ĐỂ ÁP CHẾ NGƯỜI DA ĐEN,
TÍN ĐỒ CƠ ĐỐC GIÁO DA TRẮNG ĐÃ SỬ DỤNG
KINH THÁNH VÀ LÁ CỜ LIÊN MINH RA SAO?
Carol Kuruvilla / The Huffington Post
Vào ngày 4
tháng giêng, năm 1861, Giám Mục
Công giáo A.Verot bước lên tòa giảng trong
nhà thờ Thánh Augustine, thuộc bang Florida, để bênh vực người da trắng được quyền có nô lệ.
Trong bài
giảng, Giám Mục Verot nóí rằng thánh Tông đồ Phao Lồ đã dạy dân nô lệ phải tuân
phục chủ nhân ông “như một phương cách cần thiết” để được cứu rỗi. Ngài đã dẫn chứng thánh thư đoạn Colossians 3:22. Ngài nói, “Hỡi các tên nô lệ, phải tuân phục ông chủ các
ngươi bằng chính xương thịt, chứ không chỉ
qua loa để làm vửa lòng, phải [phục vụ] với tất cả tấm lòng, và phải biết kính sợ Thượng Đế.”
Không còn phải che đậy nữa, hàng trăm vị Mục sư Cơ đốc giáo cũng đã
dùng cùng
một luận cứ
như Giám Mục Vernot, đã áp dụng Kinh Thánh nhằm biện minh cho chế
độ nô lệ trong suốt cuộc chiến tranh Nam Bắc tại Mỹ. Nhưng cuộc thảm sát 9 đồng bào da đen trong tuần qua tại nhà thờ Emanuel
Atrican Methodist Episcopal thuộc thị xã Cherleston, bang South Carolina [Hoa Kỳ], lại một lần nữa, buộc người da trắng Mỹ phải xét lại mối liên hệ lịch sử giữa Hội thánh da trắng với chủ nghĩa kỹ thị chủng tộc - và vì sao
luận điệu hùng hồn đầy
hận thù như lời
giảng của Vernot nhờ phát ra từ toà giảng lại có sức lôi cuốn như vậy.
Theo giáo sư Stout, vốn đang
dạy Lịch sử
Tôn giáo Mỹ tại đại học Yale, thì những người Cơ
đốc giáo miền Nam không những chỉ ủng hộ chế độ nô lệ mà
chính Giáo hội Cơ đốc
giáo Miền Nam là trụ cột của Liên Minh và họ cố kìm những người Mỹ gốc Phi châu trong vòng nô lệ. Vị giáo sư này đã tuyên bố với báo Huffington rằng “Nếu tách Hội thánh ra khỏi bài toán [lịch sử lúc đó] ắt chúng ta đã không có nội chiến. Các giáo sĩ
Miền Nam đã tin chắc rằng chế độ nô lệ không phải là tội lỗi.”
Sau khi thua
trận, những người da trắng Miền Nam và các vị lãnh đạo tôn giáo đã cố làm mới bộ mặt Hội thánh bằng cách níu kéo
một mối đạo
không còn chính nghiã
- lập luận rằng Miền Nam đã chiến đấu có chính
nghĩa vì họ không nhằm kìm kẹp dân nô lệ, mà vì quyền lợi của Liên Minh, hay vì tự vệ chống trả bọn xâm
lược Phương Bắc. Họ bắt đầu
tôn sùng các anh hùng liệt sĩ Liên Minh và trân qúi lá cờ của mình.
Tuy nhiên, khi mà lá cờ Liên Minh vẫn phấp
phới trong khu hành chánh thủ đô bang South Carolina, thì nó vẫn còn là biểu tướng phân biệt chủng tộc đáng lên án
Các nhà vận
động da đen cùng nhiều người khác coi đó như
biểu tượng của áp chế và là một nhắc nhở về một chính quyền chỉ muốn kìm hãm mãi mãi dân da đen trong vòng nô
lệ. Trong bài viết đăng trên báo
Atlantic, tác giả T-Nehisi Coates gọi
lá cờ của Liên Minh là “biểu tượng sự thống tri của dân da
trắng”
“Những người bênh vực lá cờ Liên Minh
thường viện lý rằng nó tượng trưng cho ‘một di sản chứ đâu phải là
sự thù hận.’ Tôi đồng ý
như vậy - đó là di sản lấn
át của người da trắng không phải bắt đầu bởi sự thù hận mà là
động cơ dẫn tới cướp bóc.”
Lập luận
hùng hồn về quyền-uy-da-trắng-được-Chúa-tán-đồng nầy lại được lập đi lập lại tại các thánh đường ở khắp Miền Nam.
Trong khi Thiên Chúa bị loại ra khỏi đoạn mở đầu của hiến pháp Hiệp
Chủng Quốc Hoa Kỳ, thì các nhà lãnh đạo của Liên Minh Miền Nam lại cố tình gợi lại quyền uy của Thiên Chúa này trong hiến pháp của họ. Thật rõ ràng là ngay từ khởi thủy họ đã coi Cơ đốc giáo là một
thành tố của liên minh nhằm duy tri chế độ nô lệ.
Các vị lãnh
đạo Cơ đốc giáo miền Nam muốn nhắc lại sự
hiện hữu của chế độ nô lệ trong kinh Cựu Ước cùng các thánh ngôn
của thánh Tông Đồ Phao Lồ nhầm dạy dỗ những
kẻ nô lệ phải biết vâng lời các chủ nhân ông. Giáo sư Sout cho biết trong khi một
số mục sư cho rằng chế độ nô lệ là “một tội lỗi cần thiết”
thì nhiều vị khác còn đi xa hơn
khi nói rằng dân da đen sẽ còn tiếp tục làm nô lệ trên thiên đường. Họ đã truy cứu ngược lại cơ sở
thần học về sự tích ông Nôê (Noah) và
người con tên Ham vì cho rằng đã chế diễu cha hắn mà bị đày xuống
trần gian làm nô lệ.
Sau cuộc nội
chiến, Hội thánh đã lên tiếng quá chậm
chạp chống lại tệ phân biệt chủng tộc, và phải cho tới sau khi có phòng trào vận động nhân quyền, tệ nạn kỳ thi chủng tộc mới từ từ biến khỏi các tòa
giảng tại Miền Nam.
Năm 1845, Hội
Nghị Bắp-Tít miền Nam đã tách
ra vì hội thánh Bắp-Tít miền Bắc từ chối không cho các chủ nô lệ được trở thành các nhà truyền giáo. Ngày nay, chi phái Tin Lành lớn nhất Hoa Kỳ là Hội thánh SBC (Hội thánh Bắp-Tít Miền Nam) đã dành nhiều thời gian để xét
lại quá khứ của mình.
Năm 1995, Hội thánh đã thông qua một nghị quyết chính thức xin lỗi vì đã “ủng hộ cũng như đã
vinh danh cá nhân và cơ chế kỳ thị
chủng tộc trong cuộc đời chúng ta.”
Qua những
cuộc thảm sát tai Charleston, ông
Russel Moore, chủ tịch Ủy Ban Đạo Đức và Tự do Tôn giáo của Hội Thánh Cơ đốc
Miền Nam, đã kêu gọi tín hữu Cơ đốc giáo miền Nam hãy
từ bỏ mối
quan hệ văn hóa với lá cờ Liên Minh.
Tuần qua, ông Moore viết trong một bài bình luận
rằng “Lá cờ chiến đấu của Liên Minh là
tượng trưng cho Jim Crow, người giám thách thức phong trào nhân quyền, cũng như của Dixiecrat, người chống lại sự hoà hợp các sắc dân, và của sự khủng bố
trong nước thuộc nhóm Ku Klux Klan và Hội Đồng Công Dân Da Trắng trong lich sử cận đại quá khủng khiếp của chúng ta. Những người Cơ đốc giáo da trắng phải suy xét là lá cờ kia đã nói gì
với anh chị em da đen trước Thiên Chúa, nhất là
sau hành
động của
bọn khủng bố da trắng chống lại những anh chị em da đen” .
How White Christians Used The Bible
-- And Confederate Flag –
To Oppress Black People
The Huffington Post |
By Carol
Kuruvilla
Posted: 06/22/2015
4:43 pm EDT Updated: 06/22/2015 5:59 pm EDT
On Jan. 4, 1861, a Catholic
bishop named Rev. A. Verot ascended a pulpit in The Church of St. Augustine,
Florida, and defended the right of white people to own slaves.
The apostle Paul, Verot claimed
in his sermon, instructs slaves to obey their masters as a “necessary means of
salvation.” Quoting Colossians 3:22, he said, “Servants, obey in all things
your masters according to the flesh, not serving to the eye, as pleasing men,
but in simplicity of heart, fearing God.”
It's no secret that hundreds of
Christian pastors like Verot used the Bible during the Civil War to justify
slavery. But the massacre last week of nine black people inside Emanuel African
Methodist Episcopal Church in Charleston, South Carolina, has once again forced
white Christians in America to re-examine the white church’s historical ties to
racism -- and how hateful rhetoric like Verot's had more power because it came
from the pulpit.
White Christians in the South
didn't just support slavery -- the Southern church was the backbone of the
Confederacy and its attempts to keep African Americans in bondage, according to
Harry Stout, Jonathan Edwards Professor of American Religious History at Yale
University.
"If you pull the church
out of the whole equation, it’s highly likely that there never would have been
a Civil War,” Stout told The Huffington Post. “Southern clergy had no doubt
that slavery was not a sin.”
After they lost the war, white
Southerners and their religious leaders tried to recast it by observing the
“religion of the lost cause” -- arguing that the South fought righteously not
to keep slaves in chains, but to fight for states’ rights or to protect
themselves from Northern aggression. As part of this “lost cause” religion,
they began to idolize fallen Confederate war heroes and celebrate the
Confederate flag.
But the Confederate flag --
which is still flying over South Carolina’s Capitol grounds -- continues to be
a racially charged symbol.
Black activists and many others
consider it a symbol of oppression, and a reminder of a government that longed
to keep black people in chains forever. In a piece for The Atlantic, writer
Ta-Nehisi Coates calls the Confederate flag a "symbol of white
supremacists."
"The Confederate flag’s
defenders often claim it represents 'heritage not hate.' I agree -- the
heritage of White Supremacy was not so much birthed by hate as by the impulse
toward plunder."
This rhetoric of supremacy
sanctioned by God was repeated in churches across the South.
While God was left out of the
preamble to the United States Constitution, the leaders of the Confederate
States of America made sure to invoke the power of the divine in their own
constitution -- making it clear from the start they saw Christianity as an
integral part of their new union of slaveholders.
Christian leaders in the South
would refer to the presence of slavery in the Old Testament and to verses from
the Apostle Paul that instruct slaves to be obedient to their masters. While
some pastors thought of slavery as a “necessary evil,” others went so far as to
claim that black people would continue to be slaves in heaven, Stout said. They
traced their theology back to the story of Noah and his son Ham, who is
believed to have mocked his father and been condemned to walk the earth as a
servant as a result.
The church was slow to speak
out against racism in the years following the Civil War, and it wasn’t until
after the civil rights movement that this type of overt racism began to fade
from Southern pulpits.
In 1845, the Southern Baptist
Convention split away from the church after northern Baptists refused to allow
slave owners to become missionaries. Now the largest Protestant denomination in
the country, the SBC has in recent years spent a considerable amount of time
trying to confront its past. In 1995, the church passed a resolution formally
apologizing for “condoning and/or perpetuating individual and systemic racism
in our lifetime.”
In light of the attacks in
Charleston, Russell Moore, president of the SBC’s Ethics & Religious
Liberty Commission, is calling for Christians in the South to forsake their
cultural ties to the Confederate flag.
“The Confederate Battle Flag
was the emblem of Jim Crow defiance to the civil rights movement, of the
Dixiecrat opposition to integration, and of the domestic terrorism of the Ku
Klux Klan and the White Citizens’ Councils of our all too recent, all too awful
history,” Moore wrote last week in an op-ed. “White Christians ought to think
about what that flag says to our African-American brothers and sisters in
Christ, especially in the aftermath of yet another act of white supremacist
terrorism against them.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét