Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017


THỦ ĐOẠN BÁ ĐẠO CỦA NGÔ ĐÌNH NHU
TRONG VỤ PHÁI ĐOÀN LIÊN HIỆP QUỐC
ĐẾN VIỆT NAM ĐIỀU TRA NĂM 1963

Niên Dư Trần Ngọc Nhuận
(Tựa của NG, trích từ tác phẩm Đời Quân Ngũ)

Giới thiệu tác giả - Niên Dư là bút hiệu của cựu Thượng Nghị Sĩ Trần Ngọc Nhuận. Ông sinh vào ngày 21-9-1933, tốt nghiệp khóa 8 Trường Sĩ quan Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Sau khi ra trường, ông được đưa thẳng đến chiến trường và từng tham gia nhiều chiến trận hiễn hách. Năm 22 tuổi, ông cho ra mắt tập bút ký chiến tranh đầu tiên mang tên "Hoa Sa Trường". Năm 1956, khi vừa 23 tuổi, ông đang ở mặt trận và nhận được lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu gọi ông về Sài-gòn làm Chủ Nhiệm hai tờ báo đầu tiên của Quân Đội Quốc Gia, đó là tờ Tuần San "Quân Đội" phát hành 100.000 tờ mỗi tuần và tờ Nguyệt san "Phụng Sự" phát hành 10.000 tờ/tháng.
Một số các nhà văn, nhà báo nổi tiếng và kỳ cựu nhất của Việt Nam đều từng hợp tác với Nhà văn. Nhà báo Niên Dư Trần Ngọc Nhuận như Hà Thượng Nhân, Võ Long Tê, Nguyễn Sĩ Tế, Tạ Tỵ, Đái Đức Tuấn, Thẩm Thụy Hà, v.v.. Do nhu cầu công tác, Nhà Văn, Nhà Báo Niên Dư Trần Ngọc Nhuận được đưa đi nứơc ngoài học về tình báo và trở về làm Chỉ Huy Trưởng Trường Tình Báo Cây Mai. Ông giải ngũ với cấp bậc Đại Tá rồi ra tranh cử và đắc cử vào Thượng Nghị Viên VNCH trong khóa Quốc Hội đầu tiên của nền Đệ Nhị Cộng Hòa dưới thời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.
Ông qua định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1975 và làm việc trong ngành dầu khí Mỹ. Năm 1999, ông được ghi tên trong danh sách "Who & Who" của Hoa Kỳ … và ông đã cùng với bà Khúc Minh Thơ cùng một số Chính Khách, Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu Mỹ tranh đấu đòi hỏi Chính Phủ Hoa Kỳ phải bảo lãnh cho các Sĩ Quan, Cán Chính VNCH bị Cộng Sản bắt bớ, tù đày trước và sau ngày 30-4-1975 được qua định cư tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Chương trình nầy được Hoa Kỳ chấp thuận và các đợt H.O. đã giúp hằng trăm ngàn gia đình đến định cư tại Mỹ. (Theo https://vietbao.com/a60915/van-gioi-sj-mung-suc-khoe-cuu-tns-tran-ngoc-nhuan ).

Năm 1992, ông cho ra đời tác phẩm “Đời Quân Ngũ” (NXB Xuân Thu, Hoa Kỳ) dưới dạng “Ký ức” để ghi lại những năm tháng phục vụ trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Dĩ nhiên, cuộc đời đó quấn quyện với những biến cố lịch sử và quân sử của miền Nam Việt Nam.
Một trong những biến cố lịch sử được ông ghi lại là cuộc chính biến 1963, lúc ông làm Chỉ huy trưởng một trong những trung tâm huấn luyện quân báo của Quân lực VNCH là Trường Quân Báo Cây Mai (Sài Gòn).

Một “giai thoại” được ông ghi lại là vào cuối năm 1963 đó là trong dịp Phái Đoàn Điều Tra của Liên Hiệp Quốc đến Sài Gòn từ chiều 24-10 và dự trù ở đến ngày 4-11, ông Ngô Đình Nhu đã gài bẩy để một vài thành viên của Phái đoàn làm tình với các vũ nữ, rồi bí mật chụp hình với ý đồ dùng những tấm hình nầy làm áp lực (blackmail/chantage) hầu tác động lên kết quả điều tra của Phái đoàn.
Kế hoạch đã được thực hiện xong, những tấm hình bẩn thỉu đã được chuẩn bị sẳn sàng để chính quyền dùng hăm dọa Phái đoàn, nhưng "may" cho Phái Đoàn và không may cho ông Nhu, ngày 1 tháng 11 năm 1963, chế độ Diệm sụp đổ. Ngày 3-12, Phái đoàn rời Việt Nam và mười ngày sau đó, trong phiên Họp Khoáng đại Liên Hiệp Quốc thứ 1280 ngày 13-12-1963, Hội đồng tuyên bố không tiếp tục cứu xét Phúc trình Điều tra A/5630 nữa  (not to continue the consideration of this item)  vì cuộc điều tra bị ngưng dang dỡ (inconclusive). Chính vì vậy, Phúc trình đã không có một kết luận nào cả!

Vì sao ông Nhu lại phải dùng một thủ đoạn bỉ ổi như thế? Đơn giản là vì ông Nhu sợ Phái đoàn sẽ phát hiện và kết luận rằng chính quyền Ngô Đình Diệm đã thật sự kỳ thị và thật sự đàn áp Phật giáo. Nếu chính quyền Diệm-Nhu không đàn áp Phật giáo thì cứ minh bạch và đàng hoàng đón tiếp Phái đoàn. Chính thủ đoạn tráo trở và hèn hạ như thế đã là bằng chứng không chối cãi được về chính sách kỳ thị tôn giáo của chế độ Diệm-Nhu.

Những tấm hình nhơ nhớp nầy được một số binh lính tìm được trong lúc đánh chiếm Dinh Gia Long ngày 2-11-1963.  Vài chi tiết về “chiến công” bẩn thỉu nầy của cố vấn Ngô Đình Nhu đã được Đại tá Trần Ngọc Nhuận, xác nhận trong tác phẩm (Ký ức) Đời Quân Ngũ.
Dưới đây là phóng ảnh (và đánh máy lại) hình bìa và ba trang 356, 357 và 358 kể lại chuyện đó.

“… Vụ sau nầy thành giai thoại mà tôi được biết vì làm Chỉ Huy Trưởng Trường Cây Mai.

Tháng 9, 1963, theo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, một phái đoàn gồm sứ giả của các nước Tích Lan, Surinam và Miến Điện đến Việt Nam với sứ mạng điều tra việc mà Liên Hiệp Quốc gọi là “Đàn áp Phật Giáo” ở Việt Nam.

Nhìn qua thành phần các quốc gia trong phái đoàn, người ta đã được biết trước kết quả sẽ như thế nào rồi, và chính các quốc gia nầy đã có sẵn thiên kiến không mấy tốt về Việt Nam Cọng Hòa và chế độ Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Một kế hoạch “blackmail” để đưa phái đoàn vào thế khó xử đã được các cơ quan An Ninh Phủ Tổng Thống, đặc biệt là Văn Phòng Cố Vấn, hoạch định.

Kế hoạch giao phó cho ông Trung Úy Trần Văn Duệ thực hiện [Tr/úy TVD là em út của ông nguyên Sứ Thần tại Tòa Đại sứ VNCH tại Lào TVH, sống ở San Diego cho dến ngày mất – The transcriber]. Trung úy Duệ được cho toàn quyền xử dụng ngân khoản trên dưới 1 triệu đồng. Ông được cử làm Sỹ quan liên lạc của Phái Đoàn điều tra.

Ông sắp xếp làm sao để hầu hết các sứ giả Liên Hiệp Quốc đều muốn hưởng thụ, ăn chơi theo kế hoạch của ông ta. Ông đã tung tiền mướn 7, 8 cô vũ nữ trẻ đẹp rồi cặp cho mỗi ông sứ giả một cô, kể cả ông Đặc Sứ trưởng phái đoàn Tích Lan. Trung Úy Duệ (sau nầy thăng Đại Úy) bố trí cho chụp hình những cảnh các sứ giả và các cô vũ nữ làm tình cụp lạc với nhau mà các đương sự không được biết.

Lạ gì quý vị sứ giả của các quốc gia người da màu nầy, đâu có ngờ người Việt Nam lại đẹp đẽ như vậy. Tất cả đều mê tơi trong trận trụy lạc nầy và ống kính máy chụp hình của Trung Úy Duệ không bỏ sót cảnh nào.

Cuộc điều tra của Phái Đoàn Liên Hiệp Quốc đang tiến hành thì xẩy ra vụ đảo chánh 1-11-1963.

Chế độ Đệ I Cọng Hòa sụp đổ và nhiệm vụ của Phái Đoàn Liên Hiệp Quốc tới lúc đó cũng đương nhiên không còn lý do tồn tại. Những tấm “phim ảnh hình sự” của quý vị sứ giả Liên Hiệp Quốc cũng không cần được mang ra áp dụng. Tôi còn nhớ khoảng một tuần sau ngày đảo chánh, lúc tiễn Phái Đoàn Liên Hiệp Quốc lên Phi trường Tân Sơn Nhất, Trung Tướng Lê Văn Kim đại diện Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng 1-11-1963 có nhã ý tặng mỗi vị một phong bì đựng ảnh. Vụ nầy không biết sau nầy ra sao.

Riêng tôi, vì là Chỉ Huy Trưởng Cây Mai, nên được các sỹ quan huấn luyện viên an ninh quân đội có những tấm hình nầy sau vụ đảo chánh, đưa cho coi. Tôi nhớ nhất là hình ảnh to con, béo mập và lông lá của ông Đại sứ Tích Lan trưởng phái đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc, đang thỏa mãn những kiểu làm tình lạ lùng với cô vũ nữ trắng trẻo nhỏ con. Âu đây cũng là một giai thoại trong biến cố chính trị và tôn giáo 1963.

Dưới đây là phóng ảnh tác phẩm "ĐỜI QUÂN NGŨ", Ký Ức
của Niên Dư Trần Ngọc Nhuận
Hình bìa và các trang 356, 357 và 358






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét