NHÂN NGHỊ QUYẾT
SCR-165
XÉT LẠI HIẾN
PHÁP 1956 CỦA ĐỆ NHẤT CỌNG HÒA
Nguyễn Kha
SACRAMENTO,
California (Người Việt) – Quốc Hội California vừa chọn vinh danh Tháng Mười,
2016 là Tháng Việt Nam Cộng Hòa, sau khi thông qua Nghị Quyết SCR-165, do Thượng
Nghị Sĩ Janet Nguyễn làm tác giả, thông cáo báo chí của văn phòng vị dân cử gốc
Việt này gởi ra cho biết.
“Tháng
Mười, 2016 được chọn là Tháng Việt Nam Cộng Hòa nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa ra
đời, thiết lập nền dân chủ đầu tiên của miền Nam Việt Nam,” Thượng Nghị Sĩ
Janet Nguyễn được trích lời phát biểu. “Tôi rất tự hào là tác giả của nghị quyết
này và chọn Tháng Mười để tưởng nhớ những sự hy sinh vĩ đại của nhiều quốc gia,
đặc biệt là các lực lượng quân đội miền Nam Việt Nam và Hoa Kỳ.”
Hiến pháp Việt Nam 1956 của đệ nhất Cọng hòa do Quốc hội
biểu quyết ngày 20/10/1956 được Tổng thống Ngô Đình Diệm ban hành ngày
26/10/1956, thành lập nền Đệ nhất Cộng hòa. Hiến pháp gồm 98 điều, chia làm 8
thiên. Hiến pháp tuy là do sự đóng góp của nhiều người [1], kể cả đóng góp một cách gián tiếp của các chức sắc
trong Giáo hội Công giáo Việt Nam (như linh mục Bữu Dưỡng và nhóm Tinh Thần), nhưng nội dung chính vẫn do
ông Ngô Đình Nhu, người được cho là lý thuyết gia của chế độ, duyệt xét chung
quyết. Bản Hiến pháp này, ngoài một vài từ ngữ mà trên mặt … tượng thanh có vẻ
rút ra từ “chủ nghĩa” gọi là “Nhân Vị” như “giá trị siêu việt”, “nhân vị”,
“duy linh”, “Đấng tạo hóa”, ... còn
nội dung thật sự của nó chỉ là một nỗ lực “đầu Ngô mình Sở” (từ của ông Đoàn
Thêm trong Những Ngày Chưa
Quên, Đại Nam, 1969) của một
ít thần học Thiên Chúa giáo Âu châu, pha trộn vài điều của Tổng thống chế Mỹ và
một ít triết lý Đông phương mà thôi.
Tiếc rằng nỗ lực đó hoàn toàn thất bại. Có hai lý do để
giải thích sự thất bại này:
● Thứ nhất là vì lúc bấy giờ (và sau đó tan dần không còn
dấu vết gì đáng kể theo sự sụp đổ của chế độ vào năm 1963) thuyết Nhân Vị của ông Nhu là
tổng hợp trụy thai [2] còn hỗn tạp và còn ở dạng sơ khai nên không có những yếu tính đặc thù để tạo ra nét độc đáo
riêng cho Hiến pháp;
● Thứ hai là vì nhu
cầu quyền lực chính trị quá lớn nên
ông Nhu đã bất chấp nội dung “Nhân Vị” - dù còn mơ hồ chưa thành hình - để đưa
vào Hiến pháp những nguyên tắc chuyên chính độc tài, chà đạp sinh hoạt dân chủ
của quốc gia và quyền tự do của công dân, với mục đích tập trung quyền hành vào
một thiểu số thống trị. Nghĩa là áp đặt càng nhiều càng tốt tính độc tài
trong bộ luật căn bản và cao cấp nhất của quốc gia.
Thực vậy, ông Nhu đã muốn cho anh mình trở thành một thứ Đế vương
phong kiến với những hình thức và ngôn ngữ có vẻ dân chủ tự do... Chính ông
Ngô Đình Diệm cũng đã công khai bày tỏ sự tán đồng nội dung của bản Hiến pháp
này trong bài phỏng vấn của nhật báo Pháp Le
Figaro số ra ngày 23 và 24
tháng 3 năm 1959: “Cần phải nhớ lại quá khứ của chúng tôi. Chế độ chính trị
ở Việt Nam thời nào cũng vậy, đã thành lập trên nguyên tắc điều khiển việc nước không phải do những đại biểu của
quốc dân mà do những ông vua có những tể tướng sáng suốt phụ tá... Chúng tôi phải lập
lại ở Việt Nam hệ thống luân lý như ngày xưa” [3] Ông Nhu đúng là vị “tể tướng sáng suốt” đã sơn son
thếp vàng cho ông vua Ngô Đình Diệm phong kiến của thời
đại quân chủ lên làm nguyên thủ của nước Việt Nam Cộng hòa theo Tổng thống chế,
để xây dựng tự do dân chủ cho miền Nam chống Cộng! Trách gì dân miền Nam chẳng
rủ nhau theo Việt Cọng.
Nói chung, để kiểm soát và bóp nghẹt quyền của người dân,
Hiến pháp 1956 đã tung ra một mớ gươm Damoclès treo trên đầu người dân với những từ ngữ mà chính quyền
muốn giải thích như thế nào cũng được như
“điều kiện luật định, lý do quốc phòng, an ninh công cộng, an toàn chung,
trật tự chung, lợi ích công cộng, đạo lý công cộng...”. Và để bảo đảm tối
đa sự kiểm soát này, Hiến pháp còn nâng chủ trương nầy lên thành nguyên tắc
tổng quát trong điều 28: “quyền của mỗi người đều được xử dụng theo những
thể thức và điều kiện luật định”. Điều 28 quỷ quyệt này đóng kín một cách hoàn toàn và vĩnh
viễn tất cả mọi hy vọng của người dân về một sinh hoạt dân chủ và an toàn cá
nhân dưới chế độ, đồng thời trao lại một cách hoàn toàn và vĩnh viễn quyền sinh
sát vào tay một thiểu số gia đình họ Ngô đang nắm quyền lực trong tay.
Theo Wikipedia thì:
“Về mặt pháp lý, bản Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1956
khẳng định việc phân chia quyền lực của chế độ là tam quyền phân lập và có mục tiêu để hai ngành lập pháp và hành pháp kiểm soát lẫn nhau. Về ngành
tư pháp thì quyền lực kém hơn và không được độc lập hoàn toàn vì lệ thuộc vào Bộ Tư pháp và phủ Tổng
thống bổ nhiệm và điều hành. So sánh với các quốc gia khác thì Hiến pháp 1956 dồn nhiều quyền lực
vào ngành hành pháp hơn cả vì tổng thống có những đặc quyền trong những trường hợp nội loạn, chiến
tranh hay khủng hoảng tài chánh.
Điều đáng ghi nhận là nền tảng của bản hiến pháp nêu ra
ba khía cạnh: "văn minh Việt Nam", "duy linh", và "giá
trị con người" như ghi rõ trong lời mở đầu. Vì văn bản ghi là dân tộc có "sứ mệnh" trước "Đấng Tạo hóa"nên có người cho rằng đây chứng minh sự thiên vị của chính quyền với Thiên Chúa giáo trong
khi các tôn giáo khác không được đề cập đến.”
Ngoài một số nhà nghiên cứu Mỹ như Joseph Buttinger (trong Vietnam, a Political History, 1968), Stanley Karnow (trong VietnamA History, 1983), Frances Fitzgeral (trong Fire in the Lake, 1972), Robert Shaplen (trong The Cult of Diem, 1972) đã phân tích và chỉ trích nặng
nề Hiến pháp 1956 của Đệ nhất Cộng hòa, nhiều luật gia Việt Nam tên tuổi cũng
đã nghiêm khắc lên án Hiến pháp đó là thoái hóa, kỳ thị và độc tài:
■ Luật gia Nguyễn
Hữu Châu, giáo sư đại học Luật khoa Paris, anh rễ bà Nhu (chồng bà Trần thị
Lệ Chi) , nguyên Bộ trưởng Bộ Phủ Thủ tướng năm 1957 và 1958, đã có những phán
xét không tốt đẹp gì cho Hiến pháp Nhân Vị 1956 của Đệ nhất Cộng hòa. Trong
Luận án Cao học Luật khoa (Mémoire DES, 1960) ông Nguyễn Hữu Châu sau khi phân
tách từng chương từng mục đã kết luận rằng:
“Xét đến lịch
sử các cơ chế và tư tưởng chính trị của Việt Nam, thật khó mà không công nhân
rằng hệ thống của Hiến pháp ngày 26-10-1956 quả là một sự thoái hóa so với
hệ thống chính trị cổ truyền. Tại vì Hiến pháp 26-10-1956 đã giữ lại những gì kém tiến bộ nhất
của chế độ xưa cũ, rồi bổ túc bằng những sự kiềm chế tân tiến nhất.
Do đó mà cái ý niệm về lãnh đạo (leadership) được trình
bày trong bản dịch chính thức của Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa không có cái ý
nghĩa mà các nhà Xã hội học Mỹ trao gửi lúc đầu” [4].
■ Giáo sư Thạc sĩ Luật Vũ
Văn Mẫu (1914-1998), nguyên
Bộ trưởng Ngoại giao của chính phủ Ngô Đình Diệm, sau nầy, cũng đã tố cáo ý đồ
thiên vị Thiên Chúa giáo của bản Hiến pháp 1956 như sau:
Điều 17 của Hiến pháp Việt Nam 1956 đã được giáo sư
Bửu Hội chiếu dẫn trước tổ chức Liên Hiệp Quốc để chứng minh rằng tại Việt Nam
không có sự kỳ thi tôn giáo. Điều 17 này qui định như sau: “Mọi người dân đều có tự do tín ngưỡng, tự do hành giáo và
tự do truyền giáo, miễn là xử dụng quyền ấy không trái với luân lý và thuần
phong mỹ tục.” Hiến pháp 26/10/1956 như vậy đã minh thị công nhận nguyên tắc
tự do tín ngưỡng và bình đẵng giữa các tôn giáo.
Tuy nhiên trong phần “Mở
đầu” của Hiến pháp, đã có một
đoạn phản chiếu của một sự thiên
vị Thiên Chúa giáo khá rõ rệt như
sau:
“Ý thức rằng nước ta ở trên con đường giao thông và di
dân quốc tế, dân tộc ta sẵn sàng tiếp nhận các trào lưu tư tưỡng tiến bộ để hoàn thành sứ mệnh trước Đấng Tạo
Hóa và trước nhân loại
là xây dựng một nền văn minh nhân bản và phát triễn con người toàn diện....”
Trong đoạn văn trích dẫn này, phần mở đầu của Hiến pháp
1956 đã đề cập đến sứ mạng trước Đấng Tạo Hóa, tức là trước Đức Chúa trời trong Thiên Chúa giáo,
mà không đề cập tới các tôn giáo khác.
Đoạn văn này đã đượm sắc thái thiên vị Thiên Chúa
giáo. Vô tình hay cố ý, đoạn văn này đã tạo
cho Thiên Chúa giáo một địa vị ưu đãi đặc biệt tại Việt Nam vì Hiến pháp 1956 nói rõ là nhằm mục
đích hoàn thành sứ mạng trước Chúa tức là Đấng Tạo hóa đã tạo dựng ra trời
đất và vạn vật theo như Thánh kinh của Thiên Chúa giáo đã chép. [5]
■ Còn giáo sư Nguyễn
Văn Bông (1929-1971), Thạc
sĩ Công Pháp Đại học Sorbonne (Paris), Viện trưởng Viện Quốc gia Hành chánh (Sài
Gòn) thì trong đoạn kết của giáo trình năm thứ nhất Cử nhân Luật về môn “Luật
Hiến pháp và Chính trị học” của Đại học Luật khoa Sài Gòn, 1966, đã viết
rằng:
“Thật vậy, ngay ở điều khoản thứ ba, chúng ta nhận
thấy “Tổng thống Lãnh đạo Quốc gia”. Tổng thống bổ nhiệm và cách chức
các sứ thần cùng công chức cao cấp không cần ý kiến của Quốc hội. Trái với nguyên tắc phân nhiệm mà điều 3 ghi rõ là “nguyên tắc phân
nhiệm giữa hành pháp và lập pháp phải rõ rệt”. Hiến pháp 1956 dành cho Tổng
thống quyền ký sắc luật giữa hai khóa họp Quốc hội, quyền ký sắc lệnh tuyên bố
tình trạng khẩn cấp, báo động hoặc giới nghiêm.
Một sự tập
trung quá mức quyền hành cùng
sự thủ tiêu đối lập và sự hiện diện của một chính đảng duy nhất đã đưa chế độ Ngô Đình Diệm lần lần đi
đến một chế độ quyền hành cá
nhân áp dụng những phương tiện chuyên chế mà
tiếng súng ngày 1-11-1963 đã đưa vào dĩ vãng.”
Luật gia Bộ trưởng Nguyễn
Hữu Châu (trái) và Giáo sư Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu
Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn
Bông và hình bìa giáo trình năm thứ nhất
Cử nhân Luật về môn “Luật Hiến pháp
và Chính trị học”
của Đại học Luật khoa Sài Gòn, 1966
Hiến pháp là văn bản công khai và là nền tảng quy chiếu
luật pháp của quốc gia mà ngay từ những ngày đầu của chế độ Ngô Đình Diệm, những
người đẻ ra nó còn đưa vào đó một nội dung phi
dân chủ và phản dân quyền độc tài trắng trợn như thế thì trên
thực tế, một thực tế đã được bưng bít và che đậy bằng màng lưới công an mật vụ
dày đặc, người dân còn chịu thống khổ ngần nào, giá trị và vị thế con người còn
có nghĩa gì trước mặt kẻ cầm quyền!
Thật vậy, trừ vài năm đầu, lúc mà bộ máy của chế độ đang
trong giai đoạn cũng cố và người dân còn cọng tác để cùng ông Diệm xây dựng
miền Nam, còn kể từ năm 1959, khi những công cụ đàn áp khủng khiếp như Đảng Cần Lao, Lực lượng Đặc biệt (của ông Ngô Đình Nhu do Lê Quang Tung
chỉ huy), Đoàn Công tác Đặc
biệt miền Trung (của ông Ngô
Đình Cẩn), Sở Nghiện cứu Chính
trị Xã hội (của bác sĩ Trần
Kim Tuyến), và 5 cơ quan an
ninh, công an, mật vụ … đã
được cũng cố như thiên la địa võng chụp xuống miền Nam, thì Hiến pháp 1956 trở thành tờ
giấy lộn và Quốc hội Lập pháp trở thành một bầy
gia nô để “hợp pháp” hóa lệnh
của phủ Tổng thống mà thôi.
Từ đó, theo đánh giá của ông Trần
Văn Chương, thân phụ của Bà Trần Lệ Xuân (Bà
Nhu), Đại sứ Việt Nam Cọng hòa tại Mỹ (1955-1963), thì chế độ Diệm đã hiện hình trọn vẹn là “một chế độ độc tài toàn trị”
[6]
Nguyễn Kha
(Cập nhật 10-2016)
CƯỚC CHÚ:
[1] Sau cuộc Trưng cầu Dân ý ở phía Nam vĩ tuyến 17 vào tháng 10 năm 1955 với kết quả là Quốc trưởng Bảo Đại bị truất phế thì tân tổng thống Ngô Đình Diệm cho nhóm
họp Ủy ban Thảo hiến vào cuối năm 1955 gồm 11 thành viên để soạn Hiến pháp cho
quốc gia cộng hòa mới. Sang tháng 3 năm 1956 thì mở cuộc bầu cử Quốc hội Lập
hiến với 123 đại biểu để
hoàn tất công việc soạn thảo và thông qua bản hiến pháp. Chính Quốc hội cũng đề
cử 15 người lập ra Ủy ban hiến pháp riêng, chủ tịch là Trần Chánh Thành [Bộ
trưởng bộ Thông Tin] để cùng hiệp soạn. Tháng 7 năm 1956 thì Quốc hội bỏ phiếu
thuận và đến 26 tháng 10, sau khi một vài điểm dị biệt giữa hai ngành lập pháp và
hành pháp được giải quyết, thì tổng thống ký văn bản ban hành. (Theo Wikipedia)
[2] “Trụy
thai” là nhóm chử của Linh mục Kim Định dùng để đánh giá một cách diễu cợt
hệ tư tưởng Duy Dân của ông Lý Đông A. Thật ra thì Linh mục viết … nặng hơn
nhiều, ngài dùng nhóm chử “thiên tài trụy thai” để phê phán toàn bộ tư
tưởng và hành động của cá nhân vị Thư ký trưởng đảng Duy Dân nầy.
Người viết dùng lại nhóm chử nầy để “trả lại cho César những gì của
César”.
[3] Bản dịch của nhật báo Tự
Do ngày 4-4-1959.
[4] Dans
l’histoire des institutions et des idées politiques du Vietnam, il sera
difficile de ne pas reconnaitre que le système de la constitution du 26 Octobre
1956 constitua une regression par rapport au système politique
traditionnel. Car il a repris de l’ancien système ce qu’il a le moins progressiste pour le completer par lesmoyens de
contrainte les plus modernes.
Ainsi cette notion de Leadership qui figure dans la traduction officielle de la
Constitution de la République du Vietnam n’a pas le sens que les sociologues
Américains lui donnent originalement.
[5] Vũ Văn
Mẫu, Sáu tháng Pháp nạn,
in Ronéo trong nước năm 1984. Giao Điểm in lại, 2003, California.
[6] Foreign Relations of the United
States FRUS 1961-1963, Tập III, Memo của Forrestal gửi Harriman ngày
8-3-1963.
Nguồn:
Tuyển tập “1963-2013 Năm Mươi Năm Nhìn Lại”
Thiện Tri Thức, California, 2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét