Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016


CHỈ MỚI THÁNG 5 NĂM 1960
MÀ CIA ĐÃ TIÊN ĐOÁN CHẾ ĐỘ DIỆM
SẼ BỊ “LẬT ĐỔ NHƯ CHẾ ĐỘ LÝ THỪA VÃN”

Sưu tầm của Kevin Trần

 
TRÁI (ảnh của Korea Times): Trong cuộc nổi dậy của sinh viên ngày 19-4-1960 tại Seoul, Cảnh sát chống bạo loạn đang cố gắng giải tán những sinh viên biểu tình. Nhưng sau khi dân chúng và các giáo sư đại học gia nhập đoàn biểu tình, ông Lý Thừa Vãn, tổng thống đầu tiên của Đại Hàn Dân quốc, đã phải từ chức.
PHẢI (ảnh của LIFE Magazine): Sau khi Lực lượng Đặc biệt của Ngô Đình Nhu tổng tấn công chùa chiền đêm 20-8-1963, lực lượng sinh viên học sinh thủ đô Sài Gòn, với sự hổ trợ của nhiều giáo sư đại học và đảng phái chính trị, đã xuống đường đấu tranh chống độc tài và bị đàn áp rồi bắt nhốt vào Trung tâm Huấn luyện Quang Trung. Cho đến sau khi chế độ Diệm bị lật đổ (1-11-1963), nhiều người trong số họ mới được thả ra.

Trong thập niên 1950s của thế kỷ trước, Việt Nam và Hàn Quốc là hai nước có nhiều điểm định hình giống nhau: Cùng chấm dứt chế độ phong kiến (nhà Nguyễn và nhà Joseon) mà tác nhân là hai cuộc xâm lăng của ngoại bang (Pháp ở Việt Nam và Nhật ở Triều Tiên), cùng bị áp lực chia đôi đất nước (tại vĩ tuyến 17 năm 1954 và vĩ tuyến 38 năm 1953) từ một thỏa hiệp giữa các siêu cường, và cả hai lãnh thổ phía Nam cùng trở thành tiền đồn “nóng” dưới sự lãnh đạo và  yểm trợ của Mỹ để chống lại sự bành trướng của Cọng sản từ miền Bắc.
Vì thế, lãnh tụ của hai nước nầy cũng “tình cờ” mà có vài điểm chung giống nhau:
Giống ở điểm xuất sinh: Cùng là đạo Chúa và được Mỹ “bồng” từ Mỹ về nước. Ông Lý Thừa Vãn (Syngman Rhee, 1875-1965) lúc đầu là một đệ tử Nho gia, nhưng sau khi theo học một trường Methodist thì quyết định theo Tin Lành. Năm 1904, sang Mỹ học lấy bằng Tiến sĩ Chính trị học tại đại học Princeton rồi được Mỹ yểm trợ lên làm Tổng thống đầu tiên của Nam Hàn. Còn ông Gioan Baotixita Ngô Đình Diệm (1901-1963), lúc đầu định đi tu đạo Chúa nhưng bỏ dở nửa chừng để đi vào con đường làm quan. Ông đã phò nhà Nguyễn, làm việc với Tây, thân với Nhật, “bao năm từng lê gót nơi quê người” ở Mỹ, rồi cuối cùng được Mỹ “bồng” về cũng để làm Tổng thống đầu tiên của Nam Việt Nam.
Mọi việc đều tiến triển nhịp nhàng như bàn cờ mà Washington thiết kế cho đến đầu thập niên 1960’s, trong lúc quan hệ giữa Mỹ và hai “tiền đồn chống Cọng” tại Á châu đang nồng ấm, kinh viện và quân viện ồ ạt đổ vào hai xứ sở nầy, thì hai ông lãnh đạo bắt đầu “tiến nhanh tiến mạnh” thiết lập chế độ độc tài “theo cung cách Á châu” của mình.  Đặc biệt, cả hai ông đều đạp lên Hiến Pháp (như kiểu “sau lưng Phật giáo trong nước hãy còn có Hiến pháp, nghĩa là có Tôi” của ông Diệm) để tiêu diệt đối lập chính trị cho mình độc tôn. Một ông Hàn độc tôn như Hoàng đế phong kiến theo kiểu Khổng, một ông Diệm độc tôn như Giáo hoàng trung cổ kiểu Vatican.

Riêng tại miền Nam Việt Nam, thì đặc biệt trong nửa đầu năm 1960, đã có những biến cố báo hiệu các rạn nứt trầm trọng trong nền móng của chế độ Ngô Đình Diệm (trích một phần theo Đoàn Thêm và Lê Xuân Nhuận):
·         Dù đến tháng 12 cuối năm mới chính thức thành lập, thế mà ngay từ đầu năm, ngày 26/1/60, lực lượng vũ trang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (“Vietcong”) đã đủ sức đột-kích Bộ Chỉ-Huy Trung-Đoàn 32 của Sư-Đoàn 21, ở Tây Ninh, gây tổn thất nặng nề cho Quân đội Việt Nam Cộng Hòa, khiến 23 quân-nhân tử-thương và cướp đi hằng ngàn vũ-khí. (Xem thêm A Bright Shining Lie của Neil Sheehan)
·         Ngày 28/1/60 nhật-báo Tự Do số Xuân Canh Tý (do nhóm trí thức văn nghệ sĩ gốc Bắc di cư như Tam Lang, Mặc Thu, Như Phong, Mặc Đỗ, Vũ Khắc Khoan …chủ trương), đăng lên bìa trước một bức hoạ của hoạ-sĩ Nguyễn Gia Trí, vẽ 6 con chuột (ám chỉ gia-đình họ Ngô: Diệm, Thục, Nhu, bà Nhu, Cẩn, Luyện) đang gậm nhắm một trái dưa hấu tượng trưng cho miền Nam Việt Nam. Sau đó, nhóm chủ trương bị ông Nhu sai mật vụ bắt cầm tù và Tòa soạn bị đập phá.
(Ảnh bìa báo: Thư viện Đại học Cornell, Hoa Kỳ)
·         Ngày 24/2/60, Wolf Ladejinsky, Cố-Vấn cho ông Diệm về Cải-Cách Điền-Địa, thảo-luận với các ông Nguyễn Ngọc Thơ (Phó Tổng thống), Lê Văn Đồng (Bộ Canh Nông) và Võ Văn Hải (Bí-Thư riêng của ông Diệm), bày tỏ quan tâm về sự suy-thoái an-ninh, hoạt-động ám-muội của Đảng Cần Lao, nạn tham-nhũng trong giới lãnh-đạo cao-cấp của đảng này, lòng căm phẫn của nông-dân, tình-trạng bất-mãn trong hàng-ngũ sĩ-quan, và ý muốn loại bỏ Nhu.
·         Ngày 9/4/60, Cố-Vấn Parsons nêu lên với Bộ-Trưởng Thuần các vấn-đề tham nhũng và liên-hệ giữa chính-phủ Diệm với dân-chúng.
·         Ngày 26/4/60, 18 nhân-vật chính trị tên tuổi có uy tín với dân chúng miền Nam họp báo ở khách sạn Caravelle tại trung tâm Sài Gòn, ra kháng thư vạch ra sự bất tài của chính phủ trong bốn lãnh vực và phản đối các chính sách độc tài của ông Diệm (Kháng thư nầy, sau đó, được báo chí và dân chúng gọi là “Tuyên ngôn Caravelle”).  Trong số 18 người đó, có một Linh mục và 10 người đã từng là ân nhân, đồng chí, đã từng hợp tác với (hoặc ở trong nội các của) ông Diệm. Đó là các ông: Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Phan Huy Quát, Trần Văn Đỗ, Trần Văn Văn, Trần Văn Lý, Lê Quang Luật, Nguyễn Lưu Viên, Trần Văn Tuyên, Huỳnh Kim Hữu, Nguyễn Tiến Hỉ,  Lê Ngọc Chấn, Lương Trọng Tường, Nguyễn Tăng Nguyên, Phạm Hữu Chương, Tạ Chương Phùng, Trần Lê Chất, Hồ Văn Vui. 

-         
Trang đầu và cuối của “Tuyên Ngôn Caravelle” do 18 nhân sĩ trí thức
và đảng phái yêu cầu ông Diệm thay đổi chính sách, trong sạch hóa
chính quyền  để vượt khủng hoảng, xây dựng lại sức mạnh cho quốc gia.
(Ảnh của Kỹ sư Trần Văn Tòng, trưởng nam của ông Trần Văn Văn,
một trong những nhân vật khởi xướng Tuyên ngôn)
Lẽ dĩ nhiên là gia đình ông Diệm không đếm xĩa gì đến kháng thư nầy, tiếp tục đàn áp các lực lượng chính trị khác như đã từng đàn áp Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt, Duy Dân, Dân Xã, … trong các năm trước. Để củng cố chế độ toàn trị, mọi hoạt động của đối lập hoàn toàn bị tiêu diệt tại miền Nam Việt Nam nên cuối cùng, cơn phẩn uất chính trị mới nỗ bùng thành “Tuyên Ngôn Caravelle”.
Thật vậy, Việt Nam Cọng Hòa dưới thời ông Diệm không có quy chế đảng phái, Truyền thanh thì của nhà nước còn báo chí thì bị mua chuộc và/hoặc bị mật vụ khống chế, toàn bộ quốc hội là dân biểu gia nô, nhà tù biệt giam P42 (của Ngô Đình Nhu) Chín Hầm (của Ngô Đình Cẩn) để tra khão và giam giữ tù nhân chính trị thì hoàn toàn nằm ngoài sự kiểm soát của hệ thống tư pháp… khiến dân chúng càng thêm căm phẩn chế độ Diệm. Và bất mãn cũng nẫy mầm từ chính ngay trong lòng bộ máy cầm quyền.
Tình hình phản dân chủ nguy hiểm cho chế độ nầy đã khiến Cục Trung Ương Tình Báo CIA của Mỹ phải lo lắng cảnh báo với giới lãnh đạo Washington về khả năng một cuộc lật đổ chế độ Diệm, như chỉ một tháng trước đó (4-1960), chế độ Lý Thừa Vãn (Syngman Rhee) đã bị lật đổ tại Nam Hàn. Ngày 12-5-1960, trong tài liệu Tóm Tắt Tin Tức Tình Báo Hàng Tuần (Current Intelligence Weekly Summary), CIA đã cảnh báo điều đó.

Điều đáng nói là ba năm sau, năm 1963, tình hình bắt bớ, giam cầm và xử tội đối lập chính trị còn tệ hại hơn. Trước tình hình đàn áp thô bạo của chính quyền nhà Ngô, văn hào Nhất Linh Nguyễn Tường Tam đã dùng cái chết của mình để cảnh cáo chế độ Ngô Đình Diệm một cách quyết liệt hơn: “Sự bắt bớ và xử tội các phần tử đối lập quốc gia là một tội nặng sẽ làm cho nước mất về tay Cộng sản.”
Rồi sau năm 1963, các đảng phái chính trị chưa kịp hồi sinh vì 8 năm suy kiệt dưới chế độ Diệm thì lại phải đối đầu với chế độ độc tài quân phiệt của ông Tổng thống Công giáo Nguyễn Văn Thiệu, một chế độ “Diệm Không Diệm” (cụm từ của ký giả Robert Shaplen) nên các chính đảng đã không đóng góp gì được cho một nên dân chủ đích thức tại miền Nam Việt Nam.  Và lời tiên đoán của Nhất Linh từ thời ông Diệm đã thành sự thật: “nước mất về tay Cọng sản
Chúc thư 7-7-1963 được viết trong ngày Nhất Linh Nguyễn Tường Tam tự sát
để phản đối và lên án chế độ Diệm “chà đạp mọi thứ tự do”



Dưới đây là bản dịch và phóng ảnh Bản Tóm Tắt Tình Báo Hàng Tuần (Current Intelligence Weekly Summary) số 2214/60, ngày 12-5-1960  do Cục Trung Ương Tình Báo CIA soạn thảo.


CURRENT INTELLIGENCE WEEKLY SUMMARY
Office of Current Intelligence OCI No. 2214/60, 12-5-1960
(Tóm Tắt Tin Tức Tình Báo Hàng Tuần, Phòng Tình Báo Hiện Hành)

CHẾ ĐỘ DIỆM TẠI NAM VIỆT NAM CÀNG LÚC CÀNG BỊ CHỈ TRÍCH
(GROWING CRITICISM OF DIEM REGIME IN SOUTH VIETNAM)


Tổng thống Diệm của Nam Việt Nam, vốn đang bị bao vây bởi một thách đố nghiêm trọng do các lực lượng du kích Cọng sản nỗi dậy, nay lại phải đối diện với một vấn đề càng lúc càng lớn dần từ sự bất mản của các viên chức trong chế độ của ông ta cũng như từ quần chúng [a growing problem of dissatisfaction among officials of his own regime, as well as among the public ]. Diệm đang lấy những biện pháp khẩn cấp - chủ yếu về quân sự - trong nỗ lực khôi phục lại tình hình an ninh trong nước, nhưng không có dấu hiệu thiên về việc mở rộng tự do chế độ của ông ta dù [chế độ] đang càng lúc càng bị chỉ trích. Thái độ nầy thì nhất quán với tính cứng rắn cũng như niềm tin của ông ta rằng tình thế đòi hỏi một nền cai trị độc đoán.

Một số nhân vật Việt Nam quan trọng, kể cả nhân viên cao cấp trong chính phủ, nhân vật trong nghiệp đoàn, các vị dân cử trong Quốc Hội, và lãnh đạo các đảng phái chính trị đã bày tỏ trong riêng tư sự bất mãn và nổi thất vọng của họ về vai trò “bù nhìn” mà họ phải đóng. Họ phàn nàn rằng Diệm không chịu ủy quyền cho ai ngoài một nhóm nhỏ thân thuộc và người phụ tá, đã khiến cho chính phủ bị tê liệt một cách vô hiệu, làm nãy sinh tình trạng thiên vị và tham nhũng khiến nhân dân xa lánh, và tạo lý do dễ dàng cho Cọng sản đánh phá [has paralyzed effective government, fostered favoritism and corruption, aleniated the people, and facilitated Communist subversion]. Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ và một số thành viên Nội các lo sợ cho sự ổn định của chính phủ nếu cải cách chính trị không được tiến hành tức thì.

Một lý do khiến sự oán giận lan rộng là vì ảnh hưởng thâm nhập của đảng Cần Lao [A principal cause for widespread resentment is the pervasive influence of the Can Lao], một tổ chức nửa bí mật nửa công khai, nhân danh Diệm để thực thi quyền lực và kiểm soát chính phủ. Dưới sự điều khiển của Ngô Đình Nhu, em trai và cố vấn chính trị của Tổng thống, đảng Cần Lao từ từ tạo thành một mạng lưới kiểu ủy-viên-chính-trị xuyên suốt hạ tầng cơ sở chính trị và quân sự của chính phủ.

Cho đến nay, Diệm không công nhận sự bất cập nào của các cọng sự viên và gạt bỏ mọi chỉ trích chế độ, coi đó như là của bọn cơ hội chủ nghĩa, bọn lập dị, hay bọn thân Cọng. Ông ta đã gạt bỏ và coi như “vụn vặt” một kiến nghị đòi hỏi sinh hoạt dân chủ hơn, được công khai phổ biến tại Sài Gòn gần đây bởi một nhóm cựu viên chức chính phủ, lãnh tụ quần chúng. Tuy nhiên, động thái chưa bao giờ xãy ra nầy của một nhóm không-Cọng sản đuợc kết hợp chặt chẻ nhằm tấn công chế độ Diệm có thể là một chỉ dấu báo trước cho những diển biến giống như đã từng xãy ra ở Nam Hàn mà kết quả là vụ lật đổ chế độ Lý Thừa Vãn. [This unprecedented attack on the Diem regime by a cohesive non-communist group, however, could be the forerunner of developments similar to those in South Korea, which resulted in the overthrow of the Rhee regime]. Tuy tức thời có vẽ như không có điểm gì tương đồng, nhưng cuộc chống phá của Cọng sản – vốn đã đặt chân được vào vài vùng thôn quê – quả là một yếu tố đặc biệt nguy hiểm cho tình hình chung.

[Tài liệu được chấp thuận cho phổ biến ngày 29-6-2009]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét