CUỐN NHẬT-KÍ 1959-1963
CỦA B À NGÔ ĐÌNH NHU
L ê Xuân Nhuận
Tác giả Lê Xuân Nhuận và Cựu Đại úy James Văn Thạch
From: Nhuan Xuan Le lechannhan@yahoo.com [PhoNang] <PhoNang@yahoogroups.com>
Date: 2016-10-29 14:30 GMT-07:00
Subject: [PhoNang] NHẬT KỲ bà NHU
To:
Date: 2016-10-29 14:30 GMT-07:00
Subject: [PhoNang] NHẬT KỲ bà NHU
To:
CUỐN NHẬT-KÍ 1959-1963
(từ ngày 28-1-1959 đến ngày 7-6-1963)
của Bà NGÔ ĐÌNH NHU
I
Đại-Úy James Văn Thạch
11. Ngày 6-9-2012, Lê Xuân Nhuận nhận được một vi-thư như sau:
Ba Ngo Dinh Nhu
Thursday, September 6, 2012 8:13 PM
From: "Captain James Van Thach"
<captain.james.van.thach@gmail.com>
To: "LeXuanNhuan@LeXuanNhuan.com"
<LeXuanNhuan@LeXuanNhuan.com>
Chao Ong Nhuan,
I read your website about Ba Ngo Dinh Nhu.
I have some information about Ba Ngo Dinh Nhu.
When you have time, I will like to talk to you
about it.
My telephone number (917)
292-7336
Cam on,
Con "Jimmy"
James Van Thach
Captain, Infantry
United States Army, Retired
Official Facebook page: http://www.facebook.com/Captain.James.Van.Thach
phone: (917) 292 -7336
Tạm
dịch:
Chào
Ông Nhuận,
Con
đã đọc bài Ông viết về Bà Ngô Đình Nhu trên nhà-mạng của
Ông.
Con
có một số tin-tức về Bà Ngô Đình Nhu.
Khi
nào Ông rảnh, con sẽ xin nói chuyện với Ông về điều đó.
Cám
ơn.
Con
là Jimmy (James Van Thach, đại-úy hồi-hưu Lục-Quân Hoa-Kì)...
12. Qua các buổi chuyện-trò bằng vi-thư, tôi được biết
sơ-lược về Đại-Úy Văn Thạch như sau:
James
Van Thach là một thanh-nam lai Mĩ-Việt. Cha anh nguiên là một sĩ-quan
cố-vấn Hoa-Kì trong Chiến-Tranh Việt-Nam. Anh có thân-nhân hồi đó là
sĩ-quan Quân-Lực và viên-chức cao-cấp Cảnh-Sát Quốc-Gia của Việt-Nam
Cộng-Hòa.
Tuy
không thông-thạo tiếng Việt, nhưng anh biết nhiều về lịch-sử Việt-Nam cận-đại,
và theo sát tình-hình chính-trị, kinh-tế, và xã-hội của Việt-Nam hiện nay, nhất
là ý-thức sâu-sắc về chỗ đứng của mình trong thế-giới rối bời
xung quanh. Anh phát-biểu: “Có những tiếng gọi cao cả hơn trong con người tôi, hơn là chỉ nhắm đến việc tạo
dựng một cuộc sống sung túc cho cá nhân và gia đình mình.”
Do
đó, sau khi tốt-nghiệp [Tiến-Sĩ Luật-Khoa], Văn Thạch đã quyết-định nhập-ngũ và
qua phục-vụ tại chiến-trường Iraq; nơi đây anh bị trọng-thương hai lần và
xuất-ngũ với chấn-thương nặng-nề về cả thể-xác lẫn tinh-thần.
Không
chịu đầu hàng hoàn-cảnh, đại-úy hồi-hưu Văn Thạch tình-nguyện qua làm cố-vấn
tại Afghanistan.
Rồi
anh lại qua giúp ích cho Israel...
(Xem bài-viết của Ông Đinh Yên Thảo:)
13. Điều quan-trọng là James Van Thach hiện giữ một cuốn
nhật-kí của Bà Ngô-Đình Nhu (Trần Lệ-Xuân) viết tay từ ngày
28-1-1959 đến ngày 7-6-1963.
14. Ngày 17-10-2014, Van Thach gửi tiếp đến Lê Xuân Nhuận
một vi-thư như sau:
Captain James Van Thach <captain.james.van.thach@gmail.com>
To
Le Xuan Nhuan
Today at 2:37 PM - Friday, October 17, 2014
Chao Chu Nhuan,
Xin Loi Chu I write you late
Con traveling helping Veterans about suicide
awareness
Con already have diary transcribed in French in
word document ...
Con need help to translate Ba Nhu diary in
English...
Maybe Chu va con have meeting show diary to Chu
and we talk more
Con
James Van Thach
Captain, Infantry
United States Army, Retired
Public Affairs Officer
11th New York Regiment United States Volunteers
-http://11thnyusv.org/
Twitter: @CaptainThach
Instagram: CaptainThach
Official Facebook page: https://www.facebook.com/search/top/?q=captain%20james%20van%20thach
Sent from my iPhone
Tạm
dịch:
Chào Chú Nhuận,
Xin
lỗi Chú vì con chậm viết thư cho Chú.
Con
bận đi đây đi đó nói chuyện với các cựu-chiến-binh để giúp họ nhận-thức về
ý-tưởng tự-tử.
Con
đã chuyển cuốn Nhật-Kí [của Bà Nhu] bằng tiếng Pháp, từ dạng chữ viết-tay qua
dạng chữ đánh-máy điện-toán.
Con
cần được giúp dịch cuốn Nhật Kí của Bà Nhu qua tiếng
Anh.
Có
lẽ chúng ta nên gặp nhau, con đưa cho Chú xem cuốn Nhật Kí ấy, và
chúng ta bàn thảo nhiều hơn...
Con,
James
Van Thach
15. Lê Xuân Nhuận đã nhận
lời dịch giùm cuốn Nhật Kí của Bà Ngô-Đình Nhu từ tiếng Pháp
qua tiếng Anh (và sau đó sẽ dịch qua tiếng Việt).
II
Về Tính Xác-Thực của Cuốn Hồi-Kí 1959-63
21. Được biết sau cuộc Cách-Mạng 1-11-1963 của Tướng
Dương Văn Minh lật đổ chế-độ của Tổng-Thống Ngô Đình Diệm, và sau cuộc Chỉnh-Lí
30-1-1964 của Tướng Nguyễn Khánh hất chân Tướng Dương Văn Minh, Tướng Khánh đã
cho tổ-chức một cuộc triển-lãm “Tội Ác Nhà Ngô”.
Cuộc triển-lãm này được Kí-Giả David Horowitz tường-thuật trên Đài NBC
phát-hình ngày 28-3-1964; người ta thấy trên màn-ảnh một tấm bảng lớn, bên trên
ghi “SỰ THẬT VỀ NGÀY
11.11.1960. TÀI LIỆU TỐI MẬT TRÍCH NHẬT KÝ CỦA BÀ NGÔ ĐÌNH NHU NHŨ
DANH TRẦN LỆ XUÂN”, bên dưới là ảnh chụp nhật kí của Bà Nhu được
phóng lớn, trưng bày bên cạnh các sơ đồ tham nhũng của chính phủ Ngô Đình Diệm.
(Nguồn:)
(theo
Cô Trần Giao Thủy)
22. Rốt cuộc, cuốn Nhật-Kí ấy hiện nằm trong tay của đại-úy hồi-hưu người Mĩ gốc
Việt James Van Thach.
23. Ngày 2-11-2013, nhằm vào húy-nhật lần thứ 50 của cố
Tổng-Thống Ngô Đình Diệm và cố
Cố-Vấn Ngô Đình Nhu, thứ-nam của Ông+Bà Nhu là Ông Ngô Đình Quỳnh đã cho
phổ-biến cuốn sách tiếng Pháp nhan đề “La République du Việt Nam et les Ngô-Đình” (Nền Cộng Hòa Việt Nam và Gia Đình Ngô-Đình)
mà hơn một nửa là di-cảo hồi-kí của mẹ ông.
(Xem bài-viết của Ông Nguyễn Vy Khanh:)
Nhưng,
phần di-cảo của Bà Ngô Đình Nhu “Le Caillou Blanc”) [Viên Sỏi Trắng] được viết từ năm 1963 (viết xong ngày
22-8-2010), nên không có những sự-việc mà
nhiều độc-giả mong đợi, về thời-gian lịch-sử 1954-1963.
24. Năm 2005, Bà Monique Brinson Demery đã phỏng-vấn Bà Ngô Đình Nhu để viết một cuốn
sách về vị Đệ Nhất Phu Nhân này của Đệ-Nhất Việt-Nam
Cộng-Hòa. Sau hơn 5 năm liên-lạc với nhau, Bà Demery đã ghi nhận được
nhiều chi-tiết, và đã được Bà Nhu tin-cậy trao cho một bản sao cuốn hồi-ký “Le Caillou Blanc” (Viên Sỏi Trắng) nói trên; đồng-thời
Bà Demery cũng đã sưu-tầm các nguồn tài-liệu liên-hệ
(bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp), và đã thu-thập được nhiều sự-kiện;
nên đã hoàn-tất cuốn sách “Finding
the Dragon Lady: The Mystery of Vietnam's Madame Nhu” (Tìm Gặp Con Rồng Cái: Bí Ẩn về Bà Nhu của
Việt Nam).
Như
thế, trong cuốn “Finding the Dragon
Lady: The Mystery of Vietnam's Madame Nhu” của Bà Demery có phần trích dẫn cuốn hồi-kí “Le Caillou Blanc” của Bà Nhu.
Nhưng cũng có phần trích-dẫn (mặc dù rất ít) từ cuốn Nhật Kí 1959-63 của Bà Nhu mà cựu Đại-Úy Van Thach đang giữ.
25. Về cuốn Nhật-Kí (1959-63) ấy, lúc Bà Nhu còn sống, Bà
Nhu đã có nhờ người quen ở Mĩ tìm xem có biết cuốn Nhật Kí ấy của bà hiện ở đâu
không.
Trong
‟Lời Tuyên bố của Bà Ngô Đình Nhu nhân dịp kỷ niệm Đệ nhị Chu niên Chương
trình Ấp Chiến lược và Đệ nhị Chu niên Chính sách Chiêu hồi” ngày 17-4-1964,
ở cuối trang 3 và đầu trang 4, Bà Nhu xác định bà cũng đã biết về cuộc triển
lãm trưng bày một vài đoạn trong ‟cái gọi là ‘nhật ký riêng tư’
được xem là của tôi” viết về ngày 11/11/1960, Bà Nhu phản đối những
người tổ chức triển lãm vì họ đã không được phép của bà, là tác giả giữ
tác quyền...
(Nguồn: Madame Ngo Dinh Nhu ... Samuel Tankersley Williams Papers, Box 21 Folder 14, Hoover Institution
Archives, pp. 48-58.)
Ông Olindo Borsoi, chồng của Bà Ngô Đình Lệ-Quyên, đã liên-lạc với James Van Thach để
xin trao lại cuốn nhật-kí ấy cho gia-đình họ Ngô (nhưng James từ-chối).
Một văn-khố lớn của thế-giới muốn xin lưu-trữ nó, rồi một cơ-quan truyền-thông
Việt-Ngữ muốn ấn-hành nó (nhưng James cũng từ-chối).
Tức là Bà Ngô-Đình Nhu quả có (và bị mất) cuốn Nhật Kí ấy.
26. Ngoài ra, Bà Monique Brinson Demery đã thận-trọng đối-chiếu nét-chữ-viết-tay của Bà Nhu
trong đó với nét-chữ-viết-tay của Bà Nhu trong các bản viết mà Bà Nhu gửi cho
mình, cũng như được sự xác-định của
chuyên-viên lưu-trữ tại Viện Đại-Học Stanford rằng
nét-chữ-viết-tay trong cuốn Nhật-Kí này tương-tự hoặc giống như nét-chữ-viết-tay của Bà Nhu trong thư Bà Nhu gửi các
viên-chức Hoa-Kì vào cùng thời-gian đó.
(Nguồn: Katie Baker, Searching
for Madame Nhu, The Daily Beast, Sept. 24, 2013.)
III
Cuốn Sách “Quyền lực Bà Rồng”
31. Cuốn sách Finding the Dragon Lady: The Mystery of Vietnam's Madame Nhu của Bà Monique Brinson Demery đã được Mai Sơn dịch qua tiếng
Việt, với nhan đề Madam
Nhu Trần Lệ Xuân - Quyền lực Bà Rồng, ra mắt ở Việt
Nam. Sự-việc này được
phổ-biến tại Hải-Ngoại, thí-dụ qua vi-thư loan tin của chieu pham đề ngày Thứ Tư, 17 tháng Hai năm 2016 21:00.
Bản tin vi-thư ấy viết: “Đây là lần đầu tiên sách Madam Nhu Trần Lệ Xuân - Quyền lực Bà Rồng - về cuộc đời bà Trần Lệ Xuân
(bà Nhu, 1924-2011) - ra mắt ở Việt Nam.”
Và điểm nổi bật là câu kết-luận sau đây:
“Cuốn sách này đối với nhiều độc giả có thể còn là
một luồng sáng xua tan nhiều điều không đúng và chuyện thêu dệt quanh cuộc
đời bà Nhu”.
32. Chỉ
nội một câu kết-luận như thế đã khiến nhiều người khoái ý, tưởng như cuốn sách của tác-giả Monique Brinson Demery và dịch-giả Mai Sơn đã chỉ kể lại toàn những đức-tính và hành-động tốt đẹp của Bà Ngô Đình Nhu, Đệ-Nhất Phu-Nhân của
Đệ-Nhất Việt-Nam Cộng-Hòa để “giải độc” đồng-bào trong nước.
33. Tôi đã mở đọc bản dịch của Mai Sơn, và thấy sách ấy trung-thực kể rõ cả những ưu-điểm lẫn khuyết-điểm của Bà Ngô Đình Nhu; tựu-trung là đa-số những sự-việc mà nhiều người đã biết từ lâu;
nhưng tác-giả đã dày công sưu-tập thêm tài-liệu, đào sâu cảnh-huống, nắm bắt
ý-niệm, mở toang các góc khuất, và nghe được nhiều chuyện mới, “soi sáng tất cả những
bí ẩn”. Cùng với
bút-pháp tài-tình của mình, lôi-cuốn độc-giả, Bà Demery rõ đã thành-công. Có điều, Bà Demery đã tỏ thái-độ, qua cách dùng các từ-ngữ, không phải trích-dẫn
của người khác, mà là phát-biểu trực-tiếp của chính mình, “chê-bai” Bà Nhu.
Bà Demery đã thẳng-thừng gọi Bà Ngô-Đình Nhu (Trần Lệ-Xuân) là kẻ đam mê quyền lực một cách kỳ dị”, phê-phán “động cơ của bà Nhu thật
là ám muội, nếu không nói là lá mặt lá trái” (trong vụ án Trần Văn Khiêm giết Ông+Bà Trần Văn Chương), và
kết-luận là “một chính khách lưu
vong dù đã đi vào quên lãng nhưng vẫn còn cái cao ngạo
đáng ghét của một thời đầy quyền lực”, v.v...
Tôi đếm thấy có ít nhất 22
lần bà gọi Bà Nhu là con
rồng cái, mà bà giải nghĩa là
“hình ảnh tưởng tượng kiểu Tây-Phương về một người Đông-Phương dâm dục, suy đồi, và nguy hiểm.” Bà biết về phía người Việt còn có
hỗn-danh “con cọp cái”, vì trong văn-hóa Việt-Nam người ta tôn-trọng con rồng. Bà kể lời của
Tổng-Thống Kennedy, gọi Bà Nhu là “con chó cái”.
34. Tôi nghĩ người Việt mắng người đàn-bà/con-gái mình
ghét là con chó cái, con cọp cái, con ngựa cái... thì nghe quen hơn. Dịch từ-ngữ Dragon Lady ra Bà
Rồng thì không đúng,
quá long-trọng; hạ xuống còn con rồng cái vẫn
chưa xuôi tai. Người Mĩ có một văn-hóa chịu ảnh-hưởng nhiều của Thiên
Chúa Giáo, mà theo Kinh Thánh thì con rắn,
đồng loại với con rồng, là thủ-phạm đã xúi-giục Bà Eva phạm tội, nguyên tội của loài người, nên con rắn, con rồng
được xem là quỷ Satan. Ở đây nếu dịch ra là con quỷ cái thì đúng ý, đúng nghĩa hơn. Huống chi trong sách cũng
đã có đoạn tả cái đầu của bức tượng Hai Bà Trưng bị giật xuống vỡ nát và lăn
lông lốc trên đường – như cái đầu của con quỷ cái bị máy chém cắt lìa.
35. Ngang đây, tôi không thể lơ vài chỗ, thí-dụ cái điểm
ngày tháng mà cuộc lật đổ Chế-Độ Diệm bắt
đầu xảy ra. Bà Monique
Brinson Demery viết: “ngày 31 tháng Mười, 1963... Sáng hôm đó, Tổng thống Diệm trao đổi với Đại sứ Mĩ Henry Cabot Lodge và
Tư lệnh Quân đội Mĩ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Felt. Felt tạt ngang Sài Gòn trong một động thái giống như kiểm tra thường kỳ về sự trợ
giúp quân sự của Mĩ cho Việt Nam Cộng hòa, nhưng trên thực tế các tướng lĩnh quân đội Việt Nam Cộng hòa
đang âm mưu chống lại ông Diệm đã dàn dựng sự xuất hiện của ông ta, đặc
biệt sắp đặt để chuyến viếng thăm của Felt giữ ông Diệm ở trong Dinh suốt buổi sáng hôm đó”...
Sự thật, biến-cố xảy ra vào ngày 1 tháng 11 năm
1963.
36. Nói chung, một trong các điểm chú ý của tôi, như một
độc-giả bình-thường, là về một chuyện đời thường mà chưa có ai biết
đến, song đã có người bịa ra – tiết hạnh – để tôn vinh Bà Nhu (xin xem đoạn cuối bài này, Khoản 44).
IV
Cuốn Hồi-Kí thủ-bút của Bà Nhu ở Mĩ
Con Người Thật của Bà Nhu
Loc Le added 7 new photos.
Trưa Chủ Nhật Sep 11-2016 có cuộc gặp gỡ đầy cảm
động với Đại Uý James Văn Thạch và câu chuyện bí mật của bà Nhu.
(Xin các bạn vào Facebook của James để biết rõ thêm về vị anh hùng này)
Ba của mình kể là khoảng 4 năm trước James có liên lạc với Ba. James đã đọc những bài viết của Ba về gia đình Tổng Thống Ngô Đình Diệm. James nói James đang giữ cuốn nhật ký của bà Ngô Đình Nhu viết bằng tiếng Pháp và muốn Ba dịch cuốn này từ tiếng Pháp qua tiếng Anh vì James không giỏi Pháp ngữ.
(Xin các bạn vào Facebook của James để biết rõ thêm về vị anh hùng này)
Ba của mình kể là khoảng 4 năm trước James có liên lạc với Ba. James đã đọc những bài viết của Ba về gia đình Tổng Thống Ngô Đình Diệm. James nói James đang giữ cuốn nhật ký của bà Ngô Đình Nhu viết bằng tiếng Pháp và muốn Ba dịch cuốn này từ tiếng Pháp qua tiếng Anh vì James không giỏi Pháp ngữ.
Nhưng vì James bận rộn ở nhiều
nơi khác, và Ba thì không đi xa được, nên hai bên chưa gặp được nhau.
Mãi đến dịp Kỷ Niệm 40 năm cơ quan IRCC và 10 năm Viet Museum của
ông (cựu Đại Tá) Vũ Văn Lộc (nhà văn Giao Chỉ), nhân James được mời đến dự buổi tiệc này, nên Ba
và James mới găp nhau tối hôm Thứ Bảy Sep 10, 2016.
Rồi James hẹn gặp Ba về cuốn nhật ký của Bà Nhu tại Cafe
Paloma (San Jose, CA) trưa hôm sau.
Cậu ấy đã đưa cho Ba đọc cuốn nhật ký của bà Nhu (Trần Lệ Xuân) và cho phép mình chụp hình một vài
trang. Trong khi Ba nghiên cứu cuốn nhật ký thì mình và anh Duy Hùng nói chuyện thân mật với James. Mình hỏi tuổi,
cậu ấy trả lời "40". Mình thấy tay trái James đeo chiếc nhẫn ngọc màu xanh nên hỏi "are you
married?" Cậu ấy gật đầu và cho mình xem hình cậu con trai 8 tháng
tuổi.
James cũng cho mình và anh DH xem một tập tài liệu dày đặc hình ảnh và giấy tờ thời trước 1975. Có những công văn đóng dấu từ Dinh Độc Lập mà James nói là original chứ không phải copy. Có những hình ảnh của những tướng lãnh và chính trị gia lẫy lừng của Việt Nam Cộng Hoà....
James cũng cho mình và anh DH xem một tập tài liệu dày đặc hình ảnh và giấy tờ thời trước 1975. Có những công văn đóng dấu từ Dinh Độc Lập mà James nói là original chứ không phải copy. Có những hình ảnh của những tướng lãnh và chính trị gia lẫy lừng của Việt Nam Cộng Hoà....
James cho mình chụp lại hình của bà Nhu tiếp kiến Đệ Nhất Phu Nhân Hoa Kỳ Bà Nixon, đứng bên cạnh là ông Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ Nguyễn Hữu Châu (là phu quân của bà Trần Lệ Chi, chị ruột bà Nhu, Trần Lệ Xuân). Bức hình ghi ngày 6 tháng 7 năm 1956 có
đóng dấu của Bộ Thông Tin của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hoà.
Mình rất ngạc nhiên lẫn thán phục. James sinh ra sau 1975, làm sao cậu ấy có được tất cả những tài liệu quý giá này? James không trả lời câu hỏi đó.
Mình rất ngạc nhiên lẫn thán phục. James sinh ra sau 1975, làm sao cậu ấy có được tất cả những tài liệu quý giá này? James không trả lời câu hỏi đó.
Trở lại cuốn nhật ký của bà Nhu, Ba mình vừa đọc vừa thốt lên "Three men!" Mình hỏi "Her love stories?" James gật đầu. Mình cười : "I am a woman, I love to
know love stories"...
Mình hỏi James đã có bao nhiêu người đọc đuợc cuốn nhật ký này. James trả lời Ba mình là người thứ 2 được James cho phép đọc kỹ từ đầu tới cuối. Trước đó James đã cho bà Monique Brinson Demery là tác giả cuốn "Finding the Dragon Lady: The Mystery of Vietnam's Madame Nhu" đọc. Cuốn sách này đã được dịch và xuất bản ở VN năm ngoái với tựa đề Quyền Lực Bà Rồng, nhưng năm nay đã có lệnh thu hồi và cấm phát hành.
Mình hỏi James đã có bao nhiêu người đọc đuợc cuốn nhật ký này. James trả lời Ba mình là người thứ 2 được James cho phép đọc kỹ từ đầu tới cuối. Trước đó James đã cho bà Monique Brinson Demery là tác giả cuốn "Finding the Dragon Lady: The Mystery of Vietnam's Madame Nhu" đọc. Cuốn sách này đã được dịch và xuất bản ở VN năm ngoái với tựa đề Quyền Lực Bà Rồng, nhưng năm nay đã có lệnh thu hồi và cấm phát hành.
Mình hỏi bao giờ thì James đưa cuốn nhật ký này ra public, ví dụ như tặng cho một
museum nào đó thì James trả lời mơ hồ là "sẽ"...
Cuốn nhật ký bắt đầu ngày 26 tháng 1 năm 1959 và những trang cuối vào ngày 7 tháng 6 năm 1963...
Bà là một người đàn bà xinh đẹp, học thức, thông minh, quyền lực, tràn đầy tham vọng và dục vọng...
Cuốn nhật ký bắt đầu ngày 26 tháng 1 năm 1959 và những trang cuối vào ngày 7 tháng 6 năm 1963...
Bà là một người đàn bà xinh đẹp, học thức, thông minh, quyền lực, tràn đầy tham vọng và dục vọng...
42. Tôi đọc từ đầu đến cuối cuốn nhật-kí 1959-63 viết tay của Bà Ngô Đình Nhu (Trần Lệ-Xuân). Vì James Văn Thạch nói rằng cuốn nhật-ký này là tài-sản của
gia-đình anh, và anh giữ bản-quyền, nên hiện-thời tôi không tiết-lộ nội-dung là những sự-kiện đặc-biệt – từ quốc-tế đến quốc-gia, cả
việc nước lẫn việc nhà, các biến-cố quan-trọng, các nhân-vật chủ-chốt, các
tướng-lãnh, các chính-khách, các âm-mưu đằng sau chính-trường – tất cả đều có tính lịch-sử, qua tự-sự, nhận-định và cảm-xúc trung-thực của
người trong cuộc là nhân-vật Trần Lệ-Xuân, tức Bà Ngô Đình Nhu .
43. Trong lúc tóm ghi các điểm trong phần được James Van Thach đồng-í cho phổ-biến trước, tôi thấy có nơi cũng giống những
gì Cô Trần Giao Thủy đã đăng trên Đàn Chim Việt. Tôi hỏi anh về một nữ-tác-giả
người Việt ở Canada đã gặp anh
trên Facebood và sau đó liên-lạc qua điện-thoại và Skype
với anh về nội-dung cuốn nhật-ký này, thì anh gật đầu xác-nhận đã có trao-đổi
với ông ấy.
44. Tóm lại, tôi nghĩ Bà Monique Brinson Demery là một người Mĩ, mà Bà Trần
Lệ-Xuân (cũng như
Cựu-Hoàng Bảo Đại) thì đã “ở trong một môi trường Âu hóa quen thuộc”, nên khi viết về tình-trạng Bà Trần Lệ-Xuân bị gắn vào đời của một lão già bất lực nên phải nghĩ ra những phương cách để làm dịu bớt ngọn lửa hừng hực nhục dục thiêu đốt người đàn bà,
người Mĩ Demery đã thông-cảm với
Bà Nhu, xem như là một chuyện thường, vượt ngoài khuôn-khổ tiết-hạnh của người phụ-nữ Á Đông, nên đặt đoạn này
vào Chương cuối của sách mình (trong lúc Bà Nhu thì viết về vấn-đề này thành một phần ở lưng-chừng cuốn nhật-kí):
<<Thậm
chí dường như bà đã nếm mùi vị tình yêu ít
nhiều qua vài cuộc ngoại
tình. Trong nhật ký bà
viết về ba người đàn ông chỉ bằng tên viết tắt của họ: L, K,
và H. Và bà cũng viết: “Thật sung sướng
là chưa gặp ai có tất cả những cái đó”. “Những cái đó” là kết hợp mong
muốn của sự ngay thật, ngưỡng mộ, và tôn sùng [bà] – những
phẩm chất xứng với những phẩm chất của bản thân bà. Nhưng H.
có vẻ là người gần có “tất
cả”, với những gì bà mô tả
như là tính năng động và cách ve vãn khác thường, mặc dù bà không cung cấp chi
tiết nào khác mà chỉ nói ông là một Don Juan thứ thiệt. Bà rụt rè hỏi H.:
“Anh lúc nào cũng như vầy với phụ nữ à?” và câu trả lời của ông làm bà
vui sướng không dứt: “Em có thực sự nghĩ mọi phụ nữ đều giống em
không? Anh đã phải vượt qua cả đại dương mới tìm ra em.”>>
46. Riêng về 2 cuốn sách “Viên Sỏi Trắng” [La République du Viêt-Nam et les Ngô-Ðình suivi des
mémoires posthumes de Madame Ngô-Ðình Nhu] và “Quyền
lực Bà Rồng” [Finding the Dragon Lady: The Mystery of
Vietnam's Madame Nhu], Cô Trần Giao Thủy đã tóm-tắt trong bài-viết “Đi Tìm Bà Nhu” qua các đường dẫn dưới đây:
http://dcvonline.net/2014/02/21/di-tim-ba-nhu-gap-ong-dai-uy/
http://dcvonline.net/2014/02/22/di-tim-ba-nhu-gap-ong-dai-uy-ii/
http://dcvonline.net/2014/02/22/di-tim-ba-nhu-gap-ong-dai-uy-ii/
Hình chụp Bà Ngô Đình
Nhu tại cuộc họp
báo ở Paris ngày 3-10-1963: Bà Ngô Đình Nhu đã không che dấu nỗi cay đắng với
nhóm ký giả về quyết định của Washington chấm dứt quân viện cho Nam Việt Nam vào
năm ‘65 thì “hoàn toàn phù hợp” với mong muốn của Chính phủ Sài Gòn … (Mme Nhu’s bitterness is hardly
concealed as she tells newsmen Washington’s decision to terminate military aid
to South Vietnam in 1965 is “fully in line” with the wishes of Saigon
Government …) - Ảnh của UPI
Gân 60 năm đã trôi qua rồi, còn chờ gì nữa mà không công bố toàn va7n cuốn nhật ký của bà Nhu?
Trả lờiXóa