BÀN VỀ VIỆC TẠC TƯỢNG CỤ NGUYỄN DU
Hồ Bạch
Thảo
Đọc truyện Tây Du Ký, thú vị ở đoạn diễn tả Tôn
Ngộ Không vươn mình nhảy xa vạn trượng, nhưng khi xem lại vẫn không vượt quá
được bàn tay Phật Bà Quan Âm. Thử đi thử lại mấy lần cũng như vậy ; phải chăng
tài năng Ngộ Không cao đến đâu, cũng không vượt qua được trí tuệ viên mãn của
Quan Âm.
Tương tự, người viết văn không thoát khỏi ý tưởng “ Văn
mình, vợ người ”, thường gật gù tấm tắc với doạn văn đắc ý vừa mới
viết xong, cho là sáng tạo độc đáo. Nhưng nếu chịu khó mở quyển Tự
Điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh ra tra lại, thì ngỡ ngàng thấy từ
ngữ dùng, hoặc văn ảnh, ý tưởng đôi khi na ná với Truyện Kiều.
Trong trường họp này, chớ tự trách mình đạo văn, bạn hãy tự hào đã đến gần được
đỉnh cao văn chương Việt. Hàng mấy thế hê trước , kẻ sĩ nước ta miệt mài với “ Tập
Kiều, Lẩy Kiều ” ; từng tự hào đã sử dụng chất liệu Truyện
Kiều để xây dựng các công trình văn chương khác.
Truyện Kiều tuy là tác phẩm đề cập một vài mảnh đời riêng, nhưng có sức
cảm thông và phổ cập đến mọi hạng người. Trong cuộc đời đầy bất trắc, dường như
ai ai cũng thấy một vài câu thơ trong truyện Kiều nói lên thân phận mình.
Như hoàn cảnh đưa đẩy phải làm một việc liều lĩnh, biết mai kia ra
làm sao, người trong cuộc đành chép miệng :
Cũng liều nhắm mắt đưa
chân,
Thử xem con tạo xoay vần đến đâu.
Thử xem con tạo xoay vần đến đâu.
Hoặc số phận hẩm hiu, bước trầm luân không dứt, kẻ xấu số đành an
ủi :
Phận bèo bao quản nước
sa,
Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh.
Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh.
Có muôn ngàn lý do để giải thích tại sao văn bạn có chút ảnh hưởng Truyện
Kiều : hoặc giả bạn từng được mẹ ru câu Kiều từ thuở ấu thơ lúc còn
nằm nôi, được học Kiều lúc cắp sách đến trường, hoặc ảnh hưởng bởi những cây
bút tôn thờ cụ Nguyễn Du là bậc thầy về văn chương. Dù bằng phương tiện nào,
thì cũng đều là cơ duyên tốt cho sự nghiệp văn chương.
Nhạc sĩ Phạm Duy, trả lời phỏng vấn trong chương trình Paris
By Night, cho biết ông rất yêu thơ cổ, thuộc lòng cả Truyện Kiều.
Bởi vậy khán thính giả không lấy làm lạ trong bài hát nỗi tiếng Về
Miền Trung, cực tả cảnh tan hoang trong cuộc chiến tranh chống
Pháp ; có những từ ngữ, văn ảnh phảng phất trong Truyện Kiều :
Người đi trên đống tro
tàn
Thương em, nhớ mẹ hương vàng về đâu
Chiều khô nước mắt rưng sầu
Tan thân thiếu phụ, nát đầu hài nhi
Thương em, nhớ mẹ hương vàng về đâu
Chiều khô nước mắt rưng sầu
Tan thân thiếu phụ, nát đầu hài nhi
Cảnh loạn lạc của cuộc chiến tranh Nam Bắc, trên 2 thế kỷ trước,
đã thôi thúc Đặng Trần Côn viết Chinh Phụ Ngâm, trong đó có
câu hỏi ray rứt của người vợ trẻ và câu trả lời bắt buộc phải sai hẹn của chinh
phu :
Ức tích dữ quân tương
biệt thì [Nhớ trước đây ngày tôi từ biệt chàng.]
Liễu điều do vị chuyển hoàng ly [Trên cành liễu, chim hoàng oanh mùa đông chưa hót]
Vấn quân hà nhật quí [Tôi hỏi chàng, ngày nào chàng trở về?]
Nãi ước đỗ quyên đề [Chàng trả lời đến mùa hè chim đỗ quyên hót, ]
Đỗ quyên dĩ trục hoàng ly lão [Mùa chim đỗ quyên đã qua, mùa đông chim hoàng oanh hót]
Thanh liễu lâu tiền ngữ ý nhi. [Rồi trước lầu chim ý nhi báo mùa xuân. mà chẳng thấy chàng đâu!]
Liễu điều do vị chuyển hoàng ly [Trên cành liễu, chim hoàng oanh mùa đông chưa hót]
Vấn quân hà nhật quí [Tôi hỏi chàng, ngày nào chàng trở về?]
Nãi ước đỗ quyên đề [Chàng trả lời đến mùa hè chim đỗ quyên hót, ]
Đỗ quyên dĩ trục hoàng ly lão [Mùa chim đỗ quyên đã qua, mùa đông chim hoàng oanh hót]
Thanh liễu lâu tiền ngữ ý nhi. [Rồi trước lầu chim ý nhi báo mùa xuân. mà chẳng thấy chàng đâu!]
Mấy câu thơ này được bà Đoàn Thị Điểm (theo Hoàng Xuân Hãn và
nhiều học giả,tác giả bản dịch này là Phan Huy Ích) diễn Nôm như sau :
Thuở lâm hành oanh chưa
bén liễu,
Hỏi ngày về ước nẻo quyên ca.
Nay quyên đã dục oanh già,
Ý nhi lại gáy trước nhà líu lo.
Hỏi ngày về ước nẻo quyên ca.
Nay quyên đã dục oanh già,
Ý nhi lại gáy trước nhà líu lo.
Rồi đến cuộc chiến Nam Bắc lần thứ 2, trong bài hát Kỷ Vật Cho Em (thơ
Linh Phương, Phạm Duy phổ nhạc), tác giả lại dùng ý cũ, để sáng tạo một tuyệt
phẩm, với từ điệu hoàn toàn mới :
Em hỏi anh, em
hỏi anh bao giờ trở lại?
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về.
Anh trở về có thể bằng chiến thắng Pleime,
Hay Đức Cơ, Đồng Xoài, Bình Giả.
Anh trở về hàng cây nghiêng ngã,
Anh trở về có khi là hòm gỗ cài hoa,
Anh trở về bằng chiếc băng ca;
Trên trực thăng sơn màu tang trắng…
Xin trả lời, xin trả lời mai mốt anh về.
Anh trở về có thể bằng chiến thắng Pleime,
Hay Đức Cơ, Đồng Xoài, Bình Giả.
Anh trở về hàng cây nghiêng ngã,
Anh trở về có khi là hòm gỗ cài hoa,
Anh trở về bằng chiếc băng ca;
Trên trực thăng sơn màu tang trắng…
Muốn có sự nghiệp như Phạm Duy, ngoài thiên tài ra, chúng ta phải
làm quen với văn chương cổ ; đặc biệt là Truyện Kiều, Chinh
Phụ Ngâm, Tỳ Bà Hành ; nếu thuộc lòng được thì
rất quí.
Người sành Truyện Kiều, chỉ cần mượn một vài
chữ “điểm nhãn”, có thể chuyên chở muôn vàn ý nghĩa. Bạn cầm cuốn tiểu
thuyết Gìn Vàng Giữ Ngọccủa Doãn Quốc Sĩ trên tay, chưa vội
đọc, bạn đã hình dung được muôn vàn văn ảnh đẹp về tiết liệt, trung trinh. Bởi
đâu ? Vì trong óc bạn đã có sẵn câu Kiều :
Gìn vàng giữ ngọc cho
hay,
Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời.
Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời.
Bạn là người yêu sách ư ! Chắc bạn muốn tìm cho được nhà xuất bản
“Cảo Thơm”. Điều gì thôi thúc bạn ? Lại bởi 2 câu Kiều :
Cảo thơm lần giở trước
đèn,
Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh.
Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh.
*
* *
Cảm hứng cho bài viết này ; nhân được đọc bài báo về việc anh Lê
Văn Huy, tại Vinh, Nghệ An, mua gốc cây gù hương lâu đời, rồi mướn thợ giỏi tạc
tượng cụ Nguyễn Du [*]. Đây là việc dùng tiền rất có ý nghĩa ; bởi Truyện
Kiều còn, thì văn hoá Việt Nam còn, mọi người dân Việt đều được
thừa hưởng công trình của cụ. Sách Đại Nam Liệt Truyện chép
rằng trước khi ra làm quan, cụ Nguyễn Du mê đi săn, dấu chân cụ dẫm khắp 99
ngọn núi Hồng Lĩnh ; chắc đời cụ đã gặp nhiều cây gỗ quí. Nay anh Huy tìm mua
gốc gù hương trên 1.000 năm để tạc tượng cụ ; nếu linh hồn cụ tại thế giới bên
kia, chắc sẽ rất hài lòng về việc làm này.
Hồ Bạch
Thảo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét