VIỄN CHINH TRÊN ĐẤT XIÊM
LỜI GIỚI THIỆU:
Bao giờ thì “cơn bĩ cực” của dân tộc Việt mới đến “hồi thái lai”? Sau 40 năm thống
nhất, sau 20 năm nội chiến, sau gần 100 năm đô hộ, mà đất nước vẫn chưa thái
bình, mà người dân vẫn chưa thịnh trị thì đi tìm câu trả lời ở đâu? Có lẽ là ở khắp
nơi. Kể cả ở những nước láng giềng. Kể cả ở trong quá khứ.
Bài dưới đây viết về một
giai đoạn lịch sử khẩn thiết của Thái Lan là quốc gia vốn có nhiều tương đồng với
Việt Nam để có thể đưa chúng ta đến một kết luận không đóng lại mà mở ra hầu
giúp chúng ta tìm được một câu hỏi đích thực cho vấn nạn chung của đất nước.
Đọc bài nầy, bạn sẽ thấy
văn minh Tây phương bắt đầu tiếp xúc với Thái và Việt gần như trong cùng một thời điểm: Hội Truyền giáo Hải
ngoại Paris đến Bangkok năm 1662 và Giáo sĩ Alexandre de Rhodes (A-Lịch-Sơn Đắc-Lộ)
cùng 4 tu sĩ Dòng Tên đến Hội An năm 1625.
Nhưng thực dân Pháp, cả thần
quyền lẫn thế quyền đều đã hoàn toàn thất bại trong mưu đồ xâm lăng đất Xiêm vì
sự chống đối của triều đình với trợ lực của tăng lữ Phật giáo.
Cho đến gần 200 năm sau
(1856) Paris mới tái lập được liên hệ ngoại giao với Bangkok. Nhưng cũng năm
1856 đó, tàu chiến Catinat của Pháp tấn công hải cảng Đà Nẵng rồi phải rút lui
cho đến năm sau (1857) Đô đốc Genouilly và Giám mục Pellerin mới có thể trở lại
với liên quân Pháp-Tây Ban Nha đổ bộ lên Đà Nẵng, mở đầu cho chế độ thực dân đô
hộ Việt Nam đến 99 năm sau (cuối tháng 4 năm 1956) mới hoàn toàn rút quân. Nhưng
hệ quả văn hóa và chính trị, cả tiêu cực lẫn tích cực, của cuộc đô hộ
nầy vẫn còn tác động trong xã hội Việt Nam.
Có phải yếu tố đồng thuận
của người dân Xiêm với chính quyền đã giúp nước ấy được thái bình thịnh trị? Vậy
thì Việt Nam học được bài học gì của Thái Lan như trình bày dưới đây?
VIỄN CHINH TRÊN ĐẤT XIÊM
MỘT CUỘC MẠO HIỂM ĐIÊN CUỒNG CỦA
THỰC DÂN
Jean-Christophe Servant
GEOHISTOIRE (Hors Serie) Janvier
2011
Hình bìa tạp chí GEOHISTOIRE số (ngoại
hạng) tháng 1 năm 2011
Tác giả Jean-Christophe Servant
Hoàng
Đế Pháp Louis thứ XIV mang tham vọng sẽ lôi kéo xứ voi trắng về với hoàng triều
của ông. Và làm cho vua nước Xiêm cải đạo theo Công giáo. Một tham vọng đã trở
thành một ảo ảnh tàn nhẫn.
Cách thủ đô Bangkok 150 cây số là vương
cung Lopburi. Ngày 18 tháng 10 năm 1685,
trong sảnh đường của cung điện nầy, vị Đại
sứ Pháp đầu tiên do Vua Louis XIV bổ nhiệm đang hùng hồn thuyết giảng: “Hoàng đế
của tôi khi điều khiển quân sĩ là một người nổi tiếng qua những chiến thắng và
hoà bình mà ông ta ban phát cho các kẻ thù. Hoàng đế đã ra lệnh cho tôi đến
vương quốc Thái ở chốn biên cương nầy của Vũ trụ …” Người đại diện cho Vua Mặt
Trời đó tên gọi là Hiệp sĩ Alexandre de Chaumont. Tiếp vị đại diện nầy là Vua
Ramathibodi thứ III, vương hiệu là Đại Đế Narai, là vị thần sống của nước Thái
Lan mà thời đó thường được gọi một cách huyền bí là Vương Quốc Xiêm. Đại sứ
Chaumont đã phải mất bảy tháng để dong thuyền đi từ thành phố biển Brest của nước
Pháp cho đến vùng đất xa xôi nầy. Nhưng ông không phải là người Pháp đầu tiên đặt
chân lên vương quốc Xiêm. Các linh mục của Hội Truyền giáo Hải ngoại ở Ba-Lê đã
đến đây từ năm 1662.
Ba sứ thần Xiêm đến
chào vua Louis XIV
tại cung điện Versailles ngày 1 tháng 9
năm 1686.
Trên
tàu thủy Pháp, một thầy dòng hoá trang thành phụ nữ
Đại sứ Chaumont cũng không đi một mình. Theo
ông là sáu tu sĩ thuộc Dòng Tên [Jésuites] có cha Louis Tachard dẫn đạo. Thầy
Francois Timoléon de Choisy cũng đi theo phái đoàn với tư cách phụ tá của ông
Chaumont. Thú vị với chuyện hoá trang thành người phụ nữ với tên gọi bà Nam tước
Barres, ông ta là một người kỳ quặc, tò mò và hay chữ. Trước đó một tháng, ngày
22 tháng 8 năm 1685, cùng với các đồng
môn, thầy de Choisy đã khám phá ra bờ biển của “Vương quốc những con voi trắng”.
Trong khi thầy Tachard và các tu sĩ Dòng Tên vẽ các hoạ đồ, thì thầy Timoléon
viết các chú thích. Chiến hạm Pháp đi ngược một dòng sông trên bờ có “các cây
cau, cây dừa, (…) những cây xanh đầy trái, những con khỉ và chim chóc”. Trên
sông, chiến hạm Pháp cũng gặp những “balons”, là những thuyền “có khi có đến
sáu mươi tay chèo”, và cả một “tàu Hoà Lan và một tàu Anh đi ngược dòng sông để
đến nước Xiêm.” Thực vậy, trước người Pháp, các lái buôn người Anh, Hoà Lan, Bồ
Đào Nha và cả người Ba Tư đã đến đây từ gần một thế kỷ trước. Đến một nước mà
càng đi sâu thì “càng nhìn càng thấy đẹp”. Từ những thương điếm ở Malacca (Mã
Lai), người Bồ Đào Nha đã đến đây từ cuối thế kỷ XVI; người Hòa Lan, một nhóm
tiên phong khác của Ấn Độ Dương, đã ký kết những hiệp ước đầu tiên với nước
Xiêm từ năm 1617.
Những con voi trắng của vua Xiêm mà thầy Timoléon de
Choisy đã thấy.
Trên chiến hạm Pháp, “ông Đại Sứ” bị muỗi
cắn tơi bời. Nhưng ngài vẫn điềm nhiên trầm tư với sứ mạng mà hoàng gia giao
phó: Nhiệm vụ của ông là đem ông vua Phật giáo cải đạo thành Công giáo. Được
như vậy thì sẽ là một cơn sóng thần (tsunami) mang tính địa-chính-trị. Nếu vua
Narai cải đạo theo vua Pháp, vốn là một “vị vua rất Thiên Chúa giáo”, thì nước
Pháp sẽ trở thành quốc gia giao thương được biệt đãi, nếu không nói là duy nhất,
của nước Xiêm. Các kẻ thù Tin Lành sẽ đi chỗ khác chơi. Từ đó Công ty Đông Ấn,
do Colbert sáng lập, sẽ củng cố độc quyền buôn bán đầy lợi nhuận những loại cây
gia vị trồng ở Xiêm. Và vương quốc nầy cũng còn có thể được sử dụng như một đầu
cầu để du nhập đạo Thiên Chúa giáo vào khắp Á châu, dù đó là nước Tàu với hàng
ngàn năm văn hiến hay nước Nhật đầy huyền thoại. Với thương mãi làm vũ khí và đạo
Công giáo làm uy tín: Nước Pháp sẽ qua mặt Bồ Đào Nha trên con đường qua xứ Ấn
độ để trở thành cường quốc chính của Âu châu trong vùng Viễn Đông. Trong hiện tình
thì tất cả đó vẫn còn là một kịch bản lý tưởng.
Nhưng tất cả đã được sắp xếp để Đại sứ
Chaumont đạt được thành quả tốt đẹp. Từ hai mươi năm qua, các giáo sĩ Pháp ở
Xiêm quả đã không ngừng dụ dỗ vua Narai. Họ tin là với tư cách đế vương, Narai
sẽ được đón nhận mặc khải của Chúa. Năm 1680, giáo sĩ thừa sai Benignet Vachet
đã tiết lộ một cách quả quyết là “Ngón tay của Thượng Đế đã ở đó” sau một thời
gian sống với các “talapouin” (tu sĩ Phật giáo của Xiêm). Một dấu hiệu khác đầy
hy vọng là: Vua Xiêm đã gửi hai sứ thần qua cung điện Versailles. Thuyền của
phái đoàn sứ thần đầu tiên đã bị chìm ngoài khơi Madagascar cuối năm 1681.
Nhưng phái đoàn thứ nhì, được vua Louis XIV tiếp kiến ngày 27 tháng 11 năm
1684, đã gia tăng cơn sốt kỳ lạ trong triều đình của vị vua rất Thiên Chúa giáo
nầy. Dĩ nhiên là hai vị “quan viên” nước Xiêm được tiếp ở Pháp thì có vẻ “đúng
là hai tên vô nghề ngỗng”, theo lời giáo sĩ Benigne Vachet. Nhưng “những lạ
lùng” của hai sứ thần nầy là cái giá phải trả để mua được thành quả rực rỡ cho
sứ mạng của phái đoàn Chaumont.
Tiếc thay, sứ mạng nầy đã khởi đầu trật
lất. Vốn tính tự phụ và bướng bỉnh, Đại sứ Chaumont dựa vào chức quyền của mình
để từ chối tuân theo những nghi thức của nước Xiêm: Khi đối diện vua Xiêm phải
quỳ cả hai tay và hai gối. Ngày mà ông Đại sứ Pháp quyết định tuân thủ theo tục
lệ địa phương thì ông đã phải chạm trán với một bất ngờ.
Một
chàng giang hồ Hy Lạp đánh lừa Đại sứ Pháp
Theo thầy Francois Timoléon de Choisy
thì vua Xiêm, “một ông khùng có đầu óc như Versailles”, chẳng tỏ ra có ý xin cải
đạo gì cả. Ngược lại “ông ta lại thấy mứt trái cây của Pháp rất ngon.” Và thầy
kết luận: “Xin chào thua, tôi chẳng tin tí nào” [chuyện vua Xiêm cải đạo].
Không phải chỉ có ông nầy là không tin. Đối với vua Louis XIV, người ta cũng kể
những chuyện không tin như vậy. Thật ra thì vua Narai chưa bao giờ có có ý cải
đạo qua Thiên Chúa giáo cả. Sử gia Dominique Lanni xác định là triều đình
Versailles cũng bị cuốn vào những “hiểu nhầm” như vậy. Lanni là một chuyên viên
về những chuyện phiêu lưu cổ điển, ông cũng là tác giả một cuốn sách lý thú liệt
kê các nhân chứng có mặt ở khúc quanh lịch sử ít được biết nầy. Người đứng sau
huyền thoại nầy là một nhân vật đặc biệt: Tên Constance Phaulkon, biệt danh
Phra Khlang Kosathibodhi, một chàng giang hồ Hy Lạp đến Xiêm năm 1675. Vợ là một
người Nhật lai Bồ Đào Nha, học giỏi tiếng Xiêm, Phaulkon trở thành như một Mazarin
[vốn là vị Hồng Y, Thủ tướng thân cận của vua Louis XIV] của vua Narai.
Phaulkon giữ vai trò trung gian đắc lực giữa các công ty Âu châu muốn vào Xiêm
buôn bán với vị vua của anh ta. Ngoài ra anh ta cũng lo ngại về sự tăng trưởng
sức mạnh của người Hoà Lan. Dominique Lanni nhấn mạnh: “Phaulkon nối kết với
người Pháp đầu tiên bằng cách đưa ra những hợp dồng béo bở đồng thời cũng giải
thích thêm là vua Xiêm sẵn sàng để cải đạo”.
Phái đoàn của Chaumont thất bại não nề,
tuy vậy người Pháp vẫn lạc quan. Theo thầy Francois Timoléon de Choisy “Chúng
ta khởi hành với hy vọng tràn trề.” Các linh mục Dòng Tên vẫn còn nhiều tự
tin. Phaulkon đã tiết lộ cho thầy dòng
Tachard một lời nhắn mới của vua Xiêm: Narai sẵn sàng trao đổi thành phố
Bangkok chiến lược cho người Pháp với điều kiện vua Louis XIV bằng lòng đầu tư
ngân quỹ, gửi quân đội, kỷ sư và tàu chiến qua Xiêm. Ngày 22 tháng 12 năm 1685,
phái đoàn Chaumont, Choisy và Tachard rời Xiêm trở lại Pháp với một tân Đại sứ
của nước nầy. Sau khi đến Brest, các quan chức của phái đoàn đã được vua Louis
XIV tiếp ở phòng Gương [của điện Versailles] ngày 1 tháng 9 năm 1686. Có khoảng
một ngàn rưỡi người có mặt để xem phái đoàn đến từ Xiêm. Sử gia Dominique Lanni
nhận xét: “Buổi tiếp tân nầy đánh dấu cao điểm của kiểu thời trang đồ Xiêm tại
lâu đài Versailles.”
Ngôi chùa ở
Lopburi mà thầy Timoléon de Choisy
ghi chú là có thể
họp 100,000 vị sư.
Vua
Louis XIV quyết định gửi quân qua Xiêm
Các niên lịch và các bản khắc được in
ra. Các huy chương cũng được khắc ra. Nhân viên báo “Mercure Galant” [một tạp
chí phổ thông trong đại chúng như tờ “Voici” hiện nay] theo sát bước các sứ thần
Xiêm từ thủ đô Ba-Lê đến các thành quách vùng Flandres. Ngoài ra còn có những
ghi chép của Timoléon de Choisy: Đi săn bằng voi, những đám rước quy mô về thủy
vật, chùa với tượng vàng, pháo bông, …, trong suốt chuyến đi, ông thầy dòng sắc
sảo đã ghi lại vô số những tài liệu về phong tục và dân tình xứ Xiêm. Nhật ký của
ông trở thành loại sách bán chạy nhất. Trong khi vương quốc Pháp mê man với những
biến chuyển xa xôi đó, cha Tachard tiếp tục theo đuổi sứ mạng của ông: thuyết
phục các Bộ trưởng của vua Louis XIV đi đô hộ nước Xiêm. Đối với cha Tachard của
Dòng Tên, đây cũng là cơ hội để gạt bỏ các linh mục [Công giáo] của Hội Truyền
giáo Hải ngoại của Paris ra khỏi nước Xiêm. Cuối cùng thì nhà vua đồng ý gửi
qua Xiêm một hạm đội hùng hậu. Theo giải thích của sử gia Dominique Lanni, niềm
kiêu hãnh vô bờ bến của Louis XIV đã tạo ra một trong những giai đoạn lịch sử
ngoại giao thảm khốc nhất của nước Pháp đối với vùng Đông Nam Á.
Ngày đầu tháng 3 năm 1687, các sứ thần
Xiêm từ Brest quay trở về nước với sáu trăm quân Pháp dưới quyền chỉ huy của Bá
tước Claude de Forbin. Nhưng ngay tại đất Xiêm, cha Tachard đã điều đình với kẻ
không thể tránh là Phaulkon về những nhượng địa Mergui [ngoài khơi phía Nam Miến
Điện] và Bangkok. Một trại lính Pháp đã được xây ở đó. Tuy vậy, nước Pháp đã
không lưu ý đến một yếu tố: làn sóng yêu nước đã dâng lên trong tinh thần của một
số quan lại của triều đình nước Xiêm. Tinh thần nầy đã được châm ngòi bởi ảnh
hưởng đầy tính cách xâm lược chính trị và kinh tế của các linh mục Dòng Tên
Pháp. Tư cách đáng ngờ của Phaulkon và những vận động ngấm ngầm của các lái
buôn đối nghịch càng làm cho tình thế phức tạp hơn. Khi Bá tước Forbin trở lại
Pháp, vua Louis XIV hỏi về số Phật tử đã được các linh mục Dòng Tên cải đạo,
câu trả lời là: “Không một người nào cả.”
Bản đồ vương quốc
Xiêm được người Pháp vẽ năm 1686.
Kỷ
niệm của một thời kỳ: Con đường ở thành phố Brest mang tên Xiêm
Giấc mơ Xiêm của Louis XIV bị chạm thực
tế …Vua Narai, gần chết, vừa bị người anh em rể lật đổ với sự hổ trợ của giới
tăng lữ Phật giáo. Phaulkon đã bị xử tử. Tinh thần bài ngoại lan tràn khắp cả
nước. Quân nhân và các giáo sĩ thừa sai Pháp tháo chạy về thương điếm
Pondichéry ở Ấn Độ. Nước Pháp cố gắng đổ bộ thêm một lần cuối cùng lên đảo
Phuket năm 1689 và phản ứng của vương quốc Xiêm là dứt khoát cấm cửa tất cả người
ngoại quốc. Cho đến gần hai thế kỷ sau, năm 1856, Paris mới tái lập được liên hệ
ngoại giao với Bangkok.
Từ chuyến phiêu lưu thực dân không ngày
mai đó, nước Pháp đã giữ lại vài kỷ niệm đáng ngạc nhiên. Bất ngờ với sự có mặt
của các sứ thần Xiêm trong hải cảng của mình, người dân thành phố Brest quyết định
thay đổi tên một con đường từ Saint Pierre thành ra … đường Xiêm. Nước Thái Lan
cũng giữ lại một dấu vết của mối liên hệ ngắn ngủi Pháp-Thái: Dân Thái gọi tất
cả người ngoại quốc là “”Farang”. Một chữ có gốc từ chữ “Farangset” nghĩa là
người Pháp!
JEAN-CHRISTOPHE
SERVANT
Lý
Nguyên Diệu phỏng dịch
(Hình
của GéoHistoire)
EXPÉDITION DU SIAM
LA FOLLE ÉPOPÉE COLONIALE
Jean-Christophe Servant _ GEOHISTOIRE
(Hors Serie) Janvier 2011
Louis
XIV ambitionnait de rallier à sa couronne le pays de l’éléphant blanc. Et de
convertir le monarque siamois au catholicisme. Un projet qui se révéla un cruel
mirage.
Palais royal de Lopburi, à 150
kilomètres de Bangkok. Le 18 octobre 1685, dans la sale d’audience, le premier
ambassadeur francais mandaté par Louis XIV sous ces latitudes entame sa
harangue: “Mon Maitre, si fameux par tant de victories et par la paix que plus
d’une fois il a donné a ses ennemis à la tête de ses armées, m’a commandé de
venir trouver sa majesté aux extrémités de l’Univers …” Ce représentant du Roi
Soleil s‘appelle le chevalier Alexandre de Chaumont. Son hôte, le roi
Ramathibodi III, appelé Narai le Grand, est le dieu vivant d’une Thailande que
l’on connait alors sous le nom mythique de Royaume de Siam. Pour rejoinder
cette contrée lointaine, l’ambassadeur Chaumont a navigué plus de sept mois
depuis Brest. Ce n’est pas le premier Francais à mettre pied au royaume de
Siam. Les ecclésiastiques des Missions étrangères de Paris y ont débarqué en
1662.
A
bord du navire francais, un abbé déguisé en femme
Chaumont ne voyage pas non plus en
solitaire. Six jésuites francais l’accompagnent, menés par le père Louis
Tachard. L’abbée Francois Timoléon de Choisy est également de la partie en tant
que coadjuteur (adjoint) de Chaumont. Appréciant se travestir en femme sous le
nom de comtesse de Barres, c’est un excentrique curieux et lettré. Lui et ses
congénères ont donc découvert, un mois auparavant, le 22 septembre 1685
exactement, les côtes du “Royaume de l’éléphant blanc”. Pendant que Tachard et
ses jésuites dessinaient des estampes, l’abbée prenait des notes. La frigate
francais remontait une rivière bordée “d’arequiers et de cocotiers, (…) des
arbres verts tout chargés de fruits, de singes et d’oiseaux”. Les Francais y
croisaient des “balons”, barques “menées parfois par soixante rameurs” ainsi
qu’un “vaisseau hollandaise et un vaisseau anglais qui remontaient la rivière
pour aller à Siam”. En effet, avant eux, marchands anglais. hollandais,
portugais mais aussi perses s’étaient déjà introduits depuis près d’un siècle
dans ce pays qui “embellit à vue d’oeil” au fur et à mesure que l’on s’y
enfoncait. Les Portugais sont arrivés de leur comptoir de Malacca dès la fin du
XVIè siècle; les Hollandais autres défricheurs de l’océan Indien, avaient signé
en 1617 leur premier traité avec le Siam.
Sur le pont de la frégate francaise, les
“maringouins” (moustiques) harcelaient de piqures “Monsieur l’Ambassadeur”.
Mais celui-ci était transcendé par sa royale mission: Il était chargé d’amener
le souverain bouddhiste à embrasser la religion catholique. Ce serait un
tsunami géopolitique. La conversion de Narai au culte de son pair, le “roi très
chrétien”, permettrait en effet à la France de devenir le partenaire
privilégié, sinon unique, du Siam. Exit les ennemis protestants. La Compagnie
des Indes orientales, fondée par Colbert, conforterait alors son monopole sur
le profitable commerce des épices récoltées au Siam. Et le royaume pourrait
même être utilisé tel un marche-pied pour introduire la chrétienté dans toute
l’Asie, qu’il s’agisse de la Chine millénaire ou du Japon légendaire. L’arme du
commerce et le prestige de la religion catholique: La France damnerait ainsi le
pion aux Portugais sur la route des Indes pour devenir la principale puissance
européenne en Extrême-Orient. Pour l’heure, ce n’était qu’un scenario ideal.
Mais tout avait été fait pour que l’ambassade de Chaumont soit couronnée de
succès. Depuis vingt ans, les ecclésiastiques francais presents au Siam
n’avaient en effet cessé d’amadouer le roi Narai. Ils étaient confiants dans sa
capacité à acceuillir la révélation chrétienne. “Le doigt de Dieu est là”,
confiait, sur de lui, dès 1680, le missionnaire Benigne Vachet, revenue d’un
séjour chez les “talapouins” (moines bouddhistes du Siam). Autre signe
d’espoir: le roi de Siam avait déjà
envoyé deux ambassades à Versailles. La première avait coulé en route au large
de Madagascar, fin 1681. Mais la seconde, recue par Louis XIV, le 27 novembre 1684,
avait fait monter d’un cran le fièvre exotique à la cour du roi très chrétien.
Bien sur, les deux “mandarins” recus en France semblaient “propes à faire le
métier de faitnéan”, disait Benigne Vachet. Mais si leur “bizarreries” étaient
le prix à payer pour couronner d’éclat la mission de Chaumont.
Hélas, cette mission s’engagea mal.
Homme suffisant et buté, Chaumont se refusa, du fait de son rang, à suivre les
particularités du protocol siamois: ramper sur les coudes et les genoux devant
le souverain. Le jour où il décida de se plier au us et coutumes, une mauvaise
surprise l’attendait.
Un
aventurier grec arnaque les émissaires francais
Le roi siamois, “un drôle qui aurait de
l’esprit à Versailles”, raconta Choisy, n’exprima aucune intention de se
convertir. En revanche, il avait “trouvé les confitures à la francaise fort
bonnes”. Et l’abbée de terminer: “Bonsoir, je dors tout debout” Il n’y avait
pas que lui. A Louis XIV, on avait raconté aussi une histoire à dormir debout.
Narai n’avait en fait jamais eu l’intention de se convertir au christianisme.
Versailles s’était emballé sur des
“malentendus” precise Dominique Lanni, historien, specialist des récits de
voyages à l’âge classique, et auteur d’un savoureux livre recensant les
témoignages publiés autoure de cette tranche d’histoire méconnue. L’homme à
l’origine de cette chimère était un autre singulier personage: Constance
Phaulkon, alias Phra Khlang Kosathibodhi, aventurier grec arrive au Siam en
1675. Marié à une Japono-Portugaise, maitrisant le siamois de cour, Phaulkon
avait fini par devenir le Mazarin de Narai. Et il jouait l’intermédiaire
fortune des Compagnies européennes souhaitant mener affaires avec son roi.
Phaulkon s’inquiétait aussi de la montée en puissance des Hollandais. “Il se
lia donc aux premiers Francais en leur faisant miroiter de juteux contrats
commerciaux tout en leur expliquant que son roi était prêt à se convertir”,
souligne Dominique Lanni.
La mission de Chaumont fut un échec
cuisant, pourtant, les Francais restaient optimists. “Nous partons avec bonne esperance”,
nota l’abée de Choisy. Les jésuites étaient confiants. Phaulkon avait en effet
confié au père Tachard un nouveau message
de son roi: Narai était prêt à octroyer la stratégique place de Bangkok aux Francais à
condition que Louis XIV acceptât d’y
investir des fonds et d’y envoyer des troupes, des ingénieurs et des navires.
Le 22 décembre 1685, Chaumont, Choisy et Tachard quittèrent le Siam pour la
France avec une nouvelle ambassade siamoise. Après avoir rejoint Brest, les
dignitaires furent recus le 1er septembre 1686 par Louis XIV dans la galerie
des Glaces. Mille cinq cents curieux vinrent les voir. “Cette réception marquera
l’apogée de la mode des siamoiseries à Versailles”, rappelled Dominique Lanni.
Louis
XIV decide enfin d’envoyer des troupes au Siam
On imprima des almanachs et des
gravures. Des médailles furent frappées. “Le Mercure Galant”, une sorte de “Voici”
de l’époque, suivit les ambassadeurs pas à pas, de Paris aux citadelles des
Flandres. Et puis il y avait des notes de Timoléon de Choisy. Chasses à
l’éléphant, gigantesques processions aquatiques, pagodes peuplées d’idoles
dorées, feux d’artifices …, le truculent abbée avait consigné durant son voyage
une multitude de renseignements sur les coutumes et les habitants du Siam. Son
journal devint rapidement un best-seller. Pendant que le royaume de France se
fascinait pour ses lointaines péripéties, le père Tachard menait sa mission:
convaincre les ministres de Louis XIV de colonizer le Siam. Pour Tachard le
jésuite, c’était aussi l’occasion d’évincer du Siam les rivaux des Mission
étrangères de Paris. Le roi finit par accepter d’y envoyer une importante
escadre militaire. “L’orgueil incommensurable de Louis XIV, explique Dominique
Lanni, va déboucher sur l’un des plus calamiteux episodes de l’histoire des
relations diplomatiques francaises avec le Sud-Est asiatique.”
Le 1er mars 1687, les ambassadeurs siamois
repartirent de Brest en compagnie de six cent trente soldats, commandés par le
comte Claude de Forbin. Mais sur place, ce fut Tachard qui négocia avec
l’incontournable Phaulkon la cession des places de Mergui et Bangkok. Un fortin
francais y fut bâti. Versailles avait cependant negligee une donnée: la montée
du nationalism dans une partie de la cour siamoise. Ce ressentiment était
attisé par l’influence politico-économique envahissante des jésuites francais.
La personnalité controversée de Phaulkon et les manoeuvres en sous-main des
rivaux européens n’arrangeait pas les choses. Lorsque Forbin revint en France,
Louis s’enquit du nombre de bouddhistes qui avaient été convertis par les
jésuites. “Pas un seul”, lui répondit Forbin
Souvenir
de cette époque: la rue de Siam à Brest
Le rêve siamois de Louis XIV se heurtait
à la réalité … Au Siam, Narai, à l’article de la mort, venait d’être renversé
par son beau-frère Petracha avec le soutien du clergé bouddhiste. Phaulkon
avait été execute. La xénophobie s’abattait sur le pays. Militaires et
missionnaires francais battirent en retraite vers le comptoir Indien de
Pondichéy. Une dernière tentative de débarquement francais sur l’ile de Phuket,
en 1689, et le royaume finit par se fermer à tous les étrangers. Paris ne
rétablirait qu’en 1856 ses relations diplomatiques avec Bangkok.
De cette aventure coloniale sans
lendemain, la France a conserve quelques étonnants souvenirs. Ebaubis par
l’arrivée de l’exotique ambassade siamoise dans leur port, les Brestois
décidèrent de rebaptiser leur rue Saint Pierre en … rue de Siam. La Thailande
aussi a gardé quelques traces de cette brève amitié franco-siamoise: on y
appelle toujours les étrangers “Farang”. Un mot tiré de “Farangset”: Francais!
JEAN-CHRISTOPHE
SERVANT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét