CHẤT ĐỘC
ẤY,
CUỘC CHIẾN ĐẤU CỦA BÀ NGA
CUỘC CHIẾN ĐẤU CỦA BÀ NGA
Philippe Broussard
Gần 40 năm sau khi cuộc chiến tranh ở Việt Nam kết thúc, một
người Pháp gốc Việt khởi kiện chống lại những công ti hóa dầu khổng lồ… Bà lên
án họ đã sản xuất Chất Da Cam, một loại thuốc diệt cỏ vô cùng độc hại, mà các
máy bay Mỹ đã rải và đến ngày nay vẫn còn nhiều nạn nhân.
Bài viết của Philippe Broussard – phóng sự ảnh : Jean-Paul
Guilloteau / tuần báo L’EXPRESS số 3283 (tuần lễ từ 4 đến 11.6.2014). Toàn văn
tiếng Pháp: xem ở cuối bài.
NGOAN CƯỜNG : Hồ sơ, chứng từ, hình ảnh…
những vật chứng mà bà Trần Tố Nga sẵn sàng
trình bày trước tòa án.
những vật chứng mà bà Trần Tố Nga sẵn sàng
trình bày trước tòa án.
Người phụ nữ ấy nói dối. Nói dối vì khiêm tốn, bằng một giọng dịu
dàng và chân thành, nhưng bà nói dối. “ So với chuyện của hàng triệu
người Việt Nam, câu chuyện của tôi thật quá bình thường ”, bà nói “phủ
đầu” như vậy. Nhưng xin đừng cả tin : điều ấy hoàn toàn sai.
Không có gì có thể gọi
là bình thường khi lớn lên trong một đất nước chiến tranh, khi phải làm quen
với rừng sâu và bom đạn, với nhà tù và tra tấn. Càng không bình thường khi ở
tuổi 72, bà lao vào cuộc chiến đấu của cả một đời người : đưa ra ánh sáng công
lý 26 công ty Mỹ sản xuất hóa đầu. Những kẻ mạnh, giàu tiền tỷ, bị lên án đã
từng sản xuất chất độc da cam, một loại thuốc diệt cỏ gây hại cho thiên nhiên
và con người.
TRẠI : Tháng bảy 1968, một khóa báo chí
do
Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam tổ chức.
Ngồi hàng đầu, bà Nga bế con (chết lúc 17 tháng).
Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam tổ chức.
Ngồi hàng đầu, bà Nga bế con (chết lúc 17 tháng).
Bà Trần Tố Nga, một người phụ nữ Pháp gốc Việt không rõ cuộc thách
đố này sẽ đưa bà đi về đâu. Càng không biết cái cơ thể đang mang nhiều bịnh tật
này có thể kham nổi không. Nhưng trong ngôi nhà yên tĩnh tại ngoại ô phía Nam
Paris, bà chuẩn bị vượt qua với tất cả nghị lực của một người mẹ và một người
bà. Từ quá khứ phóng viên chiến trường (1966 – 1974) rồi hiệu trường trường học
(1975 – 1992), bà vẫn giữ nguyên cái “ cứng đầu ” như bà tự trào, và một
óc tổ chức rành rọt. Nếu tòa án cần những bằng chứng thì hồ sơ của bà đã sẵn sàng,
đặt trên mặt bàn phòng ăn. Bên phải là kết quả các cuộc giám định sức khỏe,
những văn bản khoa học cho thấy chất “ khai quang ” mà quân đội Mỹ trút xuống
nguy hại hơn nhiều so với những gì người ta tưởng vào thời chiến tranh
ấy. Bên
trái là các tập album cho thấy những gương mặt, biên niên sử của một
thảm kịch phi thời gian.
Cuộc đời của bà lướt qua theo từng
trang ảnh : sinh ra tại đồng bằng sông Cửu Long vào tháng 3 năm 1942.
Tuổi thơ ở Saigon, sống với mẹ là cô giáo nhưng vắng bóng người
cha – sĩ quan trong quân đội Pháp lìa trần quá sớm. Những năm học trường Marie
Curie chủ yếu bằng tiếng Pháp. Rồi đến tuổi thanh niên sôi động trong một
đất nước bị chia cắt giữa một miền Bắc cộng sản và một miền Nam được bảo
trợ bởi nước Mỹ của Kennedy.
NGƯỜI NỮ KHÁNG CHIẾN : 1982,
Trần Tố Nga và hai cô con gái
(một ra đời trong chiến
khu, một trong tù)
Vào giữa thập niên 60, Nga (có nghĩa là chim
Thiên Nga) tốt nghiệp khoa Hóa Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (miền Bắc) và
tình nguyện – như mẹ và bố dượng đã làm trước bà, tham gia vào
cuộc chiến đấu « giải phóng » miền Nam. Cùng với hàng trăm thanh niên
cộng sản khác, bà đã thực hiện một cuộc đi bộ để về với hàng ngũ
kháng chiến. Họ đã đi cả ngàn cây số đường có khi là sình lầy, hoặc
qua những con đường rừng nhỏ hẹp, qua núi, qua đèo... Bốn tháng trời
ngủ dưới một miếng ‘tăng’, thức ăn là một ít gạo với những lá rau rừng hái
vội trên đường đi, luôn phải cảnh giác với những đội biệt kích và trực thăng
địch.
Về tới miền Nam năm 1966, Nga ở trong
rừng sâu, trong căn cứ kháng chiến nơi hàng trăm người sống dưới những mái
nhà tranh. Xuất thân sinh viên và bản tính năng động của bà đã tạo điều kiện
cho bà trở thành phóng viên chiến trường của Thông tấn xã thuộc Mặt Trận
dân tộc Giải phóng miền nam Việt Nam. Đã có lúc, bà chỉ huy dàn đồng
ca ở trong rừng. Bà thành hôn với một cán bộ làm việc tại ban
đối ngoại.
Một buổi sáng, Nga nghe tiếng máy bay khoanh
tòn trong vùng bà đang đóng quân. Bà chui ra khỏi hầm, và thấy máy bay trải
xuống rừng một loại bột. Bà nhớlại : « Tôi bắt đầu ho, và gãi. Sau
đó, chúng tôi hiểu rằng đó là một loại thuốc diệt cỏ, nhưng chúng tôi không
hề tưởng tượng được rằng nó độc hại đến cỡ nào. Chính các người lính
Mỹ cũng chưa hiểu điều nguy hiểm họ phải hứng chịu ». Hơn mười
nhân chứng đã xác nhận rằng bà Nga đã nhiều lần bị phơi nhiễm bởi các chất
này. Một trong các nhân chứng gọi đó là « những trận mưa hóa chất »,
người khác gọi là « sương mù » làm ngạt thở.
TÀN PHÁ : 1966,
một máy bay vận tải Fairchild C-123
rải chất độc da
cam trên một cánh rừng Việt Nam.
Thực ra, quân đội Mỹ muốn tiêu diệt
những vùng cây cỏ rậm rạp nơi quân địch ẩn náu. Họ muốn phá hủy tất
cả những nơi trú ngụ của kẻ thù, cắt đứt nguồn lương thực,
ép họ lộ diện hoặc ẩn núp trong địa đạo. Các máy bay
Mỹ giống như những chiếc Canadair lượn đi lượn lại rất thấp trên
những vùng nghi có kẻđịch, kéo theo sau chúng những dải mây dài các chất độc.
Chất có tính độc hại mạnh nhất được gọi là « chất Da Cam » là màu các
thùng phuy, được sử dụng từ năm 1965. Các công ty hóa dầu đã sản xuất
chất này với số lượng khổng lồ mà không quan tâm đến những yêu cầu
cẩn thận trong sưe dụng. Kết quả là : hàm lượng dioxine (thành
phần nguy hại nhất) quá cao. Tác động đến thiên nhiên vô cùng nguy hiểm. Đối
với con người cũng vậy.
Ngày 30 tháng 6 năm 1968, khi bà Nga
hạ sinh đứa con gái đầu lòng tên Việt Hải, bà nhanh chóng nhận thấy sức
khỏe đứa bé rất kém. Cháu không lên cân, tim của cháu rất yếu, da của cháu
bị tróc ra từng mảng. Do không biết được nguồn gốc của bịnh, các bác sĩ
không thể cứu cháu bé. Việt Hải chết khi được 17 tháng. « Nhiều năm trời, tôi luôn thấy mình có tội
với con. Tôi tự trách mình đã không quan tâm, không biết giữ gìn khi
mang thai. Cũng như bao nhiêu nạn nhân da cam khác, tôi không tưởng tượng
đựợc rằng tất cả những nỗi đau kia là do các chất độc rớt từ trên
trời xuống ».
Những năm sau, bà Nga đã cho ra đời hai đứa
bé gái. Cháu đầu tiên sinh năm 1971 trong rừng. Cháu thứ hai chào đời năm
1974 khi người phụ nữ trẻ bị giam cầm ở miền Nam
Việt Nam. Sau chiến tranh, chia tay với chồng, bà một mình nuôi hai con, và bắt
đầu sự nghiệp hiệu trưởng đầy hứa hẹn. Đến khi về hưu, bà dành thời gian
giữa hai nước Việt Nam và Pháp, không ngừng hoạt động cho sự gắn kết của
hai nước. Năm 2004, bà được tặng Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh, tôn vinh những
hoạt động nhằm gìn giữ ký ức về nạn nhân và cựu chiến binh trong cuộc
chiến tranh Đông Dương.
Và hôm nay, Trần Tố Nga lao mình vào một cuộc
chiến pháp lý chống lại những công ty Hóa dầu khổng lồ của nước
Mỹ « không uất hận và không mảy may ý chí phục thù ».
Chỉ riêng những con số cũng đủ làm cho ta thấy buồn nôn :
trong thời gian chiến tranh từ 1961 đến 1975, 80 triệu lít chất độc đủ
loại đã được rải xuống Việt Nam. Chỉ riêng chất da cam đã chiếm 60 %
của tổng số chất độc. Ở một số vùng, nó phá hủy toàn
bộ cây cối. Ở những vùng khác, trái lại, nó làm cho các loại
cỏ mọc lên cao vọt, và nhiều loại quả, nhất là quả dứa, cho những
trái có hình thù kỳ quái. Chất Dioxine đã nhiễm một cách dai dẳng, vào các lớp
đất và lớp nước ngầm. Dây chuyền thực phẩm còn bị nhiễm độc trong nhiều năm
tháng nữa.
Tại Hoa Kỳ, cũng phải trải qua nhiều năm ròng
rã và nhiều cuộc giám định mới có thể làm cho các nhà cầm quyền nhận thức
được tác hại của Chất Da Camđối với chính những binh lính của họ. Còn bà Nga
thì từ năm 2012 nhận thấy cơ thể của mình mang những dấu tích
qua vô số những hạt nổi ở khắp người. Bấy giờ bà hiểu vì sao các
con của bà có những chứng bệnh đáng lo ngại. Người con gái đầu, định cư ở Úc,
mang một chứng bịnh về máu – alpha-thalassémie. Người con thứ hai,
nhà thiết kế thời trang đang sống ở Mỹ, mang bịnh vẩy sừng, một
bịnh về da. Cả các cháu của bà cũng có sức khỏe yếu. Bà có nhận xét
« các bịnh tật truyền từ đời này qua đời khác và ngày càng nặng thêm
»
Hơn 15 chứng
bịnh, trong đó có nhiều loại ung thư
Đơn kiện mà luật sư của bà, ông William
Bourdon đã đệ lên tòa đại tụng (tribunal de grande instance) thành phố
Evry (tỉnh Essonne) liệt kê ra các bệnh lý mà chính chính quyền Mỹ thừa
nhận là hậu quả của dioxine. 15 bệnh lý trong đó có nhiều loại ung
thư (tiền liệt tuyến, phổi, vòm họng … ) đã được nêu ra, bên cạnh hơn hai
mươi chứng bịnh bẩm sinh. Sau một cuộc đấu tranh lâu dài, các cựu chiến binh
quân đội Mỹ, từ năm 1984, đã nhận được tiền bồi thường. Những thường dân
Việt Nam cũng đã nhiều lần thử kiện, nhưng các cuộc đấu tranh ngoại giao
và sau đó, đấu tranh pháp lý tại Mỹ không đem lại kết quả nào, mặc dầu
được sự ủng hộ của cựu chiến binh Mỹ, những kẻ thù hôm qua. Người ta cũng hứa
tài trợ, và nơi này nơi kia cũng đã bắt đầu cuộc tẩy độc, nhưng đây là một công
trường vô cùng to lớn, và theo nhà đương cục, thì số nạn nhân chất độc da cam,
lớn bé trẻ già, lên tới hàng triệu.
DI TRUYỀN : bốn
mươi năm sau ngày chiến tranh kết thúc,
một em bé dị tật, nạn nhân
của chất độc dioxin
Khởi kiện tại nước Pháp, ý định của bà Nga là mở ra một
đột phá khẩu. Luật sư William Bourdon cho biết « Đây là một bước đi
có suy nghĩ, và đã được chuẩn bị rất lâu. Với tư cách là một công dân
Pháp, thân chủcủa tôi có thể được chấp nhận (recevable) để tiến hành
kiện các công ty mà từ trước tới nay luôn luôn biết tìm cách tránh né
trách nhiệm của họ trong thảm họa vĩnh cữu (eternel) này. Cá nhân bà Nga
có thể được bồi thường thiệt hại và cũng qua đó, có thể mở đường
cho những cuộc vận động khác, lần này là ở nước ngoài cho các nạn
nhân da cam Việt nam ». Đơn khởi tố (assignation) đã được gởi đi
từ đầu tháng 5 và đã đến tay 26 công ty Mỹ có liên quan trong đó có
Monsanto và Dow Chemical. Đối với bà Trần Tố Nga và những người ủng
hộ bà, các công ty ấy không thể không biết sự độc hại của các
chất diệt cỏ ấy. Để trả lời sự công kích, Dow và Monsanto nói họ
chỉ những thực hiện những đơn đặt hàng có tính cách bó buộc của chính phủ Mỹ.
Họ một mực cãi rằng không có gì chứng tỏ những bệnh lí được chẩn đoán ở trên là
do sản phẩm của họ gây ra.
Nếu một ngày kia, công lý để cho người
phụ nữ hơn 70 tuổi này đối chất với họ trước tòa án, thì trước tiên
chắc bà sẽ mở tập album hình ảnh của bà. Ở những trang cuối, ngay sau
những bức ảnh nhuốm màu thời gian của những năm tháng chiến đấu, là một
loạt những con người, những khuôn mặt khiến ta phải sửng sốt. Những em trai em
gái thiếu niên, bị khuyết tật nặng nề nhưng vẫn tươi cười. Một
số người có thân hình quặt quẹo, những cánh tay bé tẹo, những bàn chân
không lành lặn. Bà Nga thường hay đến thăm họ mỗi khi bà về Việt Nam.
Tại làng An Phúc, một trong những cơ sở tiếp đón các nạn nhân da cam
trong cảnước, các em có nhiều sinh hoạt, trong đó có cả ca hát. Họ làm
ra những sản phẩm với sự khéo léo đáng kinh ngạc, trong đó có
cả những loại hoa bằng nhựa. Bà Nga khuyến cáo : « Không nên nhìn các em bằng con mắt thương
hại, không nên. Tốt hơn, hãy cảm thông và nhìn nhận sự dũng cảm và nhân cách
của họ.Ước mơ của tôi là xây dựng một trường dạy nghề cho các
trẻ em khuyết tật và các nạn nhân da cam. Khi những nạn nhân
thế hệ của tôi qua đời, ai sẽ là người tiếp tục giúp đỡ cho
các thế hệ tiếp sau ? Ai sẽ là người chăm sóc các con, các
cháu của các nông dân ? Chính bởi lẽ đó mà tôi tranh đấu ».
Philippe
BROUSSARD
[Bản dịch của
Diễn Đàn]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét