Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013


VÌ SAO CHÚNG TA ĐẾN VIỆT NAM ?
[VIETNAM: WHY DID WE GO ? – Avro Manhattan]

CHƯƠNG 15
___________________

Ngày Tàn Của Nền Độc Tài Công Giáo
Sự Sát Hại Hai Tổng Thống Công Giáo

Đối với Vatican, Việt Nam là một cuộc thao dượt khác để cấy chủ nghĩa Công giáo toàn trị vào một đất nước lạ bất chấp ước vọng của đại đa số quần chúng. Vatican là một bậc thầy trong việc lợi dụng các cơ hội chính trị và quân sự để thăng tiến những chính sách tôn giáo của riêng mình, cuối cùng có nghĩa là sự mở rộng của Giáo hội Công giáo mà nó đại diện. Như một quy tắc, để thúc đẩy các chính sách như vậy, nó sẽ sử dụng những cá nhân cuồng đạo để thực hiện các hoạt động tôn giáo và chính trị của nó.

Trường hợp của Diệm là một ví dụ điển hình. Vatican hỗ trợ Diệm, bởi vì ông ta là một giáo dân Ca-tô cuồng đạo, Mỹ ủng hộ ông vì ông là một kẻ chống Cộng hăng say. Vào thời điểm này, vì chính sách của Giáo hội Công giáo là toàn diện chống Cộng, nên hậu quả là kẻ cuồng đạo phải phục tùng Nhà Thờ và thành kẻ hăng say chống Cộng tựa như nó.

Do đó, đối với Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ và với Vatican, tính cuồng đạo và lối sống khắc khổ của Diệm là sự bảo đảm chắc chắn nhất rằng Diệm sẽ thực thi chính sách phối hợp của họ với mức trung thành tối đa, và những sự kiện tiếp diễn về sau đã chứng minh rằng họ đã đúng ở điểm này. Tuy nhiên những kẻ biết chuyện, đã không hề đồng quan điểm về tính thích nghi của Diệm. Tòa Đại sứ Mỹ chẳng hạn, đã khuyến cáo chống lại ông từ đầu. Cảnh báo của tòa Đại sứ đã hoàn toàn bị Washington bỏ qua, và mặc dù ngay cả Bộ Ngoại Giao chống lại sự lựa chọn này, Sở Chiến Dịch Đăc Vụ của Ngũ Giác Đài lại dứt khoát chọn Diệm. Nó đã thành công. Lời giải thích? Một bọn nào đó ở Ngũ Giác Đài đã được xúi giục bởi một đám người trong CIA vốn có các liên kết mật thiết với nhóm vận động hành lang Công giáo ở Washington và mấy tay Hồng y ở Mỹ và qua đó đã hoàn toàn ăn ý với Vatican, đã quyết định phải có một giáo dân Công giáo trung thành tại Nam Việt Nam.

Nên ghi nhớ rằng đây là giai đoạn tồi tệ nhất của Cuộc Chiến tranh Lạnh. Những kẻ cổ vũ quái quỷ của nó chính là anh em nhà Dulles – một tại Bộ Ngoại giao và một tại CIA - và Giáo hoàng. Pius XII tại Vatican, đang tiến hành một đại chiến lược phối hợp về ngoại giao, chính trị và hệ tư tưởng bao gồm cả phương Tây và Viễn Đông mà Việt Nam là một phần trong đó.



Sự lựa chọn đã tỏ cho thấy là một thảm họa cho miền Nam Việt Nam và cho các chính sách Á châu của Hoa Kỳ. Như chúng ta đã thấy, vấn đề tôn giáo rốt ráo đã làm mất hiệu lực cả toàn bộ chiến lược lớn của Mỹ ở đó.



Hai Tổng thống Công giáo, Diệm và Kennedy, đã trở thành những kẻ đứng đầu của hai quốc gia có liên quan mật thiết trong một cuộc chiến tranh gây tranh cãi nhiều nhất. Nếu nhìn từ quan điểm của Vatican và sự tiến hành của các kế hoạch của nó tại châu Á, thì điều này có những khả năng vô giới hạn. Trong những hoàn cảnh khác, sự chia sẻ những tín ngưỡng tôn giáo chung đã có thể giúp nhau trong việc tiến hành một chính sách chung, vì lợi ích chính trị của hai nước đều song hành.

Tuy nhiên, với giáo dân, Diệm đang theo đuổi những cuộc đàn áp tôn giáo lỗi thời, giáo dân Kennedy càng cảm thấy chẳng thoải mái chút nào, vì ông ta vốn là đã một nhà chính trị quá tinh khôn để chịu làm hỏng sự nghiệp chính trị của mình hoặc hy sinh lợi ích của Hoa Kỳ chỉ vì một đồng đạo Công giáo, kẻ rốt cục đã làm sĩ nhục đại đa số dân Mỹ, mà phần lớn vẫn nghi ngờ đạo Công giáo của Kennedy. Vì thế mà chính quyền Kennedy cuối cùng đã cho phép lật đổ chế độ Diệm. Thông thường, với trường hợp người Công giáo cầm quyền, bất cứ khi nào hoàn cảnh cho phép và không bị hạn chế bởi các điều khoản của hiến pháp hoặc các sự chế tài khác, thì họ có xu hướng thi hành chính sách ngày càng đồng bộ với tinh thần tôn giáo của họ. Kết quả, do kết hợp các lợi ích của đất nước với những quyền lợi của Giáo hội của họ, thường là họ tạo nên các lĩnh vực xã hội và chính trị không cần thiết.

Khi việc nước đi dần đến chỗ khủng hoảng do sự kháng cự của phe đối lập phi-Công giáo thì liền đó, đám giáo dân Ca-tô nắm quyền lực chính trị hay quân sự sẽ không ngần ngại sử dụng sức mạnh ấy chống lại những người phản đối họ. Ở giai đoạn này, như là một quy luật, quyền lợi của Giáo Hội của họ vượt lên trên quyền lợi của đất nước họ.

Công thức này đã được chứng minh là đúng trong trường hợp của miền Nam Việt Nam. Tổng thống Diệm, đã lỡ kích động một cuộc khủng hoảng như thế, lại coi thường lợi ích của đất nước, và của cả những kẻ đở đầu cho mình là Hoa Kỳ, để theo đuổi những gì mà ông ta cho là lợi ích của Giáo hội của ông.

Trong khi các yếu tố chính trị và quân sự vốn không quan trọng đã đóng một vai trò hàng đầu trong thảm kịch cuối cùng, chính yếu tố tôn giáo đã che khuất tầm nhìn về chính trị và quân sự của Tổng thống Diệm, và đã dẫn ông đến điều bất hạnh. Chỉ có hai mươi năm trước, tại châu Âu, một giáo dân Ca-tô khác, Ante Pavelich, đã tạo ra nước Croatia Công giáo, trong đó Giáo hội Công giáo cai trị tối cao để loại trừ bất kỳ tôn giáo khác. Giống như Diệm, Pavelich đã biện minh cho chế độ Toàn trị Công giáo trên cơ sở là một nền độc tài Công giáo là cách phòng thủ tốt nhất chống lại chủ nghĩa Cộng sản.

Theo quan niệm như vậy mà y cho mình có quyền không chỉ để phát động các cuộc đàn áp bất cứ ai hoặc bất cứ điều gì phi-Công giáo, trong trường hợp của y là Giáo hội Chính Thống, nhưng còn tiêu diệt hơn 600 ngàn đàn ông, phụ nữ và trẻ em - một trong những hành động khiếp đãm nhất của Thế chiến II.

Ở châu Á, tình hình thì đa dạng và các bối cảnh chính trị và quân sự đang bị giám sát bởi một quyền lực hùng mạnh là Hoa Kỳ, các vụ lạm quyền như vậy đều không được phép. Thế nhưng những việc chuẩn bị cho các cuộc đàn áp tôn giáo và các trại tập trung đã là chỉ dẫn cho những gì có thể đã xảy ra nếu dư luận thế giới và ảnh hưởng hạn chế của Hoa Kỳ không kịp thời can thiệp vào. Tuy nhiên, các tham vọng chính trị và tôn giáo của hai kẻ độc tài Công giáo và mối quan hệ của họ với Giáo hội Công giáo đều đồng bộ. Vì vậy, khi bộ máy chính trị và quân sự bị kiểm soát bởi những kẻ độc tài Nam Việt Nam và Croatia được dùng vào việc phục vụ Giáo hội Công giáo, Giáo hội này liền đặt bộ máy tinh thần và nhà thờ của mình vào tay của hai kẻ độc tài để họ làm tất cả mọi người và mọi thứ phải qui phục chính sách độc tài tôn giáo và chính trị của nó.
Cả Diệm và Pavelich đã theo đuổi ba mục tiêu cùng một lúc: (1) sự hủy diệt của một kẻ thù chính trị, tức là chủ nghĩa Cộng sản; (2) sự biện minh cho sự hủy diệt của một giáo hội thù địch, tức là Giáo hội Chính Thống trong trường hợp Pavelich và Phật giáo trong trường hợp của Diệm; (3) sự thiết lập nền độc tài tôn giáo và chính trị Công giáo tại mỗi quốc gia.


Không cần bàn đến những hoàn cảnh và bối cảnh địa lý cùng nền văn hóa khác nhau, các mô hình của hai chế độ đều y khuôn: Bất cứ điều gì và bất cứ ai không chịu uốn mình và phục tùng đạo Công giáo đều bị tiêu diệt một cách tàn nhẫn bằng bắt giữ, ngược đãi, các trại tập trung và xử tử. Với kết quả do việc xem thường lợi ích của đất nước của họ mà chỉ thúc đẩy các lợi ích của tôn giáo của họ, cả hai kẻ độc tài cuối cùng đã đưa đất nước của họ vào đáy vực.


Trong trường hợp của Tổng thống Diệm, khi ông đưa Công giáo lên hàng đầu, ông đã xa lạ không chỉ với đại đa số quần chúng Nam Việt Nam, nhưng nguy hiểm hơn là số lượng lớn nhất của quân đội Nam Việt Nam, những người đã từng ủng hộ ông toàn bộ về chính trị. Ở điểm này, tiềm năng và thực tế đầy nguy hiểm của mặt trận chống Cộng mà chính sách của Diệm dựa vào, cuối cùng đã lôi việc can thiệp quân sự của Mỹ vào và đã dẫn đến các hậu quả tai hại.

Tuy Diệm vẫn là kẻ được đở đầu chính trị của Hoa Kỳ, nhưng bằng cách theo đuổi một chính sách lấy cảm hứng từ nhiệt tình tôn giáo của riêng cá nhân mình, và bằng cách bỏ qua lợi ích ngoại giao chính trị nhất định đã được kết nối với chiến lược quân sự chung của Hoa Kỳ, ông ta đã gây nguy hiễm cho cả một chính sách toàn bộ ở Đông Nam Á. Điều này trở nên rõ ràng hơn, không chỉ vì những sự bất ổn đặc biệt do ông gây trong cả nước, nhưng trên tất cả, vì các cuộc đàn áp tôn giáo của ông đã gây nguy khốn nghiêm trọng đến hiệu quả của quân đội.

Nên ghi nhớ rằng đại đa số quân đội Nam Việt Nam là Phật giáo đồ. Nhiều người trong số này, khi thấy tôn giáo của họ bị đàn áp, tăng sĩ của họ bị bắt, người thân của họ bị giữ trong các trại giam, đã trở nên chán nãn, và dĩ nhiên muốn gây binh biến. Những trường hợp vắng mặt ngày càng tăng, đào ngũ, và thậm chí cả nổi loạn. Kết quả toàn bộ của điều này không phải vì cuộc chiến tranh tôn giáo đã tự nó bất lực hóa chế độ Diệm, nhưng còn tệ hơn, là những tính toán quân sự của Mỹ đã bị hiễm nguy nghiêm trọng. Vấn đề tại thời điểm này càng trở thành bi thảm hơn, vì trong cùng thời gian đó, Hoa Kỳ đã bầu lên vị tổng thống Công giáo đầu tiên của họ, và còn bi đát hơn nữa về phương diện cá nhân, chính Kennedy trước khi vào Nhà Trắng, lại là một người kiên trì ủng hộ giáo dân Công giáo Diệm. Thật vậy, ông đã là một trong những thành viên có ảnh hưởng lớn nhất của nhóm vận động hành lang Công giáo đã lái Hoa Kỳ hướng về chiến tranh Việt Nam.

Khi tình hình nội trị và quân sự bên trong miền Nam Việt Nam đã đi từ xấu đến tồi tệ hơn, các nhà thảo kế hoạch của khu vực Đông Nam Á đã báo cáo rõ cho ông ta (Kennedy) phải làm một điều gì đó mạnh mẽ với sự hỗ trợ hoàn toàn cho giới quân sự tại chỗ để ngăn chặn sự rã ngũ rộng rãi của quân đội Nam Việt Nam. Những căng thẳng leo thang với Liên Xô Nga và Trung Quốc Đỏ đã buộc Washington đi nước cờ cấp bách, vì sự suy thoái nội bộ và quân sự có thể làm mặt trận chống Cộng sản bị sụp đổ hoàn toàn từ bên trong. Áp lực đã trở thành không thể cưỡng lại được và những bước gở đầu tiên được đưa ra. Trợ cấp cho Lực lượng Đặc biệt Việt Nam bị ngưng. Các chỉ thị bí mật đã được ban ra cho các ngành có kết nối chặt chẽ với các đường dây nội bộ giữa Hoa Kỳ và chế độ Diệm. Cuối cùng, vào ngày 4 Tháng 10, 1963, John Richardson, người đứng đầu của CIA tại Việt Nam, bất ngờ bị giải nhiệm và gọi về Washington. Một số cá nhân hiểu rằng họ đã được giao lệnh tự do hành động cho một một cuộc đảo chính chống Diệm.

Một cuộc đảo chính đã được thiết kế thành công, Tổng thống Diệm và em trai, kẻ đứng đầu đáng ghét của ngành mật vụ phải chạy trốn. Họ đã bị phiến quân phát hiện đang ẩn náu trong một nhà thờ nhỏ. Bị bắt giữ, họ đã bị đẩy vào trong một chiếc xe cơ giới như những tội phạm quốc gia. Vừa đến nơi phải tới - cả Diệm và em trai ông đã bị bắn chết. Xác chết của họ đã được đặt chỉ cách vài trăm mét từ chùa Xá Lợi, trung tâm của cuộc kháng chiến chống sự đàn áp Phật giáo của Diệm [1].


Hai mươi ngày sau vụ ám sát Diệm, tổng thống Công giáo đầu tiên của Nam Việt Nam, tổng thống Công giáo đầu tiên của Mỹ, John F. Kennedy, lại bị ám sát tại Dallas, Texas. Tại sao, và bởi ai vẫn là một bí mật từ bấy giờ.


Sau sự sụp đổ của chế độ độc tài của Tổng thống Diệm, sự tham gia của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam lại kéo dài thêm mười năm nữa từ 1963-1973 [2].

Vào tháng Tư năm 1975, Sài Gòn, thủ đô của miền Nam Việt Nam đã rơi vào tay Cộng sản. Năm sau, ngày 24 tháng 6 năm 1976, phiên họp đầu tiên của Quốc hội Việt Nam khai trương tại Hà Nội ở miền Bắc. Ngày 2 Tháng 7 năm 1976, Bắc và Nam tuyên bố thống nhất, như thế kết thúc 20 năm chia cắt. Lá cờ mới của họ, một ngôi sao năm cánh vàng trên nền đỏ, đã trở thành biểu tượng cho quốc gia mới, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Người dân Việt Nam đã tổn thất hàng trăm ngàn người bị thương và chết, sự tàn phá đất nước của họ và sự đau khổ vô bờ của con người. Hoa Kỳ đã hao tốn hàng tỷ và hàng tỷ đô la, sự cay đắng nội bộ và bên ngoài nước, sự tham gia của hơn 5 triệu rưỡi thanh niên Mỹ với sự mất mát của hơn 58 ngàn mạng sống của người trẻ Mỹ.[3]


Ghi chú cuối chương:

[1]. Người bị cáo buộc đã giết ông ta (Diệm) là một Đại úy Nguyễn Văn Nhung, người đã tự tử vào ngày 31 tháng 1, 1965.

[2]. Hoa Kỳ đã buông bỏ trực tiếp tham gia vào Việt Nam vào tháng Giêng, 1973. Sau đó, Quốc hội, mặc dù các cam kết hỗ trợ, đã quyết liệt cắt giảm viện trợ cho quân đội Nam Việt Nam – trong khi Liên Xô lại tăng gấp đôi hỗ trợ của nó. Nam Việt Nam tan rã vào tháng tư, năm 1975.
[3]. U.S. News and World Report, ngày 10 tháng 10, 1983.

Tác giả: Avro Manhattan

Người Dịch: Trần Thanh-Lưu



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét