chạy về đảo Phú Quốc. Khi thuyền sắp nhổ neo, Hoàng tử thấy sao không có mẹ mình bèn hỏi thăm người nọ người kia, có người trung nghĩa tiết lộ mẹ của Hoàng tử đang bị giam cầm. Khi đó Cậu mới khóc rống lên kêu gào thảm thiết để yêu cầu với cha là cho mẹ cùng theo, hoặc là cùng sống chết với mẹ. Nguyễn Ánh không bằng lòng bảo với các quan: thằng nhãi con này rất có thể một lòng với người mẹ phản trắc của nó. Ngay bây giờ nếu ta không loại trừ trước, biết đâu nó chẵng là kẻ loạn thần tặc tử sau này? Nói đoạn chính tay ông vừa xách đầu đứa con vô tội ném xuống biển vừa nói: đấy mi muốn thế ta cho phép mi ở lại để được trọn niềm hiếu thảo với mẹ mi!
Thảm thương thay cho Hoàng tử Hội An mới có 5 tuổi nên phải chết chìm dưới dòng nước xanh ở bãi biển Đầm Trầu. Dân làng Cỏ Ống động lòng, xúm nhau vụn đất, đắp đá cho nấm mộ được cao lên. Rồi lập miếu phía trước mộ để thờ Hoàng tử. miếu ấy mệnh danh là Miếu Cậu.
Sau đó người ta truyền rằng Đức bà Phi Yến và Hoàng tử Hội an đã hiển thánh, thường hiện về mách bảo cho dân làng biết điềm lành hay chuyện dữ sắp xảy ra. Đức bà Phi Yến đã nêu cao tấm gương ái quốc, sáng suốt nhận định được quốc vận hậu lai, trước cảnh búa rìu sấm sét của vị chúa độc đoán, bà vẫn một niềm cương quyết chống trả không chịu đồng lõa với những hành động có tội với lịch sử. Đến như Hoàng tử Hội An tuy mới 5 tuổi đã tỏ ra là đứa con chí hiếu thà chịu chết với mẹ hiền còn hơn là tham sống với người cha thô bạo.
Từ đó đến nay bà con, nhân dân Côn Đảo hàng năm đều tổ chức lễ giỗ Bà vào ngày 18/10 âm lịch.
(Ngưng trích)
Miếu Bà (Lê thị Răm tức Thứ phi Phi Yến)
Miếu Cậu (Hoàng tử Cải, tức Hoàng tử Hội An)

Câu chuyện về Bà Phi Yến và Hoàng tử Cải đã gợi hứng cho nhạc sĩ Trần Tiến viết bản nhạc “Quê Nhà” nổi tiếng (http://www.youtube.com/watch?v=n7-G6G0RQew) đã được nhiều ca sĩ trình bày.
 
“À ơi…à ơi hoa CẢI lên trời
Rau RĂM ở lại chịu đời đắng cay"
 
Riêng tôi, khi nghe người hướng dẫn viên kể chuyện nầy trên thềm ngôi An Sơn Miếu thờ bà Phi Yến thì tôi ngẩn ngơ nghĩ đến một giả tưởng lịch sử. Giả tưởng đó là nếu Nguyễn Phúc Ánh (năm 1783 mới chỉ 21 tuổi) đã có tâm thức dân tộc và viễn kiến chính trị để nghe theo lời khuyên của bà Phi Yến thì lịch sử cận đại Việt Nam sẽ đi theo một ngã rẽ bình yên hay tang tóc hơn? Nếu Nguyễn Phúc Ánh không nghe lời dụ dỗ của Giám mục Bá Đa Lộc, không “cõng rắn (Pháp) cắn gà nhà” mà tự lực tiếp tục chống phe Tây Sơn thì chuyện gì có thể xảy ra?

Ta sẽ có hai khả thể lịch sử:

■ Không có hiệp ước Versailles 1787 để kích thích và mở đường cho “rắn” vào “nhà”, trong 5 năm trước khi Nguyễn Huệ lâm bạo bệnh mà chết (1792), nhà Tây Sơn có thể dùng binh hùng tướng mạnh mà tiêu diệt phe Nguyễn Phúc Ánh ở phía Nam rồi mở rộng biên cương phía Bắc chiếm các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông của Trung Hoa tạo thành một quốc gia cường thịnh. Nhờ thế, các thế lực thực dân Anh, Mỹ, Pháp, … không thể xâm lăng và áp đặt một nền thống trị thuộc địa, tạo tiền đề cho phong trào Cộng sản quốc tế cởi làn sóng giải thực toàn cầu mà sinh sôi nẩy nở trên đất nước Việt Nam.

■ Suy yếu vì chia rẽ nội bộ (Nguyễn Nhạc than “bì oa trữ nhục” với Nguyễn Huệ ở thành Quy Nhơn) và sau cái chết của Nguyễn Huệ, thì dù không có hiệp ước Versailles kích hoạt  mở đường cho “rắn” xâm lược Pháp vào “nhà” Việt Nam, nhà Tây Sơn cũng sẽ bị tiêu diệt trước cuộc chiến đấu kiên trì của Nguyễn Phúc Ánh là người có một hậu thuẩn nhân dân ở miền Nam. Rồi vì Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua mà không mang “nợ” các Linh mục Tây phương nên các đế quốc Pháp, Anh, Mỹ sẽ không có đội quân nội ứng Công giáo bản xứ, loại như cụ Sáu Linh mục Trần Lục mà chính Giám mục Puginier đã hãnh diện cho rằng ““Không có các giáo sĩ và giáo dân thì người Pháp cũng ging như cua bị bẻ gãy hết càng (Sans les missionnaires et les chrétiens, écrit Mgr. Puginier, les Francais seraient comme les crabes auxquels on aurait cassé toutes les pattes) để tấn chiếm Việt Nam. Nhờ vậy, các liệt cường Tây phương sẽ phải chấp nhận độc lập của Việt Nam như với Nhật, Thái Lan, … để cho Việt Nam không cần một cuộc chiến tranh giải thực, đẩy đảng Cọng Sản lên vị trí toàn trị cả trong thời chiến ngày xưa lẫn thời bình ngày nay. 
 
Tuy nhiên, vì lịch sử không làm bằng những chử “nếu” và vì tâm can và trí tuệ của bà Hoàng phi Lê Thị Răm không được Nguyễn Phúc Ánh nghe theo, nên Tây, Tàu, Nhật, Nga, Anh, Mỹ đã thay nhau đày đoạ dân ta trôi nỗi trong…
  
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ để lại cho con
Gia tài của mẹ một nước Việt buồn
(Gia tài của Mẹ - Trịnh Công Sơn)

Lịch sử quả là một chuổi lồng lộng những ván cờ tướng liên hoàn phức tạp mà sau mỗi lần hạ thủ bất hoàn, người chơi cờ, nhiều lúc, lại xót xa với những ch “nếu” cay đắng và lạnh lùng.

 LÝ NHƯ THẾ

Phụ chú:
Hài cốt của Giám mục Bá Đa Lộc được thờ ở Lăng Cha Cả cho đến hết thời nhà Nguyễn sang hết cả hai chính thể Việt Nam Cộng hòa. Năm 1983, chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cải táng mộ phần, san bằng khu lăng cổ và trao di cốt lại cho lãnh sự Pháp đem hồi hương. Di cốt, khi về lại Pháp, được đem chôn trong nhà thờ Séminaire des Missions Etrangères, rue du Bac, tại quận XV, Paris.