TẠI SAO
TÔI THEO PHẬT
Đại
Dương
Con người hay thiên nhiên - chỉ với mỗi trái đất
thôi - con người cũng đã là quá nhỏ bé, huống chi với
vũ trụ thì rõ ràng con
người không biết có tỉ lệ nào với vũ trụ cả. Và từ ngàn xưa khi văn minh khoa
học chưa có gì để giải thích các hiện tượng xảy ra ở quả địa cầu chúng
ta, lúc đó con người trong cuộc sống hằng ngày thường hay sợ hãi đối với năng
lực của thiên nhiên. Do vậy mà con người thường tưởng tượng các
vị thần hoặc giả tưởng tượng ra có ông trời là bậc sinh ra mọi việc. Thật vậy
chúng ta cũng đã từng thấy trong thần thoại phương đông cũng như phương tây có
thần mặt trời, thần sức mạnh, ở núi có sơn thần, ở sông có giang thần , ở biển có long vương, có thần sấm ,thần mưa
lũ vv và vv…Lý do con người tạo ra những đấng siêu việt như thế
là cốt để làm điểm tựa cho tư tưởng trong việc cầu xin ,và vì lòng tham của con
người nên việc cầu xin các đấng siêu nhân đến nay vẫn còn tồn tại đầy rẫy.
Nhưng sự thật có vị thần linh nào
ban cho ta những gì ta cầu xin ở họ không ? Chắc chắn rằng chẳng bao giờ có
hiện thực. Và vì vậy Tàu có câu nói để đời là : “Nhân nguyện như thử, như thử, thiên ý dị nhiên dị nhiên”, nghĩa
là người nguyện là như
thế, nhưng ý trời đâu phải vậy. Nói trắng ra chẳng có cái ông
trời hay vị thần nào giúp ta cả. Cách đây hơn 2500 năm, xứ Nepal thuộc Ấn Độ,
có một vị thái tử sinh ra và ông đã mặc thị “thiên thượng, thiên
hạ, duy ngã độc tôn” nghĩa là trên trời, dưới cũng trời, chỉ có con người là duy nhất, tức là chẳng có ai khác con người, hay chẳng có ai làm gì cho con người. Và cũng
vì con người phải tự lo cho con người, hay mỗi bản thân phải tự lo cho mỗi bản
thân,
nên một hôm, Ngài trong
một ngày đã thấy cảnh sinh, lão, bệnh, tử. Ngài đã suy tư và đi tìm con
đường làm sao thoát được bốn cái khổ nầy.
Thật vậy khi ta sinh ra có gì sung sướng đâu, ngay
cả ta cũng chẳng có ý niệm nào muốn sinh ra, rồi đến già rõ ràng cũng
khổ, không biết bao nhiêu việc phiền toái mình không muốn nhưng nó vẫn đến với
mình, rồi bịnh cũng khổ và cuối cùng đến chết cũng khổ. Cũng vì để đi tìm
con đường làm sao con người thoát được bốn cái khổ lớn ấy, Ngài đã rời gia
đình, rời yêu thương
quyền quý, tự tu tập, suy nghĩ trong bảy năm. Cuối cùng Ngài đắc đạo dưới cây
đại thụ. Người đời sau đó để kỷ niệm sự đạt chính quả của Ngài mà gọi cây nầy
là bồ đề vì đạo của Ngài là đạo Bồ Đề. Mà đạo Bồ Đề là gì ? Bồ Đề chẳng phải là
cái cây hay bất cứ hình thức nào. Ngài Lục Tổ Huệ Năng cũng đã cho ta biết Bồ
Đề là thế nào theo bài kệ dưới đây:
Bồ Đề bản vô thụ
Minh kỉnh diệt phi
đài
Bản lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai.
Nghĩa là Bồ Đề gốc không phải là cây, gương sáng cũng chẳng phải là đài,
mà tất cả đều là không, thành ra chẳng ở đâu mà bụi bám vào được. Bồ Đề là vô tướng vô
sắc. Và
người ta tôn ngài là Phật. Phật không tự là một đấng siêu nhiên nào, tự nhiên
mà có, mà là tên gọi một nhân vật đã đạt được sự toàn thiện, toàn mỹ. Như vậy
hễ ai đạt đến độ toàn thiện, toàn mỹ như Ngài thì được tôn xưng là Phật . Vì
thế mà ta đã có hằng hà sa số Phật.
Trở lại như ta đã biết từ ngàn xưa, con người
thường tưởng tượng ra những đấng siêu nhân, ví dụ người ta cho có thần mặt
trời, thần sấm, thần làm mưa…rõ ràng là chẳng thật. Mặt trời soi sáng, sấm sét, gió bão
đó là những sự kiện theo qui luật vật lý. Vũ trụ này đang như hôm nay
thì cũng là theo quy luật vật lý mà thành. Khoa học đã chứng minh vụ nổ lớn (big bang) cách
đây hơn 13 tỉ năm làm cho nhiều khối tinh vân vô cùng to lớn đã tự tách ra từ
đại thể và những khối nhỏ bay ra trong không gian, sau đó sau đó theo định luật
hấp dẩn của Newton các khối tinh vân đó tạo thành các hệ,
như hệ thái dương, hệ ngân hà, hệ sao chổi v.v… nghĩa là mọi sự việc xảy ra đều
do một nhân duyên nào đó thế thôi, chẳng ai tạo ra, và vũ trụ luôn biến đổi
chẳng bao giờ ngừng nghỉ.
Bây giờ ta thử xem đạo của ngài thái tử đắc đạo là
như thế nào?
1.Khi đạt được chánh đẳng chánh giác, ngài đã bảo
với mọi người là: “Ta là Phật
đã thành, các người là Phật sẽ thành” , tức là, ai cũng có thể thành Phật. Đây là
điều nói lên sự bình đẳng, nghĩa là ta cũng chẳng có gì khác người, các người
cũng như ta, miễn là cũng tu tập như ta. Trong thân phận trước khi xuất gia, Ngài là
một thái tử quyền uy và giàu có, lại là người đã thành chánh quả, nhưng Ngài
không độc tôn, tự tôn. Rõ ràng Ngài là hiện thân cái vĩ
đại của những vĩ đại. Ngài bình đẳng như mọi người, cái mà chẳng ai làm được.
2.Về con đường tu tập, Ngài cũng
đã nói rất rõ con đường đó, nhưng về cách đi thì Ngài dạy rằng: "Các người hãy thắp đuốc các người đi
". Đây là điều nói lên sự tỉnh thức và giác ngộ trong tinh
thần tích cực. Đúng, như chúng ta bây giờ chúng ta muốn đến đâu thì chúng ta tự
đến đó, sẽ không có chuyện tự nhiên mà ta từ điểm A đến điểm B. Ta muốn đắc đạo
thì ta phải tu tập. Như ngay cả việc muốn trở thành người thì loài linh trưởng,
như khoa học đã chứng mimh, phải tự tiến hóa hàng triệu triệu năm, không ai
sinh ra con người cả.
3.Về nhân và quả, Ngài cũng dạy rằng nhân nào
thì quả ấy. Hễ nhân lành thì quả sẽ lành, còn nhân ác thì sẽ gặp xấu.
Đây là một điều công bình, không có gì phải cầu xin, và cầu xin thì cũng chẳng
bao giờ có. Chỗ này cũng xin nói đến Phật giáo có cầu siêu không ?
Trong quan niệm chết là sự biến dạng của
nghiệp thức về sự sinh và tử nầy, Phật giáo có hai quan điểm, một là
tái sinh tức thì, hai là qua giai đoạn chuyển tiếp thân trung ấm nghiệp lực của
mỗi chúng sanh. Quan điểm đầu cho rằng tái sanh xảy ra tức thời trong một sát
na niệm tưởng, không để trống một khoảng khắc nào. Sự sinh tử theo quan điểm này xảy
ra cực kỳ nhanh chóng và được xem là một tiến trình liên tục. Còn quan điểm thứ hai cho
rằng một số trường hợp phải qua một sự chuyển tiếp, ở đó chúng sinh mang dạng
“thân trung ấm “ lưu lại trong khoảng thời gian từ một đến bảy tuần lễ, thông thường
thì thọ sinh là bảy ngày, tuy cũng có thể lâu hơn nữa do sở duyên chưa thích
hợp.
Quan điểm tái sinh tức thời được khẳng định bởi
giáo lý nguyên thủy. Do quan niệm hiện tượng chết và tái sinh
diễn ra tức thời và không có cái gọi là linh hồn người chết tạm trú ở một nơi
nào của Phật giáo nguyên thủy, nên có thể nói rằng Phật giáo không có nghi
lễ cầu siêu, vì cầu siêu không có tác dụng gì đến người đã chết, chỉ tốn công mất
của mà thôi. Có nghĩa là khi người nào đã tạo ra nhân thế nào thì quả của họ là
thế ấy, không có gì để cầu xin, ví như ta bỏ thùng dầu dưới đáy hồ rồi đập
thùng đi thì chắc chắn dầu sẽ nổi lên dù cho một số đông đảo
quần chúng có cầu khẩn, chắp tay cầu rằng số dầu ấy chìm thì dầu cũng không làm
sao chìm được.
Thật ra Phật giáo Bắc tông truyền từ Ấn Độ
qua các nước
phương Bắc như Trung hoa, Triều tiên, Nhật bản và Việt Nam trong khoảng 500 năm
đầu cũng không có nghi lễ cầu siêu cho người đã chết. Nghi lễ này thật sự
chỉ bắt đầu từ đời Lương Vũ Đế (464-549) qua lễ từ bi đạo tràng sám pháp và lễ
Thủy lục Không pháp hộ siêu độ. Đến đời vua Đường Minh Hoàng (685-762) Thủy lục
Không trở nên rất phổ biến và trở thành nghi lễ chính thức để
cứu độ những người chết trong chiến tranh và lễ nầy được truyền sang Việt Nam
sau đó. Vì thế lễ cầu siêu đó ngày nay tại Việt Nam chỉ là hình thức văn hóa
của Trung hoa pha trộn cho với đạo Phật.
Theo pháp sư Đạo An (sinh vào khoảng 312 -314(?) dưới thời
Hoài Đế nhà Đông Tấn ) Ngài là ưu kiệt danh tăng của Phật giáo Trung hoa. Ngài là
người đầu tiên khởi xướng việc lấy họ Thích làm họ chung cho người xuất gia và
điều nầy đã thành thông lệ cho đến ngày nay thì nguồn gốc siêu độ ở thời đức
Phật không có. Phật giáo truyền đến Trung quốc ở thời kỳ đầu cũng không ghi
chép sự việc nầy. Thời
Đường Minh Hoàng vì quá sủng ái Dương quí Phi nên có loạn An lộc Sơn. Nhờ
Quách Tử Nghi,
đại tướng đương thời mới bình định được cuộc nổi loạn, triều đình lệnh tại mỗi
chiến trường chính xây dựng một miếu thờ gọi là Khai Nguyên tự vì đúng vào niên
hiệu Khai Nguyên, thỉnh cao tăng, đại đức tụng kinh bái sám truy điệu cho quân
dân tử nạn. Đây là lễ truy điệu do triều đình cử hành gọi là pháp hội siêu độ.
Từ đó dân chúng học theo, mỗi khi có người qua đời người dân cũng thỉnh pháp sư
đến làm Phật sự siêu độ tạo ra phong tục cho đến ngày nay. Nói tóm lại
Phật giáo không có lễ Cầu siêu.
4 Mặc dù Ngài đã đắc đạo, và những gì Ngài nói đều
chân thật và rõ ràng, nhưng
Ngài cũng đã nói: "Ta nói nhưng các ngươì chớ vội nghe ta". Đây
là sự tự do chọn lựa, không bắt buộc ai chưa rõ, chưa biết mà tin. Cứ tự do suy
nghĩ rồi đến với ta hay không đến với ta. Đây là tinh thần dân chủ không giáo
điều.
5 .Đức Phật chẳng ban cho ai cái gì và cũng
chẳng ban được cho ai cái gì. Mà cái gì ta có là tất cả do ta
làm, chẳng khác gì một người cha có sự học vấn uyên bác, nhưng người con không
chịu học, lêu lỗng thì người cha cũng không thể cho con cái uyên bác của mình
được. Con muốn uyên bác thì phải học tập như người cha, thế thôi, công bình.
6. Đức Phật cũng không phải tu tập
riêng cho cá nhân mình, mà chính Ngài đã đi tìm con đường cho chúng sinh, nên
đã đem tất cả những gì ngộ chứng truyền đạt lại cho chúng
sinh. Ngài muốn tất cả chúng sinh cũng đều đạt được
như Ngài. Đây là tinh thần bác ái vĩ đại. Ngài đã vì chúng sinh.
7. Đức Phật vì chúng sinh cho nên
Ngài cũng khuyên ta không được sát sinh. Ngài quan niệm tất cả
động vật, kể cả con người đều là chúng sinh. Rõ ràng Ngài là người vô cùng
nhân ái, đạo đức. Ngài không
bao giờ nói đến sự trừng phạt ai. Ngài cũng chẳng bao giờ nói rằng nếu không
nghe ta người sẽ vào địa ngục. Không và không bao giờ.
8. Đạo của Ngài là đạo khoa học: trong quy trình
cấu tạo vũ trụ hoặc nhân sinh, Ngài cho rằng đều do từ mười hai nhân duyên mà
thành. Ngài cho rằng, nhà bác học Pháp Lavoisier cũng đã chứng minh: vật
chất không thể mất đi mà chỉ biến dạng hình hài. Còn vấn đề chẳng dơ
chẳng sạch thì sao? Lấy ví dụ khi ta ăn thức ăn, lúc đó ta cho là sạch nhưng
khi thức ăn được tiêu hóa thì nó được ta gọi là dơ. Vậy dơ hay sạch chỉ
là do sự biến hóa qua lại. Miếng cá sống ta không thể ăn được
vì cho nó là tanh, nhưng khi nấu chín thì nó trở thành ngon. Tại sao cũng miếng
cá đó mà lúc thì cho là tanh, lúc thì cho là ngon? Ấy cũng chỉ vì tác dụng qua
lại của vật chất và nhiệt. Cho nên nói về khoa học trong học thuyết của Phật,
nhà bác học Albert Einstein có phát biểu như sau :"nếu có một tôn giáo nào đương đầu với
các nhu cầu của khoa học hiện đại, thì đó là Phật giáo."
"Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình
để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả
khoa học, cũng như vượt qua khoa học. Tôn giáo tương lai sẽ là một tôn giáo
toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải
bao quát cả phương diện tự nhiên, đặt trên căn bản đạo lý phát xuất từ
kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lãnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa.
Phật giáo sẽ đáp ứng các điều kiện đó."
Trong Phật giáo không chấp nhận cầu xin, số
mạng. Cầu xin tức là tiêu cực, còn Phật giáo là đạo tích cực, đạo
của tỉnh thức và giác ngộ. Phật giáo cũng không công nhận ai có quyền ban cho,
và cũng chẳng ai ban cho được. Còn số mạng thì rõ ràng chẳng có, bởi
nếu con
người có số tức có đấng nào đó ban cho mỗi cá nhân mỗi số mệnh. Và trong thực
tế mỗi người có cuộc sống và tư tưởng hoàn toàn khác nhau: kẻ giàu sang, kẻ
khốn cùng, kẻ thông minh,
kẻ u tối. Như vậy đấng nào đó đã không công bình khi ban cho con người một cái
số như vậy. Như thế ta có thể nào tôn trọng đấng đó
không, vì đấng ấy rõ ràng đã hành động không công bình. Như vậy rõ ràng là
chẳng có gì là số mạng cả vì chẳng ai ban cho ta cái số. Nghĩa là tất cả
đời ta đều do duyên và nghiệp cấu thành.
[Bỏ một đoạn lạc đề vì vọng tưởng sân hận và thiếu ái
ngữ … NPB]
Tóm lại, đạo của Phật là đạo của: tự do, dân
chủ, công bình, bác ái, tích cực, tỉnh thức, giác ngộ, khoa học, không giai
cấp, không tự tôn. Những điều nầy là những điều mà tất cả loài người tiến bộ
trên thế giới đang đấu tranh để đạt đến. Cũng vì thế nên tôi theo đạo Phật.
Đại Dương
Nguồn: Internet/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét