Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016


SỬ VIỆT
MỘT CÁCH VIẾT MỚI

Lê Xuân Nhuận

Về việc viết sử, xưa nay có nhiều phương-pháp.  Bài này chỉ nói về việc viết sử Việt Nam hiện-đại, đặc-biệt là việc phân-chia thời-gian cho mỗi thời-đại, thời-kì, giai-đoạn liên-quan.
Trước nhất là nói về thời-đại Việt-Nam Cộng-Hòa.

I. “NHỮNG TIẾNG NÓI TỪ NỀN ĐỆ-NHỊ VIỆT-NAM CỘNG-HÒA”
Mở đầu vấn-đề là tác-phẩm tiếng Anh “VOICES from the SECOND REPUBLIC of SOUTH VIETNAM”, do Cornell Southeast Asia xuất-bản, mà chủ-biên (Tổng Biên Tập) là Keith. W. Taylor, tham-luận là một số nhân-sĩ Việt-Nam Cộng-Hòa.


Đây là một biến-cố quan-trọng, vì nó đánh dấu cụ-thể, công-khai sự xoay chiều của công-luận Hoa-Kì(trong chính-quyền và trên truyền-thông) từ phản-chiến(chống Chiến-Tranh Việt-Nam và Việt-Nam Cộng-Hòa) qua phục-chính (phục-hồi Chính-Nghĩa), mà người mở đường là Giáo-Sư Keith W. Taylor, Giám-Đốc Chương-Trình Đông-Nam Á-Châu của Viện Đại-Học Cornell, vốn là căn-cứ-địa của một số trí-thức thiên-tả, kể cả bản-thân Ông Taylor.

Theo cố Giáo-Sư Nguyễn Ngọc Bích (trên tờ “Việt Báo” của Trần Dạ Từ & Nhã Ca) thì quá-trình hình-thành tác-phẩm này có thể được tóm-tắt như sau:

Ông Keith W. Taylor nguyên là một chiến-binh Hoa-Kì tham-chiến tại Việt-Nam.  Sau khi hồi-hương, ông đã đặc-biệt tìm hiểu thêm về nước ta.  Kết-quả, ông đã viết nhiều sách và bài về lịch-sử và văn-học Việt-Nam, trong đó có các tác-phẩm giá-trị như The Birth of Vietnam (Việt Nam Khai Quốc), A History of the Vietnamese (Một Cuốn Sử về Người Việt).
Trong nhiều năm giảng-dạy tại Viện Đại-Học Cornellở Bang New York (Hoa-Kì), Ông Keith W. Taylor đã bị ảnh-hưởng bởi lối trình-bày lịch-sử truyền-thống (rằngViệt-Nam là một dân-tộc thống-nhất với một lịch-sử xuôi dòng từ xưa cho đến ngày “thống-nhất đất nước” 30-4-1975).
Nhưng rồi ông tỉnh ra, rằng lịch-sử Việt-Nam đã có nhiều giai-đoạn phân-chia: có thời-kì có 3 chính-quyền (Nhà Mạc; Nhà Lê với Chúa Trịnh; Chúa Nguyễn ở MiềnNam); có giai-đoạn Trịnh–Nguyễn phân-tranh; rồi thời-kì tranh-hùng giữa 2 Nhà Nguyễn (Nguyễn Tây-Sơn với Nguyễn Gia-Miêu); chưa kể anh+em Tây-Sơn cũng chia nước ra làm 3; và nhất là Việt-Nam sau Geneva 1954.

Vì thế, Ông Keith W. Taylor đã công-nhận rằng lối trình-bày cũ không sát thực-tế, quá một-chiều. Nên ông nhìn lại lịch-sử Việt-Nam cận-hiện-đại và thấy Miền Nam trong ngót 21 năm (1954-1975) đã thực-sự là một quốc-gia được quốc-tế công-nhận rộng-rãi (hơn Miền Bắc cộng-sản rất xa trong nhiều lãnh-vực và trong nhiều nghĩa.)  Từ đó, ông có í-tưởng phải nghiên-cứu một cách đứng-đắn về Miền Nam, về 2 nền Việt-Nam Cộng-Hòa.

Đó là lí-do tại sao Giáo-Sư Keith W. Taylor (tức Viện Đại-Học Cornell), là một trong các Viện Đại-Học lớn củaHoa-Kì, đã tiên-phong mời một số nhân-vật đã có vai trò đáng kể trong những lãnh-vực chính-trị, ngoại-giao, an-ninh, quốc-phòng, kinh-tế, tài-chánh, thông-tin tuyên-truyền... của thời Đệ-Nhị Cộng-Hòa họp lại để trình-bày cho khoảng 100 học-giả đến từ khắp nước Mĩ và cả một số nước khác (Pháp, Anh, Canada...) về những kinh-nghiệm xây-dựng dân-chủ qua Hiến-Pháp 1967, tôn-trọng Tam-Quyền Phân-Lập và những quyền căn-bản của người dân, qua một nền kinh-tế tự-do nhưng có điều-tiết, khuyến-khích phát-triển nông-nghiệp và công-nghiệp, xuất-khẩu, và đang trên đà cất cánh (takeoff).

Các diễn-giả do Giáo-Sư Keith W. Taylor nhân-danh Chương-Trình Đông-Nam Á-Châu của Viện Đại-HọcCornell đứng ra tổ-chức và mời tham-dự cuộc Hội-ThảoNhững Tiếng Nói từ Miền Nam (“Voices from the South”) vào tháng 6 năm 2012 (và có bài in trong sách này) gồm có:
-          Bùi Diễm, cựu Đại-Sứ tại Hoa-Kỳ, Đặc-Sứ tại Hòa-Hội Paris, Đại-Sứ Lưu-Động của VNCH.
-       Phan Công Tâm, cựu Giám-Đốc Kế-Hoạch và Phụ-Tá Công-Tác Đặc-Biệt cho Đặc-Ủy-Trưởng tại Phủ Đặc-Ùy Trung-Ương Tình-Báo VNCH.
-          Nguyễn Ngọc Bích, cụu Tổng-Giám-Đốc Thông-Tấn-Xã VNCH.
-          Trần Quang Minh, cựu Thứ-Trưởng Bộ Nông-Nghiệp & Tổng-Giám-Đốc chương-trình Lương-Thực Quốc-Gia VNCH.
-          Nguyễn Đức Cường, cựu Bộ-Trưởng Bộ Thương-Nghiệp & Công-Nghiệp VNCH.
-          Phan Quang Tuệ, cựu Phó Đổng-Lý Văn-Phòng của Chánh-Thẩm Tối-Cao Pháp-Viện VNCH.
-          Trần Văn Sơn, cựu Dân-Biểu VNCH.
-          Mã Xái, cựu Dân-Biểu VNCH.
-          Hồ Văn Kỳ Thoại, cựu Phó Đề-Đốc Tư-Lệnh Hải-Quân Vùng I Duyên-Hải VNCH.
-          Lữ Lan, cựu Trung-Tướng Tổng-Thanh-Tra, Bộ Tổng-Tham-Mưu Quân-Lực VNCH.
(Chưa kể phần dẫn-nhập của Chủ-Biên Keith W. Taylor, và phần tham-luận của Ông Hoàng Đức Nhã, cựu Tổng-Trưởng Dân-Vận & Chiêu-Hồi VNCH.)

II. MỘT CÁCH VIẾT MỚI VỀ SỬ VIỆT HIỆN-DẠI
Tôi đặc-biệt chú í đến cách viết (phân-chia thời-kì lịch-sử) trong sách này (có người gọi tắt là “Những Tiếng Nói từ Miền Nam” – Voices from the South.)

Cứ theo tinh-thần cuộc hội-thảo này, qua bài luận-thuyết của người chủ-xướng, Ô. Taylor, thì:    
“Việt-Nam Cộng-Hòa (Nam Việt-Nam) thông-thường được xem là một thực-thể thống-nhất xuyên suốt qua hai thập-niên (từ 1955 đến 1975) trong đó Hoa-Kỳ là đồng-minh chính-yếu của mình.  Tuy nhiên, chính-trị quốc-nộitrong thời-kỳ ấy đã diễn-biến theo một quỹ-đạo động, từ một giai-đoạn độc-đoán đến một giai-đoạn hỗn-loạn, rồi đến một giai-đoạn thử-nghiệm dân-chủ đại-nghị tương-đối ổn-định.  Ấn-tượng sâu-sắc về Nam Việt-Nam biểu-lộ trong đa-số các tác-phẩm, cả kinh-viện lẫn đại-chúng, tập-trung vào hai giai-đoạn đầu tiên [độc-đoánhỗn-loạn] để miêu-tả một bức tranh biếm-họa về tệ-nạn độc-tài tham-nhũng bất-ổn, mà ít nói đến những gì đã đạt được trong giai-đoạn tám năm sau cùng [thử-nghiệm dân-chủ...]”

Tám năm sau cùng, là [1975-8=1967] từ 1967 đến 1975.  Đó là giai-đoạn Việt-Nam Cộng-Hòa có Hiến-Phápdo Quốc-Hội Lập-Hiến với Chủ-Tịch Phan Khắc Sửuchung-quyết (18-3-1967), có bầu-cử Tổng-Thống & Phó Tổng-Thống (3-9-1967), kết-quả của đòi-hỏi chính-đáng của dân-chúng qua Biến Động Miền Trung năm 1966.

Trước đó [và cả hiện nay], thông-thường người ta chia Việt-Nam Cộng-Hòa ra làm 2 thời-kì (nền Cộng-Hòa):
        1. Đệ-Nhất Cộng-Hòa:   từ 1954 đến 1963
        2. Đệ-Nhị Cộng-Hòa:     từ 1963 đến 1975

Như thế tức là người ta lấy ngày Cách-Mạng 1-11-1963 làm mốc thời-gian (chấm dứt Đệ-Nhất Việt-Nam Cộng-Hòa), để kể từ đó trở đi (1963-1975) là Đệ-Nhị Việt-Nam Cộng-Hòa.

Nhưng nay, theo cách (phương-pháp) mới trong việc viết sử hiện-đại của [Miền Nam] Việt-Nam nói trên, ta có:
        1/ Giai-đoạn độc-đoán:   từ 1955 đến 1963
        2/ Giai-đoạn hỗn-loạn:    từ 1963 đến 1966
        3/ Giai-đoạn dân-chủ:     từ 1967 đến 1975
       
Vậy là thời-kì Đệ-Nhị Việt-Nam Cộng-Hòa (1963-1975) được chia ra làm 2 giai-đoạn: giai-đoạn hỗn-loạnvà giai-đoạn dân-chủ, mà giai-đoạn sau cùng này [tám năm cuối-cùng) mới là giai-đoạn thử-nghiệm dân-chủ đại-nghị tương-đối ổn-định, trong đó các nhân-vật kể trên [và nhiều người khác nữa chứ] “đã ra sức xây-dựng mộtcơ-cấu hiến-định cho chính-thể đại-nghị trong một cuộc chiến để sống-còn chống lại một nhà-nước chuyên-chế.  Những người đã cam-kết thực-hiện một tương-lai choViệt-Nam không-cộng-sản đã đặt tất cả hy-vọng của họ vào nền Đệ-Nhị Việt-Nam Cộng-Hòa, đấu-tranh cho nó, và hành-động cho sự thành-công của nó...”

III. BA GIAI-ĐOẠN CỦA THỜI-KÌ ĐỆ-NHẤT CỘNG-HÒA
Tôi thấy phân-chia thời-kì Đệ-Nhị Việt-Nam Cộng-Hòa ra 2 giai-đoạn như thế, nhìn chung, cũng rất hợp-lí, mặc dù kết-quả tình-hình (do các iếu-tố nội-tại cũng như ngoại-lai) đã vượt ra ngoài ước-mong và nỗ-lực của những người có viễn-kiến và tâm-huyết liên-quan (Xem thêm).

Cũng nhân vấn-đề phân-chia giai-đoạn lịch-sử trong thời-kì Đệ-Nhị Việt-Nam Cộng-Hòa này, tôi thấy cũng nên (và cần) làm việc tương-tự đối với thời-kì Đệ-Nhất Việt-Nam Cộng-Hòa.

Lí-do là vì hầu như mỗi lần nói đến Đệ-Nhất Việt-Nam Cộng-Hòa (gọi tắt là chế-độ Diệm), hai phía hoài-Ngô và bài-Ngô đều vơ đũa cả nắm, cực-đoan đến độ thiếu phần khách-quan. 

Phía hoài-Ngô thì cứ cho rằng, vì giới Phật-Tử Tranh-Đấu, tức Phật-Giáo Ấn-Quang, tức Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Thống-Nhất, cụ-thể là Thượng-Tọa Thích Trí Quang, đã lật đổ “chế-độ Diệm”, nên Đệ-Nhị Việt-Nam Cộng-Hòa chỉ là một quá-trình dẫn đến mất nước vào Ngày 30-4-1975.  (Điều này đã được chứng-nhân lịch-sử Lê Xuân Nhuận, ít nhất là trong cuốn sách hồi-kí “Biến-Loạn Miền Trung” do Nhà Xây-Dựng xuất-bản vào đầu năm 2012, nêu thêm một số iếu-tố Sự Thật, rằng ai mới là chính-phạm bức-tử Việt-Nam Cộng-Hòa.  Ngoài ra, “Chớ đem thành/bại luận anh-hùng”, trong số những nhân-vật ít/nhiều liên-quan đến vận nước suy-vong, vẫn có nhiều người nổi bật với các đóng-góp tích-cực của họ, ít nhất là các diễn-giả trong cuộc Hội-Luận “Những Tiếng Nói từ Miền Nam” ở Viện Đại-Học Cornell vào tháng 6 năm 2012 nói trên, với các thành-tựu nhất-định của họ, đều đã chính-thức nói lên tiếng nói của mình.)

Còn phía bài-Ngô thì cũng vì thấy Đệ-Nhất Việt-Nam Cộng-Hòa có quá nhiều khuyết-điểm, nhất là đều nằm dưới quyền [toàn-quyền chính-trị và quân-sự] củamột lãnh-tụ, Ông Ngô Đình Diệm [và gia-đình], nên đã quy chung giai-đoạn cầm quyền của ông từ 7-7-1954 đến26-10-1955 vào với thời-kỳ Đệ-Nhất Việt-Nam Cộng-Hòacủa Nhà Ngô 1955-1963 mà Giáo-Sư Keith W. Taylor gọi là chung là giai-đoạn độc-đoán.
* * *
Theo tôi, thời-kì “chế-độ Diệm” nên/cần được chia ra làm 3 giai-đoạn:
        1) Giai-đoạn Chuyển-Tiếp:     từ 7-1954 đến 10-1955
        2) Giai-đoạn Độc-Đoán Nhẹ: từ 1955 đến 1960
        3) Giai-đoạn Độc-Đoán Nặng: từ 1960 đến 11-1-1963

1Giai-Đoạn Chuyển-Tiếp (1954-1955)
Ở giai-đoạn bản-lề này, Ông Ngô Đình Diệm còn làThủ-Tướng của Quốc-Gia Việt-Nam dưới quyền Quốc-Trưởng Bảo-Đại. 
Thủ-Tướng Ngô Đình Diệm đã thành-công trong nhiều việc, tỉ như:
-          Tiếp+Trợ gần 800,000 đồng-bào Bắc-Việt di-cư vào Nam (với phương-tiện của Mĩ và Pháp do Mĩ iểm-trợ);
-          Chấm dứt sự chống-đối của Trung-Tướng Tổng-Tham-Mưu-Trưởng Nguyễn Văn Hinh (nhờ Quốc-TrưởngBảo Đại cất chức);
-          Được các tướng+tá chỉ-huy các giáo-phái vũ-trang Cao-Đài và Hòa-Hảo lần-lượt đem quân về hợp-tác; đặc-biệt Tướng Trình Minh Thế (Cao-Đài) tận-tình cho đến chết;
-          Bình-định chiến-khu Ba Lòng của Đại-Việt ở Quảng-Trị;
-          Dẹp yên lực-lượng Bình-Xuyên từ thủ-đô Sài-Gòn xuống tận Rừng Sát (chỉ-huy chiến-dịch “Hoàng Diệu” này là Đại-Tá Dương Văn Minh);
-          Bãi bỏ “Hoàng-Triều Cương-Thổ”;  
-           Được Hội-Đồng Tôn-Nhơn-Phủ (của hoàng-giaNguyễn-Phước Tộc) từ Huế gửi điện vào ủng-hộ;
-          Được nhận trực-tiếp viện-trợ của Mĩ, không còn qua trung-gian của Pháp;
-          Được Pháp giao trả Dinh Độc-Lập; chuyển quyền chỉ-huy/quản-trị Quân-Đội, Cảnh-Sát & Công-An, Tư-Pháp, Ngân-Khố, Tiền-Tệ, Hối-Đoái, Thương-Mại, Quan-Thuế, Công-Chánh, v.v...
(Nguồn: “Hai Mươi Năm Qua – Việc Từng Ngày – 1945-1964” của Đoàn Thêm)

Tuy thế, Thủ-Tướng Ngô Đình Diệm đã gặp phải nhiều trở-lực:
Tổng-Ủy-Trưởng Tị-Nạn Ngô Ngọc Đối, Bộ-Trưởng tại Phủ Thủ-Tướng Bùi Kiện Tín, Tổng-Trưởng Phụ-Tá Quốc-Phòng Hồ Thông Minh, Quốc-Vụ-Khanh Ủy-Viên Quốc-Phòng Trung-Tướng Trần Văn Soái, Quốc-Vụ-Khanh Ủy-Viên Quốc-Phòng Thiếu-Tướng Nguyễn Thành Phương, Tổng-Trưởng Xã-Hội Nguyễn Mạnh Bảo, Tổng-Trưởng Thông-Tin & Chiến-Tranh Tâm-Lý Phạm Xuân Thái, Tổng-Trưởng Kinh-Tế Lương Trọng Tường, Tổng-Trưởng Canh-Nông Nguyễn Công Hầu, Bộ-TrưởngNội-Vụ Huỳnh Văn Nhiệm, Thứ-Trưởng Nội-Vụ Nguyễn Văn Cát, Đô-Trưởng Sài-Gòn Trần Văn Hương, v.v... tất cả đều do Thủ-Tướng Ngô Đình Diệm bổ-nhiệm, mà đều theo nhau từ-chức để phản-đối; Đức Hộ-Pháp Phạm Công Tắc thành-lập “Mặt Trận Thống-Nhất” gồm nhiều đoàn-thể, cùng các giáo-phái, các giới-chức khác, cả trong lẫn ngoài nước, đều đòi-hỏi Thủ-Tướng Ngô Đình Diệm mở rộng chính-phủ, thực-thi dân-chủ, v.v...

Cho nên, mới một năm đầu mà Thủ-Tướng Ngô Đình Diệm đã phải cải-tổ nội-các, nhiều lần.
Đó là về chính-sách, thuật trị-quốc, thuật dụng-nhân, và nhân-sự nội-bộ; vả lại vẫn còn Quốc-Gia Việt-Nam dưới thời Quốc-Trưởng Bảo-Đại, nên thời-gian này có thể được liệt vào trong Giai-Đoạn 1, là “Giai-Đoạn Chuyển-Tiếp”.

2Giai-Đoạn Độc-Đoán Nhẹ (1955-1960)
Giai-Đoạn 2 được nhen-nhúm từ Giai-Đoạn 1, cụ-thể là việc hợp-pháp-hóa “Hội Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng”, thành-lập đoàn-thể chính-trị “Tập-Đoàn Công-Dân”; triển-khai các Đoàn Cán-Bộ “Công-Dân-Vụ” lưu-động, “Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia”; tổ-chức “Tham-Chính-Viện” (thay-thế Tối-Cao Pháp-Viện cũ); v.v... từ ngày 7-7-1954 đến ngày “Trưng Cầu Dân Ý” 23-10-1955.

Tháng 7-1954, Ông Ngô Đình Diệm nhậm-chức Thủ-Tướng ở Sài-Gòn.  Ở Miền Trung, ảnh-hưởng của Pháp và Quốc-Trưởng Bảo-Đại còn mạnh.  Tại Bộ Tư-Lệnh Đệ-Nhị Quân-Khu, đóng trong Đại-Nội (tả-ngạn Sông Hương), Huế, Đại-Tá Trương Văn Xương làm Tư-Lệnh; các Đại-Úy/Thiếu-Tá Nguyễn Văn Thiệu và Trần Thiện Khiêm thay nhau làm Trưởng Phòng 3 và Tham-Mưu-Trưởng; Đại-Úy Đặng Văn An làm Trưởng Phòng 5.  Tham-Mưu-Trưởng Trần Thiện Khiêm kí sự-vụ-lệnh (bằng chữ Pháp) cử Lê Xuân Nhuận làm Trưởng Ban Phát-Thanh [mà Phòng 5 gọi là Giám-Đốc Đài] “Tiếng Nói Quân Đội” tại Đệ-Nhị Quân-Khu.
Khi Trung-Tướng Nguyễn Văn Hinh , Tổng-Tham-Trưởng Quân-Đội Quốc-Gia (và Đại-Tá Trương Văn Xương Tư-Lệnh Đệ-Nhị Quân-Khu) chống lại Thủ-TướngNgô Đình Diệm, Lê Xuân Nhuận li-khai nhóm Trương Văn Xương, dùng “Đài Tiếng Nói Quân-Đội tại Đệ-Nhị Quân-Khu”, mà trụ-sở đặt tại Đài Phát-Thanh Huế (hữu-ngạn Sông Hương), để đơn-phương ủng-hộ Ngô Tổng-Thống.  Đài Huế hồi đó rất mạnh, phủ sóng khắp cả Miền Bắc lẫn Miền Nam; nhờ đó, các phần-tử đầu-tiên ủng-hộ họ Ngô ở Huế và Miền Trung mới mạnh-dạn bước ra, và ở Miền Nam càng vững chân hơn (xem thêm)...
Trong cuộc trưng cầu dân ý truất-phế Bảo Đại ngày 23-10-1955, Lê Xuân Nhuận được chỉ-định làm “Trưởng Phòng Phiếu” tại khu-vực Dòng Chúa Cứu-Thế, hữu-ngạn Sông Hương.  Đại-Úy (về sau là Trung-Tá) Đặng Văn An, trong Bộ Tham-Mưu cũ của Đại-Tá Trương Văn Xương, cấp chỉ-huy cũ của tôi, thì dè-dặt nhìn tôi mà bỏ phiếu; còn mấy nhân-viên kiểm-soát việc cử-tri bỏ phiếu, tôi chưa hề quen, thì luôn lén liếc về tôi; khiến tôi cảm thấy mất tự-nhiên.  Kết-quả là ở Sài-Gòn Chợ-Lớn có450,000 cử-tri ghi tên đi bầu, mà số phiếu bầu cho Cụ Ngô đếm được là 605,025 (130%).
Nguồn: Bernard Fall, “The Two Viet-Nams: A Political and Military Analysis” (New York: Frederick A. Praeger, 1962, trang 257.

Lấy các ngày tháng lịch-sử mà tính cho dễ, thì ngày 26-10-1955, ngày tuyên-bố Hiến-Ước tạm-thời, thành-lập nước Việt-Nam Cộng-Hòa [của Ngô Đình Diệm] thay cho Quốc-Gia Việt-Nam [của Bảo-Đại], cải-danh Quốc-Trưởng là Tổng-Thống, là ngày khởi-đầu của giai-đoạn 2 (Độc-Đoán Nhẹ).

Tôi gọi là “Giai-Đoạn Độc-Đoán Nhẹ” vì, ít ra, trongGiai-Đoạn 2 này:

1/ Phần thì Hoa-Kì ủng-hộ tích-cực và viện-trợ dồi-dào, phần thì Cộng-Sản Việt-Nam bận lo tái-thiết Miền Bắc nhiều năm sau ngày ngưng bắn 20-7-1954 nên chưa quấy-rối Miền Nam, Miền Nam Việt-Nam quả đã hưởng được một giai-đoạn thanh-bình, người dân no cơm ấm áo, có phần dư-dả, và đất nước vươn lên, hy-vọng phú-cường...
2/ Phần thì các tệ-nạn do chế-độ gây nên tuy đã đầy nhưng chưa tràn; cho đến khi bùng nổ, đẩy Đệ-Nhất Việt-Nam Cộng-Hòa vào Giai-Đoạn 3, là “Giai-Đoạn Độc-Đoán Nặng”, bắt đầu từ 1960 (xem thêm).

3Giai-Đoạn Độc-Đoán Nặng (1960-1963)
Bắt đầu từ đầu năm 1960, âm-lịch là năm Canh-Tí, mà năm Canh-Tí là “năm tuổi” của Tổng-Thống Ngô Đình Diệm (64 tuổi), cái nồi súp-de xì ra: nhật-báo Tự Do, mặc dù ấn-hành nhờ tiền Mật-Vụ của Cố-Vấn Ngô Đình Nhu, đăng lên bìa trước số Xuân Canh Tý 1960, một bức họa của Phạm Tăng, vẽ 6 con chuột đang gặm nhấm một trái dưa hấu. Vì mới  thôi, nên ai tinh mắt mới thấy, 6 con chuột ấy là Diệm, Thục, Nhu, bà Nhu, Cẩn, Luyện, và quả dưa hấu ấy (đặc sản nam nộ) là nước Việt-Nam Cộng-Hòa dưới triều Ngô.

Đến khi nổ bùng, mọi người đều nghe/thấy/biết, thì biến-cố đầu tiên là Lê Xuân Nhuận ở Huế đã công-khai lên tiếng, trong buổi “học-tập chính-trị và công-dân giáo-dục” (do Cố-Vấn Ngô Đình Nhu chỉ-đạo cho toàn-quốc) vào dịp Lễ Hai Bà Trưng, 3-3-1960, tại cơ-quan Cảnh-Sát Huế (lại Huế), tố-cáo các tội ác dưới thời Đệ-Nhất Việt-Nam Cộng-Hòa, hiển-nhiên do Đảng Cần-Lao Nhân-Vị gây nên.
Biến-cố này xảy ra (3-3-1960) trước cả chuỗi những biến-cố khác (vụ 18 nhân-sĩ Caravelle 26-4-1960, vụ đảo-chánh hụt 11-11-1960, “Mặt Trận Giải-Phóng Dân-Tộc Miền Nam Việt-Nam” ra đời 20-12-1960, v.v...) (Xem thêm)
Hiển-nhiên thời-gian 1960-1963 là Giai-Đoạn Độc-Đoán Nặng, từ lời phản-kháng công-khai của Lê Xuân Nhuận đến cái chết của anh+em Ngô Đình Diệm & Ngô Đình Nhu.

IV. HAI GIAI-ĐOẠN CỦA THỜI-KÌ ĐỆ-NHỊ CỘNG-HÒA
Trở lại với chủ-đề của bài-viết này.
Nhóm tỉnh ra của Giáo-Sư Keith. W. Taylor ít nhất qua cuốn NHỮNG TIẾNG NÓI TỪ NỀN ĐỆ-NHỊ VIỆT-NAM CỘNG-HÒA (1967-1975) này, đã chia thời-kì Đệ-Nhị Việt-Nam Cộng-Hòa ra làm 2 giai-đoạn:
       1) 1963-1966 là Giai-Đoạn Hỗn-Loạn
       2) 1967-1975 là Giai-Đoạn Thử-Nghiệm Dân-Chủ Đại-Nghị, gọi tắt là Giai-Đoạn Dân-Chủ.

So với tình-hình thấy trên thực-tế, có thể có người không hẳn đồng-í gọi thời-gian 1967-1975 là Giai-Đoạn Dân-Chủ.

Tuy nhiên, lắng nghe “TIẾNG NÓI CỦA NỀN ĐỆ-NHỊ VIỆT-NAM CỘNG-HÒA”, tôi thử đọc qua, thí-dụ bài tham-luận của Thẩm-Phán Hoa-Kì Phan Quang Tuệ, “From the First to the Second Republic: From Csylla to Charybdis”:
Scylla và Charybdis là hai con hải-quái trong thần-thoại Hy-Lạp, hùng-cứ 2 bên đối-nghịch nhau ở eo biển Messina, giữa Italy và Sicily. Hai con quái biển phù-phép chống nhau, bên thì biến thành con quỷ 6-đầu với mỗi-đầu-3-hàng-nanh-nhọn, bên thì tạo thành một dòng nước xoáy; kết-quả là, trên đường băng qua eo biển này, thủy-thủ mà gặp thủy-quái thì đa-phần mạng-vong, còn hải-thuyền mà gặp hải-hiểm nước xoáy thì toàn-phần tiêu-vong.
Để ví-von vì sao Giai-Đoạn Dân-Chủ (1-4-1967 30-4-1975) của Thời-Kì Đệ-Nhị Việt-Nam Cộng-Hòa không đơm hoa, dù đã có nhiều hạt giống tinh-anh (nếp sống văn-minh và dân-chủ cao-độ so với Miền Bắc u-tối cùng thời), Ông Phan Quang Tuệ, trưởng-nam của Bác-Sĩ Chính-Trị-Gia Phan Quang Đán tên-tuổi một thời, đã nhắc đến Scylla và Charybdis, là tượng-trưng cho Hoa-Kì, qua Nixon và Kissinger một bên, cùng Việt-Cộng qua Hoa-Cộng với Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai một bên, khiến cho con thuyền Việt-Nam ngày nay phải đứng trước cơ nguy nước xoáy của kẻ thù Bắc-phương.

KẾT-LUẬN
Nay phân-chia lại thời-đoạn cho Việt-Nam Cộng-Hòa, ta có:

                       Thời-Kì Đệ-Nhất Cộng-Hòa=
        1) Giai-đoạn Chuyển-Tiếp:       từ 7-1954 đến 10-1955
        2) Giai-đoạn Độc-Đoán Nhẹ:  từ 1955 đến 1960
        3) Giai-đoạn Độc-Đoán Nặng: từ 1960 đến 1-11-1963

                       Thời-Kì Đệ-Nhị Cộng-Hòa=
        1) Giai-Đoạn Hỗn-Loạn:         từ 2-11-1963 đến 1966
        2) Giai-Đoạn Dân-Chủ:           từ 1-4-1967 đến 30-4-75

Vấn-đề ở đây không phải là cách-thức phân-chia thời-đoạn như trên, mà là dựa vào thời-đoạn như trên để làm căn-cứ cho việc KHEN/CHÊ TỐT/XẤU mỗi khi phê-bình Đệ-Nhất và Đệ-Nhị Việt-Nam Cộng-Hòa.

 Xin nói nôm-na và ngắn-gọn là phía hoài-Ngô chỉ nên đề-cao và tự-hào về thời-kì tương-đối “vàng son” (có vàng nhưng cũng có thau) của Đệ-Nhất Cộng-Hòa là Giai-Đoạn Độc-Đoán Nhẹ; đừng vơ luôn cả Giai-Đoạn Độc-Đoán Nặng vào, vì không thuyết-phục được những người khách-quan.  Đồng-thời, khi chỉ-trích tình-trạng bất-ổn của Đệ-Nhị Cộng-Hòa thì cũng nên thu gọn trong Giai-Đoạn Hỗn-Loạn, không nên quy-trách chung cho cả những thành-tựu trong Giai-Đoạn Dân-Chủ (phần nào đã được nêu ra trong sách “VOICES from the SECOND REPUBLIC of SOUTH VIETNAM”  Những Tiếng Nói từ Nền Đệ-Nhị Việt-Nam Cộng-Hòa.)
       
Bản-thân tôi đã từng là Ki-Tô-Hữu, rồi Cơ-Đốc-Nhân [qua nhiều hệ-phái]; nhưng tôi không chỉ nghe theo các sách và lời “nhiệm ý” của các linh-mục và mục-sư, mà tôi đã tự mình tìm đọc toàn-văn cuốn sách Kinh Thánh, nên tôi có đủ can-đảm nhận-chân Lẽ Thật mỗi khi có người đề-cập/trích-dẫn chính những Lời Chúa được in rành-rành trong Thánh-Kinh.


Nguồn: Internet


Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016


TRƯỚC CƠN LỬA DỮ

Vĩnh Hảo


Đời sống vốn bất toàn, vì tự bản chất, không có một cá thể nào (từ con người, gia đình, xã hội, quốc gia) thực sự độc lập và có tự tính riêng của nó. Chính sự tương hệ, tương thuộc giữa các cá thể đã làm cho hạnh phúc và khổ đau của một người, không thể là điều riêng rẻ cá biệt của mỗi người ấy. Luôn có sự tác động trực tiếp hay gián tiếp từ các yếu tố nguyên nhân, thuận duyên và nghịch duyên, cùng kết quả, từ mọi phía ảnh hưởng lên đời sống của một cá nhân.

Bất toàn, vô thường, khổ đau, vì vậy, là hệ quả tất nhiên từ nguyên lý duyên khởi, duyên sinh.
Nhưng trên thực tế đời sống, các tai họa lớn ảnh hưởng đến số đông không phải đều do thiên nhiên, mà hầu như đều do con người. Con người là tác nhân đáng sợ nhất gây tạo khổ đau cho kẻ khác chỉ vì lòng tham lam của mình.

Khi một đảng phái, một chính quyền, chỉ biết đến đặc quyền đặc lợi của mình, không quan tâm đến lợi ích của số đông thì hậu quả nước mất, nhà tan chẳng phải là điều xa vời nữa. Không có một triều đại thối nát, hại dân nào có thể tồn tại lâu dài khi nỗi thống hận khổ đau của dân bị đẩy đến chỗ tận cùng bờ mé.

Nhưng làm thế nào mà con người sống trong một xã hội, một đất nước, có thể thờ ơ, nguội lạnh, không màng đến nỗi hiểm nguy đang trờ tới và bao nỗi thống khổ đang tràn ngập chung quanh! Chỉ vì lửa chưa cháy đến nhà mình mà chỉ cháy ở đâu đó hay sao?
Lửa có thể cháy lan; mà một khi đã có người cố tình phóng hỏa thì tai họa có thể đến bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu.

Thật khó có thể lý giải về những người trí tuệ, từng quán sát tường tận căn nguyên và thực trạng khổ đau của kiếp người, nhưng lại không thấy, không biết về những thảm họa môi trường đã và đang xảy ra cho hàng triệu người chung quanh.

Thật khó hiểu về những người từ bi, luôn quán sát và nghiệm chứng về nỗi thống khổ của sinh linh, xót nỗi đau của muôn loài, nhưng lại không cảm, không nhận về những khổ đau mất mát của hàng triệu người dọc suốt các tỉnh ven biển.

Và cũng thật khó giải thích về những người uy dũng, từng quán niệm về thân xác huyễn mộng, thế gian vô thường, sẵn sàng hy sinh cả sinh mệnh để cứu người, cứu đời, mang lại phúc lợi cho tha nhân; lại không thể cất lên được dù chỉ là một lời nói về sự thực, hay một cử chỉ tối thiểu để bênh vực lẽ phải và công bình.

Im lặng (nếu không muốn nói là thờ ơ, vô cảm) trước thảm trạng của một đại khối dân tộc, sẽ được đánh giá như thế nào trong sử xanh mai hậu?
Chờ đợi cho đến khi nào mới gọi là đúng lúc để nói một lời trung ngôn? Cho đến khi lửa cháy trên đầu ư? — Quá muộn rồi.

Kẻ trí tuệ là người có thể thấy trước điều xảy ra cho thiên hạ qua những nguyên nhân mà kẻ khác đã gieo, đang gieo hoặc chuẩn bị gieo.
Kẻ từ bi là người có thể rơi lệ đau xót cho nhân thế trước khi các thảm trạng rơi ập xuống thân phận bé nhỏ mong manh của họ.
Kẻ uy dũng là người thấy biết và cảm nhận sâu xa thực trạng thống khổ của con người và cuộc đời, mạnh dạn dấn vào nơi hiểm nguy, mưu cầu lối thoát cho tất cả.

Một cá thể, một tổ chức (tôn giáo hay đảng phái), không đủ trí, bi và dũng trước cơn lửa dữ, sẽ không xứng đáng là một thành phần của đại khối dân tộc. Thái độ thờ ơ vô cảm sẽ cách ly mình với con người và xã hội chung quanh, trong khi tự bản chất, mỗi cá nhân là một mảng không thể tách rời trong tương quan trùng trùng với dân tộc và đất nước mà người đó sinh ra.
Chúng ta không thể tự nhận mình là một thành tố của dân tộc, nếu chưa bao giờ thấy, cảm và hành động như một con người bi-trí-dũng giữa cuộc tồn sinh thống khổ nầy. 

Vĩnh Hảo
California, 21.8.2016



Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016


CÂU CHUYỆN PHÍA SAU NHÀ SƯ TỰ THIÊU
Patrick Witty phỏng vấn Malcolm Browne

Lời Ban biên tập - Nhà báo Malcolm Browne là một trong những nhân chứng người nước ngoài có mặt tại sự kiện Bồ-tát Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn vào ngày 11-6-1963, ông đã chụp liên tục khoảng 10 cuộn phim ghi lại hình ảnh HT.Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân mà trong đó có một bức ảnh được xem là biểu tượng đã mang lại cho ông giải thưởng ảnh báo chí quốc tế năm 1963 và đoạt giải Pulitzer vào năm 1964.
Trước khi từ giã cõi đời vào ngày 27-8-2012 ở tuổi 81 tại Hoa Kỳ, ông đã có cuộc trò chuyện với Patrick Witty, biên tập viên hình ảnh của Tạp chí Time tại nhà riêng của ông ở Vermont, Hoa Kỳ về sự kiện lịch sử mà ông là nhân chứng.
Chúng tôi trân trọng gởi đến quý độc giả nội dung của buổi trò chuyện giữa hai người qua bản dịch Việt của Tường Anh và Tịnh Thủy hiệu đính.


Malcolm Browne: 
CÂU CHUYỆN PHÍA SAU NHÀ SƯ TỰ THIÊU
Patrick Witty | Tường Anh dịch | Tịnh Thủy hiệu đính

Malcolm Browne (trái) và nhiếp ảnh gia Horst Faas
tại văn phòng của Thông tấn xã AP, Sài Gòn 1964 (Ảnh: Peter Arnett / AP)
Nhân dịp lễ kỷ niệm lần thứ 50 ngày Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu vào năm 1963, LightBox trình bày cuộc phỏng vấn với Malcolm Browne, nhiếp ảnh gia của Associated Press, người đã chụp được bức ảnh mang tính biểu tượng vào thời điểm đó.
Nhiếp ảnh gia Malcolm Browne, được biết đến qua bức ảnh gây chấn động và mang tính biểu tượng về một nhà sư tự thiêu tại Sài Gòn, đã qua đời vào ngày 27/8/2012 hưởng thọ 81 tuổi. Ông Browne đã được trao giải thưởng Pulitzer về Tường thuật Quốc tế và Ảnh Báo chí Quốc tế Năm 1963 của World Press. Vào năm 2011, ông  Browne đã có buổi trò chuyện với Patrick Witty, chủ bút hình ảnh của Tạp chí Time tại nhà riêng của ông ở bang Vermont, Hoa Kỳ.   
Patrick Witty: Điều gì đã xảy ra ở Việt Nam lúc bấy giờ để dẫn đến việc anh chụp được bức ảnh nổi tiếng về việc tự thiêu của Ngài Quảng Đức? 
Malcolm Browne: Cho đến thời điểm xảy ra sự kiện thì tôi đã ở Việt Nam được đôi ba năm khi tình hình bắt đầu xấu đi tại Miền Trung Việt Nam. Tôi đã quan tâm nhiều hơn đến các nhà Sư Việt Nam hơn trước vì dường như đối với tôi họ có khả năng là những người có tác động mạnh khởi xướng các sự kiện và gây ảnh hưởng trong bất kỳ sự kiện gì xảy ra tiếp theo. Tôi đã có một mối quan hệ thân thiện với khá nhiều vị Sư lãnh đạo phong trào đấu tranh cho nhân quyền và bình đẳng tôn giáo. Lúc đó phong trào đã được định hình.
Vào đầu mùa Xuân năm 1963, các nhà sư bắt đầu nói bóng gió rằng họ sẽ làm một việc đặc biệt gì đó để thể hiện sự phản đối– và điều đó rất có thể sẽ là việc tự sát hay tự thiêu của một trong các nhà sư. Và dù bằng cách nào thì đó là điều mà tôi phải chú ý tới.
Tại thời điểm đó, các nhà sư đã gọi điện cho các phóng viên nước ngoài tại Sài gòn để cảnh báo rằng sắp xảy ra sự việc lớn. Hầu hết các phóng viên đều cảm thấy chán với tin cảnh báo đó và họ đã lờ đi. Riêng tôi, tôi cảm thấy chắc chắn họ (các nhà Sư) sẽ làm một chuyện gì đó, họ không điện thoại để lừa dối, thế nên tôi thực sự là phóng viên phương Tây duy nhất chứng kiến và đưa tin sự kiện trọng đại đó.   
PW: Hãy cho tôi biết về buổi sáng hôm đó. Chắc có lẽ anh không mong đợi sự việc gì bi thảm quá nhưng anh có cảm thấy bị lôi cuốn vì cuộc gọi điện thoại đêm hôm trước không?
Malcolm Browne: Tôi đã được gợi ý rằng sẽ có một sự kiện đặc biệt quan trong xảy ra, bởi vì tôi biết chắc các nhà sư này không lừa dối. Họ hoàn toàn nghiêm túc về việc họ sẽ làm một chuyện gì đó khá mãnh liệt. Trong một nền văn minh khác, nó có thể là hình thức một vụ đánh bom hay một sự việc gì tương tự như thế.
Các nhà sư biết rất rõ về một vụ tự thiêu chắc chắn sẽ diễn ra. Cho nên vào thời điểm tôi đến ngôi chùa nơi mà tất cả những điều này đã được tổ chức, mọi thứ đang trong tiến trình – chư Tăng Ni tụng loại kinh rất thông thường ở các buổi tang lễ và các buổi lễ tương tự. Theo sự ra hiệu của người lãnh đạo, tất cả các Tăng Ni bắt đầu bước ra đường và đi bộ hướng về phía khu vực trung tâm Sài Gòn. Khi chúng tôi đến đó, các nhà sư nhanh chóng tạo thành một vòng tròn ngay tại giao lộ của hai con đường chính ở Sài Gòn. Một chiếc xe hơi chạy đến. Hai nhà sư trẻ bước ra khỏi xe. Một nhà sư già, hơi nghiêng một chút vào một trong các nhà sư trẻ, cũng bước ra. Họ tiến đến ngay giữa giao lộ. Hai nhà sư trẻ mang một thùng nhựa chứa xăng. Ngay sau khi vị sư già tự ngồi xuống trong tư thế kiết-già, hai vị sư trẻ kia tưới xăng lên khắp người vị sư già đang ngồi. Rồi nhà sư già ấy mở hộp diêm, lấy ra một que diêm và đốt lên, rồi thả nó vào lòng mình và ngay lập tức ngọn lửa bùng lên, toàn thân của vị sư ngập chìm trong lửa. Tất cả mọi người chứng kiến cảnh tượng ấy đều vô cùng kinh hoàng. Đó là một khoảnh khắc tệ hại như tôi đã mong đợi.
Tôi không biết chính xác lúc nào vị sư ấy qua đời, bởi vì tôi không thể nào nhận biết được qua nét mặt, giọng nói hay bất cứ điều gì của vị ấy. Nhà sư ấy không hề kêu la đau đớn. Khuôn mặt nhà sư ấy dường như vẫn khá bình thản cho đến khi nó bị nám đen do ngọn lửa mà bạn không thể nhận dạng nữa. Cuối cùng các nhà sư nhận định vị sư ấy đã qua đời và họ mang một cái quan tài đến, một quan tài bằng gỗ thô.
PW: Và anh là nhiếp ảnh gia duy nhất ở đó?
MB: Theo như tôi biết có thể nói là đúng như vậy. Sau đó tôi được biết có một vài người Việt Nam cũng đã chụp một vài tấm hình của sự kiện đó, nhưng lúc đấy những tấm hình họ chụp được đã không được công bố, không được gửi ra ngoài qua hệ thống viễn liên hoặc các hình thức tương tự như thế.
PW: Anh đã nghĩ gì khi anh nhìn sự kiện ấy qua ống kính máy ảnh?
MB: Lúc đó tôi chỉ nghĩ sự kiện đó là một chủ thể tự chiếu sáng và cần được phơi bày. Tôi đã dùng một máy ảnh giá rẻ của Nhật Bản, tên là Petri. Tôi rất quen thuộc với nó, nhưng tôi muốn chắc chắn rằng tôi không chỉ điều chỉnh đúng trên máy ảnh từng khoảnh khắc thời gian và tập trung vào sự kiện một cách thích hợp, mà còn phải thay phim một cách thật nhanh để bắt kịp với những gì đang diễn ra. Tôi chụp hết khoảng mười cuộn phim, bởi vì tôi chụp liên tục.
PW: Anh cảm thấy thế nào khi đó?
MB: Điều chủ yếu trong tâm trí tôi lúc ấy là lấy các bức ảnh ra. Tôi thừa nhận rằng đây là một sự kiện quan trọng rất bất thường và tôi phải tức tốc đưa các bức ảnh đó cho cơ quan thông tấn AP tại một trong các chi nhánh của AP càng sớm càng tốt. Và tôi cũng biết đây là một việc rất khó khăn khi làm việc ở Sài Gòn trong thời gian ngắn.
PW: Anh đã làm gì với những cuộn phim ấy?
MB: Tôi phải dùng đến những mưu mẹo để đưa những cuộn phim đó đến điểm truyền tin.  Chúng tôi phải gửi các cuộn phim gốc bằng đường hàng không hay bằng cách nào đó. Các cuộn phim không phải trình qua cơ quan kiểm duyệt vào thời điểm đó. Chúng tôi đã sử dụng chim bồ câu để gởi đến tận nơi xa như Manila, Philippines. Và ở Manila người ta có thiết bị truyền tin viễn liên vô tuyến để gửi đi (Hoa Kỳ).
PW: Khi anh nói chim bồ câu, chính xác ý anh muốn nói gì?
MB: Chim bồ câu ở đây là một hành khách trên một chuyến bay thương mại thường xuyên mà mình đã thuyết phục họ để họ mang một gói hàng nhỏ cho mình. Tốc độ là vấn đề quan trọng trong việc này. Vì thế chúng tôi đã tức tốc đem các cuộn phim đến phi trường, và chúng được chuyển đi trên một chuyến bay đến Manila không lâu sau đó.
PW: Khi phim đến nơi, có ai từ hãng thông tấn AP nhắn tin cho anh biết là bức ảnh đã được công bố trên khắp thế giới không?
MB: Không.
PW: Thế Anh không biết à?
MB: Không, chúng tôi không biết, tựa như bắn vào một lỗ đen vậy. Chúng tôi biết rằng phim chúng tôi gửi đi đã đến nơi chỉ sau khi nhận được những lời chúc mừng về việc chúng tôi đã gửi bức ảnh đó. Không phải mọi người đều đăng nó. Tờ New York Times không đăng nó. Họ cảm thấy đó là một bức ảnh quá kinh hãi không mấy phù hợp cho một tờ báo đưa tin vào bữa ăn sáng của độc giả.
PW: Hiện giờ tôi đang xem bức ảnh trên màn hình. Hãy cho tôi biết những gì tôi không thấy – Những gì mà anh đã nghe, đã ngửi thấy khi ấy?
MB: Lúc đó, mùi nhang tràn ngập. Họ đã đốt nhang và tạo ra một mùi rất mạnh, không phải là một mùi đặc biệt dễ chịu, nhưng nó có nghĩa là để bày tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên. Tôi phải nói đó là mùi nhang tràn ngập, bên cạnh đó còn có mùi dầu xăng và mùi thịt cháy. Âm thanh lúc đó chính là tiếng gào khóc và đau khổ tiếc thương của các nhà sư vây xung quanh, những người đã biết đến Ngài Quảng Đức trong nhiều năm qua và cảm mến Ngài. Rồi có tiếng la trên loa phóng thanh của những người lính cứu hỏa đang cố tìm cách đưa Ngài ra ngoài, dập tắt ngọn lửa xung quanh Ngài mà không phải thật sự làm Ngài chết hay việc gì đó. Thế nên đó là một cảnh tạp nham lộn xộn.
- Vâng, bức ảnh đã tạo ra sự ảnh hưởng rất mạnh trên khắp thế giới. Đấy có lẽ là câu trích dẫn trung thực từ Nhà Trắng.
PW: Có lần tôi đã đọc những gì Tổng thống Kennedy nói về bức ảnh của anh. Ông ấy nói, “Không có một bức tin ảnh nào trong lịch sử đã tạo ra nhiều cảm xúc trên khắp thế giới như nó”. Có phải như thế không?
MB: Vâng, có thể, đấy có lẽ là câu trích dẫn trung thực từ Nhà Trắng.
PW: Anh coi bức ảnh như là sự thành công tột đỉnh của anh trong ngành báo chí không? 
MB: Bức ảnh đã thu hút rất nhiều sự chú ý, tôi nói đúng là như thế. Không nhất thiết phải là một câu chuyện gay go mà tôi đã từng đưa tin nhưng chắc chắn nó là một phần quan trọng trong sự nghiệp của tôi.

● Xem hình ảnh:
Diễn tiến cuộc tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức ngày 11-6-1963 (ảnh của: Malcolm Browne/ AP) http://thuvienhoasen.org/a25821/dien-tien-cuoc-tu-thieu-cua-hoa-thuong-thich-quang-duc-ngay-11-6-1963
● Tác giả: Patrick Witty@patrickwitty | Deputy Director of Photography at National Geographic Washington, DC. - Time Magazine, The New York Times
● Dịch gỉa: Tường Anh Xuan Ha | Legal Translator Mobile phone: 0903033880 - 0903872296 Skype: Lam Ha 64
● Hiệu đính: Tịnh Thủy | Biên tập viên Ban biên tập TVHS (info@thuvienhoasen.org)


Nguyên tác tiếng Anh:

Malcolm Browne: 
THE STORY BEHIND THE BURNING MONK
Patrick Witty @patrickwitty  Aug. 28, 2012 | Time/LightBox
   
On the 50th anniversary of Quang Duc's self-immolation in 1963, LightBox presents an interview with Malcolm Browne, the Associated Press photographer who captured the now-iconic image.
Photographer Malcolm Browne, known for his shocking and iconic image of a self-immolating monk in Saigon, died on Aug. 27, 2012 at the age of 81. Browne was awarded the Pulitzer Prize for International Reporting as well as the World Press Photo of the Year in 1963. In 2011, Browne spoke with TIME international picture editor Patrick Witty from his home in Vermont.
Patrick Witty: What was happening in Vietnam leading up to the day you took your famous photograph of Quang Duc’s self-immolation?
Malcolm Browne: I had been in Vietnam at that point for a couple of years when things began to look ugly in central Vietnam. I took a much greater interest in the Buddhists of Vietnam than I had before, because it seemed to me they were likely to be movers and shakers in whatever turned up next. I came to be on friendly terms with quite a lot of the monks who were leaders of this movement that was taking shape.
Along about springtime (1963), the monks began to hint that they were going to pull off something spectacular by way of protest–and that would most likely be a disembowelment of one of the monks or an immolation. And either way, it was something we had to pay attention to.
At that point the monks were telephoning the foreign correspondents in Saigon to warn them that something big was going to happen. Most of the correspondents were kind of bored with that threat after a while and tended to ignore it. I felt that they were certainly going to do something, that they were not just bluffing, so it came to be that I was really the only Western correspondent that covered the fatal day.
PW: Tell me about that morning. You certainly weren’t expecting something so dramatic but you felt drawn because of a call the night before?
MB: I had some hint that it would be something spectacular, because I knew these monks were not bluffing. They were perfectly serious about doing something pretty violent. In another civilization it might have taken the form of a bomb or something like that.
The monks were very much aware of the result that an immolation was likely to have. So by the time I got to the pagoda where all of this was being organized, it was already underway—the monks and nuns were chanting a type of chant that’s very common at funerals and so forth. At a signal from the leader, they all started out into the street and headed toward the central part of Saigon on foot. When we reached there, the monks quickly formed a circle around a precise intersection of two main streets in Saigon. A car drove up. Two young monks got out of it. An older monk, leaning a little bit on one of the younger ones, also got out. He headed right for the center of the intersection. The two young monks brought up a plastic jerry can, which proved to be gasoline. As soon as he seated himself, they poured the liquid all over him. He got out a matchbook, lighted it, and dropped it in his lap and was immediately engulfed in flames. Everybody that witnessed this was horrified. It was every bit as bad as I could have expected.
I don’t know exactly when he died because you couldn’t tell from his features or voice or anything. He never yelled out in pain. His face seemed to remain fairly calm until it was so blackened by the flames that you couldn’t make it out anymore. Finally the monks decided he was dead and they brought up a coffin, an improvised wooden coffin.
PW: And you were the only photographer there?
MB: As far as I could tell, yes. It turns out that there were some Vietnamese that took some pictures but they didn’t go out—they’re not on the wires or anything like that.
PW: What were you thinking while you were looking through the camera?
MB: I was thinking only about the fact it was a self-illuminated subject that required an exposure of about, oh say, f10 or whatever it was, I don’t really remember. I was using a cheap Japanese camera, by the name of Petri. I was very familiar with it, but I wanted to make sure that I not only got the settings right on the camera each time and focused it properly, but that also I was reloading fast enough to keep up with action. I took about ten rolls of film because I was shooting constantly.
PW: How did you feel?
MB: The main thing on my mind was getting the pictures out. I realized this is something of unusual importance and that I’d have to get them to the AP in one of its far flung octopus tentacles as soon as possible. And I also knew this was a very difficult thing to do in Saigon on short notice.
PW: What did you do with the film?
MB: The whole trick was to get it to some transmission point. We had to get the raw film shipped by air freight, or some way. It was not subject to censorship at that point. We used a pigeon to get it as far as Manila. And in Manila they had the apparatus to send it by radio.
PW: When you say pigeon, what do you mean exactly?
MB: A pigeon is a passenger on a regular commercial flight whom you have persuaded to carry a little package for him. Speed was of the essence obviously. So we had to get it to the airport. It got aboard a flight leaving very soon for Manila.
PW: Did anyone from the AP, once the film arrived, send a message to you saying that the picture was being published all over the world?
MB: No.
PW: You didn’t know?
MB: No, we didn’t know, it was like shooting into a black hole. We learned that it had arrived only after messages began to come through congratulating us for sending such a picture. It was not run by everybody.The New York Times did not run it. They felt it was too grisly a picture that wasn’t suitable for a breakfast newspaper.
PW: I’m looking at the picture now on my screen. Tell me what I’m not seeing —what are you hearing, smelling?
MB: The overwhelming smell of joss sticks. They do make a very strong smell, not a particularly nice smell, but it’s meant to appease the ancestors and all of that. That was the overwhelming smell except for the smell of burning gasoline and diesel and the smell of burning flesh, I must say. The main sound was the wailing and misery of the monks, who had known this guy for many years before and were feeling for him. Then there was shouting over loudspeakers between the fire department people, trying to figure out a way to put him out, put out the flames around him without actually killing him or something. So it was a jumble of confusion.
PW: I read once what President Kennedy said about your photograph. He said, “No news picture in history has generated so much emotion around the world as that one.”
MB: Yeah, that could be, that sounds like an honest quote from the White House.
PW: Would you consider the photograph your crown achievement in journalism?
MB: It attracted a lot of attention, I’ll say that for it. It was not necessarily the hardest story I’ve ever had to cover, but it was certainly an important part of my career.
Source:

Ảnh tư liệu xảy ra trong ngày 11-6-1963:
Diễn tiến cuộc tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức ngày 11-6-1963 (ảnh của: Malcolm Browne/ AP)