MƯU LƯỢC KHUẾCH TRƯƠNG TÍN ĐỒ
CỦA VATICAN VÀ TIN LÀNH
TP Thanh Tâm
Tại các nước Tây Phương, tình trạng người dân từ bỏ
đạo Ki Tô, bao gồm cả đạo Ca tô và Tin Lành, gia tăng. Số tín đồ đến nhà thờ
vào ngày chủ nhật hoặc tham gia vào các lễ hội tôn giáo cũng như số học sinh theo học ở những chủng viện cũng giảm
nhanh. Hiện tượng này được cho là sẽ tiếp
tục trong tương lai.
Có
nhiều nguyên do để giải thích hiện tượng này. Trước hết, khi khoa học phát triển
với những phát hiện mới thì theo đó, những sai lệch, mâu thuẫn trong Kinh Thánh
ngày càng hiển lộ, chứng tỏ Kinh Thánh không còn thích ứng được với tư duy và đời
sống con người hiện đại. Không chỉ những nhà khoa học, mà cả những người thường
dân đều dần dần không chấp nhận giáo điều cơ bản của tôn giáo độc thần là “vũ
trụ được sáng tạo và điều khiển bởi một vị sáng thế, tức Thượng đế. Thượng đế
cũng chính là chân lý, có toàn quyền thưởng phạt, quyết định vận mệnh sống chết
của con người”.
Khi xã hội bước vào
giai đoạn thuần thục sau một quá trình dài theo cơ chế dân chủ và cạnh tranh
kinh tế, đã hình thành một xã hội có xu hướng hưởng thụ vật chất và sống theo
lý tính, họ không còn ngoan ngoãn đặt niềm tin vào một giáo điều nào đó được định
sẵn, bắt phải “tin” vào điều mà không cần dùng đến nhận thức phân biệt đúng sai,
không cần dùng đến lý trí, trí tuệ (một từ trong Phật giáo).
Đạo Ca Tô cũng như Tin
lành chủ trương rằng Thiên chúa sáng tạo ra vạn vật, nên họ công kích thuyết tiến
hóa được giảng dạy ở trường học. Ngoài ra, họ phản đối hành vi đồng tính, phá
thai vì cho rằng nó phản lại lời giảng trong Thánh Kinh. Những chủ trương này
là một vài ví dụ đi ngược lại với những khám phá của khoa học cũng như trào lưu
của xã hội, nên sau này
nhiều người chỉ trích rằng những tôn giáo này là “thiếu tri tính, phản lý luận khoa học”.
Ở đây, xin được ghi chú
khái quát về đạo Tin
Lành. Như đạo Ca Tô, Tin Lành cũng là một nhánh của Ki tô giáo, nên có thể được
coi là anh em. Trong các giáo phái Tin
Lành tại Hoa Kỳ, có một giáo phái tiêu biểu là giáo phái “Phúc Âm (Evangelical) ”. Giáo phái này có gốc từ Anh quốc, sau đó truyền qua Hoa
kỳ và phát triển mạnh mẽ. Tại Việt Nam, Phúc Âm là giáo phái hoạt động mạnh mẽ
nhất. Đạo Tin lành cũng như Ca tô, lấy “niềm tin
tuyệt đối vào Thiên Chúa” làm nền tảng. Ngoài tính cách tôn giáo, tại Hoa Kỳ,
Tin Lành còn tham gia sâu sắc vào sinh hoạt chính trị của quốc gia. Tổng thống
Reagan và hai đời cha con tổng thống Bush cũng được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của
giáo phái Tin Lành này. Giáo phái Phúc Âm của Tin Lành lấy người Mỹ gốc da trắng
[WASP: White Anglo-Saxon Protestant] làm trung tâm và thường có khuynh hướng
chính trị bảo thủ. Trụ sở chính đặt tại Bắc Mỹ và truyền đạo trải rộng ra khắp
thế giới. Mục sư Tin
Lành, cũng như những nhà truyền giáo Ca Tô thường thuyết giảng về “bí tích” chữa bệnh,
về quyền thưởng phạt của Thiên Chúa, những ân sủng của Thiên Chúa
dành cho tín đồ ngoan đạo, v.v.. Phương châm truyền đạo của họ là chú
trọng vào những nơi xa xôi hẻo lánh, ở đó đời sống người dân còn nghèo khó lạc
hậu và giáo dục còn thấp. Họ dùng những hoạt động có tính “xã hội, từ thiện” làm
phương tiện gieo truyền niềm tin Thiên Chúa, và
“văn minh Âu Mỹ” để thu hút người dân vào đạo.
Lý do thứ hai để người Phương Tây xa lánh dần các tôn giáo này
là do những hành vi bất chính xảy ra từ trước đến nay của các linh mục nhà thờ
bị bộc lộ, trong đó có những vụ xâm phạm
tình dục (hiếp dâm) trẻ em của các chức sắc giáo hội trải rộng tại nhiều nơi
trên thế giới trong nhiều thập niên qua, đã gây ra
làn sóng căm phẩn và bất tín của người dân. Tiếp theo là những hành vi mờ ám bất
chính của Vatican liên hệ đến chính trị và tiền bạc, đến các sự kiện phạm pháp
của các Linh mục nhà thờ, v.v..
Ngoài ra, trong
những năm vừa qua, nhiều vụ tai tiếng khác bị phơi bày trước công luận, như tín
đồ các nước Hồi Giáo phản đối mãnh liệt khi cho rằng Giáo Hoàng miệt thị tôn
giáo của họ; sự kiện Tổng Giám Mục Hà Lan đã hỗ trợ cho điệp viên Nga trong thời
kỳ chiến tranh lạnh bị đưa ra ánh sáng. Trong nội bộ thì thế lực cấp tiến yêu cầu
cải tổ tổ chức có dân chủ hơn, yêu cầu cho phép nữ giới có quyền trở thành giáo
sĩ, yêu cầu giáo sĩ được quyền kết hôn, v.v..
Vì những lý do trên, nhiều người Âu Mỹ, đặc
biệt giới trí thức và giới trẻ dần dần từ bỏ đạo Ca Tô và Tin Lành, là hai tôn
giáo truyền thống mà gia đình họ đã tin theo. Trong số những người này, có một
số không ít quay sang đạo Phật, hoặc tuy không theo đạo Phật nhưng có cảm tình
với giáo lý Phật Pháp. Số người này ngày càng gia tăng trong nhiều thập niên
qua, mặc dù đạo Phật còn khá mới mẻ đối với người Tây Phương. (Có một ước tính là
tại Mỹ hiện nay có khoảng 1% người theo đạo Phật, và khoảng 30% người dù không
từ bỏ tôn giáo của họ, nhưng có cảm tình với Đạo Phật. Họ tham gia tọa thiền, đọc
sách báo về Phật giáo, hoặc trưng bày hình tượng Phật trong nhà như là biểu tượng
của sự hiểu biết và tình thương, v.v...)
Trước
nguy cơ suy giảm “niềm tin Thiên Chúa” tại các quốc gia Âu Mỹ, Vatican cũng như
Tin Lành chuyển hướng chiến lược đặt trọng
tâm phát triển thế lực qua các nước Á Châu và Phi Châu. Tại Á châu, họ đặc biệt
chú trọng vào những quốc gia đông dân cư như Trung quốc, Ấn Độ, Hàn quốc. Việt
Nam cũng là một nước mà cả Vatican lẫn Tin Lành đều lấy làm trọng điểm nhắm đến.
Ngoài Philippines là
nơi có mật độ giáo dân cao, công cuộc phát triển Cơ đốc giáo
(Catô, Tin Lành và
Chính Thống giáo) tại ba nước đông dân nhất là Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản, với
tổng dân số ba nước là 2,8 tĩ người, thì tuyệt đối không đáng kể - khoảng dưới 3% (2014).
Hình: Giáo phận và Giáo
khu trong mỗi quốc gia tại Á châu (Nguồn: Internet)
Dưới đây là trình bày khái quát về mưu lược
phát triển đạo Ca Tô của Vatican tại một vài nước Á Châu và Việt Nam.
Nhìn trên toàn thế giới, thì Á châu
là đại lục có số dân theo đạo Ki Tô tương đối ít, chỉ khoảng 2.9% trên tổng số
dân. Đặc biệt, tại 2 quốc gia có dân số đông nhất nhì thế giới là Trung quốc và
Ấn Độ thì Vatican cũng như Tin Lành gặp nhiều trở ngại trong việc truyền giáo
do chính sách ngăn chận đạo Ki Tô của nhà nước vì biết rõ lịch sử tồi tệ và mưu
lược nguy hiểm của Vatican, cũng như nhận thức của người dân cho rằng Ca tô
cũng như Tin Lành là tà đạo, không thích hợp với văn hóa tập quán của dân tộc họ.
Tiếp nhận phương châm của người tiền nhiệm
Pope John Paul II là “ Phát triển truyền đạo tại các quốc gia Á Châu là kế sách
ngàn năm của Vatican”, GH Benedict XVI tỏ ra là người rất tích cực trong mưu lược
phát triển tín đồ Ca Tô tại Á châu. Trong tháng 1 năm 2007, GH Benedict XVI đã
triệu tập một buổi họp gồm những chuyên gia về các nước châu Á để thảo luận về
tình hình kinh tế, chính trị và tôn giáo tại các nước Á châu đang phát triển, với
dã tâm là xây dựng chiến lược thúc đẩy phát triển
tín đồ tại những quốc gia này, mà trọng điểm là Trung quốc, Ấn độ, Triều Tiên
(Nam Hàn và Bắc Hàn) và Việt Nam.
1) Tại Trung quốc
Trong suốt 2 ngày đầu,
hội nghị đã tập trung về vấn đề tôn giáo Ca Tô tại Trung quốc. Sau hai ngày họp, Vatican đã quyết định
thành lập một ủy ban chuyên môn về vấn đề phát triển Ca Tô tại Trung quốc. Song
song đó, Giáo hoàng truyền đạt một lá thư gởi cho giáo dân tại nước này. Trong phần phát biểu sau kỳ họp 2 ngày, GH Benedict XVI đề cập đến
khối tín đồ Ca
Tô tại Trung quốc, tuyên dương sự trung thành với Vatican mặc dù chịu sự đàn áp
của nhà nước. Mặt khác, họ kêu gọi
chính quyền Trung quốc hãy bỏ qua những hiểu lầm trong quá khứ và nối lại đối
thoại.
Hiện nay, tại
Trung quốc có khoảng 12 triệu tín đồ Ca Tô. Trong đó có 4 triệu tín đồ theo
giáo hội “Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc” do nhà nước quản lý. Còn lại
8 triệu là tín đồ chui, tức hoạt động bí mật ngoài vòng kiểm soát của pháp luật và tuân thủ theo ý
đồ của Vatican.
Chiến lược của Vatican tại Trung quốc được
ví như con dao 2 lưỡi, tức là một mặt vận động nối lại bang giao với nhà nước,
thì mặt khác lại âm thầm ủng hộ giáo dân chui, khuyến khích họ hoạt động tryền giáo để phát triển theo chỉ thị và hỗ
trợ của Vatican, gây áp lực lên chính quyền đòi quyền tự do tôn giáo. Tại Trung quốc,
quyền phong các chức sắc Ca Tô đều thuộc quyền của “Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc” mà không qua Vatican.
Điều này làm cho Vatican đau đầu vì là một tiền lệ cho những nước khác tham khảo.
Tiếp đến là vấn
đề Đài Loan. Hiện nay mặc dù Vatican không có quan hệ ngoại giao với Trung quốc nhưng công nhận Đài Loan. Để đánh đổi việc này, Vatican đề nghị Trung quốc giao quyền phong chức
sắc trong giáo hội cho Vatican. Đổi lại, Vatican có thể thay đổi (cắt đứt) quan
hệ ngoại giao với Đài Loan theo yêu cầu của Trung quốc. Cho đến nay, quan hệ
ngoại giao giữa Trung quốc và Vatican vẫn chưa cho thấy có dấu hiệu khả quan cụ
thể nào.
2) Ấn Độ
Ấn Độ là quốc
gia đa tôn giáo, trong đó Ấn giáo chiếm 80%, Hồi giáo 14% và Ki Tô giáo (gồm Ca
Tô và Tin Lành) 2.3%, ngoài ra còn tồn tại nhiều tôn giáo khác.
Hồng Y Ivan Diaz là giáo sĩ Ấn Độ có nhiều kinh nghiệm
trong giáo hội Ca Tô tại Ấn Độ. Ông làm
Tổng Giám Mục 10 năm tại Mubai trước khi được phong chức Hồng Y. Ông được đánh
giá là người có uy tín trong giới tín đồ Ca Tô tại Ấn Độ. Vatican đã bổ nhiệm Hồng Y Ivan Diaz, mặc dù tuổi đã trên 70, làm Bộ trưởng Bộ Truyền giáo Vatican. Đây là một Bộ có quyền
hạn rất lớn với
ngân sách khổng lồ, trông coi hơn 1000 giáo khu bao gồm tất cả khu vực Châu Á, Châu Phi, các nước ở Châu Đại Dương và một phần
các nước Nam Mễ. Ý đồ của GH Benedict XVI là trọng dụng người Ấn Độ để làm bàn đạp mở rộng thế lực
tại quốc gia đông dân thứ nhì thế giới này. Tuy nhiên, cho đến nay, Vatican đã
và đang gặp nhiều trở ngại từ cả phía chính quyền, các tôn giáo khác cũng như phản
đối của người dân trong vận động khuyếch đại tín đồ Ca Tô tại đây.
3) Triều Tiên
Hàn Quốc (Nam Triều Tiên) là xứ sở tiêu biểu cho mưu
lược bành trướng tín đồ thành công của cả Vatican lẫn Tin Lành. Trong những thập
niên sau này, song hành với Tin lành, số tín đồ Ca Tô tăng nhanh chóng. Hiện
nay, tín đồ Ca Tô có khoảng trên 5 triệu, chiếm khoảng 11% dân số, nếu cộng với
tín đồ Tin lành thì lên đến 29%. Một con số đáng ngại trong một nước Á châu có
lịch sử theo Phật giáo và chịu ảnh hưởng của triết lý Khổng, Lão dài lâu. Mục
tiêu của Vatican là số tín đồ Ca Tô sẽ gia tăng lên đến 20% trong năm 2020.
Không it
người dân Hàn Quốc, đặc biệt là giới trí thức lo ngại tương lai, về nền độc lập
của quốc gia họ. Hiện nay, Hàn Quốc là đồng minh của Hoa Kỳ. Nhiều người cho rằng
đây là chiến lược cần thiết để duy trì hòa bình từ mối uy hiếp của Bắc Triều
Tiên cũng như những nước lớn lân cận, đồng thời để phát triển kinh tế với sự hỗ
trợ mạnh mẽ của Hoa Kỳ và Phương Tây. Nhưng bù lại, Hàn Quốc cũng phải chịu đeo
cái vòng kim cô của Hoa kỳ, khó thể độc lập thật sự trong hành xử các vấn đề
chính trị quốc tế. Tiếp theo là ảnh hưởng của hai tôn giáo Ca Tô và Tin lành mỗi
ngày mỗi tăng cũng là mối uy hiếp cho độc lập quốc gia. Cả hai tôn giáo này đều
không đơn thuần là chỉ truyền giảng tín lý tôn giáo nhằm phục vụ đời sống tâm
linh của con người, mà họ là những thế lực chính trị, đều có mưu đồ chi phối
quyền lực nước sở tại. Đạo Ca Tô tuân thủ theo chỉ đạo của Vatican và đạo Tin
Lành được hỗ trợ và lèo lái của cơ sở chính tại Hoa kỳ.
Trong vấn đề hệ trọng nhất của dân tộc Triều
Tiên ngày nay là vận động thống nhất lãnh thổ, điều mà người dân cả 2 miền đều
mong muốn, thì ảnh hưởng của Hoa kỳ và cả Vatican lẫn Tin Lành được coi là những
cản trở lớn từ phía Hàn Quốc, (cũng như cản trở của Trung quốc từ phía Bắc Triều
Tiên). Ít nhất, trong bối cảnh ngày nay thì Hoa Kỳ không hoặc chưa muốn 2 miền Nam
Bắc Triều Tiên thống nhất, vì nếu thống nhất thì sẽ trở thành một nước Triều
Tiên lớn mạnh, cả về kinh tế lẫn quân sự với võ khí hạt nhân. Như vậy thì Hoa kỳ
sẽ không dễ dàng áp đặt đất nước này dưới sự chi phối của họ, ngay cả liên hệ đồng
minh cũng có nguy cơ phá sản. Cả Ca Tô và Tin Lành cũng đều lo ngại nếu Triều
Tiên thống nhất thì việc truyền giáo sẽ gặp khó khăn hơn.
Người dân Hàn
Quốc thường tỏ bất bình về sự quá khích và ngạo mạn của những tín đồ của hai đạo
này, họ chiêu dụ tín đồ bằng nhiều thủ đoạn như dùng vật chất, bí tích chữa bệnh,
hứa hẹn thiên đàng, hoặc hăm dọa bạo lực khi cần thiết. Họ công khai khiêu
khích những tôn giáo khác, đặc biệt Phật giáo. Khi ảnh hưởng của hai tôn giáo
này mạnh lên, thì Hàn Quốc lại càng khó thoát khỏi chi phối của Vatican và Tin
Lành trong cả lãnh vực xã hội lẫn chính trị.
Vatican cũng tỏ quan tâm đến cả Bắc Triều
Tiên. Khoảng trước năm 1949, có khoảng 55 ngàn tín đồ theo đạo Ca Tô, nhưng sau
đó nhà nước nghiêm cấm đạo này vì cho là “tà giáo”. Những người không chịu từ bỏ
đạo bị xử phạt nặng, kể cả cho vào ngục tù và có những trường hợp bị xử tử.
Ngày nay, số tín đồ chui được ước tính khoảng từ 8 trăm đến 3 ngàn người.
Tại Bình
Nhưỡng, có một giáo hội Ca Tô được xây dựng vào năm 1987. Nhưng đây được coi chỉ
là bình phong dành cho du khách nước ngoài viếng thăm xứ này. Ngày nay đạo Ki
Tô (cả Ca Tô lẫn Tin Lành) vẫn còn bị giới hạn, mặc dù nhà nước cho đặt văn phòng đại diện “Hiệp hội Công giáo toàn Triều Tiên” tại Bình Nhưỡng. Năm 2007,
Hiệp Hội Caritas Nam Hàn đã cử đại diện viếng thăm Bắc Triều Tiên lần đầu tiên.
Trong dịp này, phái đoàn đã trao lá thư của GH gởi cho giáo dân “chui” thông qua
văn phòng đại diện “Hiệp hội Công giáo toàn Triều Tiên”. Vatican đang cố gắng tạo mối quan hệ
với Bắc triều Tiên nhưng, cũng như tại Trung quốc, chưa có dấu hiệu tiến triển
cụ thể nào.
4) Việt
Nam
Việt Nam là quốc gia có
số tín đồ Ca Tô khoảng 6-7 triệu (6-7%) và Tin Lành khoảng 1.5 triệu (1.6%), đứng hàng
thứ 2 sau Phi Luật Tân trong các nước Đông Nam Á.
Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, Việt Nam không có bang giao với
Vatican. Nhưng từ khoảng cuối năm 1990, Giám mục Vatican bắt đầu có những chuyến
viếng thăm Việt Nam có tính định kỳ. Những năm gần đây, Vatican có được quyền đề
cử các chức sắc Ca Tô tại Việt Nam, với điều kiện được nhà nước Việt Nam chấp
nhận.
Trong bối cảnh này, chuyến viếng thăm Vatican của Thủ Tướng Nguyễn Tấn
Dũng đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong tiến trình bình thường hóa với
Vatican. Ngày 25 tháng 1/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng viếng thăm Vatican, hội
kiến GH Benedict XVI và Hồng Y Tarcisio bertone. Tiếp theo cuộc hội kiến lịch sử này, một số sự kiện quan
trọng, cũng những cuộc viếng thăm Vatican của quan chức cao cấp Việt Nam tuần tự
như sau:
-Tháng 2 năm 2009, một phái đoàn của
Vatican do Monsignor Piertro Patrolin dẫn đầu qua Việt Nam và họp với nhà nước
Việt Nam tại Hà Nội bàn về cải thiện mối liên hệ song phương. Hai bên đồng ý thành
lập “Nhóm Công tác hỗn hợp Việt Nam-Vatican” với mục đích thảo luận về những vấn
đề quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Vatican.
-Tiếp theo TT nguyễn Tấn Dũng là cuộc
viếng thăm Vatican, hội kiến với GH Benedict XVI của Chủ Tịch nước Nguyễn Minh
Triết vào tháng 12 năm 2009.
-Năm 2011 Việt Nam cho phép Vatican bổ nhiệm Tổng Giám
mục Loepoldo Girelli làm đại diện không thường trú tại Việt Nam. Đối với
Vatican thì đây là thành quả lớn để tiến tới
quan hệ ngoại giao toàn diện với Việt Nam.
Phái đoàn Vatican, đại diện cho Giáo Hoàng, đã tuyên bố rằng Vatican
khích lệ cộng đồng Ca Tô Việt Nam tuân thủ luật pháp, đóng góp tích cực vào việc
phát triển đất nước. Đối lại, phía Việt Nam khẳng định Việt Nam luôn tôn trọng
tự do tôn giáo và tín ngưỡng trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam, tích cực hỗ trợ
giáo hội Ca Tô tham gia vào việc xây dựng đất nước trong lãnh vực xã hội và
kinh tế.
-TBT ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng viếng thăm Vatican vào tháng 1 năm
2013 hội kiến GH Benedict XVI.
-Những cuộc viếng thăm Vatican và hội kiến với GH Francis
gần đây nhất là Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng vào tháng 3 năm 2014 và tiếp
theo là TT Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 10 năm 2014.
Khi quan hệ ngoại giao giữa đôi bên được cải thiện, thì Vatican sẽ tiến hành nhiều phương sách nhằm phát triển giáo dân tại Việt Nam. Qua các chức sắc của giáo hội Ca tô Việt Nam, họ đã và sẽ đòi nhà nước trả lại những cơ sở bất động sản của giáo hội Ca Tô đã bị nhà nước tịch thu hoặc trưng dụng, với chủ trương rằng những bất động sản này là của Vatican thông qua Ca Tô Việt Nam trong thời Việt Nam Cộng Hòa. Đòi hỏi này không được nhà nước chấp thuận vì theo luật pháp Việt Nam, tất cả bất động sản nhà, đất tại Việt Nam là thuộc về nhà nước, không có bất cứ cá nhân, đoàn thể ngoại quốc nào có quyền sở hữu.
Tiếp theo
là họ sẽ phát triển các cơ sở tôn giáo như nhà thờ, tu viện, xây dựng các trường
học Ca Tô, trung tâm y tế, v.v…như là những phương tiện để chiêu dụ tín đồ,
khuyếch trương thanh thế.
Song hành với
viêc phát triển cơ sở hạ tầng và chiêu dụ tín đồ, họ tìm mọi cơ hội đưa tín đồ xâm
nhập vào các bộ ngành nhà nước, đặc biệt là vào cơ quan quyền lực chính trị như
quốc hội, v.v.. Bên cạnh đó, họ âm thầm cổ súy những hành vi chống phá nhà nước
dưới nhiều hình thức và mức độ có thể. Dưới sự chỉ đạo của Linh mục nhà thờ,
giáo dân biểu tình đòi đất, phản đối những vụ án xử người tự xưng là “hoạt động
vì nhân quyền, dân chủ” phạm pháp, chống phá nhà nước dưới nhiều chiêu bài khác
nhau, là những biểu hiện rõ nét nhất (nhiều người gọi đây là giặc nhà thờ).
Theo đúng
truyền thống “thà mất nước chứ không thà mất Chúa”, lúc nào biểu tình chống đối
điều gì, giáo dân Việt Nam chỉ biết dương cao có vàng-trắng của Vatican chứ
không bao giờ phất cờ tổ quốc. – Hình: Biểu tình “Trường Sa Hoàng Sa” tại một
giáo xứ ở Nghệ An (2014)
Đại diện Vatican hiện nay là GH Francis được
nhiều người cho là “đạo đức giả”. Bên ngoài ông luôn tỏ ra là người đơn giản, yêu
hòa bình, tôn trọng và hòa hợp với những tôn giáo khác. Ông bày tỏ sự quan tâm
đến giới nghèo khó, bất hạnh trong xã hội, nhưng thực sự ông là người hiếu chiến
và nhiều thủ đoạn. Ông tuyên bố ủng hộ vận động “nhân quyền, dân chủ” tại các
nước trên thế giới. Ông chủ trương ngầm bắt tay với Mỹ hoặc những nước Âu Châu,
bằng con bài vận động “nhân quyền, dân chủ, tự do tôn giáo” thông qua “tổ chức
xã hội dân sự” làm bình phong để gây xáo trộn xã hội, tiến đến bạo loạn hầu tạo
áp lực hoặc lật đổ những chính quyền không tuân phục họ tại những nước trên thế
giới.
Mặc dù Việt
Nam tỏ thiện chí muốn cải thiện bang giao với Vatican và đôi bên đang có mối
quan hệ tương đối tốt đẹp, nhưng cũng không nằm ngoài đối tượng chống phá có
chính sách của họ. Việt Nam hiện nay theo chủ nghĩa Xã Hội. Để phát triển đất
nước trong điều kiện gìn giữ độc lập và chủ quyền, Việt Nam đã nêu rõ lập trường
“bang giao thân thiện và bình đẳng với tất cả các nước trên thế giới, nhưng
không đồng minh với bất cứ nước nào để chống đối nước nào”. Điều này không làm
cho Hoa Kỳ và Vatican hài lòng.
Tóm lại, có
hai mục tiêu song hành của Vatican, thông qua nhóm tay sai Ca Tô tại Việt Nam
là:
1)
Lợi dụng liên
hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Vatican, phát triển thanh thế bằng cách xây dựng
nhiều cơ sở vật chất như nhà thờ, chủng viện, cơ sở giáo dục, y tế, từ thiện,
v.v., và gia tăng số tín đồ theo Ca Tô.
2)
Một mặt thâm
nhập vào các cơ quan hành chánh, chính trị nhà nước, mặt khác chống phá chế độ
bẳng người Việt Nam, qua chiêu bài “nhân quyền, dân chủ” và nhiều thủ đoạn khác
tùy thời điểm, thông qua các đoàn nhóm mang danh nghĩa “tổ chức dân sự” hoặc “tổ
chức tôn giáo”, v.v..Họ nhắm đến việc thao túng, tạo bất ổn xã hội và chính trị
để cuối cùng là gây bạo loạn tiến đến sự sụp đổ của chế độ như họ đã từng làm tại
Ucraine, các quốc gia trong thế giới Ả Rập, v.v., để thay vào đó bằng một chế độ
chịu qui phục, hoặc chí ít là chịu sự lèo lái của các nước Âu Mỹ, mà phía sau có
bàn tay đen của Vatican, thông qua nhóm tín đồ cuồng tín và những kẻ có tư duy
vọng ngoại.
Hai điều
trên, trong ý nghĩa tổng quát, cũng có thể áp dụng với đạo Tin Lành tại Việt
Nam.
Trước mối đe dọa tuy bề ngoài có vẻ thầm lặng nhưng rất
nguy hiểm, không kém gì với hiểm họa xâm lăng của Trung quốc với nhiều thủ đoạn
thâm độc, người Việt Nam cần chung sức để bảo vệ đất nước của chính mình. Trong
phạm vi khả năng có thể, đặc biệt các cơ quan truyền thông, với phương tiện thông
tin của chính mình cũng như thong qua những cơ quan truyền thông liên kết ở
trong và ngoài nước, tích cực quảng bá thường xuyên, dài lâu và rộng rãi đến
người dân khắp mọi miền đất nước về hành vi bất thiện và mưu đồ thao túng của
Vatican cũng như Tin Lành, về mối hiểm nguy của tín đồ Ca Tô và Tin Lành vì cuồng
tín mà có những hành vi quá khích chống phá đất nước theo lệnh của các linh mục/mục
sư làm tay sai cho Vatican và Tin Lành. (Gầy dựng/vận động phong trào toàn dân cảnh
giác Vatican và Tin Lành).
Đối với nhà
nước, mặc dù Việt Nam có chủ trương và giải pháp riêng trong ứng xử với những
cá nhân, đoàn nhóm chống phá phạm pháp. Tuy nhiên, để tránh những trường hợp vì
lợi ích ngắn hạn mà thỏa hiệp với Vatican, gây ảnh hưởng tai hại cho đất nước
trong tương lai dài lâu, thì chúng ta cần luôn theo dõi và yêu cầu nhà nước có
thái độ nghiêm minh, chặt chẽ, nhất quán và không khoan nhượng đối với những
đoàn nhóm này.
Tham khảo:
1) Silvio
Piersanti, Ayukawa
Natsumi (lược dịch): Sách lược khuyếch trương tín đồ Ca Tô tại Á Châu của
Vatican; http://www.fsight.jp/articles/print/3349
2) Wikipedia:Tôn Giáo tại Việt Nam; https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n_gi%C3%A1o_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_Nam
3) Wikipedia: Quan hệ Tòa Thánh-Việt Nam;
1/2016 - TP Thanh Tâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét